You are on page 1of 30

KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

BỘ MÔN PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG


----------

TIỂU LUẬN CUỐI KỲ


***
KẾT HÔN TRÁI PHÁP LUẬT
LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

MÃ MÔN HỌC: GELA220405


THỰC HIỆN: NHÓM 09
LỚP: THỨ 7 TIẾT 4-6
GVHD: TH.S VÕ THỊ MỸ HƯƠNG
Tp. Hồ Chí Minh, tháng 12 năm 2022
DANH SÁCH THÀNH VIÊN THAM GIA VIẾT TIỂU LUẬN
HỌC KỲ I NĂM HỌC 2022-2023

Nhóm: 09 ( Lớp thứ 7 – Tiết 4-6)

Tên đề tài: Kết hôn trái pháp luật - Lý luận và thực tiễn.
TỈ LỆ %
STT HỌ VÀ TÊN SINH VIÊN MÃ SỐ SINH VIÊN
HOÀN THÀNH

1 Trần Như Quỳnh 22110218 100%

2 Nguyễn Võ Cát Tường 22110163 100%

3 Lê Nguyễn Tường Vy 22110272 100%

4 Trần Nguyễn Quốc Bảo 22110112 100%

5 Bùi Lê Đông Quân 22110213 100%

Ghi chú:

- Tỷ lệ % = 100%: Mức độ phần trăm của từng sinh viên tham gia.

- Trưởng nhóm: Lê Nguyễn Tường Vy SĐT: 0364729370

Nhận xét của giáo viên

…………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………….

Ngày 16 tháng 12 năm 2022


MỤC LỤC

A. PHẦN MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 3

1. Lí do chọn đề tài ........................................................................................................ 3

2. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................................. 4

3. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................................... 4

4. Bố cục đề tài ............................................................................................................... 4

B. NỘI DUNG......................................................................................................................... 5

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾT HÔN TRÁI PHÁP LUẬT ......................... 5

1.1. Khái niệm kết hôn trái pháp luật .................. Error! Bookmark not defined.

1.2. Người có quyền yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật ..................... 6

1.3. Hậu quả pháp lý của việc hủy kết hôn trái pháp luật ................................. 6

1.4. Xử lý việc đăng ký kết hôn không đúng thẩm quyền .................................. 7

1.5. Giải quyết hậu quả của việc nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng
mà không đăng ký kết hôn ....................................... Error! Bookmark not defined.

1.6. Quyền, nghĩa vụ của cha mẹ và con trong trường hợp nam, nữ chung sống
với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn ............................................... 9

1.7. Xử lý việc kết hôn trái pháp luật .............................................................. 12

1.7.1. Biện pháp hành chính (xem nghị định về xử phạm vi phạm hành
chính) ...................................................................... Error! Bookmark not defined.

1.7.2. Biện pháp về hình sự .................................... Error! Bookmark not defined.

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ THỰC TIỄN XỬ LÝ KẾT HÔN TRÁI PHÁP LUẬT ........... 19

2.1. Cưỡng ép kết hôn .......................................... Error! Bookmark not defined.

2.2. Cản trở kết hôn ......................................................................................... 20

1
2.3. Kết hôn giả (kết hôn nhằm mục đích xuất cảnh) ...................................... 21

2.4. Lừa dối kết hôn ......................................................................................... 21

2.5. Mang thai hộ nhằm mục đích thương mại ................................................ 22

C. KẾT LUẬN ...................................................................................................................... 24


PHỤ LỤC KẾ HOẠCH PHÂN CÔNG VIẾT TIỂU LUẬN

PHỤ LỤC TỪ VIẾT TẮT

TÀI LIỆU THAM KHẢO

2
A. PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài
1.1. Tầm quan trọng của hôn nhân và gia đình
Hôn nhân và gia đình là hai yếu tố cốt lõi cấu thành nên một xã hội văn mình và không
ngừng phát triển. Cũng từ hôn nhân, các chức năng cơ bản của gia đình được tiếp nối,
thực hiện. Do đó có thể nói, hôn nhân là việc riêng của các cá nhân nhưng có ảnh hưởng
lớn đến giá trị của gia đình, đến sự bền vững và phát triển của toàn xã hội. Đối với nền
văn hóa Việt Nam, quan niệm của xã hội vẫn coi trọng giá trị của hôn nhân và coi đây là
hình thức chung sống tối ưu nhất, có lợi cho sự phát triển của con người nhất. Theo quan
điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong Hội nghị cán bộ thảo luận Dự thảo Luật Hôn nhân
và gia đình vào tháng 10 - 1959: “Quan tâm đến gia đình là đúng, vì nhiều gia đình cộng
lại mới thành xã hội, gia đình tốt thì xã hội mới tốt, xã hội tốt thì gia đình càng tốt hơn,
hạt nhân của xã hội là gia đình. Chính vì vậy, muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội là phải
chú ý hạt nhân cho tốt”.
1.2. Kết hôn trái pháp luật và hậu quả
Tuy nhiên, mối quan hệ ấy đang bị đe dọa và hủy hoại bởi những yếu tố đến từ cả hai mặt
chủ quan và khách quan. Thực tế đã tồn tại nhiều trường hợp kết hôn trái pháp luật gây ra
những ảnh hưởng tiêu cực đến mối quan hệ gia đình, không chỉ tác động trực tiếp đến
quyền lợi của các bên chủ thể, mà còn tác động đến lối sống và đạo đức xã hội, gây trì trệ
cho việc phát triển của nước nhà. Kết Hôn trái pháp luật không còn là một vấn đề quá
mới mẻ đối với hầu hết mọi người,nhưng luôn là vấn đề nhức nhối được toàn xã hội quan
tâm và ưu tiên tìm cách giải quyết.
Bài tiểu luận của chúng em với tên đề tài “Kết hôn trái pháp luật, lý luận và thực tiễn”
nhằm tập trung nghiên cứu các vấn đề lý luận và thực tiễn của kết hôn trái pháp luật ngày
nay, hướng xử lý bằng cách hủy việc kết hôn trái pháp luật được quy định cụ thể trong
Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 (Luật HNGĐ 2014). Qua đó, giúp mọi người có cái
nhìn chính xác và toàn diện hơn về vấn đề kết hôn trái pháp luật, đồng thời đề xuất

3
phương hướng để hoàn thiện quy định của pháp luật, giải pháp nhằm hạn chế và xử lý kịp
thời các trường hợp kết hôn trái pháp luật hiện nay.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Nắm rõ các khái niệm ,các trường hợp vi phạm đến luật hôn nhân và gia đình. Từ đó tìm
ra những nguyên nhân về những hành vi kết hôn trái pháp luật. Giúp mọi người hiểu rõ
về luật hôn nhân nhằm nâng cao ý thức xem trọng giá trị của gia đình, góp phần bảo vệ
quyền, lợi ích của chủ thể của xã hội.
3. Phương pháp nghiên cứu
Tra cứu tài liệu, tổng hợp và phân tích thông tin, nghiên cứu và đưa ra những nhận xét,
đánh giá.
4. Bố cục đề tài
Tiểu luận được trình bày với nội dung gồm 2 chương chính:
Chương 1: Cơ sở lí luận về kết hôn trái pháp luật.
Chương 2: Cơ sở thực tiễn xử lý kết hôn trái pháp luật

4
B. NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ KẾT HÔN TRÁI PHÁP LUẬT

1.1. Khái niệm kết hôn trái pháp luật


Theo khoản 6 Điều 3 Luật hôn nhân và Gia đình năm 2014, kết hôn trái pháp luật là
việc nam, nữ đã đăng ký kết hôn tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhưng một
bên hoặc cả hai bên vi phạm điều kiện kết hôn theo quy định tại Điều 8 Luật hôn
nhân và Gia đình năm 2014.
Các điều kiện kết hôn theo Điều 8 Luật hôn nhân và Gia đình 2014 gồm:
- Nam từ 20 tuổi trở lên, nữ từ 18 tuổi trở lên.
- Việc kết hôn do nam và nữ tự quyết định.
- Không bị mất năng lực hành vi dân sự.
- Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy
định tại các điểm a, b, c, d khoản 2 Điều 5 Luật hôn nhân và Gia đình 2014
như:
a. Kết hôn giả tạo, ly hôn giả tạo.
b. Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn
c. Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng
với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung
sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ.
d. Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng
máu về trực hệ, giữa những người cùng dòng máu về trực hệ, giữa những
người có họ trong phạm vi ba đời, giữa cha mẹ nuôi với con nuôi, giữa
người đã từng là cha mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ
với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của
chồng.
Một số ví dụ về hành vi kết hôn trái pháp luật:
- Bố mẹ hẹn ước với nhau nên cưỡng ép con của họ phải kết hôn với nhau,
hoặc do nợ của người nam một khoản tiền nên ép kết hôn để trừ nợ.( trường
hợp cưỡng ép )
- Kết hôn giả với người nước ngoài để nhập tịch (trường hợp kết hôn giả tạo).

5
1.2. Người có quyền yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật
Người bị cưỡng ép kết hôn, bị lừa dối kết hôn:
- Cơ sở pháp lí: Theo khoản 1 Điều 10 Luật hôn nhân và Gia đình 2014, người bị
cưỡng ép kết hôn, bị lừa dối kết hôn, theo quy định của pháp luật về tố tụng dân
sự có quyền:
• Tự mình hoặc đề nghị cá nhân, tổ chức quy định tại khoản 2 Điều này yêu
cầu Tòa án hủy việc kết hôn trái pháp luật do việc kết hôn vi phạm điều kiện
tự nguyện quy định tại điểm b khoản 1 Điều 8 Luật hôn nhân và Gia đình
2014.
Cá nhân, cơ quan, tổ chức theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự:
- Cơ sở pháp lí: Theo khoản 2 Điều 10 Luật hôn nhân và Gia đình 2014
• Vợ, chồng của người đang có vợ, có chồng mà kết hôn với người khác; cha,
mẹ, con, người giám hộ hoặc người đại diện theo pháp luật của người kết
hôn trái pháp luật…
• Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình.
• Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em.
• Hội liên hiệp phụ nữ
Ví dụ về người có quyền yêu cầu hủy kết hôn trái pháp luật:
- Ngày 10/10/2022 anh A kết hôn với chị C. Ngày 10/11/2022 chị D nộp đơn yêu
cầu tòa án hủy hôn nhân của họ vì cho rằng họ kết hôn trong lúc chị D và anh A
đang ly thân chứ chưa ly hôn là trái pháp luật ( có chứng cứ xác thực). Như vậy
Anh A đã vi phạm khoản 2 Điều 10 Luật hôn nhân và Gia đình 2014.
1.3. Hậu quả pháp lý của việc hủy kết hôn trái pháp luật

Theo quy định tại Điều 12 Luật hôn nhân và Gia đình 2014 những hậu quả pháp lý của
việc hủy hết hôn trái pháp luật như sau:

- Khi việc kết hôn trái pháp luật bị hủy thì hai bên kết hôn phải chấm dứt quan hệ
vợ chồng.
- Quyền, nghĩa vụ của cha, mẹ, con được giải quyết theo quy định về quyền,
nghĩa vụ của cha, mẹ, con khi ly hôn.

6
- Quan hệ tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng giữa các bên được giải quyết theo quy
định tại Điều 16 Luật hôn nhân và gia đình 2014:
• Quan hệ tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng của nam nữ chung sống với nhau
như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn được giải quyết theo thỏa thuận
giữa các bên, trong trường hợp không có thỏa thuận thì giải quyết theo quy
định của Bộ luật dân sự và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
• Việc giải quyết quan hệ tài sản bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của phụ nữ
và con; công việc nội trợ và công việc khác có liên quan để duy trì đời sống
chung được coi như lao động có thu nhập.
1.4. Xử lý việc đăng ký kết hôn không đúng thẩm quyền

Đăng ký kết hôn đúng thẩm quyền theo khoản 1, Điều 9 luật hôn nhân và gia đình năm
2014 là:

“Việc kết hôn phải được đăng ký và do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện
theo quy định của Luật này và pháp luật về hộ tịch.”

“Việc kết hôn không được đăng ký theo quy định tại khoản này thì không có giá
trị pháp lý.”

Vậy việc đăng ký kết hôn không đúng thẩm quyền là việc hai bên nam, nữ đủ điều
kiện kết hôn theo quy định tại Điều 8 của luật hôn nhân và gia đình thực hiện việc
đăng ký kết hôn tại cơ quan nhà nước không có thẩm quyền đăng ký kết hôn theo quy
định của pháp luật.

Theo đó trường hợp kết hôn này sẽ không được công nhận và sẽ được xử lý theo quy
định của pháp luật.

Xử lý kết hôn không đúng thẩm quyền theo Điều 3 luật hôn nhân và gia đình năm
2014:

“Trong trường hợp việc đăng ký kết hôn không đúng thẩm quyền thì khi có yêu
cầu, cơ quan nhà nước có thẩm quyền thu hồi, hủy bỏ giấy chứng nhận kết hôn theo
quy định của pháp luật về hộ tịch và yêu cầu hai bên thực hiện lại việc đăng ký kết hôn

7
tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Trong trường hợp này, quan hệ hôn nhân được
xác lập từ ngày đăng ký kết hôn trước.”

Đối với việc thu hồi, hủy bỏ giấy chứng nhận kết hôn không đúng thẩm quyền chỉ có
cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận kết hôn mới có quyền thu hồi, hủy bỏ
giấy chứng nhận không đúng thẩm quyền của cơ quan cấp dưới theo điều 69 và điều
70 của Luật Hộ Tịch 2014.

Đối với việc đăng ký kết hôn lại do không đúng thẩm quyền khi kết hôn lại thì quan hệ
hôn nhân vẫn được tính kể từ ngày đăng ký kết hôn trước, các quyền lợi và quan hệ
hôn nhân không bị ảnh hưởng.

1.5. Giải quyết hậu quả của việc nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng
mà không đăng ký kết hôn

Điều 14 Luật Hôn nhân và gia đình quy định:

“Nam, nữ có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật này chung sống với
nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn thì không làm phát sinh quyền, nghĩa
vụ giữa vợ và chồng. Quyền, nghĩa vụ đối với con, tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng giữa
các bên được giải quyết theo quy định tại Điều 15 và Điều 16 của Luật này”

“Trong trường hợp nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng theo quy định tại
khoản 1 Điều này nhưng sau đó thực hiện việc đăng ký kết hôn theo quy định của pháp
luật thì quan hệ hôn nhân được xác lập từ thời điểm đăng ký kết hôn”

Vì thế, khi nam, nữ kết sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn thì khi
ly hôn, toàn án sẽ không công nhận quan hệ vợ chồng của hai bên. Để giải quyết các
vấn đề về con chung và tài sản thì căn cứ vào Điều 15 và Điều 16 Luật Hôn nhân và
gia đình 2014.

- Về con chung: đối với con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi,
trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc,
nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích
của con theo Khoản 3 Điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình 2014.

8
- Về quan hệ tài sản: vấn đề quan hệ tài sản của nam, nữ chung sống với nhau
như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn được giải quyết theo thỏa thuận giữa
các bên; trong trường hợp không có thỏa thuận thì giải quyết theo quy định của
Bộ luật dân sự và các quy định khác của pháp luật có liên quan theo Điều 16
Luật Hôn nhân và gia đình 2014.
1.6. Quyền, nghĩa vụ của cha mẹ và con trong trường hợp nam nữ chung sống
với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn

Theo Điều 15 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định:

“Quyền, nghĩa vụ giữa nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng và con được
giải quyết theo quy định của Luật này về quyền, nghĩa vụ của cha mẹ và con”

Theo Điều 16 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định:

“Quan hệ tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng của nam, nữ chung sống với nhau như vợ
chồng mà không đăng ký kết hôn được giải quyết theo thỏa thuận giữa các bên; trong
trường hợp không có thỏa thuận thì giải quyết theo quy định của Bộ luật dân sự và các
quy định khác của pháp luật có liên quan.”

“Việc giải quyết quan hệ tài sản phải bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của phụ nữ
và con; công việc nội trợ và công việc khác có liên quan để duy trì đời sống chung
được coi như lao động có thu nhập.”

- Trực tiếp nuôi con


• Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi
dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi
dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình
theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình, Bộ luật dân sự và các luật khác
có liên quan.
• Nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn phải
có trách nhiệm thỏa thuận với nhau để một người nuôi con là người trực tiếp
nuôi dạy, chăm sóc con và người còn lại có nghĩa vụ cấp dưỡng. Nếu không
thể thỏa thuận được có thể yêu cầu tòa án giải quyết.

9
• Nếu con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp
người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng,
giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.
• Nếu bé dưới 7 tuổi, tòa án sẽ căn cứ quyền lợi của con và điều kiện của các
bên để đưa ra quyết định trao quyền chăm sóc, nuôi dưỡng con cho ai
• Cha, mẹ trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu người không trực tiếp nuôi con
thực hiện các nghĩa vụ theo quy định tại Điều 82 của Luật hôn nhân và gia
đình; yêu cầu người không trực tiếp nuôi con cùng các thành viên gia đình
tôn trọng quyền được nuôi con của mình.
• Cha, mẹ trực tiếp nuôi con cùng các thành viên gia đình không được cản trở
người không trực tiếp nuôi con trong việc thăm nom, chăm sóc, nuôi dưỡng,
giáo dục con.
- Không trực tiếp nuôi con
• Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ tôn trọng quyền của con được
sống chung với người trực tiếp nuôi.
• Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.
• Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm
nom con mà không ai được cản trở.
• Tuy nhiên nếu cha, mẹ không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom
để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi
dưỡng, giáo dục con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án
hạn chế quyền thăm nom con của người đó.
- Thay đổi người trực tiếp nuôi con
• Trong trường hợp có yêu cầu của cha, mẹ hoặc cá nhân, tổ chức được quy
định tại khoản 5 Điều 84 Luật hôn nhân và gia đình, Tòa án có thể quyết
định việc thay đổi người trực tiếp nuôi con.
• Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con được giải quyết khi có một trong các
căn cứ sau đây:

a) Cha, mẹ có thỏa thuận về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phù hợp
với lợi ích của con;

10
b) Người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom,
chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.

Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phải xem xét nguyện vọng của con từ đủ 07 tuổi
trở lên.

Trong trường hợp xét thấy cả cha và mẹ đều không đủ điều kiện trực tiếp nuôi con thì
Tòa án quyết định giao con cho người giám hộ theo quy định của Bộ luật dân sự.

Trong trường hợp có căn cứ theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều này thì trên cơ sở
lợi ích của con, cá nhân, cơ quan, tổ chức sau có quyền yêu cầu thay đổi người trực
tiếp nuôi con:

a) Người thân thích;


b) Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình;
c) Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em;
d) Hội liên hiệp phụ nữ.
- Đối với con chưa thành niên
• Cha, mẹ bị hạn chế quyền đối với con chưa thành niên trong các trường hợp
sau đây:

a) Bị kết án về một trong các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân
phẩm, danh dự của con với lỗi cố ý hoặc có hành vi vi phạm nghiêm trọng
nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con;

b) Phá tán tài sản của con;

c) Có lối sống đồi trụy;

d) Xúi giục, ép buộc con làm những việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội.

Căn cứ vào từng trường hợp cụ thể, Tòa án có thể tự mình hoặc theo yêu cầu của cá
nhân, cơ quan, tổ chức quy định tại Điều 86 của Luật này ra quyết định không cho cha,
mẹ trông nom, chăm sóc, giáo dục con, quản lý tài sản riêng của con hoặc đại diện
theo pháp luật cho con trong thời hạn từ 01 năm đến 05 năm. Tòa án có thể xem xét
việc rút ngắn thời hạn này

11
1.7. Xử lý việc kết hôn trái pháp luật

1.7.1 . Biện pháp hành chính

Biện pháp hành chính là việc các cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng các quy
định về xử phạt hành chính đối với các bên kết hôn và các chủ thể thực hiện những
hành vi vi phạm liên quan đến kết hôn trái pháp luật. Biện pháp hành chính được áp
dụng để xử lý các bên kết hôn trái pháp luật khi có sự cố ý duy trì quan hệ chung sống
trái pháp luật giữa các bên kết hôn trái pháp luật, do vi phạm điều kiện kết hôn mà
pháp luật hành chính cho rằng, đã vi phạm trật tự công cộng và cần thiết phải xử lý.
Tuy nhiên, cần lưu ý biện pháp hành chính có thể không được áp dụng đối với một số
chủ thể trong quan hệ kết hôn trái pháp luật vì các lý do như độ tuổi hoặc là nạn nhân
của việc kết hôn trái pháp luật. Mặt khác, biện pháp hành chính cũng có thể được áp
dụng đối với những chủ thể khác (không phải là hai bên kết hôn) có hành vi vi phạm
hành chính trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình như: tổ chức tảo hôn, cưỡng ép kết
hôn, cản trở hôn nhân tự nguyện… hoặc vi phạm quy định về đăng ký kết hôn. Có thể
kết hợp đa dạng nhiều hình thức xử lý khác nhau với các bên kết hôn trái pháp luật và
các chủ thể có liên quan. Tuy nhiên, việc áp dụng các biện pháp hành chính khi xử lý
quan hệ kết hôn trái pháp luật phải thực hiện theo các quy định của pháp luật về xử lý
vi phạm hành chính. Biện pháp hành chính được áp dụng phổ biến để xử lý kết hôn
trái pháp luật là cảnh cáo và phạt tiền.

Tại Điều 59 Nghị định số 82/2020/NĐ-CP quy định như sau:

1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi
sau:

a) Đang có vợ hoặc đang có chồng mà kết hôn với người khác, chưa có vợ hoặc chưa
có chồng mà kết hôn với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ;

b) Đang có vợ hoặc đang có chồng mà chung sống như vợ chồng với người khác;

c) Chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà chung sống như vợ chồng với người mà mình
biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ;

12
d) Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con
nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế
với con riêng của chồng;

đ) Cản trở kết hôn, yêu sách của cải trong kết hôn hoặc cản trở ly hôn.

2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi
sau:

a) Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực
hệ hoặc giữa những người có họ trong phạm vi ba đời;

b) Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi;

c) Cưỡng ép kết hôn hoặc lừa dối kết hôn; cưỡng ép ly hôn hoặc lừa dối ly hôn;

d) Lợi dụng việc kết hôn để xuất cảnh, nhập cảnh, cư trú, nhập quốc tịch Việt Nam,
quốc tịch nước ngoài; hưởng chế độ ưu đãi của Nhà nước hoặc để đạt được mục đích
khác mà không nhằm mục đích xây dựng gia đình;

đ) Lợi dụng việc ly hôn để trốn tránh nghĩa vụ tài sản, vi phạm chính sách, pháp luật
về dân số hoặc để đạt được mục đích khác mà không nhằm mục đích chấm dứt hôn
nhân.

3. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại
các điểm d và đ khoản 2 Điều này.

1.7.2. Biện pháp hình sự

1. Tội cưỡng ép kết hôn, ly hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, cản
trở ly hôn tự nguyện
Theo điểm b khoản 1 Điều 8 Luật HNGĐ 2014: “Việc kết hôn do nam và nữ tự
nguyện quyết định”. Sự tự nguyện ở đây được hiểu là mong muốn gắn bó, cùng chung
sống với nhau của hai người. Nam, nữ tự quyết đối với việc kết hôn một cách chủ quan
theo như ý muốn của họ mà không phải chịu bất cứ sự ép buộc, tác động bởi bất kỳ ai,
bất kỳ yếu tố nào. Và sự tự nguyện đó phải được biểu hiện ra bên ngoài thông qua việc

13
nam, nữ cùng trực tiếp ký chứng nhận kết hôn và sổ đăng ký kết hôn tại cơ quan Nhà
nước có thẩm quyền. Ngoài ra, Luật HNGĐ không quy định cơ chế đại diện trong kết
hôn đồng thời cấm hành vi cưỡng ép, lừa dối, cản trở việc kết hôn làm cho việc kết
hôn không đảm bảo tính tự nguyện. Quyền kết hôn là quyền gắn liền với nhân thân của
mỗi người, do đó việc kết hôn phải do người kết hôn tự nguyện quyết định. Yếu tố tự
nguyện là yếu tố quan trọng khởi nguồn cho cuộc hôn nhân hợp pháp, là cơ sở đảm
bảo quyền lợi chính đáng của hai bên và đặc biệt là đảm bảo quyền bình đẳng, quyền
tự do lựa chọn trong hôn nhân.
2. Tội vi phạm chế độ một vợ, một chồng
Trên nguyên tắc hiến định 20, khoản 1 Điều 2 Luật HNGĐ 2014 khẳng định:“Hôn
nhân tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng”. Hôn nhân phải được
xây dựng trên nguyên tắc một vợ, một chồng. Vì vậy, pháp luật HNGĐ cấm hành vi:
“Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người
khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với
người đang có chồng, có vợ”. Và để hiểu như thế nào là phù hợp về“Người đang có
vợ, có chồng” sẽ căn cứ theo khoản 4 Điều 2 TTLT số 01/2016. Tuy nhiên, có những
trường hợp người có nhiều vợ hoặc nhiều chồng nhưng vẫn được Nhà nước thừa nhận.
Đó là trường hợp cán bộ, bộ đội miền Nam đã có vợ hoặc chồng ở miền Nam, tập kết
ra Bắc (1954) lại lấy vợ hoặc chồng khác. Sau khi đất nước thống nhất thì họ trở về
đoàn tụ gia đình và thực tế đã tồn tại một người có hai vợ hoặc hai chồng. Đây là
những trường hợp do ảnh hưởng của chiến tranh, hoàn cảnh đất nước thay đổi nên
không được coi là trái pháp luật. Khi giải quyết các trường hợp này, quyền và lợi ích
của tất cả các bên đều được pháp luật quan tâm, bảo vệ. Đối với trường hợp người bị
Tòa án tuyên bố là đã chết theo Điều 71 BLDS 2015, sau khi tuyên bố chết thì quan hệ
hôn nhân của họ sẽ chấm dứt, tức là vợ hoặc chồng của họ có quyền kết hôn với người
khác. Tuy nhiên, trong trường hợp người bị tuyên bố chết đó trở về và được Tòa án
hủy bỏ tuyên bố chết mà vợ hoặc chồng của họ đã kết hôn với người khác thì quan hệ
hôn nhân được xác lập sau vẫn có hiệu lực pháp luật và không bị coi là kết hôn trái
pháp luật. Như vậy, kết hôn đối với người đang có vợ hoặc có chồng là một trường
hợp cấm kết hôn theo pháp luật Việt Nam. Tuy nhiên, hiện tại vẫn có một số trường

14
hợp cố tình vi phạm với nhiều lý do khác nhau và để giải quyết thì cần xem xét một
cách cụ thể nhằm bảo toàn quyền và lợi ích của các bên
3. Tội tổ chức tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn
Tảo hôn là việc lấy vợ, lấy chồng khi một bên hoặc cả hai bên chưa đủ tuổi kết hôn
theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 8 theo Luật HNGĐ 2014. Nhà nước CHXHCN
Việt Nam cấm việc tảo hôn bởi lẽ nó sẽ đánh mất đi tương lai của những đứa trẻ - nạn
nhân của tình trạng này, làm mất đi cơ hội học tập, quyền được vui chơi, có việc làm
tốt, cơ hội để cải thiện điều kiện sống và chăm sóc sức khỏe của cả mẹ và trẻ. Không
chỉ trực tiếp ảnh hưởng đến bản thân và gia đình mà việc tảo hôn có ảnh hưởng lớn
đến xã hội khi chất lượng dân số bị tác động mạnh bởi tình trạng này. Các cặp bố mẹ
trẻ chưa có sự phát triển đầy đủ về tâm sinh lý khiến cho tỷ lệ những đứa trẻ mang
khiếm khuyết về mặt cơ thể tăng cao hơn bình thường, tạo thêm gánh nặng cho vợ
chồng, cho xã hội. Vì thế Nhà nước ta xem đây là một vấn nạn cần phải bài trừ.
Kết hôn là một quyền thiêng liêng chứ không phải là nghĩa vụ. Do đó, Nhà nước
luôn đề cao tính tự nguyện và đặt sự tự nguyện là điều kiện bắt buộc trong hôn
nhân.Theo quy định tại khoản 9 Điều 3, “Cưỡng ép kết hôn là việc đe dọa, uy hiếp tinh
thần, hành hạ, ngược đãi, yêu sách của cải hoặc hành vi khác để buộc người khác phải
kết hôn trái với ý muốn của họ”, có thể thấy, việc cưỡng ép kết hôn là do một trong hai
bên ép buộc bên kia kết hôn với mình hoặc một trong hai bên bị người khác ép buộc
kết hôn thông qua việc tác động lên tinh thần là chủ yếu. Hiện nay, mặc dù tình trạng
này không còn thường xuyên diễn ra nhưng vẫn có thể dễ dàng bắt gặp thông qua việc
“cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy” của những cặp phụ huynh vì hoàn cảnh gia đình hay vì
“môn đăng hộ đối” mà ép buộc hoặc ngăn cản con mình kết hôn. Tất cả việc này đều
trái với tinh thần tự nguyện của pháp luật HNGĐ Việt Nam hiện nay.
“Kết hôn giả tạo là việc lợi dụng kết hôn để xuất cảnh, nhập cảnh, cư trú, nhập
quốc tịch Việt Nam, quốc tịch nước ngoài; hưởng chế độ ưu đãi của Nhà nước hoặc để
đạt được mục đích khác mà không nhằm mục đích xây dựng gia đình”. Có thể hiểu
rằng, lừa dối để kết hôn là một trong hai người đã nói sai sự thật về người đó làm cho
người kia lầm tưởng mà kết hôn hoặc một trong hai người kết hôn đã hứa hẹn sẽ làm
việc gì đó có lợi cho người kia làm người kia đồng ý kết hôn. Tuy nhiên, để xác định
lừa dối thì phải xem đây là lừa dối hoàn toàn, bởi lẽ người bị lừa dối ở đây cũng có thể

15
đang vì mục đích riêng của mình, nhằm đạt những lợi ích cụ thể mà đồng ý kết hôn,
hoàn toàn không phải vì tình yêu. Chính vì thế, việc xác định như vậy không phải là
dễ.
Để xử lý những trường hợp này, pháp luật Việt Nam cũng khá linh hoạt và mềm
dẻo. Cơ bản tất cả mọi sự việc đều phải được giải quyết một cách “thấu tình đạt
lý”,không thể cứ cứng nhắc theo pháp luật mà còn phải vì quyền lợi của đôi bên và cả
con cái của họ. Tòa án phải xem xét hôn nhân từ lúc kết hôn cho tới lúc đưa ra xem
xét,giải quyết, lựa chọn phương án tốt nhất và tối ưu nhất để đảm bảo quyền và lợi ích
hợp pháp cho người vợ, người chồng và con của họ.
4. Tội loạn luân
Kết hôn với những người có cùng dòng máu về trực hệ, những người có họ trong
phạm vi ba đời hoặc đã từng có quan hệ thích thuộc kết hôn với nhau Theo quy định
tại điểm d khoản 2 Điều 5 Luật HNGĐ 2014 thì cấm hành vi“Kết hôn hoặc chung
sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có
họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi;giữa người đã từng là cha, mẹ
nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng
của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng”.Chưa bàn đến chuyện trái với thuần phong mỹ
tục của người Việt Nam, việc kết hôn giữa những người trong trực hệ sẽ làm gia tăng
tỷ lệ khiếm khuyết ở những đứa trẻ được sinh ra là kết quả của mối quan hệ này. Do
đó, pháp luật hôn nhân cấm kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người
có cùng dòng máu về trực hệ,những người có họ trong phạm vi ba đời với nhau để
đảm bảo cho con cái sinh ra được khỏe mạnh, nòi giống phát triển lành mạnh, đảm bảo
lợi ích gia đình và lợi ích xã hội.Xét về quy chuẩn đạo đức thì việc kết hôn trong trực
hệ, giữa những người cùng họ trong phạm vi ba đời là một việc đi ngược với tập quán
tốt đẹp của dân tộc. Không Chỉ cấm kết hôn giữa những người có quan hệ huyết thống,
Luật HNGĐ còn cấm kết hôn giữa những người có quan hệ cha, mẹ nuôi với con nuôi,
giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với
con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng. Cơ bản những
người này không có quan hệ máu mủ với nhau nhưng để bảo vệ quan hệ trong gia
đình, tôn trọng thứ bậc trên dưới, cũng như để phù hợp với đạo đức xã hội nên luật
pháp Việt Nam quy định cấm các hành vi này. Bên cạnh đó, điều kiện cấm này còn

16
giúp ngăn ngừa các hành vi lợi dụng các mối quan hệ phụ thuộc mà ép buộc hay
cưỡng ép kết hôn
5. Tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu hoặc người
có công nuôi dưỡng mình
Nước Việt Nam ta từ lâu đã phong tục “Uống nước nhớ nguồn”, “Ăn quả nhớ kẻ trồng
cây” chính vì thế ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu hoặc
người có công nuôi dưỡng mình là đáng phê phán, cần phải có những bản án nghiêm
khắc. Theo luật HNGĐ 2014 đề cập: “Người nào đối xử tồi tệ hoặc có hành vi bạo lực
xâm phạm thân thể ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu hoặc người có công nuôi
dưỡng mình thuộc một trong những trường hợp sau đây, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải
tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a. Thường xuyên làm cho nạn nhân bị đau đớn về thể xác, tinh thần;
b. Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm”.
c. Tóm lại, tùy theo tính chất, mức độ và hậu quả của hành vi, người có hành vi
hành hạ, ngược đãi ông bà, bố mẹ có thể bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu
trách nhiệm hình sự theo những quy định cụ thể nêu trên.
6. Tội từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng
Người có hành vi trốn tránh cấp dưỡng sẽ bị xử phạt hành chính theo Nghị định
167/2013/NĐ-CP, cụ thể:
Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong
những hành vi sau đây:
1. Từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng giữa vợ và chồng sau ly ôn; từ chối
hoặc trốn tránh nghĩa vụ nuôi dưỡng giữa anh, chị, em với nhau, giữa ông bà
nội, ông bà ngoại và cháu theo quy định của pháp luật
2. Từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng, nuôi dưỡng cha, mẹ; nghĩa vụ cấp
dưỡng, chăm sóc con sau khi ly hôn theo quy định của pháp luật
Ngoài ra hành vi này còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự
Người nào có nghĩa vụ cấp dưỡng và có khả năng thực tế để thực hiện việc cấp dưỡng
đối với người mà mình có nghĩa vụ cấp dưỡng theo quyết định của Tòa án mà từ chối
hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng, làm cho người được cấp dưỡng lâm vào tình trạng
nguy hiểm đến tính mạng, sức khỏe hoặc đã bị xử phạt hành chính về một trong các

17
hành vi quy định tại Điều này mà còn vi phạm, nếu không thuộc trường hợp quy định
tại Điều 380 của Bộ luật hình sự năm 2015 thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không
giam giữ đến 2 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm
7. Tội tổ chức mang thai hộ vì mục đích thương mại
Mỗi một sự sống ra đời là một việc vô cùng thiêng liêng, và đó cũng chính là kết tinh
cho tình yêu, giúp cho một tổ ấm thêm hạnh phúc và hoàn thiện hơn. Tuy nhiên, vẫn
có một số trường hợp hy hữu khi một vài đôi vợ chồng không thể có con, chính vì thế
việc mang thai hộ trở thành một trong những biện pháp được cân nhắc khá nhiều. Việc
mang thai hộ xuất phát từ lòng nhân đạo có sự chứng thực của pháp luật và phù hợp
với những chuẩn mực là không sai, thế nhưng lại có một số thành phần lợi dụng điều
này để trục lợi cho bản thân. “Mang thai hộ vì mục đích thương mại là việc một người
phụ nữ mang thai cho người khác bằng việc áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản để được
hưởng lợi về kinh tế hoặc lợi ích khác”. Để hạn chế tỉ lệ của thực trạng nhà nước
CHXHCN Việt Nam đã có những bản án phạt cụ thể theo Điều 187 Bộ luật Hình sự
2015 quy định về tội tổ chức mang thai hộ vì mục đích thương mại như sau:
1. Người nào tổ chức mang thai hộ vì mục đích thương mại, thì bị phạt tiền từ
50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02
năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến
05 năm:
a) Đối với 02 người trở lên;
b) Phạm tội 02 lần trở lên;
c) Lợi dụng danh nghĩa của cơ quan, tổ chức;
d) Tái phạm nguy hiểm.
3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000
đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định
từ 01 năm đến 05 năm.
Theo đó, người nào có hành vi mang thai hộ vì mục đích thương mại thì bị xử phạt
hành chính từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng. Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp
có được do thực hiện hành vi vi phạm.

18
Ngoài ra, người nào tổ chức mang thai hộ vì mục đích thương mại bị truy cứu trách
nhiệm hình sự thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, phạt cải tạo
không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ THỰC TIỄN XỬ LÝ KẾT HÔN TRÁI PHÁP LUẬT


2.1. Cưỡng ép kết hôn

Cưỡng ép kết hôn là hành vi buộc người khác phải kết hôn trái với nguyện vọng của
họ. Có nhiều hình thức diễn ra với vô vàn hình thức khác nhau: dùng vật chất để
cưỡng ép như cho vay với lãi suất cao rồi bắt họ kết hôn trừ nợ; lừa đảo chiếm đoạt tài
sản rồi dùng nó làm điều kiện trao đổi hôn nhân,...Hoặc, lợi dụng “chịu trách nhiệm”
làm “cái cớ” để bắt ép một người đồng ý kết hôn. Hay phổ biến vào giai đoạn trước, ở
đồng bào dân tộc thiểu số - những người vẫn còn hạn hẹp kiến thức về pháp luật, buộc
con cái kết hôn để trừ nợ. Điển hình, hiện tượng này chủ yếu tồn tại ở một số dân tộc
miền núi điển hình như tục "cướp vợ" của người H’mông. Một trường hợp khác phải
nhắc đến là là việc hứa hôn giữa hai gia đình có mối giao hảo từ lâu hay hôn nhân
được ước định với mục đích về kinh tế hay chính trị. Tất cả những hành động ép buộc
trên đều xuất phát từ tư tưởng phong kiến “cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy”, trái ngược
với tinh thần tự nguyện được đề cập đến trong luật HNGĐ 2014 của Việt Nam hiện
nay

Ngày 7/2, trên mạng xã hội lan truyền một đoạn clip ngắn cụ th ở đoạn đường thuộc xã
Pả Vi (huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang) với 2 đối tượng bao gồm Giàng Mí Chơ (16
tuổi, ở xã Giàng Chu Phìn, huyện Mèo Vạc), còn bé gái là V.T.S. (14 tuổi, ở xã Pải
Lủng, huyện Mèo Vạc). Được cho biết, 2 đối tượng đã có quen nhau và nhắn tin qua
lại từ trước. Giàng Mí Chơ cho biết, bạn nữ đồng ý đi chơi cùng nhưng không nhận
làm người yêu.

Clip cho thấy bé gái bị Chơ liên tục kéo, giật tại nơi đông người. Dù phản kháng, bé
gái vẫn bị nam thanh niên lôi đi mà mọi người xung quanh không can ngăn. Hành vi
trên của Chơ chỉ dừng lại khi một cán bộ công an xuất hiện, giải cứu bé gái

Theo bà Triệu Thị Tình - Phó Giám đốc Sở VH-TT&DL tỉnh Hà Giang, hành động
của Chơ thực chất chỉ là trêu đùa, "chưa đến mức nặng nề như hủ tục bắt vợ". Lãnh

19
đạo huyện cho biết cơ quan chức năng huyện Mèo Vạc nhận thấy không đủ căn cứ để
xử lý hình sự hay xử phạt hành chính đối với nam thanh niên này. Tuy nhiên, sau khi
gặp nhau, Chơ đã có hành vi không đúng mực đối với bạn nữ.

Vụ việc kết thúc bằng những công tác tuyên truyền, giáo huấn kịp thời của chính
quyền địa phương đến người dân nhằm không để xảy ra những sự việc tương tự.

Vụ án xuất phát từ việc biến tướng của tục lệ “kéo vợ”- một phong tục tốt đẹp và nhân
văn từ lâu nay của người H’Mông.

2.2. Cản trở kết hôn


Cản trở kết hôn là việc đe dọa, uy hiếp tinh thân, hành hạ, ngược đãi, yêu sách của cải
hoặc hành vi khác để ngăn cản việc kết hôn của người có đủ điều kiện kết hôn. Điều
dễ thấy nhất trong việc cản trở hôn nhân thường xuất phát từ bậc phụ huynh cha mẹ.
Điển hình sẽ là hôn nhân đồng giới mặc dù nhà nước không cấm nhưng không được
thừa nhận nhưng vẫn sẽ có vài trường hợp ba mẹ không chấp nhận cho con mình được
sống đúng với bản thân,theo thống kê báo “Người đưa tin” cho biết Trung tâm tư vấn
tâm lý 247 trong 5 năm qua tức là từ năm 2015 tới năm 2020, tiếp cận 350 trường hợp
thuộc nhóm LGBT, thì có 315 trường hợp chịu áp lực lớn từ chính gia đình của
mình[a][b]…Bên cạnh đó cản trở hôn nhân còn là uy hiếp tinh thần tức là đe doạ sẽ
gây thiệt hại đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, tài sản hoặc đến một lợi ích quan trọng
thân thiết làm cho người bị doạ nạt đó có căn cứ lo sợ thực sự mà chịu khuất phục.
Bên cạnh đó còn có thách cưới, thực chất là mua, bán cô dâu, là thủ đoạn của tội cản
trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ nếu là cố ý thách cưới nhầm cho bên nhà trai không
thể lo liệu được để lấy cớ không cho cưới mặc dù đôi bên trai, gái đã tự nguyện lấy
nhau.Theo nguồn báo Tuổi trẻ, tháng 2-2022, [c]một cặp đôi đồng tính nữ ở Bình
Thuận đã cùng nhau tự tử tại bãi biển vì trầm cảm. Trước đó tháng 3-2021, tại quận
12, TP.HCM, một đôi thiếu nữ cũng nhảy lầu tự tử sau thời gian dài có quan hệ tình
cảm với nhau… Có thể thấy, trước khi quyết định đi đến cái chết, họ đã phải trải qua
những giai đoạn bất ổn tâm lý nặng nề từ gia đinh từ xã hội.

20
2.3. Kết hôn giả (kết hôn nhằm mục đích xuất cảnh)
Trong giai đoạn hiện nay, số vụ kết hôn giữa phụ nữ Việt Nam với người nước ngoài
càng tăng cao, đặc biệt là với đàn ông Đài Loan, Hàn Quốc. Nhưng trong số đó vẫn
tồn tại những cuộc hôn nhân xuất phát từ tình yêu, nhưng những cuộc hôn nhân ấy chỉ
chiếm một tỷ lệ rất nhỏ. Chỉ trong tháng 1 và tháng 2 của năm 2010, Sở Tư pháp Hải
Phòng đã tiếp nhận 198 hồ sơ công nhận kết hôn đã được tiến hành ở nước ngoài.
Trong đó 90% là các bộ hồ sơ được đăng kí tiến hành ở Hàn Quốc. Theo sứ quán Việt
Nam tại Hàn Quốc, chỉ có khoảng 60% cô dâu Việt Nam tại đây sống hạnh phúc, tuy
nhiên phía Hàn Quốc chỉ đánh giá con số này giảm xuống còn 50%. Những người còn
lại đều là những người có cuộc sống không ổn định, gặp khó khăn trong vấn đề kinh
tế, bị chồng bạo hành trong thời gian dài.
Bên cạnh đó, còn nhiều trường hợp buôn bán phụ nữ núp dưới hình thức kết hôn với
người nước ngoài. Theo thống kê chưa đầy đủ của Bộ Văn hóa - Thể thao - Du lịch từ
năm 2004 đến năm 2009, trên cả nước đã xảy ra 1218 vụ mua bán phụ nữ với hơn
3000 nạn nhân. Theo điều tra của cơ quan Thực thi di trú và hải quan Hoa Kỳ (ICE),
Cơ quan điều tra an ninh nội địa Houston (bang Texas) và văn phòng Cơ quan nhập
tịch và di trú Mỹ tại Houston đã phối hợp điều tra trong nhiều năm để triệt phá đường
dây kết hôn giả tại Houston do Ashley Yen Nguyen, còn có tên khác là Duyên, 53 tuổi,
trú tại thành phố Houston, bang Texas cầm đầu. Với địa bàn hoạt động trên toàn bang
Texas và ở Việt Nam. Hoạt động suốt 4 năm từ tháng 8.2013, đến khi bị các đặc vụ
liên bang phát hiện, bà đã chịu tổng cộng các tội 206 tội danh bị cáo buộc với 96 bị
cáo gồm: 47 tội kết hôn giả, 50 tội gian lận thư tín, 51 tội gian lận nhập cư, 51 tội nói
dối trong các tình huống liên quan để hoàn thành thủ tục kết hôn giả, một số tội khác
như cản trở nhà chức trách, thao túng nhân chứng...
2.4. Lừa đảo kết hôn
Lừa dối kết hôn được hiểu là hành vi cố ý của một bên hoặc của người thứ ba vì muốn
đạt được mục đích kết hôn nên đã cố ý làm cho bên kia hiểu sai lệch và dẫn đến đồng
ý kết hôn; nếu không có hành vi lừa dối thì bên kia đã không đồng ý việc kết hôn. lừa
dối kết hôn từ một phía ta có thể thấy đc như là nếu kết hôn sẽ xin việc làm phù hợp
hoặc nếu kết hôn sẽ bảo lãnh ra nước ngoài; không có khả năng sinh lý nhưng cố tình
giấu; biết mình bị nhiễm HIV nhưng cố tình giấu…). Hiện nay mọi người rất có xu

21
hướng hay lấy chồng ngoại hoặc vợ ngoại( nước ngoài) khi nghe thì rất là thích nhưng
đôi khi có vài trường hợp họ không nói rõ về bản thân mình hoặc dấu diếm những
khoản nợ của họ để rồi khi kết hôn mới phát hiện ra. Mỗi năm Việt Nam có khoảng
18.000 công dân kết hôn với người nước ngoài. Điều 2 Luật Hôn nhân và gia đình Việt
Nam năm 2000 đã khẳng định một trong những nguyên tắc của hôn nhân đó là hôn
nhân một vợ - một chồng, cho nên việc khi đã có vợ hoặc chồng mà đi kết hôn với một
người có vợ hoặc chồng đó là hành vi kết hôn trái pháp luật và nó cũng là lừa dối kết
hôn.Theo Báo điện tử Đài tiếng nói Việt Nam cho biết trong năm 2015, trong 54
trường hợp sứ quán tiếp nhận thì đã giải cứu được 26 trường hợp.Trong số 54 nạn
nhân, có 24 người là phụ nữ dân tộc thiểu số phía Bắc như: Lào Cai, Lai Châu, Hà
Giang bị lừa bán. 20 phụ nữ là người thuộc các tỉnh ĐBSCL, chỉ một số ít là người các
tỉnh khác.Trong 6 tháng đầu năm 2016, số trường hợp bị lừa bán sang Trung Quốc là
34 trường hợp và đã giải cứu được 18 trường hợp. Các trường hợp bị buôn bán, lừa gạt
đa phần là phụ nữ.
2.5. Mang thai hộ nhằm mục đích thương mại
Mang thai hộ vì mục đích thương mại là việc một người phụ nữ mang thai cho người
khác bằng việc áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản để được hưởng lợi về kinh tế hoặc lợi
ích khác.Thực tiễn triển khai cho thấy, việc xác định chính xác về vấn đề người mang
thai hộ có hưởng lợi về kinh tế hoặc lợi ích khác hay không rất khó để kiểm soát. Ví
dụ như phải hiểu khái niệm hưởng lợi về kinh tế hay lợi ích khác như thế nào cho
đúng, nó có bao gồm những lợi ích như: số tiền để người mang thai hộ bù vào khoản
thu nhập do không thể đi làm, số tiền để bồi dưỡng sức khỏe trong thai kỳ hay phục
hồi sức khỏe sau sinh đẻ do bên nhờ mang thai hộ cung cấp cho bên mang thai hộ, hay
việc sắp xếp một công việc tốt hơn cho người mang thai hộ sau khi sinh đẻ. Ta có thể
hiểu dễ nhất gần là họ sẽ lợi dụng trong giai đoạn mang thai để “đòi hỏi” người thuê
phải đáp ứng nhu cầu cho họ về vật chất: tiền bạc, đồ ăn, thức uống… Họ sẽ cần số
lượng tiền cao hơn dự tính thì đó là mang thai hộ nhằm mục đích thương mại.Tuy
nhiên pháp luật nước ta chưa quy định các hình thức xử phạt đối với tình trạng đẻ thuê.
Mặc dù đây là hành vi sai trai, mang tính chất mua bán nhưng pháp luật lại chưa có
quy định xử lý. Đây có thể được xem là một hạn chế trong pháp luật Việt Nam. Theo
báo Công an nhân dân online, chị Nguyễn Thị Kiều T. (32 tuổi, quê Bình Định), một

22
đối tượng tham đẻ thuê.Trong một dịp công ty tổ chức đi du lịch Vũng Tàu, T. quen
với một người phụ nữ tên Hạnh (45 tuổi), chủ một chuỗi Spa ở TP. Vũng Tàu và Đồng
Nai. Bà Hạnh nhờ T mang thai hộ con mình vì thấy T thật thà, hiền lành, chất phác.
Sau khi nghe hoàn cảnh và mức lương hậu hĩnh, T đã đồng ý. Sau khi “vụ làm ăn”
thành công, T đã dần đắm chìm vào “việc nhẹ lương cao” này. Đó cũng là một trong
những lý do khiến cho “mang thai hộ” trở nên phức tạp hơn bởi chính những người
thức hiện cũng không ý thức được hậu quả mà “mang thai hộ” trong thời gian về sau.

23
C. KẾT LUẬN
Kết hôn trái pháp luật là những trường hợp vi phạm vào các điều kiện của hôn nhân
hay rơi vào các trường hợp cấm kết hôn do pháp luật quy định ở luật hôn nhân và gia
đình năm 2014 .Kết hôn trái pháp luật không chỉ xâm phạm đến các quyền ,lợi ích hợp
pháp của các chủ thể trong xã hội như trong các trường hợp bị ép buộc kết hôn , kết
hôn do vi phạm độ tuổi, bị lừa dối kết hôn … mà còn đi ngược với các tập tục văn hoá,
truyền thống, bản sắc dân tộc của người dân Việt Nam như kết hôn với người đã có vợ
, có chồng … đó là thực trạng không mấy mới mẻ ở Việt Nam không chỉ xuất hiện ở
hiện tại mà từ thời xưa cũng đã có .
Những hình thức trên là các hành vi vi phạm vẫn luôn tồn tại và đều được ghi nhận
dưới dạng dữ liệu của hệ thống văn bản pháp luật điều chỉnh. Trong tình hình xã hội
Việt Nam hiện nay , đất nước ta ngày càng đi lên sự phát triển không ngừng của các
lĩnh vực như : chính trị , kinh tế , xã hội, sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật ,
hội nhập quốc tế …là các yếu tố đã tác động lên cách hình thành lối suy nghĩ , hình
thành nên các phong cách sống khác nhau ,làm cho giá trị của gia đình đôi khi bị coi
nhẹ ,những điều kiện kết hôn không được chấp hành nghiêm chỉnh gây ra những bức
xúc trong đời sống nhân dân. Có thể nhận thấy trong những năm trở lại đây kết hôn
trái pháp luật ngày một phổ biến với những dạng vi phạm phong phú hơn, trở thành
một nỗi nhức nhối của gia đình, xã hội.
Từ những nghiên cứu của bài luận , chúng ta có thể đánh giá các lý luận một cách
khách quan về kết hôn trái pháp luật ở từng góc độ khác nhau và từ đó cho thấy đây là
một vấn đề quan trọng trong đời sống xã hội hiện nay cần phải được quan tâm đúng
mực.
Từ những vấn đề lý luận, soi vào pháp luật thực định và thực tiễn áp dụng mới thấy hết
được những điểm mạnh cũng như những hạn chế của pháp luật hiện hành khi quy định
về vấn đề này. Nhận thức được tầm quan trọng của việc hoàn thiện hệ thống pháp luật,
luận văn cũng đã chỉ ra những nhu cầu khách quan, những phương hướng hoàn thiện
cũng như một số kiến nghị, giải pháp cơ bản góp phần hoàn thiện hơn nữa một hệ
thống pháp luật Hôn nhân gia đình tiến bộ, bảo vệ quyền con người, vì con người.

24
PHỤ LỤC
KẾ HOẠCH PHÂN CÔNG VIẾT TIỂU LUẬN
Mức độ
Nội dung hoàn thành Sinh viên hoàn thành
hoàn thành

PHẦN 1. PHẦN MỞ ĐẦU

Nội dung 1: Lý do chọn đề tài, mục tiêu, Trần Như Quỳnh


Tốt
phương pháp nghiên cứu. Lê Nguyễn Tường Vy
PHẦN 2. NỘI DUNG

Phần 1: Cơ sở lý luận về kết hôn trái pháp luật.

Nội dung 2: Khái niệm kết hôn trái pháp


Trần Nguyễn Quốc Bảo Tốt
luật.
Nội dung 3: Người có quyền yêu cầu hủy
Trần Nguyễn Quốc Bảo Tốt
việc kết hôn trái pháp luật.

Nội dung 4: Hậu quả pháp lý của việc hủy


Trần Nguyễn Quốc Bảo Tốt
kết hôn trái pháp luật.

Nội dung 5: Xử lý việc đăng ký kết hôn


Nguyễn Võ Cát Tường Tốt
không đúng thẩm quyền.
Nội dung 6:Giải quyết hậu quả của việc
nam, nữ chung sống với nhau như vợ Nguyễn Võ Cát Tường Tốt
chồng mà không đăng ký kết hôn.
Nội dung 7: Quyền, nghĩa vụ của cha mẹ và
con trong trường hợp nam, nữ chung sống
Nguyễn Võ Cát Tường Tốt
với nhau như vợ chồng mà không đăng ký
kết hôn
Nội dung 8: Xử lý việc kết hôn trái pháp Trần Như Quỳnh
Tốt
luật

Phần 2: Cơ sở thực tiễn xử lý kết hôn trái pháp luật.

25
Nội dung 9: Cường ép kết hôn. Bùi Lê Đông Quân Tốt

Nội dung 10: Cản trở kết hôn. Bùi Lê Đông Quân Tốt

Nội dung 11: Kết hôn giả (nhằm mục đích


Bùi Lê Đông Quân Tốt
xuất cảnh)
Bùi Lê Đông Quân
Nội dung 12: Lừa dối kết hôn. Tốt
Trần Như Quỳnh
Nội dung 13: Mang thai hộ nhằm mục đích Bùi Lê Đông Quân
Tốt
thương mại. Trần Như Quỳnh
PHẦN C. KẾT LUẬN

Nội dung 14: Kết luận. Lê Nguyễn Tường Vy Tốt

TỔNG HỢP NỘI DUNG BÀI TIỂU Lê Nguyễn Tường Vy


Tốt
LUẬN, CHỈNH SỬA HOÀN THIỆN Trần Nguyễn Quốc Bảo

PHỤ LỤC TỪ VIẾT TẮT


STT Kí hiệu chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ
1 HNGD Hôn nhân gia đình
2 TTLT Thông tư liên tịch
3 BLDS Bộ luật dân sự
4 CHXHCN Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
5 LGBT Lesbian gay bisexual transgender
6 ĐBSCL Đồng bằng sông Cửu Long
7 Sở VH-TT&DL Sở văn hóa – thể thao và du lịch
8 TP HCM Thành phố Hồ Chí Minh

26
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Huyền Trang -khoa luật :Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về kết hôn
trái pháp luật trong tình hình xã hội hiện nay
Link:
https://repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/5552/1/00050001440.pdf
2. Đức Thị Hòa - Tạp chí Dân chủ và Pháp luật ( - Các biện pháp xử lý việc kết
hôn trái pháp luật
Link: https://tcdcpl.moj.gov.vn/qt/tintuc/Pages/xay-dung-phap-
luat.aspx?ItemID=717
3. Tiểu luận hôn nhân gia đình - Kết hôn trái pháp luật và quy định PLVN hiện
hành - Trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh
Link: https://www.studocu.com/vn/document/truong-dai-hoc-luat-thanh-pho-
ho-chi-minh/luat-dan-su-1/tieu-luan-hon-nhan-gia-dinh-ket-hon-trai-phap-luat-
va-quy-dinh-plvn-hien-hanh/20549953
4. Luật sư Lê Minh Trường-Tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ
chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình
Link: https://luatminhkhue.vn/toi-nguoc-dai-hoac-hanh-ha-ong-ba-cha-me-vo-
chong-con-chau-nguoi-co-cong-nuoi-duong-minh.aspx
5. Luật sư Lê Minh Trường 11/02/2022 Cưỡng ép kết hôn là gì
Link: https://text.123docz.net/document/5359816-ket-hon-do-bi-cuong-ep-lua-
doi-thuc-trang-nguyen-nhan-va-duong-loi-xu-
ly.htm?fbclid=IwAR15D76gmrWfBK8m9DwvbJOsol7j6GyZoT3NJZBEon3c
U-DayRMU8xbCDjs
Link: https://luatminhkhue.vn/cuong-ep-ket-hon-la-gi---khai-niem-ve-cuong-
ep-ket-hon.aspx
6. Luật sư Lâm ngày tải 12/2/2022 Do hiểu biết pháp luật còn hạn chế nên tôi lên
đây mong được luật sư giải đáp thắc mắc. Cụ thể đó là Mang thai hộ là gì? Hậu
quả của mang thai hộ vì mục đích thương mại? Mong sớm nhận được phản hồi
từ quý Luật sư.
Link: https://luatsux.vn/hau-qua-cua-mang-thai-ho-vi-muc-dich-thuong-mai/
7. Luật sư Nguyễn Thụy Hân 11/02/2022 cản trở hôn nhân
Link: https://thuvienphapluat.vn/chinh-sach-phap-luat-moi/vn/thoi-su-phap-
luat/tu-van-phap-luat/40399/can-tro-nguoi-khac-ket-hon-co-vi-pham-phap-luat
8. Luật sư Lê Minh Trường 10/02/2022 kết hôn giả và các thống kê
Link: https://luatminhkhue.vn/ket-hon-gia-la-gi.aspx
Link: https://text.123docz.net/document/5359816-ket-hon-do-bi-cuong-ep-lua-
doi-thuc-trang-nguyen-nhan-va-duong-loi-xu-
ly.htm?fbclid=IwAR3N02_fatsTBQxrIhmRPzqcsuGq-rE_koI_duO-
ZGIvmXFNc3-vad1wfEY
9. Luật Quang Huy 11/02/2022 lừa đảo kết hôn
Link: https://baodansinh.vn/moi-nam-viet-nam-co-khoang-18000-cong-dan-ket-
hon-voi-nguoi-nuoc-ngoai-20200306151117877.htm
Link: https://luatquanghuy.vn/tu-van-luat/ket-hon/lua-doi-ket-hon/
10. Luật sư Lê Minh Trường 11/02/2022 Cưỡng ép kết hôn là gì

27
Link: https://text.123docz.net/document/5359816-ket-hon-do-bi-cuong-ep-lua-
doi-thuc-trang-nguyen-nhan-va-duong-loi-xu-
ly.htm?fbclid=IwAR15D76gmrWfBK8m9DwvbJOsol7j6GyZoT3NJZBEon3c
U-DayRMU8xbCDjs
Link: https://vnexpress.net/bi-ep-lay-chong-co-dau-bao-canh-sat-den-dep-dam-
cuoi-4330169.html
Link: https://luatminhkhue.vn/cuong-ep-ket-hon-la-gi---khai-niem-ve-cuong-
ep-ket-hon.aspx
11. Luật sư Lâm ngày tải 12/2/2022 Mang thai hộ
Link: https://luatsux.vn/hau-qua-cua-mang-thai-ho-vi-muc-dich-thuong-mai/
Link: https://cand.com.vn/Ho-so-Interpol/Hanh-trinh-truy-bat-ke-lua-dao-
mang-thai-ho-i593662/
12. Luật sư Nguyễn Thụy Hân 11/02/2022 cản trở hôn nhân
Link: https://thuvienphapluat.vn/chinh-sach-phap-luat-moi/vn/thoi-su-phap-
luat/tu-van-phap-luat/40399/can-tro-nguoi-khac-ket-hon-co-vi-pham-phap-luat
Link: https://tuoitre.vn/con-yeu-dong-gioi-cha-me-ung-xu-ra-sao-
2022021813090151.htm
13. Luật sư Lê Minh Trường 10/02/2022 kết hôn giả và các thống kê
Link: https://luatminhkhue.vn/ket-hon-gia-la-gi.aspx
Link: https://text.123docz.net/document/5359816-ket-hon-do-bi-cuong-ep-lua-
doi-thuc-trang-nguyen-nhan-va-duong-loi-xu-
ly.htm?fbclid=IwAR3N02_fatsTBQxrIhmRPzqcsuGq-rE_koI_duO-
ZGIvmXFNc3-vad1wfEY
Link: https://tuoitre.vn/cay-dang-ket-hon-gia-tan-nat-o-my-
20190701082103361.htm
14. Luật Quang Huy 11/02/2022 lừa đảo kết hôn
Link: https://baodansinh.vn/moi-nam-viet-nam-co-khoang-18000-cong-dan-ket-
hon-voi-nguoi-nuoc-ngoai-20200306151117877.htm
Link: https://luatquanghuy.vn/tu-van-luat/ket-hon/lua-doi-ket-hon/
Link:
https://www.camau.gov.vn/wps/portal/?1dmy&page=trangchitiet&urile=wcm%
3Apath%3A/camaulibrary/camauofsite/gioithieu/chuyende/phongchongmuaban
nguoi/pcmbn_ttsk/sdgre575xd
15. Huyền Nguyễn-VTV Báo điện tử -12/02/2022-Hiểu đúng hơn về tục lệ "kéo
dâu - bắt vợ"
Link: https://vtv.vn/xa-hoi/hieu-dung-hon-ve-tuc-le-keo-dau-bat-vo-
20220212111743786.htm
16. Khánh An - Báo Thanh Niên - 6/11/2022 -
Link: https://thanhnien.vn/ba-trum-trong-duong-day-ket-hon-gia-o-my-lanh-an-
post1518249.html
17. Ngọc Thiện - Báo Công an nhân dân online - 119/10/2020
Link: https://cand.com.vn/Phong-su-Tieu-diem/Dich-vu-de-thue-chui-
i584380/?fbclid=IwAR1F4-h6mQRw3BJmc8-
sHdZEOuM6TrWNO5Sz4UltTaoUVDIM-MJCLNnw3wg

28

You might also like