You are on page 1of 15

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

VIỆN THƯƠNG MẠI VÀ KINH TẾ QUỐC TẾ

BÀI TẬP NHÓM


Bộ môn: Quản trị quốc tế

ĐỀ TÀI: Phân tích Coca Cola tại Trung Quốc.


Người hướng dẫn : Ths. Trần Trọng Đức

Sinh viên thực hiện : Nguyễn Bảo Huyền


Thân Hoài Linh
Trịnh Kim Anh
Mạ Thị Huệ
Hak Channa
Lớp học phần : TMKD1132(222)_01-Quản trị quốc tế

Hà Nội, ngày 07 tháng 03 năm 2023


MỤC LỤC
I. GIỚI THIỆU VỀ TRUNG QUỐC VÀ VĂN HÓA CỦA TRUNG QUỐC.....3
1. Sơ lược về Trung Quốc..................................................................................3
2. Văn hóa đặc trưng của Trung quốc..............................................................3
2.1. Về giao tiếp................................................................................................3
2.2. Con người Trung Hoa................................................................................3
2.3. Xưng hô trong gia đình của người Trung Quốc.........................................3
2.4. Văn hóa ẩm thực Trung Hoa......................................................................4
2.5. Nghệ thuật Trà đạo....................................................................................4
2.6. Xường xám - Trang phục truyền thống người Trung Quốc........................5
2.7. Gốm sứ Trung Quốc...................................................................................5
2.8. Nghệ thuật..................................................................................................5
2.9. Lễ hội ở Trung Quốc..................................................................................5
II. PHÂN TÍCH VỀ VĂN HÓA DOANH NGHIỆP TRUNG QUỐC................6
1. Văn hóa giao tiếp và đàm phán....................................................................6
2. Ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc đến cách hoạt động của coca cola...7
2.1. Đôi nét về lịch sử mở rộng của coca cola..................................................7
2.2. Tên Trung Quốc của Coca Cola................................................................7
2.3. Chính sách Marketing Mix của Coca Cola ở thị trường Trung Quốc........7
2.4. Bao bì sản phẩm.........................................................................................8
2.5. Logo...........................................................................................................8
2.6. Tên gọi.......................................................................................................8
2.7. Quảng cáo..................................................................................................8
2.8. Quan hệ công chúng..................................................................................9
III. PHÂN TÍCH SỰ KHÁC BIỆT VĂN HÓA GIỮA TRUNG QUỐC VÀ MỸ
ẢNH HƯỞNG ĐẾN COCA COLA (VÍ DỤ NHƯ CƠ CẤU TỔ CHỨC
DOANH NGHIỆP...)............................................................................................10
1. Sự khác biệt văn hóa ảnh hưởng đến cơ cấu tổ chức doanh nghiệp.........10
2. Sự khác biệt văn hóa ảnh hưởng đến quản trị nhân lực...........................11
2.1. Đào tạo....................................................................................................11
2.2. Phong cách giao tiếp................................................................................11
2.3. Phân công công việc................................................................................11
3. Sự khác biệt văn hóa ảnh hưởng đến chiến lược kinh doanh...................11

1
IV. BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO DOANH NGHIỆP COCA COLA TRÊN
THỊ TRƯỜNG TRUNG QUỐC..........................................................................12
1. Ảnh hưởng của văn hóa quốc gia đến doanh nghiệp.................................12
2. Bài học kinh nghiệm cho doanh nghiệp coca cola trên thị trường Trung
Quốc..................................................................................................................13
TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................................14

2
I. GIỚI THIỆU VỀ TRUNG QUỐC VÀ VĂN HÓA CỦA TRUNG QUỐC 
1. Sơ lược về Trung Quốc
- Tên: Nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (The People's Republic of China)
- Ngày quốc khánh: 1/10/1949
- Thủ đô: Bắc Kinh
- Vị trí địa lý: Trung Quốc nằm ở phần nửa phía Bắc của Đông bán cầu, phía Đông
Nam đại lục Á-Âu, phía Đông và giữa châu Á, phía Tây của Thái Bình Dương.
-  Diện tích: 9,6 triệu km2
- Khí hậu: Trung Quốc thuộc khu vực gió mùa, khí hậu đa dạng từ ấm đến khô.
Nhiệt độ trung bình toàn quốc tháng 1 là -4,7 độ C, tháng 7 là 26 độ C. Ba khu vực
được coi nóng nhất là Nam Kinh, Vũ Hán, Trùng Khánh
- Dân số: hơn 1,3 tỷ người.
- Dân tộc: Trung Quốc có 56 dân tộc. Dân tộc Hán là chủ yếu, các dân tộc thiểu số
(chiếm 6% dân số cả nước và phân bố trên 50-60% diện tích toàn quốc)
2. Văn hóa đặc trưng của Trung quốc
2.1. Về giao tiếp
Khác với người phương Tây, người phương Đông nói chung và người Trung
Quốc nói riêng khá khắt khe trong vấn đề giao tiếp. Trong khi chào hỏi không nên
bắt tay chặt, mà thả lỏng tay hoặc nhẹ nhàng.
Chào hỏi người có chức quyền cao nhất trước chứ không chào hỏi phụ nữ
trước. Khi giới thiệu người khác với ai đó thì không bao giờ được phép dùng ngón
tay trỏ chỉ về người đó, rất không lịch sự, tốt nhất là dùng cả bàn tay đã được ngả
lòng ra rồi chỉ về phía người đó. Khi gặp gỡ làm quen có thể hỏi những chuyện liên
quan đến cá nhân như có vợ chồng chưa, mấy con, thậm chí cả về mức lương. Nếu
được hỏi như vậy thì bạn không nên lảng tránh trả lời. Chủ đề trao đổi khi gặp gỡ
làm quen nên là thể thao, tốt nhất là bóng đá, tuyệt đối không nên đề cập tới các chủ
đề về chính trị, không nên có lời phê phán.
2.2. Con người Trung Hoa
Người Trung Quốc đều mong muốn sự cát tường và tâm lí hướng về gia đình. 
Người Trung Hoa chú trọng đến rất nhiều vấn đề: Cất nhà, mở rộng cơ sở
buôn bán, cửa hàng, chuyện gả chồng cho con gái… Đặc biệt đối với dân tộc Á
Đông, nhà là nơi ngụ quan trọng nhất đời người liên quan đến vận mệnh, thành bại
các thành viên trong gia đình. Do đó, họ luôn chú ý và cẩn thận trong từng chi tiết
nhỏ. 
2.3. Xưng hô trong gia đình của người Trung Quốc
Trong các gia đình ở Trung Quốc, danh xưng của các thành viên trong gia
đình được phân chia rất rõ ràng. Xưng hô trong tiếng Hán thường phân biệt rõ tông
tộc, nội ngoại, thân sơ, huyết thống. 

3
Những cách xưng hô trong gia đình của người Trung Quốc dựa trên “nội ngoại
khác biệt” ( 内 外 有 别 ), giữa cha mẹ, vợ chồng phân thành nội và ngoại. Người
Trung Quốc xưa rất coi trọng vấn đề này.
- Từ vựng tiếng Trung chủ đề gia đình
Theo nghiên cứu, bản thân những từ xưng hô gốc trong tiếng Hán đều
có phân biệt nam, nữ, nội ngoại, tông tộc. Trong 22 từ xưng hô gốc của
người Trung Quốc: tổ, tôn, phụ, tử, mẫu, nữ, huynh, đệ, thư, muội, bá, thúc,
cô, cữu, di, điệt, sanh, phu, thê, tẩu, nhạc, tế thì có 13 từ chỉ nam giới và 8 từ
chỉ nữ giới, 1 từ không phân biệt giới tính; nội ngoại có 3 từ bên ngoại, 4 từ
chỉ hôn nhân không có sự phân biệt nội ngoại, còn lại xưng hô bên nội, có sự
mất cân bằng nghiêm trọng giữa nam và nữ, giữa nội và ngoại.
2.4. Văn hóa ẩm thực Trung Hoa
Đất nước Trung Hoa không chỉ được biết đến là đất nước có lịch sử văn hóa
lâu đời nhất nhì thế giới. Nền ẩm thực văn hóa Trung Hoa vô cùng đặc sắc và độc
đáo bởi sự kết hợp giữa sắc, vị, hương và cả cách thức trình bày món ăn. 
Họ cực kỳ coi trọng sự trọn vẹn, vậy nên trong cả những món ăn đều được thể
hiện đầy đủ. Nếu như bị thiếu đó sẽ là điều chẳng lành với hàm nghĩa sự việc không
được “đầu xuôi đuôi lọt”. Chẳng hạn như, các món ăn từ cá đều được làm nguyên
con, gà chặt miếng rồi xếp đầy đủ lên đĩa… đồng thời món ăn phải có màu sắc và
hương vị hấp dẫn say lòng thực khách. 
Khi ăn, các món ăn đều được đặt trong đĩa lớn và xếp vị trí giữa bàn để tất cả
thành viên trong gia đình dùng chung. Khi ở nhà hàng, các món ăn bày biện trên
mặt bàn tròn lớn xoay được ở giữa giúp mọi người có thể xoay thức ăn qua chỗ
mình. Bạn có biết, đôi đũa dụng cụ để ăn do chính người Trung Hoa phát minh ra
đầu tiên đó. 
Ẩm thực Trung Hoa được ví như cái nôi của nhiều trường phái ẩm thực, dẫn
đến sự hình thành các miền văn hóa ẩm thực đất nước Trung Hoa được chia thành 8
vùng lớn được gọi là “八大菜系” Bát đại thái hệ. Cụ thể như sau:
- Ẩm thực Tứ Xuyên
- Ẩm thực Sơn Động
- Ẩm thực Chiết Giang
- Ẩm thực Quảng Đông
- Ẩm thực An Huy
- Ẩm thực Hồ Nam
- Ẩm thực Giang Tô
- Ẩm thực Phúc Kiến
2.5. Nghệ thuật Trà đạo
Trong suốt các bữa ăn, để cân bằng lại khẩu vị trước khi chuyển sang món
khác, người Trung Hoa luôn uống trà thay vì uống trà thay vì uống nước trái cây.
Và Trung Quốc là cái nôi của trà đạo. Uống trà, trồng trà và thưởng thức trà đều có

4
nguồn gốc từ đất nước Trung Hoa. Dù đã trải qua hơn 4.000 năm lịch sử, thưởng trà
luôn là một thói quen không thể thiếu trong sinh hoạt người Trung Hoa. 
Trà đạo Trung Quốc là nghệ thuật uống Trà có mục đích thực hành đạo, để
hiểu đạo, rèn luyện tâm tính và cũng là để tu thân. 
Trà đạo Trung Quốc là sự kết hợp nghệ thuật, đạo đức, triết học, thẩm mỹ và tôn
giáo. Đó không chỉ là thói quen uống trà mà còn là nét tinh túy, cảm nhận từng vị
trí, đàm thoại về lời chỉ dạy từ cổ nhân.
2.6. Xường xám - Trang phục truyền thống người Trung Quốc
Sườn xám (hay còn gọi là Xường xám), còn được gọi là áo dài Thượng Hải
(Thượng Hải trường bì bào). Xuất hiện từ thời nhà Thanh, sự kết hợp văn hóa dân
giao thoa nền văn hóa khác xường xám vẫn là một trang phục truyền thống điển
hình hiện nay.
Loại trang phục này rất thịnh hành ở các chị em phụ nữ Trung Quốc, bởi nó
thể hiện được phong thái đoan trang, đường nét mĩ miều, yêu kiều, mềm mại của
người phụ nữ. Bên cạnh đó nó còn thể hiện nét giao thoa văn hóa giữa phương
Đông và phương Tây. Đây cũng là sự kết hợp hài hòa giữa dân gian và học thuật.
2.7. Gốm sứ Trung Quốc
Trung Quốc, đất nước có nền văn minh cổ đại lâu đời trên thế giới đã có
những thành tích đóng góp đáng kể cho sự phát triển và tiến bộ xã hội loài người.
Trong đó, nghệ thuật gốm sứ đóng vai trò cực kỳ quan trọng. Nghệ thuật gốm sứ
Trung Quốc xuất hiện từ những năm 4500 Trước Công nguyên. 
Qua mỗi triều đại, mỗi thời kỳ nghệ thuật Gốm sứ kết tinh những nét ưu việt rất
riêng. Và hiện tại, với sự đa dạng mẫu mã, hoa tiết hoa văn chất lượng nghệ thuật
gốm sứ Trung Quốc trở nên nổi tiếng và được xuất khẩu khắp thế giới.
2.8. Nghệ thuật
Nét đặc sắc nhất mà khi du lịch Trung Quốc nhất định bạn phải thử qua đó
chính là xem một vở kinh kịch và khám phá những công trình kiến trúc đồ sộ của
Trung Quốc. Nói về Kinh kịch, là một thể loại ca kịch của Trung Quốc hình thành
và phát triển mạnh tại Bắc Kinh vào thời vua Càn Long của vương triều nhà Thanh.
Bắt nguồn là những màn diễn tuồng sân khấu của Trung Hoa cổ được gọi là ca kịch
hay hý kịch là một thể loại diễn tuồng bao gồm ca múa (ngâm khúc kèm theo nghệ
thuật vũ đạo), thậm chí có cả các loại tạp kỹ pha trộn như kể chuyện, các màn nhào
lộn, xiếc, diễn hoạt kê (tiếu lâm khôi hài), đối thoại trào lộng và võ thuật.
Về kiến trúc, bạn hãy thử ghé thăm Vạn Lý Trường Thành, cố cung, Di Hòa
Viên, Lạc Sơn Đại Phật… để thấy hơn sự đồ sộ và độc đáo nơi đây.
2.9. Lễ hội ở Trung Quốc
Trung Quốc là quốc gia có nền văn hóa phát triển lâu đời và sở hữu những nét
đặc sắc riêng. Các lễ hội ở Trung Quốc sở hữu những nét đẹp riêng, luôn thể hiện sự
hoành tráng và ấn tượng tạo nên sức hút hấp dẫn đối với du khách đến từ nhiều
quốc gia trên thế giới. Tiêu biểu như Lễ hội hoa đăng Trung Quốc, Lê hội thuyền

5
rồng, Lễ hội Trung Thu, Lê hội té nước, Lễ hội Hán Phục và đặc biệt là lễ hội Tết
Cổ Truyền.
II. PHÂN TÍCH VỀ VĂN HÓA DOANH NGHIỆP TRUNG QUỐC
1. Văn hóa giao tiếp và đàm phán
- Xưa nay, khi nói về cách làm việc của người Trung Quốc, người ta vẫn hay
so sánh với người Châu Âu và xem nó gần như hai thái cực đối lập. Người
Trung Quốc giải quyết công việc rất khéo léo, tế nhị. Khi bàn bạc thường
không nói thẳng mà đi “đường vòng”, nói một cách ẩn ý, diễn đạt ý tưởng
thường rất uyển chuyển.
- Người Trung Quốc coi trọng sự đúng hẹn, thích tác phong nhanh nhẹn nhưng
cẩn thận, chu đáo, khéo léo trong giao tiếp và ứng xử.
- Bắt tay là cử chỉ văn hóa phổ biến.
- Giới thiệu bản thân thật rõ ràng để tạo niềm tin, uy tín và cũng cần nắm rõ
vai vế, thứ bậc của mình.
- Việc đầu tiên khi gặp đối tác, đầu tiên họ sẽ trao đổi danh thiếp, hỏi thăm tên
tuổi từ đó quyết định lựa chọn cách xưng hô và phong cách ngôn ngữ phù
hợp, tiếp đến là sức khỏe, chào hỏi người có chức quyền cao nhất trước rồi
sau đó mới bàn đến công việc.
- Danh thiếp nên được in một mặt bằng tiếng Anh và mặt còn lại bằng tiếng
Trung.
- Theo thông lệ bình thường, có thể tặng hoa quả, bánh ngọt hay đồ uống,
rượu, nhưng không nên tặng đồng hồ vì “tặng đồng hồ” trong tiếng Trung
Quốc có nghĩa là “đi dự một đám tang”. Nếu được người Trung Quốc tặng
quà thì không được mở hộp quà trước mặt người tặng. Người Trung Quốc
coi trọng sự cân bằng và hài hòa vì vậy nên tặng có đôi có cặp, không nên
tặng đơn lẻ.
 Một số điều kiêng kị:
+ Người Trung Quốc kiêng số 4, vì nó mang ý nghĩa không may mắn.
+ Kiêng ôm vai hay vỗ lưng, chỉ trỏ tay vào người đối diện.
+ Kiêng để miệng bình trà hướng vào người đối diện.
+ Họ không ăn thịt vịt, thịt chó vào đầu tháng.
+ Không thích màu trắng.
+ Họ kiêng không xuất hành vào mùng 5 tháng 1 âm lịch.
 Những sở thích phổ biến:
+ Người Trung Quốc thích số: 6, 8, 9.
+ Thích màu vàng và màu đỏ.
+ Họ thích uống trà và chơi cây cảnh.

6
2. Ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc đến cách hoạt động của coca cola
2.1. Đôi nét về lịch sử mở rộng của coca cola
Coca cola lần đầu tiên có mặt tại trung quốc năm 1927, nhưng sau khi chủ tịch
Mao Trạch Đông đứng lên lãnh đạo đất nước, coca cola cùng các sản phẩm nhập
khẩu từ phương Tây đã bị cấm hoàn toàn tại Trung Quốc. Năm 1979, 30 năm sau,
coca cola mới được phép bán hàng lại ở Trung Quốc.
2.2. Tên Trung Quốc của Coca Cola
Tại Trung Quốc ngôn ngữ vốn là rào cản chính trong nhóm những nhân tố văn
hóa. Tiếng nói nước ngoài thường nhật có hệ thống chữ viết có phổ biến ký tự thành
một trong khoảng, trái lại mỗi ký tự của ngôn ngữ Trung Quốc là đại diện cho một
từ.
Bất cứ một thương hiệu nào vào Trung Quốc đều phải chuyển sang ngôn ngữ
Trung Quốc, cả về cách phát âm và hình ảnh. Ví dụ, Louis Vuitton thành “lu yi wei
den”, Nokia thành “nou ji ya”, Shell thành “bei ke” và Nestlé thành “que chao” ...
Khi thâm nhập vào thị phần Trung Quốc, thương hiệu Coca-Cola thoạt đầu
được phiên âm thành Kekou-Kela, từ này theo nghĩa tiếng Trung thì giống như:
"Cắn con nòng nọc trơn nhẫy". Và sau này, Coca-Cola phải chuyển thành “ke kou
ke le” bởi cái tên cũ gây ra ấn tượng không mấy khả quan về thương hiệu.
Điều này nói lên rằng, ngôn ngữ là một rào cản vô cùng lớn của văn hóa, ảnh
hưởng đến chính sách truyền bá thương hiệu. Tên thương hiệu cần được lựa chọn,
xem xét kĩ càng trước khi đem ra sử dụng các quốc gia khác.
Ke kou ke le: Cách tiếp cận của việc lựa chọn tên Trung Quốc cho Coca Cola
là cách phát âm gần với tiếng Anh. Hơn nữa bốn thành tố đó có ý nghĩa riêng của
nó mà hoàn toàn thể hiện quan niệm mà Coca Cola muốn truyền bá.
+ 可 Ke: Có nghĩa là cho phép, có thể, có thể (cùng âm với "đồng")
+ 可 Kou: Có nghĩa là miệng (cùng âm với "ca")
+ 可 Ke: Có nghĩa là cho phép, có thể, có thể (cùng âm với "đồng")
+ 乐 Le: Có nghĩa là hạnh phúc (cùng âm với "la")
→ Sự kết hợp của hai thành tố có nghĩa là có thể ăn, tốt để ăn. Sau này còn
có nghĩa là có thể hạnh phúc.
2.3. Chính sách Marketing Mix của Coca Cola ở thị trường Trung Quốc
Chính sách sản phẩm: Ở thị trường Trung Quốc cũng như những thị trường
khác, dải sản phẩm của Coca Cola đem vào thị trường bao gồm các sản phẩm vốn
có của công ty.
Ngoài ra để phù hợp với văn hóa uống trà của người Trung Quốc, Coca Cola
đã cho ra đời sản phẩm Coca Cola Tea.

7
2.4. Bao bì sản phẩm
Để phù hợp với văn hóa Trung Quốc, Coca-Cola đã áp dụng loại bao bì mới,
đó là một điểm đáng kể đến cho thị trường và người tiêu dùng, không chỉ bản thân
sản phẩm nhưng thiết kế bao bì cũng là điểm nhấn để thu hút mọi con mắt.
Có ba khía cạnh chính mà coca-cola tích hợp văn hóa Trung Quốc với bao bì,
mà làm cho người tiêu dùng nhận biết và ấn tượng với thương hiệu của mình. Nội
địa hóa của Coca-Cola trên bao bì được phản ánh trong ba khía cạnh sau đây.
- Trên bao bì có in hình ngôi sao nổi tiếng trẻ tuổi Trung Quốc (Vì người
Trung Quốc tinh thần tập thể và tính dân tộc cao nên họ cũng thích sản phẩm
họ dùng phải quảng bá cho con người Trung Quốc)
- Bao bì sản phẩm liên quan đến lễ hội truyền thống văn hóa Trung Quốc (đặc
biệt là Tết nguyên đán)
- Bao bì cho sự kiện quan trọng xảy ra ở Trung Quốc (quảng bá niềm tự hào
của họ đối với dân tộc, ví dụ như Olimpic Bắc Kinh)
2.5. Logo
Thiết kế logo Coca-Cola Trung Quốc thông qua một màu trắng trên màu đỏ,
đó là tính năng nổi bật nhất của Coca-Cola và cũng trùng hợp với màu sắc lễ hội
truyền thống Trung Quốc: màu đỏ. Tại Trung Quốc, màu đỏ có ý nghĩa đặc biệt cho
một màu sắc lễ hội truyền thống phổ biến phản ánh hạnh phúc, thịnh vượng, may
mắn, lễ kỷ niệm và theo đuổi tinh thần và vật chất của nhân dân Trung Quốc. Cho
dù đó là một sự may mắn, màu đỏ của coca-cola mang đến cho người Trung Quốc
sự quen thuộc và sự vui sướng.
Coca-Cola thiết kế logo của Trung Quốc tiếp tục áp dụng mô hình băng lượn
sóng mà thể hiện giá trị thương hiệu của công ty: khả năng vô hạn, tính năng động
và sức sống. Từ sự thống nhất hình ảnh, khách hàng có thể cảm thấy sự hội nhập
của các nền văn hóa phương Tây và Trung Quốc trực tiếp.
2.6. Tên gọi
Như cách đặt tên Coca Cola đã nên ở trên. Sự kết hợp của hai từ có nghĩa là có
thể ăn, tốt để ăn. Sau này hai từ có nghĩa là có thể hạnh phúc. Vì vậy, tên Trung
Quốc của coca-cola có nghĩa là ngon và hạnh phúc
2.7. Quảng cáo
Coca-cola là một trong những doanh nghiệp nước ngoài đầu tiên trong lịch sử
Trung Quốc thực hiện việc truyền hình thương mại. Nó sử dụng phong cách Mỹ tại
Trung Quốc. Tuy nhiên, vào cuối năm 1990, Coca-cola nhận ra rằng chỉ bằng cách
nội địa hóa công ty mới có thể mở rộng thị trường của họ và duy trì vị trí dẫn đạo
lâu dài ở Trung Quốc. Vì vậy, coca-cola ký hợp đồng với một công ty quảng cáo
của Trung Quốc để thiết kế quảng cáo mới mà phù hợp với văn hóa Trung Quốc.

8
Coca-cola nhận ra rằng người tiêu dùng ở các vùng khác nhau có nguồn gốc
văn hóa và sở thích khác nhau, đặc biệt là tại Trung Quốc, hầu hết người Trung
Quốc đều mong muốn sự Cát tường và Tâm lý hướng về gia đình. Vì vậy, các công
ty quan tâm hơn đến các nhu cầu tâm lý của người tiêu dùng chứ không phải là chỉ
truyền bá văn hóa Mỹ.
Coca-Cola quảng cáo ở Trung Quốc thay đổi nhân vật chính phổ biến ở địa
phương Mỹ "Santa Claus" thành hai trẻ em mặc trang phục Trung Quốc và cũng đã
thêm khá nhiều yếu tố Trung Quốc, tập trung vào sự biểu hiện của triết lý “Gia đình
là đầu tiên” và hướng đến sự hài hòa. Hơn nữa hình ảnh con rồng và "cắt giấy" là
biểu tượng khác của văn hóa Trung Quốc thường xuất hiện trong các quảng cáo của
coca cola.
Trong những năm qua, màu đỏ của Coca-Cola rất được chú ý trên thế giới. Rất
nhiều lý do góp phần thành công của nó, một trong những thành công nhất đó chính
là tiếp thị thương hiệu trên thế giới, các yếu tố chính của sự thành công là giao tiếp
xuyên văn hóa. Chế độ Coca- Cola đã là một loại hội nhập văn hóa không tích cực
và chinh phục thành công tiếp thị đa văn hóa, đặc biệt màu đỏ của Coca Cola lai rất
phù hợp với văn hóa Trung Quốc.
2.8. Quan hệ công chúng
Coca cola tài trợ cho các chương trình lớn (Olimpic Bắc Kinh 2008) - Coca-
cola là một trong mười hai hợp đồng tài trợ hàng đầu cho Thế vận hội Olympic.
Trong năm 2008, Bắc Kinh tổ chức Thế vận hội Olympic mùa hè, chương trình
Olympic và được chiếu trên truyền hình trong thời gian đó.
Cách mà Coca Cola thiết lập sự kiện dưới hình thức tài trợ phù hợp với văn
hóa Trung Quốc:
- Những giai điệu cơ bản của thương mại ở Trung Quốc là trẻ, năng động và
mạnh mẽ.
- Trong văn hóa Trung Quốc, thanh niên đại diện cho thế hệ mới và đầy hứa
hẹn. Vì vậy coca cola đã mời sự tham gia của nhân vật nổi tiếng: Yao Ming,
một cầu thủ bóng rổ NBA, là người nổi tiếng khắp nước Mỹ và cả thế giới.
Ông đóng vai trò như một thần tượng trong mắt người dân của đất nước tỷ
dân này.
- Âm nhạc mang giai điệu mang tính nhiệt huyết, khích lệ, tạo cảm hứng và
nâng cao tinh thần.
- Các thành phần của hình ảnh thể hiện những nét văn hóa đặc trưng, niềm tự
hào của nhân dân Trung Quốc. Phong cách đặc trưng của Trung Quốc: pháo
và bóng bay cho lễ tiệc và thưởng thức cuộc sống hoan lạc.

9
III. PHÂN TÍCH SỰ KHÁC BIỆT VĂN HÓA GIỮA TRUNG QUỐC VÀ MỸ
ẢNH HƯỞNG ĐẾN COCA COLA (VÍ DỤ NHƯ CƠ CẤU TỔ CHỨC
DOANH NGHIỆP...)

1. Sự khác biệt văn hóa ảnh hưởng đến cơ cấu tổ chức doanh nghiệp
 Cấp quản lý
Tại Mỹ, Coca Cola có một cấp quản lý cao hơn với nhiều phòng ban và chức
danh như giám đốc điều hành, giám đốc kinh doanh, giám đốc tài chính. Tuy nhiên,
tại Trung Quốc, cấp quản lý được tập trung hơn với ít phòng ban hơn. Theo mô hình
Hofstede, Mỹ có mức độ cá nhân hóa (Individualism) 91 cao hơn so với Trung
Quốc (20), chỉ số khoảng cách quyền lực (power distance) của Trung Quốc là 80,
Mỹ là 40. Điều này là 1 trong những lí do dẫn đến sự khác biệt trong cách thức
quản lý và tổ chức công ty. Trong môi trường văn hóa cá nhân hóa, mỗi nhân viên
được khuyến khích độc lập và chịu trách nhiệm cho công việc của mình. Do đó, các
công ty tại Mỹ thường có cấp quản lý cao hơn và nhiều phòng ban hơn để đảm bảo
sự quản lý hiệu quả và đáp ứng nhu cầu của từng cá nhân.
Tuy nhiên, trong môi trường văn hóa tập thể hóa, sự hợp tác và đồng thuận
được đánh giá cao hơn, xu hướng tôn trọng quyền lực hơn. Các nhân viên tại Trung
Quốc thường có xu hướng làm việc nhóm và thường được quản lý bởi một người
quản lý trực tiếp. Do đó, cấp quản lý của Coca Cola tại Trung Quốc ít hơn và tập
trung hơn để đảm bảo sự hợp tác và đồng thuận trong tổ chức.

10
2. Sự khác biệt văn hóa ảnh hưởng đến quản trị nhân lực
2.1. Đào tạo
Tại Trung Quốc, văn hóa đào tạo của Coca Cola nhấn mạnh việc xây dựng
mối quan hệ bền chặt với nhân viên và đầu tư vào sự phát triển của họ. Coca Cola
cũng rất chú trọng đến việc xây dựng và cộng tác theo nhóm, vì đây là những giá trị
quan trọng trong văn hóa Trung Quốc.
Ngược lại, văn hóa đào tạo của Coca Cola ở Mỹ tập trung hơn vào sự phát
triển và hiệu suất cá nhân. Các chương trình đào tạo tại Hoa Kỳ được thiết kế để
giúp nhân viên đạt được các mục tiêu cá nhân và nghề nghiệp, đồng thời thúc đẩy
văn hóa học tập và phát triển không ngừng. Các chương trình này thường được thiết
kế để hỗ trợ phát triển nghề nghiệp cá nhân hơn là gắn kết nhóm.
2.2. Phong cách giao tiếp
Ở Trung Quốc, giao tiếp thường gián tiếp và trang trọng hơn so với Mỹ, nơi
giao tiếp có xu hướng trực tiếp và thân mật hơn. Sự khác biệt này có thể ảnh hưởng
đến cách đội ngũ nhân sự của Coca-Cola giao tiếp với nhân viên ở cả hai quốc gia.
Ví dụ: ở Trung Quốc, HR có thể sử dụng ngôn ngữ trang trọng hơn và tránh
chỉ trích trực tiếp, trong khi ở Mỹ, HR có thể đưa ra phản hồi trực tiếp hơn.
2.3. Phân công công việc
Ở Trung Quốc, nhân viên thường có xu hướng làm việc theo nhóm trong việc
hoàn thành công việc được giao. Do đó, có thể Coca-Cola sẽ tập trung vào việc
phân công công việc theo nhóm và tăng cường sự hợp tác giữa các nhân viên tại
Trung Quốc.
Trong khi đó, ở Mỹ, nhân viên thường được đề cao sự độc lập và sáng tạo
trong việc thực hiện công việc của mình. Do đó, Coca-Cola có thể tập trung vào
việc đào tạo và khuyến khích nhân viên đóng góp ý tưởng mới để giúp cải thiện
hiệu quả công việc.
Nhìn chung, đội ngũ nhân sự của Coca-Cola cần nhận thức được những khác
biệt văn hóa này và điều chỉnh các chính sách cũng như thực tiễn nhân sự của họ
cho phù hợp với bối cảnh văn hóa độc đáo của mỗi quốc gia để quản lý nhân viên
của họ một cách hiệu quả.
3. Sự khác biệt văn hóa ảnh hưởng đến chiến lược kinh doanh
Tại Mỹ, Coca Cola tập trung vào quảng cáo, tiếp thị và xây dựng thương hiệu
để tăng doanh số bán hàng. Tuy nhiên, tại Trung Quốc, công ty này tập trung hơn
vào phát triển sản phẩm mới và nghiên cứu thị trường để đáp ứng nhu cầu của
người tiêu dùng. Điều này bắt nguồn từ sự khác biệt trong văn hóa tiêu dùng và văn
hóa kinh doanh.

11
Ở Mỹ, người tiêu dùng thường có xu hướng mua sắm và tiêu dùng theo phong
cách cá nhân hơn, do đó, Coca Cola cần phải tập trung vào quảng cáo và xây dựng
thương hiệu để tạo động lực cho người tiêu dùng mua sản phẩm của họ. Tuy nhiên,
ở Trung Quốc, người tiêu dùng có xu hướng mua sắm theo xu hướng chung của xã
hội, do đó, Coca Cola cần phải tìm hiểu và nghiên cứu thị trường để đáp ứng nhu
cầu của người tiêu dùng một cách hiệu quả hơn.
Trong văn hóa kinh doanh của Mỹ, sự cạnh tranh giữa các công ty rất cao, do
đó, Coca Cola cần phải tập trung vào việc xây dựng thương hiệu và tiếp thị để giành
được thị phần từ các đối thủ cạnh tranh. Tuy nhiên, ở Trung Quốc, môi trường kinh
doanh còn khá mới mẻ và nhiều cơ hội phát triển, do đó, Coca Cola cần phải tập
trung vào việc phát triển sản phẩm mới để đáp ứng nhu cầu của thị trường.
IV. BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO DOANH NGHIỆP COCA COLA TRÊN
THỊ TRƯỜNG TRUNG QUỐC
1. Ảnh hưởng của văn hóa quốc gia đến doanh nghiệp
Văn hoá của mỗi dân tộc có những nét đặc thù riêng biệt. Mỗi doanh nghiệp
khi tham gia kinh doanh trên thị trường quốc tế cần hiểu rõ về văn hóa của quốc gia
mình đang thâm nhập. Văn hoá có sự ảnh hưởng tới với mọi khía cạnh kinh doanh
quốc tế như tiếp thị, quản lý nguồn nhân công, sản xuất tài chính… Đặc biệt, nhiều
quốc gia mang tính tự hào dân tộc cao như Nhật Bản thì việc hiểu viết về văn hóa
trước khi gia nhập càng tôn trọng. Trên thực tế, các công ty địa phương cạnh tranh
thành công hơn so với công ty nước ngoài do ứng dụng văn hoá truyền thống dân
tộc để thực hiện các chiến dịch quảng cáo.
Mỗi nền văn hoá lại có thái độ và đức tin ảnh hưởng đến hầu hết tất cả các
khía cạnh của hoạt động đời sống hằng ngày. Doanh nghiệp càng biết nhiều về
những thái độ và đức tin của con người ở quốc gia ấy bao nhiêu thì họ càng chuẩn
bị tốt hơn cho việc thâm nhập.
Việc thuê mướn nhân công, buôn bán của doanh nghiệp đều được điều chỉnh
bởi con người. Vì vậy, doanh nghiệp phải cân nhắc sự khác nhau giữa những nhóm
xã hội để dự đoán, điều hành các mối quan hệ và hoạt động của mình. Sự khác nhau
về con người dẫn đến những sự khác biệt trong hoạt động kinh doanh ở nhiều quốc
gia trên thế giới. Điều đó buộc các nhà hoạt động quản lý, các nhà kinh doanh phải
có sự am hiểu về văn hoá của nước sở tại, văn hoá của từng khu vực trên thế giới.
Thị hiếu, tập quán tiêu dùng có ảnh hưởng rất lớn đến nhu cầu, vì mặc dù hàng
hoá có chất lượng tốt nhưng nếu không được người tiêu dùng ưa chuộng thì cũng
khó được họ chấp nhận. Vì vậy, nếu nắm bắt được thị hiếu, tập quán của người tiêu
dùng, doanh nghiệp có điều kiện mở rộng khối lượng cầu một cách nhanh chóng.
Và thị hiếu, tập quán của người tiêu dùng mang đặc điểm riêng của từng vùng, từng
châu lục, từng dân tộc và chịu ảnh hưởng của các yếu tố văn hoá, lịch sử, tôn giáo.

12
Ngôn ngữ cũng là một yếu tố quan trọng trong nền văn hoá của từng quốc gia.
Ngôn ngữ cung cấp cho các nhà sản xuất kinh doanh một phương tiện quan trọng để
giao tiếp trong quá trình kinh doanh quốc tế.
Tôn giáo có thể ảnh hưởng đến hoạt động hàng ngày của con người và ảnh
hưởng đến phương châm trong hoạt động kinh doanh. Ví dụ, thời gian mở cửa hoặc
đóng cửa; ngày nghỉ, kỳ nghỉ, lễ kỷ niệm… Vì vậy, hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp phải được tổ chức cho phù hợp với từng loại tôn giáo đang chi phối
thị trường mà doanh nghiệp đang hoạt động.
2. Bài học kinh nghiệm cho doanh nghiệp coca cola trên thị trường Trung
Quốc
- Đảm bảo chất lượng sản phẩm thống nhất trên toàn quốc gia.
- Phù hợp hóa sản phẩm của coca cola với thị trường Trung Quốc và thị hiểu
người tiêu dùng. Đối với Trung Quốc, doanh nghiệp Coca-cola kinh doanh
hết sức linh hoạt và có những định hướng chiến lược lâu dài. Công ty lựa
chọn chiến lược địa phương hóa với mục tiêu “Think local, act local”.
- Nội địa hóa sản phẩm: Doanh nghiệp cần khuyến khích các nhà quản lý địa
phương phát triển những sản phẩm mới và các nhà quản lý khu vực phê
duyệt các sản phẩm mới đó. Bên cạnh đó, hoạt động quảng cáo của công ty
cũng cần được các nhà quản lý tại từng khu vực thị trường thiết kế phù hợp
với từng địa phương.
- Xây dựng và phát triển thương hiệu: Để phát triển ở thị trường Trung Quốc,
Coca-cola cần đầu tư nhiều vào chính sách xúc tiến. Những chính sách này
nhằm làm tăng sự hiểu biết của khách hàng về Coca-cola cũng như những
sản phẩm của công ty. Họ cần làm cho khách hàng ở thị trường này quan tâm
đến những sản phẩm của mình.
- Lắng nghe khách hàng, đưa ra những trải nghiệm sản phẩm mới, khó quên.

13
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. https://www.coca-colacompany.com/cn/home
2. https://global.chinadaily.com.cn/a/202204/26/
WS62677e54a310fd2b29e5964b.html
3. https://www.ndtv.com/topic/coca~cola-china
4. https://vi.wikipedia.org/wiki/V%C4%83n_h%C3%B3a_Trung_Qu%E1%BB
%91c
5. https://www.livescience.com/28823-chinese-culture.html
6. https://cocacolaunited.com/
7. https://culturalatlas.sbs.com.au/american-culture/american-culture-business-
culture

14

You might also like