You are on page 1of 21

ĐẠI HỌC VĂN HIẾN

Khoa: QTKD – ĐPH – NN -KHXH-TT – KT-QT

TIỂU LUẬN GIỮA KỲ


HỌC PHẦN: VĂN HIẾN VIỆT NAM

ĐỀ TÀI:
PHONG TỤC HÔN NHÂN CỔ TRUYỀN CỦA NGƯỜI VIỆT

( SO SÁNH VỚI HÔN NHÂN NGƯỜI TRUNG QUỐC )

GVHD: TS. NGUYỄN THÀNH ĐẠO

NHÓM 1-4-1

TP.Hồ Chí Minh, tháng 11 năm 2022


NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN

……………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………………
………….
……………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………….
………………………………………..
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………….….
…………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………….
………..
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………………
……………………….
……………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………….

Tháng 11 Năm 2022

Ký tên
LỜI CẢM ƠN

Đầu tiên, nhóm em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Trường Đại học Văn Hiến đã
đưa môn Văn Hiến Việt Nam vào chương trình giảng dạy. Đặc biệt, em xin gửi lời
cảm ơn sâu sắc đến giảng viên bộ môn – thầy Nguyễn Thành Đạo đã dạy dỗ, truyền
đạt những kiến thức quý báu cho chúng em trong thời gian học tập vừa qua. Trong
suốt thời gian tham gia học tập nhóm chúng em đã được sự quan tâm hướng dẫn tận
tình của thầy. Đó là điều đáng trân trọng, chúng em vô cùng cảm kích và gửi lời cảm
ơn chân thành đến thầy!

Bộ môn Văn Hiến Việt Nam là môn học thú vị, vô cùng bổ ích. Đảm bảo cung cấp đủ
kiến thức, gắn liền với nhu cầu thực tiễn của sinh viên. Đây chắc chắn sẽ là những
kiến thức quý báu về những phong tục tập quán của Đất nước ta mà chúng em được
học hỏi và tiếp thu.

Đồng thời cám ơn các trang wedsite đã cung cấp thông tin cho nhóm để hoàn thành
bài tiểu luận của mình.

Nhóm em xin chân thành cảm ơn!


MỤC LỤC

I. Khái quát............................................................................................................... 1

II. So sánh phong tục hôn nhân cổ truyền của Việt Nam với phong tục hôn
nhân người Trung Quốc.............................................................................................1

1. Phong tục hôn nhân cổ truyền............................................................................1

1.1 Việt Nam.......................................................................................................1

1.2 Trung Quốc...................................................................................................2

2. Nghi Thức Lễ Cưới...........................................................................................2

3 Trang Phục........................................................................................................4

3.1 Trang phục cho nữ giới...............................................................................4

3.2 Trang phục cho nam giới............................................................................6

3.3 Trang phục của Trung Quốc.......................................................................6

4. Quà sính lễ............................................................................................................7

4.1 Miền Bắc............................................................................................................ 8

4.2 Miền Nam........................................................................................................10

4.3 Trung Quốc......................................................................................................11

III. Kết Luận.............................................................................................................. 12

Tài liệu tham khảo

Bảng đánh giá


LỜI MỞ ĐẦU

Trong đờ i số ng củ a ngườ i Việt Nam, nó i đến nhữ ng tụ c lệ về Hô n lễ, khi trai gá i


lấ y nhau, ngườ i Việt Nam gọ i theo tiếng Há n-Việt là giá thú , “giá ” là gả chồ ng
“thú ” là cướ i vợ . Nghĩa là “Dự ng vợ gả chồ ng”. Khi đô i trai gá i kết duyên tră m
nă m hò a hợ p, gọ i là Hô n nhâ n. Theo sá ch “Thuyết vă n” thì “Hô n” là nhà củ a ngườ i
vợ . Theo sá ch “Lễ ký” cướ i vợ thườ ng đi đó n dâ u và o buổ i chiều, nên gọ i là Hô n,
vì Hô n có nghĩa là buổ i chiều. “Nhâ n” là nhà củ a ngườ i chồ ng, ngườ i vợ vì việc
cướ i mà về ở nhà chồ ng nên gọ i là Nhâ n.

Hô n nhâ n là chuyện trọ ng đạ i củ a đờ i ngườ i, cho nên nộ i dung củ a nó cũ ng vô


cù ng phong phú , và luô n luô n thu hú t đượ c sự quan tâ m chú ý củ a mọ i tầ ng lớ p.
Khô ng nhữ ng thế, vấ n đề này tuy chỉ là củ a hai cá nhâ n nhưng lạ i có lên quan tớ i
cả gia đình, và có khi tớ i cả dò ng họ . Do vậ y từ xa xưa, khi hai bên gia đình đồ ng ý
cho tớ i khi tổ chứ c lễ cướ i (rướ c/đó n dâ u) phả i trả i qua mộ t quá trình chuẩ n bị
rấ t cẩ n thậ n theo nhữ ng phép tắ c, lễ thứ c đã định sẵ n.
I. Khái quát
Với những người theo phái tự nhiên và phái phân tâm học định nghĩa hôn nhân:
Hôn nhân là một hiện tượng tự nhiên. Đó là sự liên kết giữa hai con người khác
giới với nhau thành một gia đình để giữ chức năng duy trì nòi giống. Những người
theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật thì cho rằng: Hôn nhân trước hết là một quy chế
xã hội và sau đó mới là một hiện tượng sinh học, hiện tượng tự nhiên. Đây là một sự
thật đã tồn tại suốt mấy ngàn năm qua tất cả các nước trên thế giới.

II. So sánh phong tục hôn nhân cổ truyền của Việt Nam với phong tục hôn
nhân người Trung Quốc
1. Phong tục hôn nhân cổ truyền.
1. 1 Việt Nam:
Buổi đầu sơ khai là chế độ quần hôn, sau đó là hôn nhân mẫu hệ – một người
phụ nữ có thể kết hôn với nhiều người đàn ông. Và tiếp đó là hôn nhân phụ hệ,
đa thê. Một người đàn ông có thể làm chồng của nhiều người phụ nữ. Đó là hôn
nhân bất bình đẳng, mua bán, cưỡng ép… Cuối cùng ngày nay là gia đình bình
quyền, tự nguyện, một vợ một chồng. Quan niệm về hôn nhân cổ truyền Trong
54 dân tộc Việt Nam – mỗi một dân tộc đều có những quan niệm và trực lệ hôn
nhân khác nhau, trong đó người Việt là một trong những tộc người có quan
niệm và tục lệ hôn nhân vào loại đa dạng nhất.
Sự đa dạng phức tạp trong tục lệ hôn nhân truyền thống của người Việt được
quy định bởi bản sắc văn hoá tộc người, thêm vào đó là sự ảnh hưởng của lễ
giáo phong kiến và tư tưởng Nho giáo của Trung Quốc. Vì vậy luật nó đã có
quy định: việc hôn nhân là do hai bên cha mẹ và họ hàng quyết định. Hầu hết ở
các vùng nông thôn, và cả trong đô thị, việc hôn nhân theo phong tục đều phải qua
một cầu trung gian là người mối lái. Nhà trai muốn chọn vợ cho con thì xem “chỗ nào
môn đăng hộ đối, tuổi không xung khắc nhau mới mượn người mối lái. Mối lái nói
với cha mẹ người con gái bằng lòng gả rồi, nhà trai mới đem trầu đến dạm”.
Môn đăng – hộ đối là tiêu chuẩn quan trọng nhất đối với tầng lớp trên ở xã hội phong
kiến mà cũng thường là tiêu chuẩn chung của xã hội Việt Nam. Quan niệm 1“đăng

1
đối” phải theo nguyên tắc “địa vị xã hội và điều kiện kinh tế của nhà gái có thể thấp
hơn nhà trai nhưng không có chuyện ngược lại”. Tuổi tác bố mẹ cô dâu chú rể cũng
được xem là tiêu chuẩn quan trọng của “môn đăng – hộ đối”.
Theo tập quán người Việt, sau khi quan hệ thông gia đã được thiết lập thì thay
đổi về cách xưng hộ giữa hai gia đình và hai tộc họ. Do đó nếu cách biệt quá vì
tuổi thì người ta cũng không làm thông gia với nhau. Ngoài hai tiêu chuẩn cơ
bản trên trong quan niệm “môn đăng – hộ đối” người ta còn chú trọng đến tình
trạng sức khoẻ của gia đình, tình trạng phương pháp, quan hệ bố mẹ như thế
nào? anh em trong gia đình, vấn đề dòng họ. Các tiêu chuẩn này được đúc kết
lại trong quan niệm “Lấy vợ xem tông, lấy chồng xem giống”.
Hợp tuổi là tiêu chuẩn quan trọng thứ hai trong việc kén rể, chọn dâu của các
cụ ngày trước. Việc xem tuổi ở đây không phải là sự chênh lệch tuổi tác giữa
hai người mà quan trọng là tuổi cầm tinh con gì ở mỗi người tính theo hệ can
chi của âm lịch. Ngoài ra, người ta còn so tuổi theo nguyên lý âm dương, ngũ
hành, tức là “mệnh” của hai người. Vì ai cũng cho rằng hợp tuổi nhau thì gia
đình mới hoà thuận, thậm chí việc này có ảnh hưởng đến cả đường con cái, tính
mạng của nhau. Trên là hai tiêu chuẩn chung đối với nhà trai lẫn nhà gái.
Nhưng trên thực tế người ta chỉ tuân thủ chặt chẽ và đầy đủ với việc chọn dâu,
còn trong việc kén rể thì tiêu chuẩn trên thường được nới lỏng hơn và cũng chỉ
diễn ra ở các gia đình nhà gái tương đối thân thế.
1. 2 Trung Quốc:
Còn về phía của Trung Quốc, Trung Quốc là một quốc gia có nền văn hóa vô cùng đa
dạng và lâu đời. Việc tuân thủ các lễ nghi với người quốc gia này cũng rất quan trọng.
Trong việc cưới hỏi cũng vậy, phong Tục Đám Cưới Truyền Thống của người Trung
Quốc luôn được thực hiện một cách nghiêm ngặt.

2. Nghi Thức lễ cưới:


Về nghi thứ c hô n nhâ n cổ truyền củ a Việt Nam và Trung Quố c có nhữ ng nét
tương đồ ng vớ i nhau:

2
Dân gian coi cưới xin là một trong ba việc lớn của đời người (sự nghiệp, làm
nhà và cưới vợ) khi nhấn mạnh trong câu ca dao: “tậu trâu cưới vợ làm
nhà…”Ảnh hưởng văn hoá Trung Hoa, hôn nhân của người Việt xưa có sáu lễ
chính. Để tiến đến lễ cưới, hai gia đình phải thực hiện những lễ chính sau:
- Lễ nạp thái: sau khi nghị hôn, nhà trai mang sang nhà gái một cặp “nhạn” để tỏ
ý đã kén chọn ở nơi ấy.
-Lễ nạp cát: lễ báo cho nhà gái biết rằng đã xem bói được quẻ tốt, nam nữ hợp tuổi
nhau thì lấy được nhau, nếu tuổi xung khắc thì thôi, quan niệm thoáng hơn người ta
tìm cách hóa giài.
- Lễ vấn danh: là lễ do nhà trai sai người làm mối đến hỏi tên tuổi và ngày sinh
tháng Đẻ của người con gái.
-Lễ nạp tệ (hay nạp trưng): là lễ nạp đồ sính lễ cho nhà gái, tang chứng cho sự
hứa hôn chắc chắn.
-Lễ thỉnh kỳ: là lễ xin định ngày giờ làm rước dâu tức lễ cưới.
-Lễ thân nghinh (tức lễ rước dâu hay lễ cưới): đúng ngày giờ đã định, họ nhà trai
mang lễ đến để rước dâu về.
Lễ cưới dân gian
Khi nhà trai xin cưới và nếu nhà gái thuận thì trả lời cho ông bà mai. Sự trả lời
này còn bao gồm việc thách cưới, nghĩa là nhà gái đòi nhà trai trong lễ đón dâu
phải có những đồ lễ gì, bao nhiêu. Thách cưới, nhà gái thường đòi với số lượng
lớn, yêu cầu thường là trầu rượu, cau, trà, bánh trái, gạo, heo, đồ trang sức, y
phục cho cô dâu và tiền mặt.

3
3. Trang Phục
Áo dài là loại trang phục truyền thống của dân tộc Việt Nam, áo dài cưới được mặc
vào ngày trọng đại của cô dâu sắp về nhà chồng nó tôn lên vẻ đẹp của người phụ nữ
Việt, thể hiện sự dịu dàng, trong trắng, thước tha khi khoát lên mình

3.1. Trang phục cho nữ giới


Trong ngày cưới tùy theo từng vùng miền khác nhau mà các trang phục cưới được
thiết kế mang đậm dấu ấn này

+ Các cô dâu miền Bắc thường mặc bộ áo mớ ba, ngoài cùng là chiếc áo the thâm, bên
trong ẩn hiện hai chiếc áo màu hồng và màu xanh hoặc màu vàng với màu hồ thủy.
Rồi đến áo cánh trắng, cuối cùng là chiếc yếm hoa đào có dải bằng lụa bạch. Thắt
lưng sồi xe hay vải sa màu đen, cả 3 thắt lưng đều có tua ở đầu.

Thời xưa thì việc trang điểm cũng khá đơn giản, đầu chỉ vấn khăn,gài chiếc đinh gim,
có dính con bướm vàn chạm bạc, để tóc đuôi gà, đầu đội nón quai thao.

https://blogcuoi.vn/uploads/files/trang-phuc-cuoi-thoi-xua-co-dau-mien-bac.jpg

Các cô dâu miền Trung thường theo phong tục đặc thù của mỗi vùng nhưng cũng mặc
áo mớ ba, trong cùng là áo màu đỏ hoặc hồng điều, áo giữa bằng the hay vân tha màu
xanh chàm, áo ngoài cùng bằng the hay vân tha màu đen. Quần thì mặc màu trắng và
đi hài thêu.

4
https://blogcuoi.vn/uploads/files/trang-phuc-cuoi-thoi-xua-mien-trung.jpg

Trang phục cưới truyền thống của các cô dâu miền Nam thường là bộ áo dài gấm,
quần lĩnh đen, đi hài thêu. Cô dâu thường mặc áo mớ ba, bên trong là áo có màu rực
rỡ như hồng, xanh, vàng… bên ngoài phủ áo the thâm. Đến thời gian sau này, cô dâu
thường mặc áo dài trắng hoặc váy trắng dài đơn giản.

https://blogcuoi.vn/uploads/files/trang-phuc-cuoi-thoi-xua-co-dau-mien-nam.jpg

Với nhiều kiểu dáng áo dài cưới đẹp khác nhau, điểm nhấn của chiếc áo được tạo nên
bởi các hình thêu, kết hoa, kết cườm hoặc đính đá khá cầu kì trên ngực và thân áo.
Mấn sẽ là phụ kiện không thể thiếu của cô dâu.

5
3.2. Trang phục cho nam giới
Trang phục của chú rễ thời xưa khá đơn giản, chú rễ thường mặc vest đen chỉnh chu
cài hoa trước ngực. Còn chú rể ba miền đều thường mặc áo thụng bằng gấm hay the
màu lam, quần trắng ống sớ, búi tóc, chít khăn nhiễu màu lam, chân đi văn hài thêu
đẹp.

https://daquyvietnam.info/wp-content/uploads/2016/12/IMG_8619.jpg

3.3 Trang phục của Trung Quốc

https://aocuoitrunghoa.com/wp-content/uploads/2019/05/10.jpg

Vào ngày đám cưới của người Trung Quốc thì màu sắc đươc đánh giá là tốt nhất đó là
màu đỏ. Từ lễ phục cho đến giày cưới, đều mang màu sắc đỏ, với người Trang Quốc
thì đây là màu đại diện cho sự may mắn và hạnh phúc. Ngoài ra các loại trang phục

6
cũng đều phải là đồ mới và tránh có túi vì ông bà ta cho rằng trang phục đám cưới nếu
như có túi thì sẽ mang hết sự may mắn của nhà gái đi.

Trang phục cưới của Trung Quốc có tên gọi là áo khỏa Trung Quốc, đây là trang phục
gắn bó từ xa xưa cho đến nay và theo từng ngày thì nó được cách tân sao cho phù hợp
với thời đại. Vừa hiện đại mà vẫn giữ được nét truyền thống của người xa xưa.

Phụ cưới đi kèm gồm: Mũ, Quạt, Giày, Vương Miện, Vàng đeo, Trâm cài tóc, Khăn
Trùm đầu rước dâu, …

https://ninistore.vn/n/tim-hieu-nghi-le-van-hoa-dam-cuoi-ben-trung-quoc

4. Quà cưới sính lễ:


Quà cáp, sính lễ là một trong những hình thức quan trọng và xuất hiện xuyên suốt
trong các lễ cưới hỏi của người Việt Nam từ xa xưa. Những chuẩn mực về quà cáp
trong văn hóa cưới hỏi của chúng ta bị ảnh hưởng ít nhiều của văn hóa Trung Quốc.
Tuy nhiên, sau một thời gian dài, tập tục trong chuyện quà cáp của người Việt Nam
dần đa dạng theo từng vùng miền. Mỗi giai đoạn của việc cưới hỏi sẽ có những sính
lễ, quà cáp tương ứng để góp phần thể hiện ý nghĩa của từng giai đoạn. Từ quá khứ
cho đến thời điểm hiện tại thì quà cưới và sinh lễ không có sự thay đổi lớn, ở một vài

7
vùng thì những nghi lễ bị lượt bỏ, xong vẫn mang đậm chất đám cưới Việt Nam. Ta
có thể cụ thể hóa bằng bảng tóm tắt sau :
4.1. Miền Bắc:
- Lễ dạm ngõ:
Các lễ vật trong ngày dạm ngõ tương đối đơn giản, chủ yếu là cần sự thân thiết và ấm
cúng của 2 bên gia đình. Tuy nhiên, nhà trai cũng phải cần chuẩn bị một số lễ vật cần
thiết như trầu cau, bánh kẹo, thuốc lá,... điều quan trọng là những lễ vật này phải
chuẩn bị theo số chẵn.
- Lễ ăn hỏi:
Sau lễ dạm ngõ chính là lễ ăn hỏi hay còn được gọi là lễ nạp tài. Nghi lễ này được
xem như một lời thông báo chính thức của 2 bên gia đình về việc hứa gả con cái cho
nhau. Trong ngày lễ ăn hỏi, nhà trai sẽ mang sang nhà gái 3 chục trầu cùng với trap
ăn hỏi. Sau khi bố chú rể cùng bố cô dâu giới thiệu các thành phần gia đình mình
trong lễ ăn hỏi thì đến lượt mẹ chú rể đưa ra trầu:

 Chục trầu thứ nhất là nghi lễ ăn hỏi

 Chục trầu thứ 2 là nghi lễ xin cưới

 Chục thứ 3 là lễ nạp tài.

Khi nhận xong 3 chục trầu từ bên nhà trai thì nhà gái sẽ nhân tráp ăn hỏi.  Tùy theo
điều kiện kinh tế của các gia đình mà tráp ăn hỏi có thể là: 3, 7, 9 hoặc 11…bắt buộc
số lượng tráp phải là số lẻ. Đồ lễ ăn hỏi bắt buộc phải có: mâm xôi, lợn quay, bánh
cốm, bánh xu xê, chè, rượu, trầu cau và cả thuốc lá.  Đồ trong lễ ăn hỏi sẽ được nhà
gái lấy 1 ít lên thắp hương ở bàn thờ gia tiên. Còn lại sẽ chia cho nhà trai 1 phần và
bên gái sẽ giữ lại 2 phần để mời cưới quan khách.

Đặc biệt là trong lễ ăn hỏi nhà trai cần phải chuẩn bị trước 3 phong bì đựng tiền: 1
dành cho bà nội của cô dâu, 1 cho bà ngoại và phong bì còn lại để thắp hương lên bàn
thờ tổ tiên của nhà cô dâu. Số tiền này sẽ tùy thuộc vào gia đình bên nhà trai.

8
https://ely.com.vn/cac-thu-tuc-va-nghi-le-cuoi-hoi-truyen-thong-o-mien-bac

- Lễ cưới:

Sau khi tổ chức  lễ ăn hỏi sẽ tổ chức lễ cưới mà 2 bên gia đình đã lựa chọn và thống
nhất từ trước đó. Lễ cưới hay lễ đón dâu chính là nghi lễ quan trọng nhất trong phong
tục cưới hỏi ở miền Bắc và nhà trai sẽ chính thức được rước cô dâu về. Thủ tục trong
ngày cưới, nhà trai sẽ có 1 mâm lễ và một phong bì tiền mặt. Số tiền trong phong bì sẽ
do nhà gái đưa ra hoặc là do nhà trai tự quyết định và mẹ chú rể sẽ bỏ trong 1 phong
bì nhỏ  màu đỏ để tao cho cô dâu mới. Sau khi 2 bên gia đình giới thiệu các thành
phần tham dự thì nhà trai sẽ trao trầu cho nhà gái và xin phép để cho chú rể lên phòng
đón cô dâu. Cô dâu và chú rể thắp hương lên bàn thờ gia tiên nhà cô dâu, sau đó cùng
nhau đi mời trà người lớn và họ hàng 2 bên. Và sau đó sẽ xin phép được đưa cô dâu
về bên nhà chồng.

9
https://ely.com.vn/cac-thu-tuc-va-nghi-le-cuoi-hoi-truyen-thong-o-mien-bac.
4.2. Miền Nam:

- Lễ dạm ngõ:

Đối với những gia đình ở xa, lễ dạm ngõ có thể được bỏ qua trong phong tục cưới hỏi
Miền Nam, hơn nữa, họ có thể gộp hai lễ ăn hỏi và đón dâu trong cùng một ngày. Khi
đó, lễ cúng tổ tiên cùng lễ vật ăn hỏi khi đón dâu cũng được gộp chung làm một.
Những thành viên tham dự lễ dạm ngõ bao gồm: cha mẹ phía đàn trai, chủ bác và
những người có uy tín trong gia tộc hay có tiếng nói. Cha mẹ đàn trai sẽ cho cha mẹ
đàn gái ngày tháng năm sinh của con mình nhằm mục đích để tìm ra ngày cưới đẹp
cho đôi trẻ.

- Lễ dạm hỏi:

Không chỉ riêng phong tục cưới hỏi Miền Nam, ở những miền khác thì lễ nghi cũng
đều được tổ chức tại bàn thờ của tổ tiên. Khi họ hàng nhà trai chạm ngõ, vị trưởng

10
tộc cùng chú rể sẽ là người bưng khay trầu có đôi đèn, chú rể là người bưng khay
rượu, ông bà cha mẹ của họ nhà trai sẽ đi cùng nhưng phải đi chẵn người, có bốn
hoặc 6 người bưng lễ vật đi theo sau. Các lễ vật đi kèm theo đó bao gồm:

 Mâm trầu cau: số cau phải lẻ số


 Mâm trả quà, rượu và nến
 Xôi gấc
 Mâm quả heo quay

https://alohastudio.vn/phong-tuc-cuoi-hoi-mien-nam

4. 3 Trung Quốc
Của hồi môn là những vật tất yếu trong đám cưới của người Trung Quốc cũng như
Việt Nam. Tại Trung Quốc, trong đám cưới nhà trai sẽ có lễ hồi môn khi đến rước
dâu. Và ngược lại, nhà gái cũng sẽ chuẩn bị của hồi môn cho cô dâu đi lấy chồng.
Của hồi môn của nhà gái sẽ được đưa tới nhà trai muộn nhất một ngày trước khi diễn
ra hôn lễ. Thông thường, những vật hồi môn này sẽ là trang sức, quần áo hoặc phụ
kiện.

Của hồi môn của nhà trai hay nhà gái thì tùy vào mỗi vùng miền sẽ có những vật khác
nhau. Tuy nhiên, có một số điểm chung mà người Trung Quốc luôn phải tuân theo.

11
Thứ nhất, của hồi môn phải là những vật mang ý nghĩa nhất định như giày mang ngụ ý
vợ chồng luôn bên nhau đến đầu bạc. Thứ hai, của hồi môn rất quan trọng nên mỗi vật
đều được lựa chọn cẩn thận, trân trọng và kỹ lưỡng. Ngoài ra, đối với nhà gái, của hồi
môn thể hiện tiềm lực kinh tế của cô dâu. Của hồi môn càng giá trị, địa vị cô dâu tại
nhà trai càng được nâng cao.

Ngoài ra 2 bên gia đình phải trang trí căn nhà ngày cưới

Trong lễ cưới của người Trung Quốc thì căn nhà của gia đình hai bên đều sẽ được
trang trí một cách cẩn thận, chu đáo và rực rỡ.  Khắp nơi trong nhà cho đến ngoài ngõ
đều được trang trí bằng những chữ song hỷ đỏ. Chữ song hỷ do hai chữ hỷ hợp thành
và đây được xem như mang ý nghĩa cho những chuyện vui gấp đôi với hàm ý sẽ mang
lại cho cặp vợ chống mới cưới một cuộc sống luôn hạnh phúc và gặp được nhiều điều
may mắn. Trong phòng cưới còn có đậu phộng, hạt sen, nhãn với ngụ ý mong muốn
cô dâu và chú rể sẽ sớm sinh quý tử.

III. Kết Luận


Do chịu ảnh hưởng của nền phong kiến Trung Quốc lên nền văn hóa nên Việt Nam
cũng có những nét tương đồng về phong tục và tập quán. Nên ta có thể thấy tuy khá
giống về những nghi lễ nhưng Việt Nam vẫn có những nét văn hóa riêng biệt. Tuy
nhiên hiện nay ở Việt Nam việc những định kiến của xã hội cũ đã không còn và việc
hôn nhân đã không còn phức tạp như trước. Việc tiếp thu không làm mất đi những nét
văn hóa ở Việt Nam mà còn làm đa dạng hơn những nét văn hóa mới cho dân tộc. Qua
đề tài trên nhóm chúng em có một nhìn khái quát về nền văn hóa Việt, Trung mỗi
nước sẽ có một nét độc đáo riêng.

12
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. https://blogcuoi.vn/uploads/files/trang-phuc-cuoi-thoi-xua-co-dau-mien-
bac.jpg
2. https://blogcuoi.vn/uploads/files/trang-phuc-cuoi-thoi-xua-mien-trung.jpg
3. https://blogcuoi.vn/uploads/files/trang-phuc-cuoi-thoi-xua-co-dau-mien-
nam.jpg
4. https://daquyvietnam.info/wp-content/uploads/2016/12/IMG_8619.jpg

5. https://ely.com.vn/cac-thu-tuc-va-nghi-le-cuoi-hoi-truyen-thong-o-mien-
bac
6. https://ely.com.vn/cac-thu-tuc-va-nghi-le-cuoi-hoi-truyen-thong-o-mien-
bac.
7. https://alohastudio.vn/phong-tuc-cuoi-hoi-mien-nam

8. https://ninistore.vn/n/tim-hieu-nghi-le-van-hoa-dam-cuoi-ben-trung-quoc
9. https://aocuoitrunghoa.com/wp-content/uploads/2019/05/10.jpg
BẢNG ĐÁNH GIÁ

ST
T HỌ VÀ TÊN MSSV PHÂN CÔNG %
Lê Minh Anh 201A03064 Thuyết trình 100

1 3
Lê Chí Bả o 211A23022 Nội dung 100

2 8
Nguyễn Thá i Bả o 211A04024 Nội dung 100

3 2
Phạ m Gia Bả o (NT) 211A07008 Thuyết trình 100

4 4
Thá i Hoà ng Bả o 211A07004 Nội dung 100

5 1
6 Nguyễn Hà Khá nh Bă ng 211A14019 Thuyết trình 100
3
Phan Đinh Minh Châ u 211A03153 Nội dung 100

7 3
Phan Phướ c Cô ng 211A01033 Nội dung 100

8 Chính 8
Huỳnh Phú Cườ ng 211A05027 PowerPoint 100

9 2

You might also like