You are on page 1of 4

TIỂU LUẬN

CĂN CỨ XÁC ĐỊNH NGƯỜI TRỰC TIẾP NUÔI CON KHI CHA MẸ LY HÔN

I. Phần mở đầu

1. Lời mở đầu
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Nhiều gia đình cộng lại mới thành xã hội,
gia đình tốt thì xã hội mới tốt, xã hội tốt thì gia đình càng tốt. Hạt nhân của xã hội là gia
đình”. Tuy nhiên không phải gia đình nào cũng là nơi nhận được hạnh phúc trọn vẹn,
những lúc này thì ly hôn chính là một trong những đích đến của các cặp vợ chồng.
Vậy ly hôn là gì?

Ly hôn hay còn gọi là ly dị là một thuật ngữ được sử dụng rất phổ biến hiện nay.
Ta có thể dễ dàng bắt gặp từ này ở bất cứ nơi nào, có thể là trên internet hay trong những
câu chuyện thường ngày. Nó thể hiện việc vợ chồng không còn tình cảm và chấm dứt mối
quan hệ hôn nhân, không còn sống chung nữa.

Dưới góc độ pháp lý, ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết
định có hiệu lực pháp luật của Tòa án có thẩm quyền. Theo quy định của pháp luật Việt
Nam hiện hành, vụ việc ly hôn phải được tiến hành tại cơ quan có thẩm quyền, theo thủ
tục tố tụng mà pháp luật quy định. Chỉ có Tòa án là cơ quan có thẩm quyền thụ lý giải
quyết vấn đề ly hôn và ra phán quyết chấm dứt quan hệ hôn nhân giữa các cặp vợ chồng.
Phán quyết này được thể hiện dưới dạng bản án ly hôn hoặc quyết định công nhận thuận
tình ly hôn. Tòa án sẽ dựa vào những lý do ly hôn mà đương sự cung cấp và căn cứ ly hôn
theo quy định của pháp luật, xem xét tình trạng hôn nhân của vợ chồng, mục đích hôn
nhân đã đến mức trầm trọng hay chưa để giải quyết cho vợ chồng ly hôn.

Trên thực tế, có thể thấy ly hôn là lựa chọn cuối cùng của các cặp vợ chồng khi
những mâu thuẫn, căng thẳng gia đình không thể giải quyết được, các bên không thể
chung sống cùng nhau. Việc hai vợ chồng quyết định ly dị sẽ chấm dứt tình trạng mâu
thuẫn của hai bên nam nữ, chấm dứt quan hệ ràng buộc của hai bên, mỗi bên sẽ có một
cuộc sống riêng độc lập và ổn định hơn.

Ly hôn có hậu quả như thế nào?

Ly hôn để lại rất nhiều hậu quả, tuy nhiên có thể thấy rõ nhất chính là hậu quả về
pháp lý và hậu quả về tâm lý.

Theo quy định tại Điều 57 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014: “Quan hệ hôn
nhân chấm dứt kể từ ngày bản án, quyết định ly hôn của Tòa án có hiệu lực pháp luật.”
Như vậy, khi ly hôn, quan hệ hôn nhân của vợ chồng chấm dứt. Hai bên sẽ không còn là
vợ chồng của nhau. Các quyền và nghĩa vụ về nhân thân giữa vợ và chồng sẽ đương nhiên
chấm dứt. Giữa hai bên sẽ không còn tồn tại nghĩa vụ phải thương yêu, chung thủy, tôn
trọng, quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ nhau; cùng nhau chia sẻ, thực hiện các công việc
trong gia đình; chấm dứt quyền đại diện cho nhau giữa vợ và chồng và các quyền, nghĩa
vụ khác theo quy định của luật Hôn nhân và gia đình. Kể từ thời điểm bản án, quyết định
của Tòa án giải quyết ly hôn có hiệu lực pháp luật thì cá nhân đó là người độc thân. Họ
hoàn toàn có thể kết hôn lần thứ 2 với một người khác mà không phải chịu bất kỳ một sự
ràng buộc pháp lý nào từ bên còn lại.

Việc ly hôn chỉ làm chấm dứt quan hệ giữa vợ và chồng, không làm chấm dứt quan
hệ cha, mẹ, con. Giữa cha, mẹ và con vẫn tồn tại các quyền và nghĩa vụ theo quy định của
Điều 81 luật Hôn nhân và gia đình năm 2014:

- Sau ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo
dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc
không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.
- Hai vợ chồng được thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của
mỗi bên sau khi ly hôn đối với con. Nếu không thỏa thuận được thì Tòa án quyết
định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của
con.”

Một hậu quả của ly hôn cần lưu ý chính là việc phát sinh nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi
con sau ly hôn. Theo quy định của Điều 82 luật Hôn nhân và gia đình, người không trực
tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con. Mức cấp dưỡng này do hai bên thỏa thuận.
Nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu tòa án quyết định mức cấp dưỡng dựa trên quyền
lợi của con và điều kiện, thu nhập của người có nghĩa vụ cấp dưỡng.

Từ việc con sẽ ở với ai, được nuôi dạy ra sao hay việc chúng có thể phải đối mặt
với cuộc sống ngoài kia khi không nhận được sự chăm sóc đủ đầy từ cả cha và mẹ sẽ diễn
ra như thế nào đã phát sinh hậu quả của ly hôn đối với con cái là rất lớn.

Khi ly hôn, bố mẹ sẽ có cuộc sống mới cho riêng mình. Việc những đứa con vô tội
vô tình bị bỏ rơi là điều dễ gặp. Không ai có thể phủ nhận rằng nếu cha mẹ ly hôn, tâm lý
của con cái ít nhiều sẽ bị ảnh hưởng. Bao giờ trẻ cũng có cảm giác bị mất mát, thiệt thòi
so với bạn bè bởi gia đình chúng không hạnh phúc, bố mẹ ly hôn. Có thể trẻ sẽ cảm thấy
tự ti, ngại giao tiếp với mọi người, ít chia sẻ và có xu hướng sống khép kín.

Có lẽ bởi vì trẻ không nhận được sự chăm sóc, giáo dục đầy đủ bởi một trong hai bên cha
mẹ nữa. Một bên cha hoặc mẹ dù có yêu thương con đến mức nào thì mức sống, quỹ thời
gian,… và nhiều điều kiện khác cũng sẽ là nhân tố quyết định liệu người đó có đủ điều
kiện hơn người còn lại nắm giữ quyền trực tiếp nuôi con hay không.
2. Lý do chọn đề tài
Ly hôn là một chế định pháp luật đồng thời ly hôn cũng là một thực trạng đáng báo
động hiện nay. Tỷ lệ ly hôn ở các cặp vợ chồng đang cao ở mức chưa từng có. Tuy nhiên
tỷ lệ này không phải là xấu, nó cũng thể hiện được mức độ tự chủ của con người trong xã
hội hiện đại càng gia tăng, quyền phụ nữ và trẻ em càng được coi trọng. Mặc dù vậy,
không thể phủ nhận hậu quả mà ly hôn tạo ra có thể gây ảnh hưởng xấu cho mỗi cá nhân
trong gia đình nói riêng và xã hội nói chung nếu không được giải quyết thấu tình đạt lý.
Bộ môn khoa học pháp lý và những quy phạm pháp luật cụ thể có giá trị đặc biệt trong
việc loại trừ hoặc giảm bớt những hậu quả xấu do vấn đề ly hôn đặt ra. Người đầu tiên bị
ảnh hưởng và cũng là người chịu tổn thất nặng nề nhất từ việc ly hôn chính là những đứa
con. Dù đang còn nhỏ hay đã trưởng thành, dù cha mẹ có chia tay nhau trong tranh chấp
hay hòa bình thì đứa trẻ chắc chắn cũng sẽ bị ảnh hưởng nhất định tới cuộc sống và tinh
thần. Chính vì thế, việc xác định người trực tiếp nuôi con chính là phương thức hiệu quả
nhất nhằm đảm bảo cuộc sống và sự phát triển tự nhiên của đứa con. Giữa vợ hay chồng,
ai là người có khả năng nuôi con tốt nhất - người có thể đảm bảo sự phát triển cả về thể
chất và tinh thần của con luôn là câu hỏi được đặt ra đối với pháp luật mỗi khi vợ chồng
ly hôn tranh chấp quyền trực tiếp nuôi con. .
Xét về phương diện lịch sử nhà nước và pháp luật, dưới bất kỳ chế độ xã hội nào,
Nhà nước cũng quan tâm đến việc giải quyết việc ly hôn và hậu quả pháp lý của nó.
Nhưng đối với những xã hội khác nhau thì mục đích điều chỉnh của pháp luật đối với vấn
đề hôn nhân và gia đình nói chung cũng như việc ly hôn và giải quyết hậu quả của nó nói
riêng là hoàn toàn khác nhau. Trong thực tế, nhìn chung các vụ kiện về hôn nhân và gia
đình là không đơn giản. Bởi vì ngoài việc đụng chạm đến quyền lợi thiết thân của các bên
đương sự về mặt vật chất thì vấn đề chủ yếu nhất chính là việc đụng chạm đến tình cảm
của vợ, chồng; giữa cha, mẹ với con cái. Cho nên nếu giải quyết vấn đề này không hợp
tình, hợp lý, không dựa trên nguyên tắc bình đẳng, không làm thỏa mãn đối với các bên
đương sự sẽ dẫn đến việc ảnh hưởng không nhỏ đến lợi ích của cá nhân cũng như lợi ích
chung của xã hội không những thế còn gây nên tình trạng mất đoàn kết giữa các bên
đương sự. Vì vậy, trong quá trình xem xét, giải quyết vấn đề quyền và nghĩa vụ nuôi con
của cha mẹ sau ly hôn theo pháp luật Việt Nam thì Tòa án ngoài việc xét xử đảm bảo
đúng với luật pháp Việt Nam, còn phải giải quyết nhanh chóng và đặt sự phát triển của trẻ
em lên hàng đầu.

3. Mục tiêu

Trên cơ sở lý luận chung của pháp luật về vấn đề ly hôn và xác định quyền nuôi
con, tiểu luận muốn phân tích và làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn của pháp luật
Việt Nam về căn cứ xác định người trực tiếp nuôi con khi cha mẹ ly hôn. Trên cơ sở đánh
giá thực trạng pháp luật hiện hành, làm rõ và phân tích những điều kiện, căn cứ đồng thời
đề xuất một số giải pháp hoàn thiện pháp luật và tăng cường hiệu quả áp dụng pháp luật
trong thời đại mới nhằm bảo vệ quyền và lợi ích của con cái cũng như đảm bảo quyền lợi
chính đáng của vợ chồng trong việc nuôi dưỡng, chăm sóc con. Cụ thể, luận văn sẽ cung
cấp:

- Luận văn phân tích và làm rõ cơ sở lý luận của pháp luật Việt Nam về những căn
cứ xác định người trực tiếp nuôi con khi cha mẹ ly hôn.

- Luận văn đánh giá thực trạng pháp luật Việt Nam hiện hành về vấn đề xác định
người trực tiếp nuôi con khi ly hôn và thực tiễn áp dụng.

- Luận văn đề xuất một số phương hướng, giải pháp hoàn thiện pháp luật và tăng
cường hiệu quả điều chỉnh của pháp luật trong việc xác định người trực tiếp nuôi
con khi cha mẹ ly hôn.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài

a. Đối tượng nghiên cứu

Luận văn hướng tới nghiên cứu pháp luật Việt Nam hiện hành trong lĩnh vực hôn
nhân gia đình, tố tụng dân sự; các văn bản pháp luật quốc tế về bảo vệ phụ nữ, trẻ em, về
bình đẳng giới; các công trình khoa học trên các tạp chí và thực tiễn xét xử tại tòa án. Coi
đó là đối tượng nghiên cứu của đề tài.

b. Phạm vi nghiên cứu

Luận văn tập trung nghiên cứu vấn đề căn cứ xác định người trực tiếp nuôi con khi
cha mẹ ly hôn theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành.

5. Phương pháp nghiên cứu

Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu như: Phương pháp duy vật biện
chứng, phương pháp duy vật lịch sử, phương pháp phân tích tổng hợp, so sánh, logic học
và xã hội học để làm rõ nội dung các vấn đề cần nghiên cứu của đề tài nhằm đảm bảo tính
khoa học.

Tài liệu tham khảo:


https://luatquanghuy.vn/tu-van-luat/ly-hon/ly-hon-la-gi/

You might also like