You are on page 1of 24

I) Khái niệm chung về ly thân:

1) Thế nào là ly thân ?


Hiện nay, “Luật Hôn nhân và Gia đình Việt Nam” và các văn bản liên quan không hề
có qui định về ly thân. Chính vì thế, định nghĩa về ly thân rất khan hiếm và cũng chỉ là
theo cách nhìn chủ quan của mỗi cá nhân chứ không hề có định nghĩa chính thức.
Chúng ta chỉ có thể hiểu theo nghĩa tổng quát , nôm na từ thực tế mà mỗi người nhìn
nhận được
Có một số khái niệm không chính thức về ly thân được diễn đạt:
“Ly thân mô tả quan hệ vợ chồng theo đó một người hay cả hai không còn muốn
sống chung với nhau. Trên pháp lý họ vẫn là vợ chồng cho tới khi được xử ly hôn,
và họ không cần ra tòa để được sống ly thân. Ly thân tạo cơ hội cho vợ hay chồng
sống riêng biệt mà không phải cần ly dị. Lợi điểm là ly thân dễ làm ngược trở lại.
Họ có thể thử chia tay, rồi nhờ hướng dẫn, làm hòa, hay có thể thử sống chung lại
rồi ly hôn.”1
“Từ điển Luật học, ly thân được hiểu là “việc vợ chồng chấm dứt nghĩa vụ sống
chung với nhau trong khi quan hệ hôn nhân chưa hoặc không chấm dứt”2
Theo một số định nghĩa như trên, dù là ở định nghĩa nào thì đều thể hiện bản chất của
ly thân là “ly hôn thử”3. Do hôn nhân không chấm dứt nghĩa là vợ chồng vẫn có thể
hàn gắn được. Đây là thời gian để giảm bớt những căng thẳng, xung đột, mẫu thuẫn
trong quan hệ vợ chồng. Họ có thể suy nghĩ thấu đáo, thay đổi bản thân để hàn gắn lại
mối quan hệ trong gia đình. Tuy nhiên, việc ly thân không phải bao giờ cũng đạt được
đúng mục đích tốt đep mà người ta muốn đạt được khi tạo ra nó vì ly thân có thể dẫn
đến hai kết cục: Hoặc vợ chồng vẫn còn tình cảm, vẫn còn yêu thương, vẫn muốn tiếp
tục chung sống thì thời gian ly thân là cách tốt nhất để cả hai có thể tạo nên suy nghĩ
tích cực và quay trở lại, hoặc khi xung đôt quá lớn vợ chồng không còn yêu thương
nhau và muốn giải giải thoát cho nhau thì thời gian ly thân khiến tình cảm lạnh nhạt,
những bất đồng sâu sắc hơn và cuối cùng là việc giải thoát cho nhau bằng cách ly hôn.

Với những biến chuyển không ngừng của xã hội Việt Nam nói riêng, dù ly thân vẫn
chưa được luật hóa nhưng vẫn tồn tại rất nhiều hình thức, dạng của ly thân trong nội
1
Theo Wikipedia
2
Theo Wikipedia
3
Tham khảo “Luận văn Th.S Luật Học-Những vấn đề pháp lí về li thân-Lê Thị Hương”

1
bộ gia đình. Tuy nhiên, chưa có bất kì một đơn vị nào đứng ra để có thể tạo nên một
điều luật, một định nghĩa về ly thân dù vô cùng cần thiết.
Chúng ta có thể hiểu theo nghĩa rằng ly thân là không hoạt động chung, không sinh
hoạt chung cùng với nhau. Khi ly thân, cả hai có thể ở chung một mái nhà hoặc ở riêng
mỗi người một nơi. Có rất nhiều hình thức biến tướng của ly thân nhưng biểu hiện
chung nhất là việc ràng buộc về mặt tình cảm dần phai nhạt và mất đi.
2. Nguồn gốc ly thân4
Theo học thuyết Mác – Lênin về hôn nhân và gia đình thì vấn đề li thân có nguồn gốc
từ tôn giáo. Theo quan điểm của giáo hội Thiên chúa, việc lấy vợ, lấy chồng của nam,
nữ là do “chúa” tạo lập, hôn nhân có tình cách “bất khả đoạn tiêu”, vợ chồng phải “ăn
đời ở kiếp” với nhau, không được ruồng bỏ nhau; quan điểm của giáo hội thường cấm
vợ chồng ly hôn.
Tuy nhiên, trong thực tế cuộc sống chung giữa vợ và chồng, có nhiều trường hợp về
những nguyên nhân, lý do, động cơ nào đó mà này sinh xung đột, ,mâu thuẫn sâu sắc,
vợ chồng không muốn hoặc không thể sống chung.
Nhận thức được vấn đề này pháp luật theo quan điểm tôn giáo đã khởi nguồn quy
định chế định ly thân với mục đích ban đầu coi li thân là giải pháp nhằm giải tỏa xung
đột trong đời sống vợ chồng, tạo điều kiện cho vợ, chồng “sống riêng”. Hiện nay,
trong luật dân sự của nhiều nước tư sản, bên cạnh việc quy định cho vợ chồng được li
hôn còn công nhận quyền li thân của vợ chồng. Li thân còn được các nhà lập pháp coi
như một giải pháp quá độ, một giai đoạn thử thách cuối cùng trước khi li hôn.
Thời gian vợ chồng sống li thân theo luật định sẽ tạo điều kiện cho vợ chồng suy nghĩ
lại, tạo điều kiện tái hợp cuộc sống chung của vợ chồng trước khi vợ chồng quyết định
li hôn nhằm chấm dứt quan hệ vợ chồng trước pháp luật.
Khi nghiên cứu về bản chất của quan hệ hôn nhân và gia đình tư sản, Ph, Ăngghen đã
chỉ rõ: “Cái sẽ biến mất một cách chắc chắn trong chế độ một vợ, một chồng là tất cả
những đặc trưng mà những quan hệ tài sản đẻ ra nó. Những đặc trưng đó là: Thứ nhất,
là sự thống trị của người đàn ông và thứ hai là tính ràng buộc vĩnh viễn của hôn nhân.
Sự thống trị của người đàn ông trong hôn nhân chỉ đơn thuần là kết quả của sự thống

4
Theo Tiểu luận Bình luận: Vấn đề ly thân trong thực tế hiện nay tương đối phổ biến.

2
trị về kinh tế. Tính ràng buộc vĩnh viễn của hôn nhân, một phần là kết quả của các điều
kiện kinh tế trong đó chế độ một vợ, một chồng phát sinh và phần nữa là truyền thống
của thời kì trong đó mối hệ giữa những điều kiện kinh tế ấy với chế độ một vợ một
chồng còn chưa được người ta hiểu đúng đắn và đã bị tôn giáo thổi phồng lên...”
(1) và “Nhà thờ Thiên chúa giáo sở dĩ cấm li hôn, có lẽ cũng chỉ về đã thấy rằng
không có phương thuốc nào trị được ngoại tình cũng như không có phương thuốc nào
trị được cái chết cả”
(2) Thông thường, pháp luật của nhà nước tư sản quy định về li thân và hậu quả pháp
lý của li thân rất chặt chẽ. Tòa án giải quyết li thân thường dựa trên cơ sở lỗi của vợ,
chồng. Hậu quả pháp lý của li thân không làm chấm dứt quan hệ vợ chồng trước pháp
luật, chỉ tạm thời chấm dứt một số quyền và nghĩa vụ giữa vợ chồng theo luật định.
Khi li thân, vợ chồng rơi vào tình trạng “biệt cư” họ được miễn nghĩa vụ “đồng cư”
trong nhà, vợ chồng không còn sống chung với nhau, họ được quyền ở riêng. Hậu quả
pháp lý của li thân đặt vợ chồng rơi vào tình trạng “biệt sản”.
Khi li thân, tài sản chung của vợ chồng sẽ được chia, mỗi bên vợ, chồng được
nhận một phần tài sản trong khối tài sản chung theo quyết định của tòa án; phần tài sản
này thuộc quyền sở hữu riêng của vợ, chồng. Tức là chế độ cộng đồng tài sản (tài sản
chung của vợ, chồng) chấm dứt khi vợ, chồng sống li thân. Tuy nhiên, li thân không
làm chấm dứt quan hệ vợ chồng trước pháp luật. Giữa vợ và chồng vẫn ràng buộc
trách nhiệm đối với nhau và với con chung: vợ chồng vẫn phải chung thủy với nhau;
không được kết hôn với người khác, phải có nghĩa vụ đóng góp phí tổn vào nhu cầu
đời sống chung của gia đình, nghĩa vụ cấp dưỡng, nuôi dưỡng con chung... Sau một
thời gian vợ chồng sống li thân nếu xung đột, mâu thuẫn vợ chồng đã được dàn xếp,
vợ chồng có quyền yêu cầu tòa án hủy bỏ án li thân trước đây và tái hợp chung sống
bình thường. Nếu không thể tái hợp được trong thời gian sống li thân (thông thường
theo quy định của pháp luật là từ 3 năm đến 5 năm), vợ chồng có quyền yêu cầu tòa án
cải hoán (sửa đổi) án ly thân trước đây thành án ly hôn để được chấm dứt quan hệ vợ
chồng trước pháp luật.
3. Các vấn đề pháp lí khi li thân.
-Khi cuộc sống vợ chồng gặp phải những mâu thuẫn không thể hòa giải, cuộc sống
hôn nhân rơi vào tình trạng bế tắc nhưng vì một lý do nào đó mà họ không muốn ly

3
hôn để chấm dứt hoàn toàn quan hệ vợ chồng trước pháp luật thì đa số các cặp vợ
chồng thường chọn giải pháp ly thân.
-Ly thân là dấu hiệu căn bản của khủng hoảng hôn nhân. Ly thân có thể được hiểu là
việc hai vợ chồng không cùng chung sống nhưng vẫn là vợ chồng về mặt pháp lý. Có
những trường hợp ly thân vẫn sống chung dưới một mái nhà nhưng ăn riêng, ngủ
riêng, sinh hoạt riêng,..
-Hiện nay, hệ thống pháp luật của nhiều nước trên thế giới công nhận quyền được ly
thân của vợ chồng và quy định về ly thân. Một số nước phân biệt ly thân về pháp lý
với ly thân thực tế. Ly thân về pháp lý là trường hợp vợ chồng yêu cầu ly thân và Tòa
án ra quyết định công nhận ly thân. Ly thân thực tế là trường hợp vợ chồng tự nguyện
sống riêng mà chưa có quyết định của một cơ quan có thẩm quyền, đó là căn cứ để giải
quyết cho vợ chồng ly hôn.
-Tại Việt nam hiện nay áp dụng ly thân thực tế bởi vấn đề ly thân chưa được quy định
trong các văn bản pháp luật. Tuy nhiên vẫn đặt ra những hậu quả pháp lý liên quan
trực tiếp đến vấn đề nuôi con; chia tài sản trong thời kỳ ly thân; quyền và nghĩa vụ
pháp lý phát sinh sau khi ly thân; trình tự, thủ tục khi ly thân...
* Khi ly thân, hai người vẫn có mối quan hệ vợ chồng về mặt pháp lý, do đó, quy định
của Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 vẫn được áp dụng để giải quyết các mối quan
hệ về tài sản; con chung và các vấn đề liên quan đến hậu quả pháp lí khác:
3.1. Quyền và nghĩa vụ pháp lí phát sinh sau khi li thân:
- Hiện nay, vấn đề ly thân vẫn chưa được luật hóa trong luật pháp Việt Nam. Chính vì
vậy, vợ chồng sau khi ly thân vẫn được xem như là vợ chồng về mặt pháp lý => Tất cả
các quyền và nghĩa vụ của vợ/chồng sau khi ly thân vẫn được xem xét như các quyền
và nghĩa vụ của vợ chồng trong thời kì hôn nhân.
3.2.Về tài sản:
 Thứ nhất, tài sản chung/riêng:
- Những tài sản phát sinh trong thời kỳ ly thân được coi là tài sản chung của vợ chồng,
trừ trường hợp có thỏa thuận khác giữa hai người hoặc một bên chứng minh được đó là
tài sản riêng của mình theo quy định tại Điều 33 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014:
"Điều 33. Tài sản chung của vợ chồng

4
1. Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động,
hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập
hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều
40 của Luật này; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung
và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.
Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ
chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có
được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.
2. Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất, được dùng để bảo đảm
nhu cầu của gia đình, thực hiện nghĩa vụ chung của vợ chồng.
3. Trong trường hợp không có căn cứ để chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có
tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó được coi là tài sản chung."
 Thứ hai, chia tài sản:
- Việc chia tài sản sẽ thực hiện theo thủ tục chia tài sản trong thời kỳ hôn nhân được
quy định tại Điều 38 Luật hôn nhân và gia đình 2014 về Chia tài sản chung trong thời
kỳ hôn nhân.
Lưu ý: Trong thời kỳ hôn nhân, vợ chồng có quyền thỏa thuận chia một phần hoặc
toàn bộ tài sản chung, trừ các trường hợp được quy định ở Điều 42 của Luật này:
+Việc chia tài sản ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi ích của gia đình; quyền, lợi ích hợp
pháp của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc
không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.
+Việc chia tài nhằm trốn tránh thực hiện các nghĩa vụ sau đây: Nghĩa vụ nuôi dưỡng,
cấp dưỡng; nghĩa vụ bồi thường thiệt hại; nghĩa vụ thanh toán khi bị Tòa án tuyên bố
phá sản; nghĩa vụ trả nợ cho cá nhân, tổ chức; nghĩa vụ nộp thuế hoặc nghĩa vụ tài
chính khác đối với Nhà nước; nghĩa vụ khác về tài sản theo quy định của Luật hôn
nhân và gia đình 2014, Bộ luật dân sự và quy định khác của pháp luật có liên quan.
+Thỏa thuận về việc chia tài sản chung phải lập thành văn bản. Văn bản này được
công chứng theo yêu cầu của vợ chồng hoặc theo quy định của pháp luật.
+Trong trường hợp vợ, chồng có yêu cầu thì tòa án giải quyết việc chia tài sản chung
của vợ chồng theo quy định về Nguyên tắc giải quyết tài sản của vợ chồng khi ly hôn.
3.3. Về con chung:

5
- Căn cứ Điều 88 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014, con sinh ra trong thời kỳ ly
thân vẫn được xác định là con chung của vợ, chồng. Trong trường hợp cha, mẹ không
thừa nhận con thì phải có chứng cứ và phải được Tòa án xác định.
"Điều 88. Xác định cha, mẹ:
1. Con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân hoặc do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân
là con chung của vợ chồng.
Con được sinh ra trong thời hạn 300 ngày kể từ thời điểm chấm dứt hôn nhân được coi
là con do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân.
Con sinh ra trước ngày đăng ký kết hôn và được cha mẹ thừa nhận là con chung của
vợ chồng.
2. Trong trường hợp cha, mẹ không thừa nhận con thì phải có chứng cứ và phải được
Tòa án xác định."
=> Tất cả những nguyên tắc trên chỉ đơn thuần là lấy từ những qui định chung sử dụng
cho mọi trường hợp trong hôn nhân, gia đình.
Vợ chồng về thực tế vẫn có nghĩa vụ nuôi dưỡng, chăm sóc, chu cấp như bình thường
đối với con chung
3.4. Về quan hệ đối với con cái – quyền nuôi con khi ly thân:
- Pháp luật không có quy định về ai là người có quyền nuôi con trong thời gian ly thân.
Để giải quyết trường hợp này thì cần sự thỏa thuận giữa hai vợ/chồng về việc nuôi
con, nếu vợ/chồng không đồng ý thì người còn lại có quyền làm thủ tục ly hôn đơn
phương để Tòa án đưa ra phán quyết buộc các bên phải thực hiện.
3.5. Trình tự, thủ tục khi ly thân:
- Luật Hôn nhân và Gia đình cũng như các văn bản pháp luật hiện hành không có chế
định về ly thân. Nên không bất cứ quy định nào về trình tự, thủ tục ly thân giữa hai vợ
chồng. Về căn cứ cho ly hôn cũng không có quy định là vợ chồng phải sống ly thân
một thời gian rồi mới được ly hôn.
- Ly thân, hiểu theo nghĩa thông thường, nghĩa là vợ chồng không còn sống chung, ăn
chung, ở chung, sinh hoạt chung… Mục đích của ly thân, theo quy định của luật pháp
các nước là để giảm thiểu những căng thẳng, xung đột gay gắt giữa vợ và chồng hoặc
tránh những chuyện đáng tiếc có thể xảy ra. Đồng thời để các bên có thời gian suy
ngẫm, ăn năn hối cải, khắc phục lỗi lầm, sửa đổi tính tình, tha thứ cho nhau… để vợ

6
chồng đoàn tụ, tiếp tục chung sống. Ly thân không làm chấm dứt mối quan hệ pháp lý
giữa vợ và chồng nên trong thời gian sống ly thân, các bên vẫn có đầy đủ các quyền và
nghĩa vụ đối với con chung và tài sản.
- Mặt khác, nếu qua quá trình ly thân mà tình trạng vợ chồng vẫn trầm trọng, vợ hoặc
chồng vẫn bất đồng, mâu thuẫn; không cảm thông, tha thứ cho nhau, không khắc phục
lỗi lầm; không dung hòa… khi ấy, các bên có thể xin ly hôn.
- Như vậy, ly thân là để hướng đến sự đoàn tụ, chứ không phải để hướng đến ly hôn.
Với ý nghĩa đó, ly thân không phải là bước đệm để ly hôn. Tuy nhiên, nếu sau một
thời gian ly thân mà các bên vẫn không thể nào đoàn tụ được, lúc đó ly thân là cơ sở
để tòa án xem xét giải quyết thủ tục ly hôn.
Luật Hôn nhân và Gia đình:

II. Pháp luật một số quốc gia về ly thân và Việt Nam:


2. Vấn đề ly thân theo pháp luật một số nước:
2.1. Pháp luật của Pháp:
1. Căn cứ ly thân:
- Căn cứ theo Điều 296 BLDS Pháp quy định rằng: “ Việc ly thân có thể được
giải quyết theo nhu cầu của một trong hai vợ chồng trong những trường hợp và
theo những điều kiện tương tự như ly hôn” (Điều kiện cần thiết để ly hôn được
quy định trong Thiên VI, Chương II, từ Điều 234 đến Điều 266, BLDS Pháp).
- Có một điểm đáng chú ý ở bộ luật này, rằng, người bị kiện trong vụ ly hôn có
thể có đơn phản tố xin ly thân, người bị kiện trong vụ ly thân có thể có đơn phản
tố xin ly hôn. Nếu như nhận được cả đơn ly hôn và đơn ly thân thì thẩm phán sẽ
giải quyết ly hôn do lỗi của cả hai bên. ( Điều 297 và Điều 297-1 BLDS Pháp).
2. Thủ tục giải quyết ly thân:
- Các thủ tục ly thân có thể áp dụng theo thủ tục ly hôn.
3. Quyền và nghĩa vụ pháp lí phát sinh sau khi ly thân:
- Ly thân không chấm dứt hôn nhân nhưng chấm dứt nghĩa vụ chung sống giữa
vợ và chồng (Điều 229 BLDS Pháp).
- (Luật số 2004-439 ngày 26-5-2004, Điều 20-III) Vợ hoặc chồng khi ly thân
vẫn giữ họ của người kia. Tuy nhiên, quyết định cho ly thân hoặc một quyết định

7
sau đó có thể không cho phép vợ hoặc chồng giữ họ của người kia, trên cơ sở
tính đến lợi ích của cả hai vợ chồng (Điều 300 BLDS Pháp).
- Nếu ly thân do hai người cùng yêu cầu thì họ có thể ghi trong bản thỏa thuận
khước từ quyền thừa kế mà họ được hưởng theo quy định của pháp luật. Ly thân
dẫn đến tách riêng về tài sản. Thời điểm có hiệu lực của ly thân giống như ly hôn
(từ Điều 262 đến Điều 262-2). Khi ly thân, một bên có nghĩa vụ cấp dưỡng cho
bên khó khăn, túng thiếu hơn mà không suy tính đến lỗi của bên nào. Tuy nhiên,
người vợ hoặc chồng phải cấp dưỡng (có thể viện dẫn Điều 207, đoạn 2 nếu việc
này là cần thiết).
- Các vấn đề còn lại đều giống với hậu quả của ly hôn.
4. Chấm dứt ly thân:
- Việc chấm dứt ly thân có thể được thực hiện khi hai vợ chồng đều có ý nguyện
muốn chung sống trở lại với nhau trên cơ sở tự nguyện. Việc làm này sẽ chấm
dứt việc ly thân. Tuy nhiên, việc chung sống trở lại sẽ chỉ có hiệu lực với người
thứ ba nếu được xác nhận bằng văn bản công chứng hoặc được khai báo với viên
chức hộ tịch. Việc chung sống trở lại sẽ được ghi vào lề giấy chứng nhận kết hôn
và lề giấy khai sinnh của hai vợ chồng (Có hiệu lực từ ngày 1-7-1986). (Căn cứ
theo Điều 305 BLDS Pháp).
- Nếu bản ly thân kéo dài hai năm thì bản ly thân sẽ được chuyển thành ly hôn
theo yêu cầu của hai vợ chồng. ( Căn cứ theo Điều 306 BLDS Pháp) -> Khoảng
thời gian hai năm được coi như là thời hạn ly thân dành cho hai vợ chồng để cả
hai có thể tìm lại được mục đích của hôn nhân đã xảy ra giữa hai vợ chồng. Quá
thời hạn quy định trên, việc ly thân sẽ được tòa án chuyển thành ly hôn để đáp
ứng quyền lợi cho cả hai bên và tạo điều kiện rõ ràng, thỏa mãn cho cuộc sống
cũng như tương lai của hai cá nhân đã không còn đáp ứng đủ các điều kiện về
hôn nhân giữa hai người mà luật pháp mong muốn được bảo vệ.
- Ngoài ra, vợ/chồng có thể yêu cầu chuyển ly thân thành ly hôn trong mọi
trường hợp.
5. Hệ quả pháp lý của việc ly thân:
- Thông thường, tòa án giải quyết ly thân thường dựa trên cở sở lỗi của vợ/chồng.

8
- Hệ quả pháp lí của ly thân không làm chấm dứt một số quyền và nghĩa vụ giữa
vợ chồng trước pháp luật, chỉ tạm thời chấm dứt một số quyền và nghĩa vụ giữa
vợ chồng theo luật định.
-> Điều này có nghĩa là, khi ly thân, vợ/chồng rơi vào tình trạng “biệt cư” -> họ
được miễn nghĩa vụ “đồng cư” trong nhà, vợ chồng không còn sống chung với
nhau, họ được quyền ở riêng. Hậu quả pháp lí của ly thân đặt vợ chồng rơi vào
tình trạng được gọi là “biệt sản”. Khi ly thân, tài sản chung của vợ chồng sẽ được
chia mỗi bên cho vợ/chồng được nhận một phần tài sản trong khối tài sản chung
theo quyết định của tòa án; phần tài sản sau này sẽ thuộc quyền sở hữu riêng của
vợ/chồng; tức là chế độ cộng đồng tài sản ( tản sản chung của vợ chồng) chấm
dứt khi vợ chồng sống ly thân. Tuy nhiên, ly thân không làm chấm dứt quan hệ
vợ chồng trước pháp luật, giữa vợ và chồng vẫn được ràng buộc trách nhiệm đối
với nhau và với con chung: Vợ chồng vẫn phải chung thủy với nhau, không được
kết hôn với người khác, phải có nghĩa vụ đóng góp phí vào nhu cầu đời sống
chung của gia đình như: nghĩa vụ cấp dưỡng, nghĩa vụ nuôi con,…
2..2. Pháp luật của Canada:
1. Căn cứ ly thân:
- Tòa án tuyên bố ly thân khi ý nguyện chung sống của vợ chồng đã bị vi phạm
nghiêm trọng như: Vợ/chồng hoặc cả vợ và chồng đều đưa ra chứng cứ có nhiều
sự việc làm cho việc duy trì cuộc sống chung khó chấp nhận; hoặc khi vợ chồng
đã ở riêng hoặc một trong hai người tự cảm thấy không thể sống chung được với
người kia; vợ/chồng cùng có đơn yêu cầu thuận tình ly thân thì không cần đưa ra
lý do. Tòa án tuyên bố ly thân nếu như thấy sự thỏa thuận đó là có thật và bảo
đảm được lợi ích của cả hai bên và của con cái.
2. Thủ tục giải quyết ly thân:
- Chưa quy định.
3. Quyền và nghĩa vụ pháp lí phát sinh sau khi ly thân:
- Các bên có các quyền và nghĩa vụ của cha mẹ và con. Tuy nhiên, Tòa án quy
định việc trông nom, nuôi dưỡng giáo dục con vì lợi ích của con cái có căn cứ
vào sự thỏa thuận của cha mẹ.
4. Chấm dứt ly thân:

9
- Việc chấm dứt ly thân khi cả hai người đệu tự nguyện trở lại sống chung với
nhau. Khi đó, chế độ tài sản riêng biệt vẫn tồn tại trừ khi vợ chồng chọn một chế
độ tài sản khác bằng hôn ước.
5. Hệ quả pháp lý của việc ly thân:
- Vợ, chồng không có nghĩa vụ sống chung, chia tài sản của vợ/chồng.
- Tòa án căn cứ vào hoàn cảnh của cả hai người để tuyên bố việc tặng cho của hai
vợ chồng khi kết hôn không còn hiệu lực; một bên phải cấp dưỡng cho bên kia
theo quyết định của Tòa án căn cứ vào hoàn cảnh, nhu cầu, năng lực của mỗi
bên, những thỏa thuận giữa họ, tình trạng sức khỏe, nghĩa vụ gia đình, khả năng
tìm việc…
2..3. Pháp luật của Philippines
1. Căn cứ ly thân:
- Căn cứ theo Điều 55 Bộ luật Gia đình của Philippines, một đơn yêu cầu ly thân
hợp pháp có thể được đưa ra các căn cứ sau đây:
 (1) Lạm dụng thể chất nhiều lần hoặc hành vi hèn hạ làm nhục phẩm chất để
chống lại người khởi kiện, con chung, hoặc con riêng của
người khởi kiện;
 (2) Bạo lực thể chất hoặc áp lực đạo đức để buộc người khởi kiện
thay đổi liên kết tôn giáo hoặc chính trị;
 (3) Bị đơn cố tình mua chuộc hoặc xúi giục nguyên đơn,
con chung, hoặc con riêng của người khởi kiện, tham gia
mại dâm, hoặc sự đồng lõa trong sự mua chuôc hoặc xúi giục đó;
 (4) Ngay cả khi ân xá;bản án cuối cùng mà bị đơn bị kết án hơn sáu năm tù.
 (5) Bị đơn nghiện ma túy hoặc nghiện rượu thường xuyên;
 (6) Bị đơn là đồng tính nữ hoặc đồng tính luyến ái
 (7) Ký kết hợp đồng với người trả lời của một người lớn sau đó
hôn nhân, dù ở Philippines hay ở nước ngoài;
 (8) Ngoại tình hoặc những hành vi lạ thường trong tình dục;
 (9) Người khởi kiện quấy rối cuộc sống của người khởi kiện;
hoặc là

10
 (10) Bỏ mặc nguyên đơn trong hơn một năm mà không có bất kì sự liên lạc
nào.
- Điều đáng chú ý ở đây, rằng, trong Điều 58 của Bộ luật này có quy định về việc
ly thân hợp pháp sẽ không diễn ra trước 06 tháng kể từ ngày nộp đơn và Điều 59
quy định về: “Không có sự li thân hợp pháp nào có thể được quyết định trừ khi
Tòa án đã thực hiện các bước hướng tới việc hòa giải cho vợ chồng và đã nỗ lực
hết mức nhưng vẫn không đạt được sự hài lòng cho cặp vợ chồng và khi nỗ lực
hòa giải của Tòa án đã trở nên bất khả thi ”.
->Việc này cho thấy sự cân nhắc kĩ lưỡng, chắc chắn của Tòa án trước khi đưa ra
một quyết định tuyên bố ly thân.
=> Có thể thấy, Philippines vô cùng chú trọng đến vấn đề ly thân ở quốc gia này.
Chỉ dựa trên những căn cứ được xác định rõ ràng trong Điều luật trên và sự cân
nhắc kĩ lưỡng của Tòa án đã thể hiện rõ ý chí của nhà làm Luật đối với vấn đề ly
thân ở quốc gia này.
2. Thủ tục giải quyết ly thân:
- Đệ đơn trình bày lý do ly thân với Tòa án, sau đó chờ Tòa án xem xét các
chứng cứ của nguyên đơn có phù hợp hay không (việc này sẽ không diễn ra trước
06 tháng). Sau đó, khi đơn ly thân đã được Tòa án chấp nhận, Tòa án sẽ bám theo
các lý do đó để tiến hành một cuộc hòa giải giữa hai vợ chồng. Nếu việc hòa giải
đó vẫn không đạt được sự hài lòng của hai vợ chồng thì Tòa án sẽ tiến hành xét
xử ly thân cho cặp vợ chồng đó.
3. Quyền và nghĩa vụ pháp lí phát sinh sau khi ly thân:
- Căn cứ theo Điều 63 BLGĐ của Philippines quy định về một quyết định ly thân
sẽ làm nảy sinh các hệ quả pháp lý sau đây: Điều 63: “
(1) Vợ hoặc chồng có quyền sống tách biệt với nhau nhưng sự ràng buộc trong quan
hệ hôn nhân sẽ không bị cắt đứt.
(2) Chế độ đồng sở hữu (những tài sản của riêng vợ riêng chồng làm ra nhưng vì kết
hôn nên trở thành tài sản chung độc quyền) hay sở hữu chung vợ chồng sẽ chấm
dứt, thanh toán cho nhau nhưng người vợ hoặc chồng là người vi phạm dẫn đến li
thân sẽ không có quyền được san sẻ bất kì hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản

11
đồng sở hữu hay sở hữu chung.cái mà sẽ bị tước đi phù hợp với qui định của điều
43 (2)
(3) Người không có lỗi - người không gây ra nguyên nhân của li thân sẽ được giữ
quyền nuôi con (tuân theo Điều 213 của luật này);
(4) Vợ/chồng là người đã gây ra nguyên nhân li thân sẽ bị loại khỏi hàng thừa kế kế
tiếp từ vợ/chồng không có lỗi (không là nguyên nhân dẫn đến li thân) theo qui
định thừa kế liên tục. Hơn thế nữa,các điều khoản có lợi cho người vợ hoặc
chồng vi phạm sẽ bị hủy bỏ được thực hiện theo ý muốn của người không có lỗi
(không là nguyên nhân dẫn đến li thân) theo hiệu lực của luật (106a).”
4. Chấm dứt ly thân:
- Căn cứ theo Điều 66 BLGĐ của Philippines, khi đệ đơn ly thân ra Tòa và đồng
ý với việc hòa giải của Tòa thì việc ly thân sẽ chấm dứt khi:
+ Thủ tục ly thân đó là hợp pháp và vẫn đang chờ giải quyết, nếu như hai bên
đồng ý với sự hòa giải của Tòa thì đơn ly thân đó sẽ bị chấm dứt ở bất kì giai
đoạn nào.
+ Ngoài ra, quyết định cuối cùng của việc ly thân vẫn sẽ được hủy bỏ. Tuy nhiên,
đối với việc Tòa đã phân chia tài sản và tịch thu bất kì phần tài sản của người vợ/
chồng đã gây ra nguyên nhân li thân sẽ không được hoàn trả, trừ khi cả hai đều
đồng ý phục hồi lại chế độ tài sản cũ của họ. Quyết định nêu trên của Tòa án sẽ
được ghi vào sổ đăng ký dân sự tuân thủ theo Điều 10a8 của Luật này.
5. Hệ quả pháp lí của li thân:
- Căn cứ theo Điều 61 của BLGĐ Philippines quy định sau khi nộp đơn yêu cầu
li thân hợp pháp,vợ hoặc chồng có quyền sống tách biệt với nhau.Tòa án, trong
trường hợp không nhận được sự thỏa thuận bằng văn bản giữa vợ hoặc chồng sẽ
chỉ định một trong hai người đó hoặc người thứ ba quản lý tuyệt đối phần tài sản
chung hoặc tài sản riêng trong thời gian ly thân. Người quản lí tài sản đó sẽ do
Tòa án bổ nhiệm,quyền hạn và nhiệm vụ của người đó giống như quyền của
người giám hộ theo Quy tắc của Tòa án (104a).
- Ngoài ra, ở Điều 64 của Bộ luật này cũng quy định thêm đối với việc sau khi
quyết định li thân hợp pháp được ban bố, người vợ/chồng là người không có lỗi
dẫn đến xảy ra việc ly thân này có thể thu hồi các khoản đóng góp của anh ta

12
hoặc của cô ta đã từng ủng hộ người còn lại, cũng như chỉ định của người thứ hai
là người thụ hưởng trong bất kỳ chính sách bảo hiểm nào, ngay cả khi những
điều đó được chỉ định là không phù hợp.Việc thu hồi các khoản đóng góp chung
được ghi vào sổ đăng ký tài sản nơi mà tài sản được xác đinh. Sự chuyển nhượng
tài sản, quyền giữ vật cầm cố, thế chấp sẽ được kí kết một cách thiện chí giữa các
bên trước khi khiếu nại thu hồi phần tài sản được ghi nhận trong sổ đang kí tài
sản một cách tôn trọng. Việc thu hồi hoặc thay đổi chỉ định của người thụ hưởng
bảo hiểm có hiệu lực khi có thông báo bằng văn bản của người chỉ định cho
người được thụ hưởng bảo hiểm.
Hành động thu hồi khoản đóng góp chung theo Điều này phải được thực hiên
trong vòng 5 năm kể từ khi có phán quyết cuối cùng .
 Trên đây là tất cả những căn cứ ly thân ở một số nước
So sánh với chế định hiện hành về vấn đề pháp lí phát sinh khi ly thân
ở Việt Nam.
Do ở Việt Nam vẫn chưa tồn tại điều luật, chế định liên quan đến ly thân nên chỉ
có thể sử dụng một số vấn đề pháp lí có tính chất tương tự trong luật Hôn Nhân
và Gia Đình để giải quyết phát sinh từ ly thân. Chính vì thế, việc so sánh cũng
dựa trên những căn cứ tương tự ấy.

BẢNG SO SÁNH MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM


Vấn đề pháp lí
Pháp Canada Philippines Việt Nam
phát sinh

13
-Tòa án tuyên bố ly - Đơn phải theo 1
thân khi ý nguyện trong số các căn

Điều 296 BLDS chung sống của vợ cứ theo Điều 55


1. Căn cứ ly thân chồng đã bị vi LHNGĐ Chưa tồn tại
Pháp
phạm nghiêm trọng -Chờ phán quyết
của Tòa án quyết
định cuối

-Đệ đơn yêu cầu


-Phải ra Tòa, buộc
-Chờ xem xét các
phải có phán quyết
2. Thủ tục giải -Áp dụng theo điều kiện
của Tòa. Chưa tồn tại
quyết ly thân thủ tục li hôn -Cố gắng hòa giải
-Chưa qui định chi
-Phán quyết cuối
tiết
cùng của Tòa
3. Quyền và nghĩa -Một bên có +Miễn nghĩa vụ - Vợ hoặc chồng -Vì chưa có qui
vụ pháp lí phát nghĩa vụ cấp phải “đồng cư” có quyền sống định nên được áp
sinh sau khi ly dưỡng cho bên tách biệt dụng như trong
thân: khó khăn, túng -Chấm dứt các thời kì hôn nhân
thiếu chế độ sở hữu (tạm thời, thực tế)
- Hai người cùng -Người không có
yêu cầughi lỗi được quyền
trong bản thỏa nuôi com
thuận khước từ -Người có lỗi mất
quyền thừa kế các quyền lợi
- Vợ chồng vẫn
phải chung thủy
với nhau, không
được kết hôn với
người khác

+Các bên có các


14
quyền và nghĩa vụ
của cha mẹ và con.
-Tùy vào sự thỏa
thuận của cha mẹ
trong việc chăm
nom nuôi dưỡng
-Hai vợ chồng - Hai người đều tự -Hai bên đồng ý
đều có ý nguyện nguyện trở lại sống với sự hòa giải
muốn chung sống chung với nhau chấm dứt ở mọi
trở lại với nhau thời điểm
trên cơ sở tự
nguyện Ghi -Tự điều chỉnh
4. Chấm dứt ly vào lề giấy chứng trong nội bộ gia
thân: nhận kết hôn và đình, luật không
lề giấy khai sinh qui định
của hai vợ chồng -Tài sản của bên
việc sống chung gây ra li thân
trở lại không được hoàn
trả trừ cả hai đồng
ý phục hồi tài sản.
5. Hệ quả pháp lí + Tài sản + Tài sản: + Tài sản: +Tài sản
của li thân: -Rơi vào tình -Chế độ tài sản -Người không có -Xác định tài sản
trạng “biệt sản” riêng biệt vẫn tồn lỗi lấy lại các chung riêng như
tại trừ khi vợ khoản đóng góp qui định của
chồng chọn một vào tài sản chung, LHNGĐ 2014
chế độ tài sản khác hủy các dịch vụ -Chia tài sản: Áp
bằng hôn ước, chế độ về bảo dụng chia tài sản
hiểm có lợi ích chung trong thời
cho người còn lại kì hôn nhân
-Có thể thỏa
thuận về chuyển

15
nhượng, thế chấp,
cầm cố giữa hai
người

+Quan hệ đối với


con cái – quyền
nuôi con khi ly
thân: Không qui
định, nếu muốn
đạt đến độ buộc
phải giải quyết về
quyển được nuôi
con riêng biệt các
bên phải thực hiện
ly hôn

+Con chung:
Dựa trên căn cứ
xác định con
+Con chung:Vẫn chung tại Điều 88
phải được cấp LHNGĐ
dưỡng, chăm sóc, +Vẫn phải thực
nuôi con hiện nghĩa vụ cha
mẹ bình thường
dù ở chung hay
riêng.

Từ bảng so sánh trên, tổng quát chúng ta có thẩ thấy rằng những nước trên chỉ là
đại diện cho một số nước có qui định ly thân. So với thế giới dường như Việt
Nam đang chững lại ở một khoảng cách do chưa có qui định này. Qui định này
thật sự rất tiến bộ và đem đến nhiều thuận lợi hơn cho cuộc sống. Rõ ràng, sự

16
việc trên thực tế vẫn cứ diễn ra nhưng chúng ta lại không có chế định để điều
chỉnh. Điều này chính là sự thiếu sót trong luật pháp, Chắc chắn rằng nó có
những nhược điểm riêng nhưng việc hoàn thiện sẽ là điều sớm muộn. Luật phải
đáp ứng được như cầu của xã hội và thời đại. Sự việc tồn tại và là một nhu cầu
chính đáng của cuộc sống và luật pháp phải đáp ứng được nó.
Trong vấn đề này, chúng ta thiếu qua nhiều điểm và rất cần một câu trả lời cho
vấn đề cấp thiết này

III. Kinh nghiệm cho Việt Nam:


1. Sự cần thiết bổ sung những quy định về ly thân trong hệ thống pháp
luật Việt Nam
- Việc có những chế định về vấn đề ly thân ở Việt Nam là rất cần thiết vì thực tế
đã phản ánh rằng việc thiếu sót ấy đã dẫn đến những bất cập trong việc nhận
thức, xử lý về những vụ việc ly thân, có thể kể đến như:
 Thứ nhất, nảy sinh ra những vấn đề phức tạp khi giải quyết những tranh
chấp về phân chia tài sản, quyền nuôi con, nghĩa vụ cấp dưỡng. Thêm
vào đó việc xác định một cặp ly thân có thực sự ly thân hay không cũng
là một vấn đề khó khăn
 Thứ hai, cần phải xem xét đề bảo vệ quyền lợi đôi bên đặc biệt là phụ nữ
và trẻ em. Thực tiễn, có rất nhiều những trường hợp do cãi vã, mâu thuẫn
mà người chồng đã lấy lý do ly thân để đuổi vợ ra khỏi nhà và không chu
cấp cho vợ con.
 Thứ ba, vấn đề “cơ hội” cho “người thứ ba” cũng nhiều chuyện đáng
bàn. Rất nhiều trường hợp, mâu thuẫn vợ chồng bắt nguồn từ việc một
bên có quan hệ tình cảm với người khác, khi vợ chồng ly thân, thì người
này chuyển đến ở cùng người mới. Tranh chấp tài sản, tranh chấp
“quyền chính chủ” với vợ/chồng cũng từ đó mà thêm rắc rối vì người
vợ/chồng lúc này lại cùng ăn ở, cùng xác lập khối tài sản chung với
người thứ ba. Đặc biệt khi người chồng/vợ góp vốn làm ăn với người thứ
ba nhưng sau đó thua lỗ, nợ nần, dẫn đến người vợ/chồng hợp pháp bị

17
buộc trách nhiệm cùng trả nợ vì giữa vợ chồng chưa có thỏa thuận chia
tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân.
- Bên cạnh khắc phục được những bất cập đã nêu chúng ta nên nhìn nhận việc bổ
sung những quy định về ly thân trong hệ thống pháp luật Việt Nam tồn tại
những mặt tốt như :
 Thứ nhất, ly thân được xem là một khoảng lặng để đôi bên có thời gian
suy ngẫm về cuộc hôn nhân này và nó cũng là cầu nối hàn gắn lại mối
quan hệ hoặc là bước đệm dẫn đến việc ly hôn. Theo như bà Nguyễn Thị
Tâm – Giám đốc Công ty ứng dụng khoa học tâm lý Hồn Việt cho rằng:
“Đối với những gia đình thường xuyên mâu thuẫn, xung đột và có nguy
cơ đổ vỡ thì ly thân là việc nên làm. Sự xa cách sẽ giúp vợ/chồng tạm
tránh được những căng thẳng diễn ra hàng ngày để có thời gian, điều
kiện nhìn lại mình và người bạn đời.
Sự trải nghiệm nhận thức của bản thân sẽ giúp hai bên nhận ra nhiều giá trị: vai
trò, trách nhiệm, ý nghĩa của người bạn đời đối với mình và của mình với người
bạn đời, đồng thời cũng nhận rõ được những hệ lụy của ly hôn để có quyết định
đúng đắn. Tuy nhiên, ly thân chỉ là giải pháp hữu hiệu với những ai có thiện chí
hàn gắn đổ vỡ, vun đắp gia đình, biết nhìn nhận phần lỗi của mình và biết bỏ qua
lỗi của nhau”5.
 Thứ hai, việc lựa chọn ly thân sẽ làm đơn giản hóa thủ tục ly hôn
- Dưới góc nhìn của các chuyên gia về tầm quan trọng của việc bổ sung những
chế định về ly thân:
 “Từ thực tiễn hành nghề, luật sư Nguyễn Thủy Nguyên, Đoàn LS Hà
Nội cho rằng, chế định ly thân cần phải được luật hóa để tạo hành lang
pháp lý điều chỉnh thực trạng này, đặc biệt là để bảo vệ quyền lợi chính
đáng hợp pháp cho người phụ nữ. Ly thân là khoảng thời gian cần thiết
để các cặp vợ chồng đang mâu thuẫn nhìn nhận lại mối quan hệ giữa hai
bên, từ đó cân nhắc kỹ lưỡng có thể tiếp tục chung sống, hay quyết định
ly hôn. Do đó, Luật Hôn nhân và Gia đình sửa đổi cần bổ sung chế định
ly thân với tư cách là một quyền mới của các cặp vợ chồng, nhưng tất
5
https://news.zing.vn/khoang-lang-ly-than-post31658.html

18
nhiên, việc sử dụng quyền này hay không là do các cặp vợ chồng quyết
định, chứ luật không khuyến khích cứ xảy ra mâu thuẫn vợ chồng là nên
ly thân.”6
 “Thẩm phán Nguyễn Thị Thủy (TAND quận Hoàng Mai, HN): Phải có
cơ chế bảo vệ quyền lợi phụ nữ và trẻ em! Sau khi ly thân thì người
chồng tự do chơi bời, dồn mọi gánh nặng nuôi dạy con cái lên vai cô vợ
ốm yếu bệnh tật, trường hợp này, buộc anh chồng thực hiện nghĩa vụ cấp
dưỡng nuôi con đã khó, yêu cầu anh ta phải có trách nhiệm với cô vợ ốm
yếu tội nghiệp càng khó muôn phần. Đương sự sống ly thân chứ không
ly hôn, không yêu cầu chia tài sản nên tòa không thể giải quyết, can
thiệp.”7
2. Những kiến nghị giúp hoàn thiện chế định ly thân ở Việt Nam:
-Theo tác giả Ngô Thùy Trang8 có đề xuất những điểm mới để xây dựng hành
lang pháp lý cho chế định ly thân ở Việt Nam:
a) Về thủ tục ly thân
Ủy ban nhân dân cấp xã sẽ là cơ quan giải quyết và cấp giấy ly thân khi cả hai
bên thuận tình ly thân, không có tranh chấp về tài sản và con cái. Nếu có tranh
chấp sẽ do Tòa án giải quyết. Căn cứ ly thân và thủ tục ly thân được quy định
giống như giải quyết việc ly hôn. Trường hợp một bên đòi ly thân, bên kia lại đòi
ly hôn thì Tòa án ưu tiên giải quyết ly hôn.
Ngoài ra, khi luật hóa chế định ly thân , những vấn đề như thủ tục đăng kí và
chấm dứt ly thân cũng cần phải được quy định rõ ràng, và thời gian ly thân nên
quy định từ 3-5 năm là hợp lý.
b) Về nghĩa vụ cấp dưỡng, nuôi dạy con cái
Tác giả đề xuất trong thời gian ly thân, vợ chồng vẫn có nghĩa vụ đóng góp công
sức nuôi dạy các con; việc không đóng góp hoặc trì hoãn đóng góp nuôi con
trong thời gian ly thân sẽ bị tòa án khuyến cáo và xem đây là một căn cứ có lỗi,
để giải quyết việc ly hôn. Như vậy mới đảm bảo được quyền lợi cho đứa trẻ có

6
http://duthaoonline.quochoi.vn/DuThao/Lists/TT_TINLAPPHAP/View_Detail.aspx?ItemID=1168

7
https://baomoi.com/ly-than-duoi-goc-nhin-chuyen-gia/c/8803742.epi

8
Trích từ tạp chí Nhà nước và Pháp luật kỳ 8(340)/2016

19
cha mẹ đang trong giai đoạn ly thân, đồng thời giảm bớt gánh nặng chăm sóc con
cái cho một bên.
c) Về việc chia tài sản chung của vợ chồng
Ly thân có cần thiết phân chia tài sản chung hay không? Điều này là bắt buộc,
nhưng nếu có yêu cầu chính đáng của hai bên vợ chồng thì tòa án có thể phân
chia tài sản chung thành tài sản riêng. Pháp luật về hôn nhân và gia đình có quy
định việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân (Điều 38 Luật Hôn nhân và
Gia đình năm 2014). Theo đó, trường hợp vợ, chồng đầu tư kinh doanh riêng,
thực hiện nghĩa vụ dân sự riêng hoặc có lý do chính đáng khác thì có thể thỏa
thuận chia tài sản chung; việc chia tài sản chung phải lập thành văn bản.
Kể từ thời điểm việc phân chia tài sản chung có hiệu lực thì hoa lợi, lợi tức phát
sinh từ tài sản đã được chia thuộc sở hữu riêng của mỗi người; phần tài sản còn
lại không chia vẫn thuộc sở hữu chung của vợ chồng. Tuy nhiên, từ góc độ pháp
lý thì vợ chồng khi ly thân vẫn là trong thời kỳ hôn nhân, bởi chưa có quyết định
ly hôn của Tòa án, quan hệ vợ chồng giữa họ chưa chấm dứt. Vì vậy, theo quan
điểm của tác giả, quan hệ tài sản giữa vợ chồng khi ly thân không có gì thay đổi
so với quan hệ tài sản trong hôn nhân và nếu hai bên không có yêu cầu cần bức
thiết thì không nên chia tài sản chung, vì có thể chính việc phân chia này sẽ tạo
thêm mâu thuẫn trong quan hệ vợ chồng. Trường hợp trước khi ly thân mà vợ và
chồng không thỏa thuận chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân thì sau khi ly
thân, tài sản đó vẫn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp tài sản có được
của mỗi người là tài sản được tặng, cho phải chứng minh được điều đó.
d) Về đại diện cho vợ, chồng khi ly hôn
Trường hợp giao dịch với người thứ ba ngay tình liên quan đến tài khoản ngân
hàng, tài khoản chứng khoán và động sản khác theo quy định của pháp luật
không phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng, cần có hướng dẫn cụ thể. Đặc
biệt, đối với tài sản tạo ra nguồn thu nhập chủ yếu của gia đình, để từ đó có
những giới hạn nhất định cho các bên tham gia giao dịch, vừa đảm bảo được
quyền, lợi ích hợp pháp của người thứ ba ngay tình, vừa bảo vệ được lợi ích của
một bên vợ hoặc chồng. Trường hợp một trong hai người mất năng lực hành vi
dân sự, người kia có đủ điều kiện làm người giám hộ thì mặc nhiên được đại diện

20
theo pháp luật là không hợp lý. Vấn đề này có thể dẫn đến các mâu thuẫn về lợi
ích của hai bên vợ, chồng.
- Theo quan điểm của nhóm, việc áp dụng các Điều luật hiện tại trong Luật Hôn
nhân và Gia đình 2014 để giải quyết các vấn đề pháp lý liên quan đến ly thân như
hiện nay là không hợp lý. Đặc biệt là đối với các mối quan hệ về tài sản:
+ Căn cứ theo Điều 38 BLHNVGĐ 2014:
“1.. Trong thời kì hôn nhân, vợ chồng có quyền thỏa thuận chia một phần hoặc
toàn bộ tài sản chung, trừ trường hợp quy định tại Điều 42 của Luật này; nếu
không thoả thuận được thì có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết.
2. Thỏa thuận về việc chia tài sản chung phải thành lập thành văn bản. Văn bản
này được công chứng theo yêu cầu của vợ chồng hoặc theo quy định của pháp
luật.
3. Trong trường hợp vợ, chồng có yêu cầu thì Tòa án giải quyết việc chia tài sản
chung của vợ chồng theo quy định tại ĐIều 59 của Luật này.”
- Có thể thấy những quan điểm này là hoàn toàn sai lầm bởi bản chất của ly thân
và chia tài sản chung của vợ chồng trong hôn nhân là những vấn đề hoàn toàn
khác nhau. Mặc dù giữa ly thân và chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kì
hôn nhân của Luật HNVGĐ 2014 có một số điểm giống nhau như: Quan hệ hôn
nhân giữa vợ và chồng không chấm dứt, vợ chồng không được kết hôn với người
khác…
- Bên cạnh đó cũng tồn tại những điểm khác nhau cơ bản:
1. Về điều kiện áp dụng:
- Chia tài sản chung của vợ chồng khi hôn nhân đang tồn tại chỉ có thể thực hiện
được trong trường hợp vợ chồng đầu tư kinh doanh riêng, thực hiện nghĩa vụ dân
sự riêng hoặc có lý do chính đáng khác nhau thì vợ chồng cũng có thể thỏa thuận
chia tài sản chung dưới hình thức văn bản, nếu không thỏa thuận được thì có
quyền yêu cầu Tòa án giải quyết. ( Căn cứ Khoản 1, Điều 38 BLHNVGĐ 2014).
- Chia tài sản chung của vợ chồng khi ly thân chỉ dựa vào yếu tố lỗi để làm căn
cứ giải quyết vấn đề ly thân.
2. Về hậu quả pháp lý:

21
- Theo Khoản 1, Điều 38 BLHNVGĐ 2014 quy định “vợ, chồng có quyền thỏa
thuận chia một phần hoặc tòan bộ tài sản chung, trừ trường hợp quy định tại ĐIều
42 của Luật này”. Điều này có nghĩ là chỉ những phần đã chia thuộc tài sản riêng
của vợ/chồng, phần tài sản còn lại không chia vẫn thuộc tài sản chung của
vợ/chồng -> Chế độ sở hữu chung của vợ chồng không chấm dứt.
- Đối với vấn đề ly thân, theo Điều 168 Dân luật Sài Gòn thì “cộng đồng tài sản
chấm dứt vì án ly thân hay biệt sản”. Như vậy, khi ly thân thì tài sản của
vợ/chồng được tách biệt hoàn toàn và thuộc sở hữu riêng của mỗi người.
3. Mục đích:
- Đối với chia tài sản chung trong thời kì hôn nhân là nhằm ổn định quan hệ hôn
nhân khi chưa cần thiết phải ly hôn, đảm bảo quyền lợi chính đáng về tài sản của
cả vợ và chồng và cho các thành viên còn lại trong gia đình.
- Còn đối với ly thân thì đây là giải pháp tạm thời để giải tỏa xung đột giữa
vợ/chồng, tạo cho vợ chồng một khoảng thời gian sống riêng cần thiết để cân
nhắc, suy xét lại mối quan hệ giữa họ. Nhằm tạo điều kiện giúp họ có thể tìm lại
được mục đích hoàn chỉnh của việc tiến tới hôn nhân với nhau trong quá khứ và
đưa ra được suy nghĩ, lựa chọn đúng đắn hơn trong tương lai để họ có thể đi đến
quyết định cuối cùng là có ly hôn hay không.
4. Ly thân có thể dẫn đến ly hôn còn phân chia tài sản chung của vợ chồng trong
thời kì hôn nhân thì không dẫn đến ly hôn được.
- Có thể khẳng định rằng, lý do chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kì hôn
nhân không phải là căn cứ để vợ chồng có thể được ly hôn. Vì khi có đơn xin ly
hôn thì Tòa án sẽ căn cứ vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo
dài, mục đích hôn nhân không đạt được… để giải quyết cho ly hôn hay không.
- Trong Luật cũ quy định rằng ly thân như một bước quá độ trước khi ly hôn.
Khoảng thời gian ly thân chính là một giải pháp để vợ/chồng có thể tìm cách hàn
gắn lại cuộc sống chung. Sau 3 năm có án ly thân, mỗi bên vợ/chồng có thể xin
Tòa án chuyển thành ly hôn mà không cần xem xét đến lí do ly hôn nữa. (Căn cứ
theo Điều 99 Bộ Dân luật Sài Gòn) => Ly thân có thể là lý do để được ly hôn.
- Những gợi ý về việc xây dựng những quy định về ly thân ở Việt Nam thông qua
kinh nghiệm của Bộ Luật Dân sự Pháp do bởi : Thứ nhất, xuất phát từ cấu trúc

22
thượng tầng pháp luật giữa Việt Nam và Pháp đều thuộc hệ thống pháp luật Châu
Âu lục địa (Civil law). Thứ hai, chế định ly thân trong BLDS Cộng hoà Pháp
được đánh giá là hoàn thiện và tiến bộ cả về mặt kỹ thuật lập pháp và nội dung
cùng với sự ra đời từ rất sớm so với thế giới khi quy định chế định ly thân (theo
tham khảo bài viết tại trang Tuổi trẻ luật – Kênh thông tin chính thức của Đoàn
trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh):
• Về thủ tục và căn cứ để xác định ly thân: Tòa án tuyên bố ly thân theo yêu cầu
của cả hai hoặc một bên vợ/ chồng. Hai vợ chồng cảm thấy không thể duy trì
cuộc sống chung hoặc một trong hai bên có hành vi sai trái cũng có thể yêu cầu
Tòa án cho ly thân. Theo quy định của đa số các quốc gia thì việc ly thân bắt
nguồn từ việc tự nguyện yêu cầu của một bên hoặc cả hai.
• Hậu quả pháp lý của việc ly hôn: Theo Bộ luật dân sự Cộng hòa Pháp: (1) Ly
thân không làm chấm dứt hôn nhân nhưng làm chấm dứt nghĩa vụ chung sống
giữa vợ chồng (Điều 299); (2) Nghĩa vụ trông nom, cấp dưỡng cho con chung
(Điều 288); (3) Ở Pháp, tình trạng ly thân có thể kéo dài vô thời hạn. (4) Tự chịu
trách nhiệm đối với giao dịch trong khối tài sản riêng do mình xác lập hoặc tạo
dựng sau ly thân. Nếu ly thân do thuận tình, vợ chồng có thể thỏa thuận về
phương thức tách tài sản hoặc thanh lý tài sản chung trong văn bản thỏa thuận ly
thân (Điều 302)
• Qui định của việc chấm dứt ly hôn: Theo Bộ luật dân sự cộng hòa Pháp: (1)
Nếu vợ chồng tự nguyện về với nhau thì ly thân chấm dứt. Việc tự nguyện trở lại
phải cuộc sống chung phải được xác nhận bằng công chứng thư hoặc bằng việc
khai với viên chức hộ tịch (Điều 305); (2) Theo yêu cầu của hai vợ chồng , bản ly
thân sẽ được tự động chuyển thành ly hôn nếu việc ly thân kéo dài 03 năm (Điều
306); (3)Trong mọi trường hợp việc ly thân có thể chuyển thành ly hôn theo đơn
của cả hai vợ chồng (Điều 307).

23
Một số tài liệu đã tham khảo
1) Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014
2) Lê Thị Lương – Những vấn đề pháp lý về ly thân
3) WIKIPEDIA
4) Bộ luật Dân sự Pháp
5) Luật Gia Đình của Phillpines
6) Luật Gia Đình Canada
7) Tạp chí Nhà nước và Pháp luật
8) Giáo trình Hôn Nhân và Gia đình đại học luật TP,HCM
Một số từ viết tắt
BLDS: Bộ luật Dân sự
LHNGĐ: Luật Hôn Nhân và Gia Đình
*****************************************************************

24

You might also like