You are on page 1of 221

TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC MYÕ THUAÄT THAØNH PHOÁ HOÀ CHÍ MINH

PGS.TS HUYØNH QUOÁC THAÉNG

DÂN TỘC HỌC


VĂN HÓA NGHỆ THUẬT
(Giáo trình đại cương bậc đại học cho các ngành văn hóa nghệ thuật)

THAØNH PHOÁ HOÀ CHÍ MINH – 2016

0
MỤC LỤC
Lời giới thiệu ............................................................................................. trang 5
Lời mở đầu................................................................................................. trang 7
CHƢƠNG 1.
DÂN TỘC VÀ DÂN TỘC HỌC VỚI VĂN HOÁ NGHỆ THUẬT
VÀ VĂN HOÁ HỌC, NGHỆ THUẬT HỌC ....................................... trang 10
1.1. Dân tộc và Dân tộc học .................................................................... trang 10
1.1.1.Dân tộc/ tộc người
1.1.1.1. Thuật ngữ và khái niệm
1.1.1.2. Các quá trình tộc ngƣời
1.1.2.Dân tộc học...................................................................................... trang 13
1.1.2.1. Lịch sử hình thành và phát triển
1.1.2.2. Vài nét về Dân tộc học Việt Nam
1.2. Văn hóa nghệ thuật và Văn hóa học, Nghệ thuật học
(Trong quan hệ với dân tộc và Dân tộc học) ........................................ trang 15
1.2.1.Văn hóa nghệ thuật với dân tộc ..................................................... trang 15
1.2.1.1. Khái niệm, nguồn gốc,bản chất và chức năngvăn hoá
nghệ thuật
1.2.1.2. Các loại hình và thành tố văn hoánghệ thuật
1.2.1.3. Bản sắc/tính dân tộc trong văn hoá nghệ thuật
1.2.2.Văn hóa học và Nghệ thuật học với Dân tộc học .......................... trang 30
1.2.2.1. Quá trình hình thành và phát triển Văn hóa học
1.2.2.2. Nghệ thuật học với Văn hoá học
1.2.2.3. Mối quan hệ liên ngành Văn hóa học, Nghệ thuật học
với Dân tộc học/Nhân họcvà cáckhoa học khác
*Câu hỏi ôn tập chƣơng 1 .................................................................... trang 39
*Bài đọc thêm chƣơng 1
1
BĐT 1.1.Văn hóa học ứng dụng với thực tiễn hoạtđộng
văn hóa………………………………………………………….trang 40
BĐT 1.2.Phân loại và xác định cơ chế giữ gìn,phát huy
giá trị di sản văn hóa phi vật thể ............................................................. trang 53
BĐT 1.3.Một số vấn đề về mỹ thuật ứng dụngvới bản sắc
văn hóa dân tộc ......................................................................................... trang 61
BĐT 1.4.Lễ phục nhà nƣớc một số tiêu chívề nội dung
và hình thức thiết kế .................................................................................. trang 71
BĐT 1.5.Bàn về tiêu chí nội dung biểu trƣng văn hóaở năm
cửa ngõ của TP. Hồ Chí Minh ................................................................... trang75
CHƢƠNG 2.
CƠ SỞ BẢN SẮC DÂN TỘC VIỆT NAM TRONG LỊCH SỬ
VÀ TRONG VĂN HOÁ NGHỆ THUẬT TRUYỀN THỐNG ........... trang 80
2.1. Cội nguồn và tiến trình phát triển văn hóa Việt Nam.................. trang 80
2.1.1.Cội nguồn văn hóa Việt Nam ......................................................... trang 80
2.1.1.1. Đặc điểm địa – văn hóa Việt Nam
2.1.1.2. Nguồn gốc bản địa của văn hóa Việt Nam
2.1.1.3. Cơ tầng lịch sử –văn hoá Đông Nam Á của Việt Nam
2.1.2.Tiến trình phát triển văn hóa Việt Nam ........................................ trang 86
2.1.2.1.Văn hoá thời kỳ dựng nƣớc – Giao tiếp văn hóa
và đấu tranh chống đồng hóa văn hóa Trung Hoa
2.1.2.2. Xây dựng nền văn hóa độc lập, tự chủ theo mô
hình nhà nƣớc phong kiến trong kỷ nguyên Đại Việt
2.1.2.3. Mở rộng giao tiếp văn hóa từ Đông qua Tây và hội nhập
văn hoá toàn thế giới

2.2. Đặc trƣng văn hóa tộc ngƣời và các vùng văn hóa nghệ thuật
truyền thống ở Việt Nam ........................................................................ trang 89
2.2.1.Đặc điểm chung về cộng đồng các dân tộc Việt Nam ................... trang 89
2.2.1.1.Các nhóm nhân chủng - ngôn ngữ và văn hóatộc ngƣời
2
2.2.1.2.Đặc điểm quá trình tộc ngƣời ở Việt Nam
2.2.2.Các vùng văn hóa nghệ thuật truyền thống ................................... trang92
2.2.2.1. Các vùng văn hóa nghệ thuật Bắc Bộ
2.2.2.2. Các vùng văn hóa nghệ thuật Trung Bộ
2.2.2.3. Các vùng văn hóa nghệ thuật Nam Bộ
*Câu hỏi ôn tập chƣơng 2 .................................................................. trang 99
*Bài đọc thêm chƣơng 2
BĐT 2.1.Huế trong Con đƣờng di sản miền Trung………………..trang 99
BĐT 2.2.Văn hóa tộc ngƣời với vấn đề phát triểnvăn hóa
vùng ở Tây Nguyên ................................................................................. trang 105
BĐT 2.3.Bản sắc và giao tiếp văn hóa dân tộc(Qua khảo sát
một số hệ giá trị văn hóa tộc ngƣời vùngNam Bộ)……… trang 113
BĐT 2.4.Lễ trong lễ tục của ngƣời Việt với Luân thƣờng
Nho giáo (Trƣờng hợp Nam Bộ)………………………….trang 128
BĐT 2.5.Địa - văn hóa sông nƣớc Cần Thơ nét đặc sắctrong
văn hóa Đồng bằng sông Cửu Long và Nam Bộ .................................... trang 140

CHƢƠNG 3.
BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY BẢN SẮC DÂN TỘC TRONG
HOẠT ĐỘNG VĂN HÓA NGHỆ THUẬTĐƢƠNG ĐẠI ................ trang 148
3.1. Phát triển văn hóa nghệ thuật dân tộc trong thời đại mới……trang 148
3.1.1.Văn hóa nghệ thuật dân tộc với hiện đại – thời đại .................... trang 148
3.1.1.1.Xu hƣớng phát triển lên hiện đại theo tầm thời đại
3.1.1.2. Những vấn đề thời đại ngày nay
3.1.2.Định hướng phát triển văn hóa và văn hóa dân tộc ............... …trang 155
3.1.2.1. Quy luật phát triển văn hóa và văn hóa dân tộc
3.1.2.2. Giải pháp bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóadân tộc
3.2. Bản sắc văn hóa với phong cách và tài năng nghệ thuật trong
quan hệ với những vấn đề văn hóa nghệ thuật đƣơng đại……..trang 159
3.2.1.Nhận thức chung .......................................................................... trang 159

3
3.2.1.1.Khái niệm, nội dung, mối quan hệ Bản sắc – Phong cách –
Tài năng nghệ thuật
3.2.1.2. Tài năng thật/giả – Vai trò của “văn hóa nghệ sĩ”,
công chúng và lịch sử
3.2.2.Những vấn đề văn hóa nghệ thuật đương đại ............................ trang 165
3.2.2.1.Xây dựng nền văn hóa nghệ thuật dân tộc – hiện đại
vừa phù hợp các quy luật kinh tế – xãhội vừa đáp ứng
kịp nhu cầu cuộc sốngđƣơng đại
3.2.2.2.Phát triển lực lƣợng văn nghệ sĩ tài năng và phát huy
các tri thức khoa học về văn hóa và văn hóa dân tộc
*Câu hỏi ôn tập chƣơng 3 .................................................................. trang 169
* Bài đọc thêm chƣơng 3
BĐT 3.1.Giá trị lịch sử của đề cƣơng văn hoá năm 1943……….. trang 169
BĐT 3.2.Mối quan hệ văn hóa với kinh tếtrong xu thế
phát triển hiện nay ở Việt Nam .............................................................. trang 174
BĐT 3.3.Giáo dục lịch sử trong các trƣờng văn hóa
nghệ thuật ................................................................................................ trang 182
BĐT 3.4.Vùng ven và văn hóa vùng ven trong quá trình
đô thị hóa ở Sài Gòn - Thành phố Hồ Chí Minh ................. trang 184
BĐT 3.5.Mấy bài học quan trọng về xã hội hóa văn hóa………… trang 197

Kết luận ................................................................................................. trang206


Thƣ mục tài liệu tham khảo .................................................................. trang208

4
LỜI GIỚI THIỆU

Tộc ngƣời(éthnie, nation)1và văn hoá tộc ngƣời từ lâu đã là đối tƣợng nghiên
cứu của các ngành khoa học nhƣ Dân tộc học/Nhân học, Xã hội học, Khu vực
học…Tộc ngƣờivà văn hoá tộc ngƣời cũng là một lĩnh vực của đời sống xã hội có
sức lôi cuốn những ngƣời hoạt động trong lĩnh vực văn hoá nghệ thuật. Nhiều tác
phẩm văn học nghệ thuật có sức sống lâu dài nhờ gắn liền với nghiên cứu tộc
ngƣời và văn hoá tộc ngƣời.Tộc ngƣời là một cộng đồng ngƣời có sức sống xuyên
thời gian và mỗi tộc ngƣời có một nền văn hoá riêng.Văn hoá gắn liền với một tộc
ngƣời và góp phần làm nên sức mạnh để tộc ngƣời đó phát triển và giữ đƣợc bản
sắc của mình. Trong bối cảnh hiện nay, khi toàn cầu hoá nhƣ là một xu thế tất yếu,
thì việc nghiên cứu các khía cạnh tộc ngƣời và văn hoá tộc ngƣời là một đòi hỏi và
cũng là một yêu cầu khách quan, góp phần vào sự phát triển và phát triển bền vững
của các quốc gia, các tộc ngƣời trên bình diện thế giới cũng nhƣ ở Việt Nam.
Việt Nam là quốc gia đa tộc ngƣời, đa văn hoá.Nhà nƣớc Việt Nam luôn
coi giải quyết các vấn đề có liên quan đến các tộc ngƣời (cộng đồng quốc gia dân
tộc) là một nhiệm vụ chiến lƣợc và văn hoá vừa là mục tiêu vừa là động lực của
phát triển. Trong bối cảnh nhƣ vậy, thì việc nghiên cứu và giảng dạy những vấn
đề có liên quan đến tộc ngƣời và văn hoá tộc ngƣời là một nhiệm vụ cấp bách đặt
trên vai những ngƣời đang làm công tác giảng dạy và nghiên cứu tại các trƣờng
đại học, nhất là ở các trƣờng thuộc khối ngành xã hội và nhân văn, đặc biệt trong
đó có các trƣờng văn hóa nghệ thuật.
Trong những năm qua, thực hiện chủ trƣơng đổi mới căn bản và toàn diện
giáo dục đại học Việt Nam, ngoài việc hoàn thiện các chƣơng trình đào tạo, là
việc các giảng viên biên soạn giáo trình nhằm cung cấp những kiến thức nền tảng
cho các môn học. Giáo trình Dân tộc học văn hoá nghệ thuật của PGS.TS. Huỳnh

1
Trong thực tế, ngƣời ta thƣờng lẫn lộn và đồng nhất với dân tộc
5
Quốc Thắng ra đời trong bối cảnh đó, có thể góp phần vào việc thực hiện đổi mới
căn bản và toàn diện giáo dục đại học, nâng cao chất lƣợng dạy và học hiện nay.
PGS.TS Huỳnh Quốc Thắng là một cán bộ giảng dạy lâu năm, có nhiều
kinh nghiệm trong công tác thực tiễn và quản lý đào tạo, đã trực tiếp tổ chức và
triển khai nhiều nhiệm vụ nghiên cứu khoa học về văn hóa nghệ thuật. Các kiến
thức chuyên môn và nguồn tƣ liệu thu thập trong quá trình thực hiện các nhiệm
vụ nghiên cứu khoa học đã giúp PGS.TS Huỳnh Quốc Thắng hoàn thành cuốn
giáo trình mà bạn đọc đang có trong tay. Trong công trình này, nhờ một tinh thần
làm việc nghiêm túc, công phu, một cách tƣ duy mới trong tiếp cận và giải quyết
vấn đề, nên những nội dung tuy trình bày khúc chiết, cô đọng và ngắn gọn, nhƣng
chứa đựng những kiến thức khá rộng và bao quát về một lĩnh vực khoa học đang
thu hút sự quan tâm của toàn xã hội.
Cuốn giáo trình Dân tộc học văn hoá nghệ thuật của PGS.TS Huỳnh Quốc
Thắng là một tài liệu tham khảo tốt cho đội ngũ những ngƣời làm công tác quản
lý văn hoá, cho công tác nghiên cứu, giảng dạy (đặc biệt là trình độ sau đại học) ở
các trƣờng đại học về các bộ môn Nhân học, Văn hoá học, Xã hội học, Việt Nam
học, các chuyên ngành văn hóa và nghệ thuật…
Chúng tôi trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc giáo trình Dân tộc học văn
hoá nghệ thuật của PGS.TS Huỳnh Quốc Thắng với hy vọng công trình này sẽ
góp phần gợi mở khoa học chocác hoạt động thực tế, cho việc nghiên cứu giảng
dạy, học tập (đại học và sau đại học) những vấn đề liên quan đến tộc ngƣời và văn
hoá tộc ngƣời, bảo tồn và phát huy tốt các giá trị văn hoá nghệ thuật của dân tộc
trong bối cảnh và xu thế phát triển của thời đại ngày nay.
TP.Hồ Chí Minh, ngày 25 tháng 7 năm 2016
NGND. GS.TS Ngô Văn Lệ
(Nguyên Hiệu trƣởng Trƣờng ĐH KHXH&NV, ĐHQGTPHCM,
Chủ tịch Hội Dân tộc học – Nhân học TP. Hồ Chí Minh )

6
LỜI MỞ ĐẦU
Giáo trình này chủ yếu đƣợc xây dựng trên nền tảng lý thuyết Dân tộc học2
kết hợp với Văn hóa học (Culturology/Cultural studies) và Nghệ thuật học (Artistic
studies) cùng một số khoa học xã hội khác (Triết học, Mỹ học, Sử học, Xã hội
học…) bao gồm một số vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan các chủ đề trọng tâm
về văn hóa, nghệ thuật, dân tộc và văn hóa nghệ thuật dân tộc trong quan hệ với
hoạt động văn hóa nghệ thuật đƣơng đại. Theo quan niệm truyền thống trong học
thuật, văn hóa (gồm văn hóa vật chất, văn hóa tinh thần, văn hóa xã hội) là đối
tƣợng cơ bản của Dân tộc học trong đó nghệ thuật đƣợc xem là một bộ phận thuộc
văn hóa tinh thần và thƣờng đƣợc miêu tả nhƣ một dạng “folklore” (văn hoá dân
gian) gồm : tranh dân gian, dân nhạc, dân vũ, mỹ thuật dân gian…Tuy nhiên do
nhu cầu thực tế, ở Liên Xô (cũ) hoặc ở nƣớc ta khái niệm “văn hóa nghệ thuật” có
thể đƣợc dùng nhƣ là một thuật ngữ kép (văn hóa là danh từ và nghệ thuật là tính
từ) hoặc đƣợc xác định gồm “văn hóa” và “nghệ thuật” (tất cả đều là danh từ) để
chỉ hai lĩnh vực khác nhau đồng thời có thể có quan hệ nhau theo cách nghệ thuật
là bộ phận của văn hóa và cả hai đều cùng là đối tƣợng nghiên cứu của nhiều
ngành khoa học xã hội, trong đó có Dân tộc học/Nhân học. Theo hƣớng nhƣ vậy,
chủ đề trọng tâm của giáo trình này cũng có thể đƣợc diễn dịch là “Văn hóa và
nghệ thuật từ góc nhìn lý thuyết Dân tộc học/Nhân học (kết hợp Văn hoá học và
Nghệ thuật học học)” hoặc đầy đủ hơn là “tiếp cận nghiên cứu lĩnh vực văn hóa
nghệ thuật trên cơ sở vận dụng lý thuyết Dân tộc học/Nhân học (kết hợp Văn hoá
học và Nghệ thuật học học)” với nội dung khoa học mang tính ứng dụng về nhận
thức vấn đề văn hoá nghệ thuật dân tộc và về thực tế hoạt động nghiên cứu, sáng
tạo văn hoá nghệ thuật. Xét theo nghĩa hẹp, văn hóa nghệ thuật và văn hóa nghệ
thuật dân tộc vừa nhƣ một thực thể văn hóa - xã hội, tức hiện tƣợng, hoạt động văn
hóa với các giá trị vật chất, tinh thần thuộc lĩnh vực xã hội cụ thể và liên quan một
2
Gồm Dân tộc học khảo cứu /Dân tộc học lý luận (Ethnology) và Dân tộc học miêu tả /Dân tộc chí (Ethnography);
tƣơng ứng vớiNhân loại học /Nhân học (Anthropology).
7
chủ thể nhất định là cộng đồng tộc ngƣời (dân tộc) nào đó, vừa nhƣ là biểu hiện
của các mối quan hệ tác động qua lại giữa các yếu tố chủ quan, khách quan tạo nên
chất lƣợng (giá trị) và hiệu quả (tác động tích cực đối với sự phát triển con ngƣời
và xã hội) cho hoạt động của chính thực thể ấy. Trên nghĩa rộng và bao quát hơn,
văn hóa nghệ thuật và văn hóa nghệ thuật dân tộc chính là sản phẩm chủ quan mà
con ngƣời (cá nhân, cộng đồng) trong thực tiễn cuộc sống tức trong quan hệ tƣơng
tác với tự nhiên và xã hội đã góp phần quyết định tạo ra những vốn di sản, truyền
thống, bản sắc…cùng các đặc trƣng văn hóa tộc ngƣời, vùng miền, địa phƣơng…
Đồng thời đây cũng sẽ là những nhân tố có vai trò, vị trí quan trọng liên quan thực
tế hoạt động văn hóa - xã hội, đặc biệt là trong những vấn đề liên quan sáng tác
nghệ thuật nhƣ phong cách, tài năng…Trên ý nghĩa này, văn hóa nghệ thuật và
văn hóa nghệ thuật dân tộc chính là những yếu tố có thể góp phần tạo ra môi
trƣờng lý tƣởng cho sự vận động, phát triển của con ngƣời và cộng đồng, là điều
kiện để con ngƣời có thể hoạt động, sáng tạo, phát huy đƣợc vốn tri thức, trí tuệ, tài
năng của mình…Không phải ngẫu nhiên mà trong thực tế, những ngƣời tham gia
hoạt động văn hoá và nghệ thuật thƣờng quan tâm nghiên cứu, tìm hiểu về kiến
thức tộc ngƣời/dân tộc và tri thức Dân tộc học nói chung. Trong bối cảnh của đất
nƣớc Việt Nam từ xã hội nông nghiệp cổ truyền tiến lên xã hội công nghiệp hiện
đại với những đặc điểm riêng về văn hóa dân tộc, từ cơ chế quan liêu bao cấp
chuyển sang cơ chế thị trƣờng (định hƣớng xã hội chủ nghiã) và hội nhập quốc tế
ngày càng sâu rộng, những nội dung nhƣ đã nêu càng có có ý nghĩa lớn trên nhiều
mặt hoạt động xã hội, đặc biệt là đối với các hoạt động văn hóa và nghệ thuật
đƣơng đại, bởi nó chính là những gì mang tính cấp thiết phải giải quyết trong giai
đoạn hiện nay về văn hóa nghệ thuật trong mối quan hệ với các vấn đề thời sự nhƣ
hiện đại, thời đại, toàn cầu hóa, những vấn đề toàn cầu v.v…
Mục tiêu trực tiếp của giáo trình là gắn với một chƣơng trình học tập chính
khóa (chủ yếu cho trình độ đại học và sau đại học các ngành Văn hoá nghệ thuật),
8
tùy đối tƣợng khi triển khai trong thực tế giảng dạy, nội dung các phần có thể đƣợc
minh họa bằng hệ thống phim ảnh sinh động, thiết thực và sát hợp. Cấu trúc nội
dung tổng thể của giáo trình không tính lời mở đầu và kết luận, chủ yếu thể hiện
trong 3 chƣơng với 6 phần (tƣơng ứng với 6 bài học chính thức), cuối mỗi chƣơng
có các câu hỏi ôn tập cho mỗi phần trong chƣơng, một số bài đọc thêm gồm những
bài viết mang tính chất chuyên đề bổ sung sâu hơn cho các nội dung trong từng
chƣơng (tuỳ điều kiện đối tƣợng thực tế có thể có những bài đọc thêm khác) và
cuối cùng là phần Thƣ mục tài liệu tham khảo. Các thuật ngữ chủ yếu đƣợc ghi chú
bằng tiếng Anh, đôi khi có thêm tiếng Pháp khi cần thiết. Nhƣ đã nêu trong tiêu đề
tên sách, công trình này xác định sẽ dồn sức cho những vấn đề trọng tâm mang tính
chất một giáo trình đại cƣơng với sự tập trung cao theo chủ đề không phải chỉ về
kiến thức mà quan trọng hơn là ở phƣơng pháp vận dụng. Với nội dung và định
hƣớng nhƣ vậy, hy vọng công trình sẽ giúp ngƣời dạy và ngƣời học có thêm những
luận điểm, luận cứ mang tính hệ thống và sẽ có ích dụng nhƣ một tài liệu tham
khảo cần thiết, góp phần tích cực nâng tầm nhận thức, phƣơng pháp khoa học trong
việc xác định đề tài, thực hiện cáckhoá luận, luận văn, luận án, chuyên đề nghiên
cứu của ngƣời học…
Để hoàn thành và xuất bản giáo trình này, tác giả xin cảm ơn sự trực tiếp
giúp đở của Ban giám hiệu, Khoa Sau đại học, Phòng Quản lý khoa học và Hợp tác
quốc tế Trƣờng Đại học Mỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh, sự động viên, tạo điều
kiện của lãnh đạo Khoa Văn hóa học – Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn,
ĐHQGTPHCM, đặc biệt là sự tận tình tham gia đọc bản thảo, góp ý sửa chữa và
viết lời giới thiệu của NGND.GS.TS Ngô Văn Lệ (nguyên Hiệu trƣởng Đại học
Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQGTPHCM) và GS.TS Hoàng Vinh (Nguyên
Hiệu trƣởng Đại học Văn hóa Hà Nội). Tác giả rất mong đƣợc mọi sự góp ý, chỉ
giáo để công trình ngày càng hoàn thiện hơn.
Tác giả
9
CHƢƠNG 1.
DÂN TỘC VÀ DÂN TỘC HỌC VỚI VĂN HOÁ
NGHỆ THUẬT VÀ VĂN HOÁ HỌC, NGHỆ THUẬT HỌC

1.1. DÂN TỘC VÀ DÂN TỘC HỌC


1.1.1. Dân tộc/tộc ngƣời
1.1.1.1.Thuật ngữ và khái niệm :
(1) Tộc ngƣời(ethnos/ethnic group, ethnie)3 là một cộng đồng xã hội hình
thành trong xã hội nguyên thuỷ chƣa phân hoá sâu sắc về giai cấp, các thành viên
của nó liên kết với nhau bằng tự ý thức tộc ngƣời về cội nguồn sinh học chung, với
cùng một thuỷ tổ sinh ra, có quan hệ chung về ngôn ngữ, với trình độ sản xuất nhỏ,
tự cấp tự túc về kinh tế tiền nông nghiệp hoặc nông nghiệp, với các sinh hoạt văn
hoá nghệ thuật dân gian mang tính tự phát là chủ yếu, tín ngƣỡng nguyên thuỷ (thờ
vật tổ, vạn vật hữu linh, phồn thực…), với tổ chức hoạt động cộng đồng đƣợc cai
quản dƣới quyền một tù trƣởng hay thủ lĩnh quân sự thuộc lãnh địa tại chỗ
(chiefdom)…Tƣơng tự nhƣng ở trình độ phát triển cao hơn và ở giai đoạn muộn
hơn, dân tộc(nation) làmột cộng đồng hình thành trong xã hội đƣợc tổ chức thành
quốc gia có bộ máy nhà nƣớc gồm lãnh đạo và cơ cấu bộ máy lãnh đạo (kingdom)
theo các thể chế chính trị cụ thể (phong kiến, tƣ bản chủ nghĩa, xã hội chủ nghĩa),
có kinh tế nông nghiệp, về sau có cả công nghiệpvới nền sản xuất lớn ngày càng
phát triển, với kinh tế thị trƣờng hàng hoá ngày càng mở tộng, có tín ngƣỡng
nhƣng sự chi phối của tôn giáo ngày càng rộng, mạnh nhƣ một “quyền lực xã hội”
về tinh thần, các hoạt động giáo dục, thông tin và truyền thông, văn hoá nghệ thuật
có tổ chức quản lý chặt chẽ…Nhìn chung, tộc ngƣời/dân tộc là một dạng đặc biệt
của tập hợp ngƣời xã hội hay sự tồn tại tập thể của con ngƣời với tƣ cách một hiện

3
Trong thực tế, hai khái niệm “tộc ngƣời” và “dân tộc” thƣờng có thể bị lẫn lộn và đồng nhất nhƣ là một; ngoài ra, ở
Việt Nam đôi khi khái niệm “dân tộc ít ngƣời/dân tộc thiểu số” cũng có thể đƣợc đề cập với nội dung ngữ nghĩa
tƣơng tự nhƣ “tộc ngƣời”.
10
tƣợng thực thể của lịch sử - xã hội, không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan và có
khả năng tồn tại lâu bền, không hoàn toàn lệ thuộc hình thái kinh tế-xã hội. Những
đặc trƣng chung:
+ Đó là một cộng đồng bền vững của những con ngƣời đƣợc hình thành về
mặt lịch sử trên một lãnh thổ nhất định với những đặc điểm chung tƣơng đối ổn
định về ngôn ngữ, văn hóa, tâm lý và có ý thức rõ ràng về sự thống nhất của mình
cũng nhƣ về sự khác biệt của mình với những cộng đồng khác .
+ Đó là một cộng đồng xã hội đặc biệt hình thành không phải theo ý chí
con ngƣời mà là kết quả tự nhiên của quá trình lịch sử - xã hội. Đó là một cộng
đồng ngƣời ổn định hay tƣơng đối ổn định đƣợc hình thành dựa trên những mối
liên hệ chung về lãnh thổ cƣ trú, ngôn ngữ, đặc biệt là về sinh hoạt văn hóa, tâm lý
và ý thứccộng đồng thông qua tộc danh cụ thể…
(2) Phân biệt khái niệm tộc ngƣời/dân tộc (để chỉ một cộng đồng hoặc một
thành phần dân tộc cụ thể) với :
+ Nhân dân (people/peuple): Là cƣ dân một nƣớc, là cộng đồng dân tộc -
chính trị.
+ Quốc gia(nation, etat) : Là loại hình dân tộc gắn với phƣơng thức sản
xuất (tƣ bản chủ nghĩa, xã hội chủ nghĩa…) sau giai đoạn bộ lạc, bộ tộc…
(3) Brôm-lei, nhà dân tộc học Liên xô (cũ) còn đƣa ra hai khái niệm:
+ “Ethnicos”: Tộc ngƣời thuần túy (với những tham số đặc trƣng cơ bản
về ngôn ngữ, văn hóa, tâm lý, tộc danh …) tức thành phần dân tộc của một nhóm
cƣ dân, dạng “tĩnh” của tộc ngƣời trong mọi môi trƣờng xã hội. Đây là “nghĩa hẹp”
cũa khái niệm tộc ngƣời /dân tộc.
+“Eso”: Tộc ngƣời xã hội(cơ chế xã hội tộc ngƣời) tức tộc ngƣời gắn với
thiết chế xã hội (hình thái kinh tế - xã hội, chính trị…) qua các giai đoạn lịch sử
:Bộ lạc (tribu) sau công xã nguyên thủy, bộ tộc (nationality) khi xã hội có giai cấp
(xƣa, nay), dân tộc(nation) trong xã hội tƣ bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa. Đây
11
là dạng “động” của tộc ngƣời trong môi trƣờng xã hội, là “nghĩa rộng” của khái
niệm tộc ngƣời/dân tộc.
Dựa theo đó, ngƣời ta có thể nói tới các trƣờng hợp cụ thể:
-“Ethnicos” trùng “Eso”: Ví dụ “Ngƣời Việt của nƣớc Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa ViệtNam” …
- Một “Ethnicos” nhiều “Eso”: Ví dụ “Ngƣời Khmer đồng bằng sông
Cửu Long và Campuchia” …
- Nhiều “Ethnicos” hợp thành một “Eso”: Ví dụ “54 dân tộc hợp thành
một đất nƣớc Việt Nam thống nhất” …

1.1.1.2. Các quá trình tộc người (Ethnic processes)(QTTN):

(1) Đó là khái niệm nói về những biến đổi lớn của tộc ngƣời trong quan hệ
với kinh tế - xã hội, với tự nhiên, theo hai mức độ :
+ Quá trình tiến hóa: Đặc tính tộc ngƣời không mất hẳn.
+ Quá trình biến hóa: Chuyển thành tộc ngƣời khác.
(2) Quá trình biến đổi của QTTN sẽ diễn ra theo hai khuynh hƣớng :
+ Phân ly(divergence): Di dân nguyên thủy (do dân số phát triển, thiếu
thực phẩm và lƣơng thực, do xung đột chiến tranh…) đƣa đến hệ quả trực tiếp là
tộc ngƣời lớn có thể phân chia thành nhiều tộc ngƣời nhỏ hoặc nhóm địa phƣơng.
+ Hội tụ, thống nhất (convergence) với các xu hƣớng hòa hợp, cố
kết(consolidation), đồng hóa(assimilation) tự nhiên hoặc cƣỡng bức, hợp nhất, tích
hợp (integration),hỗn chủng (micsation), tiếp biến văn hóa (acculturation)…
(3) Kết quả của biến đổi QTTN có thể sẽ tạo ra :
+ Lãnh thổ tộc ngƣời (ethnic territory): Ví dụ vùng Đồng bằng sông
Cửu Long qua bao nhiêu biến động và tác động của lịch sử tự nhiên, xã hội nay trở
thành quê hƣơng tập trung đông đảo nhất của cộng đồng ngƣời Khmer ở Việt Nam.
+ Nhóm địa phƣơng (ethnographic group): Một dẫn chứng nhƣ cộng
đồng ngƣời Chăm ở nam Trung bộ (với nét đặc trƣng văn hoá theo Ấn Độ giáo là
12
chính) và ngƣời Chăm ở Nam Bộ (với đặc trƣng văn hoá ảnh hƣởng Hồi giáo mới
Islam) là những “nhóm địa phƣơng” mang nét điển hình của tộc ngƣời Chăm nói
riêng, của các dân tộc thiểu số ở Việt Nam nói chung…
+ Cộng đồng ngôn ngữ tộc ngƣời (ethnolinguistic community): Chẳng
hạn các tộc ngƣời ở Tây Nguyên thuộc 2 nhóm ngôn ngữ chính là Mã Lai – Đa
đảo (Malayo – Polynesian, gồm: Êđê, Giarai, Churu, Raglai) và Môn – Khmer
(gồm các dân tộc ít ngƣời còn lại)…

1.1.2. Dân tộc học (Ethnology/Ethnography):


1.1.2.1.Lịch sử hình thành và phát triển :
(1) Kiến thức và tài liệu Dân tộc học liên quan các tập thể, cộng đồng ngƣời cụ thể
thông qua kết hợp với những công trình lịch sử, địa lý…đã có từ thời xa xƣa và
đƣợc lƣu lại rãi rác trong hầu khắp các nền văn minh lớn nhỏ trong thế giới cổ đại
cả phƣơng Tây lẫn phƣơng Đông. Ví dụ : “Sử ký” của Hê-rô-đốt (Hy Lạp, 484 –
425 TCN), “Ký sự về cuộc chiến ở xứ Ga-lơ” của Xê - da (La Mã, thế kỷ I TCN),
hoặc Kinh Thi (một trong “Tứ Thƣ Ngũ Kinh” của Nho học thời Khổng Tử, thế kỷ
V – IV TCN), “Sử ký” của Tƣ Mã Thiên (145 – 86 TCN) .v.v.
(2)Dân tộc học dần trở thành hệ thống tri thức khoa học cần thiết do nhu cầu thám
hiểm vùng đất mới với những công trình “du ký” ghi chép về các cộng đồng tộc
ngƣời gắn với những phát kiến địa lý của các nhà thám hiểm (Marco Polo, thế kỷ
XII; Cristophe Colombo, thế kỷ XV; Vasco de Gama, thế kỷ XV; Magellan,thế kỷ
XVI, Thomas Cook, thế kỷ XIX…); hoặc, do nhu cầu tìm hiểu thị trƣờng mua bán,
nhu cầu truyền đạo với các ghi chép liên quan dân tộc học của các nhà buôn hoặc
quan lại, các thầy tu Thiên Chúa Giáo (ví dụ, Châu Đạt Quan, quan lại nhà Mông –
Nguyên, Trung Quốc thế kỷ XIII với công trình “Chân Lạp phong thổ ký”; giáo sĩ
Pháp La Fito, 1724 với công trình (2 tập): “So sánh phong tục tập quán của ngƣời
Anh-điêng châu Mỹ với phong tục tập quán của các bộ lạc nguyên thủy”…)

13
(3) Dân tộc học chính thức trở thành ngành khoa học độc lập từ giữa thế kỷ XIX,
với những công trình chuyên đề, các cơ quan, tổ chức (hội), tập san, tạp chí, bảo
tàng chuyên đề về Dân tộc học…Theo quan niệm học thuật truyền thống, Dân tộc
học (Ethnology/ Ethnography) đƣợc xác định là khoa học nghiên cứu toàn bộ đời
sống tộc ngƣời thuộc xã hội truyền thống (tiền công nghiệp) gồm 3 lĩnh vực chủ
yếu: Văn hóa vật chất (công cụ sản xuất, vũ khí, nhà ở, phƣơng tiện giao thông…),
văn hóa tinh thần (tín ngƣỡng, tôn giáo, nghệ thuật, lễ hội…), văn hóa xã hội (hệ
thống chính trị, pháp luật, luật tục, phong tục tập quán…). Do nhu cầu thực tiễn,
ngành học này ngày càng mở rộng đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu, đồng
thờingày càng phát triển rộng ra trên thế giới và có mối quan hệ đặc biệt với Văn
hóa học (Culturology/Cutural Studies) (sẽ tiếp tục làm rõ trong các phần sau)
thông qua những cách gọi khác nhau và trực tiếp liên quan những ngành học nhƣ:
Nhân (loại) học (Anthropology) gồm cả Nhân (loại) học văn hóa (Cultural
Anthropology) hoặc Nhân (loại) học xã hội (Social Anthropology) chủ yếu ở Anh
và Mỹ, Dân tộc học lý luận (Ethnologie) và Dân tộc chí/ Dân tộc học miêu tả
(Ethnographie) chủ yếu ở Pháp và Nga (Liên Xô cũ)…
1.1.2.2.Vài nét về Dân tộc học Việt Nam
(1) Tri thức về Dân tộc học Việt Nam đƣợc ghi chép lại nếu không tính
đến những tài liệu thƣ tịch của Trung Quốc đề cập đến Việt Nam (Sử ký của Tƣ Mã
Thiên, Hậu Hán thƣ, Tuỳ thƣ, Tống sử, Bắc sử, Nam sử…) thì chủ yếu vẫn là
những công trình văn học dân gian, địa phƣơng chí, lịch sử, địa lý, các gia phả,
ngọc phả…trong nƣớc từ xƣa có liên quan Dân tộc học nhƣ :
+ Việt Điện u linh của Lý Tế Xuyên (cuối thế kỷ XIII – đầu thế kỷ XIV),
Lĩnh Nam chích quái của Vũ Quỳnh, Kiều Phú (thế kỷ XIV); Dƣ địa chí của
Nguyễn Trãi và Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ (thế kỷ XV); Ô châu cận lục
của Dƣơng Văn An (1514 – 1591), Vân Đài loại ngữ của Lê Quý Đôn (1726 -
1784); Vũ trung tùy bút của Phạm Đình Hổ (1768-1839)…
14
+ Gia Định thành thông chí của Trịnh Hoài Đức (1765-1825) ; Nhất
thống dƣ địa chí của Lê Quang Định (1761 – 1813); Lịch triều hiến chƣơng loại
chí của Phan Huy Chú (1782 – 1840); Đại Nam nhất thống chí của Quốc sử quán
triều Nguyễn (thời vua Tự Đức)…
(2) Các tác giả phƣơng Tây, chủ yếu là các nhà thám hiểm (Mác-cô Pô-
lô…), các cha cố, sĩ quan quân đội Pháp…, đặc biệt là các cơ quan nghiên cứu
(Viện Viễn Đông bác cổ, tạp chí BEFEO…) đã có một số công trình nghiên cứu có
giá trị khoa học nhất định về Dân tộc học dù đôi khi bị lẫn lộn với mục tiêu phục
vụ cho chính sách xâm lƣợc của chính quyền thực dân Pháp…
(3) Ngành Dân tộc tộc Việt Nam đƣợc xem chính thức hình thành ở miền
Bắc (xã hội chủ nghĩa) khi Tổ Dân tộc học – Viện Sử học Việt Namchính thức
thành lập năm 1958 (đến 1968 nâng lên thành Viện Dân tộc học Việt Nam thuộc
Ủy ban Khoa học xã hội Việt Nam) và Tổ (Bộ môn) Dân tộc học – Khảo cổ
thuộcĐại học Tổng hợp Hà Nội đƣợc thành lập từ năm 1960…Sau đó, hàng loạt
giáo trình và rất nhiều công trình luận văn, luận án, sách, bài báo về Dân tộc học
lần lƣợt đƣợc bảo vệ, công bố trên các diễn đàn khoa học trong nƣớc và quốc tế,
trong các tạp chí chuyên ngành trên khắp cả nƣớc...Đến nay ngành này có bƣớc
phát triển mới theo cách hoặc kết hợp giữa Dân tộc học (Ethnology) với Nhân học
(Anthropology), hoặc đƣợc chuyển hẳn từ Dân tộc học thành Nhân học4.v.v…
1.2. VĂN HÓA NGHỆ THUẬT VÀ VĂN HÓA HỌC, NGHỆ THUẬT HỌC
(Trong quan hệ với dân tộc và Dân tộc học)
1.2.1. Văn hóa (culture) và nghệ thuật (arts) với dân tộc
Nhƣ đã nói, thuật ngữ “văn hóa nghệ thuật” ở trong giáo trình đƣợc dùng
nhƣ là một thuật ngữ kép gồm “văn hóa” và “nghệ thuật” (cả hai đều là danh từ) để
chỉ hai lĩnh vực khác nhau hoặc có thể có quan hệ nhau theo cách nghệ thuật là bộ

4
Ví dụ :Hội Dân tộc học – Nhân học TP. Hồ Chí Minh,Hội Dân tộc học - Nhân học Việt Nam hoặc Bộ môn Dân tộc
học – Khoa Lịch sử Trƣờng Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQGTPHCM nay chính thức đổi thành Khoa
Nhân học (tách ra khỏi khoa Lịch sử)…
15
phận của văn hóa (trong trƣờng hợp này văn hóa là danh từ và nghệ thuật là tính
từ). Đôi lúc cách viết thuật ngữ “văn hoá (nghệ thuật)” đƣợc dùng nhằm nhấn
mạnh văn hoá là chính nhƣng có liên quan cả nghệ thuật trong đó hoặc ngƣợc lại,
cách viết “văn hoá và nghệ thuật” là để nhấn mạnh cả hai.

1.2.1.1.Khái niệm và nguồn gốc, bản chất và chức năng

(1)Khái niệm và nguồn gốc văn hoá nghệ thuật


Mặc dù ngƣời ta nói rằng văn hóachính thức ra đời ngay từ lúc con ngƣời
ra đời, ít nhất là từ khi ngƣời Homo - Sapiens hình thành cách nay trên dƣới 4 vạn
năm cùng với xã hội thị tộc, nghệ thuật hang động và tín ngƣỡng nguyên thủy…
Nhƣng, hình nhƣ mãi đến thời cổ đại cách nay khoảng trên 2000 năm ở châu Âu
mới có một quan niệm đầu tiên về “cultura” (tiếng La tinh) với nghĩa là “gieo
trồng” đồng thời ở Trung Quốc mới có khái nhiệm “văn hóa”(文化) với nghĩa
“văn trị giáo hóa”...! Những quan niệm ấy đến nay vẫn còn giá trị nhất định và đã
trở thành những nội dung cơ bản trong các thuật ngữ gốc nói về văn hóa, tuy rằng
từng giai đoạn lịch sử các nội dung đó có thể ít nhiều khác nhau. Ví dụ, thời kỳ
Phục Hƣng, ngƣời ta nhấn mạnh nhiều đến văn hóa trong văn học và nghệ thuật,
trong giáo dục...nhƣng đến thời kỳ Khai Sáng (Thế kỷ Ánh Sáng), ở Châu Âu khái
niệm văn hóa gần nhƣ đã đƣợc sử dụng phổ biến với tƣ cách là một phức thể gồm
cả khoa học, nghệ thuật lẫn những nội dung liên quan kinh tế, chính trị...Cho đến
nay vẫn còn nhiều ý kiến tranh cãi, nhiều cách lý giải và nhiều cách hiểu khác nhau
về khái niệm và nguồn gốc văn hóa nghệ thuật. Tuy nhiên, xu hƣớng phổ biến vẫn
xem văn hoá và nghệ thuật chủ yếu vẫn là những gì thuộc về các hoạt động liên
quan đời sống tinh thần của con ngƣời. Không phải ngẫu nhiên nhƣ đã nói khái
niệm “cultura” trong tiếng La tinh từ thời cổ đại tồn tại mãi cho đến ngày nay dù
cách viết có hơi khác nhau tuỳ theo ngôn ngữ các nƣớc phƣơng Tây (chẳng hạn
trong tiếng Anh và tiếng Pháp đó là từ “culture”) nhƣng trƣớc sau nền tảng ý nghĩa

16
của nó vẫn là “gieo (vun) trồng” trƣớc hết là về trí tuệ, tƣ tƣởng, tri thức, niềm tin
sau đó là về nhân cách…Tƣơng tự, ở phƣơng Đông (Trung Quốc, Nhật Bản, Triều
Tiên/Hàn Quốc và cả ở Việt Nam) xƣa nay ngƣời ta đều nói đến từ “văn hoá” với
nghĩa ban đầu từ thời cổ đại là “văn trị giáo hoá” tức lấy tri thức, đạo đức, lễ
nghĩa…làm công cụ cảm hoá, xây dựng con ngƣời và xã hội...
Xu hƣớng đề cao vai trò nhận thức thế giới và nhận thức bản thân con ngƣời của
văn hoá (nghệ thuật) còn có thể đƣợc phát triển lên thành triết thuyết mang màu
sắc duy tâm. Ví dụ Pierre Teilhard de Chardin (1881- 1955) là linh mục dòng Tên,
nhà cổ sinh vật học, nhà thần học và nhà triết họcngƣời Pháp thông qua tác phẩm
“Hiện tƣợng Con ngƣời” đã cho rằng trái đất sau thời kỳ phát triển sự sống tức giai
đoạn “Sinh quyển” (Biosphère), tiếp đó sẽ là giai đoạn phát triển của văn hoá mà
ông gọi là “Tri quyển”(noosphere, bắt nguồn từ chữ Hy Lạp "nous" có nghĩa là trí
tuệ)5.Trên cơ sở vay mƣợn ý tƣởng thuyết “Tiến hóa hiện đại tổng hợp” (modern
evolutionary synthesis)củaJ. Huxley6, Teilhardmô tả con ngƣời nhƣ là một thực thể
tiến hóa càng ngày càng nhận thức đƣợc thế giới và chính bản thân mình rõ
hơn.Nhận thức đó đƣợc tích tụ lại và truyền tải đi với cấp độ ngày càng cao dần,
ngày càng phức tạp và có chiều sâu hơn.Điều này dẫn tới sự gia tăng của kiến thức
và sự hình thành của một "lớp vỏ" tƣ duy bao phủ trái đất có thể đƣợc gọi chung là
"tri quyển" tức quyển ý thức, tinh thần của con ngƣời 7. Tri quyển chính lànhận
thức tập thể của con ngƣời, là mạng lƣới tƣ duy và cảm xúc mà mọi cá nhân đều
chìm đắm trong đó.Teilhard cho rằng loài ngƣời nhờ thế sẽ trở nên quốc tế hóa,
hình thành một tổ chức thống nhất vƣơn dài khắp thế giới theo cách "một quá trình
tâm lí-sinh học khổng lồ, một sự tổng hợp quy mô cực lớn, một sự xếp đặt vĩ đại
trong đó tất cả mọi nhân tố tƣ duy trên trái đất trở thành một chủ thể cá nhân và

5
XemPierre Teilhard de Chardin, Le Phénomène humain, Éditions du Seuil,1955.
6
Nhà sinh vật học theo thuyết tiến hóa ngƣời Anh,giám đốc đầu tiên của UNESCO (1887 – 1975).
7
Thuật ngữ này thật ra đƣợc dùng lần đầu tiên bởi nhà khoa học Xô Viết V. I. Vernadskiy (1863 – 1945).
17
tập thể."8. Một số ý kiến phản bác lý thuyết này nhƣng cũng có ngƣời đã từng cho
rằng "Teilhard nhìn thấy hệ thống mạng trƣớc khi nó xuất hiện đến hơn nửa thế
kỷ" và nhà xuất bản Harper Collins đã xếp công trình "Hiện tƣợng Con ngƣời" của
Teilhard vào một trong 100 sách về tâm linh hay nhất trong thế kỷ XX9.

Khác với khuynh hƣớng duy tâm, học thuyết Mác – Lê nin (bắt đầu từ quan
điểm của C. Mác) dựa trên cơ sở quan điểm duy vật biện chứng và duy vật lịch sử
nhƣng vẫn xem văn hoá (nghệ thuật)là bộ phận đặc biệt thuộc kiến trúc thƣợng
tầng trong một phƣơng thức sản xuất nhất định. Cụ thể đó là hiện tƣợng/hoạt động
xã hộithuộc đời sống tinh thần của con ngƣời là chủ yếu, hơn nữa, tƣơng ứng với
“nền sản xuất vật chất” từ góc nhìn kinh tế học, văn hoá (nghệ thuật) còn đƣợc
xem là “nền sản xuất tinh thần” của xã hội bao gồm một quá trình “sản xuất, bảo
quản, phân phối và tiêu dùng (cảm thụ)” các sản phẩm của chính nền sản xuất
ấy...Tất nhiên nhƣ đã nói, văn hoá là hiện tƣợng phổ biến tồn tại trong nhiều mặt
hoạt động xã hội, do vậy các ngành/nhà khoa học (đặc biệt là khoa học xã hội) tuỳ
theo hƣớng tiếp cận của mình đã có hàng trăm cách định nghĩa văn hoá khác nhau
hoặc dựa theo chức năng văn hoá, theo chuẩn mực (giá trị) văn hoá, hoặc theo ý
nghĩa của văn hoá…Nhƣng, nhận thức bao quát nhất đến nay nhìn chung đó vẫn là
sự khẳng định về “tính chỉnh thể, tính hệ thống của văn hoá và nhấn mạnh đến văn
hoá là toàn bộ của cải vật chất và tinh thần, kết quả của những hoạt động có tính
chất xã hội và lịch sử của loài ngƣời”10.

Từ những định hƣớng nhận thức nhƣ trên kết hợp dựa theo các kết quả
nghiên cứu của nhiều ngành khoa học (cả khoa học xã hội lẫn khoa học tự nhiên),
chúng ta có thể khẳng định rằng văn hoá và nghệ thuật là sản phẩm đặc hữu do
loài ngƣời sáng tạo ra, là một thực thể xã hội mang tính Ngƣời tập trung cao nhất.

8
The Phenomenon of Man, Harper Torchbooks, The Cloister Library, Harper & Row, Publishers, Copyright 1961, p.
244.
9
https://www.google.com.vn/?gws_rd=ssl#q=teilhard+de+chardin.
10
Phạm Ngọc Trung (chủ biên) (2012): Giáo trình lý luận văn hoá, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, trang 16.
18
Đồng thời, với đặc điểm đối tƣợng và phƣơng pháp nghiên cứu đã xác định, đặc
biệt với mục tiêu ứng dụng của giáo trình (trong đó Tâm lý học sáng tạo văn hoá
và nghệ thuật là một định hƣớng quan trọng…), chúng ta cũng có thể thống nhất
rằng nguồn gốc, cơ sở sự ra đời và phát triển của văn hóa và nghệ thuật trƣớc sau
vẫn là từ ý thức. Nói đến ý thức tức nói đến một sản phẩm gắn liền với cơ sở vật
chất là não bộ và thần kinh của con ngƣời, vừa thuộc cơ chế sinh lý động vật (khả
năng động vật mang tính bản năng) vừa thuộc cơ chế tâm lý ngƣời (“năng lực bản
chất ngƣời”(C. Mác) mang tính ý thức). Một mặt, ý thức là sự phản ánh của cái
“Thiên nhiên thứ nhất”2 thông qua hệ thống ngôn ngữ các loại (nói, viết, tƣ duy,
sáng tạo nghệ thuật…); mặt khác, đó là sự sáng tạo ra cái “Thiên nhiên thứ hai”
(tức “văn hóa” theo nghĩa rộng nhất, gồm cả “nghệ thuật” trong đó…) thông qua
hệ thống biểu tƣợng (trong giao tiếp, ứng xử, hoạt động tinh thần…). Cả hai mặt
phản ánh và sáng tạo nhƣ vừa nói đều phải dựa trên cơ sở ba bộ phận của ý thức
góp phần tạo ra các kiểu tƣ duy cũng là các phƣơng thức tạo tác ra các loại hình
văn hóa cơ bản, đó là :

+ Lý trí là cơ sở chủ yếu tạo nên các khái niệm, tức một phƣơng thứccủa tƣ
duy “lô gích” và “trừu tƣợng khái quát” hƣớng đến cái “đúng”(Chân) nhằm tìm ra
bản chất sự vật (các quy luật) để hình thành nên các tri thức / ngành khoa học…

+Tâm linh11là nền tảng của các tín niệm, cơ sở của hệ thống quan niệm và hành vi
hƣớng đến cái “tốt” (Thiện) gắn với “tâm thức” hƣớng về cái thiêng liêng, đạo lý
để có thể tạo nên hệ thống các hình thức/sinh hoạt tín ngƣỡng, tôn giáo…

+Tình cảm là nền tảng của các hình tƣợng là kết quả của phƣơng thức tƣ
duy tạo ra một trong ba hệ thống ký hiệu thông tin/ngôn ngữ (con đƣờng nhận thức

2
Theo nhận thức thông thƣờng đó là những gì do “trời đất” tạo ra bởi các quy luật khách quan, theo Triết học ngƣời
ta còn gọi đó là thế giới “Vật chất”, “Tồn tại”, “Thực tiễn”…
11
Tiếng Anh/ Pháp : Spiritism (spirit : linh hồn) , có nhà nghiên cứu còn dịch là “thông linh” (xem Phan Ngọc : Từ
điển Anh – Việt,1994). Thuật ngữ này có xuất xứ từ tôn giáo (Thiên chúa giáo), ở đây đƣợc hiểu là những cái thiêng
liêng trong đời sống tâm lý, tinh thần của con ngƣời.
19
thế giới) của con ngƣời (trực quan, khái niệm, hình tƣợng)theo cách “mƣợn cái cụ
thể cảm tính để nói cái trừu tƣợng khái quát” gắn với cảm xúc hƣớng về cái “đẹp”
(Mỹ) và đó là cơ sở chủ yếu để góp phần hình thành các bộ môn/ngành nghệ thuật
mà mỗi loại hình nghệ thuật có đặc điểm hình tƣợng riêng theo đặc trƣng ngôn ngữ
từng loại hình…

* Sơ đồ khái quát về nguồn gốc của văn hóa nghệ thuật :

THIÊN NHIÊN THỨ 1


(Tồn tại / Vật chất)

Nói / viết / tư duy


SỰ PHẢN ÁNH NGÔN NGỮ
Hoạt động nghệ thuật

Cái Tốt / Thiêng / Đạo


(2) Cơ chế sinh lý
hoaït ñoäng ngheä TÍN NIỆM
TÂM LINH
động vật
Tín ngưỡng/Tôn
hoaït giáo
ñoäng ngheä NIEÄM
(khả năng sinh vật )
thuaät
Cái Đúng / Chân lý
thuaät KHÁI NIỆM
Ý THỨC LÝ TRÍ
hoaït ñoäng
Khoa học
(1) Não bộ /Thần kinh NIEÄM
hoaït
ngheä ñoäng
Cái Đẹp / Cảm xúc
thuaät HÌNH TƯỢNG
TÌNH CẢM hoaït ñoäng
TM
(3) Cơ chế tâm lý người Nghệ thuật
ngheä thuaät GGGG G
(Năng lực bản chất Người) TƯỢNG
hoaït ñoäng
ngheä thuaät
Giao tiếp, ứng xử
SỰ SÁNG TẠO BIỂU TƯỢNG ngheä thuaät
Hoạt động tinh thần
hoaït ñoäng
hoaït ñoäng
ngheä thuaät
ngheäñoäng
hoaït thuaätngheä
THIÊN NHIÊN THỨ 2 hoaït ñoäng ngheä
(Vănhóa /Tinhthần) thuaät
thuaät

(2)Bản chất của văn hoá (nghệ thuật)

20
Nhƣ đã nói nguồn gốc của văn hóa (nghệ thuật) là ý thức, là những gì chủ yếu
thuộc về cái bên trong đời sốngtƣ tƣởng, tinh thần của con ngƣời. Nhƣng trên thực
tế văn hóa lại là kết quả sự tác động của ý thức thông qua “bàn tay, trái tim và khối
óc” của con ngƣời để trở thành làmộtthực thểtrong đời sống xã hội. Văn hóa tồn tại
thật bằng cách gắn với những hiện tƣợng vật chất, tinh thần cụ thể do con ngƣời
sáng tạo ra nhƣng điều đáng lƣu ý là bản thân những hiện tƣợng đó vẫn chỉ là “cái
biểu hiện bên ngoài” của văn hóa mà chƣa phải là cái “văn hóa thật”! Vậy bản chất
thật của văn hóa là gì ? Cách nói khá phổ biến rằng văn hóa là “tổng thể các hệ
thống giá trị…” với nghĩa ngƣời ta chỉ có thể tiếp cận bản chất văn hóa là những gì
thuộc “cái trừu tƣợng” (ở bên trong) của các hiện tƣợng văn hóa cụ thể (mang tính
hình thức bên ngoài) thông qua sự thẩm định, đánh giá bằng chính ý thức của chính
mình. Trong đó, “giá trị” nhƣ là một thứ thƣớc đo của sự đánh giá theo những
chuẩn mực liên quan đến việc “thỏa mãn nhu cầu sống của con ngƣời” (về vật chất
và về tinh thần)…Điều rắc rối là vẫn có ý kiến cho rằng “Giá trị là mặt phát sinh
của bản chất” chứ chƣa phải là “bản thể” của văn hóa (?) ! Cái “bản thể” đó chính
là “phạm vi thực tồn của văn hóa”, tức “trƣờng văn hóa” (cultural field/champ
culturel) “có mặt và tác động tới cuộc sống của con ngƣời” với tƣ cách là những
“cái vừa cụ thể vừa trừu tƣợng” nhƣng “lại là cái cốt lõi của mỗi hiện tƣợng”, “cái
tạo nên bản chất ngƣời”12.v.v. Theo đó, xét về nguyên lý, chúng ta có thể khẳng
định rằng: Văn hoá (nghệ thuật) không phải là “đa bản chất”, nó chỉ có một bản
chất là “giá trị Ngƣời”, là những gì có ích lợi cho sự phát triển con ngƣời và xã
hội. Văn hoá tồn tại trong thực tế và trong nhận thức đúng đắn nhƣ là một thực thể
xã hội mang tính chất “nội sinh” chứ không phải “cộng sinh”. Nhƣng do những
giá trị văn hoá hiện diện khắp nơi trong mọi đối tƣợng chịu sự tác động bởi ý thức
của con ngƣời cho nên văn hoá (nghệ thuật) có thể trở thành hiện tƣợng mang tính

12
Xem Đỗ Văn Khang :Phạm vi thực tồn của văn hóa và văn học nghệ thuật; Tc Văn hóa Nghệ thuật; số 5 (119);
1994; tr. 40.
21
“đa diện” về bản chất trong những tình huống cụ thể và tuỳ thuộc cách nhìn nhận
khác nhau của con ngƣời đối với các giá trị đó. Chẳng hạn, hệ giá trị văn hoá có
thể tuỳ thuộc quan niệm về lợi ích cụ thể của cá nhân (tài lộc, sức khoẻ, tuổi thọ,
học vấn, tri thức…) hoặc lợi ích xã hội (an ninh, trật tự, độc lập, tự do của Tổ
quốc…) .v.v. Tƣơng tự, vốn là một bộ phận của văn hoá, nghệ thuật cũng có thể
đƣợc nhìn nhận bằng những giá trị khác nhau (thẩm mỹ, giải trí, sáng tạo, thông
tin…). Thực tế cho thấy,nếu đã có hàng trăm cách định nghĩa thì ngƣời ta cũng có
thể có rất nhiều cách nhìn nhận khác nhau về bản chất của văn hoá (nghệ thuật)
theo cách nhƣ vậy do đó đi tìm một quan niệm chính thức về bản chất của văn hoá
(nghệ thuật) là việc không dễ dàng.Tuy nhiên, ở đây nhằm tạo cơ sở thống nhất
cách nhìn nhận đúng bản chất các giá trị văn hoá (nghệ thuật) trong các tình huống
khác nhau, chúng ta có thể xác định rằng một mặt văn hóa (nghệ thuật) là những gì
do chính con ngƣời sáng tạo ra nhƣng mặt khác, văn hóa (nghệ thuật) trong thực tế
là kết quả của sự thẩm định, đánh giá của con ngƣời (cái trừu tƣợng) đối với mọi
hiện tƣợng vật chất, tinh thần (cái cụ thể) hƣớng theo tiêu chí, chuẩn mực chung là
“cái có ích” (yếu tố tác dụng tích cực đối với sự phát triển của con ngƣời và xã hội)
và tất cả đƣợc khái quát thành ba giá trị cơ bản thông qua ba khái niệm “Chân –
Thiện – Mỹ”. Vốn là những quan niệm triết – mỹ do ngƣời Hy Lạp tổng kết từ thời
cổ đại ở phƣơng Tây nhƣng cho đến nayChân – Thiện – Mỹ vẫn đƣợc nhiều nơi
trên thế giới nhắc đến, kể cả ở Việt Nam (trong các văn kiện của Đảng Cộng sản
Việt Nam hiện naychẳng hạn…) với nội hàm nói về những giá trị văn hoá – xã hội
quan trọng nhất, đồng nghĩa với giá trị khoa học – giá trị nhân bản – giá trị thẩm
mỹ màxét về bản chất đó là “ba mặt của một vấn đề” liên quan “giá trị Ngƣời” nhƣ
đã đề cập ở phần trên.

22
* Sơ đồ khái quát quan niệm về bản chất của văn hóa (nghệ thuật) :

(3)Chức năng của văn hoá (nghệ thuật)

Với nguồn gốc là ý thức, bản chất là giá trị, văn hóa nghệ thuật có thể trở thành lực
lƣợng tích cựcảnh hƣởng trực tiếp hoặc gián tiếp đối với sự phát triển của con
ngƣời và xã hội. Theo hƣớng đó, ngƣời ta có thể xác định các chức năng của văn
hoá (nghệ thuật) nhƣ những quá trình xã hội trực tiếp tác động sự phát triển cá
nhân con ngƣời nhƣ: giáo dục, nhận thức, giải trí, thẩm mỹ, thông tin, giao tiếp, ký
hiệu…; hoặc nhƣ một lực tác động sự phát triển của đời sống cộng đồng nhƣ: liên
kết xã hội, tổ chứcxã hội, điều chỉnh xã hội, bảo đảm tính kế tục lịch sử, dự
báo…Dựa vào các thuật ngữ gốc theo các quan niệmkhác nhau về văn hóa trên thế

23
giới (tạm chia ra thành phƣơng Tây và phƣơng Đông), ở đây chúng ta có thể nhấn
mạnh đến hai chức năng cơ bản của văn hóa (nghệ thuật), đó là :

+ Chức năng “gieo trồng” (chủ yếu theo quan niệm phƣơng Tây): Bản chất
là sự “sáng tạo”, “giáo dục”, “cảm hóa”, “xây dựng”… trên cơ sở lấy cái mới (sự
tiến bộ, hoàn thiện) để phủ định cái cũ (lạc hậu) nhằm tạo ra sự phát triển (theo
định hƣớng “Chân – Thiện – Mỹ”).

+ Chức năng “điều chỉnh” (chủ yếu theo quan niệm phƣơng Đông): Bản
chất là sự “cải tạo”, “đấu tranh”…trên cơ sở dựa trên vốn cũ trong quá khứ (truyền
thống) và thực trạng (hiện tại) để khẳng định hƣớng phát triển về tƣơng lai (theo
định hƣớng “Chân – Thiện – Mỹ”)…

Từ những chức năng cơ bản nhƣ vừa nêu (hoặc từ đó có thể đề cập thêm
một số chức năng khác nữa…), văn hóa (nghệ thuật) đƣợc khẳng định có thể trở
thành là“nguồn lựcnội sinh”, “vừa là mục tiêu (vƣơn tới) vừa là động lực (thúc
đẩy) sự phát triển”…theo nhƣ nhận thức chung nhất trên thế giới hiện nay. Và
cũng chính từ những chức năng văn hoá (nghệ thuật) nhƣ vậy,văn
minh(civilization/civilisation) đƣợc ra đời với tƣ cách là những thành tựu văn hoá ở
từng giai đoạn lịch sử nhất định, trong những môi trƣờng, hoàn cảnh cụ thể. Nhân
tố tạo thành/biểu hiện ra của văn minh chủ yếu là về điều kiện, tiện nghi vật chất –
kỹ thuật và lối sống, nếp sống của con ngƣời đƣơng thời. Tuy nhiên, một mặt văn
minh là “con đẻ” của văn hoá, nhƣng mặt khác văn minh có thể trở thành là đứa
con “bất hiếu” bởi nó có thể mang những nhân tố phi văn hoá, thậm chí làm tổn hại
hoặc tàn phá văn hoá !

1.2.1.2.Các loại hình và thành tố văn hóa nghệ thuật

(1) Các loại hình và thành tố văn hóa

Nhƣ đã nói, bản chất văn hóa là những giá trị, là kết quả của ý thức thông qua bàn
tay, trái tim, khối óc con ngƣời tạo tác ra. Nhƣng những giá trị văn hóa ấy tồn tại
24
trong thực tế do việc nhìn nhận, phân loại khác nhau có thể chia thành nhiều hình
thức/loại hình khác nhau, chủ yếu gồm ba bộ phận :

+ Văn hóa vật chất (material culture): Giá trị văn hóa gắn với những sản
phẩm vật chất mang một hình thể nhất định với cấu trúc vật lý cụ thể (công trình
kiến trúc, di tích, trang phục, ẩm thực…).

+ Văn hóa tinh thần (spiritual culture): Giá trị văn hóa gắn với hoạt động
và những sản phẩm tinh thần, tƣ tƣởng của con ngƣời liên quan những loại hình
sinh hoạt tín ngƣỡng, tôn giáo, hoạt động sáng tác, biểu diễn/tác phẩm nghệ thuật
các loại…

+ Văn hóa xã hội (social cuture): Giá trị văn hóa gắn trong các mối quan
hệ xã hội (nhƣ phong tục, tập quán, luật tục, luật pháp, hệ thống chính trị…).

Hoặc, theo nhƣ cách phân loại của Unesco gồm hai nhóm Văn hóa vật thể
(Tangible culture) và Văn hóa phi vật thể (Intangible culture) với nội dung vừa
tƣơng ứng với Văn hóa vật chấtvà Văn hóa tinh thần nhƣ đã nói đồng thời vừa có
thể thể hiện sự đan xen, hoà nhập nhau (tức không tách rời hoặc đối lập nhau) giữa
Văn hóa vật chấtvà Văn hóa tinh thần trong thực tế…

(2) Các loại hình và thành tố nghệ thuật

Nhƣ đã đề cập, nghệ thuật (arts) là một hình thái ý thức xã hội (bên cạnh chính trị,
đạo đức, tôn giáo, khoa học), hơn nữa đó là “một hình thái ý thức xã hội đặc biệt,
dùng hình tƣợng sinh động, cụ thể và gợi cảm để phản ánh hiện thực và truyền đạt
tƣ tƣởng, tình cảm”13. Sự phản ánh trong nghệ thuật phải luôn là hoạt động sáng
tạo thông qua ngôn ngữ nghệ thuật để tạo ra hình tƣợng nghệ thuật mang nét riêng
của một loại hình nghệ thuật cụ thể và đó là sự kết hợp giữa óc tƣởng tƣợng với
cảm xúc thẩm mỹ mang tính cá biệt của một nghệ sĩ nhất định. Tùy phƣơng thức

13
Viện Ngôn ngữ học :Từ điển tiếng Việt, Nxb Đà Đẵng – Trung tâm Từ điển học, 2005, trang 676.
25
sáng tạo, đặc trƣng ngôn ngữ và đặc điểm hình tƣợng của từng thể loại, ngƣời ta có
thể phân chia nghệ thuật ra thành các nhóm :

+ Nghệ thuật biểu diễn :Âm nhạc, Múa, Sân khấu, Xiếc…

+ Nghệ thuật tạo hình (Mỹ thuật): Đồ họa, Hội họa, Điêu khắc, Mỹ thuật
ứng dụng…

+ Nghệ thuật – kỹ thuật :Điện ảnh, Nhiếp ảnh…

Các thể loại nghệ thuật nói trên với tƣ cách là những hoạt động văn hóa tồn tại
trong thực tế đời sống xã hội bằng những yếu tố cấu thành (gọi tắt là thành tố)
trong đó mỗi yếu tố có vị trí, vai trò nhất định với những yêu cầu, điều kiện phát
triển riêng nhƣng tất cả cùng tƣơng tác, kết hợp nhau thành một chỉnh thể hoạt
động nghệ thuật trong từng giai đoạn, hoàn cảnh cụ thể. Các thành tố đó gồm có :

+Nghệ sĩ

+ Hoạt động sáng tạo nghệ thuật

+ Tác phẩm nghệ thuật

+ Công chúng nghệ thuật

+ Môi trƣờng xã hội cho hoạt động nghệ thuật

+ Cơ quan quản lývà thiết chế hoạt động nghệ thuật

+ Hoạt động đào tạo, nghiên cứu, lý luận phê bình nghệ thuật…
1.2.1.3. Bản sắc/tính dân tộc trong văn hoá nghệ thuật

Trong các vấn đề liên quan dân tộc/tộc ngƣờithì bản sắc văn hoá dân tộc
(VHDT) (có thể nói gọn là bản sắc dân tộc) và tính dân tộc là một trong những chủ
đề nghiên cứu quan trọng của Dân tộc học trong mối quan hệ liên ngành với Văn
hóa học và Nghệ thuật học để giải quyết vấn đề văn hoá nghệ thuật dân tộc. Tính
khách quan của vấn đề là do mọi hoạt động/sản phẩm văn hoá (nghệ thuật) nhìn
26
chung đều có liên quan đến tính dân tộc theo cách: “Văn hoá là hệ thống giá trị vật
chất và tinh thần đƣợc sáng tạo, tích luỹ trong lịch sử nhờ quá trình hoạt động thực
tiễn của con ngƣời. Các giá trị này đƣợc cộng đồng chấp nhận, vận hành trong đời
sống xã hội và liên tiếp truyền lại cho thế hệ sau. Văn hoá thể hiện trình độ phát
triển và những đặc tính riêng của mỗi dân tộc”14. Nhƣ vậy nói đến tính dân tộc là
nói đến yếu tố mang tính khách quan, tất yếu của hoạt động văn hóa (nghệ thuật)
liên quan“trình độ” và “đặc tính riêng” của dân tộc, tức những nét đặc trƣng cơ bản
của chủ thể sáng tạo đƣợc in dấu và thể hiện ra thông qua cả trong nội dung lẫn
hình thức của các sản phẩm/tác phẩm văn hóa nghệ thuật. Sự biểu hiện của tính
dân tộc ở quy mô xã hội, bao gồm cả hoạt động văn hóa nghệ thuật dân tộc trong
đó sẽ đƣợc diễn dịch bằng một nhận thức mới, đó làkhái niệmbản sắc (văn hóa)
dân tộc(ethnic/national (cutural) identity; identité culturelle) với định nghĩa chung
nhƣ sau: Bản sắc (văn hóa) dân tộc là nét riêng độc đáo trong văn hóa (nghệ
thuật) của một cộng đồng dân tộc (tộc ngƣời) và địa phƣơng (vùng, miền, quốc
gia, khu vực) bao gồm những yếu tố tính bản địa (địa phƣơng) – tính truyền thống
– tính di sản đƣợc hình thành bằng một quá trình lịch sử với sự giao tiếp văn
hoá15nhất định và đƣợc thể hiện ra thông qua con ngƣời – hoạt động văn hóa –
sản phẩm văn hóa (nghệ thuật) của chính cộng đồng đó.Cơ sở khoa học và thực
tiễn của vấn đề có thể đƣợc xác định cụ thể hơn với các nội dung sau đây:

(1) Do xu thế tất yếu, sự phát triển của văn hoá nghệ thuật một mặt phải
luôn bảo tồn, kế thừa mọi thành tựu, giá trị vốn có trong bản thân nó mặt khác phải
thƣờng xuyên mở rộng sự giao lƣu, hội nhập để tiếp thu những yếu tố từ bên ngoài
góp phần nâng tầm cao những cái vốn có đó để đáp ứng theo yêu cầu cuộc sống
không ngừng đổi mới. Trong quá trình vận động phát triển của xã hội mà văn hoá

14
Lƣơng Quỳnh Khuê (chủ biên) (2002) : Giáo trình Lý luận văn hoá Mác – Lê nin, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà
Nội, trang 25 – 26.
15
Khái niệm “giao tiếp văn hoá” ở đây có thể đƣợc hiểu là gồm “giao lƣu văn hoá” (cultural interchange) và “tiếp
biến văn hoá” (acculturation).
27
nghệ thuật là một bộ phận (thuộc kiến trúc thƣợng tầng) vốn mang tính năng động
hàng đầu do đó đặc điểm, bản sắc/tính dân tộchầu nhƣ là bản chất không thể
không có trong văn hoá nghệ thuật ở mọi giai đoạn, tình huống lịch sử, nhất là
trong thời đại ngày nay. Với bối cảnh quá trình toàn cầu hoá ngày càng phát triển
mạnh mẽ cả về bề rộng lẫn chiều sâu, vấn đề văn hoá nghệ thuậtdân tộc càng ngày
càng là mảng đề tài nổi lên nhƣ một trong những vấn đề thời sự có ý nghĩa trọng
đại cả về thực tiễn lẫn về học thuật.Bởi, chính những yếu tố đặc sắc của một nền
văn hóa (nghệ thuật) biểu hiện đặc tính, cốt cách dân tộc sẽ là điều kiện tạo nên sức
mạnh cố kết, duy trì và phát triển đời sống của một cộng đồng quốc gia, dân tộc, là
điều kiện cho sự phát triển thăng bằng và bền vững trên quy mô toàn nhân loại. Đó
còn đƣợc xem là “bộ gien” bảo tồn VHDT, là nơi thể hiện các giá trị truyền thống,
bản lĩnh, tâm hồn, cách sống, cách nghĩ, cảm xúc, ƣớc mơ, nơi bảo tồn, phát triển
những biểu tƣợng thiêng liêng nhất của dân tộc với tƣ cách một bộ phận hiện thực
và tất yếu của nhân loại. Bản sắc VHDT ấy “đƣợc hình thành, bảo tồn và phát huy
trong quá trình phát triển của lịch sử dân tộc” và nó “không ngừng vận động, phát
triển, luôn tiếp thu, bổ sung những yếu tố làm phong phú thêm bản sắc, đồng thời
gạn lọc, loại bỏ những yếu tố lạc hậu, không thích hợp”. Vì vậy : “Bảo vệ, phát
huy bản sắc văn hóa dân tộc và tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại là hai mặt thống
nhất của một vấn đề, trong đó phải lấy bản sắc (văn hóa) dân tộc làm nền tảng, làm
“bộ lọc” cho sự tiếp thu”1…
(2) Nhƣ vậy, nói tới Bản sắc/tính dân tộc là nói tới yếu tố góp phần “định
tính” làm cho văn hoá của một chủ thể (cộng đồng, địa phƣơng) có thể trở thành là
thực thể xã hội có giá trị đặc thù, độc đáo nhất định. Tất nhiên “thực thể” ấykhông
có “tính tự thân” với nghĩa nó không thể tồn tại một cách độc lập, riêng biệt mà
phải luôn gắn với/thể hiện ra thông qua hiện tƣợng (con ngƣời – hoạt động – sản

1
Lê Nhƣ Hoa :Bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc trƣớc thử thách của thời kỳ mới; TC Văn nghệ quân đội;
ngày 10/8/1998.
28
phẩm) văn hoá cụ thể, và đó chính là toàn bộ vốn “văn hóa dân tộc”, cơ sở tạo nên
“nền văn hóa”của một cộng đồng (quốc gia, dân tộc) bao gồm các yếu tố chủ yếu
nhƣ sau :

+ Đó là mọi sản phẩm (vật thể hoặc phi vật thể) do con ngƣời (cá thể
hoặc cộng đồng) sáng tạo ra và là nơi đọng lại trí tuệ, tâm hồn, tình cảm của họ.
Những sản phẩm đó tồn tại nhƣ một thực thể xã hội mang tính chất là những biểu
tƣợng, hình tƣợng cụ thể của bản sắc VHDT hoặc những di sản, tài sản nói lên
thành tựu, sự phong phú của một nền văn hóa (dân tộc).
+ Đó là những vốn truyền thống mang tính chất là những giá trị và
phong cách sáng tạo, lƣu truyền những giá trị ấy đƣợc thể hiện ra qua phong tục
tập quán, tôn giáo tín ngƣỡng, những khuôn mẫu, nguyên tắc ứng xử và các biểu
tƣợng, hình tƣợng văn hóa nghệ thuật đƣợc tạo tác ra và đƣợc cộng đồng chấp
nhận…Những truyền thống đó đƣợc giữ gìn và phát huy thông qua hiện tại, qua
cuộc sống đƣơng đại bằng sự phát triển liên tục những yếu tố mới nhƣng vẫn luôn
bảo lƣu đƣợc những giá trị gốc rễ vốn có theo cách cái gì có thể góp phần tạo nên
sự phát triển thì sẽ đƣợc bảo tồn, giữ nguyên hoặc điều chỉnh ở mức độ nhất
định…

+ Đó là mọi hoạt động giao lƣu (về mặt đồng đại), kế thừa (về mặt lịch
đại) hoặc sáng tạo (về việc tạo ra những cái mới)…tóm lại là sự duy trì và phát
triển văn hóa nhƣ “những giá trị liên tục” (les valeurs continues) trong không gian
và trong thời gian…Suy cho cùng, sự phát triển của văn hóa dân tộc phải là sự phát
triển đồng bộ và toàn diện mọi loại hình (thể loại), mọi yếu tố cấu thành của chính
nền văn hóa ấy cả về số lƣợng lẫn chất lƣợng3…

3
Huỳnh Quốc Thắng : Văn hóa học và văn hóa dân tộc,Trong sách “Bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc,
vai trò của nghiên cứu và giáo dục”, Trƣờng Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TPHCM, Viện Khoa học Xã
hội tại TP.HCM, Bảo tàng Lịch sử Việt Nam tại TPHCM, Bảo tàng cách mạng TPHCM, Nxb TP. Hồ Chí Minh,
năm 1999, trang 131-139.
29
Có thể nói gọn lại, VĂN HÓA NGHỆ THUẬT DÂN TỘC LÀ TOÀN BỘ
VỐN VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG VÀ HIỆN ĐẠI TẠO NÊN NỀN VĂN HÓA
NGHỆ THUẬT CỦA MỘT CỘNG ĐỒNG DÂN TỘC VÀ BẢN SẮC (VĂN HÓA)
DÂN TỘC LÀ YẾU TỐ ĐỊNH TÍNH (THỂ HIỆN TÍNH DÂN TỘC) DỰA TRÊN
NHỮNG GỐC RỄ ĐẶC SẮC CỦA CHÍNH NỀN VĂN HÓA NGHỆ THUẬT
ẤY.

Sơ đồ khái quát về bản sắc dân tộc (trong văn hoá nghệ thuật)

1.2.2. Văn hóa học và Nghệ thuật họcvới Dân tộc học/Nhân học
1.2.2.1.Quá trình hình thành và phát triển của Văn hóa học (Culturology
/Cultural studies)
Nhƣ đã đề cập, văn hóa ngay từ khi ra đời đã nhƣ là một quá trình tự phát,
tất yếu nằm ngay trong bản thân sự phát triển con ngƣời với tƣ cách nhƣ là một yếu
tố bản chất Ngƣời còn sự nhận thức và nhận thức lại về văn hóa, đặt văn hóa trở
thành là một đối tƣợng nghiên cứu để tiến tới hình thành các tri thức khoa học về
văn hóa chủ yếu là ở các giai đoạn sau này, thậm chí đến nay nhìn chung Văn hóa
học vẫn là một “ngành học” còn mới mẻ và đang trong quá trình xây dựng, phát
30
triển bƣớc đầu. Điều cần nhấn mạnh rằng sự hình thành và phát triển của “ngành”
khoa học này có liên quan đặc biệt với ngành Dân tộc học/Nhân học và chủ yếu
gắn với sự hình thành và phát triển của tiến trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa
trên thế giới mà, xét cả về thực tiễn lẫn về khoa học đó là vấn đề mang rất nhiều ý
nghĩa…Từ khi ra đời đến nay, với tƣ cách một ngành khoa học độc lập, sự phát
triển của Văn hóa họcđƣợc khái quát mang tính ƣớc lệ có thể chia thành 4 giai
đoạn16 nhƣ sau :
(1) Giai đoạn triết học – lịch sử văn hóa : Những ý niệm văn hóa góp phần
giải thích ý nghĩa và định hƣớng cho lịch sử thế giới, tƣơng ứng thời kỳ từ năm
1855 khi cuốn sách “Khoa học chung về văn hóa” của Klemm xuất bản ở Đức với
tƣ cách nhƣ là một công trình đầu tiên khai sinh bộ môn Lịch sử văn hóa…
(2) Giai đoạn nghiên cứu kinh nghiệm chủ nghĩa về hiện tƣợng văn hóa gắn
với sự phát triển của ngành Nhân (loại) học (Anthropology): Gồm các hoạt động
tập hợp mang tính hệ thống hoá thông tin liên quan văn hoá các dân tộc khác nhau
thông qua phong tục, tập quán, lối sống…, sự mô tả và thử nghiệm hệ thống hóa
đó. Giai đoạn này tƣơng tứng thời kỳ khởi đầu từ năm 1871 khi cuốn “Văn hóa
nguyên thuỷ” (Primitive Culture) của E.B. Tylor (1832 – 1917) đƣợc ấn hành ở
Luân Đôn và ngành Nhân (loại) học văn hóa (Cultural anthropology) của Anh, Mỹ
chính thức ra đời, phát triển qua nhiều thời kỳ với nhiều trƣờng phái/trào lƣu khác
nhau,từ trƣờng phái “Tiến hóa luận” về văn hoá (Cultural evolutionism) của Anh,
Mỹ, Đức, Áo cho đến trƣờng phái “Dân tộc học lý luận” (Ethnologie) hoặc “Xã hội
học văn hóa” (Sociologie culturelle) của Pháp, kể cả các trào lƣu “Phân tâm học”
do S. Freud (1856 – 1939) khởi xƣớng…Trung tâm sự phát triển việc nghiên cứu
văn hoá giai đoạn này chủ yếu thể hiện qua các lý thuyết “Nhân học xã hội”(Social

16
Dựa theo RôdinV.M, Nguyễn Hồng Minh (dịch) :Văn hóa học, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội , năm 2000; và
công trình của Hoàng Vinh : Đối tƣợng, nhiệm vụ và phƣơng pháp nghiên cứu văn hóa, 12- 1999 (tài liệu vi tính) ;
có đối chiếu với một số tài liệu khác (các từ điển, bài viết liên quan lịch sử Văn hóa học…).

31
Anthropology) của B. Malinowski (1884–1942), lý thuyết “Cấu trúc - chức năng”
(Structural - functionalism) về văn hóa của A. Radcliff - Brown (1881 – 1955), lý
thuyết “Nhân (loại) học cấu trúc” (Anthropologie structurale) của C. Lévi -
Strauss(1908 – 2009), lý thuyết “Sinh thái văn hoá” (Cultural ecology) của Julian
Steward (1902 – 1972) và Leslie White (1900 – 1975), lý thuyết“Nhân học biểu
tƣợng/diễn giải” (Symbolic/Interpretive Anthropology) của Clifford James Geertz
(1926 – 2006) và Victor Turner (1920 – 1983)...
(3) Giai đoạn xây dựng Văn hóa học (Culturology) và Nghiên cứu văn hoá
(Cutural studies) với tƣ cách một bộ môn/ngành khoa học: Nguyên lý và tiêu
chuẩn về chân lý văn hóa học, các cơ sở lý luận mang tính “hệ chuẩn” văn hóa học
tƣơng ứng thời kỳ văn hóa thực sự trở thành đối tƣợng của khoa học khi thuật ngữ
“Văn hóa học” (Culturology; tiếng Đức: Kunturkunde) chính thức đƣợc nhà khoa
học và triết học Đức Wilhelm Ostwald (1853-1932) chính thức đƣa ra vào năm
1909, sau này lần lƣợt đƣợc xuất hiện trong các từ điển Anh, Mỹ do công lao đặc
biệt của nhà nhân học Hoa kỳ Leslie White (1900 –1975), ngƣời đã phát triển “Văn
hóa học” trở thành nhƣ một ngành khoa học độc lập thực sự thông qua nhiều công
trình và bài báo nhƣ : Khoa học về văn hóa (The Science of culture;1949), Sự tiến
hóa của văn hóa (The Evolution of culture;1959), Khái niệm văn hóa (The Concept
of Culture;1973, viết chung với Beth Dillingham)…Khái niệm “Văn hoá học”
(đƣợc hiểu là “Culturology”) cũng đã từng đƣợc dùng theo truyền thống học thuật
của Liên Xô (cũ) và nƣớc Nga sau này (từ đó ảnh hƣởng cả sang Việt Nam) nhằm
đề cập đến ngành học độc lập hoặc bao gồm những môn/phân ngành nhƣ Lý luận
văn hoá, Lịch sử văn hoá…Đặc biệt, trong bối cảnh bƣớc vào thời kỳ những thập
kỷ cuối thế kỷ XX, tại các nƣớc Âu – Mỹ (sau đó lan rộng ra nhiều nƣớc trên khắp
thế giới), chuyên ngành “Nghiên cứu Văn hoá” (Cutural Studies) đã đƣợc hình
thành nhƣ là một ngành “Văn hoá học” mới với phƣơng pháp nghiên cứu chủ yếu
là liên ngành/đa ngành (interdisciplinary/multidisciplinary) do đó có ngƣời từng
32
gọi đây là một “chuyên ngành không có chuyên ngành” (non-disciplinary
discipline) hoặc “hậu chuyên ngành” (post-disciplinarity). Đối tƣợng nghiên cứu
chính của chuyên ngành khoa học này là văn hoá phổ thông (popular culture), văn
hoá đại chúng (mass culture), văn hoá đời thƣờng (everyday culture), đặc biệt về
các hoạt động trong thời gian rỗi, hoạt động văn hoá của giới trẻ, hoạt động thông
tin và truyền thông, nghệ thuật âm nhạc…Lý thuyết của “Nghiên cứu Văn hoá”
cũng rất phong phú, từ “Cấu trúc luận” (Structuralism) cho tới “Ký hiệu học”
(Semiology),“Hậu cấu trúc”(Poststructuralism), “Giải kiến tạo” (Deconstruction),
“Hậu hiện đại” (Postmodernism)…
(4) Giai đoạn Văn hóa học phát triển cả về lý luận lẫn ứng dụng trong xã hội hiện
đại : Kế tục các giáo trình “Lý luận văn hóa Mác-Lê nin” từng xuất bản ở Liên Xô
(cũ), đến những năm cuối thế kỷ, trong bối cảnh Unesco phát động chƣơng trình
Thập kỷ quốc tế vì sự phát triển văn hóa (1988 – 1998), ngƣời ta thấy xuất hiện
hàng loạt giáo trình “Văn hóa học” (bậc đại học) của các tác giả Nga nhƣ Cô-gan,
Ac-nôn-đốp, Vô-rô-ne-giơ, Cơ-ru-glô-va, Xô-cô-lốp, Gu-rê-vích, Rô-din, Bê-lic
.v.v. Những giáo trình trên cùng với các công trình nghiên cứu khác ở Trung Quốc
và các nƣớc phƣơng Tây bên cạnh phần học thuật mang tính kinh viện nặng lý luận
còn có phần ứng dụngđể thích ứng với nhu cầu thực tế xã hội về văn hóa. Cũng
theo hƣớng nhƣ vậy, các ngành nghiệp vụ kỹ thuật học văn hóa (Thƣ viện học, Bảo
tàng học, Câu lạc bộ học, Quản lý văn hóa…) cũng ngày càng phát triển mạnh, đặc
biệt là trong các chƣơng trình đào tạo chính quy trƣờng, lớp. Mặc dù thế, cho đến
hiện thời “Văn hóa học” vẫn chƣa chính thức đƣợc xem là một khoa học mang tính
phổ biến và còn rất nhiều ý kiến khác nhau về ngành này...

1.2.2.2. Nghệ thuật học vớiVăn hóa học

Nghệ thuật nhƣ đã nói là một bộ phận/loại hình văn hóa đặc biệt liên quan những
giá trị văn hóa thẩm mỹ, do vậy nó cũng là một trong những đối tƣợng nghiên cứu
có liên quan cả Văn hóa học lý luận (Theoretical culturology) lẫn Văn hóa học ứng
33
dụng (Applied culturology/Applied cultural studies), là một đối tƣợng quan trọng
của Mỹ học (Esthetics), đồng thời là đối tƣợng nghiên cứu trực tiếp của Nghệ thuật
học (Artistic studies) với hai bộ phận :

(1) Nghệ thuật học đại cƣơng: Khoa học nghiên cứu về các quy luật tồn tại, vận
động, phát triển của các loại hình nghệ thuật nói chung.

(2) Nghệ thuật học chuyên ngành: Mỗi loại hình nghệ thuật có một đặc trƣng ngôn
ngữ, phƣơng thức sáng tạo và đặc điểm cảm thụ riêng, trở thành đối tƣợng nghiên
cứu đặc thù của các chuyên ngành: Mỹ thuật học, Âm nhạc học…
Do đặc điểm đối tƣợng nghiên cứu nhƣ đã nói, cách tiếp cận liên ngành
giữa Nghệ thuật học (đại cƣơng và chuyên ngành) với Văn hóa học, Mỹ học (và có
thể một số khoa học khác…) là điều cần thiết khi triển khai một đề tài nghiên cứu
cụ thể về nghệ thuật.
1.2.2.3.Mối quan hệ liên ngành Văn hóa học, Nghệ thuật học với Dân tộc
học/Nhân học và các khoa học khác :
Trƣớc hết thực chất đây là những quan điểm học thuật, cách tiếp cận và phƣơng
pháp nghiên cứu khác nhau nhƣng có liên quan nhau trong ngành Văn hóa học (và
cả Nghệ thuật học) trong mối quan hệ với Dân tộc học/Nhân (loại) học và các
ngành khoa học khác trên thế giới, khái quát thành các trƣờng phái đó là :
(1) Trƣờng phái “Tiến hóa” (Taylor, Spencer, Bastian…): Bắt đầu từ học
thuyết tiến hóa của Darwin thông qua công trình “Nguồn gốc các loài” và tiến hóa
luận của Morgan với công trình “Xã hội cổ đại” đã chia lịch sử loài ngƣời thành ba
giai đoạn :mông muội, dã man, văn minh (mỗi giai đoạn có 3 thời kỳ phát triển :
thấp, giữa, cao) . Tiếp theo là C. Mác và F. Ăng – ghen với một số công trình quan
trọng liên quan Dân tộc học theo học thuyết - phƣơng pháp duy vật biện chứng và
duy vật lịch sử… Trƣờng phái này với luận điểm chủ yếu khẳng định sự thống nhất

34
của loài ngƣời về mặt tâm lý đồng thời cho rằng lịch sử phát triển xã hội và tiến
trình văn hóa nhân loại là sự phát triển từ thấp lên cao…
(2) Trƣờng phái “Văn hóa – lịch sử” (Ratxen, Smith…) : Phát triển
từ cuối thế kỷ XIX – đầu thế kỷ XX , ảnh hƣởng từ trào lƣu tƣ tƣởng “Địa lý –
Dân tộc học” do Ratxen (1844 – 1904) đề xuất thông qua công trình “Các dân tộc
trên thế giới”. Thực chất đây là học thuyết cho rằng quyết định sự phát triển các
dân tộc chủ yếu là do điều kiện địa lý hơn là do quy luật xã hội và sự giống nhau
về văn hóa là do các chủng tộc chậm phát triển/hạ đẳng “vay mƣợn những yếu tố
đã có (từ trƣớc)”, những yếu tố do các chủng tộc phát triển/thƣợng đẳng “sáng tạo”
ra ...Theo quan điểm trƣờng phái này, ngƣời ta còn gọi đó là “Sự thiên di các hiện
tƣợng văn hóa” với hai nhánh :
+ Trƣờng phái “Hình thái học – văn hóa” do L. Frobeniut (1873 – 1938),
học trò của Ratxen đề xƣớng, với quan điểm chủ yếu cho rằng mỗi hiện tƣợng văn
hóa sinh trƣởng nhƣ một cơ thể sinh vật, thậm chí văn hóa tự sinh thành giống nhƣ
một hiện tƣợng tự nhiên, đứng độc lập trên xã hội và con ngƣời với các “hình thức
bên ngoài”,“mối quan hệ cấu tạo bên trong”,“hình dáng cuộc sống” của văn
hóa…Ngoài ra, trƣờng phái này còn đƣa ra lý thuyết về “Tinh thần văn hóa” nhƣ
một cái cây với “gốc rễ cắm sâu trong lòng đất” (phƣơng Đông) và “ngọn cây
hƣớng về mặt trời” (phƣơng Tây)…
+ Trƣờng phái “Vòng văn hóa” do Grepner (1877 – 1934) khởi xƣớng với
các tác phẩm “ “Vòng văn hóa” và “tầng văn hóa” ở châu Đại Dƣơng” (1905) và
“Phƣơng pháp Dân tộc học” (1911)…Về học thuật, ngƣời ta có thể gọi đây là
“Chủ nghĩa Kant mới” bởi nó chủ trƣơng loại trừ yếu tố duy vật ra khỏi triết học
Kant vốn có để phát triển mạnh yếu tố duy tâm theo tinh thần “khoa học xã hội chỉ
quan hệ với những hiện tƣợng đơn độc không lặp lại, ngẫu nhiên”. Về ứng dụng
thực tiễn, đây là trƣờng phái xem văn hóa các dân tộc giống nhau vì vốn phát sinh
từ một “trung tâm” mà ra, đó là sự phân bố, thiên di các yếu tố văn hóa mang tính
35
chất nhƣ những “vòng văn hóa”, mỗi hiện tƣợng văn hóa chỉ là sản phẩm của một
“vòng văn hóa” nào đó đƣợc phân chia theo không gian (các địa phƣơng, quốc
gia…) hoặc theo thời gian (các thời kỳ lịch sử…). Việc xác lập các “vòng” nhƣ vậy
chủ yếu đƣợc dựa trên “tiêu chuẩn hình thái” và “tiêu chuẩn số lƣợng” (tức dựa
vào hiện tƣợng bên ngoài hơn là nội dung xã hội) …

(3) Trƣờng phái “Chức năng” chủ yếu do Malinôpxki khởi xƣớng qua
các tác phẩm “Thổ dân Mai – len” (1915) , “Dân tộc học thực hành”(1929)…dựa
trên cơ sở triết học “chủ nghĩa toàn vẹn” (Holism) kết hợp nghiên cứu, khai thác
thực tế xã hội ở Anh và Mỹ đầu thế kỷ 20 liên quan mối quan hệ các dân tộc thuộc
địa trên cơ sở đề cao “chức năng” của các thiết chế xã hội truyền thống (thị tộc…)
góp phần tích cực phục vụ các chính sách thống trị của chính quyền thực dân đối
với các dân tộc đó…

(4) Trƣờng phái “Tâm lý - chủng tộc” (Mỹ), một bƣớc phát triển mới
của chủ nghĩa“sinh vật - chủng tộc” (Đức) nhằm phục vụ chính sách phân biệt
chủng tộc (thƣợng đẳng và hạ đẳng) gắn với “chủ nghĩa thế giới” và dựa trên cơ sở
lý luận từ “Chủ nghĩa thực dụng” trong Triết học (đề cao nhu cầu sinh vật), Chủ
nghĩa Freud trong Tâm lý học (đề cao bản năng sinh lý), Trƣờng phái “Văn hóa –
lịch sử” trong Dân tộc học (đề cao “định mệnh” và những “kiểu mẫu văn hóa”/
cutural mode, modèle de cuture)…
(5) Trƣờng phái Dân tộc học Xô viết hình thành ở Liên Xô (cũ) sau
Cách mạng tháng Mƣời Nga (1917), trên cơ sở kế thừa các thành tựu Dân tộc học
Nga từ nửa sau thế kỷ XIX trƣớc đó với định hƣớng chủ yếu là nghiên cứu về các
dân tộc trong nƣớc và trên thế giới theo quan điểm Mác - xít , cụ thể là quan điểm
lý luận và phƣơng pháp Dân tộc học theo học thuyết Mác – Lê nin, góp phần xây
dựng các chính sách dân tộc theo đƣờng lối của Đảng Cộng sản…Trƣờng phái này
đã có tác động lớn đối với việc hình thành và phát triển ngành Dân tộc học ở các

36
nƣớc thuộc định hƣớng xây dựng thể chế chính trị theo mô hình chủ nghĩa xã hội,
trong đó có Việt Nam…
Không chỉ dừng lại trong mối quan hệ với Dân tộc học/Nhân (loại) học,
xuất phát từ các yêu cầu khách quan và do bản chất văn hóa trong nội hàm ý nghĩa
cũng nhƣ hiện thực của nó là “rừng” chứ không phải là từng “cây”, chính vì vậy
Văn hóa học đƣợc xác định không thể là một ngành học thuật đơn thuần bộ môn,
mà phải là liên ngành -đa bộ môn (multi-disciplinaire). Để tiến tới làm rõ hơn nội
dung ngành học này, căn cứ vào thực tế, ngƣời ta có thể nêu ra ba yếu tố cơ bản
cấu thành văn hóa trong đời sống hiện thực đó là: Ý niệm trong đầu và những yếu
tố trực tiếp tạo nên nhân cách ngƣời (thể lực, trí lực, tâm lực,…); Quan hệ ứng xử
xã hội từ đơn giản đến phức tạp và từ gần đến xa (với gia đình, cộng đồng láng
giềng, giai cấp, dân tộc, quốc gia, nhân loại,…); Sự thực hành khéo léo bằng
những kỹ năng chuyên môn về văn hoá nghệ thuật hoặc với các phƣơng tiện kỹ
thuật (nhằm thỏa mãn các nhu cầu tinh thần hoặc chiếm lĩnh các giá trị văn hóa
nghệ thuật). Từ đó, về căn bản Văn hóa học có thể dựa trên nền tảng các bộ phận
trọng tâm sau:

(1)Tâm lý học văn hóa(hoặcVăn hóa – Tâm lý học) kết hợp và gồm cả giáo
dục văn hóa, nhƣng không phải chỉ dừng lại ở nội dung giáo dục để hình thành tâm
lý công dân mà còn phải tiếp cận những vấn đề thuộc về vô thức (inconscious),siêu
thức(supramental), đặc biệt là về tâm linh (spiritism), một nét “tâm lý xã hội” khá
đặc trƣng của phƣơng Đông và của con ngƣời Việt Nam truyền thống mà cho đến
nay ngƣời ta cũng không có ý muốn thay vào đó lối tƣ duy Âu Tây có lúc duy lý
đến cạn tình và duy vật đến thực dụng.

(2)Xã hội học văn hóa(hoặcVăn hóa –Xã hội học) bao gồm nhƣng rộng hơn
chính trị học văn hóa, tức không chỉ dừng lại việc nghiên cứu hình thành một “xã
hội công dân” mà còn chú ý đến khía cạnh con ngƣời trong mọi mối quan hệ xã hội

37
(đƣơng đại) với những yếu tố tâm lý (cá nhân, xã hội), gồm cả các nhu cầu văn hóa
và thị hiếu thẩm mỹ đa dạng của nó.

(3) Dân tộc học văn hóa (hoặc Nhân học văn hóa) là bộ phận không thể
thiếu của Văn hóa học hiện đại nhằm bổ sung cho Nhân (loại) học (Anthropology),
một quan niệm “Văn hóa học” phƣơng Tây (cổ điển châu Âu) trƣớc đây vốn không
chỉ có phần Nhân (loại) học hình thái (Physic Anthropology) mà còn có cả Nhân
(loại) học xã hội (Social Anthropology) hoặc Nhân (loại) học văn hóa (Cultural
Anthropology), tức xem văn hóa trong thực tế nhƣ một thực thể lịch sử - văn hóa
gắn với những cộng đồng tộc ngƣời (dân tộc) nhất định.

(4)Kỹ thuật học văn hóa(Cultural technology, hoặcVăn hóa – Kỹ thuật học,
Culture –Technology )do sự nhìn nhận bản chất văn hóa không phải chỉ là những
khái niệm, những giá trị trừu tƣợng mà nó còn là những sản phẩm (vật chất và tinh
thần), những hoạt động cụ thể trong đời sống thực tế của xã hội. Theo hƣớng nhƣ
vậy, những bộ môn nghiệp vụ văn hóa chuyên ngành nhƣ Bảo tàng học, Thƣ viện
học, Câu lạc bộ học, Thông tin họcvà cả Nghệ thuật học…có thể đƣợc xem là
thuộc bộ phận khoa học ứng dụng trong Văn hóa học (hoặc Văn hóa học ứng dụng,
Applied culturology/Applied cultural studies). Vả chăng, trong thời đại hiện nay,
việc sử dụng, khai thác khoa học kỹ thuật và công nghệ để bảo quản, phân phối,
sáng tạo và chiếm lĩnh những giá trị (sản phẩm) văn hóa, chủ động khắc phục
những mâu thuẫn giữa văn minh và văn hóa rõ ràng cũng là một trong những
nhiệm vụ cực kỳ quan trọng của Văn hóa học…

Theo hƣớng nhƣ vậy, bên cạnh hệ thống tất cả các ngành khoa học hợp
thành bộ phận quan trọng của vốn văn hóa tri thức con ngƣời (các ngành khoa học
tự nhiên nhằm giúp khám phá về các quy luật đang chi phối thế giới tự nhiên và
các ngành khoa học xã hộihƣớng đến việc nắm bắt các vốn kiến thức về các hiện
tƣợng, các quy luật vận động trong đời sống xã hội, gồm cả hiện tƣợng văn hóa
gắn liền trong đó) ngƣời ta ngày càng thấy nổi lên xu hƣớng cần có sự nghiên cứu,
38
vận dụng các vốn tri thức khoa học ấy trong mối quan hệ “liên thông” giữa văn hóa
và các đối tƣợng khoa học khác nhau, một thứ “Văn hóa học” là một khoa học liên
ngành(Cuturological interdiscipline)17,hoặc, Văn hóa học kết hợp với các khoa học
khác để trở thành những ngành học mới cùng góp phần nghiên cứu về văn hóa, ví
dụ nhƣ: “Sử - Văn hóa” (Histoiry - Culture/Cutural Histoiry), “Địa - Văn hóa”
(Geo - Culture/Cutural Geography), “Xã hội học văn hóa” (Socio - Cuture/
Cutural Sociology),“Văn hóa du lịch”(Tourist Culture) và Du lịch văn hoá
(Cultural tourism)…

* CÂU HỎI ÔN TẬP CHƢƠNG 1


Ôn tập 1.1.:Văn hóa, nghệ thuật là gì ? Phƣơng pháp vận dụng Văn hóa học và
Nghệ thuật học để nghiên cứu một đề tài cụ thể về văn hóa nghệ thuật ?
Ôn tập1.2: Nội dung cơ bản về “Dân tộc” và “Bản sắc (văn hóa) dân tộc”? Phƣơng
pháp Dân tộc học có ý nghĩa nhƣ thế nào đối với việc nghiên cứu về văn hóa nghệ
thuật ?

17
Thể hiện trƣớc hết trong Văn hoá học có sự vay mƣợn ngày càng nhiều khái niệm của các ngành khoa học khác,
ví dụ «trƣờng văn hoá » (cultural field)là mƣợn từ thuật ngữ vật lý học (trƣờng địa từ, trƣờng khí quyển…); «mã »
(code) văn hoá là thuật ngữ lấy của ngành vô tuyến điện; « gien » văn hoá là thuật ngữ có xuất xứ từ ngành sinh vật
học; «cú sốc» văn hoá (thuật ngữ của A. Toffler) là đƣợc vận dụng từ ngành bệnh lý học…Tính chất liên ngành của
Văn hoá học còn biểu thị ở sự vận dụng các phƣơng pháp nghiên cứu văn hoá, chẳng hạn để nghiên cứu khả năng
«xuất thần» của ngƣời hầu đồng trong sinh hoạt văn hoá Hầu bóng (lên đồng),ngƣời ta có thể vận dụng phƣơng pháp
Tâm lý học đồng thời phải kết hợp cả Nghệ thuật học vì ở đây còn có cả trang trí mỹ thuật, âm nhạc, nhảy múa…và
thậm chí cũng phải vận dụng phƣơng pháp Xã hội học để tìm hiểu khía cạnh sinh hoạt cộng đồng của hoạt động xã
hội đặc biệt ấy…

39
* BÀI ĐỌC THÊM CHƢƠNG 1
BĐT1.1.
VĂN HÓA HỌC ỨNG DỤNG VỚI THỰC TIỄN HOẠT ĐỘNG VĂN HÓA
1. Văn hóa và Văn hóa học ứng dụng – Một số nhận thức chung
1.1.Văn hóa, nhu cầu văn hóa và hoạt động văn hóa
Nếu văn hóa đƣợc xem là “lực lƣợng bản chất ngƣời” (C.Mác) hoặc là
“tổng thể sống động của các hoạt động sáng tạo trong quá khứ và trong hiện
tại…”1 bao gồm văn hóa vật chất (vật thể) và văn hóa tinh thần (phi vật thể) thì nhu
cầu văn hóa chủ yếu là những đòi hỏi cần đƣợc thỏa mãn về văn hóa vật chất (liên
quan ăn, mặc, ở…) và văn hóa tinh thần (liên quan học tập, sáng tạo, vui chơi…)
thông qua những hoạt động văn hóa gồm “sản xuất, phân phối, tiêu dùng các giá trị
văn hóa” nhằm “trực tiếp góp phần thực hiện những sức mạnh bản chất của con
ngƣời, làm cho nhân cách của con ngƣời phát triển và tự thực hiện” 2. Nhƣ vậy,
hoạt động văn hóa nằm ngay trong thực tế đời sống xã hội với tƣ cách nhƣ một
điều kiện của quá trình tồn tại, vận hành, phát triển của văn hóa, đặc biệt có liên
quan tới nhu cầu văn hóa với những mối tƣơng quan biện chứng nhƣ sau :
+ Hoạt động văn hóa nhƣ là một quá trình thỏa mãn các nhu cầu văn hóa;
+ Nhu cầu văn hóa nhƣ là động cơ thúc đẩy hoạt động văn hóa;
+ Hoạt động văn hóa nhƣ là nguồn gốc tạo ra nhu cầu văn hóa;
+ Hoạt động văn hóa phải đƣợc xem xét nhƣ hình thức biểu hiện cơ bản của nhu
cầu văn hóa;
+ Hoạt động văn hóa có thể dùng là tiêu chuẩn đánh giá các nhu cầu văn
hóa 3
1.2. Văn hóa (học) lý thuyết/lý luận và Văn hóa (học) ứng dụng

1
F. Mayer - Tổng giám đốc Unesco, Thập kỷ thế giới phát triển văn hóa, Bộ Văn hóa Thông tin và Thể thao, Hà
Nội, 1992, trang 23.
2
Lev Kogan & Vladimir Barsuk, Nhu cầu văn hóa và hoạt động văn hóa, Tạp chí Khoa học Xã hội, Mockva số 1 –
1982, Trích lại trong Mấy vấn đề văn hóa, Viện Văn hóa – Bộ Văn hóa, 1982, trang 15.
3
Lev Kogan & Vladimir Barsuk, Nhu cầu văn hóa và hoạt động văn hóa,tài liệu đã dẫn, trang 15 .
40
Sự tồn tại và phát triển của văn hóa trong đời sống xã hội, trực tiếp là sự
phát triển các hoạt động văn hóa nhằm đáp ứng nhu cầu văn hóa của con ngƣời
nhƣ đã nói chính là cơ sở nền tảng để hình thành Văn hóa học với hai bộ phận cơ
bản tồn tại trên thực tế
1.2.1. Văn hóa lý thuyết và Văn hóa học lý luận/lý thuyết :
+ Văn hóa lý thuyết (Theory of culture): văn hóa trong nhận thức (tƣ duy), từ
những khái niệm, định nghĩa về văn hóa cho tới rộng hơn là hệ thống lý thuyết tác
nghiệp trong mọi lĩnh vực hoạt động văn hóa cụ thể…
+ Văn hóa học lý luận / lý thuyết (Theory of Cuturology) hay Lý luận
văn hóa (có khi còn đƣợc gọi là Văn hóa học cơ bản, Văn hóa học đại cƣơng, Nhập
môn Văn hóa học…) : các vấn đề học thuật và kiến thức chung, những phạm trù
nhận thức cùng với hệ thống phƣơng pháp và phƣơng pháp luận trong đào tạo,
nghiên cứu khoa học về văn hóa theo những quan điểm, trƣờng phái nhất định…
1.2.2. Văn hóa ứng dụng và Văn hóa học ứng dụng:
+ Văn hóa ứng dụng (Applied culture): rộng nhất là toàn bộ những hoạt
động văn hóa gắn với thực tế mọi mặt đời sống xã hội (kinh tế, chính trị, quân sự,
giáo dục…), cụ thể hơn đó là văn hóa sống (nếp sống, lối sống văn hóa…), văn hóa
cá nhân trong quan hệ với xã hội (liên quan nhân cách, phẩm chất, năng lực của con
ngƣời nhƣ trình độ văn hóa theo nghĩa rộng, văn hóa giao tiếp ứng xử, văn hóa gia
đình…), văn hóa cộng đồng (văn hóa làng / xã, ấp / khu phố, văn hóa tộc ngƣời, tôn
giáo tín ngƣỡng, văn hóa đô thị, nông thôn, biển đảo…); đi sâu hơn đó là những
hoạt động quản lý (công tác) văn hóa và hoạt động nghiệp vụ (tác nghiệp) văn hóa
với những kiến thức và kỹ năng (kỹ thuật học văn hóa) thông qua các loại hình văn
hóa cụ thể (Nhà văn hóa – Câu lạc bộ, Lễ hội – Sự kiện, Bảo tồn – Bảo tàng, Thông
tin – Triển lãm, Thƣ viện, Nghệ thuật…). Trên thực tế, Văn hóa ứng dụng có thể
đƣợc thể hiện thông qua từ một loại hình công tác, phong trào văn hóa hoặc cho tới
một hệ thống hoạt động văn hóa – xã hội của một địa phƣơng, trong một quốc gia,
41
thậm chí trên quy mô toàn cầu (ví dụ chƣơng trình “Thập kỷ văn hóa thế giới” của
Liên hiệp quốc…).
+ Văn hóa học ứng dụng (Applied Cuturology): chủ yếu nhằm góp phần
giải quyết các cơ sở nhận thức khoa học về các quy luật khách quan, các quan niệm,
phƣơng pháp và phƣơng pháp luận của Văn hóa ứng dụng, về cơ sở thực tiễn và các
yêu cầu thực tế, tổng kết các thành tựu, kinh nghiệm và các định hƣớng hoạt động
văn hóa của địa phƣơng, quốc gia và thế giới, các nội dung, phƣơng pháp triển khai
chƣơng trình đào tạo, các đề tài, đề án nghiên cứu khoa học liên quan Văn hóa ứng
dụng v.v…
Từ những phân tích trên, chúng ta có thể nêu một định nghĩa ngắn gọn nhƣ
sau: Văn hóa học ứng dụng là hệ thống tri thức, phƣơng pháp và khoa học đào tạo,
nghiên cứu, tác nghiệp về Văn hóa ứng dụng, tức những hoạt động văn hóa trực
tiếp gắn với đời sống thực tế, với quản lý và hoạt động văn hóa nói chung.
2. Vài nét về lịch sử phát triển của Văn hóa học ứng dụng
Giai đoạn chính thức hình thành Văn hóa học ứng dụng chủ yếu gắn với
quá trình nhận thức văn hóa học hƣớng vào giải quyết trực tiếp những vấn đề thực
tiễn, đặc biệt liên quan việc xây dựng mô hình văn hóa ở các nƣớc xã hội chủ
nghĩa tƣơng ứng thời kỳ ra đời các giáo trình “Lý luận văn hóa Mác-Lê nin” từng
xuất bản ở Liên Xô (cũ) và các giáo trình, tài liệu chuyên khảo về Văn hóa học có
cả lý thuyết và ứng dụng xuất bản ở Trung Quốc...Tƣơng tự nhƣng ở góc độ khác,
đến những năm cuối thế kỷ XX, hàng loạt giáo trình “Văn hóa học” (bậc đại học)
của các tác giả Nga nhƣ Cô-gan, Ac-nôn-đốp, Vô-rô-ne-giơ, Cơ-ru-glô-va, Xô-cô-
lốp, Gu-rê-vích, Rô-din, Bê-lic…mặc dù nặng phần lý luận, hàn lâm nhƣng vẫn ít
nhiều có đề cập đến các định hƣớng ứng dụng của Văn hóa học nói chung.
Thực ra tính thực dụng gắn với thực tiễn hoạt động văn hóa ứng dụng và trong Văn
hóa học là một xu hƣớng chung đã có từ rất sớm ở các nƣớc Âu, Mỹ. Ví dụ, ngay
từ thời A. Radcliff – Brown (1881 – 1955), nhà nhân học xã hội Anh này đã khởi
42
xƣớng và phát triển lý thuyết “cấu trúc – chức năng” về văn hóa với khuynh hƣớng
muốn tạo ra Nhân học xã hội nhƣ một ngành khoa học ứng dụng, hƣớng đến xử lý
những nhiệm vụ cấp bách, cụ thể đó là sự quản lý trên các lãnh thỗ tại các vùng đất
thuộc địa của Anh với mục tiêu nhằm duy trì sự thống trị của các nền văn hóa
truyền thống. Khái niệm “quản lý gián tiếp” đƣợc phác thảo theo quan điểm chức
năng luận, tức sự quản lý dựa vào các thiết chế truyền thống về quyền lực và cấu
trúc xã hội đã đƣợc xác lập…4. Tuy vậy, nhƣ đã nói Văn hóa học ứng dụng thực sự
hình thành rõ nét trong các giáo trình giảng dạy ở các trƣờng văn hóa nghệ thuật
của Liên Xô cũ (kể cả đƣợc sử dụng ở Việt Nam và một số nƣớc xã hội chủ nghĩa
lúc đó) và ở Trung Quốc…Văn hóa học Trung Quốc chia thành hai bộ phận khá rõ
ràng: Văn hóa học lý luận (còn đƣợc gọi là Văn hóa học vĩ mô, bao gồm lý luận cơ
bản văn hóa học, lịch sử văn hóa học…); bên cạnh là Văn hóa học ứng dụng (còn
gọi là Văn hóa học vi mô, liên quan tất cả lĩnh vực xã hội : chính trị, kinh tế, quân
sự, đô thị, nông thôn, sinh thái, quản lý, giáo dục, nghệ thuật, tôn giáo, doanh
nghiệp…) với mục tiêu “chú trọng nghiên cứu các hiện tƣợng văn hóa cụ thể, ứng
dụng các nguyên lý cơ bản, phƣơng pháp và kết luận của nghiên cứu vào thực tiễn
hoạt động xã hội, từ đó tìm ra biện pháp giải quyết tƣơng ứng” 5. Trong thời đại
ngày nay, không chỉ hệ thống xã hội chủ nghĩa, với bối cảnh “Xã hội thông tin và
nền kinh tế tri thức” và trong điều kiện toàn cầu hóa cùng “Những vấn đề toàn
cầu” ngày càng đặt ra nhiều vấn đề gay gắt, bức xúc cho toàn thể nhân loại, hoạt
động văn hóa ứng dụng chắc chắn sẽ ngày càng đặt ra nhiều vấn đề bức xúc cho
Văn hóa học nói chung, Văn hóa học ứng dụng nói riêng…Một dẫn chứng cụ thể,
đó là tháng 12 – 1986, Đại hội đồng Liên hiệp quốc đã phát động “Thập kỷ văn hóa
thế giới” lần đầu tiên (1988 – 1997) tạo ra một sự chuyển động có ý thức của thế
giới đối với vai trò, vị trí của văn hóa trong đời sống xã hội, đánh dấu một bƣớc
4
Xem A. Radcliff – Brown, Một khoa học tự nhiên về xã hội, Glencoe,1957, trang 26; dẫn lại theo Hoàng Vinh :
Đối tƣợng, nhiệm vụ và phƣơng pháp nghiên cứu văn hóa, tài liệu vi tính .
5
Nguyễn Ngọc Thơ, Lý luận văn hóa học ở Trung Quốc, trong Những vấn đề Khoa học xã hội & Nhân văn–Chuyên
đề Văn hóa học , Nxb Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh, 2013, trang 68 – 88.
43
phát triển đáng kể của Văn hóa học, trong đó đặc biệt có việc cộng đồng nhiều
quốc gia cùng tiến hành những hoạt động ứng dụng vì sự phát triển văn hóa nhân
loại, tức một bƣớc góp phần đẩy mạnh sự phát triển của Văn hóa học ứng dụng
trên quy mô toàn cầu…Rõ ràng hiện nay các trƣờng đại học / học viện trên thế giới
có hàng ngàn Khoa, Bộ môn Văn hóa học trong đó có nhiều chƣơng trình, nội
dung đào tạo liên quan Văn hóa ứng dụng, thậm chí trực tiếp về đào tạo, nghiên
cứu Văn hóa ứng dụng, ví dụ những khoa / bộ môn Văn hóa học và Giao tiếp liên
văn hóa, Văn hóa học và Nghệ thuật học, Văn hóa học và Truyền thông, Văn hóa
học và Tôn giáo học, Văn hóa học và Toàn cầu học…Ngoài ra, hàng chục vạn hội
văn hóa hoặc văn hóa học, hàng vạn tạp chí chuyên ngành về văn hóa hoặc văn hóa
học trực tiếp liên quan nhiều vấn đề văn hóa và Văn hóa học ứng dụng…
Ở Việt Nam, do thực tế lịch sử, truyền thống văn hóa và tính cách dân tộc,
xƣa nay tính định hƣớng “ứng dụng” của văn hóa theo nghĩa văn hóa luôn gắn với
thực tiễn trở thành hình nhƣ đã là một “lẽ thƣờng” trong toàn bộ đời sống xã hội
qua mọi thời đại. Ví dụ, quan niệm “văn hiến” với tinh thần “Hiền tài là nguyên
khí quốc gia” mang tính nhận thức chính thống của xã hội truyền thống hàng ngàn
năm rõ ràng là điều rất có ý nghĩa... Tiếp theo sau này, trong lịch sử - văn hóa
kháng chiến vệ quốc thời hiện đại, phƣơng châm phát triển văn hóa theo tinh thần
“Dân tộc hóa – Khoa học hóa – Đại chúng hóa” và khẩu hiệu “Kháng chiến hóa
văn hóa, văn hóa hóa kháng chiến” hoặc “Văn hóa văn nghệ cũng là một mặt
trận…”.v.v. rõ ràng cũng là một sự khẳng định…Về nghiên cứu, không tính những
công trình trƣớc kia của Phan Huy Chú, Lê Quý Đôn…, gần đây hơn nhƣ “Việt
Nam văn hóa sử cƣơng” của Đào Duy Anh, những công trình của Nguyễn Văn
Huyên và các tác giả viện Viễn Đông bác cổ Pháp (EFEO), “Gia Định thành thông
chí” của Trịnh Hoài Đức cùng một số công trình khác của một số tác giả ở Sài Gòn
cũ nhƣ Lê Văn Siêu, Lƣơng Kim Định .v.v., càng về sau này càng có nhiều công
trình của các tác giả từ nhiều góc độ khoa học khác nhau cùng quan tâm nghiên
44
cứu về văn hóa trong đó có liên quan Văn hóa ứng dụng nhƣ Từ Chi, Đặng
Nghiêm Vạn, Đinh Gia Khánh, Tô Ngọc Thanh, Ngô Đức Thịnh, Trần Quốc
Vƣợng, Trần Ngọc Thêm, Phan Ngọc, Phạm Đức Dƣơng, Chu Xuân Diên, Đoàn
Văn Chúc, Hoàng Vinh…
Về đào tạo, trên cơ sở Trƣờng đào tạo bồi dƣỡng cán bộ của Bộ Văn hóa
(thành lập từ năm 1959) sau đổi thành trƣờng Lý luận và Nghiệp vụ văn hóa, năm
1976 (tức chỉ khoảng 1 năm sau khi hòa bình, thống nhất đất nƣớc năm 1975)
chính thức thành lập trƣờng Đại học Văn hóa Hà Nội và đến năm 1995, ở phía
Nam, trƣờng Cao đẳng (sau này cũng đƣợc nâng cấp thành Đại học) Văn hóa TP.
Hồ Chí Minh. Cả hai trƣờng vừa nói đều trực thuộc Bộ Văn hóa Thông tin (sau này
là Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch) với các khoa, ngành chủ yếu phục vụ yêu cầu
tác nghiệp về văn hóa ứng dụng nhƣ : Văn hóa quần chúng, Bảo tồn – Bảo tàng,
Thông tin – Thƣ viện, Phát hành sách – Kinh doanh xuất bản phẩm, Văn hóa Du
lịch .v.v.Đáng chú ý là ở những trƣờng này, ngay từ đầu thành lập đã có những lớp
đào tạo cử nhân (đại học hoặc cao đẳng) văn hóa học mang mã ngành quốc gia là
“Văn hóa quần chúng” bao gồm 3 phân ngành (Quản lý văn hóa, Sân khấu, Âm
nhạc) và sau này, trên cơ sở đó đã chính thức thành lập Khoa Văn hóa học với
những khóa đào tạo đầu tiên ở bậc cao học…Ngoài ra, ngay từ năm 1997, Viện
Văn hóa Nghệ thuật (Bộ Văn hóa Thông tin) đã bắt đầu đào tạo Tiến sĩ văn hóa
học, năm 2000 lớp đại học văn hóa học đầu tiên mở ra tại Đại học Văn Hiến (TP.
Hồ Chí Minh). Cũng năm 2000, Trƣờng Đại học Khoa học Xã hội và Nhân Văn –
Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh đã mở ra lớp cao học văn hóa học đầu tiên, Bộ
môn (sau đó nâng lên thành Khoa) Văn hóa học của trƣờng này đến nay đã hoàn
thiện chƣơng trình đào tạo đủ cả ba bậc học cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ đến nay qua
nhiều khóa luôn có số lƣợng đầu vào hàng năm thuộc loại đông nhất so với các
ngành học đang có tại trƣờng, đặc biệt trong nội dung đào tạo, các khóa luận, luận
văn, luận án tốt nghiệp thƣờng có nhiều đề tài liên quan Văn hóa học ứng dụng.
45
Ngoài ra, cũng ở tại trƣờng này, Trung tâm Văn hóa học Lý luận và Ứng dụng đã
đƣợc thành lập, đã và đang bƣớc đầu triển khai một số hoạt động nghiên cứu góp
phần vào thực tiễn hoạt động văn hóa, đặc biệt cho các địa phƣơng phía Nam Việt
Nam…Ngoài ra, cũng cần nhấn mạnh rằng, Cơ sở văn hóa Việt Nam với tính chất
nhƣ một tài liệu Văn hóa học đầu tiên ứng dụng vào thực tế nghiên cứu về văn hóa
Việt Nam từ năm 1995 trở thành môn học chính thức trong khối kiến thức giáo dục
đại cƣơng các trƣờng đại học, cao đẳng toàn quốc với giáo trình hoàn chỉnh (của
Trần Ngọc Thêm, 1995/Trần Quốc Vƣợng (cb),1996/ Chu Xuân Diên, 1998…).
Đặc biệt, nội dung chƣơng trình đào tạo của các trƣờng cao đẳng, đại học, trung
cấp, sơ cấp về văn hóa nghệ thuật địa phƣơng ở các tỉnh, thành (Hà Nội, TP. Hồ
Chí Minh, Thanh Hóa) và ở khắp các địa phƣơng trong cả nƣớc cùng các chuyên
đề, nội dung đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ liên quan văn hóa ở các học viện / trƣờng
chính trị, (Đảng, Nhà nƣớc), các trƣờng đoàn thể (công đoàn, thanh niên, phụ
nữ…) chủ yếu đều là thuộc định hƣớng Văn hóa ứng dụng. Cuối cùng, các Viện
Khoa học Xã hội, Viện Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam (và các phân viện tại TP.
Hồ Chí Minh, tại Thừa Thiên – Huế…) thuộc Bộ Văn hóa Thông tin (Bộ Văn hóa
Thể thao và Du Lịch…), Viện Văn hóa – Trƣờng Đại học Văn hóa Hà Nội, các
viện chuyên ngành hoặc chi nhánh của Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam,
các Sở Văn hóa Thông tin (Văn hóa, Thể thao & Du Lịch) và các Sở Khoa học
Công nghệ ở các địa phƣơng tỉnh, thành trong cả nƣớc đều đã triển khai thực hiện
nhiều đề tài khoa học liên quan Văn hóa ứng dụng nhƣ đã nói…
Trong bối cảnh chung nhƣ trên, các địa phƣơng phía Nam Việt Nam, với
điều kiện môi trƣờng địa lý – kinh tế – xã hội mới mang nhiều nét đặc thù, trên
nền tảng kế thừa và phát huy những vốn văn hóa truyền thống của dân tộc mang đi
từ miền Bắc, miền Trung, chỉ tính từ lịch sử hơn 300 năm khai phá, trực tiếp là
mốc 1698 khi Nguyễn Hữu Cảnh thay mặt chúa Nguyễn Phúc Chu vào kinh lý và
thiết lập nền hành chính đầu tiên của ngƣời Việt ở Nam Bộ, nơi đây đã từng bƣớc
46
tạo ra những nét bản sắc và phong cách mới trong vốn văn hóa của mình, đặc biệt
là về hoạt động Văn hóa ứng dụng. Ngƣời ta từng nói nhiều về một phong cách
năng động Nam Bộ, không chỉ vì sự thích ứng với yêu cầu của nền kinh tế thị
trƣờng – hàng hóa có điều kiện phát triển mạnh mẽ ở nơi đây mà còn là một thị
trƣờng dịch vụ văn hóa hình thành từ rất sớm trong xã hội thời thuộc Pháp, Mỹ
dƣới sự quản lý của các chế độ cũ…Kể cả sau ngày giải phóng 30 tháng 4 năm
1975, vừa phải nỗ lực giải quyết những tàn dƣ độc hại nào đó ảnh hƣởng từ văn
hóa của xã hội cũ, vừa phải nhanh chóng tiến lên xây dựng nền văn hóa mới, tích
cực đi đầu trong công cuộc hội nhập với văn hóa khu vực và văn hóa thế giới, nơi
đây luôn sôi động bằng nhiều phong trào và hình thức hoạt động văn hóa gắn với
thực tiễn nhịp sống kinh tế - xã hội tại chỗ, đôi khi đột phá mở đƣờng cho cả nƣớc.
Ví dụ, bắt đầu từ những ấp văn hóa đầu tiên ở huyện Phụng Hiệp thuộc tỉnh Hậu
Giang cũ (gồm cả Cần Thơ) và tiếp theo là ở huyện Bình Chánh, TP. Hồ Chí
Minh…phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” với mô hình
Ấp văn hóa, Khu phố văn hóa (một dạng “Làng văn hóa” ở miền Bắc, miền Trung
sau đó)…từng bƣớc đã “nổ bùng” lan ra trong cả nƣớc nhƣ một trong những hình
thức xã hội hóa rộng rãi hoạt động “Văn hóa ứng dụng” trong toàn xã hội…Tƣơng
tự nhƣ vậy, về đào tạo liên quan Văn hóa học ứng dụng : Trƣờng Cao đẳng (sau
này là Đại học) Văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh (Bộ Văn hóa Thể thao và Du
lịch) đã đào tạo hàng vạn cán bộ văn hóa trong các lĩnh vực tác nghiệp văn hóa cụ
thể (đặc biệt là về Quản lý văn hóa) gần nhƣ phủ kín cả các địa phƣơng phía Nam
thậm chí góp phần cho cả nƣớc, Đại học Mỹ thuật TP. Hồ Chí Minh ngoài lĩnh vực
đào tạo Mỹ thuật ứng dụng, đáng chú ý là đã có trên 100 luận văn Thạc sĩ Mỹ
thuật với hai mã số Mỹ thuật tạo hình và Lý luận và Lịch sử Mỹ thuật với khá
nhiều đề tài liên quan Mỹ thuật ứng dụng nói riêng, Văn hóa học ứng dụng nói
chung. Trƣờng Cao đẳng (nay là Đại học) Sân khấu Điện ảnh TP. Hồ Chí Minh,
Nhạc viện TP. Hồ Chí Minh và Trƣờng Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật TP. Hồ Chí
47
Minh (thuộc Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch TP. Hồ Chí Minh), sau này có cả
Trƣờng Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật và Du lịch Sài Gòn (trƣờng tƣ thục)…cũng
đã có một số thành tựu đáng kể về đào tạo nghệ sĩ sân khấu, ca sĩ nhạc nhẹ và các
loại hình khác với kết quả đào tạo đáng ghi nhận góp phần tích cực vào các phong
trào văn hóa văn nghệ ở TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam nói riêng, cả nƣớc
nói chung.v.v.
3. Mối quan hệ Văn hóa học ứng dụng với Văn hóa học lý luận trong
đào tạo và nghiên cứu khoa học theo yêu cầu thực tiễn hoạt động văn hóa
Mặc dù giữa Văn hóa học ứng dụng và Văn hóa học lý luận hầu nhƣ không
có khoảng cách bởi tất cả chủ yếu đều là lý thuyết, nhƣng nhìn từ góc độ học thuật
cũng nhƣ trên thực tế: Văn hóa trở thành là một đối tƣợng nghiên cứu hoàn chỉnh
(Văn hóa học lý luận) và văn hóa đƣợc hiện thực hóa một cách tự giác trong mọi
mặt đời sống con ngƣời và xã hội bằng những phƣơng thức đặc thù nào đó (Văn hóa
học ứng dụng) rõ ràng là hai quá trình rất khác nhau. Giải quyết vấn đề vừa nói thực
chất trƣớc hết đó là việc giải quyết những yêu cầu khách quan đặt ra từ phía đối
tƣợng cụ thể của Văn hóa học. Đó là những quy luật vận động, phát triển của văn
hóa trong cái chung (trong đời sống xã hội nói chung cũng nhƣ trong nhận thức),
văn hóa trong cái riêng (trong từng lĩnh vực đời sống và trong một loại hình hoạt
động văn hóa cụ thể) hoặc văn hóa trong tác nghiệp (ứng dụng vào thực tiễn đời
sống)...Trên thực tế, văn hóa trong nhận thức khoa học so với văn hóa trong cuộc
sống thực vẫn luôn có những khoảng cách phải khắc phục, nói cách khác mối quan
hệ giữa thực tiễn với lý luận văn hóa còn lắm mâu thuẫn phải giải quyết và đó chính
là một mục tiêu, một định hƣớng chính trong các nội dung đào tạo, nghiên cứu của
Văn hóa học nói chung. Từ yêu cầu nhƣ vậy và cụ thể hơn, Văn hóa học một mặt
phải tóm thâu mọi nguồn tri thức khoa học về lý luận / lý thuyết văn hóa (các khái
niệm, học thuyết, trƣờng phái văn hóa học…), nhƣng mặt khác không thể khác, Văn
hóa học cần phải tập trung những gì liên quan tới văn hóa mà gần gũi và thiết thân
48
nhất đối với cuộc sống thực trƣớc mắt lẫn lâu dài của con ngƣời và xã hội, cụ thể đó
là các hoạt động văn hóa trong tính hiện thực và bản chất nhất của nó (văn hóa nông
thôn, văn hóa đô thị, nghệ thuật, lễ hội…). Chính vì yêu cầu nhƣ vậy, Văn hóa học
ứng dụng trở thành là một nhánh (branch) quan trọng và cần thiết của Văn hoá học
trong xã hội hiện đại với các định hƣớng mục tiêu, nội dung cụ thể của nó đó là :
+ Vận dụng kiến thức, phƣơng pháp và kỹ năng nghiên cứu của văn hóa
học và một số khoa học có liên quan (khi cần sử dụng phƣơng pháp nghiên cứu
liên ngành) vào việc giải quyết những bài toán cụ thể của địa phƣơng…cho một
vấn đề thuần văn hóa hay một chiều kích văn hóa nào đó của những vấn đề kinh tế
- xã hội.

+ Tổng kết, đúc rút ra những bài học, những quan điểm, những lý thuyết
văn hóa từ thực tế sinh động. Những kết luận định tính này sẽ quay trở lại bổ xung
cho văn hóa học lý thuyết…

+ Văn hóa học ứng dụng là cầu nối giữa văn hóa học lý thuyết và đời sống
xã hội.

Nói tóm lại theo ý nghĩa tƣơng đối : “Văn hóa học ứng dụng là cụ thể hóa
của văn hóa học lý thuyết vào một bối cảnh cụ thể”7…

Theo đó, Văn hóa học mà chúng ta xây dựng ngày nay phải là thứ Văn hóa học
hiện đại, với nghĩa nó phải ngang tầm vai trò, vị trí của văn hóa trong công nghiệp
hóa - hiện đại hóa, với yêu cầu của thực tiễn cuộc sống đang đặt ra cho văn hóa và
hơn nữa, phải khai thác cho đƣợc mọi thành tựu văn hóa đã có (đặc biệt là văn hóa
khoa học kỹ thuật) để góp phần đẩy nhanh, mạnh hơn quá trình hiện thực hóa văn
hóa trong đời sống. Vả chăng, thực tế lịch sử – văn hóa đất nƣớc ta mặc dù từng có
hàng “ngàn năm văn hiến” nhƣng lại có “lổ hổng” lớn đó là hình nhƣ thiếu hẳn một

7
Nguyễn Minh Hoà :Văn hóa học ứng dụng – một hƣớng phát triển cần thiết của Văn hóa học, Kỷ yếu Hội thảo
khoa học “Nâng cao chất lƣợng đào tạo Bậc sau đại họcchuyên ngành Văn hóa học” do Bộ môn Văn hóa học,
ĐHKHXHNV-ĐHQGTPHCM tổ chức tháng 1-2006, trang 57 – 64.
49
“Khoa học về Văn hóa” (Văn hóa học) không phải chỉ trong tƣ duy lý luận, trong
học thuật mà còn cả trong hoạt động thực tiễn. Do đó, thực chất của việc chú ý
mảng nội dung Văn hóa học ứng dụng ở đây chính là nhằm mục tiêu làm cho
ngành Văn hóa học mà chúng ta đang xây dựng có thể đóng vai trò làm “đầu mối”,
“gạch nối” về lý thuyết (hoạt động lý luận) cũng nhƣ về nghiên cứu tác nghiệp
(hoạt động thực tiễn) cho mục tiêu góp phần xóa dần các khoảng cách còn khá xa
giữa nhận thức khoa học với thực tế xây dựng đời sống văn hóa hiện nay cũng nhƣ
trong tƣơng lai. Vì yêu cầu đó chắc chắn định hƣớng ứng dụng của Văn hóa học
vẫn sẽ là một đề tài lớn còn phải trao đổi rất nhiều !
4. Cơ sở khoa học – thực tiễn và phƣơng pháp – phƣơng pháp luậncủa
Văn hóa học ứng dụng
Với đối tƣợng là văn hóa, từ trong tƣ duy, nhận thức (lý thuyết / lý luận) cho
đến hành động tác nghiệp, hoạt động thực tiễn (ứng dụng)…, tất cả đều đòi hỏi ở
Văn hóa học những phƣơng thức xử lý đúng, có tính hiệu quả cao trên cơ sở vận
dụng phù hợp những quy luật khách quan mang tính đặc thù nhất định liên quan
các vấn đề :
4.1. Cơ sở khoa học – thực tiễn
+ Nhƣ đã nói ở trên, trong sự tồn tại thực tế mang tính bản chất của nó,
văn hóa có thể đƣợc ví nhƣ là những “cây” nhƣng là “rừng cây” chứ không phải là
“từng cây”. Do vậy đối tƣợng nghiên cứu của Văn hóa học ứng dụng vốn là những
mâu thuẫn trong thực tiễn liên quan các hiện tƣợng văn hóa cụ thể nào đó phải
đƣợc xem xét nhƣ là những “giá trị liên tục” (“les valeurs continues”, một quan
niệm về văn hóa của khối tiếng Pháp), tức chủ yếu là “rừng” chứ không phải là
“cây”.
+ Văn hóa học ứng dụng đi tìm “tính cấp thiết” của đề tài trong thực tiễn,
ngay trong đối tƣợng nghiên cứu cụ thể của mình và tƣơng tự nhƣ vậy, đi tìm “lời
giải” cho những mâu thuẫn của vấn đề không phải chỉ từ lý thuyết mà phải bằng
50
những gì xuất phát và sát với thực tế đang diễn ra, tất cả theo phƣơng châm “Từ
thực tiễn đến nhận thức và từ nhận thức đến thực tiễn”.
+ Trong các vấn đề mang tính thời sự, những đối tƣợng thực tế càng gần
gũi với văn hóa và gắn sát với tiến trình vận động phát triển văn hóa – xã hội
đƣơng thời thì càng có ý nghĩa khoa học – thực tiễn cao đối với Văn hóa học ứng
dụng, ví dụ các đề tài liên quan : Văn hóa truyền thống, Di sản văn hóa, Văn hóa
gia đình, Văn hóa kinh doanh, Văn hóa nghệ thuật, Văn hóa tộc ngƣời, Quản lý
văn hóa, Văn hóa quần chúng / đại chúng, Văn hóa thông tin / truyền thông ,
Thiết chế văn hóa, Văn hóa du lịch v.v…9
4.2. Cơ sở phương pháp – phương pháp luận
+ Bản chất vận động xã hội trong lịch sử là hƣớng đến sự phát triển, và
mục đích cao nhất của các ngành khoa học xã hội cũng là vì sự phát triển ấy. Trong
đó, nhƣ ngƣời ta nói “văn hóa vừa là mục tiêu vừa là động lực…” của phát triển,
do vậy nhiệm vụ trung tâm của Văn hóa học ứng dụng chính là thông qua những
đối tƣợng nghiên cứu cụ thể trong thực tế đời sống văn hóa – xã hội nhằm đi sâu
vào bản chất và quy luật của sự vận động phát triển ấy một cách trực tiếp nhất.
+ Văn hóa học ứng dụng không phải là thứ “chủ nghĩa thực dụng” trong
nghiên cứu văn hóa (để “lợi dụng” văn hóa vì những mục tiêu trƣớc mắt) mà
ngƣợc lại phải vì sự tồn tại, phát triển bền vững lâu dài của bản thân văn hóa và
của toàn xã hội trong tính hiện thực của nó.
+ Do đặc điểm chung của đối tƣợng nghiên cứu, Văn hóa học ứng dụng phải sử
dụng phƣơng pháp nghiên cứu liên ngành kết hợp với phƣơng pháp nghiên cứu đặc
thù của Văn hóa học, đặc biệt phải dựa vào nền tảng mọi kết quả nghiên cứu Văn
hóa học lý luận / lý thuyết đã có để cố gắng tìm ra các nguyên nhân mang tính quy

9
Xem Huỳnh Quốc Thắng, Tập trung nâng cao hơn nữa tính thực tiễn của chƣơng trình đào tạo văn hóa học, Kỷ
yếu hội thảo khoa học Nâng cao chất lƣợng đào tạo bậc sau đại học chuyên ngành Văn hóa học, Bộ môn Văn hóa
học – ĐHKHXHNV, ĐHQGTPHCM, 01 – 2006, trang 109 – 112.
51
luật và đề xuất những cách giải quyết triệt để nhất đối với những mâu thuẫn trong
thực tế đời sống văn hóa hiện tại 10…
Nhìn một cách xuyên suốt và thấu đáo lịch sử nhân loại, nếu ngƣời ta nói
rằng ý thức làm cho con vƣợn trở thành con ngƣời thì văn hóa là yếu tố chủ đạo
làm cho con ngƣời và xã hội càng ngày càng là “Ngƣời” hơn. Tuy nhiên, trên thực
tế, cả ý thức và văn hóa không phải lúc nào cũng là lực lƣợng chủ đạo trong hoạt
động thực tế của con ngƣời, đƣa đến những tác hại khó lƣờng không chỉ cho hạnh
phúc cuộc sống mà đôi khi còn trầm trọng đến độ có khả năng hủy diệt cả chính
bản thân sự sống của con ngƣời và xã hội loài ngƣời ! Do vậy, ý thức về văn hóa
và hành động thực tế vì văn hóa ngày càng là một nhu cầu thiết thân gắn ngay
trong mọi nhu cầu và hoạt động của con ngƣời vì sự phát triển văn hóa nói riêng và
sự phát triển kinh tế - xã hội nói chung. Từ đó mà từ trƣớc và trong suốt thế kỷ
XX, đặc biệt là khi bƣớc vào thế kỷ XXI, khoa học về văn hóa (tức Văn hóa học)
ngày càng phát triển nhƣ một phƣơng cách nhận thức nhƣng không phải chỉ là để
nhằm nâng cao ý thức mà còn là để vì hành động thực tế nhằm phát triển văn hóa
với tƣ cách là một thực thể gắn ngay trong mọi lĩnh vực đời sống xã hội. Cũng từ
đó mà nghiên cứu lý thuyết, lý luận về văn hóa và đào tạo về văn hóa gắn với
những hoạt động văn hóa ứng dụng sẽ ngày càng phát triển theo đà phát triển của
thực tế xã hội, nhất là trong giai đoạn công nghiệp – hiện đại ngày nay. Theo cách
ấy, Văn hóa học ứng dụng sẽ là một bộ phận quan trọng không thể thiếu trong nội
dung và mục tiêu đào tạo, nghiên cứu khoa học gắn với thực tiễn hoạt động văn
hóa trên thế giới nói chung, ở Việt Nam nói riêng mà thực tế đã, đang và sẽ ngày
càng minh chứng rõ về điều đó . /.

10
Xem Huỳnh Quốc Thắng, Tập trung nâng cao hơn nữa tính thực tiễn của chƣơng trình đào tạo văn hóa học, tài
liệu đã dẫn, trang 109 – 112.

52
BĐT 1.2.

PHÂN LOẠI VÀ XÁC ĐỊNH CƠ CHẾ GIỮ GÌN,


PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI SẢN VĂN HÓA PHI VẬT THỂ

Theo Luật di sản do Quốc hội phê duyệt ngày 29-06-2001: “Di sản văn
hóa Việt Nam là tài sản quý giá của cộng đồng các dân tộc Việt Nam và là một bộ
phận của di sản văn hóa nhân loại, có vai trò to lớn trong sự nghiệp dựng nƣớc và
giữ nƣớc của nhân dân ta… bao gồm di sản văn hóa phi vật thể và di sản văn hóa
vật thể, là sản phẩm tinh thần, vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, đƣợc
lƣu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác”. Trong đó, “Di sản văn hóa vật thể là
sản phẩm vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, bao gồm di tích lịch sử -
văn hóa, danh lam thắng cảnh, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia” và “Di sản văn
hóa phi vật thể là sản phẩm tinh thần có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, đƣợc
lƣu giữ bằng trí nhớ, chữ viết, đƣợc lƣu truyền bằng truyền miệng, truyền nghề,
trình diễn và các hình thức lƣu giữ, lƣu truyền khác, bao gồm tiếng nói, chữ viết,
tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học, ngữ văn truyền miệng, diễn xƣớng dân
gian, lối sống, nếp sống, lễ hội, bí quyết về nghề thủ công truyền thống, tri thức
về y, dƣợc học cổ truyền, về văn hóa ẩm thực, về trang phục truyền thống dân tộc
và những tri thức dân gian khác”.

Nhƣ vậy, xét về bản chất, văn hóa phi vật thể dù ở trong hình thức nào, từ
sinh hoạt văn học nghệ thuật, lễ hội, tín ngƣỡng tôn giáo... cho tới phong tục tập
quán, lối sống nếp sống... hoặc tri thức dân gian về ngành nghề thủ công, y học,
ẩm thực v.v... tất cả đều là những giá trị văn hóa tồn tại dƣới dạng vừa là cái trừu
tƣợng (không phải cái cụ thể) vừa là cái ẩn chứa phía sau những hoạt động hoặc
kết quả của các hoạt động có ý thức (hoạt động tinh thần) của con ngƣời trong
mọi mối quan hệ với tự nhiên, với xã hội và với chính bản thân mình. Những giá
trị ấy chính là cái “hồn”, cái mang đậm “bản chất Ngƣời” nhất, một nơi thể hiện
53
rõ nhất những thành tựu, trình độ và bản sắc văn hóa của một cộng đồng tại một
không gian (địa phƣơng, quốc gia...) ở một thời gian nhất định. Tích lũy trong quá
khứ, qua trƣờng kỳ lịch sử các giá trị đó có thể trở thành một bộ phận quan trọng
hợp thành vốn di sản văn hóa quý báu của dân tộc và của cả nhân loại.Giữ gìn và
phát huy tác dụng tích cực của các di sản ấy vào thực tế cuộc sống vì vậy là việc
làm thiêng liêng và có nhiều ý nghĩa.

Tuy nhiên, nhƣ đã nói văn hóa phi vật thể chủ yếu tồn tại và phát triển dƣới
dạng/ thông qua hoạt động của con ngƣời do đó trƣớc hết nó đòi hỏi cần phải
đƣợc phân loại theo tiêu chí phù hợp với những cơ chế (tức những gì ràng buộc
theo các thể chế, các yếu tố tâm lý - xã hội và yếu tố tổ chức xác lập mọi mối
quan hệ xã hội) nhằm phân công chức năng và sự phối hợp chặt chẽ giữa các lực
lƣợng cùng tham gia làm cho việc giữ gìn, phát huy các di sản ấy ngày càng trở
nên có tính bền vững, tự giác, chủ động hơn. Trong tình hình thực tế hiện nay, di
sản văn hóa phi vật thể ở nƣớc ta ít nhất có thể đƣợc phân loại thành các hệ thống
theo các cơ chế nhƣ sau:

1.Các sinh hoạt lễ hội cổ truyền và tín ngƣỡng, tôn giáo, các giá trị văn
hóa gắn với hệ thống các di tích

Hệ thống này gồm những lễ hội định kỳ cùng với các sinh hoạt tín ngƣỡng,
tôn giáo thƣờng xuyên diễn ra trong các thiết chế đình, miếu, chùa, nhà thờ, thánh
thất, giáo đƣờng... của tất cả các cộng đồng ngƣời có mặt trên các địa bàn, địa
phƣơng khác nhau (Việt, Hoa, Chăm, Khmer.../Phật, Thiên chúa, Tin lành, Cao
Đài, Islam v.v...). Đối tƣợng quan trọng nhất cần phải đƣợc giữ gìn, phát huy tốt
trong hệ thống này đó là những giá trị văn hóa vật chất, văn hóa tinh thần liên
quan các yếu tố nghi thức, nghi vật, nghi trƣợng và thiết chế 18 của sinh hoạt lễ và

18
Nghi thức: Những động tác tiến hành nghi lễ theo các trình tự chặt chẽ; Nghi vật: Những vật phẩm và phƣơng
tiện dâng cúng để thực hành nghi lễ; Nghi trƣợng:Những yếu tố tạo cảnh quan, môi trƣờng lễ hội; Thiết chế : Nơi
có các điều kiện cơsở vật chất - kỹ thuật, lực lƣợng quản lý...để tổ chức sinh hoạt lễ hội, tín ngƣỡng tôn giáo...
54
hội, sinh hoạt tín ngƣỡng, tôn giáo, các nét đặc sắc điêu khắc, kiến trúc của các di
tích v.v... Đời sống tâm linh là cơ chế tâm lý - xã hội quan trọng chi phối sâu sắc
nhất đối với hệ thống này.Cơ chế xã hội tác động mạnh đối với hệ thống gồm có
Mặt trận Tổ quốc, Ban Tôn giáo, các giáo hội phối hợp ngành Văn hóa, Thể thao
và Du lịch cùng các tu sĩ, các cá nhân, tổ chức xã hội và đông đảo quần chúng
nhân dân tại địa phƣơng.

2.Các loại hình sinh hoạt văn học nghệ thuật, diễn xƣớng dân gian

Đó là toàn bộ những vốn văn học nhƣ thơ, văn (dân gian, hiện đại), các
vốn nghệ thuật biểu diễn nhƣ âm nhạc (dân ca, ca nhạc tài tử, nhạc lễ...), sân khấu
(cải lƣơng, hát bội, hát Tiều, hát Quảng, dân ca kịch, múa rối nƣớc...), múa dân
gian/biểu diễn / sinh hoạt (của các dân tộc Việt, Hoa, Chăm, Khmer và các dân
tộc ít ngƣời khác...), diễn xƣớng dân gian (hát múa bóng Rỗi, hát chặp Địa
Nàng...), các vốn nghệ thuật tạo hình nhƣ hội họa, điêu khắc, kiến trúc (dân gian,
hiện đại), các nghề thủ công (sơn mài, gốm sứ, mây tre lá) v.v... Rộng ra là các
loại hình nghệ thuật hiện đại khác nhau (ảo thuật, xiếc, nhiếp ảnh, điện ảnh v.v...)
và cả những sinh hoạt đời thƣờng hƣớng về cái đẹp nhƣ nghệ thuật cắm hoa, thú
chơi chim, hoa, cá kiểng v.v... Đời sống thẩm mỹ là cơ chế tâm lý - xã hội làm nền
tảng tác động mạnh mẽ nhất đối với hệ thống này.Cơ chế xã hội chi phối hệ thống
này là ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch, các trung tâm văn hóa, nhà văn hóa,
câu lạc bộ, đội, nhóm, các hội (văn học nghệ thuật...), các “lò” (nghệ nhân...), các
nhà hát, đoàn (nghệ thuật...), làng/xóm nghề truyền thống (thủ công mỹ nghệ).
.v.v.

3. Vốn kiến thức khoa học kỹ thuật và công nghệ, sinh hoạt thông tin
và báo chí

55
Hệ thống này bao gồm các thành tựu khoa học tự nhiên, khoa học xã hội,
kỹ thuật và công nghệ ứng dụng vào trong mọi lĩnh vực đời sống, các hoạt động
thông tin đại chúng (mass - media, information), truyền thông (communication)
gồm cả truyền thông đa phƣơng tiện (multi media)... Nhìn chung đây là lĩnh vực
năng động hàng đầu trong mọi mặt hoạt động xã hội, đặc biệt là ở các địa phƣơng
thuộc khu vực đô thị trong cả nƣớc. Chiếm lĩnh thông tin và tri thức, nắm bắt các
quy luật tự nhiên và xã hội, khai thác các thành tựu kỹ thuật và công nghệ phục vụ
sản xuất và đời sống đó là cơ chế tâm lý - xã hội chính yếu của hệ thống này. Cơ
chế xã hội góp phần quan trọng thúc đẩy sự phát triển của hệ thống đó là các cơ
quan (viện, trung tâm) nghiên cứu, các tổ chức (hiệp hội, hội) khoa học kỹ thuật,
hệ thống giáo dục quốc dân, ngành Thông tin Truyền thông và Văn hóa, Thể thao
và Du lịch, các thƣ viện, bảo tàng, đài truyền hình, truyền thanh, các báo, một số
lĩnh vực thuộc ngành bƣu chính, viễn thông, các đơn vị sản xuất v.v...

4. Vốn tri thức về ẩm thực, trang phục, xây dựng, y dƣợc học, võ thuật
và thể thao

Đây là mảng văn hóa phi vật thể đặc biệt gắn liền với sinh hoạt ăn uống
(các đặc sản), ăn mặc (thời trang gồm cả trang phục, trang điểm, trang sức và cả
biểu diễn thời trang...), cƣ trú (kiến trúc/ xây dựng nhà cửa, dinh thự...), sức khỏe,
thể lực (y, võ, thể dục thể thao…) v.v... Tóm lại, nhu cầu đời sống vật chất về ăn,
mặc, ở, chữa bệnh và rèn luyện thể lực là cơ chế tâm lý - xã hội tạo tiền đề thúc
đẩy sự hình thành hệ thống, và toàn bộ điều kiện vật chất - kỹ thuật phục vụ việc
đáp ứng các nhu cầu ấy chính là cơ chế xã hội đảm bảo sự phát triển của hệ thống
này. Theo nghĩa đó các quán ăn, nhà hàng (từ bình dân cho tới cao cấp), các nhà
may, các thẩm mỹ viện, các cơ sở Đông y, bệnh viện với những lƣơng y, bác sĩ
nổi danh, các phố thuốc Bắc (của ngƣời Hoa ở thành phố Hồ Chí Minh chẳng
hạn), các lò võ thuật đủ loại (võ cổ truyền Việt Nam, Thiếu Lâm, Tae Kwon do,
Judo v.v...), các nơi rèn tập thể thao (bơi lội, cầu lông, bóng chuyền, bóng bàn, thể
56
dục thẩm mỹ/ Aerobic...), các tổ chức sinh hoạt y võ dƣỡng sinh v.v... tất cả đều
có vị trí, ý nghĩa quan trọng ở đây.

5. Lối sống, nếp sống, phong tục tập quán

Cốt lõi đó là các thói quen (của cá nhân), tục lệ (của cộng đồng) đƣợc lặp
đi lặp lại (tập quán) với mặt tích cực (thuần phong mỹ tục, nói tắt là phong tục)
cần đƣợc phát huy thành lối sống, nếp sống văn hóa, văn minh hoặc mặt tiêu cực
(hủ tục, các tệ nạn xã hội) cần đƣợc bài trừ. Cơ chế tâm lý - xã hội của hệ thống
đó là nhu cầu về các mối quan hệ giao tiếp ứng xử giữa con ngƣời với con ngƣời,
con ngƣời với xã hội và với tự nhiên, với chính bản thân mình cùng các giá trị
truyền thống... Cơ chế ấy đƣợc thực hiện và thể hiện thông qua các khuôn mẫu
luật tục, các quy ƣớc, quy chế (lệ) hoặc pháp chế (luật).Cơ chế xã hội chi phối hệ
thống đó là các tổ chức chính trị - xã hội (Nhà nƣớc, Đảng, đoàn thể...), các thiết
chế văn hóa thông tin (ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch, các cơ quan thông tin
đại chúng...), trực tiếp là các sinh hoạt cộng đồng (dân tộc, tôn giáo, nghề
nghiệp...) gắn với đời sống hàng ngày thông qua các đơn vị cơ sở (gia đình, làng
xã, phố phƣờng, cơ quan, xí nghiệp, trƣờng học v.v...).

o O o

Nhƣ đã trình bày ở phần trên, do cơ chế tâm lý - xã hội khác nhau cùng
một số đặc điểm khác, từng (nhóm) loại hình văn hóa phi vật thể trong 5 hệ thống
nói trên có thể có những nét riêng nhất định, từ đó việc giữ gìn và phát huy các di
sản ấy chắc chắn cần phải có những cơ chế xã hộiphù hợp với nó. Cơ chế đó
ngoài góc độ tổ chức quản lý nhƣ đã đề cập còn phải chú ý đến góc độ tác nghiệp
(tác độngvề chuyên môn).Cơ chế tác nghiệp thống nhất để giữ gìn và phát huy tốt
các di sản văn hóa phi vật thể ở nƣớc ta bƣớc đầu có thể đƣợc xác định nhƣ sau:

+ Cơ chế sƣu tầm và nghiên cứu đối với các di sản văn hóa phi vật thể

57
Đó là mối quan hệ phối hợp chặt chẽ bằng một cơ chế trách nhiệm đƣợc phân
công phân cấp rõ ràng giữa các cơ quan chuyên môn (ngành Văn hóa, Thể thao và
Du lịch, các hội chuyên ngành, các bảo tàng, viện nghiên cứu...) phối hợp cùng
với các hoạt động của đông đảo lực lƣợng xã hội (thông qua các đoàn thể, hiệp
hội, câu lạc bộ, đội, nhóm ...) tham gia vào việc sƣu tầm và nghiên cứu về các di
sản văn hóa phi vật thể một cách tích cực, có phƣơng pháp và cótổ chức, có kế
hoạch theo tinh thần nhƣ điều 17 Luật Di sảnvăn hóa đã nêu: “Nhà nƣớc khuyến
khích và tạo điều kiện cho tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động nghiên cứu, sƣu
tầm, bảo quản, truyền dạy và giới thiệu di sản văn hóa phi vật thể nhằm giữ gìn,
phát huy bản sắc văn hóa dân tộc và làm giàu kho tàng di sản văn hóa của cộng
đồng các dân tộc Việt Nam”.

+ Cơ chế bảo tồn, tôn tạo gắn với phát huy tác dụng các di sản văn hóa
phi vật thể

Thực chất đây là việc đi tìm một cơ chế bền vững, căn cơ nhất trong việc giữ
gìn vàphát huy các di sản văn hóa phi vật thể. Có giữ gìn (bảo tồn, tôn tạo) tốt thì
mới có thể phát huy tốt và ngƣợc lại... Trong thực tế chính cơ chế tác động qua lại
giữa giữ gìn và phát huy các di sản văn hóa nói chung, văn hóa phi vật thể nói
riêng là nhân tố có ý nghĩa rất quan trọng đối với toàn bộ vấn đề xây dựng và phát
triển nền văn hóa dân tộc. Bên cạnh sƣu tầm và nghiên cứu nhƣ đã nói ở trên, việc
giữ gìn các di sản văn hóa phi vật thể ở các địa phƣơng đang đòi hỏi không phải
chỉ là đầu tƣ cho các điều kiện, biện pháp nhằm lƣu giữ tốt mọi “vốn gốc” trong
các di sản đó mà hơn nữa, còn phải tìm mọi cách để làm cho các “vốn” đó đƣợc
tỏa sáng và đem lại lợi ích thiết thực trong/cho đời sống xã hội . Đồng thời, mọi
hoạt động khai thác, phát huy các di sản văn hóa phi vật thể nhằm vào bất cứ mục
đích nào trong thực tế đều cần phải tính toán đến việc giữ gìn (bảo tồn, tôn tạo)

58
19
tốt nhất, tuyệt đối tránh mọi hành vi làm sai lệch hoặc hủy hoại các di sản đó .
Theo nghĩa đó mọi hoạt động tạo ra một cơ chế “liên kết, khép kín” để giữ gìn –
phát huy các di sản văn hóa phi vật thể, chẳng hạn thông qua phim, ảnh, phát
thanh, truyền hình, báo chí, các phƣơng tiện công nghệ thông tin và truyền thông
(CD, CD Rom, mạng internet...), đặc biệt là thông qua hoạt động du lịch v.v... tất
cả sẽ có ý nghĩa rất quan trọng.

+ Cơ chế quản lý đối với các di sản văn hóa phi vật thể

Theo điều 55 trong Luật Di sảnvăn hóa hiện hành quy định: “Chính phủ thống
nhất quản lý nhà nƣớc về di sản văn hóa” và “Ủy ban Nhân dân các cấp trong
phạm vi nhiệm vụ và quyền hạn của mình thực hiện việc quản lý nhà nƣớc về di
sản văn hóa ở địa phƣơng theo phân cấp của Chính phủ”, trong đó “Bộ Văn hóa -
Thông tin chịu trách nhiệm trƣớc Chính phủ thực hiện quản lý nhà nƣớc về di sản
văn hóa”. Nhƣng do bản chất đối tƣợng, cơ chế quản lý đặt ra ở đây là sự tác động
có địnhhƣớng, có tổ chức bài bản đối với việc giữ gìn và phát huy tốt các di sản
văn hóa phi vật thể phải đồng bộ trên cả ba mặt:

(1) Hành chính pháp chế: Gồm quản lý về luật pháp, về tổ chức, quy
hoạch, kế hoạch, chế độ chính sách...

(2) Nghiệp vụ chuyên môn: Tức các hoạt động tác nghiệp giữ gìn và phát
huy các di sản văn hóa phi vật thể đúng chuẩn mực chuyên môn theo đặc thù từng
loại hình.

(3) Kinh tế trong văn hóa: Sự quản lý chặt chẽ và có kế hoạch chủ động
điều tiết các nguồn thu, chi, các yếu tố tạo ra hiệu quả kinh tế trong quá trình khai

19
Nghị định số: 98/2010/NĐ - CPngày 21-09-2010 vềQuy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Di sản
văn hóa và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa - Điều 4. Những hành vi vi phạm làm sai
lệch hoặc hủy hoại di sản văn hóa : a) Phổ biến và thực hành sai lệch nội dung di sản văn hóa phi vật thể;b) Tùy
tiện đƣa những yếu tố mới không phù hợp làm giảm giá trị di sản văn hóa phi vật thể; c) Lợi dụng việc tuyên
truyền, phổ biến, trình diễn, truyền dạy di sản văn hóa phi vật thể để trục lợi và thực hiện các hành vi kháctrái pháp
luật.

59
thác, phát huy các di sản văn hóa phi vật thể vào các mục đích ích lợi xã hội gồm
cả mục đích tái đầu tƣ để việc bảo tồn, tôn tạo (giữ gìn) và phát huy các di sản ấy
ngày càng đƣợc phát triển bền vững hơn.

+ Cơ chế đào tạo, bồi dƣỡng đối với lực lƣợng tham gia việc giữ gìn và
phát huy giá trị các di sản văn hóa phi vật thể

Nhƣ đã nói văn hóa phi vật thể chủ yếu gắn với các hoạt động của con ngƣời
trong mọi lĩnh vực đời sống xã hội, do đó lực lƣợng tham gia giữ gìn và phát huy
các di sản này có thể bao gồm rất nhiều đối tƣợng khác nhau:

- Các nhà khoa học, nhà nghiên cứu với trình độ chuyên môn cao có khả
năng hiểu biết, đi sâu tìm hiểu về một hoặc một vài loại hình văn hóa phi vật thể,
những chuyên gia, những nhà tổ chức chuyên nghiệp (văn hóa, du lịch...) có năng
lực dàn dựng, khai thác, phát huy các di sản văn hóa phi vật thể.

- Các nghệ nhân, nghệ sĩ, những bậc lão thành có kiến thức và kinh
nghiệm thực tế, có tay nghề trong việc tổ chức quản lý giữ gìn và phát huy các di
sản văn hóa phi vật thể.

- Các nhà quản lý, lãnh đạo (Đảng, Nhà nƣớc, đoàn thể, các ngành chức
năng, đặc biệt là ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch, kể cảcác ngành kinh tế...) ở
các cấp, các đơn vị, đặc biệt là ở cơ sở.

- Các hạt nhân trong phong trào quần chúng tham gia vào việc giữ gìn và
phát huy các di sản văn hóa phi vật thể v.v...

Các đối tƣợng trên đều chắc chắn rất cần có những hình thức đào tạo hoặc bồi
dƣỡng thích hợp một cách liên tục, định kỳ, thƣờng xuyên nhằm làm cho việc giữ
gìn và phát huy các di sản văn hóa phi vật thể trong toàn xã hội ngày càng mang
tính tự giác cao và có tính khoa học hơn. Việc đào tạo, bồi dƣỡng nhƣ vậy có thể
diễn ra bằng nhiều hình thức linh hoạt nhƣ trƣờng, lớp (chính quy, tại chức/ dài

60
ngày, ngắn ngày), các sinh hoạt khoa học, các chuyên đề trên đài, báo, tạp chí
v.v...

Trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa – hiện đại hóa ở nƣớc ta giai đoạn
hiện nay, vấn đề giữ gìn và phát huy giá trị các di sản văn hóa nói chung, văn hóa
phi vật thể nói riêng ngày càng nổi lên nhƣ một đề tài quan trọng hàng đầu đối với
việc góp phần “xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà
bản sắc dân tộc” ở nơi đây. Không thể khác, việc giữ gìn và phát huy ấy càng có
tính ý thức (tính tự giác, khoa học) thì càng có hiệu quả. Tạo ra một cơ chế rõ
ràng, tập trung các mối quan hệ liên kết các nền tảng động lực tinh thần, các mối
quan hệ xã hội cùng các biện pháp tác nghiệp khác nhau để thúc đẩy việc giữ gìn
– phát huy tốt nhất giá trị các loại hình di sản văn hóa phi vật thể khác nhau trên
cả nƣớc chính là một việc làm có nhiều ý nghĩa theo định hƣớng chiến lƣợc nhƣ
vậy!

BĐT 1.3.
MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ MỸ THUẬT ỨNG DỤNG
VỚI BẢN SẮC VĂN HÓA DÂN TỘC

1. Vài nét về Mỹ thuật ứng dụng

Trong các loại hình hoạt động văn hoá nghệ thuật ngày càng phát triển
mạnh cùng với đà tiến nhanh của xã hội hiện đại và có liên quan đặc biệt đến vấn
đề bản sắc VHDT, ngƣời ta không thể không nói tới Mỹ thuật ứng dụng. Vốn là
một bộ phận thuộc / liên quan các thể loại Mỹ thuật (Fine Arts) và cả Nghệ thuật
tạo hình(Plastic Art), Mỹ thuật ứng dụng (Applied Art) bao gồm nhiều nhóm thể
loại khác nhau :
Thủ công mỹ nghệ (Craft Art, Handicraft Arts)

Tạo dáng công nghiệp, Thiết kế thời trang (Design Art)


61
Trang trí kiến trúc, Trang trí nội thất (Decorative Art)…

Trong mỗi nhóm thể loại nhƣ nêu trên, Mỹ thuật ứng dụng vừa liên tục tích
luỹ, kế thừa những thành tựu sáng tạo mang tính truyền thống trong quá khứ vừa
không ngừng tái tạo và sáng tạo ra những giá trị mới, loại hình mới để không chỉ
đáp ứng nhu cầu đời sống hiện tại mà còn hƣớng đến những yêu cầu của cuộc sống
tƣơng lai thông qua cơ chế kinh tế - xã hội phù hợp. Ví dụ, trong lĩnh vực Thủ công
mỹ nghệ, ngƣời ta thấy bên cạnh yếu tố kỹ thuật (tay nghề / chất liệu) để tạo tác ra
các sản phẩm thủ công truyền thống nhƣ đá, mộc, đồng, gốm, kim hoàn, sơn mài,
mây, tre, thêu, đan…hoặc các loại vật liệu mới kết hợp kỹ thuật hiện đại nhƣ
composite, polymer…để các sản phẩm này sau đó có thể trở thành các mặt hàng
(hàng hoá) mỹ nghệ nhƣ đồ gia dụng, tranh tƣợng trang trí, quà lƣu niệm du lịch
.v.v. với những yêu cầu cao về chất lƣợng mẫu mã, giá trị thẩm mỹ đáp ứng nhu
cầu và thị hiếu các loại đối tƣợng công chúng và tƣơng ứng với một “giá cả” nhất
định trên thị trƣờng …Chính các đặc điểm này làm cho mọi sản phẩm Thủ công mỹ
nghệ nói riêng, Mỹ thuật ứng dụng nói chung nhất thiết đều cần phải có yếu tố bản
sắc VHDT nhƣ là một thành tố (yếu tố cấu thành) tạo nên chất lƣợng, giá trị văn
hóa nghệ thuật và cả hiệu quả kinh tế cho chính các sản phẩm ấy…
2. Khái quát thực trạng Mỹ thuật ứng dụng trong quan hệ với Bản sắc
văn hoá dân tộc – Những vấn đề đặt ra hiện nay
Nhƣ đã nêu, Mỹ thuật ứng dụng bao gồm nhiều (nhóm) thể loại và mỗi thể
loại không ngừng vận động phát triển theo trình độ sáng tạo, điều kiện và nhu cầu
của xã hội…Trong quan sát thực tế đời sống văn hoá nghệ thuật và mỹ thuật cả
nƣớc, đặc biệt là ở Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh, nơi sớm có một thị trƣờng năng
động trực tiếp liên quan lĩnh vực Mỹ thuật ứng dụng, ngƣời ta có thể thấy nổi lên
những vấn đề có ý nghĩa chung nhƣ sau :

62
2.1. Hàng thủ công mỹ nghệ (TCMN), một bộ phận quan trọng trong vốn di
sản văn hóa phi vật thể của dân tộc nhƣng hiện nay đang thiếu và yếu trầm trọng
cả về số lƣợng lẫn chất lƣợng, đặc biệt có những vấn đề trực tiếp liên quan khía
cạnh “bản sắc VHDT”.
Với tƣ cách là những hàng hóa gia dụng phục vụ đời sống hàng ngày hoặc
là những nghi vật, nghi trƣợng phục vụ các sinh hoạt tại các cơ sở tín ngƣỡng, tôn
giáo, những sản phẩm TCMN có thể góp phần đáp ứng tốt các nhu cầu đời sống
văn hóa vật chất và tinh thần, đời sống tâm linh của công chúng thế nhƣng hiện
nay đang có dấu hiệu tự phát trong sáng tác hình thức mẫu mã, nội dung ý nghĩa
mang tính pha tạp, lai căng, thậm chí là xuyên tạc văn hóa dân tộc…Gần đây, sự
việc một số cơ sở thờ tự di tích, di sản ở Hà Nội và các địa phƣơng khác ở nƣớc ta
đã sử dụng những “linh vật, vật phẩm lạ” không phù hợp với phong tục tập quán
văn hóa Việt Nam, thậm chí đến nỗi Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch đã ra văn bản
cảnh báo cho khắp cả nƣớc, thế mà đã có làng nghề truyền thống từng nổi tiếng lâu
đời vẫn đã bỏ ra hàng tỷ đồng để đầu tƣ sản xuất ra những sản phẩm hàng TCMN
không tốt nhƣ vậy…Phải chăng đó là một trong những ví dụ điển hình về tình hình
đáng báo động nhƣ đã nói ?!...
Bên cạnh đó, với đà phát triển ngày càng mạnh mẽ của ngành du lịch, lẽ ra
theo nguyên lý : “Không có tính đặc sản (interest product) thì không có sản phẩm
du lịch đúng nghĩa” : các sản phẩm TCMN với những đặc điểm, thế mạnh vốn có
của mình có thể trở thành là những món quà lƣu niệm hấp dẫn và mang nhiều ý
nghĩa trong du lịch, một bộ phận quan trọng cấu thành các dịch vụ sản phẩm du
lịch không thể thiếu của các địa phƣơng, của cả quốc gia…Thực tế cho thấy, thông
qua những sản phẩm nhƣ vậy, ngƣời ta có thể giới thiệu tốt hơn về văn hóa, hình
ảnh đất nƣớc, con ngƣời địa phƣơng, quốc gia dân tộc đối với du khách các
loại…và đó càng là điều hết sức lý tƣởng, hết sức có ý nghĩa cho cả phía du lịch

63
lẫn Mỹ thuật ứng dụng, cụ thể ở đây là về TCMN ! 4...Thế nhƣng tiếc thay hiện nay
trên cả nƣớc và trong từng địa phƣơng, nhìn chung ngành du lịch vẫn đang “đói
khát” những món quà lƣu niệm mang tính chất “đặc sản” và đậm bản sắc VHDT
nhƣ vậy !...
2.2. Tính văn hóa và bản sắc VHDT đã và đang là vấn đề tồn tại lớn, bức
xúc trong nhiều hình thức thông tin quảng cáo đa dạng ở nƣớc ta: Tuyên truyền
miệng, Cổ động trực quan (panô, áp – phích, triển lãm, bảng hiệu…), Thông tin
truyền thông (báo chí, truyền thanh, truyền hình, mạng internet…), Ấn phẩm (nhãn
hiệu, bao bì, catalogue…), Nghệ thuật và lễ hội (trong hội thi, hội diễn, ca múa
nhạc, kịch, điện ảnh, trình diễn thời trang, ngƣời mẫu biểu diễn…)...

Xét về bản chất, quảng cáo là một hoạt động kinh tế – xã hội nhƣng lại sử
dụng các hình thức văn hóa và thông tin để biểu hiện. Do đó, quảng cáo nào cũng
mang những yếu tố :
+ Giá trị thẩm mỹ : Đó là hệ thống ngôn ngữ quảng cáo (khái niệm hoặc
hình tƣợng) mang tính biểu cảm (cụ thể, cảm tính) có tính hấp dẫn cao và sự thuyết
phục mạnh để tạo đƣợc sự chú ý (attention) trƣớc khi khơi gợi đƣợc ý thích
(interest) và thúc đẩy quyết định (decide) của khách hàng đối với một sản phẩm
(hàng hoá) nhất định. Đó là sự tập hợp và khai thác thế mạnh của các loại hình
nghệ thuật nhƣ âm nhạc, nghệ thuật tạo hình, nhiếp ảnh, điện ảnh, sân khấu .v.v.
nhằm tạo hiệu quả cao nhất thông qua sự truyền đạt (communication) tới công
chúng tƣ tƣởng, tình cảm và cảm xúc nghệ thuật của chính ngƣời sáng tạo ra sản
phẩm – tác phẩm quảng cáo ấy.
+ Giá trị khoa học : Đó là lƣợng thông tin phản ánh các thành tựu khoa học
kỹ thuật và công nghệ đƣơng thời đang đƣợc ứng dụng trong sản xuất, dịch vụ để
tạo ra chất lƣợng cao cho sản phẩm hàng hóa đƣợc quảng cáo, qua đó góp phần
4
Xem Huỳnh Quốc Thắng :Những yếu tố cơ bản tạo nênsản phẩm thủ công mỹ nghệ lƣu niệm đặc trƣng trong
du lịch, Tc Mỹ Thuật – Khoa Mỹ thuật Công nghiệp, Đại học Văn Lang, số 6 – 2014.

64
kích thích nâng cao tƣ duy công nghiệp, khoa học theo hƣớng ngày một cải tiến
sản phẩm hàng hóa đã có và sản xuất sản phẩm hàng hóa mới. Đó còn là kỹ thuật,
kỹ xảo (nghiệp vụ chuyên môn) tạo nên sản phẩm quảng cáo trở thành nhƣ là một
giá trị khoa học quan trọng...
+ Giá trị nhân bản : Đó là các giá trị văn hóa vật chất – tinh thần của xã hội
thể hiện trong sản phẩm hàng hóa, là sự tổng hòa và biểu hiện các mối quan hệ và
mức độ phát triển của xã hội loài ngƣời, tất cả nhằm góp phần phục vụ và thúc đẩy
sự phát triển về số lƣợng lẫn chất lƣợng các sản phẩm hàng hóa theo định hƣớng vì
con ngƣời và sự phát triển của xã hội. Chuẩn mực đạo đức cao nhất của ngƣời
quảng cáo (doanh nghiệp quảng cáo thông qua các sản phẩm quảng cáo) cũng nhƣ
ngƣời sản xuất và ngƣời bán hàng là không vì đồng tiền mà tạo nên những sản
phẩm quảng cáo thiếu trung thực hay cổ vũ cho hàng kém chất lƣợng hoặc hàng
giả gây nên tác hại cho khách hàng nói riêng và xã hội nói chung5 …
Thực chất những giá trị văn hóa nói trên là những tiêu chí mang tính định
hƣớng cho mọi sản phẩm, hoạt động thiết kế sáng tạo các mẫu quảng cáo khác
nhau dƣới bất cứ hình thức nào…Theo đó nhƣ là lẽ đƣơng nhiên, do đối tƣợng
công chúng hƣớng đến là con ngƣời và cộng đồng cụ thể, do đó nhất thiết trong sản
phẩm quảng cáo không thể không tính toán đến yếu tố bản sắc VHDT, thậm chí có
cả tính địa phƣơng cụ thể...Điều này trên thực tế ở nƣớc ta quả thực còn rất nhiều
tồn tại : quảng cáo trên báo chí, phát thanh, truyền hình, đặc biệt trên mạng internet
.v.v. còn rất nhiều biểu hiện “kém văn hóa” và thiếu bản sắc VHDT; đặc biệt
quảng cáo trực quan đƣờng phố và những nơi công cộng còn hạn chế lớn về văn
hóa thẩm mỹ và hết sức hỗn tạp, đang thiếu hẳn một bản sắc VHDT đƣợc quan tâm
thể hiện rõ ràng !…

5
Xem Huỳnh Quốc Thắng :Tính văn hóa trong quảng cáo,Tạp chí Khoa học xã hội, số 27 – 1996, trang 164-168.

65
2.3. Vấn đề phong cách và bản sắc VHDT trong cảnh quan trang trí kiến
trúc công trình công cộng mặc dù có đƣợc quan tâm nhƣng nhìn chung đến nay
vẫn còn là một đề tài lớn.

Thông qua khảo sát một số công trình trang trí kiến trúc của các thiết chế du
lịch văn hoá trọng điểm ở các địa phƣơng phía Nam và ở TP. Hồ Chí Minh chẳng
hạn, chúng ta thấy nổi rõ lên những vấn đề cơ bản đó là : Yếu tố “thẩm mỹ truyền
thống” (trong trang trí nội, ngoại thất công trình kiến trúc…) không chỉ về hình
thức (màu sắc, đƣờng nét, hình khối…) mà còn là về nội dung (thể hiện nét đặc
trƣng văn hóa của Việt Nam, trong mối quan hệ giao lƣu với thế giới…), trong đó
thế nào là Bản sắc VHDT (Việt Nam) đích thực, quả thật đây là điều không đơn
giản chút nào (?!). Chúng ta có thể nêu vài ví dụ tiêu biểu :

+ Khu du lịch văn hóa Suối Tiên (Quận 9 – TP. Hồ Chí Minh) hiện nay
không chỉ là một trung tâm tổ chức sinh hoạt vui chơi giải trí nhƣ một thiết chế
“công viên văn hóa”, một “khu du lịch” mang tính chất một “tiểu Disneyland” của
Việt Nam mà nó còn là một thiết chế công nghệ chuyên “kinh doanh giải trí” với
quy mô lớn theo định hƣớng lấy “Bản sắc văn hóa truyền thống, dân tộc” làm nền
tảng. Những “trọng điểm” (main destination) trong Khu du lịch hiện đại này, đó là
những công trình mang tính định hƣớng lịch sửrất rõ ràng nhƣ Đền thờ Hùng
Vƣơng, Biển Tiên Đồng – Núi Lạc Long Quân & Núi Âu Cơ…, Quảng trƣờng Phù
Đổng, Quảng trƣờng Đinh Bộ Lĩnh, Tƣợng đài Hai Bà Trƣng…Ngoài ra, nơi đây
còn có các điểm tham quan quan trọng liên quan tín ngƣỡng dân gian và nhắc nhở
các đạo lý truyền thống dân tộc nhƣ Quảng trƣờng Tôn Sƣ Trọng Đạo, Sự Tích
Trầu Cau .v.vTất cả đều chú ý thể hiện và đề cao truyền thống văn hóa, đất nƣớc
và con ngƣời của cả dân tộc cũng nhƣ của địa phƣơng…Bên cạnh đó, nơi đây còn
có các hạng mục công trình vật chất – kỹ thuật đƣợc đầu tƣ quy mô, nghiên cứu
nghiêm túc và mang đậm màu sắc “tâm linh” mang nét đặc thù văn hóa phƣơng
Đông nhƣ : Thiên Tiên Môn, Thiên Đăng Bảo Tháp, Long Hoa Nhật Nguyệt, Long
66
Hoa hội, Long Hổ Thiên Sơn, Phúc Cung Tam Phƣớc, Linh Cung Thập Nhị Giáp,
Cội Bồ Đề, Kỳ Lân Cung, Thiên Đình Cung, Cầu Bát Tiên Quá Hải v.v…Tất cả
đều toát lên một màu sắc hết sức “thoáng mở” theo tinh thần đủ cả Nho – Phật –
Lão lẫn tín ngƣỡng dân gian các loại !...
+ Tƣơng tự nhƣ vậy, Khu du lịch Đại Nam (hay Lạc Cảnh Đại Nam Văn
Hiến, Bình Dƣơng), mới hình thành thời gian sau này với quy mô thậm chí còn lớn
hơn cả Suối Tiên (diện tích ban đầu khoảng 450 ha) nhƣng cũng mang phong cách,
dáng vẻ “mở” đến độ khá “phức tạp” không chỉ về khía cạnh tâm linh mà còn về
văn hóa nói chung! Công trình trung tâm là Đại Nam Quốc Tự (5.000 m2) gồm các
phù điêu, hoa văn thể hiện lịch sử Việt Nam qua các thời kỳ, vị trí trung tâm là
điện thờ Tứ Ân (Tạo Hóa, Tổ Quốc, Đồng bào Dân tộc, Tông đƣờng), biểu tƣợng
thờ trung tâm gồm có Đức Phật, Vua Hùng Vƣơng, Chủ tịch Hồ Chí Minh; hai bên
là đài thờ Mẹ Âu Cơ và Bách Gia Trăm Họ (với biểu tƣợng 54 dân tộc và mọi dòng
họ ở Việt Nam)6…
Nhữngcông trình, hạng mục nói trên mặc dù cũng đã có sự quan tâm đặc biệt
với những thành quả tích cực đáng ghi nhận đối với việc thể hiện bản sắc VHDT
nhƣng trên thực tế nếu cho rằng những nơi này đã đạt đƣợc sự thuyết phục hoàn
toàn thì chƣa hẳn, rõ ràng vẫn còn nhiều điều phải tiếp tục nghiên cứu, trao đổi !...
3. Một số suy nghĩ và đề xuất chung

3.1. Văn hoá - văn minh và nghệ thuật có mối liên hệ mật thiết với nhau vì
nghệ thuật phản ánh xã hội mà nó đang tồn tại, và văn hoá - văn minh là cơ sở cho
nghệ thuật tồn tại. Mặt khác, văn hoá - văn minh cũng nhƣ nghệ thuật đều mang
hơi thở và dấu ấn của lịch sử, nó đánh dấu các bƣớc phát triển của xã hội. Nói cách

6
Xem Huỳnh Quốc Thắng :Bản sắc & giao tiếp văn hóa dân tộc (qua khảo sát một số hệ giá trị văn hóa tộc ngƣời
vùng Nam Bộ), kỷ yếu Hội thảo khoa học “Bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống Việt Nam trong quá
trình đổi mới và hội nhập”, Chƣơng trình Đề tài KX.03.14/06-10 & Trƣờng Đại học KHXHNV TPHCM, năm 2009,
trang 251 – 263.

67
khác, nghệ thuật là do con ngƣời tạo ra, nó nằm trong tổng thể của xã hội, nó là
một dạng hình thức phản ánh một cách năng động các biến đổi trong xã hội. Do
vậy trình độ thẩm mỹ của công chúng trong các giai đoạn lịch sử khác nhau, ở các
cộng đồng dân tộc, địa phƣơng khác nhau sẽ phản ánh một cách đa dạng qua các
sản phẩm văn hoá nghệ thuật cụ thể (trong đó có Mỹ thuật ứng dụng) vốn cũng rất
khác nhau. Yêu cầu về mối quan hệ của Bản sắc VHDT với văn hoá nghệ thuật nói
chung, với Mỹ thuật ứng dụng nói riêng mang tính tất yếu cũng chính là vì những
lý lẽ ấy. Hiện nay, sự phát triển mạnh mẽ của đời sống kinh tế - xã hội đã ngày
càng tạo tiền đề vững chắc cho sự khẳng định vị thế, vai trò của văn hoá nghệ thuật
trong đời sống xã hội, trong đó sự phát triển của Mỹ thuật ứng dụng với một Bản
sắc VHDT nhất định là một xu thế mạnh mẽ. Trong bối cảnh đẩy mạnh công
nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nƣớc và trƣớc vận hội mới hội nhập ngày càng sâu
vào quá trình toàn cầu hóa nhƣ hiện nay, sự nghiệp xây dựng nền văn hóa Việt
Nam nói chung, xây dựng môi trƣờng hoạt động văn hóa nghệ thuật nói riêng chắc
chắn đòi hỏi không những phải có sự phát triển mạnh về vật chất, kỹ thuật và công
nghệ, quy hoạch phát triển theo mô hình sản xuất lớn mà còn phải là đầu tƣ chiều
sâu vào việc phát triển, nâng cao chất lƣợng đội ngũ quản lý, tham gia thiết kế,
sáng tác, lý luận phê bình về Mỹ thuật ứng dụng đạt trình độ chuyên môn hóa cao
với năng lực tay nghề vững và tƣ duy khoa học thật chắc. Theo ý nghĩa đó, chúng
ta đang cần rất nhiều, càng nhiều càng tốt những công trình khoa học, gồm cả
những chuyên khảo, giáo trình, tài liệu tham khảo nghiêm túc từ nhiều góc độ góp
phần tổng kết những bài học kinh nghiệm lịch sử, những quy luật vận động – phát
triển của kỹ thuật – nghệ thuật Mỹ thuật ứng dụng, đặc biệt trong mối quan hệ với
việc bảo tồn – phát huy Bản sắc VHDT trong môi trƣờng văn hóa công nghiệp - đô
thị .v.v.Tất cả hƣớng đến mục tiêu góp phần làm cơ sở cho mọi tƣ duy khoa học,
nghiên cứu, giảng dạy, học tập, sáng tạo Mỹ thuật ứng dụng ngày càng có chất
lƣợng và đạt hiệu quả cao hơn nữa…
68
3.2. Truyền thống văn hoá Việt Nam cùng với những vốn di sản văn hoá,
yếu tố cốt tuỷ của bản sắc VHDT bao gồm những giá trị bền vững, những tinh hoa
văn hóa tinh thần của cộng đồng các dân tộc Việt Nam, đƣợc vun đắp nên qua
hàng ngàn năm dựng nƣớc và giữ nƣớc. Đó là lòng yêu nƣớc nồng nàn, ý chí tự
cƣờng dân tộc, tinh thần đoàn kết, ý thức cộng đồng gắn kết cá nhân, gia đình, làng
xã, tổ quốc, lòng nhân ái khoan dung, trọng nghĩa tình đạo lý, đức cần cù sáng tạo
trong lao động, tinh tế trong ứng xử, tính giản dị trong lối sống…Những nội dung
ấy cùng với những kinh nghiệm sáng tạo trong vốn mỹ thuật ứng dụng truyền
thống lâu đời của các thế hệ nghệ nhân Việt Nam tất cả rất có ý nghĩa về mặt lý
luận và thực tế. Nó không chỉ cung cấp một hệ thống tƣ liệu quý cho nội dung sáng
tác mà còn có thể góp phần nâng cao hơn nữa nhận thức khoa học – thực tiễn về
những quy luật phát triển của Mỹ thuật ứng dụng trong giai đoạn hiện nay, không
chỉ góp phần thiết thực vào việc đáp ứng các nhu cầu văn hóa tinh thần, xây dựng
cảnh quan văn hóa, tạo nên không gian thẩm mỹ mà còn mang những ý nghĩa nhân
văn đặc biệt khác, đó là vấn đề góp phần nâng cao về “chất lƣợng sống”, “điều
kiện sống” và “văn hóa sống”7 nhƣ cách nhìn nhận chung của thế giới trong xã hội
công nghiệp – hiện đại ngày nay.
3.3. Bao trùm lên tất cả : Đó là những quan điểm, đƣờng lối, chủ trƣơng và
mọi chính sách để phát triển văn hóa nghệ thuật (dân tộc). Thực chất đó là những
nhận thức khoa học và sự vận dụng những nhận thức ấy vào thực tiễn giữ gìn và
phát huy bản sắc VHDT nhằm góp phần thiết thực vào sự nghiệp xây dựng, phát
triển đời sống kinh tế – xã hội của đất nƣớc nhằm góp phần giải quyết những mâu
thuẫn, những vấn đề đặt ra trong quá trình thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại

7
Chất lƣợng sống gồm : môi trƣờng tự nhiên, môi trƣờng xã hội, yếu tố phát triển con ngƣời (giáo dục, y tế, việc
làm…), yếu tố quản lý…; Điều kiện sống gồm : tiện nghi vật chất (ăn, mặc,ở, đi lại…), môi trƣờng (tự nhiên & xã
hội…), an ninh, trật tự…; Văn hóa sống gồm : những giá trị có s n ở nơi cƣ trú, ở trong cộng đồng (vốn truyền
thống, văn hóa dân gian…) & những giá trị đƣợc sáng tạo ra trong quá trình chung sống của cộng đồng – những
yếu tố góp phần quyết định cùng với “Điều kiện sống” để tạo nên “Chất lƣợng sống” cho con ngƣời và xã hội…
69
hóađất nƣớc mà vẫn giữ gìn, phát huy đƣợc bản sắc VHDT trong mọi lĩnh vực đời
sống xã hội, gồm cả Mỹ thuật ứng dụng trong đó, cụ thể là :

(1) Đẩy mạnh việc xây dựng và phát triển nền kinh tế hàng hóa theo cơ chế
thị trƣờng, điều kiện để tạo nên và bổ sung những giá trị mới cho văn hóa nghệ
thuật nhƣng làm sao vẫn giữ đƣợc những truyền thống tốt đẹp của dân tộc, đặc biệt
là về truyền thống sáng tạo và cảm thụ các giá trị thẩm mỹ liên quan Mỹ thuật ứng
dụng…

(2) Dù muốn hay không quá trình đô thị hóa vẫn đang ngày càng mở rộng
quy mô và tác dụng của nó, kéo theo một lối sống văn minh đô thị, công nghiệp,
hiện đại…nhƣng bên cạnh đó cần có biện pháp hữu hiệu để hạn chế quá trình đô
thị hóa tự phát thƣờng “vô tình” phá vỡ những nền nếp lối sống truyền thống tốt
đẹp của dân tộc, trong đó có những nếp hoạt động của các làng nghề thủ công mỹ
nghệ truyền thống vốn có gốc gác từ trong xã hội nông nghiệp cổ truyền trƣớc đây.
(3) Thúc đẩy việc giao lƣu, hội nhập quốc tế về mọi mặt, kịp thời và chủ
động tiếp thu những thành tựu tinh hoa văn hóa nhân loại (đặc biệt là khoa học kỹ
thuật và công nghệ hiện đại) để phát triển Mỹ thuật ứng dụng, theo nguyên tắc vừa
tránh đƣợc nguy cơ “tụt hậu” nhƣng vừa không rơi vào tình trạng “lai căng” mà
thực chất là sự tiếp thu thụ động và chạy theo những thị hiếu xấu vì mục tiêu lợi
nhuận là chính. Nhìn chung, nỗ lực phát huy những yếu tố nội sinh làm thành nội
lực vững chắc trong quá trình giao lƣu, tiếp biến những yếu tố ngoại sinh đang
ngày càng mở rộng vẫn là vấn đề mấu chốt để phát triển vững chắc văn hóa nghệ
thuật và Mỹ thuật ứng dụng trong giai đoạn hiện nay.
(4) Văn hóa nghệ thuật dân tộc nói chung, Mỹ thuật ứng dụng nói riêng
không thể khác phải tích cực kế thừa những vốn tinh hoa của văn hóa truyền thống
nhƣng đồng thời phải sàng lọc cho đƣợc những yếu tố lạc hậu đang tự phát phát

70
triển cùng những phong tục, tập quán lâu đời hoặc “ăn theo” những cái tiêu cực
trong mặt trái của cơ chế thị trƣờng hiện nay.

(5) Xây dựng nền văn hóa Việt Nam thống nhất nhƣng vẫn giữ gìn, phát
huy đƣợc tính phong phú của một nền văn hóa đa tộc ngƣời, đa vùng, miền với các
yếu tố “địa – văn hóa” (geo-culture) đa dạng, độc đáo, .v.v.8. Đó là phƣơng châm
chung của văn hóa nghệ thuật cũng là của Mỹ thuật ứng dụng Việt Nam hiện nay.

Vấn đề cốt lõi mang tính quyết định những nội dung nêu trên cũng có thể
đƣợc xem chính là những gì liên quan việc giữ gìn và phát huy các di sản VHDT
(gồm cả bản sắc VHDT) đƣợc xác định không thể chỉ là công việc xuất phát từ tấm
lòng nhiệt tình vì yêu cầu trƣớc mắt của thời cuộc mà đó là một công việc hoàn
toàn mang tính tự giác có tính định hƣớng lâu dài và là một quá trình nhất quán
gồm hàng loạt hành động thực tế với đầy đủ cơ sở nhận thức khoa học của nó. Tất
cả nhằm hƣớng đến mục tiêu chiến lƣợc “Xây dựng một nền Mỹ thuật ứng dụng
Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc” trong giai đoạn mới hiện nay.

BĐT 1.4.

LỄ PHỤC NHÀ NƢỚC


MỘT SỐ TIÊU CHÍ VỀ NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC THIẾT KẾ

1. Xác định yêu cầu về vị trí, tính chất, đặc điểm của Lễ phục nhà nƣớc :
1.1. Vị trí, tính chất “nghi trƣợng” trong các hình thức giao tiếp đối
ngoại cấp nhà nƣớc :
Trong sinh hoạt và quan hệ cộng đồng xƣa nay, “nghi thức, nghi vật, nghi
trƣợng” là ba thành tố chủ yếu cấu thành trong tất cả các hình thức giao tiếp ứng
xử trang trọng mang tính chất “Lễ”. Trong đó, “nghi thức” là các động tác làm lễ
8
Huỳnh Quốc Thắng : Văn hóa học và văn hóa dân tộc,Tài liệu đã dẫn, trang 137.

71
(nghi lễ), “nghi vật” là các dạng vật chất, vật thể mang tính biểu tƣợng thiêng liêng
để tôn vinh các đối tƣợng cử lễ (lễ vật), và “nghi trƣợng” là yếu tố tạo cảnh quan,
môi trƣờng trang trọng cho không khí lễ nói chung (cảnh quan lễ). Lễ phục là một
yếu tố thuộc “nghi trƣợng” và có liên quan hữu cơ, góp phần quan trọng cho “nghi
thức, nghi vật” theo các tính chất nhƣ vừa nêu. Mặt khác, trong quan hệ ứng xử đời
thƣờng hay trong các dịp lễ trọng, trang phục nói chung, lễ phục nói riêng là một
dạng “tín hiệu”, một hệ thống nội dung “thông tin” trực quan trong giao tiếp của
con ngƣời với tƣ cách là những chủ thể của các quá trình giao lƣu văn hóa. Nhƣ
vậy, xét theo những ý nghĩa nhƣ vừa nói, Lễ phục nhà nƣớc dù đƣợc sử dụng trong
nghi thức ngoại giao hay trong bất cứ hình thức đối ngoại cấp nhà nƣớc nào (kể cả
khi ngƣời nƣớc ngoài cùng tham gia mặc lễ phục ấy) thì cũng đều là một bộ phận
trang trọng, có ý nghĩa thiêng liêng nhất định nhƣ một dạng “biểu tƣợng” (symbol)
văn hóa mang tính đại diện quốc gia trong các hoạt động giao lƣu, tiếp xúc quan
trọng tầm quốc tế.
1.2. Theo đặc điểm đối tƣợng, môi trƣờng cụ thể :
Những tính chất chung nhất nhƣ đã nêu ở phần trên của Lễ phục nhà
nƣớc trong thực tế đƣợc thể hiện nhất quán nhƣng phải phù hợp theo từng đối
tƣợng mang trang phục ấy về giới tính (nam, nữ), về địa vị xã hội (cấp chức vụ nhà
nƣớc…), theo từng hoàn cảnh (lễ thức ngoại giao, sinh hoạt lễ hội…), thời tiết
(mùa nóng, mùa lạnh…) v.v…Đó chính là những yêu cầu đặt ra cho việc thiết lập
những quy chế quy định nghiêm nhặt, rõ ràng về việc sử dụng Lễ phục và thiết kế
những mẫu Lễ phục nhà nƣớc vừa thống nhất về nội dung, hình thức đồng thời vừa
có tính toán đến sự thích nghi, thích hợp cho các đối tƣợng trong những hoàn cảnh
cụ thể nhất định.
2. Tiêu chí về nội dung trong thiết kế Lễ phục nhà nƣớc

Có thể có nhiều ý tƣởng sáng tạo khác nhau và có thể có một số mẫu trang
phục cho những đối tƣợng cụ thể nhƣ đã xác định, nhƣng nhất thiết Lễ phục nhà
72
nƣớc phải đƣợc thiết kế theo một số chuẩn mực mang tính định hƣớng thống nhất,
trƣớc hết là về nội dung của nó.
2.1. Phù hợp tâm lý, nhu cầu văn hóa và thị hiếu chung của con ngƣời thời đại
Khó thể có chuẩn mực chung nhƣng không thể khác, Lễ phục mang tính đại
diện quốc gia, dân tộc trong thời đại ngày nay nhất thiết phải chú ý kết hợp giữa
cái riêng (sẽ đề cập sau) với tâm lý, thị hiếu mang tính chuẩn mực chung của con
ngƣời trong thế giới hiện đại, chẳng hạn đó là :
+ Sự giản dị (kết hợp với tính nghiêm túc, trang trọng)
+ Sự gọn gàng, mạnh mẽ (phù hợp với tiết tấu, nếp sống công nghiệp)
+ Tính thẩm mỹ (cân đối, hài hòa với con ngƣời, môi trƣờng khí hậu, thời
tiết cụ thể…) mà không trở nên “lập dị” v.v…
Nhìn chung, đây là chuẩn mực chung mà Lễ phục nhà nƣớc có thể tạo ra
sức “thuyết phục” để tiến tới “chinh phục” cảm tình của mọi đối tƣợng khác nhau
trên khắp thế giới trong bất cứ tình huống giao tiếp nào. Về khía cạnh này, chúng
ta có thể lấy bộ “veston” hiện nay làm một ví dụ tốt !...
2.2. Thể hiện bản sắc văn hóa dân tộc :
Tất nhiên, cái “chung” quá chung của bộ “veston” nhƣ vừa đề cập khó thể
làm thành bộ Lễ phục nhà nƣớc theo nhƣ điều chúng ta mong muốn. Chính vì vậy
chúng ta đang cần một bộ lễ phục có cái riêng nhất định, đó chính là khía cạnh bản
sắc văn hóa dân tộc đƣợc thể hiện một cách hài hòa, nhuần nhuyễn bên cạnh cái
chung nhƣ đã phân tích ở trên. Tuy nhiên nói đến “Bản sắc văn hóa dân tộc” Việt
Nam thực chất là nói đến không chỉ các “nền tảng” văn hóa phƣơng Đông hay
Đông Nam Á nói chung mà đó còn là những cái “gốc” tạo thành các truyền thống
văn hóa cơ bản hình thành trong lịch sử của cộng đồng dân tộc, các đặc điểm
chung về địa - văn hóa vùng, miền, địa phƣơng cả nƣớc và các đặc trƣng tổng thể
về văn hóa tộc ngƣời (mà ít nhất ta có những 54 tộc ngƣời !)…Đây là bài toán
không đơn giản nhƣng không phải là không làm đƣợc để tìm ra những “nét” bản
73
sắc văn hóa Việt Nam thể hiện trên những bộ Lễ phục nhà nƣớc Việt Nam. Cũng
ở khía cạnh này, chúng ta có thể lấy “áo dài” Việt Nam (đã thành một thuật ngữ
quốc tế) là một trong những kinh nghiệm rất điển hình !...
3. Tiêu chí về hình thức trong thiết kế Lễ phục nhà nƣớc
Thực ra nội dung (đã đề cập) với hình thức (sẽ đề cập sau đây) không thể
tách rời nhau trong các tiêu chí thiết kế Lễ phục nhà nƣớc với tƣ cách nhƣ là những
tác phẩm nghệ thuật tạo hình hay nói đầy đủ và chính xác hơn, đó là những sản
phẩm văn hóa của hoạt động sáng tạo và cảm thụ liên quan nghệ thuật thị giác .
Trên thực tế, đó là hai mặt của một vấn đề mà chúng ta tạm tách ra về hình thức
với nghĩa đây là những yếu tố (phƣơng tiện) cần có để chuyển tải những nội dung
(mục đích) nhằm thể hiện tất cả những yêu cầu đặt ra cho Lễ phục nhà nƣớc Việt
Nam nhƣ đã trình bày ở các phần trên.
3.1. Về màu sắc:
Theo truyền thống từ xƣa đến nay, việc sử dụng màu sắc trong dân gian
(và cả trong cung vua phủ chúa trƣớc kia) ở Việt Nam thƣờng dựa vào nguyên lý
“Âm dƣơng & Ngũ hành” theo tâm thức văn hóa phƣơng Đông kết hợp với việc
thích nghi đặc điểm khí hậu, thời tiết. Theo đó, trong 5 màu tƣơng ứng với “Ngũ
hành” thì ba màu mang tính chất “tam tài” thể hiện nguyên lý “tƣơng sinh” là trắng
(kim), đen (thủy) và xanh(mộc) thƣờng đƣợc sử dụng nhiều nhất, trong khi đỏ
(hỏa) và vàng (thổ) trƣớc kia vốn là những màu thƣờng chỉ đƣợc ƣu tiên dùng
trong cung đình hoặc trong cơ sở thờ tự tín ngƣỡng, tôn giáo…đồng thời đó là
những màu thuộc “gam” nóng nên thƣờng bịhạn chế sử dụng trong đời thƣờng.
Những nguyên lý mang tính truyền thống văn hóa trong sử dụng màu sắc nhƣ vậy
vẫn còn nguyên giá trị và rất cần phải đƣợc chú ý nghiên cứu khai thác trong việc
thiết kế Lễ phục nhà nƣớc hiện nay. Tất nhiên trên cái nền những “gam” màu mang
tính chất chủ đạo ấy, chúng ta vẫn có thể khai thác những màu phái sinh để tạo ra
sự chuyển động hài hòa và phù hợp về màu sắc cùng với các yếu tố tạo hình khác.
74
3.2. Về đƣờng nét & hình khối :
Cũng nhƣ màu sắc, việc sử dụng đƣờng nét và hình khối theo truyền
thống văn hóa lâu đời trong mỹ thuật dân gian và cung đình nói chung, trong trang
phục nói riêng ở Việt Nam thƣờng thiên về sự mềm mại, uyển chuyển (đƣờng
cong, hình sin, nét mảnh…). Đồng thời, các hoa văn, hình thể thƣờng mang tính
trang trí, cách điệu cao thay vì chỉ đi vào chi tiết quá mang tính đặc tả…Đây cũng
chính là một trong những điều rất đáng quan tâm về hình thức trong thiết kế Lễ
phục nhà nƣớc ngày nay. Trên các bộ Lễ phục này, kể cả khi chúng ta vận dụng
các mô típ tạo hình mang tính truyền thống nhƣ các hoa văn, hình thể trang trí trên
trống đồng Đông Sơn, trong các công trình điêu khắc, kiến trúc đình, chùa trƣớc
đây chẳng hạn…thì tất cả cũng đều phải chú ý đến những nguyên lý quan trọng nói
trên ! Tất nhiên ở đây một lần nữa chúng ta cần nhắc lại mối quan hệ giữa tính dân
tộc kết hợp với tính hiện đại vẫn là phƣơng châm chung trong việc sáng tạo ra các
yếu tố thuộc về hình thức của Lễ phục nhà nƣớc nhƣ vậy !

Bằng cái nhìn tổng thể, Lễ phục nhà nƣớc vừa là một loại thời trang vừa là
trang phục mang tính truyền thống, vừa là một phƣơng tiện sinh hoạt vừa là sản
phẩm nghệ thuật đặc biệt đƣợc sáng tạo và sử dụng nhƣ một biểu tƣợng văn hóa
trong giao tiếp nghi lễ cấp nhà nƣớc. Tính chất dân tộc và hiện đại, thông tin và
thẩm mỹ, đời thƣờng và thiêng liêng …hầu nhƣ là những “chuẩn chất” gắn liền
trong các tiêu chí thiết kế cả nội dung lẫn hình thức của những bộ Lễ phục này.
Chắc chắn rằng từ các tiêu chí chung tiến tới hình thành những phác thảo tạo thành
các mẫu mã đƣợc phê duyệt thực hiện dựa trên cơ sở các ý kiến đƣợc trƣng cầu
rộng rãi đòi hỏi nhất thiết cần phải có một sự đầu tƣ không ít cả thời gian lẫn công
sức nhƣng đó là việc làm cần thiết bởi tính chất đặc biệt quan trọng và mang nhiều
ý nghĩa của vấn đề cả trong giai đoạn trƣớc mắt lẫn về lâu dài !

75
BĐT 1.5.
BÀN VỀ TIÊU CHÍ NỘI DUNG BIỂU TRƢNG VĂN HÓA
Ở NĂM CỬA NGÕ CỦA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Một trong những hƣớng quy hoạch, phát triển của TP. Hồ Chí Minh từng
đƣợc lãnh đạo Thành phố đề xuất đó là sẽ tiến hành xây dựng “5 cửa vào Thành
phố” với những “cửa ngỏ” mang tính “biểu trƣng” đƣợc thiết kế hoành tráng, phù
hợp với yêu cầu lịch sử - văn hóa và mang tính thẩm mỹ cao… Xác định tiêu chí
nội dungcủa các biểu trƣng văn hóa ở 5 cửa ngõ vào TP. Hồ Chí Minh chính là
xác định những nguyên tắc chung cần phải tuân thủ trong quá trình phác thảo và
xây dựng đề án, thiết kế và thi công nhằm tạo ra những giá trị chuẩn mực cần phải
có cho các “biểu trƣng” ấy tƣơng xứng với yêu cầu đặt ra về vai trò, vị trí lịch sử
cũng nhƣ lòng mong đợi của mọi ngƣời đối với các công trình quan trọng và lâu
bền này. Đó là cơ sở chủ yếu định hƣớng cho mọi hoạt động góp phần sáng tạo
nên cái “hồn” từ đó mà góp phần quyết định cả mọi yếu tố kết cấu hình thức, tức
cái “xác”, cái “vỏ” bên ngoài của toàn bộ công trình.
Tiêu chí 1. Phải đảm bảo chức năng và công năng của bản thân công trình
một cách lâu dài
Xét về thực chất, các “biểu trƣng” ở đây chính là những biểu tƣợng văn hóa
(symbole culturel) đóng vai trò vừa là hình tƣợng nghệ thuật vừa là những “ký
hiệu” thông tin thể hiện bằng hình thức vật chất thông qua công trình kiến trúc và
điêu khắc vừa mang ý nghĩa tinh thần quan trọng đối với tiến trình lịch sử phát
triển của Thành phố đồng thời vừa góp phần tạo cảnh quan môi trƣờng văn hóa
không phải chỉ cho riêng bản thân Thành phố. Đó là những sản phẩm văn hóa vật
thể mang tính chất là những công trình công cộng có các giá trị đặc biệt án ngữ ở
các vị trí quan trọng trong quy hoạch trƣớc mắt lẫn trong hƣớng phát triển lâu dài
của Thành phố. Vì những yêu cầu to lớn nhƣ vậy, nội dung và hình thức của các
công trình này bắt buộc phải đạt những chuẩn mực khắt khe trên nhiều mặt (kỹ
76
thuật, nghệ thuật v.v…) để vừa mang tính khái quát giá trị cao, tính hoành tráng,
tính thẩm mỹ và cả tính lâu bền (về nội dung lẫn hình thức, về chất liệu thể hiện…)
v.v…và tất cả phải toát lên tính dân tộc – hiện đại ngang tầm với vị trí, tƣ thế của
Thành phố giai đoạn hiện nay cũng nhƣ trong tƣơng lai lâu dài .
Tiêu chí 2.Phải khái quát đƣợc các giá trị lịch sử tiêu biểu của Thành phố,
đặc biệt là những giá trị mang ý nghĩa dân tộc – thời đại
Đến giờ nhƣ chúng ta đã biết, lịch sử Thành phố này không dừng lại chỉ
“300 năm dựng xây vùng đất mới”, và đã có biết bao nhiêu là sự kiện có thể khai
thác…Nhƣng, sự kiện nào là tiêu biểu nhất, tiêu biểu cho truyền thống chung của
cả dân tộc đồng thời có ý nghĩa đối với thời đại (Liên quan Chủ nghĩa yêu nƣớc,
nhân vănv.v…)? Đó chính là định hƣớng cơ bản đối với việc chọn lọc những hình
ảnh lịch sử mang tính biểu tƣợng khái quát không phải chỉ để nhắc nhở quá khứ
anh hùng hoặc kể lể chiến công, tƣởng niệm những gian khổ hy sinh hoặc nhằm
khơi dậy lòng tự hào chính đáng v.v… mà còn là phải tạo ra sự trân trọng, sự tin
yêu của mọi ngƣời, kể cả của mọi đối tƣợng khách quốc tế khi họ đến với đất này.
Điều cần nhấn mạnh khác, chúng ta nói về lịch sử Thành phố này không phải chỉ
để tƣởng niệm quá khứ mà còn là để tăng thêm nội lực hƣớng nhìn về tƣơng lai.
Đó cũng là quan niệm chủ đạo để có thể xem xét lại mọi nội dung, kể cả những chủ
trƣơng, định hƣớng ban đầu. Chẳng hạn trƣớc đây chúng ta từng xác định “5 biểu
trƣng ở 5 cửa ngõ” nhƣ những “tƣợng đài chiến thắng” xuất phát từ sự kiện “năm
cánh quân” tiến vào giải phóng Thành phố năm 1975…Nhƣng, đó là quá khứ,
trong tƣơng lai phát triển của Thành phố này hình nhƣ còn những việc khác phải
tính toán thêm ! Ví dụ, Thành phố này có một cửa duy nhất để tiếp xúc với biển và
nơi đó đã và đang có hẳn một đời sống văn hóa biển (cũng có những giá trị lịch sử
khá sâu sắc) mà với quy hoạch hiện nay trong tƣơng lai không xa chắc chắn nó sẽ
có vai trò, vị trí không kém quan trọng về ý nghĩa kinh tế lẫn chính trị…Phải chăng

77
cần tính toán thêm về việc dựng một cửa hƣớng ra phía biển Đông (có thể bớt một
cửa ở phía Tây Thành phố) ?
Tiêu chí 3.Phải bao quát đƣợc đặc điểm bản sắc văn hóa của các cộng đồng
tộc ngƣời đã và đang có mặt đông đảo ở Thành phố
Chắc chắn bản sắc văn hóa địa phƣơng là một nội dung quan trọng hàng đầu
cần có trong các “biểu trƣng” của chúng ta . Mà chủ thể sáng tạo ra mọi giá trị văn
hóa, kể cả bản sắc văn hóa của địa phƣơng không thể ai khác, chủ yếu là các nhóm
cộng đồng tộc ngƣời đông đảo và có quá trình gắn bó với tiến trình lịch sử địa
phƣơng ấy. Do vậy căn cứ vào tình hình thực tế, những nét tiêu biểu nhất trong văn
hóa ngƣời Việt, ngƣời Hoa và một số tộc ngƣời khác có mặt tại Thành phố này rất
cần đƣợc nghiên cứu và thể hiện tốt trong các nội dung của các biểu trƣng nơi đây.
Tiêu chí 4.Phải thể hiện đƣợc tinh thần và tính chất “mở”của văn hóa
Thành phố trong mối quan hệ với các địa phƣơng trong nƣớc và toàn thế giới
Ngƣời ta vẫn thƣờng nói rằng, Sài gòn – Thành phố Hồ Chí Minh là một
thành phố trẻ, lịch sử của nó gắn liền với quá trình khai phá vùng đất mới Nam Bộ
khoảng trên dƣới 300 năm qua. Nhƣng thực tế không phải chỉ có nhƣ thế ! Quy
luật vận động, hình thành và phát triển của vùng đất này do đất trời và con ngƣời
tƣơng tác vào hình nhƣ đã có từ hàng ngàn năm trƣớc thậm chí xa hơn. Không phải
ngẫu nhiên mà nơi đây trở thành trung tâm đô hội số một của cả vùng thậm chí của
cả khu vực phía Nam – Việt Nam ! Về lịch sử địa lý tự nhiên đây là nơi làm gạch
nối của vùng phù sa cổ miền Đông Nam Bộ với vùng phù sa mới miền Tây Nam
Bộ (tức Đồng bằng sông Cửu Long). Về lịch sử địa lý nhân văn đây là nơi không
ngừng làm đầu mối hợp lƣu các dòng chảy văn hóa từ bản địa lâu đời tại chỗ cho
tới từ mọi vùng, miền gần xa của cả nƣớc, của cả khu vực thậm chí của nhiều nơi
trên thế giới. Ngay lịch sử 300 năm của Thành phố này hình nhƣ cũng là sự tích
hợp cả hàng “ngàn năm văn hiến” Việt Nam trong đó !... Do vậy các “biểu trƣng”
của chúng ta không thể chỉ là những cái “cổng rào” đánh dấu mốc địa giới của
78
Thành phố so với các địa phƣơng khác trong vùng và trong cả nƣớc mà phải thực
sự là cái “cổng chào” đối với mọi ngƣời đến với Thành phố, đến từ trong nƣớc
hoặc từ khắp thế giới. Là “cổng mở” mà không là “cổng đóng” cũng có ý nghĩa
khác : nó không chỉ “hƣớng vào trong” mà còn phải “hƣớng ra ngoài” !... Chẳng
hạn, cổng từ sân bay Tân Sơn Nhất vào cũng chính là cánh cửa “mở ra” với toàn
thế giới, cổng đi từ Đồng Nai về còn là để đi “đến” với miền Trung và “ra” cả các
tỉnh phía Bắc, cổng đi lên từ Long An còn là để “xuống” với Đồng bằng sông Cửu
Long, với các tỉnh ở cuối phƣơng Nam trên bản đồ Tổ quốc, cổng đi từ Bình
Dƣơng vào còn là để “nối” với Trƣờng Sơn – Tây Nguyên, cổng đi đến từ Tây
Ninh còn là để “nối” với Cam - pu – chia (hoặc: cổng vào từ Cần Giờ còn là để mở
ra biển Đông)… Mỗi cổng sẽ có một nét riêng nhƣng cái chung nhất là tính chất
“mở” theo hƣớng nhƣ vậy và điều đó chắc chắn có liên quan đến tiêu chí nội dung
của các “biểu trƣng” !...
Tiêu chí 5.Phải khẳng định rõ vị trí và tính chất (tọa độ) văn hóa của TP. Hồ Chí
Minh.
Không thể khác, nội dung và hình thức của các “biểu trƣng văn hóa ở 5
cửa ngõ TP. Hồ Chí Minh” phải góp phần định vị tọa độ văn hóa Thành phố này
với tƣ cách là một Thành phố vừa ở phƣơng Nam đồng thời vừa ở phƣơng Đông
(của Việt Nam, của Đông Nam Á, của châu A, đồng thời cũng là của cả trong quan
niệm các nƣớc phƣơng Tây…). Không phải ngẫu nhiên khi ngƣời ta từng gọi thành
phố này là “Hòn ngọc Viễn Đông”…Cần phải mạnh dạn tìm những hình tƣợng có
ý nghĩa cho nội dung quan trọng này. Ví dụ 5 cửa ngõ của Thành phố có thể gợi ra
sự liên tƣởng về 5 yếu tố “Ngũ Hành” quen thuộc trong tâm thức văn hóa phƣơng
Đông (Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ) mà ở đây gần nhƣ tƣơng ứng với 5 phƣơng của
5 cửa ngõ, trƣớc mắt tạm xác định: Trung ƣơng(cửa từ sân bay Tân Sơn Nhất vô),
Bắc (cửa từ Đồng Nai vào), Nam (cửa từ Long An lên), Tây (cửa từ Tây Ninh vào),
Đông (cửa từ Bình Dƣơng vào, hoặc từ biển Đông lên nhƣ ý kiến đề xuất ở phần
79
trên). Quan trọng của ý tƣởng này không phải chỉ là tạo thêm giá trị văn hóa cho
nội dung, tạo ý tƣởng liên kết thống nhất 5 biểu trƣng dù chúng ở 5 nơi khác nhau
mà còn là về hình thức màu sắc của các biểu trƣng cũng có thể tạo thành nét riêng
theo nguyên lý “Ngũ Hành” : màu vàng (cửa Trung ƣơng), màu đen (cửa Bắc),
màu đỏ (cửa Nam), màu trắng (cửa Tây), màu xanh (cửa Đông). Sự khác nhau về
màu sắc của 5 cửa theo hƣớng nhƣ vậy rõ ràng vừa tạo ra thêm giá trị văn hóa (nhƣ
đã nêu) vừa tạo nét riêng phong phú cho mỗi cửa lại vừa tạo tính liên hoàn và
thống nhất cho cả 5 cửa ! v.v...Tuy nhiên, dù sao “Ngũ Hành” cũng vẫn chủ yếu
đƣợc xem là yếu tố văn hóa Đông Á, nội dung và hình thức của các biểu trƣng nơi
đây còn cần phải hết sức chú ý yếu tố văn hóa Nam Á, tƣơng tự nhƣ mô típ văn
hóa Khmer, Chăm chẳng hạn… Đƣơng nhiên tất cả những yếu tố ấy không đƣợc
mâu thuẫn với tính chất công nghiệp – hiện đại của văn hóa Thành phố này.
Có thể còn nhiều ý tƣởng khác nhƣng chỉ với những gì đã đề cập ở trên cũng
đủ cho chúng ta thấy việc xây dựng các biểu trƣng văn hóa ở 5 cửa ngõ vào TP.
Hồ Chí Minh là việc có ý nghĩa lớn lao nhƣ là một sự kiện “cắm mốc” lịch sử –
văn hóa không phải chỉ cho riêng Thành phố này. Trong đó, khó nhất và quyết
định nhất, đầu tiên vẫn là xác định đúng các nội dung để tiến tới có các hình thức
thể hiện tốt nhất, đẹp nhất…

80
CHƢƠNG 2.
CƠ SỞ BẢN SẮC DÂN TỘC VIỆT NAMTRONG LỊCH SỬ
VÀ TRONG VĂN HOÁ NGHỆ THUẬT TRUYỀN THỐNG

2.1. CỘI NGUỒN VÀ TIẾN TRÌNH PHÁT TRIỂN VĂN HÓA VIỆTNAM
2.1.1. Cội nguồn văn hóa Việt Nam
2.1.1.1. Về đặc điểm địa - văn hóa Việt Nam:
(1)Việt Nam có tám vùng địa lý phân biệt khá rõ:Vùng núi (biên giới) phía
Bắc,Tây Bắc, Đông Bắc, Đồng bằng Bắc bộ, Bắc Trung bộ, Nam Trung bộ (Duyên
hải miền Trung), Tây nguyên, Nam bộ (Đông Nam bộ, Tây Nam bộ/Đồng bằng
sông Cửu Long). Ở mỗi vùng, đất đai, khí hậu, địa hình, thủy văn, động thực vật
mỗi khác nên sinh hoạt của cƣ dân trên đó cũng tùy hoàn cảnh mà biến dịch với độ
dung sai văn hóa thích ứng. Trên cơ sở đó và cùng với nó, các đặc điểm khác về
kinh tế - xã hội, dân cƣ - dân tộc.v.v.càng làm cho tính đặc thù văn hóa của mỗi
vùng thêm rõ nét, góp phần tạo ra tínhđa dạng, phong phú cho nền văn hóa Việt
Nam . Qua đó cho thấy, yếu tố môi trƣờng thiên nhiên có vị trí, vai trò rất quan
trọng đối với quá trình hình thành và phát triển, với việc tạo ra bản sắc của một nền
văn hóa.
(2)Tất nhiên, yếu tố địa lý - tự nhiên chƣa phải là tất cả . Nếu không tính đến nhân
tố quyết định là con ngƣời (nhân văn), sức mạnh của truyền thống (các giá trị văn
hóa).v.v.thì ngƣời ta không thể hiểu đúng và thấy hết các thế mạnh trong đặc điểm
chung và riêng của hệ sinh thái tự nhiên (và cả sinh thái xã hội)đối với đặc điểm
văn hóaở nƣớc ta . Do vậy, cái nhìn địa - văn hóa (géo culture) (hoặc địa lý - nhân
văn) vàquan điểm biện chứng, đặt sinh thái tự nhiên trong mối quan hệ tổng thể với
thiên nhiên cả nƣớc, cả khu vựclà rất cần thiết trong khi xem xét, phân tích về các
hằng số địa lý (constant géographique) của Việt Nam :

81
+ Nét chung của địa hình Việt Nam là đất không rộng (329.000 km2) và hẹp
chiều ngang (kinh tuyến) nên phải kéo dài theo chiều Nam - Bắc đến 15 vĩ độ
thành dãi đất chữ S. Tuy nhiên toàn bộ bản đồ Việt Nam vẫn nằm gọn trong vùng
nội tuyến (dƣới chí tuyến Bắc) nên khí hậu bao trùm lànóng. Biểu thị đới tính
(zonalité) ấy đã ấn định cho địa lý Việt Nam hằng số đầu tiên là nóngmà số liệu
diễn biến nhiệt độ của nó vẫn thƣờng xuyên làm bệ đỡ vững vàng cho đời sống văn
hóa dân tộc giữ đƣợc những mẫu số chung cần thiết.
+ Đặc điểm thứ hai của bản đồ địa lý - vật lý Việt Nam làmƣa vàẩm :vì mƣa
nhiều nên thời tiết thƣờng ẩm, lại vì quá ẩm nên hay mƣa (quá mù thành mƣa - tục
ngữ Việt Nam). Độ ẩm thấp thƣờng là 90%, có nhiều tháng hơi nƣớc bảo hòa trong
không khí đến 100%; lƣợng mƣa trung bình hằng năm từ 1,5 m đến 2 m. Cứ theo
luật đới tính thì phần Bắc Việt Nam, cái nôi của văn hóa dân tộc lẽ ra rất ít mƣa, vì
nằm trong vùng cao áp thƣờng xuyên của địa cầu, nơi có chí tuyến Bắc băng ngang
qua những sa mạc lớn châu Phi, châu Á . Nhƣng gió mùa châu Á đã phá vở luật
đới tính này trên cả vùng lớn Á châu, trong đó có Việt Nam, gây ra hiện tƣợng hai
mùa nhịp nhàng đều đặn hàng năm. Cho nên nếu vì đới tính mà Việt Nam có nắng
nóng, thì vì luật phi đới tính (azonalité), mà Việt Nam, cùng đại khối gió mùa châu
Á (L’asie du mousson) - tức những nƣớc cùng thƣờng xuyên chịu ảnh hƣởng loại
gió đem mƣa nhiều nhất thế giới - lại rất ẩmvàmƣa, đó là hằng số thứ haicủa địa lý
Việt Nam . Hằng số này kết cấu với hằng số đầu tiên tạo nên sự ƣu đãi cơ bản đối
với sinh thái Việt Nam, đối với sự phát triển kinh tế Việt Nam, và từ kinh tế mà
liên thông đến sự phát triển của văn hóa cả về cƣờng độ (mạnh / yếu), nhịp độ
(nhanh / chậm) và tính chất (phƣơng thức sản xuất).
+ Mặt khác, từ lâu ngƣời ta đã biết rằngđất ở Việt Nam đƣợc phân bố theo
tỉ lệ “tam sơn, tứ hải, nhất phần điền” nghĩalà núi chiếm ba phần, đất chỉ một phần
và rồi cả hai phần nội địa đó chỉ bằng phần lãnh hải. Nhƣ là một lẽ tất yếu khi xƣa
nay trên đất nƣớc này, hầu nhƣ dân Việt chỉ chọn vùng đắc địa là đồng bằng - châu
82
thổ, nơi dồn tụ những dòng nƣớc phù sa cực kỳ mầu mỡ. Có thể nói trên dãi đất
này ở đâu có diện tích sa bồi, có sông ngòi chằng chịt là ở đó có ngƣời Việt. Ngƣời
ta nói rằng sông nƣớclà hằng số thứ 3 của địa lý Việt Nam,đất nƣớc của hai ngàn
dòng chảy kể từ 10 km trở lên, của hàng trăm cửa sông đổ ra bể sau khi cắt xẻ địa
hình thành từng thùy, từng dãi hẹp của mấy châu thổ (delta) chi chít sông cả, sông
con và kênh rạch, màđiển hình nhất là châu thổ Cửu longở Nam Bộ với “Chín con
rồng” phun nƣớc ra biển Đông ào ạt ngày đêm…
2.1.1.2 . Về nguồn gốc bản địa của văn hóa Việt Nam
Đâychính là các tầng (nền) văn hóa gốc đƣợc phát hiện mang dấu tích hoạt động
của cƣ dân tại chỗ, ở các giai đoạn khác nhau gắn với các điều kiện địa lý tự nhiên
vùng, miền trên phạm vi lãnh thổ nƣớc ta. Nơi đây cũng là cơ sở nói lên tính chất
“đất gốc” cho các nhóm cộng đồng tộc ngƣời/dân tộc Việt Nam với toàn bộ các
hoạt động của họ diễn ra tại các môi trƣờng sống lâu dài ở trên những vùng miền
(địa phƣơng) thuộc đất nƣớc Việt Nam và trong quan hệ với khu vực Đông Nam Á.
(1) Việt Nam là một trong những cái nôi nhân loại: Đó là sự khẳng định qua
các tài liệu khảo cổ. Cụ thể cách đây khoảng 30 - 40 vạn năm (sơ kỳ đá cũ) đã có
ngƣời vƣợn cổ sinh sống ở khu vực Bình Gia (Lạng Sơn), Núi Đọ (Thanh Hóa),
Hàng Gòn - Dầu Giây (Đồng Nai)...
(2)Nguồn gốc nhân chủng các tộc ngƣời ở Việt Nam: Cách đây khoảng 1
vạn năm (thời kỳ đá giữa) trở về trƣớc, trên đất Việt Nam đã có ngƣời Melanesian
bản địasinh sống, sau đó hỗn chủng với ngƣời Mongoloid (di cƣ từ Tây Tạng sang)
để thành ngƣời Indonesian (cổ Mã Lai) với những diễn biến về nhân chủng/tộc
ngƣời nhƣ sau:
+ Cách nay khoảng 5000 năm, quá trình Mongoloid hóatiếp tục diễn ra làm
cho ngƣời Indonésienở nam Trung Quốc và bắc Đông Dƣơng (trong đó có bắc Việt
Nam) trở thành ngƣời Mongoloid phƣơng Nam hay còn gọi là Nam Á (Austro -
Asiatic)mà trong sử sách cũ của Việt Nam và Trung Quốc thƣờng gọi là Bách Việt
83
(Điền Việt, Dƣơng Việt, Nam Việt, Âu Việt, Lạc Việt .v.v.),đây là cơ sở cho sự
hình thành các nhóm tộc ngƣời với các nhóm ngôn ngữ nhƣ Việt - Mƣờng (Thổ,
Chứt...), Tày - Thái (Nùng, Cao Lan, Lào, Choang...), Mèo - Dao (Pà thẻn...), Môn
- Khmer (Kơ ho, Stiêng, Banar...), Tạng - Miến.v.v. để sau này tất cả hợp thành
cộng đồng các dân tộc Việt Nam…mà đầu mối buổi đầu ở trên vùng trung du
vàđồng bằng Bắc Bộ (Việt Nam) đó chính là nhà nƣớc sơ khai Văn Lang và Âu
Lạc (do sự kết hợp của Âu Việt và Lạc Việt, một bộ phận của Bách Việt) dƣới sự
lãnh đạo của 18 đời vua Hùng và Thục Phán An Dƣơng Vƣơng.
+ Trong toàn cảnh chung nhƣ trên, phía nam Đông Dƣơng và Đông Nam
Á (cả lục địa và hải đảo) chủ yếu vẫn còn là ngƣời Indonésien, về sau phát triển
thành ngƣời Austronesian (Nam Đảo) mà sau này ở nam Việt Nam đó là những tộc
ngƣời nói tiếng Mã Lai - Đa Đảo (Malayo - Polynesian):Chăm, Êđê, Giarai,
Raglai, Churu…
2.1.1.3.Cơ tầng lịch sử – văn hóa Đông Nam Á của Việt Nam
Dựa trên kết quả nghiên cứu từ nhiều góc độ khác nhau (Khảo cổ học, Sử
học, Dân tộc học...), các nhà khoa học vẫn thƣờng nói rằng “Việt Nam là mộtĐông
Nam Á thu nhỏ”ngay từ xa xƣa. Nhận định đó trƣớc hết dựa trên cơ sở tính thống
nhất khu vực của các nƣớc Đông Nam Á với những nền văn hoá có nguồn gốc và
bản sắc riêng của mỗi dân tộc đƣợc phát triển trong suốt chiều dài lịch sử.Từ thời
tiền sử và sơ sử cƣ dân Đông Nam Á cùng sinh tụ trên một khu vực địa lý đã sáng
tạo nên những nền văn hoá bản địa có cội nguồn chung trƣớc khi tiếp xúc văn hoá
Trung Hoa và Ấn Độ.Cho đến nay, không - thời gian Việt Nam - Đông Nam Á
cùng thống nhất trong một khu vực địa lý, với nền văn minh lúanƣớc vàbản sắc
văn hóa chủ yếu thể hiện ở sự giao thoa giữa Trung Hoa vàẤnĐộ trên cơ sở những
tƣơng đồng và mối quan hệ văn hóa đƣợc xác lập ngay từ xa xƣa:
+ Đông Nam Á bao gồm Đông Nam Á lục địa và Đông Nam Á hải đảo, là
một khu vực lịch sử - văn hóa đƣợc hình thành rất sớm, tạo nên một nền văn minh
84
nông nghiệp lúa nƣớc với một phức thể văn hóa gồm ba yếu tố: văn hóa núi(ngƣời
Môn – Khmer đại diện), văn hóa biển (ngƣời Nam Đảo đại diện),văn hóa đồng
bằng(ngƣời Thái, ngƣời Việt đại diện), trong đó văn hóa đồng bằng (của ngƣời
Việt) ở Việt Nam tuy có sau nhƣng đã góp phần đóng vai trò chủ đạo để tạo nên
diện mạo của nền văn minh nông nghiệp lúa nƣớc Đông Nam Á.

+ Hầu hết các nhà ngôn ngữ - dân tộc học, khảo cổ học đều thống nhất: chủ
nhân nền văn hóa Hòa Bình (gắn với ngôn ngữ Nam Á– Austroasiatique) trên đất
Việt Nam là chủ thể chính của văn hóa Đông Nam Á cổ đạitừ thời đá mới.
+ Nguồn gốc nhân chủng - ngôn ngữ của các dân tộc Việt Namđƣợc xác
định khởi từ các dân tộc cổ đại sinh sống trên lục địa Trung Hoa (phía Nam)hoặc
cao nguyên Tây Tạng,ngƣời Việt bản địacó cùng một nguồn gốc chung đó là
chủngCổ Mã Lai…Nhƣng nguồn gốc nào cũng đều có liên quan đến Đông Nam
Á...
Tóm lại, gốc rễ ban đầu của văn hóa Việt Nam là thuộc cơ tầng văn hóa
Đông Nam Á cổ và mang tính bản địa thật sự.
2.1.2. Tiến trình phát triển của văn hóa Việt Nam
2.1.2.1.Văn hoá thời kỳ dựng nước – Giao tiếp văn hóa và đấu tranh
chống đồng hóa văn hóa Trung Hoa (thiên niên kỷ trước và sau CN)
Văn hoá cộng đồng các dân tộc Việt Nam đƣợc xác lập và định hình ngay từ thời
đại kim khí (đồng thau, khoảng 4000 – 2000 năm trƣớc CN) vớicácnền văn hoá
khảo cổ Phùng Nguyên, Đồng Đậu, Gò Mun, Đông Sơn và với nền văn minh sông
Hồng trên lƣu vực sông Hồng, sông Mã, sông Cả, với dấu ấnnhà nƣớc sơ khai Văn
Lang - Âu Lạc tổ chức theohình thức liên minh bộ lạc đƣợc in dấu rõ nét bằng
những đặc trƣng văn hoá nhƣ sau :
+ Nghề trồng lúa nƣớc:Khoa học ngày nay khẳng định Việt Nam và Đông
Nam Á là một trung tâm nông nghiệp sớm (loại hình lúa nƣớc) của loài ngƣời bên
cạnh các trung tâm khác ở Trung Đông, Trung Mỹ, Pêru…Từ thời văn hóa Hòa
85
Bình (khoảng 1 vạn năm trƣớc) đã có các loại rau củ, cây ăn quả và trồng lúa (bên
cạnh chủ yếu vẫn là hái lƣợm, săn bắt). Đến thời kỳ Đông Sơn, nông nghiệp đã trở
thành ngành sản xuất chủ yếu với công cụ là cuốc (rìu), lƣỡi cày đồng bằng nhiều
kiểu dáng và vai trò của sức kéo gia súc đã đƣợc khẳng định…

+Nghề thủ công: Kỹ thuật đan lát các vật dụng vận chuyển nhƣ gùi và các
đồ đựng; kỹ thuật làm gốm (mài láng) các đồ đun nấu, đồ đựng; kỹ thuật dệt dọi xe
chỉ, nghề trồng dâu nuôi tằm kéo kén lấy tơ dệt lụa, vải dệt từ cây bông, đay, gai,
sợi tơ chuối (vải Giao Chỉ); kỹ thuật chế tạo thủy tinh, đồ trang sức, làm mộc, sơn,
chế tác đá, làm thuyền...

+Mô hình làng xã, hình thức cƣ trú và tổ chức xã hội : Hình thức công xã
nông thôn nông nghiệp lúa nƣớc thể hiện rõ qua lối cƣ trú tập trung thành làngở
vùng trung du, thƣờng ở ven đồi, gò cao giữa đồng, gần nguồn nƣớcvà rừng cây, ở
nhà sàn (có mái cong hình thuyềnhoặc mái khum kiểu mai rùa). Chế độ phụ hệ
(manh nha từ thời Phùng Nguyên, xác lập thời Đông Sơn)theo hình thức cƣ trú bên
chồng (thể hiện qua các truyện cổ…); gia đình hạt nhân phát triển, là đơn vị sản
xuất chủ yếu. Công xã nông thônsau đó dần thay thế bởi công xã thị tộc thông qua
hình thức“chạ”, “chiềng” và với hình thức “ruộng Lạc” bố trí theo ba không gian
làng xã: không gian cƣ trú, không gian sản xuất, không gian cho ngƣời chết (rãi rác
khắp đồng).Tổ chức làng xã về sau dần trở nên khép kín (trống làng nào làng ấy
đánh, thánh làng nào làng ấy thờ), theo chế độ tự túc, tự chủ (phép vua thua lệ
làng), tự quản, tự trị (hƣơng đảng tiểu triều đình), nó dần mang chức năng bộ phận
lãnh thổ, tập hợp lực lƣợng đấu tranh chống đồng hóa ngoại bang, kết hợp
nhauphát triển kỹ thuật đắp đê trị thuỷ ngày càng có hiệu quả cao.Truyền thống
“Nhân văn Thƣợng võ” bắt đầu từ “tình làng nghĩa xóm” gắn vớitinh thần đánh

86
giặc giữ nƣớc vàý thức độc lập, tự chủ đã từng bƣớc đƣợc hình thành vững chắc
trong tâm thức dân tộc…

+ Mô hình nhà nƣớc dân chủ (quân sự) sơ khai (thời các vua Hùng): Nhằm
khẳng định ý thức chủ quyền quốc gia (dân tộc), từmô hình xã hội thị tộc bộ lạc
(quan hệ huyết thống), cộng đồng Lạc Việttừng bƣớc tiến tới hình thành dân tộc
Lạc Việt với nhà nƣớc sơ khai Văn Lang-Âu Lạc đặt trung tâm kinh đô ở Phong
Châu (Làng Cả - Phú Thọ/di chỉ Gò Mun) và 15 bộ (địa phƣơng). Ngoài Lạc
vƣơng, bộ máy quản lý nhà nƣớc sơ khaicòn có Lạc Hầu, Lạc Tƣớng/Bố Chính,
Quan lang, Mị nƣơng và theo chế độ “cha truyền con nối”…
Sau giai đoạn Văn Lang và Âu Lạc, nguồn mạch văn hóa bản địa Việt Nam (mang
màu sắc cơ tầng văn hóa Đông Nam Á cổ) tiếp tục xuôi theo dòng lịch sử với nhiều
sóng gió thử thách phải vƣợt qua để tìm đƣờng phát triển bằng sự giao lƣu văn hóa
(cutural interchange) và tiếp biến văn hóa (acculturation) liên tục với các nền văn
hóa lớn trên thế giới. Qua cả ngàn năm bị đô hộ, đồng hóa và đấu tranh chống
đồng hoá về văn hóa bởi Nhà nƣớc phong kiến phƣơng Bắc, trên tổng thể mặc dù
văn hóa Việt Nam từng bƣớc bị Trung quốc hóa (sâu đậm nhất là sự ảnh hƣởng
bƣớc đầu của hệ tƣ tƣởng Khổng giáo) nhƣng vốn văn hóa bản địa truyền thống
Việt cổ vẫn ít nhiều đƣợc bảo lƣu (chủ yếu trong sinh hoạt văn hóa dân gian), kết
hợp với văn hoá Ấn Độ (chủ yếu là Phật giáo) đƣợc truyền sang Việt Nam ở buổi
ban đầu cùng với những khía cạnh tích cực của văn hoá Trung Hoa đƣợc chủ động
khai thác để tạo nên nguồn nội lực mới cho văn hoá dân tộc.
2.1.2.2.Xây dựng nền văn hóa độc lập, tự chủ theo mô hình phong kiến
trong kỷ nguyên Đại Việt (giữa thế kỷ X - cuối thế kỷ XIX)
Đây là giai đoạn văn hóa Việt Nam tiếp tục chịu ảnh hƣởng của văn hóa
Trung Quốc lúc đó với tƣ cách nhƣ là một “mẫu mực” mà Việt Nam (đặc biệt là
tầng lớp phong kiến) phải chủ động “học tập” đểnhằm tăng cƣờng thêm sức mạnh

87
cho dân tộc, trƣớc hết là để xây dựng cho đƣợc một nhà nƣớc phong kiến trung
ƣơng tập quyền vững mạnh. Sự ảnh hƣỏng đó chủ yếu vẫn là tƣ tƣởng Nho, Phật,
Lão, nhƣng ở giai đoạn đầu (thời Đinh, Lê, Lý, Trần),Phật giáo đại thừa (trực tiếp
truyền sang từ Trung quốc) đóng vai trò chủ đạo trong đời sống văn hóa tinh thần
Việt Nam, có nghĩa rằng lúc này văn hóa Ấn Độ (thông qua đạo Phật) cũng đã gián
tiếp tác động vào văn hóa Việt Nam. Trên cơ sở khai thác các thành tựu văn hóa
nhân loại đƣơng thời tiếp thu đƣợc, sức mạnh của văn hóa dân tộc đã đƣợc phát
huy và nhân lên mạnh mẽ không chỉ thể hiện ở việc xây dựng nhà nƣớc Đại Việt
hùng mạnh mà còn góp phần đánh thắng các thế lực ngoại xâm Tống, Nguyên,
Minh, Thanh, đặc biệt Mông Cổ (thế kỷ XIII) là lực lƣợngxâm lƣợc khét tiếng lúc
bấy giờ...Đến giai đoạn Lê - Nguyễn,Nho giáo lại trở thành tƣ tƣởng thống soái,
thậm chí trở nên cực đoan trong việc củng cố quyền lực phong kiến và phần nào o
ép cả văn hóa dân tộc, sự phân hóa sức mạnh dân tộc đƣa đến sự suy tàn dần của
nhà nƣớc phong kiến..Dù thời thếcũng đã tạo ra những “tia sáng” mớinhƣ sự khởi
phát của nhà Tây Sơn (thế kỷ XVIII), buổi đầu thời nhà Nguyễn (đầu thế kỷ
XIX)…nhƣng đó cũng chỉ là những ánh sáng “lóe lên”lần cuối trƣớc khi ngọn đèn
sắp tắt hẳn! Đồng thời lúc này nền văn hóa truyền thống Việt Nam cũng đã bắt đầu
xuất hiện những nhân tố mới, đó là việc ngƣời Việt mở đƣờng khai phá về phƣơng
Nam và Việt Nam bắt đầu tiếp xúc với văn hóa phƣơng Tây.
2.1.2.3. Mở rộng giao tiếp văn hóa từ Đông qua Tây và hội nhập với văn
hoá toàn thế giới (cuối thế kỷ XIX đến nay)
Càng tiến về phía Nam, văn hóa Việt Nam càng gần với văn hóa Đông Nam Á (cổ
lẫn hiện đại) qua việc tiếp xúc, giao lƣu với các dân tộc bản địa phƣơng Nam
(Chăm, Khmer...), kể cả có điều kiện mở rộng hơn các mối quan hệ trực tiếp với
các nƣớc Đông Nam Á khác trong khu vực, là những nơi chủ yếu chịu ảnh hƣởng
của văn hóa Ấn Độ, một trong những nền văn hóa lớn nhất của thế giới. Từ đó,
trong văn hóa Việt Nam càng có thêm nhiều bóng dáng văn hóa Ấn Độ bên cạnh
88
văn hoá Trung Quốc, tất cả đan xen nhau trên cái nền văn hóa bản địa Việt Nam
vốn thuộc cơ tầng văn hóa Đông Nam Á cổ .Đấy chính là bản sắc cơ bản của nền
văn hóatruyền thống Việt Nam.Tiếp theo đó, sau này văn hóa phƣơng Tây (chủ
yếu là Pháp và Mỹ – vốn từ cội nguồn văn hóa Hy – La…) đƣợc văn hóa Việt Nam
tiếp thu nhƣ là một nhân tố nhằm hiện đại hóa nền văn hóa dân tộcdựa trên cơ sở
giữ gìn và kế thừa những giá trị tốt đẹp đã có trong vốn văn hóa truyền thống nhƣ
đã nói. Trong giai đoạn lịch sử hiện đại, sau khi xây dựng nền văn hóa kháng chiến
và hoàn thành thắng lợi cuộc cách mạng giải phóng dân tộc dƣới sự lãnh đạo của
Đảng Cộng sản Việt Nam và chủ tịch Hồ Chí Minh, anh hùng giải phóng dân tộc
và là nhà văn hóa lớn của thế giới, trong bối cảnh giành đƣợc hòa bình thống
nhấtđất nƣớc, đặc biệt là sau năm 1986, văn hóa Việt Nam từng bƣớc hội nhập với
văn hóa toàn thế giới trong mô hình của “Xã hội thông tin và nền kinh tế tri thức”.
Và đây chính là một vấn đề thời sự trong việc “Xây dựng nền văn hóa tiên tiến
đậm đà bản sắc dân tộc”của Việt Nam hiện nay trong quá trình tiến ra biển lớn
vớixu thế “Toàn cầu hóa” ngày càng mở rộng đồng thời trực tiếp đối đầu với
“Những Vấn đề toàn cầu” ngày càng gay gắt…
2.2.ĐẶC TRƢNG VĂN HÓA TỘC NGƢỜI VÀ CÁC VÙNG VĂN HÓA
NGHỆ THUẬT TRUYỀN THỐNG Ở VIỆT NAM
2.2.1. Đặc điểm chung về cộng đồng các dân tộc Việt Nam
2.2.1.1. Các nhóm nhân chủng - ngôn ngữ và văn hóa tộc người
(1)Việt Nam là một quốc gia đa tộc ngƣời (54 tộc ngƣời, theo số liệu điều tra năm
1979), mỗi tộc ngƣời có lịch sử và bản sắc văn hóa riêng biệt (khác nhau) hoặc có
giao lƣu quan hệ lẫn nhau.
+Về nhân chủng: thuộc đại chủng Mongoloid, tiểu chủng Mongoloid
phƣơng Nam.
+ Về ngôn ngữ: Thuộc nhiều ngữ hệ trong ba ngữ hệ lớn : Nam Á (Austro –
Asiatique), Mã lai - Đa đảo (Malayo – Polynesian) và Hán - Tạng.
89
+ Về lịch sử cƣ trú: Bản địa lâu đời hoặc mới đến qua nhiều giai đoạn.
(2) Nhìn chung sự phát triển của các tộc ngƣời ở Việt Nam là không đồng đều, kể
cả giữa các tộc ngƣời thiểu số với nhau, khái quát nhất đó là :
+ Miền Bắc : chủ yếu ở Trung du/Từ Nam Trung quốc di cƣ xuống/Chƣa có
tộc ngƣời nào phát triển tới trình độ quốc gia dân tộc.
+ Miền Nam : Chủ yếu là cƣ dân địa phƣơng / Có xuất xứ và ảnh hƣởng đậm
nét văn hóa Nam Đông Dƣơng và Ấn Độ. Chủ yếu sống ở đồng bằng và thành phố/
Đã có quốc gia dân tộc, có chữ viết riêng…

* Sơ đồ khái quát về

2.2.1.2. Đặc điểm quá trình tộc người ở Việt Nam


(1) Nét lớn trong quá trình tộc ngƣời ở Việt Nam xƣa nay chủ yếu vẫn là
sự thống nhất (convergence) đặc biệt theo xu hƣớng hợp nhất (intégration), do :

90
+ Truyền thống cùng đoàn kết chống thiên nhiên và chống ngoại xâm (vì
vận mệnh chung)
+ Sự phân bố dân cƣ, dân tộc phân tán, xen kẽ nhau tạo ra sự tiếp xúc rộng
lớn, giao lƣu văn hóa mạnh mẽ giữa các dân tộc.
+ Ngƣời Việt chiếm 80% trong toàn bộ thành phần các dân tộc với truyền
thống lịch sử và văn hóa khá dày, trở thành tộc ngƣời chủ thể đóng vai trò trung
tâm đoàn kết, thống nhất toàn thể cộng đồng dân tộc (nhất là ý thức đoàn kết dân
tộc – đặc biệt là của tộc ngƣời chủ thể – rất rõ nét và ngày càng có sự tự giác cao,
ví dụ Chính sách dân tộc của Đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay …)
(2) Do hoàn cảnh lịch sử - xã hội đặc biệt, đôi lúc quá trình tộc ngƣời ở
Việt Nam có nhiều biến động lớn do: chiến tranh, di dân, xâm lƣợc của ngoại bang,
phân hóa giai cấp, sự phát triển đột biến của kinh tế - xã hội…vì vậy quá trình ấy
diễn ra do sự tác động trực tiếp của yếu tố lịch sử hoặc những yếu tố thuộc về địa
vực cƣ trú, các quan hệ kinh tế và những yếu tố thuộc về văn hóa tộc ngƣời
nhƣngôn ngữ, phong tục tập quán…
(3) Các kết quả cụ thể của quá trình tộc ngƣời ở Việt Nam đáng lƣu ý nhất
là :
+ Các tộc ngƣời hình thành nhiều nhóm tộc ngƣời (ethnographicgroup),
hoặc rộng hơn là những nhóm ngôn ngữ tộc ngƣời (ethnolinguistic community):
Việt - Mƣờng, Tày - Thái, Môn - Khmer …
+ Sự phân bố dân cƣ - dân tộc đã hình thành nên những lãnh thổ tộc
ngƣời (ethnicterritory) và những vùng văn hóa tộc ngƣời(ethnic cultural areas):
Văn hóa đồng bằng và trung du Bắc bộ với cƣ dân chủ thể là ngƣời Việt (Kinh),
văn hóa Bắc Trung bộ với cƣ dân chủ thể là ngƣời Mƣờng và các nhóm ngƣời Việt
cổ (Mày, Sách, Rục..), văn hóa miền Tây Bắc với cƣ dân chủ thể là ngƣời Thái ở
vùng núi thấp; văn hóa miền Đông Bắc với cƣ dân chủ thể là ngƣời Tày và nhóm
ngôn ngữ Hán (Hoa, Ngái, Sán Dìu); văn hóa Việt Bắc với cƣ dân chủ thể là các
91
dân tộc Tày, Nùng; văn hóa vùng rẻo cao biên giới phía Bắc với nhóm ngôn ngữ
Mèo, Dao và Tạng, Miến; văn hóa ven biển (duyên hải) miền Trung (Nam Trung
Bộ) với dân tộc Chăm; văn hóa Bắc Trƣờng Sơn với các tộc ngƣời thuộc nhóm
ngôn ngữ Môn - Khmer Bắc (gia đình phụ hệ); văn hóa Tây nguyên và Đông Nam
bộ với các dân tộc thuộc nhóm ngôn ngữ Malayo - Polynesian và Môn - Khmer
Nam (gia đình mẫu hệ và mẫu hệ đang tan rã); văn hóa đồng bằng sông Cửu Long
với cƣ dân chủ thể là ngƣời Việt và ngƣời Khmer, Chăm, Hoa …
2.2.2. Các vùng văn hóa nghệ thuậttruyền thống ở Việt Nam
Khái niệm Vùng văn hóa (Cultural area) ở đây có thể đƣợc hiểu là một
dạng thức “liên văn hóa” (interculture) trong một không gian địa - văn hóa(geo -
culture) với các cộng đồng ngƣời cùng chung sống trong một môi trƣờng tự nhiên
và những điều kiện phát triển xã hội tƣơng đồng và các mối quan hệ giao lƣu văn
hóa nhất định nên trong quá trình lịch sử lâu dài đã hình thành những đặc trƣng văn
hóa chung. Theo Ngô Đức Thịnh : “Vùng văn hóa là một vùng lãnh thổ có những
tƣơng đồng về mặt hoàn cảnh tự nhiên, dân cƣ sinh sống ở đó từ lâu đã có những
mối quan hệ nguồn gốc và lịch sử, có những tƣơng đồng về trình độ phát triển kinh
tế - xã hội, giữa họ đã diễn ra những giao lƣu, ảnh hƣởng văn hóa qua lại, nên
trong vùng đã hình thành những đặc trƣng chung, thể hiện trong sinh hoạt văn hóa
vật chất và văn hóa tinh thần của cƣ dân, có thể phân biệt với vùng văn hóa
khác”20. Các vùng văn hoá nhƣ vậy mở rộng ra và nhấn mạnh hơn về các loại hình
nghệ thuật truyền thống có mặt trong vùng có thể đƣợc gọi chung là “Vùng văn
hoá nghệ thuật (truyền thống)”. Dựa theo kết quả nghiên cứu phân vùng văn hoá
phổ biến hiện nay, Việt Nam có thể đƣợc phân thành các vùng văn hóa nghệ thuật
truyền thống trên ba miền nhƣ sau :
2.2.2.1. Các vùng văn hóa nghệ thuật miền Bắc (Bắc Bộ), gồm :

20
Ngô Đức Thịnh (chủ biên) :Văn hóa vùng và phân vùng văn hóa ở Việt Nam; Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 1993,
trang 99.
92
(1) Tây Bắc(Vĩnh Phúc,Phú Thọ, Yên Bái, Điện Biên, Hòa Bình, Lào Cai, Sơn La,
Lai Châu)
(2) Đông Bắc/Việt Bắc (Cao Bằng, Bắc Cạn, Lạng Sơn, Hà Giang, Tuyên Quang,
Thái Nguyên, Quảng Ninh)
(3) Đồng bằng Bắc Bộ, gồm :
+ Hà Nội (gồm cả Hà Tây cũ)– Kinh đô / kỳ – Kẻ Chợ (Thăng Long) –
Xứ Đoàixƣa (gồm cả Vĩnh Phú cũ)
+ Bắc Ninh, Bắc Giang (Luy Lâu, Kinh Bắc cũ) – Xứ Bắc xƣa
+ Nam Định, Hà Nam, Thái Bình –Xứ Nam xƣa
+ Hải Dƣơng, Hải Phòng,Hƣng Yên – Xứ Đông xƣa
+ Ninh Bình – Cố đô xƣa (thời Đinh, Lê)
+ Thanh Hóa, NghệAn, Hà Tĩnh – Vùng “phên giậu phía Nam” xƣa
* Đặc điểm chung của các vùng văn hóa nghệ thuật Bắc Bộ :
+ Nơi mang tính chất là một cái “nôi”, cái “gốc” nền tảng của cộng đồng các dân
tộc và văn hóa Việt Nam: Bắt đầu từ những nền văn hóa khảo cổ có vị trí quan
trọng trong tiến trình hình thành cộng đồng dân tộc ở buổi đầu (Sơn Vi, Hòa Bình,
Phùng Nguyên - Đồng Đậu - Gò Mun và Đông Sơn…), toàn bộ những thành tố
lịch sử - văn hóa thời kỳ “vua Hùng dựng nƣớc” mở đầu cho các tiến trình lịch sử
sau đó…

+ Điểm “khởi phát” tiến trình lịch sử – văn hóa của ngƣời Việt theo công
thức“Từ trung du xuống đồng bằng– Từ Bắc vào Nam”: Đó là quá trình cộng sinh
lúc đầu chủ yếu là cộng cƣ khu vực vùng cao biên giới (Tây Bắc, Đông Bắc) và
các địa phƣơng phía Bắc sau đó là từng bƣớc tràn xuống định cƣ lâu dài ở vùng
đồng bằng (Bắc Bộ) và tiếp theo là phát triển mạnh mẽ về phía Nam (Trung Bộ và
Nam Bộ)…

93
+ Nơi hình thành, phát triển xã hội cũ (phong kiến, nông nghiệp cổ truyền): Đó
là nền tảng xã hội theo phƣơng thức sản xuất nông nghiệp (cổ truyền) với chủ thể
xã hội là ngƣời nông dân và không gian văn hóa nông thôn là chủ yếu. Nơi đó, chế
độ nhà nƣớc phong kiến trung ƣơng tập quyền qua các thời kỳ (Đinh – Tiền Lê, Lý
– Trần – Hồ, Hậu Lê…) đƣợc hình thành và phát triển lúc thịnh, lúc suy nhƣng đã
là lực lƣợng tổ chức, quản lý xã hội bằng việc phát huy nội lực văn hóa dân tộc kết
hợp các thành tựu văn hóa tƣ tƣởng phƣơng Đông (Nho, Phật, Lão…) tạo nên sức
mạnh giúp dân tộc vƣợt qua đƣợc nhiều thử thách thiên tai, địch họa khốc liệt…

+ Nơi gần nhƣ hình thành toàn bộ đội ngũ trí thức và lƣu dấu mọi truyền thống
dân tộc (theo tinh thần “Văn hiến” và “Hiền tài là nguyên khí quốc gia”…): Đó là
vùng đất với những di tích kể về một nền giáo dục đào tạo theo Nho học với chế độ
khoa cử theo hình thức “cửa Khổng sân Trình” là chủ yếu nhƣng cũng đã đào tạo
nên những nhân vật lịch sử đóng vai trò quan trọng cho sự tồn tại và phát triển của
cả dân tộc qua trƣờng kỳ lịch sử dựng nƣớc và giữ nƣớc ở những giai đoạn đầucủa
nhà nƣớc phong kiếnViệt Nam.

+ Nơi nền văn hóa truyền thống Việt Nam đƣợc nuôi dƣỡng, phát triển và bảo tồn
cơ bản, chủ yếu đó là không gian văn hóa đặc trƣng của xã hội phong kiến nông
nghiệp cổ truyền Việt Nam :
- Văn minh lúa nƣớc, văn hóa xóm làng

- Tín ngƣỡng nguyên thủy(Phồn thực, Vạn vật hữu linh, Thờ cúng tổ tiên, thờ
Mẫu…), Tam giáo (Nho, Phật, Lão…)
- Phong tục – Lễ hội dân gian…

+ Đặc biệt, các loại hình nghệ thuật truyền thống sớm phát triển và phát
triển mạnh mẽ, bền bĩ cho đến tận ngày nay:
- Văn học dân gian : Tục ngữ, Ca dao, Câu đố, Truyện kể, Tiếu lâm…

94
- Âm nhạc, Múa/Diễn xƣớng dân gian : Quan họ, Ca trù,Hát Văn, Hát Xoan,Hát
Ghẹo, Hát Dậm, Hát Đúm, Hát Trống quân, Hát Chèo Tàu, Hát Then, Hát Giặm,
Hò Sông Mã …

- Sân khấu truyền thống : Chèo / Tuồng / Múa Rối nƣớc / Dân ca kịch…

- Mỹ thuật dân gian : Tranh dân gian (Đông Hồ, Hàng Trống, Kim Hoàng…)/
Điêu khắc – Kiến trúc (đình, chùa, đền, miếu…)…

- Thủ công mỹ nghệ: đúc đồng, gốm, sơn mài, điêu khắc gỗ, kim hoàn,
dệt…

- Võ thuật cổ truyền với truyền thống “Nhân văn Thƣợng võ”…

2.2.2.2. Các vùng văn hóa nghệ thuật miền Trung (Trung Bộ)

(4) Bắc Trung Bộ, gồm các địa danh theo tiến trình lịch sử, gồm :
+ Thuận – Hóa (từ châu Ô, châu Lý / Rí của Chăm pa)21
+ NgũQuảng (gồm Quảng Bình, Quảng Trị, Quảng Đức (sau nàylà
Thừa Thiên) /Quảng Nam, Quảng Ngãi),sau này gồm cả Đà N ng.
+ “Con Đƣờng Di Sản Miền Trung” (từ giữa thập kỷ cuối thế kỷ XX)
(5) Nam Trung Bộ, gồm :
+ Bình Định + Phú Yên + Khánh Hòa
+ Ninh Thuận + Bình Thuận
* Đặc điểm chung của các vùng văn hóa nghệ thuật Trung Bộ :
+ Nơi in dấu ấn giai đoạn cuối cùng của chế độ phong kiến Chăm pa và Đại Việt
(triều Nguyễn) nhƣng cũng là nơi nhân lên sức mạnh văn hóa Việt Nam để chuyển
tiếp quá trình hình thành vùng văn hóa Nam Bộ.

21
Vốn là quà sính lễ cƣới công chúa Huyền Trân (năm 1305) của Chế Mân, vua Chăm sau chuyến viếng thăm
Chăm – pa trƣớc đó (năm 1301)của vua Trần Nhân Tông với tƣ cách thiền sƣ Điều Ngự Giác Hoàng, Tổ khai sáng
Thiền phái Phật giáo Trúc Lâm Yên Tử…

95
+ Nơi “hội lƣu” các dòng văn hóa chủ đạo trong nền văn hóa truyền thống Việt
Nam gồm Đại Việt (Đông Bắc Á)+ Chăm pa (Nam Á) trên nền tảng cơ tầng văn
hóa Đông Nam Á cổ…
+ Nơi còn đậm dấu ấn văn hóa các tộc ngƣời nguyên thủy và là quê hƣơng của
nhóm Nam Đảo (Mã Lai - Đa Đảo) ở Việt Nam : Chăm, Raglai…

+ Nơi còn lƣu giữ nhiều di sản văn hóa (vật thể, phi vật thể) của những nền văn
hóakhác nhau với những nét bản sắc rất đa dạng (Chăm,Việt, Hoa, Nhật…)

+ Nơi có địa thế “ƣỡn ra” biển sâu nhiều nhất nƣớc nên văn hoá cũng “giàu
chất biển” hơn so với các vùng miền khác22 thể hiện cụ thể qua những sinh hoạt
văn hoá biển đặc trƣng nhƣ tín ngƣỡng - lễ hội thờ cúng cá voi, các phong tục tập
quán, văn hoá ẩm thực liên quan biển cả…

+Nơi còn lƣu giữ những loại hình nghệ thuật truyền thống nhƣ

- Âm nhạc và Múa/Diễn xƣớng dân gian: Nhã nhạc cung đình triều
Nguyễn, Ca Huế, Múa Chăm, múa hát Bả Trạo, hát Sắc Bùa, sinh hoạt
trò chơi Hát Bài Chòi…
- Sân khấu: Tuồng
- Mỹ thuật:Trang trí, điêu khắc – kiến trúc gắn với cung đình, lăng tẩm
vua chúa (triều Nguyễn), nhà Rƣờng, các đền tháp Chăm,kỹ thuật đúc
đồng, …

(6) Tây Nguyên (Cao nguyên miền Tây Nam Trung Bộ), gồm :
+ Bắc Tây Nguyên (Gia Lai, Kon Tum)
+ Nam Tây Nguyên(Đăk Lăc, Đăk Nông, Lâm Đồng)
* Đặc điểm chung của vùng văn hóa nghệ thuật Tây Nguyên :
+ Nơi hiện diện gần 20 tộc ngƣời thuộc 2 nhóm ngôn ngữ chính :

22
Xem Ngô Đức Thịnh (2004): Văn hoá vùng & Phân vùng văn hóa ở Việt Nam, Nxb Trẻ, trang 216.
96
- Malayo – Polynesian (Mã Lai – Đa Đảo): Êđê, Giarai / Churu,
Raglai
- Môn – Khmer: Ba na, Mạ, Stiêng, Kơ ho, Lạt, Chil...
+ Nơi còn in đậm dấu ấn “cơ tầng văn hóa Đông Nam Á cổ” (theo tính
chất “Phi Hoa, phi Ấn, phi Hy - La”23):
- Di tích khảo cổ Lung Leng (Kon Tum)
- “Không gian văn hóa cồng chiêng” (Di sản Văn hóa phi vật thể và
truyền khẩu của thế giới, 2005)
- Lễ hội Pơ thi (Bỏ Mã), Đâm trâu, các luật tục, tín ngƣỡng đa thần
(trời, thần, ma…)…
+ Các loại hình nghệ thuật truyền thống đặc trƣng:
- Văn học: Sử thi, truyện kể (khan, hơri, hơmon…)
- Âm nhạc và Múa: Cồng chiêng, các loại nhạc cụ tre nứa đặc sắc (T’
rung, Klong put…), các làn điệu dân ca, các điệu múa dân gian, múa
sinh hoạt của các tộc ngƣời Tây Nguyên…
- Mỹ thuật: Tƣợng nhà mồ, hoa văn thổ cẩm trang phục các dân tộc…

2.2.2.3. Các vùng văn hóa nghệ thuật miền Nam (Nam Bộ):
(7) Đông Nam Bộ, gồm :
+ Thành phố Hồ Chí Minh (Sài Gòn xƣa)
+ Đồng Nai + Tây Ninh
+ Bình Dƣơng + Bình Phƣớc
+ Bà Rịa – Vũng Tàu
(8) Tây Nam Bộ (Đồng bằng sông Cửu Long), gồm :
+ Long An + Tiền Giang + Bến Tre
+ Vĩnh Long + Trà Vinh

23
Không bị ảnh hƣởng văn hoá Trung Hoa, Ấn Độ và Hy Lạp, La Mã, tức những nền văn hoá cổ đại lớn nhất đã
từng chi phối hầu khắp các nền văn hoá lớn nhỏ trên khắp thế giới.
97
+ Đồng Tháp + An Giang
+ Cần Thơ + Hậu Giang + Sóc Trăng
+ Kiên Giang + Bạc Liêu + Cà Mau
* Đặc điểm chung của các vùng văn hóa nghệ thuật Nam Bộ :
+ Nơi thể hiện sức sống của “ngọn/cây” văn hóa Việt Nam kết hợp với nhiều cái
mới và đang bƣớc đầu định hình “bản sắc” văn hóa địa phƣơng(“Văn minhđô
thị”miền Đông/“Văn minh miệt vƣờn” miền Tây…); Nơi kinh tế thị trƣờng hàng
hóa phát triển mạnh, năng động.

+ Vùng đất mới, nơi gặp gỡ văn hóa “tứ chiếng”= Óc Eo(dấu ấn văn hóa cổ
đại)+Việt, Hoa, Chăm, Khmer (yếu tố truyền thống)+Đông Nam Á (truyền thống
lẫn hiện đại) + phƣơng Tây (yếu tố hiện đại) thể hiện trên nhiều khía cạnh : Phong
tục, ẩm thực, trang phục, ngôn ngữ, nghệ thuật …

+ Nơi đậm nét văn hóa Nam Á (Ấn Độ hóa, “Hindouisé”) và “phi Hán hóa”
(“Sinisation”) về văn hóa (so với miền Trung, miền Bắc) với tính chất “thoáng
mở”, “âm tính”24…

+ Nơi tín ngƣỡng, tôn giáo phức tạp, dày đặc nhất nƣớc : Từ Tứ Ân Hiếu Nghĩa,
Hòa Hảo, Cao Đài, Phật Giáo, Thiên Chúa (với nhiều tông phái)…cho đến Đạo
Trần, Đạo Dừa, Đạo Nằm, Đạo Ngồi…, những phong tục gắn với tín ngƣỡng, lễ
hội dân gian đặc trƣng nhƣ Cúng việc lề, Lễ hội thờ Bà Chúa Xứ, thờ Bà Thiên
Hậu…

+ Nơi có các loại hình nghệ thuật truyền thống đặc trƣng vùng miền:

- Văn học: Thơ ca, hò, vè, truyện thơ, truyện tiếu lâm, truyện Ba
Phi…

24
Xem Huỳnh Quốc Thắng (2003) :Lễ hội dân gian ở Nam Bộ, Viện Văn hoá & Nxb Văn hoá - Thông tin, Hà Nội,
trang 206.
98
- Âm nhạc và Múa : Các điệu Lý, Đờn ca tài tử, Múa bóng rỗi, Chặp
Địa Nàng, Múa Lân – Sƣ – Rồng …
- Sân khấu: Cải lƣơng, Hát Bội, Rô băm, Dù kê, Dì kê…

*CÂU HỎI ÔN TẬP CHƢƠNG 2


Ôn tập 2.1: Khái quát về nguồn gốc và tiến trình phát triển của văn hóa Việt
Nam ?

Ôn tập 2.2: Khái quát đặc điểm nhân chủng – ngôn ngữ, các quá trình tộc
ngƣời và các vùng văn hóa ở Việt Nam ?

* Bài đọc thêm chƣơng 2

BĐT 2.1.

HUẾ TRONG CON ĐƢỜNG DI SẢN MIỀN TRUNG

CON ĐƢỜNG DI SẢN MIỀN TRUNG, con đƣờng của hệ thống tuyến
điểm du lịch mang những giá trị thuộc loại đặc sắc nhất Việt Nam, nơi tập trung
một loạt các di sản văn hóa, di sản thiên nhiên thế giới nhƣ Phố cổ Hội An, Thánh
địa Mỹ Sơn, Cố đô Huế, Rừng quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng cùng hàng loạt các
tài nguyên văn hóa - du lịch quan trọng khác. Trong “Chiến lƣợc phát triển du lịch
Việt Nam 2001 – 2010” đã đƣợc Chính phủ phê duyệt, nơi đây thuộc vùng quy
hoạch du lịch Bắc Trung Bộ, từ Quảng Bình đến Quảng Ngãi mà Huế và Đà Nẵng
là trung tâm của vùng và địa bàn động lực tăng trƣởng du lịch là Quảng Trị – Huế
– Đà N ng – Quảng Nam. Nhƣ vậy, thực chất Con Đƣờng Di Sản Miền Trung
chính là một hệ thống tour bao gồm những sản phẩm du lịch văn hóa có giá trị đặc
biệt của vùng du lịch Bắc Trung Bộ nói riêng, của du lịch Việt Nam nói chung.
Sức hấp dẫn của những sản phẩm du lịch này đƣợc quyết định chủ yếu bởi những
danh thắng lớn nhƣ :Đèo Hải Vân (từng đƣợc mệnh danh “Thiên hạ đệ nhất hùng
quan”), Bà Nà – Núi Chúa (nay đã đƣợc quy hoạch xây dựng thành một khu du

99
lịch quy mô tầm cỡ), Ngũ Hành Sơn v.v…nhƣng trong đó nổi bật nhất vẫn là các di
sản văn hóa, di sản thiên nhiên thế giới trong vùng :

Đô thị cổ Hội An (Hội An, Quảng Nam): Một cảng thị từng phát triển
mạnh từ thế kỷ XVI – XIX với nhiều mối quan hệ giao thƣơng quốc tế rộng rãi
cùng nhiều khu vực trên thế giới cả Đông lẫn Tây, ngày nay vẫn còn tồn tại gần
nhƣ nguyên vẹn những khu phố cổ, những công trình kiến trúc mang dấu ấn văn
hóa của các cộng đồng Chăm, Việt, Hoa, Nhật cùng những làng nghề truyền thống
nổi tiếng (gốm, mộc, đúc đồng…), những sản vật và sinh hoạt đặc trƣng xứ Quảng
(ẩm thực, nghệ thuật, tín ngƣỡng, lễ hội…) v.v…
Thánh địa Mỹ Sơn (Duy Xuyên, Quảng Nam) : Quần thể di tích với trên
70 đền, tháp cùng nhiều bia ký bằng gạch, đá xây dựng từ thế kỷ IV đến XIII. Nơi
đây nguyên là dấu vết thành đô xƣa, sau đó là thánh đô (trung tâm tôn giáo lớn
nhất) của vƣơng quốc Chăm pa thời cổ đại, đặc biệt ở khu vực hình thành và phát
triển thị tộc Dừa (Narikelavamsa) thuộc miền Bắc vƣơng quốc (Amaravati). Nét
đặc sắc của quần thể di tích này không phải chỉ ở các giá trị nghệ thuật điêu khắc,
kiến trúc Chăm tuyệt vời kết hợp cái thần sắc An Độ giáo lung linh huyền bí mà
còn là ở các khía cạnh đặc trƣng khác của lịch sử – văn hóa vƣơng quốc Chăm pa
từng lừng lẫy một thời…
Vƣờn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng (Bố Trạch, Quảng Bình): Kỳ quan
thiên nhiên gồm hệ thống 32 hang động đá vôi (có hang dài gần 16.000m, cao
50m, sâu 83m) bao gồm hàng ngàn nhũ đá, măng đá, cột đá…do nƣớc (sông
Tróoc, sau này là sông Son), kết hợp gió cùng thời gian hàng triệu năm để tạo tác
nên. Hệ thống hang động ấy đã đƣợc Hội hang động Hoàng gia Anh khảo sát kỹ và
đánh giá cao đến 7 cái “nhất” về hang nƣớc dài, hang khô rộng và đẹp, cửa hang
cao và rộng, bãi cát đá rộng và đẹp, hồ ngầm đẹp, sông ngầm dài, thạch nhũ tráng
lệ và kỳ ảo. Ngoài ra, gắn với hang động Phong Nha còn có rừng Kẻ Bàng với rừng

100
nhiệt đới nguyên sinh gồm 140 họ, 427 chi, 751 loài thực vật bậc cao và 32 bộ, 98
họ, 256 giống, 381 loài, của 4 lớp động vật có xƣơng sống ở trên cạn v.v…
Trong Con Đƣờng Di Sản Miền Trung, Huế có vị trí quan trọng đặc biệt.
Ủy ban di sản thế giới (World Heritage Committee) thuộc UNESCO tại cuộc họp
lần thứ 17 (6 – 11/12/1993 ở Columbia) đã quyết định công nhận Quần thể Di tích
Huế (gồm hệ thống kinh thành, lăng tẩm và toàn bộ môi trƣờng văn hóa vật thể,
phi vật thể, kể cả môi trƣờng thiên nhiên liên quan…) là “tài sản văn hóa” đặc biệt
“có giá trị toàn cầu nổi bật”(out standing universal value) và đây là di tích đầu
tiên của Việt Nam đƣợc chính thức ghi tên vào Danh mục Di sản thế giới (World
Heritage List).
Huế đƣợc công nhận là di sản văn hóa thế giới không phải chỉ vì nó có đủ
chứng lý (justification) để đáp ứng đƣợc hầu hết các tiêu chuẩn mà Ủy ban di sản
thế giới đã đƣa ra mà hình nhƣ còn hơn thế nữa. Tổng giám đốc UNESCO từng
phát biểu (năm 1981) rằng thành phố Huế là “một kiệt tác về thơ kiến trúc đô
thị”(a masterpiece of urban poetry) và trên tổng thể “Huế là một cao điểm biểu
hiện bản sắc văn hóa dân tộc”, là “một nhà bảo tàng kỳ lạ của nền văn hóa vật
chất và tinh thần Việt Nam”.
Gần gũi nhất ngƣời ta nói Huế là trung tâm liên quan trực tiếp với giai đoạn
lịch sử đầy biến động của các thế lực thuộc chế độ phong kiến Việt Nam ở giai
đoạn cuối cùng của nó, đặc biệt là với 9 đời chúa Nguyễn (kéo dài 219 năm, 1558
– 1777) và 13 đời vua Nguyễn (kéo dài 143 năm, 1802 – 1945) cùng quá trình mở
cõi về phƣơng Nam và quá trình giao tiếp văn hóa với phƣơng Tây trong thế bị
động, cuối cùng là bị thực dân Pháp xâm lƣợc gần 100 năm (1858 – 1945) để rồi
sau đó lịch sử Việt Nam chính thức mở ra một chƣơng mới hoàn toàn. Huế nhƣ
một “chứng nhân” của thời kỳ lịch sử đặc biệt nhƣ vậy, trở thành “cố đô” nhƣng
chính lịch sử đã giao cho nó trọng trách tàng giữ một di sản văn hóa lớn lao.
Những nét đặc sắc văn hóa Huế có thể thể hiện trên nhiều khía cạnh khác nhau : về
101
lịch sử - văn hóa, về nghệ thuật âm nhạc, kiến trúc, điêu khắc, hội họa, về ngành
nghề truyền thống, về văn hóa ẩm thực v.v…Chỉ tính riêng kiến trúc, Huế là một
quần thể với trên 300 công trình gồm thành quách, lăng tẩm, cung điện, chƣa tính
hệ thống hàng chục chùa chiềng, nhà vƣờn nổi tiếng…Về âm nhạc, ngƣời ta có thể
giới thiệu Huế nhƣ một vùng dân ca nổi tiếng với những điệu hò (Mái Đẩy, Mái
Nhì…), lý (Lý Con Sáo, Lý Hoài Xuân, Lý Tình Tang…), đáng chú ý là ngày 7
tháng 11 năm 2003 vừa qua Nhã nhạc cung đình Huế đã đƣợc Unesco công nhận
là kiệt tác di sản văn hóa phi vật thể và truyền khẩu của nhân loại. Cái thần của
văn hóa Huế còn thể hiện ngay cả ở những điều giản dị trong đời thƣờng qua lời ăn
tiếng nói, giao tiếp ứng xử v.v…Đúng nhƣ Ủy ban di sản thế giới từng nhận định
khái quát rằng: “Quần thể di tích Huế…kết hợp triết lý Đông phƣơng và truyền
thống Việt Nam. Đƣợc hòa quyện vào môi trƣờng thiên nhiên, vẻ đẹp và sự phong
phú đặc biệt của kiến trúc và trang trí ở các tòa nhà là một phản ánh độc đáo của
đế chế Việt Nam ngày xƣa vào thời cực thịnh của nó”(The World Heritage
Newsletter, n. 4, 3-1994, p.7). Có thể nói đây là nét khác biệt tạo nên “tính cách”
của di sản này, thậm chí có thể so sánh nó với Cố cung Bắc Kinh và Minh Thập
Tam Lăng ở Trung Quốc…
Xa và bao quát hơn, đi tìm cội nguồn của những đặc điểm văn hóa Huế nói
riêng, của vùng văn hóa Bắc Trung Bộ nói chung, cụ thể là của Con đƣờng di sản
miền Trung, ngƣời ta còn thấy rõ thêm nhiều điều quan trọng khác. Trƣớc hết Huế
(và vùng Bắc Trung Bộ nói chung) không phải chỉ là trung tâm biên địa phía nam
Đại Việt thời các chúa Nguyễn, là kinh đô của cả đất nƣớc Việt Nam (từ ải Nam
Quan đến mũi Cà Mau nhƣ hiện nay) thời các vua Nguyễn mà từ xa xƣa nó còn là
một trung tâm đô hội phía Bắc của vƣơng quốc Chăm pa. Rõ ràng nét riêng của
vùng văn hóa này (mà Huế là trung tâm) bao gồm cả vốn văn hóa dân gian lẫn
cung đình của cả Đại Việt lẫn của Chăm pa trong quá trình giao tiếp văn hóa
(cultural interchange and acculturation) lâu dài với nhau. Quá trình giao tiếp đó ít
102
nhất phải đƣợc tính đến từ sự kiện Lý Thánh Tông cùng Lý Thƣờng Kiệt nam
chinh dẹp loạn (năm 1069) và vua Chăm đã dâng 3 châu Địa Lý, Bố Chính, Ma
Linh (vùng bắc Quảng Trị nay) để chuộc mạng và biên giới Đại Việt mở rộng thêm
về phƣơng Nam từ ấy. Quan trọng hơn là vùng đất châu Ô, châu Lý (Rí) (tức toàn
bộ vùng Bắc Trung Bộ nay) năm 1306 chính thức trở thành đất của Đại Việt với
tính chất món quà sính lễ của vua Chăm pa Chế Mân khi xin cƣới Huyền Trân
công chúa, con gái vua Trần Nhân Tông. Vùng đất này trở thành vùng Thuận Hóa
(Thuận châu, Hóa châu), sau này là Ngũ Quảng (Quảng Bình, Quảng Trị, Quảng
Đức, Quảng Nam, Quảng Ngãi) và Thuận – Quảng trở thành một khái niệm nói về
tiến trình lịch sử phát triển của vùng đất, đồng thời cũng mang ý nghĩa nói về quá
trình giao tiếp văn hóa Việt – Chăm diễn ra trên vùng đất ấy. Ngày nay chúng ta
cũng nhƣ du khách cùng nhau đi trên Con đƣờng di sản…chính là đi tìm lại bóng
dáng lịch sử với bao biến cố thăng trầm mà tất cả những gì đọng lại đều có ý nghĩa
nhƣ những giá trị thiêng liêng !
Điều quan trọng nhất phải khẳng định là cần nhìn từ góc độ văn hóa và bằng
cặp mắt lịch sử - cụ thể thì mới có thể lý giải nổi những mâu thuẫn đã diễn ra trong
quá khứ. Ví dụ, dù rằng có thể trong một giai đoạn dài vùng đất này từng là biên
giới tranh chấp quyết liệt giữa các thế lực phong kiến Hoa – Chăm trƣớc kia hoặc
Chăm – Việt sau này, nhƣng tƣơng tự và cùng với thànhThuận Châu (Quảng Trị),
thành Lồi, cửa Eo (Thuận An), thành cổ Hóa Châu (xã Quảng Thành, huyện
Quảng Điền, Thừa Thiên – Huế), tòa thành đƣợc xây dựng khoảng từ đầu đến giữa
thế kỷ XIV – mà tiền thân là thành Lô Dung, lỵ sở quận Nhật Nam thời thuộc Hán
(từ khoảng đầu Công nguyên) và sau đó là thành Châu Rí của Lâm Ap - Chiêm
Thành (từ khoảng giữa thế kỷ IV) – với những dấu vết còn lƣu lại qua các di tích
của nó chứng tỏ nơi đây từng là một đầu mối hành chính, chính trị và kinh tế mang
tính chất “phên dậu” ở cực Nam của Đại Việt đồng thời vừa là nơi đô hội hàng
đầu vùng cực Bắc của vƣơng quốc Chăm pa. Nói cách khác trên vùng đất này từng
103
diễn ra một quá trình giao tiếp văn hóa lâu dài giữa Đại Việt và Chăm pa, vốn là
hai quốc gia phong kiến tuy xuất thân cùng gốc (thuộc khu vực lịch sử - văn hóa
Đông Nam Á cổ) nhƣng về sau đã chịu ảnh hƣởng bởi hai nền văn hóa lớn có
những nét khác nhau :văn hóa Đông Á (Trung Hoa) và văn hóa Nam Á (An Độ).
Sự hoà quyện chặt chẽ giữa những nét đặc thù của hai nền văn hóa ấy cùng với các
yếu tố khác do thiên nhiên và lịch sử đem lại phải chăng là nguyên cớ chủ yếu tạo
ra tất cả những gì gọi là đặc sắc nhất trong văn hóa của vùng đất này so với các
vùng, miền khác nhƣ ngƣời ta đã và đang thấy (?).
Đi sâu và cụ thể hơn, thành Hóa Châu hình nhƣ là nền tảng quan trọng cho
quá trình “đô thị hóa” ở Huế, tính chất “thành thị” bắt đầu hình thành rõ nét từ đó
nhƣng chỉ từ thế kỷ XVI, khi xảy ra sự kiện Đoan Quận công Nguyễn Hoàng vào
trấn thủ Thuận Hóa kiêm quản Quảng Nam vào năm 1558 : phần “thị” của chỉnh
thể “thành thị” nơi đây mới chính thức hình thành và phát triển mạnh bằng những
khu phố chợ Bao Vinh, cảng thị Thanh Hà cùng những làng nghề truyền thống
(làm giấy, đóng thuyền, rèn sắt, đồ gốm, dệt lụa…)v.v…Cùng với quá trình chúa
Thƣợng Nguyễn Phúc Lan dựng dinh Ai Tử (Quảng Trị) năm 1636 và chúa Ngãi
Nguyễn Phúc Thái (Nguyễn Phúc Trăn)…dời thủ phủ ấy vào Phú Xuân (Thừa
Thiên – Huế) năm 1687…, sau đó là việc vua Nguyễn (Gia Long) bắt đầu xây kinh
thành Phú Xuân năm 1805 thì quá trình “đô thị hóa” mạnh mẽ nhất cho vùng đất
“cố đô” này đã thực sự đƣợc xác lập...
Tóm lại, Con đƣờng di sản miền Trung là sản phẩm du lịch đặc sắc (interest
product) đƣợc hình thành bởi sự liên kết hệ thống tour tập trung khai thác các di
sản văn hóa thế giới và các di tích lịch sử – văn hóa và danh thắng chủ yếu thuộc
vùng văn hóa Bắc Trung Bộ Việt Nam. Giá trị tour du lịch này chủ yếu dựa trên
nền tảng vốn văn hóa bản địa Nam Á– Nam Đảo của Sa Huỳnh – Lâm Ap – Chăm
pa (Chiêm Thành) trong mối quan hệ giao tiếp hoà quyện cùng văn hóa truyền
thống Đông Á - Đại Việt kế thừa và phát triển từ nền văn hóa sông Hồng và vùng
104
văn hóa đồng bằng Bắc Bộ để hình thành nên vùng văn hóa Thuận – Quảng, cầu
nối và là nguồn mạch trực tiếp khơi dòng cho vùng văn hóa Nam Bộ tiếp tục tỏa
sáng trên sông Đồng Nai, sông Cửu Long giai đoạn sau này. Khai thác, phát huy
các giá trị lịch sử – văn hóa đặc trƣng của vùng thuộc Con đƣờng di sản miền
Trung bằng cách thiết kế các điểm du lịch (interest sights) dựa vào các di tích, chú
ý xây dựng các thiết chế du lịch mang đậm nét bản sắc văn hóa địa phƣơng (nhƣ
Khu du lịch Furama – Đà Nẵng đã thực hiện), hoặc tập trung dàn dựng các chƣơng
trình (sự kiện) du lịch tiêu biểu tại các địa phƣơng trong vùng (nhƣ “An tƣợng Mỹ
Sơn”, “Đêm rằm phố cổ Hội An” chẳng hạn…)v.v…, đó cũng chính là những con
đƣờng tích cực nhằm kế thừa, giữ gìn, tôn tạo các giá trị di sản văn hóa thông qua
hoạt động du lịch.
Đặc biệt phải khẳng định với vị trí địa lý, lịch sử và vốn tài nguyên văn hóa
– du lịch sẵn có, Huế có đầy đủ điều kiện để trở thành trung tâm du lịch hàng đầu
trong Con đƣờng di sản miền Trung cả về truớc mắt lẫn về lâu dài. Những danh
lam thắng cảnh nhƣ sông Hƣơng, núi Ngự, đồi Thiên An, rừng quốc gia Bạch Mã,
bãi biển Thuận An, Lăng Cô, Cảnh Dƣơng, đầm Cầu Hai, phá Tam Giang v.v…kết
thành ba tiểu vùng du lịch theo nhƣ quy hoạch chung hiện nay : Thành phố Huế và
vùng phụ cận, Bạch Mã – Lăng Cô – Cảnh Dƣơng, A Lƣới và đƣờng mòn Hồ Chí
Minh…rất có ý nghĩa cho sự nghiệp phát triển du lịch không chỉ cho riêng Thừa
Thiên – Huế mà còn cho cả toàn vùng và thậm chí có thể rộng hơn. Cũng với tinh
thần nhƣ vậy, Festival Huế năm 2000, 2002 và 2004 với mục tiêu phấn đấu nâng
Thành phố Huế lên thành “Thành phố Festival” của Việt Nam, mà thực chất là
nhằm liên kết tập hợp khai thác mọi vốn văn hóa vật thể lẫn phi vật thể tại chỗ
(trong đó có Nhã nhạc cung đình Huế…) nhằm biến tất cả trở thành những sản
phẩm du lịch có chất lƣợng cao không những góp phần giữ gìn, phát huy tốt mọi
giá trị di sản vốn có trong vùng mà còn có thể tiếp tục mở rộng hơn nữa quá trình
giao tiếp văn hóa ở nơi đây ra quy mô toàn quốc, toàn khu vực và cả thế giới thông
105
qua du lịch văn hóa. Và việc đó có ý nghĩa lớn trên nhiều khía cạnh, không phải
chỉ cho riêng du lịch ./.

BĐT 2.2.

VĂN HÓA TỘC NGƢỜI VỚI VẤN ĐỀ

PHÁT TRIỂN VĂN HÓA VÙNG Ở TÂY NGUYÊN


TÂY NGUYÊN, một cách gọi tắt của “Cao nguyên miền Tây nam Trung
bộ”, là thuật ngữ để chỉ vùng địa lý làm nơi tiếp giáp và gạch nối giữa duyên hải
miền Trung (phía Đông), sông Bùng tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng cũ (phía Bắc),
đồng bằng Nam bộ (phía Nam) với nam Lào và đông bắc Campuchia (phía Tây),
địa giới hành chính hiện nay thuộc các tỉnh Gia Lai, Kon Tum, Đắc Lắc, Đắc Nông
và Lâm Đồng. Vốn là một vùng đất chủ yếu hợp thành bởi sự “xếp tầng” của các
cao nguyên do phún thạch núi lửa tạo nên cùng các địa hình đa dạng nhƣ bình sơn,
bình nguyên, vùng đồi, vùng núi, vùng trũng giữa núi hoặc trƣớc núi… ơ độ cao
trung bình từ 500 đến 1000 mét và với diện tích chung khoảng 5.527.000 ha
(chiếm 1/6 diện tích của cả nƣớc), Tây Nguyên trở thành vùng sơn nguyên rộng
lớn hàng đầu của Việt Nam cũng nhƣ của cả Đông Dƣơng. Nơi đây mang đậm nét
đặc thù về thời tiết, khí hậu (phức tạp và nhiệt độ trung bình cả năm nhìn chung
thƣờng thấp hơn so với nhiều vùng), về tài nguyên (với 2,5 triệu ha rừng chiếm
42% trữ lƣợng gỗ cả nƣớc, khoảng 1,8 triệu ha đất ba dan chiếm 61,4% trữ lƣợng
đất ba dan cả nƣớc, nhiều quặng bô xít và các khoáng sản khác…), về tiềm năng du
lịch, về vị trí chiến lƣợc quốc phòng và an ninh .v.v. Ngoài ra, nơi đây còn là nơi
ẩn chứa những màu sắc rất riêng về văn hóa tộc ngƣời với những di sản và sinh
hoạt văn hóa hết sức đặc trƣng trong suốt tiến trình vận động lịch sử từ xƣa cho tới
nay và hiện tại đang có mối quan hệ rất đặc biệt đối với các xu hƣớng phát triển
của văn hóa vùng Tây Nguyên trong tƣơng lai.

106
Nói văn hóa tộc ngƣời (hoặc văn hóa dân tộc) tức nói những giá trị văn hóa
vật chất, tinh thần đặc trƣng đƣợc sáng tạo ra và hình thành, phát triển gắn liền với
sự tồn tại, phát triển của các cộng đồng tộc ngƣời (dân tộc) nào đó trong lịch sử và
nó góp phần quyết định tạo ra những bản sắc văn hóanhất định thể hiện ra qua mọi
mặt đời sống của cộng đồng tộc ngƣời (dân tộc) là chủ thể hoặc là ngƣời tiếp thu
các giá trị văn hóa đó. Trong thực tế và trên một địa bàn nhất định, văn hóa tộc
ngƣời (văn hóa dân tộc) cũng chính là nội dung cơ bản kết hợp cùng các yếu tố
khác nhƣ môi trƣờng sinh thái tự nhiên - xã hội… tạo nên bản sắc văn hóa vùng
đồng thời là nhân tố quan trọng có mối quan hệ tác động qua lại đối với sự phát
triển của vùng văn hóa ấy nói chung. Sự phát triển của văn hóa vùng (vùng văn
hóa) chủ yếu dựa trên tiêu chí : đó là sự năng động tích hợp, sáng tạo nhiều giá trị
văn hóa, nhiều loại hình văn hóa mới (kể cả từ bên ngoài), kết hợp và dựa trên cơ
sở bảo tồn tốt và phát huy mạnh mẽ các thành tựu, các bản sắc văn hóa truyền
thống (mà chủ yếu là văn hóa tộc ngƣời)vốn có, tạo nên một đời sống văn hóa
ngày càng phong phú, hài hòa góp phần tác động tích cực vào sự phát triển kinh tế
- xã hội của vùng nói chung.

1. Tây Nguyên, vùng đất vốn mang nhiều nét riêng về địa lý, kinh tế, xã hội
và đặc biệt là về văn hóa tộc ngƣời…, do đó đã đƣợc xác định là một trong những
vùng văn hóa đặc thù của nƣớc ta, sự phát triển của văn hóa vùng trong mối quan
hệ với văn hóa tộc ngƣời nơi đây vì vậy rõ ràng càng mang nhiều nét đáng lƣu ý.

1.1. Trong số khoảng 3 triệu ngƣời sinh sống ở địa bàn Tây nguyên hiện
nay, các tộc ngƣời bản địa từng cƣ trú lâu đời tại chỗ chiếm tỉ lệ khoảng 50%. Mặc
dù văn hóa từng tộc ngƣời ở đây vẫn có nét đặc thù nhất định với những ngôn ngữ
riêng phân thành hai nhóm chính Môn - Khmer và Malayo - Polynésien… nhƣng
nhìn chung, các tài liệu nhân chủng học và dân tộc học trƣớc nay vẫn khẳng định
rằng các tộc ngƣời bản địa ấy vốn xa xƣa cũng đều cùng một gốc với nhiều chủng
107
tộc từng góp phần tạo nên cơ tầng văn hóa Đông Nam Á cổ (trong đó có ngƣời Việt
cổ) – tức đều thuộc tiểu chủngMongoloid phƣơng Nam và trực tiếp là cùng gốc
Indonésien – dù rằng ở đây yếu tố Australo - Négroid chiếm ƣu thế. Qua bao biến
thiên dữ dội của lịch sử, các chủng tộc ở nới khác hoặc đã phân hóa thành các
nhóm Nam Á (Austro - Asiatique) - Bách Việt, hoặc Nam đảo (Austronésien)… và
liên tục chuyển mình lên tiếp cận hoặc sáng tạo nên những nền văn hóa, văn minh
khác nhau để từng bƣớc trở thành dân tộc, quốc gia, quốc tế…, để có các chế độ
nhà nƣớc lần lƣợt thay thế nhau…, để có nông nghiệp rồi có công nghiệp với khoa
học kỹ thuật và công nghệ ngày càng hiện đại…, để có nông thôn nhƣng cũng có
đô thị, thành thị với nền kinh tế hàng hóa hết sức năng động và tiện nghi đời sống
ngày càng phong phú v.v. Trong lúc đó, hàng trăm, hàng ngàn năm qua trên vùng
đất Tây nguyên gần nhƣ bị cô lập hẳn với thế giới bên ngoài, các tộc ngƣời nơi đây
vẫn âm thầm cƣ trú trong một môi trƣờng sống mà thời gian dƣờng nhƣ ngƣng
đọng lại : vẫn là những con ngƣời thuộc chủng Indonésien ngày xƣa; vẫn còn đó
một nền kinh tế vừa từ hái lƣợm nguyên thủy chuyển sang trồng “lúa ngô nƣơng
rẫy” với kỹ thuật hết sức thô sơ và vẫn theo cách du cƣ để du canh, luân canh trên
một diện tích rừng tự nhiên rộng lớn; tổ chức xã hội vẫn theo kiểu sơ khai với
những đơn vị “hành chính” duy nhất là những plei, buôn (làng) bao gồm một cộng
đồng chủ yếu là những ngƣời đồng tộc và những đại gia đình hoặc gia đình còn
đậm dấu vết chế độ mẫu hệ; những luật tục chủ yếu đề cao và thực thi tinh thần
cộng đồng theo kiểu bình đẳng, bình quân nguyên thủy; những tín ngƣỡng đa thần
nguyên sơ xoay quanh trời, thần, ma; những sinh hoạt văn học nghệ thuật, lễ hội…
còn rõ nét tính nguyên hợp và chủ yếu là truyền khẩu theo hình thức “cha truyền
con nối” vì chƣa thật sự có một nền văn hóa thành văn v.v.

Chính trong hoàn cảnh và điều kiện nhƣ vậy, Tây nguyên với văn hóa các
tộc ngƣời của nó đã trở thành vùng văn hóa đặc biệt mang tính chất một “bảo tàng
sống” lƣu giữ những vốn tàn dƣ văn hóa Đông Nam Á cổ còn tồn tại lại một cách
108
may mắn và hiếm quý. Đó là một bản sắc văn hóa Tây nguyên rõ nét và thể hiện
ngay trong mọi mặt cuộc sống đời thƣờng của các tộc ngƣời bản địa nơi đây: từ
nhà cửa, trang phục, món ăn thức uống và cách ăn uống… cho tới sinh hoạt tôn
giáo tín ngƣỡng, phong tục tập quán, văn học nghệ thuật v.v. Đặc biệt nổi bật là
các giá trị văn hóa trong các sinh hoạt cồng, chiêng và nghệ thuật âm nhạc, nhảy
múa Tây nguyên; tƣợng nhà mồ và nghệ thuật tạo hình (hội họa, điêu khắc gắn với
trang trí, kiến trúc) Tây nguyên; truyện kể, trƣờng ca (khan, hơri, hơmon…) và kho
tàng văn học văn gian (ca dao, tục ngữ, truyện cổ tích…) Tây nguyên; hệ thống lễ
hội với các tín ngƣỡng, phong tục đề cao tinh thần cộng đồng, mối quan hệ giữa
con ngƣời với thiên nhiên theo phong cách rất “Tây nguyên” v.v.

1.2. Bên cạnh các tộc ngƣời bản địa, phân nửa cƣ dân Tây nguyên hiện nay
thuộc về các tộc ngƣời tuy mới di cƣ đến sau này nhƣng vẫn đã, đang và sẽ là
những nhân tố quan trọng góp phần quyết định sự phát triển của văn hóa vùng Tây
nguyên. Đó là một số dân tộc ít ngƣời thuộc các tỉnh phía Bắc (Mƣờng, Nùng, Tày,
Thái, Dao, Giáy…) di cƣ vào từ sau Hiệp định Genève năm 1954 và đặc biệt là
đông đảo ngƣời Việt đến từ nhiều hƣớng qua nhiều giai đoạn, bắt đầu từ lúc nhà
Tây sơn lên Tây nguyên mở căn cứ địa (tại vùng An Khê) vào khoảng cuối thế kỷ
XVIII cho đến nay 25. Với áp lực ngày càng tăng, đặc biệt là từ sau năm 1975, hàng
vạn ngƣời Việt từ khắp nơi ồ ạt lên lập nghiệp ở khắp vùng kinh tế mới, những
nông - lâm trƣờng (chủ yếu trồng cây công nghiệp nhƣ cà phê, cao su…) với quy
mô sản xuất ngày càng lớn, với những khu thị tứ ngày càng phồn vinh, với nền
kinh tế hàng hóa ngày càng năng động, với những tiện nghi đời sống vật chất, tinh
thần, những hình thức sinh hoạt văn hóa ngày càng hiện đại v.v… Cùng lúc ấy, bộ
máy hành chính nhà nƣớc với cơ chế tổ chức và những quan điểm chính trị mới
mẻ, những hệ thống luật pháp nghiêm nhặt… bao trùm lên mọi lĩnh vực hoạt động

25
Ngoài ra, phải kể đến bóng dáng văn hóa phƣơng Tây (đạo Tin lành, điêu khắc và kiến trúc hiện đại v.v.) khoảng
từ cuối thế kỷ XIX thông qua sự xuất hiện của ngƣời Pháp… cũng đã bắt đầu đến và in dấu ở Tây nguyên.
109
xã hội, trong đó các tộc ngƣời bản địa ở Tây nguyên bây giờ trở thành bộ phận nhỏ
của một cộng đồng lớn, cộng đồng quốc gia dân tộc Việt Nam trên một đất nƣớc
liên tục chuyển mình theo các xu thế phát triển chung của thế giới… Thông qua
đó, sự phát triển gia tốc của văn hóa vùng Tây nguyên tƣơng ứng với sự gia nhập
ngày càng mạnh mẽ của văn hóa tộc ngƣời Việt là điều ngày càng thấy rõ đồng
thời sự phát triển ấy cũng đã thể hiện việc từng bƣớc hòa nhập nhiều hơn vào tiến
trình lịch sử - văn hóa đất nƣớc và thế giới của một “Tây nguyên mới”…

1.3. Dù rằng, với những gì đã có và đang có trong vốn văn hóa truyền thống
thuộc các tộc ngƣời bản địa của mình, Tây nguyên trở thành là một vùng văn hóa
đặc thù cao mang những di sản đồng thời là những tài sản văn hóa vô giá không
những cho Việt Nam mà còn cho cả thế giới. Tuy nhiên tiến trình phát triển của
lịch sử - văn hóa Tây nguyên nói riêng, của kinh tế - xã hội Tây nguyên nói chung
trƣớc đây kể cả cho tới nay nếu chỉ căn cứ và dựa vào “nội lực” chỉ với vốn văn
hóa truyền thống ấy thì quả là còn rất hạn chế so với các yêu cầu của thời đại… Ở
góc độ đó, sự có mặt của ngƣời Việt ở Tây nguyên vừa nhƣ ngẫu nhiên vừa là tất
yếu nếu xét về mặt yêu cầu phát triển của vùng đất này và của cả nƣớc nói chung.
Vả lại, sự gặp gỡ của tộc Việt với các tộc ngƣời bản địa ở Tây nguyên, thực chất là
sự “gặp lại” của những con ngƣời xa xƣa vốn cùng gốc về chủng tộc, về cơ tầng
văn hóa : nói cách nào đó đây cũng là cuộc gặp gỡ của những “ƣớc hẹn” lịch sử !
Những “khoảng cách” nào đó về văn hóa nếu có thì đấy chính là những “khoảng
cách” của hoàn cảnh lịch sử với bao biến động, của các điều kiện kinh tế - xã hội
trong những môi trƣờng sống khác nhau, của những mục tiêu, ƣớc mơ chung về
một cuộc sống hạnh phúc và những cơ sở khách quan, chủ quan để thực hiện…
Những “khoảng cách” ấy ngày nay chính là những “món nợ”của lịch sử để lại !…
Rõ ràng rất có ý nghĩa khi sự phát triển bình lặng của vùng văn hóa Tây nguyên
đƣợc thay đổi nhiều với sự “xuất hiện” của văn hóa các tộc ngƣời khác, đặc biệt là
sự tham gia góp phần quan trọng của văn hóa tộc ngƣời Việt. Tuy nhiên, cùng lúc
110
với sự có mặt ngày càng nhiều của ngƣời Việt và văn hóa Việt, cùng lúc với sự ảnh
hƣởng văn hóa phƣơng Tây hoặc trực tiếp (qua đạo Tin lành chẳng hạn…) hoặc
gián tiếp (qua các sinh hoạt văn hóa nghệ thuật hiện đại do ngƣời Việt mang tới
chẳng hạn…), trong chừng mực của sự giao lƣu văn hóa tự phát kết hợp sự tác
động tiêu cực của các quy luật kinh tế thị trƣờng ở mặt trái của nó… đã tạo ra
những khả năng xấu mà thực tế đang bắt đầu cho thấy rằng : sự phát triển của kinh
tế - xã hội Tây nguyên có thể không tƣơng ứng, thậm chí tác hại ngƣợc lại đối với
sự phát triển của văn hóa vùng, đặc biệt là đối với văn hóa các tộc ngƣời bản địa ở
trong vùng. Chẳng hạn sự mất đi những di sản văn hóa (nhƣ tình trạng mua, bán
cồng, chiêng thời gian qua…), sự xem thƣờng, “quay lƣng” hoặc tự ti mặc cảm của
lớp trẻ tại chỗ đối với chính những giá trị văn hóa truyền thống của cha ông mình,
sự “đồng hóa” văn hóa một cách tự phát do thiếu ý thức hoặc do thiếu sự tôn trọng,
trân trọng, thiếu những chính sách văn hóa - xã hội hợp tình hợp lý, kể cả sự phản
ứng tiêu cực của các tộc ngƣời tại chỗ kết hợp các âm mƣu, thủ đoạn phá hoại
của các “thế lực xấu” trong và ngoài nƣớc v.v… tất cả là những dấu hiệu đáng báo
động về một viễn cảnh không tốt, một xu thế bất lợi đối với việc bảo tồn và phát
huy văn hóa tộc ngƣời trong tiến trình phát triển văn hóa vùng ở Tây nguyên…

2. Tất cả tình hình trên đặt ra nhiều việc cần phải tiếp tục giải quyết cả về
quan điểm nhận thức lẫn về biện pháp xử lý những vấn đề đang và sẽ đặt ra trong
thực tiễn xây dựng và phát triển văn hóa vùng Tây nguyên dựa trên cơ sở phải bảo
đảm giữ gìn và phát huy tốt bản sắc văn hóa tộc ngƣời, đặc biệt là các tộc ngƣời
bản địa ở trong vùng.

2.1. Trƣớc hết ngƣời ta cần nhìn nhận rõ rệt rằng khái niệm văn hóa vùng
hoặc vùng văn hóa Tây nguyên, trong tính lịch sử - cụ thể của nó, ngoài tính chất
một vùng sinh thái tự nhiên đặc thù, chủ yếu là một vùng văn hóa tộc ngƣời đặc
thù. Chính nét đặc trƣng văn hóa độc đáo của các tộc ngƣời bản địa Tây nguyên là
111
nội dung quyết định của khái niệm “vùng Tây nguyên” (cả trong học thuật lẫn
trong thực tiễn). Và đó là một “Tây nguyên thứ nhất”, một “Tây nguyên gốc” (cả
trong quá khứ, hiện tại lẫn tƣơng lai): khái niệm “vùng văn hóa Tây nguyên” ở đây
mang tính chất rất tƣơng đối, thậm chí không chính xác… Mở rộng hơn, một “Cao
nguyên miền Tây nam Trung bộ” đƣợc xác định bằng một điều kiện địa lý đặc thù
và một địa giới hành chính nhƣ hiện nay, một “Tây nguyên thứ hai”, một “Tây
nguyên mới” (hiện đại của ngày nay và của tƣơng lai) đang và sẽ trở thành vùng
đất ngày càng mang tính chất “đa văn hóa”, trong đó ngƣời Việt sẽ trở thànhtộc
chủ thể trên mọi lĩnh vực đời sống xã hội, kể cả đời sống văn hóa…Từ góc độ văn
hóa và từ yêu cầu của thực tiễn, trên nguyên tắc: cái “Tây nguyên thứ nhất ”góp
phần quan trọng quyết định tạo ra nội dung bản sắc đặc trƣng cho văn hóa vùng,
sẽ là một mục tiêu, động lực góp phần vào sự / phát triển bền vững của cái “Tây
nguyên thứ hai”nói riêng, cho cả Tây nguyên nói chung ở trong giai đoạn trƣớc
mắt lẫn về lâu dài…nhƣng qua thực tế cho thấy, hình nhƣ đây vẫn là một trong
những vấn đề còn tiềm ẩn nhiều tồn tại, mâu thuẫn cần đƣợc dồn sức tập trung giải
quyết một cách căn cơ !(?)…

2.2. Trên thực tế, sự phát triển của văn hóa vùng Tây nguyên (trong đó đặc
biệt có văn hóa các tộc ngƣời bản địa của Tây nguyên) hiện nay và trong thời gian
tới chắc chắn phải tùy thuộc phần lớn vào vai trò, trách nhiệm của ngƣời Việt, của
bộ máy chính quyền Nhà nƣớc và các ngành chức năng liên quan hoạt động văn
hóa ở địa phƣơng. Một trong những nhiệm vụ khó khăn là phải làm sao tạo mọi
điều kiện để các tộc ngƣời bản địa của Tây nguyên có thể tham gia vào quá trình
xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội Tây nguyên với tƣ cách là một chủ thể quan
trọng hàng đầu của văn hóa vùng Tây nguyên. Không phải chỉ là nghiêm túc thực
hiện tốt Chính sách dân tộc của Đảng, các chủ trƣơng, kế hoạch của Nhà nƣớc về
công tác văn hóa - xã hội ở vùng dân tộc, quan tâm đầu tƣ việc sƣu tầm, nghiên
cứu và tìm mọi cách bảo tồn, phát huy mọi giá trị văn hóa truyền thống của các tộc
112
ngƣời bản địa v.v… trọng tâm còn phải là vấn đề nâng cao dân trí thông qua giáo
dục nhà trƣờng và giáo dục xã hội, là phát triển và chăm chút các loại hình, các
hình thức sinh hoạt văn hóa nghệ thuật dân gian, quần chúng, tạo điều kiện mở
rộng các hoạt động giao lƣu trên cơ sở tôn tạo, khẳng định bản sắc văn hóa dân tộc,
lấy khai thác tiềm năng văn hóa vùng mà chủ yếu là dựa trên “nội lực” văn hóa
từng tộc ngƣời kết hợp với mọi sức mạnh văn hóa tiếp thu từ bên ngoài để tạo
ra“động lực” cho mọi sự phát triển…

2.3. Bằng các nội dung nhƣ đã đề cập, có thể xác định vùng văn hóa Tây
nguyên trở thành nhƣ một “bảo tàng” dân tộc học rộng lớn, trong đó mỗi tộc
ngƣời với toàn bộ sinh hoạt đời sống thật của họ vừa là “hiện vật gốc” đƣợc trau
chuốt, giữ gìn, “trƣng bày” theo một quy hoạch chung vừa là “tế bào sống” của
một cơ thể xã hội đƣợc chăm chút, nuôi dƣỡng để phát triển tốt theo một định
hƣớng đƣợc xác định rõ. Kết hợp giữa nét đa dạng, độc đáo của văn hóa tộc ngƣời
bản địa với tính phong phú, đặc thù của điều kiện địa lý tự nhiên từng khu vực
trong vùng (ví dụ các sinh hoạt văn hóa của ngƣời Giarai, Êđê, Bahnar… ở khu
vực bắc Tây nguyên và ngƣời Churu, Kơho, Mạ… ở nam Tây nguyên v.v.) cùng
các điều kiện văn hóa - kỹ thuật hiện đại khác… có thể đầu tƣ xây dựng những
làng du lịch (thực chất là những bảo tàng dân tộc học ngoài trời…), tức một nội
dung trọng tâm để thiết kế các tuyến điểm (tour) du lịch hấp dẫn ở Tây nguyên.
“Văn hóa - du lịch Tây nguyên” là một trong những đề tài mang ý nghĩa kinh tế -
xã hội rộng lớn, một trong những định hƣớng quan trọng vừa khai thác, phát huy
các giá trị văn hóa tộc ngƣời, các tiềm năng văn hóa vùng vừa góp phần phát triển
vùng văn hóa Tây nguyên, góp phần thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa mọi quá trình giao
tiếp văn hóa năng động, tích cực trên cơ sở bảo tồn, tôn tạo thật tốt tất cả nguồn tài
nguyên văn hóa - sinh thái vốn có của vùng. Tất nhiên đây không thể là một đề tài
“ăn xổi” và cũng phải thấy trƣớc, thấy hết để chủ động phòng chống những diễn

113
biến tiêu cực, những mặt trái vấn đề có thể xảy ra làm ảnh hƣởng các mục tiêu lớn
đã đƣợc xác định …

Tây nguyên, vùng đất giàu tiềm năng nhƣng cũng nhiều thử thách.Khó khăn
lớn nhất vẫn là “điểm xuất phát” để đi vào xã hội hiện đại của nó. Một nền văn hóa
truyền thống của các tộc ngƣời bản địa vừa còn “chân ƣớt chân ráo” bƣớc ra từ xã
hội nguyên thủy bây giờ lại không thể nào khác là phải sớm thích nghi hoặc nhanh
chóng “nhảy” ngay vào guồng máy xã hội công nghiệp với nền văn minh kỹ thuật
ngày càng hiện đại ! Một nền văn hóa Tây nguyên đa sắc tộc trong đó cộng đồng
đông đảo ngƣời Việt hiện đại tuy mới đến nhƣng lại trở thành nhƣ một chủ thể
quan trọng và có trách nhiệm nặng nề đối với mọi sự phát triển của nó. Đối với
ngƣời Việt, lúc đầu Tây nguyên đƣợc xem là vùng đất mới (chủ yếu về kinh tế),
nhƣng khác với đồng bằng Nam bộ, ngay từ xa xƣa rừng núi Tây nguyên lại là một
“kho tàng sống” gìn giữ những di sản văn hóa quý báu thông qua khá đông đảo các
tộc ngƣời bản địa sinh sống lâu đời tại chỗ cho tới ngày hôm nay. Tiếp tục giữ gìn
và quan trọng hơn là phát huy giá trị các di sản văn hóa đó vào thực tế cuộc sống
hiện nay là một nhiệm vụ lớn. Làm thế nào để một vùng đất Tây nguyên bao la làm
sao vẫn gầy dựng đƣợc một “vƣờn hoa” văn hóa dân tộc với “trăm sắc ngàn
hƣơng” tƣơi đẹp và có tác động tích cực thật sự đối với đời sống kinh tế - xã hội
của vùng cũng nhƣ của cả nƣớc?… Tất cả những câu hỏi đó đều có liên quan tới
việc xử lý mối quan hệ hữu cơ giữa văn hóa tộc ngƣời với sự phát triển của văn
hóa vùng Tây nguyên, cả trong hiện tại trƣớc mắt lẫn trong tƣơng lai lâu dài 

114
BĐT 2.3.
BẢN SẮC VÀ GIAO TIẾP VĂN HÓA DÂN TỘC
(Qua khảo sát một số hệ giá trị văn hóa tộc ngƣời vùng Nam Bộ)

Nam Bộ bao gồm Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ (còn gọi là Đồng bằng
sông Cửu Long) không chỉ là “vùng đất mới” nhƣ nhiều ngƣời thƣờng nói mà nơi
đây thực sự vốn là vùng đất đã hình thành từ lâu đời. Đây từng là nơi sinh sống của
các nhóm cƣ dân cổ đại thuộc các nền văn hóa khảo cổ Đồng Nai, Óc Eo hoặc
thuộc các thời kỳ lịch sử của vƣơng quốc Phù Nam, Chân Lạp với một số tộc
ngƣời bản địa đến nay vẫn còn tồn tại nhƣ Khmer, Stiêng, Mạ v.v… trƣớc khi
ngƣời Việt, ngƣời Hoa, ngƣời Chăm và các tộc ngƣời khác cùng đến lập nghiệp tại
vùng đất này. Quá trình cộng cƣ giữa các tộc ngƣời trong một không gian địa lý,
hoàn cảnh lịch sử – xã hội riêng nhƣ vậy đã dẫn đến hiện tƣợng tất yếu về giao tiếp
(giao lƣu và tiếp biến) văn hóa, từ đó tạo nên những đặc trƣng về sắc thái văn hóa
vùng Nam Bộ, ở từng thời kỳ lịch sử nhất định, có những nét đặc thù so với các
vùng miền khác. Đồng thời, bên cạnh những đặc trƣng chung của văn hóa vùng,
đối với mỗi tộc ngƣời, do có nguồn gốc khác nhau về văn hóa và lịch sử, không
hẳn đã đánh mất mà ngƣợc lại, vẫn giữ đƣợc bản sắc văn hóa của mình từng bƣớc
tạo nên một hệ giá trị văn hóa tộc ngƣời riêng biệt trong quá trình hòa nhập vào
tiến trình phát triển chung của văn hóa, văn minh thời đại. Điều cần nhấn mạnh ở
đây chính là mối quan hệ giữa một bên là bản sắc văn hóadân tộc (tộc ngƣời) đƣợc
bảo tồn, giữ gìn theo một mức độ, tính chất nhất định với một bên là giao tiếp văn
hóa dân tộc (VHDT) theo một cách thức, trình độ nào đó để tạo ra các hệ quả với
những màu sắc đặc thù góp phần vào nét đặc trƣng văn hóa vùng Nam Bộ nhƣ
ngƣời ta vẫn đã và đang thấy...
1. Trên địa bàn Nam Bộ, nét nổi rõ qua các sinh hoạt văn hóa – kinh tế – xã
hội ngƣời ta luôn thấy hiện lên nhiều màusắc đặc thù mà phía sau đó là những
115
khuôn mặt sinh động của các cộng đồng dân cƣ, dân tộc với lịch sử hình thành, đặc
điểm văn hóa, đời sống kinh tế v.v.rất khác nhau. Bên cạnh những điểm chung gặp
gỡ nhau trong quá trình giao tiếp văn hóa…các cộng đồng ấy đồng thời lại có
nhiều nét rất riêng, thậm chí có những khoảng cách khá xa nhau không chỉ về bản
sắc văn hóa mà cả về trình độ, phƣơng thức bảo tồn và phát huy các bản sắc ấy.
Một dẫn chứng sinh động đó là các tộc ngƣời cùng thuộc nhóm ngôn ngữ Môn –
Khmer thuộc ngữ hệ Nam Á trên vùng đất Nam Bộ. Bộ phận nhóm Môn – Khmer
miền Đông lập » làm cho các cộng đồng ấy tƣơng tự các nhóm tộc ngƣời ở Trƣờng
Sơn – Tây Nguyên hầu nhƣ đến nay vẫn tiếp tục « dừng lại » ở trình độ xã hội
nguyên thủy nhƣ một “bảo tàng sống” về văn hóa Đông Nam Á cổ còn sót lại, một
thế giới văn hóa riêng : “phi Hoa, phi An, phi Hy – La ”!...Trong khi đó, cộng đồng
ngƣời Khmer miền Tây Nam Bộ lại đã có sự phát triển rất khác:“ngƣời Khmer...đã
có một lịch sử văn hóa, nhân chủng, tổ chƣc xã hội và chữ viết Pali mang ảnh
hƣởng sâu sắc của nền văn hóa An độ cũng nhƣ sức sáng tạo phong phú của bản
thân dân tộc này. Từ thế giới quan Phật giáo tiểu thừa và từ tƣ duy lƣỡng nguyên
ngƣời Khmer đã tạo nên một truyền thống văn hóa cá biệt với những kiến trúc
chùa nguy nga với các mô típ Rìa hu, tƣợng tròn, tƣợng bốn mặt, chim thần, rắn
thần, với các dạng thức phù điêu mang cá tính và phong cách riêng” 26. Từ tín
ngƣỡng, tôn giáo cho tới hôn nhân, gia đình, phƣơng thức tổ chức đời sống xã
hội…trên lát cắt đồng đại, nhìn tổng thể ngƣời Khmer dù trải qua bao biến thiên
lịch sử vẫn luôn tồn tại, phát triển bằng các đặc trƣng văn hóa riêng với tƣ cách là
một cộng đồng dân tộc đầy bản sắc và khác hẳn so với các tộc ngƣời thuộc nhóm
Môn – Khmer khác ở Việt Nam…
Tƣơng tự nhƣ vậy, mặc dù do hoàn cảnh lịch sử và đặc điểm địa - văn hóa,
văn hóa của cộng đồng ngƣời Hoa ở Nam Bộ tuy không phải hoàn toàn là “một

26
ĐINH VĂN LIÊN :Giao lƣu văn hóa của các dân tộc ở đồng bằng sông Cửu Long ; Trong : Mấy đặc điểm văn
hóa đồng bằng sông Cửu Long (Kỷ yếu); Viện Văn hóa (Bộ VHTT); 1984; tr. 80.

116
khối” nhƣ nhau, nhƣng nhìn chung với những cái riêng, cái “bản sắc” chung nhất
trong văn hóa của họ trên các vùng, miền khác nhau của Việt Nam (hoặc rộng ra là
ở Đông Nam Á) thì đó vẫn là một hiện tƣợng nổi bật ! Xét về nguyên lý, ngƣời ta
nói rằng văn hóa là “những giá trị liên tục” (les valeurs continues), có nghĩa rằng
không một thành quả văn hóa nào chỉ là hiện tƣợng biệt lập, đơn lẽ, hay nói cách
khác, sự phát triển văn hóa bất cứ ở đâu và thời nào cũng đều là kết quả, sản phẩm
của nhiều tiến trình với nhiều chủ thể khác nhau. Ví dụ, sự “đóng góp” về văn hóa
của dòng họ Mạc ở Hà Tiên chẳng hạn, trên thực tế, rõ ràng ngay từ nửa đầu thế kỷ
19, Trịnh Hoài Đức trong Gia Định Thành Thông Chí đã nói khá đầy đủ và khái
quát về Hà Tiên nhƣ là một phần trong đời sống văn hóa của vùng Gia Định (tức
toàn bộ vùng Nam Bộ sau này), và dòng họ Mạc nhƣ là một bộ phận của cộng đồng
ngƣời Hoa (Minh Hƣơng) vốn đã hình thành khá đông ở nhiều nơi tại nhiều địa
phƣơng của Nam Bộ. Bên cạnh những nhóm ngƣời Khmer bản địa cƣ trú lâu đời
rãi rác ở Đồng bằng sông Cửu Long, cộng đồng ngƣời Việt đã tụ cƣ ngày càng
đông đảo trên khắp vùng Nam Bộ với tƣ cách nhƣ những chủ thể văn hóa có vai trò
quan trọng đối với sự phát triển của toàn vùng…, sự đóng góp về văn hóa của họ
Mạc nói riêng, của cộng đồng ngƣời Hoa nói chung không phải chỉ bằng các hoạt
động, các sản phẩm văn hóa do chính họ tạo ra mà còn qua các mối quan hệ giao
lƣu, tiếp biến văn hóa để tạo nên những nét bản sắc bằng những vốn văn hóa đặc
thù nào đó mang tính chất là “nội lực” có thực của văn hóa tộc ngƣời. Văn hóa Hoa
với những thế mạnh của nó đặc biệt là về “truyền thống” văn hóa kinh doanh trở
thành là một bộ phận quan trọng tạo nên bản sắc văn hóa địa phƣơng cho vùng
Nam Bộ, vùng đất ngày càng năng động với nền kinh tế thị trƣờng phát triển thuộc
loại nhanh, mạnh nhất nƣớc. Chúng ta cũng cần nhắc lại và nhấn mạnh rằng, Trấn
Hà Tiên xƣa gồm cả một tiểu vùng rộng lớn phía nam của Nam Bộ, tức vùng hạ
Đồng bằng sông Cửu Long nay (bao gồm cả Cần Thơ đến tận Cà Mau), trong đó
cộng đồng ngƣời Hoa nói riêng và vốn văn hóa Hoa nói chung tại đây có những nét
117
đặc thù nhất định so với ba “trung tâm văn hóa Hoa” khác của Nam Bộ, đó là Biên
Hòa – Đồng Nai, Sài Gòn – TP. Hồ Chí Minh và Mỹ Tho – Tiền Giang. Điều đó
khẳng định rằng, sự phát triển của văn hóa trong một giai đoạn nhất định tại một
địa phƣơng cụ thể chắc chắn có liên quan tới vai trò lịch sử của những chủ thể văn
hóa, những cộng đồng tộc ngƣời nhất định. Thực tế đó có thể giúp chúng ta nâng
cao hơn nữa nhận thức về các quy luật liên quan vai trò quyết định của con ngƣời
trong lịch sử với tƣ cách là những chủ thể văn hóa đích thực. Tất nhiên ở đây
chúng ta phải xác định lại một lần nữa về vai trò gốc rễ “bản địa” của bản sắc văn
hóa. Nếu trong quá trình phát triển trƣớc kia, văn hóa Việt Nam đã từng tiếp nhận
một số yếu tố của văn hóa Trung Hoa (thông qua hình thức tự nguyện và cả cƣỡng
bức), song ngƣời Việt không tiếp nhận nguyên xi các thành tố văn hóa Trung Hoa
(kể cả các yếu tố tiếp nhận từ các nền văn hóa khác) mà bao giờ cũng chủ động
biến đổi các yếu tố tiếp nhận sao cho phù hợp với văn hóa truyền thống dân tộc.
Trong thực tế lịch sử, có những lúc một bộ phận xã hội (đặc biệt là tầng lớp bên
trên của chế độ phong kiến) có thể chịu sự tác động mạnh của văn hóa Trung Hoa
(với tƣ cách là hình mẫu cao nhất về văn hóa đƣơng thời) nhƣng đến nay thì chắc
chắn điều đó đã thay đổi. Yếu tố ảnh hƣởng văn hóa Trung Quốc trong vốn văn
hóa truyền thống Việt Nam hàng ngàn năm trƣớc đó bây giờ có thể có thêm điều
kiện “cách tân” bằng mối quan hệ trực tiếp giữa ngƣời Việt ở Nam Bộ với bộ phận
ngƣời Hoa hiện đại trong điều kiện, hoàn cảnh mới. Đó chính là nét đặc thù tiêu
biểu cho các ảnh hƣởng văn hóa Hoa đối với văn hóa các tộc ngƣời khác, đặc biệt
là ngƣời Việt sống trên đất Nam Bộ trực tiếp thông qua cộng đồng ngƣời Hoa ở
Nam Bộ và ngƣợc lại, đó cũng là cơ sở giải thích về những tác động tạo ra nét
riêng trong bản sắc văn hóa tộc ngƣời Hoa trên vùng đất này…
2. Cùng ảnh hƣởng văn hóa Nam Á (trực tiếp là Ấn Độ) nhƣng mang bản
sắc không giống ngƣời Khmer, đồng thời vừa cng có nội lực mạnh mẽ để bảo tồn
văn hóa tộc ngƣời nhƣng thân phận dân tộc lại rất khác so với ngƣời Hoa : Đó
118
chính là cộng đồng ngƣời Chăm ! Vƣơng quốc Chăm pa với một nền văn hóa rực
rỡ một thời mà đến nay dân tộc Chăm vẫn còn lƣu giữ đƣợc nhiều nét bản sắc
không thể lẫn vào đâu đƣợc. Dân tộc này thuộc ngữ hệ Malayo – Polynésien (Mã
Lai – Đa Đảo), tức cùng nhóm ngôn ngữ – tộc ngƣời với các dân tộc Êđê, Giarai,
Churu và Raglai. Trong khi cc nhĩm Mã Lai – Đa Đảo nhƣ Raglai, Êđê…do bị “cô
lập” ở miền rừng núi nên đến nay mặc dù bản sắc văn hóa tộc ngƣời vẫn đƣợc giữ
gìn rất tốt nhƣng sự phát triển cộng đồng nói chung rất thấp ở trình độ gần nhƣ vẫn
còn thời nguyên thuỷ thì dân tộc Chăm đã đạt trình độ phát triển cao hơn rất
nhiều:đã có nhà nƣớc, tôn giáo và kinh tế - xã hội bắt đầu vƣơn ra tầm thế giới
đƣơng thời…Điều này tƣơng tự nhƣ tình hình ngƣời Khmer và nhóm Môn –
Khmer đã đƣợc đề cập ở phần trên. Tuy nhiên quá trình giao tiếp VHDT trong
quan hệ với bản sắc VHDT để tạo ra sự phát triển đặc biệt của tộc ngƣời Chăm
vẫn có những nét riêng rất đáng chú ý. Do những biến động lịch sử – xã hội, hiện
nay cộng đồng Chăm phân hóa thành hai nhóm địa phƣơng (groupe
ethnographique) rõ rệt :

+ Nhóm ngƣời Chăm miền Trung (chủ yếu ở Nam Trung Bộ) : Nét văn
hóa tôn giáo đặc trƣng là ảnh hƣởng Bà La Môn (An Độ giáo – Bà Chăm) và Hồi
giáo cũ (Bà Ni) là chủ yếu.

+ Nhóm ngƣời Chăm Nam Bộ (tập trung chủ yếu ở tỉnh An Giang và TP.
Hồ Chí Minh…) : Nét văn hóa tôn giáo đặc trƣng là ảnh hƣởng Hồi giáo mới
(Islam) là chủ yếu.
Trên tổng thể, trong 54 dân tộc thuộc cộng đồng quốc gia Việt Nam nói
chung và trong cộng đồng các dân tộc ở đồng bằng Nam Bộ nói riêng, bên cạnh
ngƣời Việt, Hoa, Khmer…, ngƣời Chăm có một vị trí khá đặc biệt đối với sự phát
triển của toàn vùng. Ngƣời Chăm ở nơi đây là một “nhóm địa phƣơng” (groupe
ethnographique) vừa có những nét riêng về đời sống kinh tế – xã hội vừa mang
những nét đặc trƣng chung về văn hóa rất đáng lƣu ý. Một mặt tuy vẫn là ngƣời
119
Chăm với những nếp văn hóa truyền thống không thể mất hẳn nhƣng mặt khác họ
đã không còn là ngƣời Chăm Bà La Môn nhƣ trƣớc đây. Điều đáng chú ý hơn là
mặc dù đã là ngƣời Chăm Hồi giáo với nhiều nét ảnh hƣởng sâu đậm văn hóa
Islam Đông Nam Á (chủ yếu là Malaysia và Indonesia…) nhƣng họ đã “thoát” ra
khỏi nét “cực đoan” của thế giới Hồi giáo nói chung mà ngƣời ta vẫn thƣờng thấy
xƣa nay…
Cái gì đã tạo ra các đặc điểm văn hóa của ngƣời Chăm nhƣ nói trên ? Câu
trả lời chắc chắn không đơn giản. Tuy nhiên ở đây một biểu hiện có vẻ phức tạp
nhƣng rất rõ nét liên quan đời sống văn hóa tôn giáo, tín ngƣỡng của ngƣời Chăm.
Cụ thể hơn đó chính là sự thể hiện những ảnh hƣởng, tác động của tôn giáo đối với
tín ngƣỡng, thực chất đó chính là những ảnh hƣởng của văn hóa ngoại lai đối với
văn hóa bản địa thông qua lĩnh vực tôn giáo tín ngƣỡng của ngƣời Chăm.

Hai biểu hiện tôn giáo Bà La Môn và Hồi giáo ở ngƣời Chăm có thể coi là
các yếu tố “ngoại sinh” trong quá trình lịch sử lâu dài có đến hàng thiên niên kỷ
của dân tộc Chăm. Ngƣời Chăm đã thành công trong quá trình “bản địa hóa”: giai
đoạn đầu là quá trình hội nhập, tiếp nhận tôn giáo Bà La Môn vào đời sống tín
ngƣỡng của họ. Khi ấy đã xảy ra quá trình tiếp biến tôn giáo Bà La Môn đến từ Ấn
Độ thành tôn giáo Bà La Môn theo kiểu của ngƣời Chăm. Song quá trình “bản địa
hóa” đã diễn ra thực sự nổi bật ở giai đoạn tiếp theo với sự du nhập của Hồi giáo.
Ngƣời Chăm đã biến cải Hồi giáo thành đạo “Bani” phù hợp với tín ngƣỡng vốn có
của họ. Có thể coi đây là “mô hình” giao lƣu văn hóa (échange culturels) tiêu biểu
về quá trình hội nhập hoặc tích hợp (intégration culturelle) và tiếp biến văn hóa
(acculturation) mạnh mẽ của ngƣời Chăm. Đối với sự du nhập tôn giáo Bà La
Môn, kể cả sau này là Hồi giáo Islam, quá trình “bản địa hóa” của ngƣời Chăm đã
diễn ra với nhiều quy mô và ngƣời ta cũng có thể nhìn nhận nó với nhiều cấp độ
khác nhau. Ở tầm vĩ mô chúng ta có thể mở rộng sự liên hệ trong bối cảnh chung
về lịch sử - xã hội các dân tộc ở Đông Nam A, một khu vực lịch sử - văn hóa có
120
nhiều điểm tƣơng đồng đặc biệt; hoặc, ở tầm vi mô có thể so sánh với các xã hội
truyền thống ở Tây Nguyên, nhất là một số tộc ngƣời cùng nhóm ngôn ngữ Malayo
– Polynésien nhƣ đã nói; hoặc, so sánh với nhóm Chăm Hroi là bộ phận không bị
ảnh hƣởng của tôn giáo với tiến trình phát triển tộc ngƣời có nhiều điểm đáng chú
ý (so với cộng đồng ngƣời Chăm nói chung)...Đặc biệt đối với sự du nhập của Hồi
giáo, nếu coi nhóm ngƣời Chăm theo tôn giáo Bà Ni là “Bà La Môn giáo + Hồi
giáo” thì đó là quá trình pha trộn hay là sự “sống chung” của các tôn giáo khác
nhau, nếu cộng thêm yếu tố tín ngƣỡng dân gian vào Bà La Môn giáo thì hình nhƣ
tình hình vẫn không khác hơn, vì tín ngƣỡng và tôn giáo không phải là hai cực đối
lập để có thể tác động bài trừ lẫn nhau. Nhƣng đđến Hồi giáo mới (Islam) thì tình
hình lại rất khác: bởi vì tôn giáo thâm nhập và ảnh hƣởng vào ngƣời Chăm không
chỉ trên lĩnh vực tín ngƣỡng, mà còn ảnh hƣởng đối với nhiều lĩnh vực khác nhau
của đời sống xã hội, kể cả phong tục tập quán, lối sống, v.v… cho nên anh hƣởng
đó về phƣơng diện xã hội có ý nghĩa rất lớn. Ví dụ, chính nó (văn hóa tôn giáo,
nhất là Hồi giáo mới Islam) đã tách ngƣời Chăm thành ba cộng đồng khác nhau,
với nếp sống và bản sắc văn hóa riêng, sự ảnh hƣởng đó thậm chí đến mức đã tạo
ra sự đối lập giữa “tôn giáo hóa” và “bản địa hóa” (thực chất đây là sự mâu thuẩn
giữa tôn giáo và tín ngƣỡng trong tiến trình lịch sử “văn hóa hóa” của văn hóa
ngƣời Chăm); hoặc, đƣa đđến tình hình một bộ phận ngƣời Chăm đã bị “bứng ra
khỏi cội rễ văn hóa truyền thống” nhƣ có một số nhà nghiên cứu đã từng nhấn
mạnh v.v…Nói cách khác , tôn giáo Bà La Môn và Hồi giáo (Bà Ni) tồn tại ở
ngƣời Chăm Nam Trung Bộ dƣới dạng thức sinh hoạt văn hóa - tín ngƣỡng truyền
thống gắn với quá trình lịch sử của ngƣời Chăm (đã nhƣ là một yếu tố “nội sinh”),
khác với loại hình sinh hoạt tôn giáo chính thống nhƣ tôn giáo Islam đã và đang
thâm nhập vào ngƣời Chăm ở Nam Bộ kể từ những năm 60 của thế kỷ XX đến nay
(còn nhƣ là một yếu tố “ngoại sinh). Việc phân biệt giữa hai loại hình và sự tác
động khác nhau giữa hai tôn giáo này (tƣơng tự nhƣ việc cần phải tìm hiểu sâu hơn
121
về sự du nhập, từng tồn tại và mất đi của Phật giáo Chăm pa trƣớc kia) là hết sức
cần thiết để có đối sách thích hợp trong tình hình hiện nay, giữa một bên là sự
nghiệp bảo tồn di sản, bản sắc văn hóa dân tộc và một bên là chính sách tôn trọng
tự do tín ngƣỡng, rộng ra là các giải pháp chủ động các mối quan hệ giao tiếp
VHDT trong tiến trình lịch sử…
3. Khi nói về những yếu tố quyết định đặc điểm văn hóa vùng, tác giả Ngô Đức
Thịnh đã từng nêu rõ : “Về các nhân tố góp phần tạo nên vùng văn hóa, chúng ta
nhấn mạnh một cách đúng mức hơn vai trò môi trƣờng tự nhiên trong mối quan hệ
tác động qua lại với con ngƣời, chú ý tới nhân tố nguồn gốc tộc ngƣời, những
tƣơng đồng về trình độ phát triển kinh tế - xã hội, tới nhân tố chính trị, tới ranh giới
quốc gia, ảnh hƣởng của các tôn giáo, đặc biệt nhấn mạnh tới vai trò của giao lƣu
ảnh hƣởng văn hóa trong việc tạo nên vùng văn hóa”27. Khảo sát văn hóa của
ngƣời Việt ở Nam Bộ, tộc ngƣời chủ thể đóng vai trò quan trọng hàng đầu đối với
việc tạo ra đặc trƣng văn hóa vùng Nam Bộ, ngƣời ta có thể thấy rõ về điều đó.
Đặc biệt đi sâu tìm hiểu về các quá trình giao tiếp VHDT của ngƣời Việt ở nơi đây,
ngƣời ta có thể thấy sự chi phối bởi những nhân tố chủ yếu sau đây : về khách
quan, đó là các điều kiện địa lý - lịch sử và kinh tế - xã hội đặc thù của Nam Bộ
liên quan trực tiếp tới các hoạt động văn hóa; về chủ quan, đó là trình độ và thị
hiếu gắn với nhu cầu văn hóa tinh thần, gồm cả nhu cầu tín ngƣỡng, tâm linh của
con ngƣời mà ở đây cụ thể là của ngƣời Việt và các tộc ngƣời cùng nhau đến tham
gia trong các sinh hoạt văn hóa. Ngoài ra, sự giao tiếp ấy còn là sự hội nhập của
các giá trị văn hóa khác nhau đã đƣợc tích hợp từ nhiều nguồn qua nhiều giai đoạn
lịch sử và có thể đƣợc thể hiện ra qua nhiều yếu tố của một hiện tƣợng văn hóa
nhất định. Ngƣời ta có thể khái quát nét chung nhất các hệ giá trị tạo nên bản sắc
văn hóa tộc ngƣời Việt trong mối quan hệ với các quá trình giao tiếp VHDT trên
đất Nam Bộ nhƣ sau : “Bên cạnh các di sản văn hóa từ An Độ, Mã Lai...gần nhƣ

27
NGÔ ĐỨC THỊNH :Nghiên cứu vùng văn hóa khuynh hƣớng và các vấn đề; Tc Văn hóa dân gian; 3/1989; tr. 11.
122
nguyên mẫu và trực tiếp tác động tạo màu sắc riêng cho nó, văn hóa Nam Bộ bắt
đầu có sự pha trộn theo hƣớng Việt hoá trên toàn vùng khi ngƣời Việt đến nơi đây
đông đảo và mang theo những giá trị văn hóa truyền thống Đại Việt trong đó gồm
cả các ảnh hƣởng từ văn hóa Trung Hoa (cổ truyền). Cùng lúc đó, ngƣời Hoa với
văn hóa Hoa (hiện đại) trực tiếp từ Trung Quốc sang tiếp theo các dòng văn hóa
mới mẻ từ phƣơng Tây lần lƣợt truyền vào…càng làm cho tính ĐA VĂN HÓA của
Nam Bộ thêm rõ nét hơn nữa. Tính chất ĐA VĂN HÓA (multiculturelle) do diện
giao tiếp rộng với nhiều tầng, nhiều lớp nhƣ vậy kết hợp với các yếu tố khác về địa
lý, lịch sử...đã góp phần tạo ra tính đa dạng về địa-văn hóa (géo-culture) của
vùng, tiểu vùng và các địa phƣơng trong vùng cùng tính năng động, cởi mở (đặc
biệt thể hiện rõ nét qua giao tiếp VHDT…) nhƣ là một bản sắc chung nhất của văn
hóa Nam Bộ. Tất cả đƣợc phản ánh trong mọi mặt đời sống vật chất, tinh thần của
ngƣời dân Việt nơi đây…”.28

Cụ thể hơn, ngƣời ta thấy rằng văn hóa của ngƣời Việt ở Nam Bộ vừa có
những nét đặc trƣng văn hóa Đông Nam Á và Nam Á (qua giao tiếp văn hóa Việt-
Chăm, Việt-Khmer...), đồng thời cũng có cả nét Đông Á và Đông Bắc Á (qua giao
tiếp văn hóa Việt-Hoa...).v.v trong đó cái cốt lõi vẫn là : “Tam giáo Việt Nam:
Phật, Khổng, Lão…Qua bao biến động lịch sử, Tam giáo ấy đã góp phần tạo nên
“sức mạnh Việt Nam”, từ “Tƣ tƣởng văn hiến Đại Việt” trƣớc đây từng làm nên
“Hào Khí Đông A” thế kỷ XIII cho đến truyền thống văn hóa Việt Nam sau này
trong tiến trình phát triển về phƣơng Nam đã làm nên “Hào Khí Đồng Nai” ở thời
29
kỳ lịch sử cận -hiện đại của dân tộc” . Trong tiến trình phát triển về phƣơng
Nam, các quá trình giao tiếp VHDT làm cho Tam giáo ấy đã trở thành “không còn
nguyên gốc nữa, một hệ tƣ tƣởng Nho, Phật, Lão trong thực thể văn hóa vùng Nam
Bộ đậm chất Ấn Độ (Hindouisé) hơn và nhạt chất Trung Hoa (Sinisation) đi ít
28
Huỳnh Quốc Thắng :Lễ hội dân gian ở Nam Bộ; Viện Văn hóa & Nxb VHTT ; H.; 2003; tr. 183 – 184.
29
Trần Khuê : Từ hào khí Đông A đến hào khí Đồng Nai một quá trình phát triển truyền thống văn hiến Việt Nam;
Trong : Nghiên cứu và tranh luận; Nxb Khoa học xã hội; Hà Nội; 1996; trang 311.
123
nhiều…” Tựu trung lại, các yếu tố chính tạo thành những “màu sắc” khác nhau
trong hệ giá trị văn hóa tộc ngƣời Việt ở nam Bộ có thể khái quát nhƣ sau : “Văn
hóa truyền thống của ngƣời Việt ở Bắc Bộ; Văn hóa Bắc Bộ đã bị Trung Bộ hóa
(chủ yếu là Chăm hóa); Văn hóa Trung Hoa cận - hiện đại (trực tiếp từ nam Trung
Quốc sang); Văn hóa Khmer; Văn hóa phƣơng Tây..” 30.

Liên quan và để làm rõ những luận điểm trên, ngƣời ta có thể nêu hàng loạt
ví dụ từ thực tế trong đời sống văn hóa của ngƣời Việt ở Nam Bộ :
+ Tín ngƣỡng / tâm linh thờ cá voi ven biển từ Quảng Bình trở vào tận tới Cà
Mau do sự ảnh hƣởng bởi quá trình cộng cƣ và giao lƣu tiếp biến văn hóa giữa
ngƣời Việt với ngƣời Chăm (Cha Aih Va – Pô Riyăk), một sinh hoạt không chỉ
mang tính chất “địa - văn hóa” mà còn mang tính chất “văn hóa tộc ngƣời” nữa…
+ Cuộc hành trình tiến về phƣơng nam của ngƣời Việt đã ghi lại những
dấu ấn văn hóa trong đời sống tâm linh, đƣợc thể hiện rõ nét nhất trong các thiết
chế tín ngƣỡng, tôn giáo ở Nam Bộ. Với bề dày hơn 300 năm lịch sử, hàng trăm
đình, đền, lăng, miếu, nhà thờ, thánh thất và hàng ngàn ngôi chùa Phật giáo (với
nhiều tông phái…) qua các hiện vật, trang trí, điêu khắc, kiến trúc cũng nhƣ các
sinh hoạt tín ngƣỡng, lễ hội tôn giáo … đã phản ánh những nét văn hóa truyền
thống lâu đời cùng với văn hóa thời kỳ đầu khẩn hoang của ngƣời Việt, và mang cả
một “phức hợp” các yếu tố văn hóa Khmer, Chăm, Hoa và cả phƣơng Tây
v.v…Đáng chú ý là mối quan hệ giao tiếp VHDT tại các cơ sở tín ngƣỡng trong
vùng đôi khi phức tạp đến mức đã có sự lẫn lộn giữa các chủ thể tham gia tại các
nơi ấy. Ví dụ Lệ Châu hội quán (Quận 5 – TP. Hồ Chí Minh) từng đƣợc xếp trong
Danh sách các cơ sở tín ngƣỡng của ngƣời Hoa và hoàn toàn thuộc cộng đồng
Minh Hƣơng. Đó là điều không chính xác, bởi vì từ đối tƣợng thờ nơi đây (Tổ thợ
bạc) cho tới đối tƣợng tham gia tổ chức và chịu sự chi phối của sinh hoạt tín

30
Xem Huỳnh Quốc Thắng : Tài liệu đã dẫn, trang 205 – 208.

124
ngƣỡng - lễ hội nơi đây (thợ kim hoàn Sài Gòn - TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh Nam
Bộ) trƣớc nay chủ yếu vẫn là ngƣời Việt…

+ Gần gũi hơn, ngƣời ta có thể liên hệ các sinh hoạt trong các thiết chế văn
hóa hiện đại : Khu du lịch văn hóa Suối Tiên (Quận 9 – TP. Hồ Chí Minh). Đây
không chỉ là một trung tâm tổ chức sinh hoạt vui chơi giải trí nhƣ một thiết chế
“công viên văn hóa”, một “khu du lịch” mang tính chất một “tiểu Disneyland” của
Việt Nam mà nó còn là một thiết chế công nghệ chuyên “kinh doanh giải trí” với
quy mô lớn theo định hƣớng lấy “Bản sắc văn hóa truyền thống, dân tộc” làm nền
tảng. Những “trọng điểm” (main destination) trong Khu du lịch hiện đại này, đó là
những công trình mang tính định hƣớng lịch sửrất rõ ràng nhƣ Đền thờ Hùng
Vƣơng, Biển Tiên Đồng – Núi Lạc Long Quân & Núi Au Cơ…, Quảng trƣờng Phù
Đổng, Quảng trƣờng Đinh Bộ Lĩnh, Tƣợng đài Hai Bà Trƣng…Ngoài ra, nơi đây
còn có các điểm tham quan quan trọng liên quan tín ngƣỡng dân gian và nhắc nhở
các đạo lý truyền thống dân tộc nhƣ Quảng trƣờng Tôn Sƣ Trọng Đạo, Sự Tích
Trầu Cau…v.v…chƣa kể những chƣơng trình lễ hội, sự kiện lớn thƣờng xuyên
hoặc định kỳ tổ chức nơi đây ( Chƣơng trình sân khấu hóa về huyền thoại Sơn
Tinh - Thủy Tinh, Lễ tƣởng niệm các Vua Hùng, Lễ hội Trái cây Nam Bộ
v.v…)…tất cả đều chú ý thể hiện và đề cao truyền thống văn hóa, đất nƣớc và con
ngƣời của cả dân tộc cũng nhƣ của địa phƣơng…Nhƣng đồng thời bên cạnh đó,
nơi đây còn có các hạng mục công trình vật chất – kỹ thuật đƣợc đầu tƣ quy mô,
nghiên cứu nghiêm túc và mang đậm màu sắc “tâm linh” nhƣ : Thiên Tiên Môn,
Thiên Đăng Bảo Tháp, Long Hoa Nhật Nguyệt, Long Hoa hội, Long Hổ Thiên Sơn,
Phúc Cung Tam Phƣớc, Linh Cung Thập Nhị Giáp, Cội Bồ Đề, Kỳ Lân Cung,
Thiên Đình Cung, Cầu Bát Tiên Quá Hải v.v…Tất cả đều toát lên một màu sắc hết
sức “thoáng mở” theo tinh thần đủ cả Nho – Phật – Lão lẫn tín ngƣỡng dân gian
các loại !…Tƣơng tự nhƣ vậy, Khu du lịch Đại Nam (hay Lạc Cảnh Đại Nam Văn
Hiến, Bình Dƣơng), mới hình thành gần đây với quy mô thậm chí còn lớn hơn cả
125
Suối Tiên (diện tích ban đầu khoảng 450 ha) nhƣng cũng mang phong cách, dáng
vẻ “mở” đến độ khá “phức tạp” không chỉ về khía cạnh tâm linh mà còn về văn
hóa nói chung! Công trình trung tâm là Đại Nam Quốc Tự (5.000 m2) gồm các phù
điêu, hoa văn thể hiện lịch sử Việt Nam qua các thời kỳ, vị trí trung tâm là điện thờ
Tứ An (Tạo Hóa, Tổ Quốc, Đồng bào Dân tộc, Tông đƣờng), biểu tƣợng thờ trung
tâm gồm có Đức Phật, Vua Hùng Vƣơng, Chủ tịch Hồ Chí Minh; hai bên là đài thờ
Mẹ Au Cơ và Bách Gia Trăm Họ (với biểu tƣợng 54 dân tộc và mọi dòng họ ở Việt
Nam)…
+ Liên hệ thực tế lịch sử, giải quyết mối quan hệ giữa bản sắc và giao tiếp
VHDT, thực chất cũng là vấn đề mối quan hệ dân tộc – thời đại trong nhiều trƣờng
hợp có thể giúp ngƣời ta tìm đƣợc “lối thoát” cho những “vƣớng mắc” lịch sử, kể
cả những vƣớng mắc về chính trị. Ví dụ ngƣời ta không thể phủ nhận sự phát triển
và các “thành tựu” bƣớc đầu trong nỗ lực định hình nền điện ảnh dân tộc ở miền
Nam Việt Nam và ở Sài Gòn trƣớc đây (đặc biệt là giai đoạn 1954 – 1975) – dù
rằng một phần sự phát triển ấy có thể là nhằm mục đích phục vụ cho các hoạt động
tâm lý chiến, tuyên truyền cho chế độ phản động tay sai – thì chúng ta cũng phải
thừa nhận rằng chắc chắn phải có những tài năng, nỗ lực và cả tâm huyết của
những con ngƣời tuy hoạt động trong lòng chế độ cũ nhƣng vẫn có công lao nhất
định đối với sự nghiệp xây dựng nền điện ảnh hiện đại của Việt Nam. Không phải
ngẫu nhiên mà chính quyền Sài Gòn đánh giá rất cao vai trò quan trọng của nghệ
thuật điện ảnh, coi sự lớn mạnh của “điện ảnh dân tộc” là sự trƣởng thành của chế
độ, là bộ mặt của “quốc gia”. Ngay cả trong bối cảnh hết sức đặc biệt và đầy khó
khăn, điện ảnh Sài Gòn vẫn đã khẳng định đƣợc vai trò lịch sử của nó trong dòng
chảy của văn hóa dân tộc. Kết quả đáng ghi nhận của “nền điện ảnh” ấy là nó đã
sản xuất đƣợc cả trăm phim truyện và hàng ngàn phim thời sự tài liệu, trong đó có
những phim mang xu hƣớng tiến bộ và có giá trị nhất định liên quan việc đề cao
các giá trị VHDT, bên cạnh đó đã phát hành hàng ngàn phim nhập của nƣớc ngoài
126
(chủ yếu là phim của Mỹ và các nƣớc phƣơng Tây)…Tuy có dấu hiệu nặng xu
hƣớng thƣơng mại hóa và trong điều kiện còn chiến tranh, nhƣng “nền điện ảnh”
ấy đã thực sự tạo ra đƣợc một thị trƣờng điện ảnh khá sôi động và đã bƣớc đầu
nhen nhóm một nền “công nghiệp điện ảnh” có thể chƣa hoàn chỉnh nhƣng cũng là
một nhân tố góp phần tích cực vào sự phát triển mới của điện ảnh Việt Nam sau
năm 1975, trong đó đáng ghi nhận là sự đóng góp của đội ngũ làm điện ảnh có tay
nghề và có tâm huyết thực sự …
o O o
Cho đến nay nhìn chung ngƣời ta vẫn chƣa thật sự có quan điểm nhất quán về vấn
đề bản sắc văn hóa dân tộc, cho nên, đã có tình trạng không tránh khỏi lúng túng,
nhầm lẫn. Chẳng hạn, có ngƣời đã nhầm lẫn giữa tính không ổn định, có thể biến
đổi về hình thức, sắc thái, hoặc những khía cạnh tiêu cực hạn chế so với các yếu tố
“ổn định, bền vững” mang tính giá trị và tính kế thừa của truyền thống lịch sử
trong bản sắc…Bản sắc (VHDT), chúng ta cần phải xác định lại một lần nữa, gồm
có ba yếu tố cơ bản : một là, yếu tố nền tảng về cội nguồn (mà Trần Ngọc Thêm
gọi là các đặc trƣng gốc của một nền văn hóa, chính yếu tố này làm cho bản sắc có
tính “ổn định, bền vững” ở mức độ tƣơng đối…); hai là, yếu tố đặc trƣng về tính
cách biến đổi khác nhau thích ứng với hoàn cảnh địa lý, đời sống kinh tế, bối cảnh
lịch sử, truyền thống xã hội…; ba là, quan trọng nhất còn là yếu tố thời đại về bản
lĩnh để thể hiện và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, phân biệt với các dân tộc
khác. Bản sắc không phải chỉ là sự thể hiện các sắc thái muôn màu muôn vẻ của
quá khứ mà đó còn là sự thể hiện bản lĩnh mang dáng dấp của thời đại. Nhƣ vậy,
nếu theo tinh thần triết học Phật giáo “Sắc tức thị không, không tức thị sắc” đồng
nghĩa với mọi cái “sắc sắc không không” đều là “ảo” thì ở đây ngƣời ta có thể xác
định thêm rằng : cái “bản” (gốc) để tạo ra “sắc” lại chính là những “cái có thật”,
đó là :

127
(1) Yếu tố “BẢN ĐỊA”: Liên quan các khía cạnh “địa - văn hóa” đặc thù
vùng, miền, địa phƣơng…
(2) Yếu tố “TRUYỀN THỐNG” : Liên quan những vốn cổ truyền, dân
gian (folklore)
(3) Yếu tố “DI SẢN” : Liên quan mọi vốn văn hóa vật thể, phi vật thể v.v

Cách nhìn nhận trên có thể đƣa đến những nhận thức quan trọng đối với
việc tìm ra những “gốc rễ” và cách phân loại các loại hình sinh hoạt văn hóa của
các tộc ngƣời nói chung và xa hơn là những luận điểm chính xác, có ý nghĩa khoa
học – thực tiễn cao trong việc xem xét về các đặc điểm, xu hƣớng phát triển của
các sinh hoạt ấy trong mối quan hệ với các mặt khác của đời sống văn hóa tộc
ngƣời nói riêng, của thực tiễn xã hội nói chung…Hơn nữa, từ đó chúng ta mới có
cái nhìn biện chứng về bản sắc văn hóa trong đời sống thực của nó. Bởi vì nghiên
cứu một hiện tƣợng văn hóa tộc ngƣời nhất định thực chất là nghiên cứu ảnh
hƣởng của văn hóa ngoại lai đối với văn hóa bản địa thông qua lĩnh vực hoạt động,
loại hình văn hóa cụ thể, là nghiên cứu ảnh hƣởng của yếu tố “ngoại sinh” đối với
các yếu tố “nội sinh” đã diễn ra trong xã hội tộc ngƣời, tƣơng ứng với các các diễn
biến của bản sắc văn hóa trong mọi quá trình giao tiếp VHDT. Trƣớc mắt, liên hệ
toàn cảnh vùng Nam Bộ chúng ta có thể xác định nơi đây hiện có rất nhiều “gam”
màu sắc văn hóa tộc ngƣời, mỗi hệ giá trị văn hóa tộc ngƣời tạo thành một “gam”
cụ thể. Trong đó, tuỳ thuộc vào đặc điểm trình độ phát triển của mỗi tộc ngƣời,
mỗi bản sắc văn hóa trong mối quan hệ với các quá trình giao tiếp VHDT có thể
tạo thành những “gam” màu với một mức độ, tính chất không đồng nhất (khác)
nhau, nhƣ : “GIAO TIẾP MỞ” so với “GIAO TIẾP ĐÓNG”, hoặc “TIẾP BIẾN
MẠNH” so với “TIẾP BIẾN YẾU” v.v…
Từ thực tế đó, chúng ta có thể xác định hai xu thế ngƣợc chiều nhau và hệ
quả tất yếu có thể đƣợc tạo ra từ hai xu thế đó :

128
(1) “GIAO TIẾP MỞ” + “TIẾP BIẾN MẠNH” => DỄ PHÁT TRIỂN (VĂN HÓA)
+ KHÓ GIỮ BẢN SẮC VĂN HÓA (DÂN TỘC)
(2) “KHÔNG GIAO TIẾP” hoặc “GIAO TIẾP ĐÓNG” + “TIẾP BIẾN
YẾU” => DỄ GIỮ BẢN SẮC VĂN HÓA (DÂN TỘC) + KHÔNG / KHÓ PHÁT
TRIỂN (VĂN HÓA)…

Không còn nghi ngờ gì nữa, quá trình đô thị hóa gắn với công nghiệp hóa
– hiện đại hóa trong bối cảnh xu hƣớng toàn cầu hóa ngày càng mở rộng chính là
một quá trình thử thách gay gắt đối với việc giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa
truyền thống và các bản sắc văn hóa dân tộc nhằm tìm ra con đƣờng phát triển
thăng bằng, hài hòa và bền vững nhất cho con ngƣời và xã hội thể hiện ngay trong
thực tiễn trên mọi lĩnh vực đời sống đang diễn ra hàng ngày, thƣờng xuyên. Nhất là
trong bối cảnh kinh tế – chính trị – xã hội hiện tại và trong xu thế chung khi mà áp
lực của văn minh phƣơng Tây đang ngày càng ồ ạt xâm nhập vào mọi ngõ ngách
đời sống văn hóa của tất cả các dân tộc với những mặt tích cực lẫn cả mặt tiêu cực
của nó thì LÀM CHỦ MỌI QUÁ TRÌNH GIAO TIẾP VĂN HÓA GẮN VỚI Ý
THỨC ĐẦY ĐỦ ĐỐI VỚI VIỆC BẢO TỒN, PHÁT HUY TỐT BẢN SẮC VHDT là
một vấn đề có ý nghĩa chiến lƣợc.

BĐT 2.4.
LỄ TRONG LỄ TỤC CỦA NGƢỜI VIỆT VỚI LUÂN THƢỜNG NHO GIÁO
(Trƣờng hợp Nam Bộ)

Một bộ phận quan trọng chi phối sâu sắc trong đời sống văn hóa cá nhân và
cộng đồng của ngƣời Việt trên khắp các vùng, miền đó là lễ trong các lễ tục. Cộng
đồng ngƣời Việt ở Nam Bộ với những nét đặc thù nhất định về hoàn cảnh địa lý,
lịch sử, từ đó có những nét riêng nhất định trong đời sống văn hóa, đặc biệt thể

129
hiện qua lễ trong các lễ tục chịu ảnh hƣởng của luân thƣờng Nho giáo theo một
kiểu riêng rất đáng chú ý.
1. Xuất phát từ nhu cầu tự thân trong quá trình lịch sử, lễ trong lễ tục là
những cách thế ứng xử của con ngƣời mang chất nội tính văn hóa với ý nghĩa
nhằm hợp nhất vũ trụ và nhân sinh nhƣng lại đƣợc thực hiện một cách tự
nhiên và thuần phác để làm nên một trong những nét đặc trƣng của văn hóa
dân tộc

1.1. Từ nếp ăn, nếp nghĩ hàng ngày cho đến mọi mối quan hệ ứng xử trong
gia đình, dòng họ, với cộng đồng xã hội, với tổ tiên, đất trời, thần thánh…, lễ tục
có mặt một cách thƣờng xuyên và tự nhiên mang tính chất nhƣ là một bộ phận của
những phong tục tập quán hoặc đan xen với tín ngƣỡng, tôn giáo đồng thời có thể
kèm theo những nghi thức, nghi vật, nghi trƣợng31 nhất định. Nó chính là một bộ
phận cấu thành nền móng trong chỉnh thể văn hóa dân tộc đƣợc biểu hiện phong
phú qua cách thế ứng xử của con ngƣời đã đạt đến “đạo văn hóa” (lễ), và quan
trọng hơn nội dung ứng xử ấy đã thấm sâu vào “huyết quản” tạo nên khí chất, thói
quen bền vững (tục) của cá nhân và cộng đồng trong suốt chiều dài lịch sử dân tộc.
Bởi vốn là một bộ phận của văn hóa dân gian (folklore), do đó trong bản thân nó
có thể tồn tại những yếu tố lạc hậu, tiêu cực (so với yêu cầu của văn hóa xã hội
đƣơng thời), nhƣng giá trị cốt tủy tạo nên linh hồn của lễ tục về cơ bản vẫn là nếp
văn hóa ứng xử tốt đẹp giữa ngƣời với ngƣời, giữa ngƣời với tự nhiên và vạn vật,
giữa thân và tâm, giữa nội tâm và ngoại giới mà nền tảng là sự chân thật đạt đến
cao độ của lòng thành tâm, thành kính với sự thiêng liêng thực sự. Theo hƣớng nhƣ
vậy, lễ vẫn luôn là trung tâm của lễ tục với tƣ cách là hoạt động nhằm cung cấp
năng lƣợng và giá trị hành động trong mọi hoàn cảnh sống đồng thời nó có thể là
năng lực tái sinh những nguồn nội lực tích cực nhằm mục tiêu giúp con ngƣời

31
Nghi thức: Các động tác mang tinh thần, tính chất lễ nghi;Nghi vật: Các vật phẩm đặc trƣng dùng trong nghi lễ ;
Nghi trƣợng: Các yếu tố tạokhông khí, cảnh quan, môi trƣờng cho lễ (lễ phục, trang trív.v.)
130
không rơi vào tình trạng tha hóa (sa đọa, phi văn hóa). Nói cách khác, lễ (trong lễ
tục) tự trong bản chất là một nguồn đạo lí mang tính chân lí giải phóng thân tâm
con ngƣời, là “chân khí” có thể nuôi dƣỡng và thúc đẩy tiến hóa xã hội, cái làm
nên văn hóa của mỗi dân tộc. Trên thực tế, những gì thuộc về nếp phong hóa của
dân tộc Việt Nam xƣa nay hầu nhƣ đều ít nhiều có liên quan đến lễ trong các lễ tục
vốn đã đƣợc hiện thực trong đời sống dân tộc, làm nên nét đẹp truyền thống văn
hóa dân tộc. Đối tƣợng lễ trong lễ tục thờ cúng tổ tiên chẳng hạn, từ gia tiên trong
nhà cho đến các vua Hùng, tổ tiên của cả dân tộc…cốt lõi vẫn là đạo lý “thủy
chung”, “nhân nghĩa” trong mọi cách thế ứng xử của ngƣời Việt theo tinh thần
“uống nƣớc nhớ nguồn”,“ăn trái nhớ kẻ trồng cây”…Theo cách nhƣ vậy, lễ (trong
lễ tục) ngự trị trong từng hơi thở, từng lời ăn, tiếng nói, trong từng nếp nghĩ, nếp
làm của con ngƣời Việt Nam một cách bình dị, đó chính là thực tiễn của nhân sinh
Việt Nam đạt đƣợc sự tỏa sáng văn hóa ngay trong cuộc sống đời thƣờng…
1.2. Điều cần nhấn mạnh ở đây là do hoàn cảnh, điều kiện thực tế và do bản
chất tự thân của nó, từ lâu lễ trong lễ tục của ngƣời Việt đã chịu ảnh hƣởng sâu sắc
bởi Nho giáo, đặc biệt là các giá trị của luân thƣờng Nho giáo. Nó đƣợc xem là kết
quả những nỗ lực của con ngƣời phấn đấu một cách tự nhiên theo đạo lí truyền
thống rằng muốn đạt “đạo” phải lập “đức” với “ngũ thƣờng chi đức” (nhân, nghĩa,
lễ, trí, tín), trong đó lấy “nhân” làm bản thể theo tinh thần “Khắc kỷ phục lễ vi
nhân”32(Luận ngữ). Trong các mối quan hệ nhƣ vậy, nhìn từ góc độ nhân sinh,
luân thƣờng Nho giáo đóng vai trò là nội dung nền tảng của lý tƣởng đạo đức, còn
lễ trở thành là điều kiện mang tính định hƣớng chung. Đó là mục tiêu căn bản mà
chính trị mọi thời – dƣới ảnh hƣởng bởi học thuyết Nho giáo – phải thực hiện
nhằm đƣa xã hội từ “loạn” trở thành “bình / trị” trên cơ sở lễ, yếu tố quyết định tạo
ra sự thăng bằng, ổn định và hợp lý cho mọi mối quan hệ xã hội theo quan niệm
của các triều đại phong kiến. Cũng theo tinh thần nhƣ vậy, chính sách “lễ

32
Tạm dịch : “Chế ngự bản thân và thực hành lễ để làm ngƣời”
131
trị”(hoặc“đức trị” bên cạnh “pháp trị”) đã đƣợc hình thành trong thực tế lịch sử
nhiều quốc gia phƣơng Đông, trong đó có Việt Nam nhƣ ngƣời ta đã từng thấy…
1.3. Nhƣ vậy dù ở cấp độ nào, lễtronglễ tục nhìn ở khía cạnh tích cực và thực tế
nhất đó vẫn là một trong những nội tính bản chất mang tính tự thân trong nếp sống
và hành xử của con ngƣời có thể giúp con ngƣời tự giác phục thiện hƣớng về
nguồn cội đạo đức và vì lợi ích chung của xã hội. Có lẽ chính vì ý thức sâu sắc đối
với vai trò của lễ nói chung, lễ trong lễ tục nói riêng, nhằm mục tiêu gìn giữ và
phát huy nội lực văn hóa nƣớc nhà một cách thiết thực, khẩu hiệu : “Tiên học lễ,
hậu học văn” từng đƣợcnhiều ngƣời nhắc đến nhƣ là một biểu hiện rõ nhất sự
khẳng định về giá trị tốt đẹp của lễ và lễ tục cần phải có trong mọi quan hệ “đối
nhân, tiếp vật” của con ngƣời ở thời đại ngày nay ! Ta có thể tổng kết nội dung cơ
bản của vấn đề nhƣ sau: Lễ trong lễ tục là tri thức, hành vi tạo nên giá trị thiêng
gắn với những thói quen bền vững bằng cách thế ứng xử hợp thời, hợp lí của con
ngƣời với nhân sinh và vũ trụ ngay trong cuộc sống đời thƣờng…
Nhìn trên tổng thể là nhƣ vậy, nhƣngcùng với tiến trình phát triển về phƣơng
Nam, đặc biệt là ở trên vùng đất Nam Bộ, lễ tronglễ tục của cộng đồng ngƣời Việt
đã có những biến đổi tạo thành những nét riêng rất đáng chú ý, nhất là xét về khía
cạnh những ảnh hƣởng của luân thƣờng Nho giáođối với nó.

2. Nam Bộ tuy là “vùng đất mới” về lịch sử - văn hóa đối với ngƣời Việt
nhƣng trên tổng thểvẫn là nơi mà sự ảnh hƣởng của luân thƣờng Nho giáo
đƣợc thể hiện rất rõ nét trong đời sống văn hóa nói chung, trong lễ gắnvới lễ
tục của ngƣời Việt nói riêng bằng những nét rất đặc thù
2.1. Sự ảnh hƣởng đó không phải chỉ thể hiệnqua Văn Miếu, Đàn Xã tắc,
Đàn Tiên Nông đƣợc xây dựng ở nhiều địa phƣơng trong vùng nhƣ Biên Hòa, Gia
Định, Định Tƣờng, Vĩnh Long…mà còn là qua các loại hình văn hóa khác nhau,
chẳng hạn nhƣ qua thơ văn (của Nguyễn Đình Chiểu, Phan Văn Trị, Bùi Hữu

132
Nghĩa, Học Lạc…), qua các tôn giáo địa phƣơng (Bửu Sơn Kỳ Hƣơng, Tứ Ân
Hiếu Nghĩa, Hòa Hảo, Cao Đài…), qua lễ hội cổ truyền (các nghi thức, nghi vật,
nghi trƣợng ở phần lễ liên quan Túc Yết, Đàn Cả, Xây chầu – Đại Bội cho tới hoạt
động ở phần hội, ví dụ trong các chƣơng trình Hát Bội…) ở hầu khắp các đình,
đền, lăng miếu v.v...Tuy nhiên, cũng chính ở trên vùng đất này, tại nhiều địa
phƣơng trong quá trình phát triển về phƣơng Nam của ngƣời Việt, do điều kiện địa
lý và với hoàn cảnh lịch sử - văn hóa cụ thể, nhìn trên tổng thể bên cạnh “Một biểu
hiện ngày càng đậm nét trong đời sống văn hóa tinh thần ở Nam Bộ là song song
với quá trình càng lúc Khổng giáo càng mờ nhạt thì đạo Phật ngày càng phát triển
mạnh mẽ theo nhiều cách thức…”33. Mặc dù “nét chung nhất của cái cốt lõi tôn
giáo, tín ngƣỡng …của ngƣời Việt thuộc vùng văn hóa Nam Bộ vẫn là Tam giáo :
Phật, Khổng, Lão” thì sự ảnh hƣởng của luân thƣờng Nho giáo trong lễ gắn với lễ
tục của ngƣời Việt ở Nam Bộ đã có những yếu tố mới, đó là : “Tam giáo theo chân
các chúa Nguyễn và những di dân Thanh Hóa - Ngũ Quảng vào phƣơng Nam để
trực tiếp (hoặc gián tiếp) hội nhập với các di duệ tín ngƣỡng, tôn giáo của Chăm
Pa và Chân Lạp (sau này là của ngƣời Hoa hiện đại và cả của phƣơng Tây)...thì
nó đã trở thành không còn nguyên gốc nữa,một hệ tư tưởng Nho, Phật, Lão trong
thực thể văn hóa vùng Nam Bộ đậm chất Ấn Độ (Hindouisé) hơn và nhạt chất
Trung Hoa (Sinisation) đi ít nhiều…” 34. Những yếu tố mới đó có thể đƣợc thể
hiện trong nhiều hình thức lễ gắn với lễ tục khác nhau không còn quá “khuôn sáo”
nhƣ ở miền Trung, miền Bắc và rõ nét nhất chính là trong cách ứng xử với các đối
tƣợng cử lễ ở các lễ hội cổ truyền ngƣời Việt Nam Bộ. Bằng một tâm thức dân tộc
với không gian tâm linh rộng mở, thể hiện cụ thể qua các đối tƣợng thờ cúng mang
tính hỗn dung đến độ đôi khi phức tạp tại hầu khắp thiết chế tôn giáo, tín ngƣỡng
các loại (đình, chùa, đền, miếu…), trong đó yếu tố Nam Á nổi lên khá rõ nét (Ấn

33
Huỳnh Quốc Thắng: Lễ hội dân gian của ngƣời Việt ở Nam Bộ, Viện Văn hóa – Nxb. Văn hóa Thông tin, 2003,
trang 206.
34
Huỳnh Quốc Thắng: Tài liệu đã dẫn , trang 206. .
133
Độ giáo, Phật giáo đan xen với tín ngƣỡng dân gian của các tộc ngƣời phƣơng
Nam nhƣ Khmer, Chăm…). Đặc biệt, điều đó đƣợc thể hiện cả ở những hoạt động
tín ngƣỡng gắn với các di chỉ khảo cổ liên quan văn hóa, văn minh Óc Eo (ở Gò
Tháp – Tháp Mƣời, Đồng Tháp hoặc ở Ba Thê – Thoại Sơn, An Giang cũng nhƣ ở
Bình Tả – Đức Hòa, Long An và nhiều nơi khác…). Ngay trong sinh hoạt tín
ngƣỡng – lễ hội thờ Bà Chúa Xứ ở Núi Sam (Châu Đốc – An Giang), mỗi năm đã
có hàng triệu lƣợt ngƣời đến tế Bà một cách thành kính nhƣ một tập quán nhƣng ít
ai ngờ rằng mình đã đến làm lễ với những cốt tƣợng thuộc di vật Óc Eo – Phù
Nam! Cái “không ngờ” đó thực ra là một cách thế ứng xử rất “phải đạo” xét về mặt
tâm thức văn hóa đối với quá khứ theo tinh thần “ăn trái nhớ kẻ trồng cây, uống
nƣớc nhớ nguồn” và nó rất đúng ý nghĩa của “lễ” nhƣ chúng ta đã từng nói ở trên !
2.2. Đi sâu hơn, trong đời sống văn hóa nói chung, lễ trong lễ tục nói riêng
của ngƣời Việt ở Nam Bộ, ngƣời ta có thể thấy luân thƣờng Nho giáo thể hiện qua
nhiều nội dung, hình thức khác nhau nhƣng nhìn chung đều mang tinh thần : “chỗ
này hay chỗ khác vẫn lấp lánh những ánh sáng của Tam giáo với cái “nhân bản
gốc”(humanisme radical) của Á Đông là luôn luôn vƣơn tới cái biết Trời, biết Đất,
biết Ngƣời (Tam Tài) theo cái duy thức Khổng, Phật, Lão đƣợc hội nhập làm một
để thành ra “đạo làm Ngƣời” của dân tộc, ở đây đƣợc hiểu là các quan điểm, thái
độ, phong cách sống vừa mang tính truyền thống Việt Nam vừa có thể mang nét
đặc thù địa phƣơng của Nam Bộ” 35. Tinh thần đó có thể đƣợc diễn đạt thông qua
thơ của Nguyễn Đình Chiểu, nhƣng nó không dừng lại ở thái độ ứng xử theo chuẩn
mực cũ, nhƣ :
- “Trai thời trung hiếu làm đầu,

Gái thời tiết hạnh làm câu trau mình…”


Mà hơn nữa nó còn là “cƣ xử thế nào cho trúng đạo lý” và “sống sao cho
phải đạo” một cách dứt khoát, trung thực, chân thành :
35
Huỳnh Quốc Thắng: Tài liệu đã dẫn , trang 208 – 209.
134
- “Thà đui mà giữ đạo nhà
Còn hơn có mắt ông cha không thờ”

- “Chở bao nhiêu đạo thuyền không khẳm,

Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà” …


Vấn đề cần nhấn mạnh ở đây là những ý nghĩa sâu sắc của khía cạnh “tinh
thần Nam Bộ” ở trong nội dung “đạo” nhƣ vừa nói là điều rất đáng chú ý. Hình
tƣợng Lục Vân Tiên cũng nhƣ hình ảnh tác giả Nguyễn Đình Chiểu đi thi, khi nghe
tin mẹ chết, bỏ thi trở về, khóc đến mù mắt không phải chỉ để nói về đạo
“hiếu”…Hoặc, hình ảnh những ngƣời vợ, ngƣời mẹ chờ chồng, chờ con tập kết ra
Bắc hay ra chiến trƣờng không phải chỉ liên quan việc “nghĩa”…Và tƣơng tự nhƣ
vậy, bàn thiên trƣớc cửa nhà, bàn thờ gia tiên trong mỗi nhà hoặc những tam sự,
ngũ sự, thất sự … để tôn vinh trời đất, tôn vinh tổ tiên không hẳn chỉ là việc
“lễ”…Ngay cả cách xƣng hô “anh hai” (thay vì là “anh cả” nhƣ ở miền Bắc, miền
Trung) và vai trò của ngƣời con út v.v…là điều rất đáng chú ý trong mỗi gia đình
Nam Bộ không phải chỉ vì đó là đạo “Trung thứ” của Nho giáo đƣợc thể hiện theo
một kiểu cách riêng…Mà, tất cả để góp phần minh chứng rằng ngay trong lễ gắn
vớilễ tục đời thƣờng, đặc biệt là với ứng xử trong gia đình và với giao tiếp xã hội
của ngƣời Việt ở Nam Bộ, ngƣời ta đã thấy bóng dáng một thứ “luân thƣờng”
mang nét đặc thù nhất định ! Nét đặc thù đó chính là nguyên tắc ứng xử của ngƣời
Việt nơi đây đối đãi nhau chủ yếu bằng “tình” theo kiểu :
“Đề thơ ba chữ rành rành,
Chữ trung, chữ hiếu, chữ tình là ba.
Chữ trung thì để phần Ba
Chữ hiếu phần Má, đôi ta chữ tình”.
Cụ thể hơn là chữ “tình” ấy đƣợc đề cao kể cả ngay khi trong điều kiện vật
chất còn rất nghèo khó, trong mọi hoàn cảnh ngƣời ta vẫn có thể đến với nhau chân

135
tình và thể hiện “tấm lòng” của mình một cách trọn vẹn, xem nó nhƣ là một đạo lý
sống và quan trọng hơn đó còn là thái độ ít câu nệ hình thức đến độ chất phác, hồn
hậu rất mực !...
2.3. Xa hơn, nét đặc thù của ảnh hƣởng luân thƣờng Nho giáo trong lễ gắn
với lễ tục của ngƣời Việt ở Nam Bộ còn là do các điều kiện khách quan khác nữa:
“Nếu nhƣ trên đồng bằng châu thổ sông Hồng, sông Mã…văn hóa Việt từng có lúc
có nơi chịu sự tác động ít nhiều bởi quá trình “Hán hóa” và dƣờng nhƣ đƣợc xem
là “tách biệt” so với văn hóa các nƣớc Đông Nam Á (vốn chủ yếu chịu ảnh hƣởng
của văn hóa Ấn độ), thì, trên vùng đồng bằng châu thổ sông Đồng Nai, sông Cửu
Long (đặc biệt với quá trình giao tiếp văn hóa thông qua việc tiếp xúc, cộng cƣ
cùng các dân tộc bản địa phƣơng Nam và có điều kiện mở rộng các mối quan hệ
với phƣơng Tây),văn hóa Việt ngày càng gần lại với văn hóa Đông Nam Á (cổ
lẫn hiện đại) đồng thời với quá trình “phi Hán hóa” về văn hóa và từng bước
hòa nhập với toàn thế giới trên mọi mặt”36. Khái niệm “phi Hán hóa” ở đây đồng
nghĩa với quá trình “phi Nho hóa” đối với những ảnh hƣởng trực tiếp của Nho
giáo, đặc biệt là sự chi phối của “Bá Nho” trong lễ gắn với lễtục của ngƣời Việt ở
Nam Bộ. Sự “phi Nho hóa” ấy đôi khi có vẻ mang màu sắc cực đoan ngay cả đối
với chế độ phong kiến từng ràng buộc lâu dài trong đời sống và tâm thức dân tộc,
ví dụ ngƣời ta có thể liên hệ đến một số ý tứ qua thơ của Phan Văn Trị chẳng hạn :

“Đứng lại làm chi cho mất công,


Vừa đi vừa đái vẽ nên Rồng”…
Một dẫn chứng cụ thể khác theotinh thần nhƣ vậy đó là những gì đã thể
hiện ở Đình Thới Sơn (ấp Sơn Tây, xã Thới Sơn, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang).
Đây là ngôi đình do Đoàn Minh Huyên và các tín đồ Phật giáo Bửu Sơn Kỳ Hƣơng
xây dựng vào khoảng năm 1851 và đến nay đã qua nhiều lần sửa chữa, trùng tu 37.

36Huỳnh Quốc Thắng: Tài liệu đã dẫn, trang 232.


37
Di tích lịch sử văn hóa An Giang (cấp tỉnh), Bảo tàng An Giang, 2012.
136
Ngoài các nội dung, hình thức thờ cúng theo quy cách chung của các ngôi đình
Nam Bộ, đáng chú ý là những câu liễn đối trong đình, đặc biệt hai câu đặt tại vị trí
trang trọng ở mặt trƣớc của ngôi đình này:
Quân phi quân, thần phi thần, quân thần giai cộng lạc
Phụ bất phụ, tử bất tử, phụ tử thị đồng hoan38
Theo cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng, hai câu đối trên rõ ràng là dựa vào
nguyên lý “tam cƣơng” của luân thƣờng Nho giáo nhƣng hình nhƣ đã có hàm ý
phá bỏ những nội dung, ý nghĩa cũ của “Đạo Nho” để hƣớng tới những ý nghĩa
mới nhằm quay trở lại tinh thần “Nho đạo” (?). Đây là vấn đề sẽ đƣợc tiếp tục đề
cập ở phần sau.

3. Qua một số nét đặc trƣng của lễtrong lễ tục ngƣời Việt ở Nam Bộ,
chúng ta có thể đề cập đến một thứ “văn hóa luân thƣờng” của “Nho đạo”
chứ không chỉ còn là “văn minh luân thƣờng” của “đạo Nho” (Nho giáo)
3.1. Ở đây chúng ta nói “Nho đạo” là nói đến những giá trị văn hóa, những
thành tựu kết tinh từ bản chất cội nguồn tốt đẹp của “Nho” vốn là những gì xuất
phát chủ yếu do yêu cầu thực tế khách quan của cuộc sống mang tính chất “nhu
yếu thâm sâu” của con ngƣời và xã hội. Đó là nguyên cớ chân chính đích thực và
điểm khởi phát mang nhiều giá trị tích cực của Nho giáo giai đoạn “Tiền nho /
Vƣơng nho” buổi đầu (khác với giai đoạn Hán nho, Tống nho / Bá nho nặng tính
quan phƣơng, phong kiến sau này…), trong đó cốt lõi có “đạo luân thƣờng” qua
nhiều thời kỳ lịch sử vẫn đã góp phần quan trọng nhằm tạo nên ổn định xã hội và
xây dựng đạo lý sống cho con ngƣời (văn hóa) mà không bị chi phối, lệ thuộc bởi
những sự “khuôn sáo” mang tính hình thức (văn minh) nào…

38
Tạm dịch : Vua không phải là vua, tôi không phải là tôi, cha không phải là cha, con không phải là con thì vua -
tôi, cha - con đều cùng vui vẻ (Tài liệu khảo sát điền dã của tác giả;xem thêm Phan An, Người Việt Nam bộ từ
góc nhìn tôn giáo, www. vanhoahoc.vn)

137
3.2. Không phải ngẫu nhiên mà từ Tuân Tử ở cuối thời Chiến Quốc, đặc biệt
là từ thời Hán trở đi, từ “Nho đạo” xuất hiện nhiều bên cạnh “Nho học”, “Nho
thuật”…Dù rằng khi Phật giáo truyền vào Trung Quốc, lúc đầu nƣơng bóng Đạo
gia, sau này là Đạo giáo, thuật ngữ “Nho đạo” trong nhiều trƣờng hợp là dùng
chung cho cả tam giáo Nho – Phật – Lão nhƣng liên hệ các sách kinh điển đƣơng
thời (nhƣ “Chu quan, Thái Tể”, “Chu quan, Đại tƣ đồ”…) kết hợp vận dụng câu
nói nổi tiếng của Lão Tử từ góc độ bản thể luận đã từng nêu lên : “Đạo khả đạo phi
thƣờng đạo; Danh khả danh phi thƣờng danh”, chúng ta có thể suy ra nhiều ý
tƣởng mới. Phải chăng do một mặt thời thế ngày càng loạn ly, xã hội ngày càng
thiếu vắng đạo lý đồng thời ở mặt khác, Nho giáo ngày càng bị “chính trị hóa”
mang tính hình thức cho nên đƣơng nhiên con ngƣời càng cần đến, phải nhắc đến
“Nho đạo” gắn ngay trong đời thƣờng, ngay trong lễ (gắn với các lễ tục) chẳng
hạn, chính là vì thế ?!...
3.3. Cũng không phải ngẫu nhiên mà Khổng Tử từng đề xuất lấy lễ làm tiêu
chuẩn để xác định, là cái để tạo ra sự “không thái quá và không bất cập” của đạo
Trung dung…Nói theo tinh thần “ôn cố nhi tri tân”, học giả Trần Trọng Kim cũng
đã từng xác định : “Đời xƣa ngƣời đi học đạo thánh hiền gọi là Nho, tức là ngƣời
đã học biết suốt đƣợc lẽ trời đất và ngƣời, để dạy bảo ngƣời ta ăn ở cho phải đạo
luân thƣờng. Nho là bởi chữ nhân đứng bên chữ nhu mà thành ra. Nhân là ngƣời,
nhu là cần dùng…” 39. Chính vì thế, trên vùng đất mới Nam Bộ, với “thiên thời” là
bối cảnh lịch sử, thời thế đất nƣớc (giai đoạn từ cuối thế kỷ XVII…), với “địa lợi”
là điều kiện xã hội nông nghiệp đặc thù Nam Bộ (văn hóa làng xã, văn minh sông
nƣớc, miệt vƣờn…), với “nhân hòa” là con ngƣời (ngƣời Việt cận – hiện đại…)
trong môi trƣờng sống mới : Lễ và lễ tục của ngƣời Việt ở nơi đây trở thành sản
phẩm đặc thù mang tính chất nhƣ là “nét gạch nối” giữa một bên là “đạo” (những
chân lý cuộc sống, vốn văn hóa truyền thống gồm cả luân thƣờng Nho giáo trong

39
Trần Trọng Kim, Nho giáo, Nxb Văn học, Hà Nội, 2003, trang 17
138
đó) với một bên là “đức” (những cách thế ứng xử trong mọi mối quan hệ với bản
thân, gia đình, xã hội, tự nhiên…). Sản phẩm lễgắn với lễ tục trong bối cảnh lịch sử
- xã hội Nam Bộ hầu nhƣ không bị sự chi phối bởi các khuôn phép, giáo điều cứng
nhắc của Nho giáo trƣớc kia, chủ yếu xuất phát từ “nhu yếu nội tại” mang tính tự
thân cuộc sống của con ngƣời và đất nƣớc tại chỗ, tất cả là nhằm tạo ra sự “cân
bằng, hòa hợp, hợp lý” cho con ngƣời và xã hội trong mọi mối quan hệ. Nói cách
khác, một thứ lễ tronglễ tục theo luân thƣờng “Nho đạo” Việt Nam mang nét đặc
thù Nam Bộ đƣợc hình thành một cách rất tự nhiên và đó là một trong những nét
mới góp phần tạo ra bản sắc văn hóa chung của vùng cũng nhƣ của cả nƣớc. Tất
nhiên, bên cạnh giá trị văn hóa mang tính chất “thuần phong mỹ tục”, nhƣ đã nói,
lễ trong lễ tục của ngƣời Việt ở Nam Bộ có thể vẫn có những mặt hạn chế, thậm chí
có cả những “hủ tục” tồn tại phảng phất ở đâu đó. Trong quá khứ và cả cho đến
nay, tính chất quá nặng “tình”, thiếu “lý” kết hợp với một số hạn chế khác về điều
kiện giáo dục, tác động của các thế lực chính trị, tôn giáo (thiếu văn hóa)…đã có
thể tạo ra những “nếp” lễ và lễ tục mang tính chất hành động cảm tính, “võ biền”,
tính “cục bộ”, địa phƣơng chủ nghĩa v.v…Trƣớc tiết tấu cuộc sống công nghiệp -
hiện đại, một bộ phận lớp trẻ trở nên thực dụng, mất “lễ”, thiếu ý thức về “luật”, cá
biệt có những cách ứng xử đến độ mang tính cực đoan, ví dụ chuyện “đổi vợ” của
hai ngƣời bạn không chỉ là chuyện vui trên bàn nhậu mà còn là chuyện thật trong
cuộc đời tại xã An Minh Bắc, huyện U Minh Thƣợng, tỉnh Cà Mau chẳng hạn !...
Mặc dù thể chế Nho giáo đã lui vào lịch sử, nhƣng thực tế lịch sử cũng cho
thấy rằng giá trị văn hóa Nho giáo vẫn còn sức sống và có tác dụng trong thực tiễn
đời sống. Một minh chứng cụ thể đó là đạo luân thƣờng Nho giáo trong lễ gắn với
lễ tục của ngƣời Việt ở Nam Bộ vẫn là một bộ phận quan trọng trong dòng chảy
của tiến trình lịch sử - văn hóa dân tộc, một yếu tố đã và đang góp phần tạo nên
bản sắc văn hóa vùng Nam Bộ và Việt Nam. Tuy nhiên cũng qua thực tế : Lễ trong
lễ tục ngƣời Việt ở Nam Bộ thể hiện một thứ “Nho đạo” đặc trƣng, một thứ “văn
139
hóa luân thƣờng Nho giáo” mang nét đặc thù Nam Bộ. Dù rằng với đặc điểm kinh
tế - xã hội hiện nay, hệ thống giá trị đó có thể đã và đang gặp nhiều thử thách gay
gắt nhƣng trƣớc các yêu cầu cuộc sống hiện tại và tƣơng lai cộng đồng dân tộc và
nhân loại, không thể khác, những giá trị đó cần phải đƣợc trân trọng nhƣ một trong
những vốn di sản văn hóa quý báu cần đƣợc quan tâm nghiên cứu, bảo tồn và phát
huy tốt nhất.

BĐT 2.5.
ĐỊA - VĂN HÓA SÔNG NƢỚC CẦN THƠ NÉT ĐẶC SẮC

TRONG VĂN HÓA ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG VÀ NAM BỘ

Địa - văn hóa (géo - culture), nghĩa hẹp đó là sự nhìn nhận văn hóa trong
mối quan hệ biện chứng với các yếu tố địa lý, nghĩa rộng hơn đó là cách xem xét
văn hóa vừa nhƣ là sản phẩm do ý thức chủ quan của con ngƣời sáng tạo ra nhƣng
đồng thời cũng vừa là kết quả của những nhân tố khách quan do các quy luật tự
nhiên tƣơng tác vào. Nghiên cứu về cái đặc sắc của “văn minh sông nƣớc” Cần Thơ
cũng nhƣ nét riêng trong sinh hoạt văn hóa - xã hội của bất cứ một địa phƣơng nào,
chắc chắn cũng cần có cái nhìn từ góc độ địa - văn hóa, đặt sinh thái tự nhiên và xã
hội tại chỗ trong quan hệ tổng thể với toàn vùng, đi tìm cái riêng trong cái chung,
từ đó có thể nhận thức rõ hơn các quy luật đã, đang và sẽ chi phối sự phát triển của
địa phƣơng ấy.
1. Cần Thơ trong hệ sinh thái sông nƣớc đồng bằng sông Cửu Long và Nam Bộ
Việt Nam *

*
Phần này và phần tiếp theo có tham khảo và trích một số nội dung trong Chƣơng I Luận án tiến sĩ Khoa học lịch
sử (chuyên ngành Dân tộc học) Lễ hội dân gian của ngƣời Việt ở Nam Bộ (Khía cạnh giao tiếp văn hóa dân tộc)
của tác giả; TP. Hồ Chí Minh, 1999.
140
Nhƣ ngƣời ta đã biết từ lâu rằngđất ở Việt Nam đƣợc phân bố theo tỷ lệ
“Tam sơn, tứ hải, nhất phần điền”nghĩa là núi chiếm ba phần, đất chỉ một phần và
rồi cả hai phần nội địa đó chỉ bằng phần lãnh hải. Nhƣ là một lẽ tất yếu khi trên đất
nƣớc này, sau giai đoạn đầu quần cƣ ở vùng trung du, xƣa nay hầu nhƣ dân Việt
chỉ chọn vùng đắc địa là đồng bằng- châu thổ, nơi dồn tụ những dòng nƣớc phù sa
cực kỳ mầu mỡ. Có thể nói trên dãi đất này ở đâu có diện tích sa bồi, có sông ngòi
là ở đó có ngƣời Việt. Ngƣời ta nói rằng sông nƣớc là đặc điểm quan trọng hàng
đầu của địa lý Việt Nam,đất nƣớc của hai ngàn dòng chảy kể từ 10 kí lô mét trở
lên, của hàng trăm cửa sông đổ ra bể sau khi cắt xẻ địa hình thành từng thùy, từng
dãi hẹp của mấy châu thổ (delta) chi chít sông cả, sông con và kênh rạch, màđiển
hình nhất là châu thổ Cửu Long ở Nam Bộ với “Chín con rồng” phun nƣớc ra biển
Đông ào ạt ngày đêm !
Nam Bộ vốn bao gồm hai vùng đất có nét riêng rõ rệt.Đông Nam bộ làvùng
núi đồi thấp với những thềm phù sa cổ đƣợc nhìnnhận nhƣ diềm phía Nam của đai
khối cao Tây nguyên từ đó Đa Nhim, Đa Dung hợp lƣu lại thành sông lớn Đồng
Nai, tiếp nƣớc của La Ngà rồi vƣợt qua Trị An tới gặp sông Bé, sông Sài Gòn, để
đổ ra cửa Lòng Tàu. Và, Tây Nam bo (tức đồng bằng sông Cửu Long) là vùng đất
tiếp nối địa hình bán sơn địa ấy với một đồng bằng châu thổ phẳng và thấp cao
trình chỉ từ 0,5 mét đến 1 mét, độ dốc rất nhỏ (1 mét / 100 kí lô mét). Đây là sản
phẩm bồi tụ của Mê kông, con sông dài nhất, nhiều nƣớc và nhiều phù sa nhất
Đông Nam Á trên một khuôn vịnh nông kéo dài từ bồn địa Tông-lê-sáp
(Campuchia) tới đồng bằng sông Tiền và sông Hậu. Việc bồi tụ này vẫn đang tiếp
diễn để nới rộng, kéo dài những dãi rừng sác mỗi năm mỗi lan ra ở Mũi Cà Mau,
phần chót của tấm bản đồ hình chữ S nƣớc ta. Dòng Cửu Long cứ theo con nƣớc
ngọt nhịp nhàng thƣờng năm vƣợt qua các giồng đất ven sông để mang phù sa bồi
đắp thêm cho đồng ruộng(tuy rằng gần đây nhịp độ này đã bất bình thƣờng hơn và
cƣờng độ lũ cũng đã biến động xấu !). Đất thấp và xốp cộng với thủy triều cao,
141
sông lại lắm nƣớc nên quá trình tiêu chảy của sông trong vùng hạ lƣu thƣờng tạo
nên nhiều chi lƣu dầy đặc nhƣ những đƣờng gân trên mặt lá.Tại nhiều vùng ở Nam
Bộ, nhất là ở đồng bằng sông Cửu Long, đất thƣờng bị cắt xẻ vụn. Có những nơi
tuy bám vào đất liền nhƣng lại có thể hiểu là cù lao vì sông nƣớc bao vây khắp
phía (nhƣ ở Nhà Bè, Bến Tre...). Cần Thơ vừa mang đầy đủ nét đặc trƣng ấy vừa
có những nét riêng đặc sắc với những “Ngã tƣ, ngã năm, ngã bảy” sông rạch, việc
đi lại, vận chuyển, giao liên trên toàn vùng chủ yếu là bằng thuyền (ghe, xuồng) vì
vậy để đem đời sống văn hóa đến cho đại chúng tận vùng sâu vùng xa, tại đất này
(đầu tiên là Phụng Hiệp – Cần Thơ), ngƣời ta phải dùng cả “Thuyền Văn Hóa” để
mà đóng kịch, chiếu phim, biểu diễn ca múa nhạc, chƣơng trình đội thông tin lƣu
động...phục vụ nhân dân ngay trên sạp thuyền và trên sông nƣớc !…
2 .Cần Thơ với nền văn minh sông nƣớc đồng bằng sông Cửu Long và Nam Bộ.
Căn cứ vào các di chỉ khảo cổ đã phát hiện hơn năm thập kỷ qua, ngƣới ta
thấy từ xa xƣa (ít nhất là trƣớc và sau Công nguyên), Nam Bộ – rõ nét nhất là đồng
bằng sông Cửu Long (trong đó có Cần Thơ) – từng là vùng đất có sự hiện diện của
những cộng đồng ngƣời thuộc các nhà nƣớc cổ, trung đại Đông Nam Á xƣa (trƣớc
là Phù Nam, sau là Thủy Chân Lạp…?). Vì nhiều lý do, trong đó có thể vì hoàn
cảnh địa lý khắc nghiệt, Nam Bộ với những cộng đồng ngƣời bản địa ngày càng
tàn tạ, thƣa thớt, trở thành gần nhƣ là vùng đất hoang hóa kéo dài hàng trăm năm.
Khi ngƣời Việt, ngƣời Hoa (Minh hƣơng) … đặt chân đến khai phá vùng đất này,
họ thấy có sự hiện diện của ngƣời Khmer, những hậu duệ của vƣơng quốc Chân
Lạp xƣa kia còn lại hoặc mới di cƣ đến (?), nhƣng đó chỉ là những cộng đồng
ngƣời phân tán, sống rải rác chủ yếu trên những giồng đất ven sông. Cộng đồng ấy
tiếp tục phát triển cùng với sự phát triển mới của Nam Bộ, nhƣng vẫn luôn bảo lƣu
nét đặc thù văn hóa của mình, trong đó đặc biệt có những nếp sinh hoạt đậm màu
sắc “văn minh sông nƣớc” thể hiện qua sản xuất (trồng lúa nƣớc…), qua đời sống
vật chất ( ăn mắm…), qua tín ngƣỡng lễ hội (cúng trăng, đua ghe Ngo…)
142
v.v...Cuộc sống cộng cƣ hàng trăm năm qua giữa ngƣời Việt và Khmer đã làm cho
hai nền văn hóa vốn có màu sắc khác nhau ấy ngày càng xen cài sâu sắc vào nhau
và bóng dáng của văn hóa Khmer còn ảnh chiếu khá đậm trên vùng đất này, từ các
địa danh (nhƣ ngay cái tên “Cần Thơ” chẳng hạn…) cho đến các phong tục tập
quán, tôn giáo tín ngƣỡng, văn học nghệ thuật…Ngoài ra, văn hóa cổ truyền Việt
còn đan xen với văn hóa của các dân tộc khác (Hoa, Chăm…), sau này là sự du
nhập của các màu sắc văn hóa hiện đại (đặc biệt là của phƣơng Tây…) tất cả tạo ra
một vùng văn hóa Nam Bộ đa dạng sắc màu và luôn phát triển năng động.
Có lẽ năng động nhất là kinh tế hàng hóa đã từng bƣớc hình thành ở khu vực
này từ khá sớm.Một “nền” kinh tế thƣơng nghiệp lấy sông rạch làm đƣờng ngày
càng phát triển ở đây.Điền chủ Nam Bộ thƣờng chắp nối với thị trƣờng từ vật tƣ để
sản xuất đến nông phẩm cần bán ra.Họ đi về, với tới cả các chợ gạo, chợ cá, chợ
gia súc, chợ rau cải.Họ có phƣơng tiện chuyên chở (thậm chí có nhà đóng thuyền
to và mƣớn cả chục bạn chèo). Ngoài ra số nông dân có ruộng tƣ đủ làm cũng khá
đông đảo, những thửa ruộng vƣờn không kém màu xanh tốt dọc dài khắp bờ sông
mé nƣớc…Đó là một cơ sở để kinh tế “miệt vƣờn” nảy nở trên vùng đất này. Và,
cũng vì kiểu dạng kinh tế ấy mà cơ ngơi làng xómnơi đây đã phải biến dạng đi
nhiều so với ngôi làng cổ truyền, cổ điển ở miền Bắc. Làng ở đây chủ yếu mở ra
mặt lộ, mặt kênh, mặt sông. Nó nối tiếp nhau dài theo con lộ, con kênh, con sông
trên nhiều cây số. Ít có kiểu chòm xóm thu mình giữa đồng nhƣ những ốc đảo.
Ngay các trung tâm sinh hoạt văn hóa, tínngƣỡng của địa phƣơng nhƣ đình, miếu
…vẫn thƣờng đƣợc xây trên những gò đất cao ráo, có phong cảnh đẹp, đặc biệt là
thƣờng nằm ở vị trí ngã ba sông rạch để thuận tiện cho việc tới lui bằng đƣờng
thủy của dân làng. Kể cả dù khi ngƣời ta có chú ý đến luật phong thủy, thì quan
niệm thực tế ở đây cũng đã làm cho yếu tố “Thanh Long”, “Bạch Hổ” hoặc
“Minh Đƣờng”...thƣờng đƣợc thể hiện dƣới dạng những gò đất, dòng sông, con
rạch…nào đó ! Theo cách ấy, “chợ nổi” dần trở thành là một sinh hoạt xã hội đặc
143
thù của vùng, trong đó đáng lƣu ý là các chợ nổi “nổi tiếng” nhất đều là những địa
danh nằm trên đất Cần Thơ từ lâu từng đi vào tâm tƣ tình cảm con ngƣời cả trong
đời thƣờng lẫn trong văn học nghệ thuật (nhƣ Phụng Hiệp, Cái Răng…). Ngày nay
bên cạnh các Xóm Bún, Xóm Rẫy, Xóm Chiếu…ngƣời ta chú ý thấy Cần Thơ vẫn
còn phổ biến những nghề hạ bạc ở Xóm Chài, Xóm Lƣới, Xóm Đáyv.v…Ghe hầu
với các hình thức sinh hoạt văn hóa riêng của nó từng là “đặc sản” độc đáo của
Cần Thơ và nghề đóng thuyền chài, ghe xuồng…đến nay vẫn là một trong những
ngành nghề truyền thống nổi tiếng trên đất này !…
Nhìn sâu hơn, ngƣời ta còn thấy rằng dƣờng nhƣ “địa linh nhân kiệt” nơi
đây chủ yếu là từ sông nƣớc và những con ngƣời gắn liền với nền văn minh sông
nƣớc ấy, một nền văn minh rất đặc trƣng Nam Bộ !
Có lẽ địa giới hành chính Cần Thơ bắt đầu hình thành từ năm1739, khi Trấn
Giang ra đời trên cơ sở một đồn thu thuế đƣờng sông đƣợc lập ra và trở nên là
vùng hậu cứ của biên trấn Hà Tiên do Mạc Cửu (một ngƣời Hoa Minh hƣơng) xây
dựng trƣớc đó (từ giữa cuối thế kỷ XVII – đầu thế kỷ XVIII, khoảng những
năm1671-1714), sau đó con là Mạc Thiên Tích tiếp tục nghiệp cha thiết lập bộ máy
cai quản toàn vùng từ 1759 với nhiều dấu ấn lịch sử để lại. Con Mạc Thiên Tích là
Mạc Tử Sanh hy sinh khi chống Tây Sơn và đã lƣu dấu một địa danh nổi tiếng trên
đất Cần Thơ, ngày nay đó chính là Rạch Tham tƣớng…
Qua nhiều giai đoạn, trung tâm lỵ sở hành chính Cần Thơ chuyển tới nhiều
nơi, từ Sa Đéc (1868), Trà Ôn (1872), Cái Răng (1873), sau đó tỉnh Cần Thơ
chính thức đƣợc thành lập ngày 23/02/1876 với trung tâm tỉnh lỵ (dinh tham biện)
đặt tại làng Tân An – tổng Định Bảo với 5 huyện lỵ nối nhau bằng hệ thống sông
nƣớc chằng chịt. Gắn với trung tâm ấy, đình Bình Thủy (nghĩa: vùng sông nƣớc an
lành) vốn đƣợc xây dựng chủ yếu giai đoạn 1845 –1911, tới nay vẫn mang đậm
dáng nét gốc gác văn hóa Thuận – Quảng, nhƣng lại là nơi hội lƣu nhiều tầng
nhiều lớp văn hóa với nhiều thế hệ danh nhân đƣợc thờ cúng cùng lúc nhƣ Trần
144
Hƣng Đạo, Lê Lợi, Nguyễn Trãi, Phan Chu Trinh, Phan Bội Châu … đồng thời là
nơi lƣu danh những thủ khoa Bùi Hữu Nghĩa và bà Nguyễn Thị Tồn, cụ cử Phan
Văn Trị và bà Đinh Thị Thanh, hoặc Lê Quang Chiểu, Bà Đồ Nguyễn Thị
Nguyệt…, những nhân vật từng góp phần làm nên truyền thống văn hóa Cần Thơ.
Bên cạnh đó, Nam Nhã Đƣờng là nơi hội tụ Nho Phật Lão, cơ sở của phong trào
Đông Du, của các cuộc vận động kháng chiến chống Pháp và cả chống Mỹ sau này
với nhiều thế hệ nhân vật lịch sử đã lƣu danh làm rạng rỡ cho quê hƣơng Cần
Thơ…Tóm lại, từ một vùng nê trạch, nhiều đĩa, muỗi, thú dữ, đất Cần Thơ từng
bƣớc đƣợc hình thành bằng mồ hôi, xƣơng máu của nhiều lớp lƣu dân qua nhiều
thời kỳ và các thế hệ con cháu của họ đã đến đây, gắn bó nhau trên tinh thần cởi
mở, hòa hợp dân tộc và trên cơ sở một nền “văn minh sông nƣớc” mang màu sắc
hết sức đặc trƣng !
3. Sắc thái đặc sắc địa - văn hóa sông nƣớc Cần Thơ trong tƣơng lai phát
triển cùng đồng bằng sông Cửu Long và Nam Bộ.
Ngƣời ta vẫn thƣờng nhắc đến câu “Cần Thơ gạo trắng nƣớc trong…” để
khẳng định về những yếu tố cơ bản tạo nên sức hấp dẫn đặc biệt của vùng đất này.
Nhƣng không phải chỉ có nhƣ thế, từ Trấn Giang, Hậu Giang cho tới Cần Thơ hôm
nay, nơi đây luôn là giao điểm thủy bộ giữa các địa phƣơng trong vùng, là trung
tâm của vùng nối với các vùng, miền. Mặt khác, từ đầu thế kỷ XX vốn từng là tỉnh
hàng năm sản xuất trên 100 ngàn tấn lúa, đứng đầu miền Tây, Cần Thơ đã sớm có
Trung tâm nghiên cứu canh nông, ngoài ra còn có bệnh viện, trƣờng đại học, toà
đại hình chung cho các tỉnh trong vùng, những hội chợ kinh tế đồng thời là trung
tâm sinh hoạt văn hóa với biểu diễn thời trang, thi sắc đẹp, đấu võ đài đã hình
thành ở nơi đây từ những năm1919 -1920…Có lẽ đó chính là những yếu tố quan
trọng làm cho vùng đất này đƣợc mang danh hiệu “Tây Đô” (với nghĩa : Thủ đô
miền Tây, trong tƣơng quan liên hệ với Sài Gòn – TP. Hồ Chí Minh). Nói cách

145
khác, lịch sử và địa lý tự nhiên đã tạo cho Cần Thơ vị thế là một trung tâm hội lƣu
văn hóa khu vực đồng bằng sông Cửu Long và của cả Nam Bộ.

Nhƣng không phải chỉ nhƣ thế, ngƣời ta còn có thể chú ý thấy rằng trên đất
Cần Thơ từng có những đoàn cải lƣơng đầu tiên với những thế hệ nghệ sĩ tài danh,
đã có những Tao Đàn Bà Đồ, Hội Khuyến học Cần Thơ, Tây Đô văn đoàn…từng
là những diễn đàn thơ văn hình thành từ lâu với các sinh hoạt văn hóa sôi động
mang tính chất phong trào rộng rãi, góp phần nâng cao dân trí trong vùng, những
nhà in, nhà xuất bản, báo chí, phát thanh, truyền hình …ra đời khá sớm so với các
nơi khác, đồng thời đây cũng nơi đầu tiên đƣa ra mô hình “Thuyền văn hóa”
(huyện Phụng Hiệp) và thực hiện việc xây dựng “Ấp văn hóa” sớm nhất ở Nam
Bộ…Tất cả chứng minh về khả năng sáng tạo, hội nhập mạnh mẽ của Cần Thơ vào
mọi xu thế thời đại và khẳng định rằng Cần Thơ là một vùng đất năng động trong
cái năng động, cởi mở đặc biệt của vùng văn hóa Nam Bộ – Việt Nam.

Trong điều kiện thiết chế phong kiến chƣa đƣợc xác lập rõ ràng, với vốn
văn hóa dân gian là chủ yếu, mặc dù đôi khi có dấu hiệu bảo thủ trƣớc văn hóa
ngoại lai nhƣng nhìn chung xu thế hiện đại hóa vẫn là nét phát triển chủ đạo của
Cần Thơ so với một số địa phƣơng trong vùng. Một tác nhân quan trọng là từ
năm1890 đến những năm đầu thế kỷ XX ngƣời Pháp đã đầu tƣ lớn cho việc khai
phá miền Tây bắt đầu bằng việc nạo vét kênh rạch vừa góp phần tháo chua rửa
phèn để phát triển kinh tế nông nghiệp vừa tạo ra những tuyến đƣờng sông nƣớc,
đƣờng bộ nối Cần Thơ với các địa phƣơng, kể cả với nƣớc ngoài làm cho việc
thông thƣơng hàng hóa, xuất khẩu (đặc biệt là về lúa gạo) ngày càng mạnh:

“Tàu lớn tàu nhỏ lăng xăng,

Ghe đò các chợ giăng giăng nẻo đƣờng”

Trên cơ sở đó và cùng lúc đó quá trình đô thị hóa ngày càng có điều kiện
phát triển mạnh mẽ với mạng lƣới nhà lồng chợ, phố xá, hiệu buôn, nhà hát
146
v.v…mọc lên ngày càng nhiều tạo nên những trung tâm thị tứ ngày càng sầm uất.
Trong bối cảnh ấy tâm lý thị dân và sự thích nghi với nền kinh tế hàng hóa ngày
càng phát triển cũng là lẽ đƣơng nhiên dù rằng trên tổng thể đời sống của đại đa số
ngƣời dân nơi đây vẫn là gắn với những con nƣớc lớn ròng :

“Cái Răng, Ba Láng, Vàm Xáng, Phong Điền

Anh có thƣơng em thì cho bạc cho tiền,

Đừng cho lúa gạo xóm giềng cƣời chê !”

Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa trên địa bàn Cần Thơ trong tiến
trình chung nhƣ vậy sẽ diễn ra ngày càng nhanh, ngày càng mạnh nhƣng trƣớc sau
vẫn là dựa trên nền tảng của một xã hội nông nghiệp lúa nƣớc truyền thống, hơn
nữa đó là một nền văn minh sông rạch đặc trƣng. Một mô hình Nông trƣờng sông
Hậu đã đƣợc khẳng định, một nền kinh tế miệt vƣờn ngày càng phát triển là những
ví dụ điển hình… Hoặc, đặc biệt hơn là một ngành công nghiệp du lịch đang từng
bƣớc đƣợc hình thành theo một “kiểu cách” rất riêng của đồng bằng sông Cửu
Long và của Cần Thơ. Đó là du lịch văn hóa - sinh thái bằng thế mạnh sông nƣớc
đặc trƣng của vùng. Nền “văn minh sông rạch” Cần Thơ trở thành vừa là tài
nguyên - môi trƣờng du lịch, vừa là nét bản sắc văn hóa để tạo nên những sản
phẩm du lịch văn hóa độc đáo. Nổi bật nhƣ các chợ nổi vốn là nơi tiêu thụ hàng
hóa nông sản, là nơi giao lƣu kinh tế -văn hóa đồng thời cũng là những “điểm du
lịch” (interest sights) đặc sắc của Cần Thơ và của vùng đồng bằng sông Cửu Long,
một nội dung hấp dẫn trong các “tour” du lịch sinh thái ngày càng nổi tiếng đối với
du khách quốc tế khi họ đến với Nam Bộ Việt Nam…Những yếu tố đó cùng với
các điều kiện cơ sở hạ tầng nhƣ điện, đƣờng, bến cảng, sân bay, các phƣơng tiện
thông tin sẽ ngày càng đƣợc đầu tƣ, nâng cấp, với cầu sông Hậu đang chuẩn bị xây
dựng…nhất định sẽ từng bƣớc chắp cánh cho Cần Thơ bay lên chân trời mới ngày
càng rộng mở… Tóm lại, Cần Thơ bằng tất cả vốn văn hóa truyền thống, đặc biệt
147
là với nền văn minh sông rạch độc đáo của mình cùng với quá trình công nghiệp
hóa, hiện đại hóa diễn ra ngày càng mạnh mẽ đang hứa hẹn hƣớng tới tƣơng lai
không xa nơi đây sẽ hình thành một trong những đô thị trung tâm mang nét đặc
trƣng văn hóa đồng bằng sông Cửu Long và có vị thế ngày càng quan trọng trong
vùng Nam Bộ cũng nhƣ trong cả nƣớc.

Địa-văn hóa sông nƣớc Cần Thơ đã, đang, sẽ là một nét đặc sắc trong văn
hóa đồng bằng sông Cửu Long và Nam Bộ Việt Nam mà việc nghiên cứu, giữ gìn,
phát huy nó chắc chắn là việc làm hết sức có ý nghĩa.

CHƢƠNG 3.
BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY BẢN SẮC DÂN TỘC
TRONG HOẠT ĐỘNG VĂN HÓA NGHỆ THUẬT ĐƢƠNG ĐẠI

148
3.1.PHÁT TRIỂN VĂN HÓA NGHỆ THUẬT DÂN TỘC TRONG THỜI ĐẠI
MỚI
3.1.1. Văn hóa nghệ thuật dân tộc với hiện đại – thời đại
3.1.1.1. Xu hướng phát triển lên hiện đại theo tầm thời đại
Xã hội truyền thống nói chung, văn hóa nghệ thuật dân tộc nói riêng trong
những điều kiện khách quan, chủ quan khác nhau, ở từng giai đoạn lịch sử cụ thể
và một môi trƣờng, hoàn cảnh nhất định, có thể có những tính chất, cách thức phát
triển khác nhau nhƣng trên tổng thể vẫn có một xu thế chung mang tính tất yếu đó
là ở trong một tiến trình vận động phát triển từ xã hội nông nghiệp cổ truyền tiến
lên xã hội công nghiệp, hiện đại với trình độ ngày càng cao. Trong tiến trình chung
nhƣ vậy, ngƣời ta có thể đề cập đến những vấn đề trọng yếu sau đây :
(1)Hiện đại và “Tính dân tộc – hiện đại ”:
+ Trên quy mô toàn thế giới, xã hội hiện đại đƣợc tính từ khi quá trình
công nghiệp hóa (cơ khí hóa tiến tới tự động hóa…) diễn ra một cách đồng bộ,
ngày càng sâu rộng và hệ quả của nó là đô thị hóa, thị trƣờng hoá đƣợc xác lập
không phải chỉ trên lĩnh vực kinh tế, vật chất mà còn chi phối mạnh mẽ cả trong
đời sống văn hóa, tinh thần của tất cả các tầng lớp xã hội...
+ Trong bối cảnh chung nhƣ vậy, ngƣời ta thƣờng nhắc đến khái niệm
“Tính dân tộc – hiện đại” nhƣ là một yêu cầu tất yếu của sự phát triển hợp quy luật
của hoạt động văn hóa nghệ thuật trong tiến trình chung của xã hội. Nội dung, định
hƣớng cơ bản của vấn đề đặt ra là đặc điểm chung của tác phẩm (hoạt động) văn
hóa nghệ thuật phải vừa đảm bảo giữ cho đƣợc các yếu tố truyền thống / bản sắc
riêng để mang tính dân tộc vừa kết hợp cho đƣợc, phấn đấu theo kịp những yếu tố
văn hóa mới thuộc về xã hội đƣơng thời để luôn mang tính hiện đại. Thực chất vấn
đề là các thành tố hoạt động / sản phẩm văn hóa nghệ thuật trong “Tính dân tộc –
hiện đại” phải luôn thể hiện đƣợc quy luật “kế thừa – bảo tồn” cùng lúc với “giao
lƣu – phát triển”…
149
(2)Đƣơng đại, Thời đại và “Tầm thời đại”:
+ Đƣơng đại (present (time) / contemporary / actuel) là những gì đang diễn
ra trong giai đoạn lịch sử gần gũi lúc đƣơng thời (tƣơng ứng thời điểm đƣợc đề cập
đến);
+ Thời đại (the modern age / epoch) là khái niệm bao quát những đỉnh cao
trình độ phát triển trong một giai đoạn lịch sử nhất định liên quan xã hội hiện đại /
đƣơng đại;
+ “Tầm thời đại” là những yêu cầu chung và riêng mang tính tích cực, tiến
bộ của thời đại đặt ra đối với sự phát triển mang tầm cao thế giới đƣơng thời.
Liên quan vấn đề ngƣời ta còn đề cập đến khái niệm “Phát triển theo / ngang tầm
thời đại”, với nội dung chủ yếu nói về :
- Sự sáng tạo cái mới (phát triển cao hơn cái cũ nhƣng dựa trên cơ sở có kế thừa
cái cũ ở những mặt tích cực, tốt đẹp của nó);
- Tiêu chí chung của phát triển : số lƣợng + chất lƣợng = đáp ứng đƣợc yêu
cầu của thời đại (thông qua hoạt động / sản phẩm cụ thể)…
3.1.1.2. Những vấn đề thời đại ngày nay:
(1)Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa – Đô thị hóa – Thị trƣờng hóa
+ Công nghiệp hóa (industrialization) (CNH) vừa là quá trình xã hội vừa
là sự nghiệp mang ý nghĩa nhƣ một trong những nội dung quan trọng nhất của giai
đoạn từ xã hội nông nghiệp cổ truyền chuyển sang xã hội công nghiệp. Quá trình
đó tạo ra sự biến đổi quan trọng về chất trên cơ sở sự tích lũy nhanh chóng một
khối lƣợng lớn những đổi thay mạnh mẽ trên mọi lĩnh vực đời sống xã hội, trƣớc
hết là về sản xuất vật chất sau đó là các chế độ chính trị và tiếp theo là về tƣ tƣởng
văn hoá, lối sống...Trong tác phẩm Bản thảo kinh tế triết học, C. Mác đã từng nêu:
“Chúng ta nhận thấy lịch sử công nghiệp và sự tồn tại của nền công nghiệp là
quyển sách mở của các lực lƣợng bản chất ngƣời” 40.Nhìn từ khía cạnh văn hóa,

40
C. Mác và Ph. Ăng-ghen : Tác phẩm; T. 3; tr. 3 (Nga)
150
CNH hình thành và phát triển một mặt với tƣ cách là một thành tựu đỉnh cao của
văn hóa trong tiến trình phát triển lâu dài của nó nhƣng mặt khác CNH lại là một
động lực vĩ đại chắp cánh cho văn hóa nhân loại ngày càng vƣơn cao bay xa lên
những đỉnh cao mới. Tất cả đƣợc diễn ra trong một bối cảnh mà các cơ sở lịch sử -
xã hội cụ thể vừa có ý nghĩa đặc biệt đối với sự phát triển của văn hóa nhƣng đồng
thời cũng đặt ra nhiều vấn đề phải giải quyết cho văn hóa. Đó là bối cảnh nhu cầu
giao lƣu văn hóa-xã hội trên phạm vi thế giới ngày càng mở rộng đƣợc thúc đẩy
bởi một nền kinh tế hàng hóa ngày càng phát triển năng động với các mặt tích cực
lẫn lộn cùng nhiều mặt tiêu cực của nó. Đó cũng là bối cảnh những thành tựu văn
hóa, đặc biệt là văn hóa khoa học-kỹ thuật đƣơng thời không những góp phần đẩy
lùi “bóng tối” thần học từng chế ngự suốt “Đêm trƣờng trung cổ” trong xã hội
phong kiến phƣơng Tây trƣớc đây mà còn tạo tiền đề cho những cuộc “cách mạng”
chƣa từng có cả về lực lƣợng sản xuất lẫn về quan hệ sản xuất liên tục nổ ra sau
này trên quy mô toàn thế giới...
+ Hiện đại hóa (modernization) (HĐH) cũng là một quá trình xã hội gắn
liền với CNH nhƣ những gì đã vừa đề cập. Khi các cuộc cách mạng kỹ thuật ở
phƣơng Tây và trên thế giới liên tục nổ ra kéo theo sự hình thành một nền sản xuất
lớn ngày càng phát triển mạnh mẽ bởi CNH để thay thế dần nền nông nghiệp cổ
truyền sản xuất nhỏ từng tồn tại hàng trăm, hàng ngàn năm trƣớc đó cũng là lúc
ngƣời ta bắt đầu nhìn thấy những thay đổi lớn lao từng bƣớc chi phối toàn bộ đời
sống nhân loạitheo một xu hƣớng chung mà ngƣời ta từng gọi là HĐH. Theo
hƣớng này ngƣời ta thƣờng nhắc đến công nghiệp hóa – hiện đại hóa (CNH –
HĐH) theo cách hai khái niệm đƣợc gạch nối với nhau để nói về hai quá trình xã
hội đi liền nhau hoặc đan xen nhau với những hệ quả xã hội chung.Chẳng hạn, đó
là sự suy tàn dần của chế độ phong kiến và sự ra đời của chủ nghĩa tƣ bản tiếp theo
là chủ nghĩa thực dân, đế quốc; đối trọng bên cạnh là hệ thống xã hội chủ nghĩa và
phong trào giải phóng dân tộc hình thành với nhiều bƣớc, nhiều hình thức phát
151
triển của nó...Đó là những thành tựu khoa học kỹ thuật cùng với các nhận thức,
quan điểm theo thế giới quan, nhân sinh quan mới kiểu nhƣ “Thời kỳ Phục Hƣng”
và “Thế kỷ Ánh Sáng”, đặc biệt là sự ra đời của Chủ nghĩa Mác – Lê nin và hệ
thống các học thuyết, tƣ tƣởng liên quan...Đó còn là những nét mới trong phong
cách tƣ duy, trong sinh hoạt văn học, nghệ thuật, trong lối sống, nếp sống con
ngƣời thuộc xã hội công nghiệp – hiện đại.v.v.
Ngoài ra, cũng với xu thế chung nhƣ trên, từ cuối thế kỷ 20 bƣớc vào đầu
thế kỷ 21, ngƣời ta còn đề cập nhiều đến khái niệm “hậu hiện đại” (postmodern /
postcolonial), với nghĩa một trình độ phát triển mới của xã hội “hậu công nghiệp”
mà biểu hiện tập trung cao nhất đó là “Xã hội thông tin và nền kinh tế tri thức”41…
Nhìn chung sự hình thành của xã hội “hậu hiện đại”đƣợc xem là giai đoạn phát
triển mới về “lƣợng” lẫn về “chất” của xã hội hiện đại, có nguồn gốc từ phƣơng
Tây, nơi mà công nghiệp hóa – hiện đại hóa đã phát triển ở trình độ cao, kéo theo
mức sống và đặc biệt là lối sống ngày càng phát triển nhanh, phức tạp…Nó bắt đầu
phổ biến từ trong giới trẻ, sau lan dần rộng ra khắp xã hội với các đặc trƣng chung
nhƣ có ngƣời đã nhận định, đó là phá cách truyền thống, phi điển chế để thể hiện
cái tôi cá nhân và giải phóng tƣ duy…Một biểu hiện cụ thể theo hƣớng nhƣ vậy đó
là sự hình thành nền “Văn hóa hậu hiện đại”(Postcolonial culture) với các điệu
nhảy flashmob, harlem shake, gangnam style…, các loại nghệ thuật âm nhạc, thơ
ca, mỹ thuật và cả hoạt động du lịch.v.v.theo một nét chung nhất mà ngƣời ta
thƣờng gọi đó là phong cách “sành điệu”. Thực chất đó là một trong những mô
hình xã hội điển hình của sự “hội tụ” các yếu tố văn hóa đại chúng, công nghiệp
văn hóa, bản sắc văn hóa của các dân tộc, quốc gia khác nhau để góp phần vào quá
trình toàn cầu hóa về kinh tế - xã hội nói chung, văn hóa nghệ thuật nói riêng…

41
Ngƣời ta nêu ra chỉ số tổng sản phẩm xã hội đầu thế kỷ 20 đƣợc tạo ra bởi 20% là do trí óc và 80% là do tay chân
nhƣng đến cuối thế kỷ 20 thì ngƣợc lại : 80% là do chất xám, 20% là do cơ bắp…
152
+ Đô thị hóa (urbanization) cũng là một xu hƣớng quan trọng mang tính
quy luật của lịch sử từ xã hội nông nghiệp cổ truyền chuyển sang xã hội công
nghiệp – hiện đại, đó là xu hƣớng của quá trình phát triển tất yếu gắn với tiến trình
CNH - HĐH trên mọi lĩnh vực đời sống của một quốc gia, một vùng, miền hoặc
một địa phƣơng nhất định nhằm tạo ra sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế - xã hội sang
hƣớng phi nông nghiệp và ngày càng tăng cƣờng nhiều hơn tínhđô thị cho nó. Quá
trình đó xét về bản chất chính là tiến trình của thể chế văn hoá nông nghiệp – nông
thôn – nông dân vốn là nền tảng văn hóa truyền thống dân tộc lâu đời sẽ dần đƣợc
thay thế bằng sự “mang nặng đẻ đau” để từng bƣớc tạo ra “đứa con” công nghiệp –
đô thị – thị dân đƣợc xem là nhân tố cần thiết cho bƣớc đột phá phát triển mới của
xã hội !Theo “đạo lý” và nguyên lý, văn minh công nghiệp – đô thị lẽ ra phải là
“đứa con ngoan” của “bà mẹ” văn hoá nông nghiệp – nông thôn với ý nghĩa không
bị rơi vào tình trạng đã và đang xảy ra trong thực tế đó là nó có thể trở thành “con
bất hiếu” 42 thể hiện bởi “thái độ phủ định truyền thống, coi truyền thống chỉ là sản
phẩm và nguyên nhân của tình trạng nghèo nàn và lạc hậu của đất nƣớc sẽ dẫn
đến xu hƣớng hiện đại hoá bằng con đƣờng ngoại nhập mà hậu quả không tránh
khỏi là đánh mất bản sắc dân tộc, tự huỷ hoại sức mạnh nội sinh, làm mất tính bền
vững và ổn định của sự phát triển”43 (!)…
+ Thị trƣờng hóa là hệ quả xã hội gắn liền với quá trình CNH - HĐH và
đô thị hóa nhƣ đã nói, đó là một mô hình sản xuất lớn với nềnkinh tế hàng hóa
ngày càng phát triển mạnh tạo điều kiện vững chắc cho “xã hội dịch vụ” (society of
service) và “xã hội thị trƣờng” (society of market) dần trở thành là hiện thực mới
mẻ...Mặt tích cực của xã hội mới này thể hiện ở “tính kinh tế” với ý thức “tiết
kiệm” (economy) mà mục tiêu cuối cùng là sự hiệu quả trong mọi hoạt động ngày
càng đƣợc đề cao nhƣng đồng thời cũng có thể có những mặt tiêu cực của hiện

42
Xem Huỳnh Quốc Thắng (2015) :Thị hiếu – thị trƣờng với văn minh đô thị, Tc Văn hoá học, số 6 (22), trang 31 –
34 và 47.
43
Phan Huy Lê (2011):Tìm về cội nguồn, Nxb Thế giới, trang 1407.
153
tƣợng đồng tiền/tiện nghi vật chất có thể trở thành một thứ thƣớc đo/giá trị mới
nhƣ là một chuẩn mực sống, xa hơn là bên cạnh sự phân hóa giàu nghèo ngày càng
lớn thì chủ nghĩa thực dụng có thể trở thành một thứ triết lý, đạo lý thậm chí là lối
sống, nếp sống phổ biến trong đời sống xã hội…
* Sơ đồ về văn hóa trong quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa:

(2)Toàn cầu hóa và “Những vấn đề toàn cầu” :


Toàn cầu hóa (globalization) là quá trình tất yếu của một thế giới ngày càng
bị “thu nhỏ” lại không chỉ do các điều kiện giao thông đi lại ngày càng thuận lợi từ
154
đƣờng biển, đƣờng bộ, cho đến hàng không… mà còn do sự phát triển các phƣơng
tiện thông tin (media) nhƣ báo chí, phát thanh, truyền hình…, đặc biệt là sự bùng
nổ các phƣơng tiện truyền thông (communication) nhƣ điện thoại, điện tín, internet
và các phƣơng tiện truyền thông đa phƣơng tiện (multi-media) khác…Quá trình đó
gắn liền với quá trình “hội nhập” ngày càng mạnh mẽ của con ngƣời (cá nhân,
cộng đồng quốc gia, dân tộc…) không chỉ qua giao tiếp văn hóa (cultural
interchange and acculturation) bằng các phƣơng tiện thông tin và truyền thông nhƣ
đã nói ở trên, hoặc bằng sự gia tốc phát triển của hoạt động du lịch trên quy mô
quốc gia và thế giới…mà còn là thông qua các hình thức tổ chức phối hợp hoạt
động đa dạng với những hội đoàn, những tổ chức hợp tác liên kết cấp liên quốc gia,
khu vực và quốc tế về kinh tế, chính trị, quân sự và cả về văn hóa, giáo dục, khoa
học kỹ thuật…Cũng chính trong bối cảnh “Toàn cầu hoá” nhƣ vậy, cùng với quá
trình CNH – HĐH và đô thị hoá, thị trƣờng hoá nhƣ đã nói, hàng loạt vấn đề đặt ra
liên quan đến hạnh phúc con ngƣời, mối quan hệ con ngƣời với thế giới thậm chí
có vấn đề gay gắt đến độ trở thành “Những vấn đề toàn cầu” nhƣ sau :
+ Một trong những vấn đề trung tâm của quá trình CNH - HĐH đồng thời
cũng là đề tài muôn thuở của văn hóa đó là mối quan hệ giữa con ngƣời với tự
nhiên. Theo cách đó ngƣời ta có thể xem CNH - HĐH diễn ra nhƣ là một tiến trình
lịch sử - văn hóa tất yếu của nhân loại, nó ra đời nhƣ một thành tựu (sản phẩm) văn
hóa thể hiện trình độ phát triển cao và ngày càng cao của con ngƣời trong quá trình
chinh phục tự nhiên. Vấn đề gay gắt nhất là tuy xuất phát và sống nƣơng tựa vào tự
nhiên, nhƣng tự nhiên lại là đối tƣợng phải khai thác để phục vụ cho đời sống của
mình, vì thế con ngƣời và xã hội của nó sẽ ngày càng trở nên nhƣ là lực lƣợng đối
lập quyết liệt (có lúc, có nơi mang tính tự phát, mù quáng !) đối với tự nhiên ! Đó
là một trong những nguyên nhân sâu xa tạo nên những mâu thuẫn ngày càng trở
nên hết sức gay gắt, đặc biệt là ở trong tiến trình phát triển của CNH - HĐH mà

155
gay gắt nhất chính là vấn đề ô nhiễm môi trƣờng, mất cân bằng sinh thái, biến đổi
khí hậu .v.v.
+ Tƣơng tự nhƣ vậy và còn sâu sắc hơn nữa khi ngƣời ta nói đến mối
quan hệ con ngƣời với xã hội trong tiến trình CNH - HĐH mà xu thế tất yếu tạo
nên động lực trực tiếp của tiến trình đó là nền kinh tế thị trƣờng và xu hƣớng “toàn
cầu hóa” vừa có mặt tích cực nhƣng đồng thời lại vừa có nhiều mặt tiêu cực đáng
lo ngại của nó. Giá trị tổng sản phẩm tăng nhanh, của cải xã hội nhiều hơn nhƣng
hố ngăn cách giàu nghèo ngày càng lớn. Hàng hóa xuất khẩu thế giới tăng hơn cả
trăm, cả ngàn lần nhƣng những ngƣời dân (đặc biệt ở các nƣớc nghèo) có thể chi
phối hoạt động thƣơng mại chiếm tỉ lệ rất thấp ! Vốn đầu tƣ trực tiếp cũng nhƣ
những thành tựu công nghệ mới hầu hết nằm trong tay những thế lực công ty
xuyên quốc gia ngày càng phát triển nhƣng lại chủ yếu thuộc các nƣớc giàu mạnh
về kinh tế hoặc thuộc các tập đoàn tƣ bản “kếch xù”! Ngay internet, thành tựu hàng
đầu của tiến trình CNH - HĐH giai đoạn hiện nay thế nhƣng số lƣợng ngƣời ở các
nƣớc nghèo có thể tham gia truy cập nó chẳng đáng là bao ! Bên cạnh tình trạnh
đói nghèo còn tràn lan, bất công xã hội còn gay gắt khắp nơi thì khủng khiếp hơn
nữa là những hiểm hoạ chiến tranh vẫn luôn rình rập, từ chiến tranh nóng, chiến
tranh lạnh đến chiến tranh khủng bố, thậm chí là nguy cơ “chiến tranh thế giới”
vẫn thƣờng xuyên lởn vởn đâu đó !...
3.1.2. Định hƣớng phát triển văn hóa và văn hóa dân tộc
3.1.2.1. Quy luật phát triển văn hóa và văn hóa dân tộc

Cũng nhƣ bất cứ hiện tƣợng xã hội nào khác, sự vận động và phát triển của
văn hóa (ở đây nhấn mạnh đến yếu tố con ngƣời, tinh thần, các giá trị…), trong đó
đặc biệt có vốn VHDT, tất cả đều chịu sự chi phối nhất định bởi các quy luật khách
quan xoay quanh mối quan hệ tất yếu với các thành tố chủ đạo thƣờng trực chi
phối trong đời sống xã hội, đó là :

(1) Văn hóa với kinh tế :


156
Thực chất chủ yếu đó là mối quan hệ giữa một bên là văn hóa với một bên
là các điều kiện sống thuộc về kinh tế (vật chất – kỹ thuật, tiền của, tiện nghi…),
trong đó văn hóa là mục tiêu, động lực và kinh tế là điều kiện của sự phát triển.Đó
là một lực lƣợng (tinh thần) của xã hội, trƣớc hết có thể là lực điều chỉnh tƣ tƣởng,
nhận thức, tình cảm và cả hành vi con ngƣời, trên cơ sở đó trở thành một lực nội
sinh gắn bó hữu cơ trong mọi hoạt động kinh tế - xã hội, là “nền tảng tinh thần của
xã hội, vừa là mục tiêu vừa là động lực”3 của sự phát triển. Phát triển kinh tế vì vậy
không thể không gắn liền theo đó kế hoạch phát triển văn hóa, là yếu tố đƣợc xem
nhƣ điều kiện tất yếu cho sự phát triển “bền vững” của bất cứ lĩnh vực hoạt động
xã hội nào.

(2) Văn hóa với chính trị : Thực chất đó là mối quan hệ giữa văn hóa với
các quan điểm, đƣờng lối chủ trƣơng, cơ chế chính sách, quyền lực các tổ chức xã
hội (để cai trị)..., trong đó văn hóa là nền tảng tinh thần và chính trị là định
hƣớngcủa sự phát triển.Ví dụ, kể cả khi ngƣời ta nói “kinh tế thị trƣờng định
hƣớng xã hội chủ nghĩa” thực chất cũng là nói về cơ chế, mối quan hệ, sự vận hành
của đời sống xã hội theo quy luật kinh tế hàng hoá và mô hình nền sản xuất lớn
công nghiệp - hiện đại lấy giá trị hàng hoá kết hợp với định hƣớng giá trị văn hoá -
chính trị XHCN làm mục tiêu, động lực phát triển…

(3) Văn hóa (truyền thống) với văn hóa (hiện đại): Thực chất đó là mối
quan hệ trong bản thân văn hóa giữa một bên là các giá trị văn hóavốn có từ quá
khứ của nội bộ, tại chỗ, của dân tộc…với một bên là nguồn văn hóa đƣơng đại tiếp
thu từ bên ngoài, ở nơi khác, của thế giới (thời đại)…, trong đó giao lƣu – kế thừa
là quy luật cơ bản của sự phát triển.Nói đầy đủ hơn, nó là mọi hoạt động giao lƣu
(về mặt đồng đại), kế thừa (về mặt lịch đại) hoặc sáng tạo (về việc tạo ra những cái
mới)…tóm lại là sự duy trì và phát triển văn hóa nhƣ “những giá trị liên tục” (les

3
Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII”; Nxb. Chính trị quốc gia; Hà Nội; 1996; tr. 110.
157
valeurs continues) trong không gian và trong thời gian. Điều này làm cho sự phát
triển văn hóa không thể tách rời khỏi sự phát triển các quá trình vận động và tồn tại
của xã hội trong lịch sử từ kinh tế, chính trị cho tới dân tộc, quốc gia, vùng, miền...

* Sơ đồ khái quát về nội dung các quy luật phát triển của văn hóa

3.1.2.2. Giải pháp bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóadân tộc
(1) Phát triển văn hóa thực chất đó là phát triển những thành tố mang
“bản chất Ngƣời” trong mọi hoạt động của con ngƣời, rộng ra là toàn bộ bản thân
con ngƣời cùng mọi mối quan hệ ứng xử có ý thức đối với thế giới chung quanh
(gia đình, xã hội, tự nhiên…). Do đó theo nghĩa rộng, mọi hoạt động xã hội đều ít
nhiều, trực tiếp hoặc gián tiếp góp phần phát triển văn hóa, đặc biệt trong đó có
việc bảo tồn và phát huy vốn văn hóa dân tộc (VHDT), chẳng hạn :
+ Nâng cao chất lƣợng hoạt động giáo dục (trong và ngoài nhà trƣờng),
nâng cao dân trí, xây dựng con ngƣời phát triển toàn diện và vận động xây dựng
nếp sống văn minh, văn hóa…có ý nghĩa vừa tạo nên những chủ thể văn hóa, xây

158
dựng đời sống văn hóa cho toàn bộ xã hội vừa tạo ra những nhân tố quyết định cho
việc giữ gìn và phát triển tốt nhất mọi vốn VHDT của đất nƣớc...
+ Nhìn khái quát hơn nữa, bao trùm lên tất cả đó là những quan điểm,
đƣờng lối, chủ trƣơng và mọi chính sách để phát triển văn hóa (dân tộc). Thực chất
đó là những nhận thức khoa học và sự vận dụng những nhận thức ấy vào thực tiễn
giữ gìn và phát huy bản sắc VHDT nhằm góp phần thiết thực vào sự nghiệp xây
dựng, phát triển đời sống kinh tế – xã hội của đất nƣớc.

(2) Việc nghiên cứu nắm chắc tinh thần các đƣờng lối, chủ trƣơng của Đảng
và Nhà nƣớc, các văn bản pháp quy hiện hành về văn hóa nghệ thuật cùng việc
thƣờng xuyên nghiên cứu, tổng kết các kinh nghiệm thực tiễn quản lý hoạt động
văn hóa nghệ thuật trong nƣớc và trên thế giới .v.v. tất cả đều rất có ý nghĩa. Tuy
nhiên, khi vận dụng vào thực tế hoạt động bảo tồn và phát huy bản sắc VHDT, một
số giải pháp thực tiễn chỉ có thể phát huy tác dụng trên cơ sở phải tuân thủ một số
nguyên lý cơ bản nhƣ sau :

+ Một mặt, văn hóa là nhân tố chính góp phần tạo ra cái “đặc thù” (nét
bản sắc) cho mọi sự vật, hiện tƣợng, quá trình cụ thể nhƣ vậy nhƣng mặt khác, xét
về “chất”, nó làm cho mọi giá trị văn hóa luôn “bình đẳng” dù bất cứ ở đâu : không
thể phân biệt hơn, kém và so sánh văn hóa “nƣớc lớn” với “nƣớc nhỏ”, văn hóa của
tộc ngƣời “đa số” với “thiểu số”, văn hóa của thời đại này với thời đại kia, hoặc
văn hóa ở loại hình (thể loại) này với thể loại (loại hình) khác !…

+ Suy cho cùng, sự phát triển của VHDT phải là sự phát triển đồng bộ và
toàn diện mọi loại hình (thể loại), mọi yếu tố cấu thành của chính nền văn hóa ấy
cả về số lƣợng lẫn chất lƣợng.Đó là những vốn truyền thống mang tính chất là
những giá trị và phong cách sáng tạo, lƣu truyền những giá trị ấy đƣợc thể hiện ra
qua phong tục tập quán, tôn giáo tín ngƣỡng, những khuôn mẫu, nguyên tắc ứng xử
và các biểu tƣợng văn hóa chung đƣợc cộng đồng chấp nhận. Tất nhiên những

159
truyền thống đó chỉ có thể đƣợc giữ gìn và phát huy thông qua hiện tại, qua cuộc
sống hàng ngày của những con ngƣời đƣơng đại và thông qua sự phát triển cụ thể
trên từng lĩnh vực đời sống xã hội cụ thể để đƣợc bảo tồn, giữ nguyên hoặc điều
tiết ở mức độ cần thiết…

3.2.BẢN SẮC VĂN HÓA VỚI PHONG CÁCH VÀ TÀI NĂNG NGHỆ
THUẬT TRONG QUAN HỆ VỚI NHỮNG VẤN ĐỀ VĂN HÓA
NGHỆ THUẬT ĐƢƠNG ĐẠI
3.2.1.Nhận thức chung

3.2.1.1. Khái niệm, nội dung, mối quan hệ Bản sắc – Phong cách – Tài
năng trong hoạt động nghệ thuậtÑAÏI
(1) Bản sắc văn hóa (cộng đồng / dân tộc) (identity)
Nhƣ đã nêu ở phần 1.2.1.3., nói tới “Bản sắc văn hóa dân tộc” là nói tới nét riêng
độc đáo trong văn hóa của một cộng đồng dân tộc (tộc ngƣời) và địa phƣơng
(vùng, miền, quốc gia, khu vực) bao gồm những yếu tố tính bản địa – tính truyền
thống – tính di sản đƣợc hình thành bằng một quá trình lịch sử nhất định và đƣợc
thể hiện ra thông qua con ngƣời – hoạt động văn hóa – sản phẩm văn hóa (vật thể,
phi vật thể) của chính cộng đồng đó. Trong đó các yếu tố quan trọng nhất gồm có:
+ Tính bản địa :Liên quan các khía cạnh “địa - văn hóa” (geo –
culture)tức những cơ tầng gốc rễ về tự nhiên, về lịch sử - văn hóa và xã hội tạo nên
những nét đặc thù của vùng, miền, địa phƣơng…
+ Tính truyền thống :Đó là dấu ấn đọng lại mang tính chất tinh hoa,
động lực trong mọi khía cạnh hoạt động văn hoá của tập thể, cộng đồng liên quan
những vốn cổ truyền, dân gian (folklore)là các nguồn mạch sức mạnh, thành tựu
trong dòng chảy văn hoá dân tộc qua mọi thử thách lịch sử …
+ Tính di sản : Liên quan mọi vốn văn hóa vật thể và phi vật thể(tangible and
intangible culture) mang tính chất “là tài sản quý giá của cộng đồng các dân tộc
160
Việt Nam và là một bộ phận của di sản văn hóa nhân loại” nhằm mục tiêu “đáp
ứng nhu cầu về văn hóa…của nhân dân, góp phần xây dựng và phát triển nền văn
hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc” (Luật Di sản văn hóa)…
(2) Phong cách (cá nhân) (style)
Những cái riêng trong cái chung của bản sắc (cộng đồng/dân tộc)nhƣ
nêu trên chính là cơ sở của phong cách (cá nhân) bao gồm :
+ Phong cách sống(style of life):
- Trong lối sống, nếp sống : Đó là những nét riêng trong cách sống hàng ngày,
thƣờng xuyên của con ngƣời tạo thành tính cách (cá nhân, cộng đồng) có thể kết
hợp các tập quán (theo thói quen, phong tục) với các ý thức theo những khuôn
mẫu văn hóa hoặc trào lƣu xã hội đƣơng thời (mode de vie).
- Trong giao tiếp, ứng xử : Đó là những nét riêng trong hành vi xử sự đối với
mọi mối quan hệ, tình huống tiếp xúc qua lại giữa ngƣời – ngƣời vừa trực tiếp
tạo ra hiệu quả (tích cực hoặc tiêu cực) về tâm lý, ý thức (lý trí – tinh cảm – tâm
linh) vừa tạo ra “môi trƣờng sống” (môi trƣờng văn hóa) của sự phát triển con
ngƣời (cá nhân, tập thể, cộng đồng).
+ Phong cách sáng tạo(style of creation):
- Trong hoạt động văn hóa nghệ thuật : Đó là những nét đặc thù mang dấu ấn
cá nhân không thể không có trong mọi thành tố hoạt động, mọi loại hình văn
hóa nghệ thuật với tƣ cách là những hoạt động sáng tạo đặc trƣng nhất của ý
thức con ngƣời
- Trong sản phẩm văn hóa, tác phẩm nghệ thuật : Đó là những nét đặc thù tập
trung thành “phong cách sáng tác” độc đáo theo từng công trình, từng tác phẩm
văn hóa nghệ thuật với một chủ đề, thể loại cụ thể…
Ở đây đặc điểm hoạt động sáng tạo văn hóa nghệ thuật với yêu cầu tất
yếu về phong cách là vấn đề cần phải đƣợc làm rõ hơn. Nhƣ chúng ta đã biết ý
thức bao gồm lý trí, tình cảm, tâm linh không chỉ phản ánh thế giới khách quan
161
một cách thụ động mà còn có thể sáng tạo một cách chủ động thông qua tƣ duy,
cảm xúc, tâm thức của con ngƣời. Đặc biệt trong hoạt động nghệ thuật, sự sáng
tạo đó thông qua ngôn ngữ nghệ thuật để tạo ra hình tƣợng nghệ thuật mang nét
riêng của một loại hình nghệ thuật nào đó chắc chắn phải bằng sự tƣởng tƣợng
kết hợp với cảm xúc thẩm mỹ mang tính cá biệt của một nghệ sĩ nhất định theo
nguyên lý : “Bức tranh đẹp là đã tả đƣợc những điều cảm thấy…, những ngƣời
giàu tình cảm mới có thể trở thành họa sĩ tài hoa” 44…Điều này chính là cơ sở
nền tảng của phong cách, nhân tố nhất thiết cần phải có trong sáng tạo nghệ
thuật.
Ngoài ra, mối quan hệ giữa “bản sắc” và “phong cách” ở đây cũng là
vấn đề cần đƣợc làm rõ hơn. Nhìn bên ngoài đó là mối quan hệ giữa “cái riêng
của cộng đồng/dân tộc” (bản sắc) với “cái riêng của cá nhân nghệ sĩ” (phong
cách). Nhƣng về thực chất bên trong đó là mối quan hệ hữu cơ mang tính tất
yếu giữa “cái chung” (cộng đồng/dân tộc) với “cái riêng” (cá nhân nghệ sĩ). Xét
về khách quan, bản thân mỗi nghệ sĩ (gồm cả hoạt động sáng tạo của nghệ sĩ)
không thể khác là một thành tố phải chịu sự chi phối nhất định bởi điều kiện
lịch sử - văn hóa dân tộc (trong quá khứ) và văn hóa - xã hội cộng đồng (trong
hiện tại) với tƣ cách vừa là môi trƣờng tác động, vừa là nguồn cảm hứng, là đối
tƣợng sáng tác…Ngƣợc lại, mỗi nghệ sĩ với hoạt động sáng tạo và tác phẩm
nghệ thuật của mình chắc chắn sẽ là một bộ phận có thể góp phần tích cực vào
quá trình phát triển làm cho bản sắc văn hóa của cộng đồng/dân tộc và nhân loại
trở nên đa dạng, phong phú hơn cả về lƣợng lẫn về chất theo nguyên lý nhƣ nhà
thơ Huy Cận đã phát biểu :“Chúng ta sáng tác với chất liệu của cuộc đời, chúng
ta cũng sáng tạo với trí tƣởng tƣợng…, mang dấu ấn của bản lĩnh chúng ta. Tuy
nhiên bản lĩnh của chúng ta không tồn tại độc lập; bản lĩnh mỗi ngƣời nằm

44
Tô Tử :Về cái đẹp trong hội họa , Tc Ngày nay, số 95, ngày 10-3-1936.
162
trong bản lĩnh chung của dân tộc. Đi sâu vào hồn ta, ta sẽ gặp dân tộc; và đi vào
hồn dân tộc, ta sẽ gặp hồn nhân loại” 45
(3)Tài năng (nghệ thuật):
Xét về bản chất, tài năng (nghệ thuật) chính là sự sáng tạo độc đáo với các
giá trị cao về văn hóa nghệ thuật và về xã hội. Đây cũng chính là cơ sở để
khẳng định rằng phong cách là một điều kiện của tài năng, là điều đƣợc thể hiện
rõ rệt nhất qua cáctác phẩm nghệ thuật,cụ thể:
+ Trong đề tài và chất liệu (ngôn ngữ) nghệ thuật
+ Trong phƣơng pháp và trình độ sáng tác của nghệ sĩ
+ Trong mối quan hệ hình thức và nội dung tác phẩm nghệ thuật…
Nhƣ vậy cả phong cách và tài năng không thể tồn tại trong thực tế chỉ
bằng những khái niệm trừu tƣợng chung chung mà nó chính là/phải là một thực
thể văn hóa – xã hội với các điều kiện cụ thể để tạo tác, phát triển đó là :
+ Vai trò của cơ chế tâm – sinh lý (cá nhân) : Những tố chất riêng (trí
tuệ, óc tƣởng tƣợng, cảm xúc…) mang tính chất “tiềm năng” vững chắc để có
thể tiếp thu, phát triển các khả năng học tập, sáng tạo về văn hóa nghệ thuật.
+ Vai trò của kỹ (thuật) + năng (khiếu): Quá trình nỗ lực rèn luyện,
nắm chắc đƣợc những phƣơng pháp (ngôn ngữ) sáng tạo và có năng lực tạo ra
những công trình, tác phẩm độc đáo, có giá trị văn hóa nghệ thuật và xã hội.

* Sơ đồ về cấu trúc và thành tố của tài năng nghệ thuật :

45
Huy Cận: Sáng tạo văn học, nghệ thuật đậm đà bản sắc dân tộc; Trong :Bản sắc dân tộc trong văn hoá văn nghệ ;
Trung tâm Nghiên cứu Quốc học – Nxb Văn học (in lần thứ 2); 2001; trang 38.

163
3.2.1.2. Tài năng thật/giả – Vai trò của “văn hóa nghệ sĩ”,công
chúngvà lịch sử
Nhƣ những gì đã nói ở trên, tài năng phải là một “thực thể” (có thật)
nhƣng vì lý do gì đó nó cũng có thể là một sự “ảo tƣởng” (giả tạo, hiểu lầm) !
Nhƣ vậy, điều gì là cơ sở để khẳng định đâu là “tài năng thật” hoặc “tài năng
giả” ? Nhƣ đã đề cập, bên cạnh “sự sáng tạo độc đáo” liên quan phong cách thì
giá trị văn hóa nghệ thuật và giá trị xã hội (của sản phẩm văn hóa, tác phẩm
nghệ thuật) chính là cơ sở quyết định tài năng (thật / giả) của một nhà văn hóa,
nghệ nhân, nghệ sĩ cụ thể. Điều này đƣa đến việc xác lập các mối quan hệ tất
yếu để xác định rõ hơn tài năng thật/giảđó là :
(1)Mối quan hệ Tài năng – Công chúng – Thời gian, thực chất đó là mối
quan hệ của hệ thống các giá trị Nghệ thuật – Xã hội – Lịch sử với các yêu cầu,
điều kiện cơ bản nhƣ sau :

164
+ Đó là những giá trị thật – liên tục (“Les valeurs continues”) tức “giá trị
tài năng” văn hóa nghệ thuật (thông qua sản phẩm, tác phẩm cụ thể) không thể
khác, nhất thiết phải chịu sự “thẩm định, đánh giá” nào đó và những “thử thách
lịch sử” nhất định…
+ Đặc biệt đối với nghệ thuật, cái đẹp trong đối tƣợng sáng tạo đƣợc cảm
nhận (từ thực tế khách quan) và trong trình độ sáng tác đƣợc thể hiện ra (qua sự
sáng tạo chủ quan) của nghệ sĩ cũng phải “có thật” (thông qua chịu sự “thẩm
định, đánh giá” nhất định)…
+ Tất cả giá trị, cái đẹp nhƣ vừa nói đều phải thông qua quá trình “thẩm
định, đánh giá” với nghĩa là phải có những tiêu chí, chuẩn mực và phải có
những nhà chuyên môn, công chúng và xã hội tham gia vào quá trình ấy…Điều
này đòi hỏi một tri thức văn hóa nghệ thuật tối thiểu làm cơ sở cho nhu cầu văn
hóa và thị hiếu thẩm mỹ nói chung, trình độ lý luận phê bình nghệ thuật nói
riêng của công chúng, xã hội cũng nhƣ của những nhà chuyên môn (bản thân
giới văn nghệ sĩ)...cần phải đạt một trình độ nhất định nào đó.
(2)Vai trò của vốn “Văn hóa nghệ sĩ” trong quan hệ với những yếu tố chủ
quan và khách quan tạo nên tài năng của nghệ sĩ
Qua thực tế cho thấy, những nghệ sĩ thành danh chân chính, vững chắc
thật sự là những ngƣời có nỗ lực cao và có những thành công nhất định đối với
việc làm chủ bản thân, khắc phục đƣợc mọi hoàn cảnh khó khăn không ngừng
vƣơn lên về tầm cao tài năng, trí tuệ, tâm hồn, nhân cách, tức xây dựng đƣợc
đời sống cá nhân với những vốn “Văn hóa nghệ sĩ” vững chắc, qua đó từng
bƣớc tiến tới đạt những thành quả lớn trong hoạt động nghệ thuật của mình.
Những yếu tố chủ quan, khách quan tạo ra vốn “Văn hóa nghệ sĩ” chủ yếu đó
là :
+ Cơ sở “tố chất” bản thân tài năng nghệ sĩ : Phẩm chất tâm – sinh lý cá
nhân cùng với tình yêu nghề (yếu tố nội giới)
165
+ Cơ sở “điều kiện” lịch sử - xã hội của tài năng nghệ sĩ : Hoàn cảnh
cụ thể của bản thân, gia đình, đất nƣớc…của mỗi nghệ sĩ (yếu tố ngoại giới),
gồm :
- Hoàn cảnh nhân thân cá nhân nghệ sĩ
- Truyền thống dân tộc (cộng đồng quốc gia)…
- Bối cảnh thời đại (cộng đồng thế giới)…
3.2.2. Những vấn đề văn hóa nghệ thuật đƣơng đại
3.2.2.1.Xây dựng nền văn hóa nghệ thuật dân tộc –hiện đại vừa phù hợp
với các quy luật kinh tế – xã hội vừa đáp ứng kịp nhu cầu cuộc sống đương đại
(1) Đây là một mục tiêu, nội dung mang tính thƣờng trực đồng thời là một định
hƣớng thƣờng xuyên của việc xây dựng và phát triển văn hóa nghệ thuật. Mục tiêu,
định hƣớng đó khái quát gồm có :
+ Bảo tồn, phát huy tốt các thành tựu, truyền thống trong các vốn di sản văn hóa
nghệ thuật dân tộc;
+ Tiếp thu, khai thác, thực hiện chuyển giao khoa học kỹ thuật, công
nghệ thế giới trong sáng tạo văn hóa nghệ thuật;
+ Phát triển các thể loại, hình thức sáng tạo văn hóa nghệ thuậtmới…
(2) Một yêu cầu mang tính tất yếu của việc xây dựng và phát triển văn hóa nghệ
thuật là phải luôn phù hợp với các quy luật khách quan đang diễn ra trong thực tế
đời sốngxã hội, chẳng hạn trong bối cảnh hiện nay cần phải tập trung một số yêu
cầu sau :
+ Vận dụng quy luật kinh tế thị trƣờng (định hƣớng XHCN) và hội nhập
(thị trƣờng) khu vực, thế giới;
+ Đẩy mạnh xã hội hóa hoạt động văn hóa nghệ thuật;
+ Phát triểnmạnh các loại hình văn hóa nghệ thuật ứng dụng …
3.2.2.2. Phát triển lực lượng văn nghệ sĩ tài năng và phát huy các tri thức
khoa học về văn hóa và văn hóa dân tộc
166
(1) Con ngƣời là yếu tố quyết định cao nhất. Đó là điều hoàn toàn đúng và là yêu
cầu bức thiết đối với hoạt động văn hóa nghệ thuật, bởi để có những “tác phẩm có
chất lƣợng đỉnh cao và ngang tầm thời đại…” không thể khác là phải bắt đầu từ
việc cần phải có đội ngũ văn nghệ sĩ có tài năng. Một số giải pháp trọng tâm có thể
nhấn mạnh ở đây gồm có :
+ Xây dựng đồng bộ lực lƣợng sáng tác, nghiên cứu giảng dạy, lý luận phê bình
văn hóa nghệ thuật;
+ Tích cực nâng cao giáo dục thị hiếu thẩm mỹ công chúng về văn hóa
nghệ thuật (trong nhà trƣờng, ngoài xã hội…);
+ Phát huy đội ngũ các thế hệ văn nghệ sĩ, đặc biệt chú ý đội ngũ trẻ…
(2) Bên cạnh đó, ngoài các tri thức khoa học cần thiết, các kiến thức - kỹ năng
chung và riêng về văn hóa nghệ thuật, việc năng cao trình độ hiểu biết và khả
năng vận dụng thực tế về văn hóa và VHDT cho xã hội, đặc biệt là cho đội ngũ văn
nghệ sĩ chuyên nghiệp ngày càng là việc hết sức thiết thân. Vì sao ? Vị trí, chức
năng, nhiệm vụ và cả đối tƣợng, nội dung, phƣơng pháp nghiên cứu của nhiều
ngành khoa học xã hội (đặc biệt trong đó có kiến thức Dân tộc học Văn hóa nghệ
thuật) ở Việt Nam hiện nay trên thực tế chính là nhằm trực tiếp hoặc gián tiếp góp
phần giải quyết những mâu thuẫn, những vấn đề đặt ra trong quá trình thực hiện
công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nƣớc mà vẫn giữ gìn, phát huy đƣợc bản sắc
VHDT, cụ thể đó là :
+ Đẩy mạnh việc xây dựng và phát triển nền kinh tế hàng hóa theo cơ chế thị
trƣờng, điều kiện để tạo nên và bổ sung những giá trị mới cho VHDT nhƣng làm
sao vẫn giữ đƣợc những truyền thống tốt đẹp, đặc biệt là về đạo đức của dân tộc,
hạn chế và chủ động khắc phục đƣợc những “mặt trái” của cơ chế thị trƣờng, của
sự xuống cấp đạo đức, của lối sống thực dụng, của bất công và tệ nạn xã hội…;Đây
là một trong những cái “giá phải trả” của quá trình chuyển từ cơ chế quan liêu bao
cấp (có nguồn gốc sâu xa từ trong lòng xã hội phong kiến nông nghiệp cổ truyền)
167
sang cơ chế thị trƣờng tự do tƣ bản chủ nghĩa và cũng có thể là một trong những
vấn đề tiếp tục gay gắt đặt ra cho cơ chế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa
hiện nay…

+ Dù muốn hay không quá trình đô thị hóa vẫn đang ngày càng mở rộng
quy mô và tác dụng của nó, kéo theo một lối sống văn minh đô thị, công nghiệp,
hiện đại…nhƣng bên cạnh đó cần có biện pháp hữu hiệu để hạn chế quá trình đô
thị hóa tự phát thƣờng “vô tình” phá vỡ những nền nếp lối sống truyền thống tốt
đẹp của dân tộc vốn có gốc gác từ trong xã hội nông nghiệp cổ truyền trƣớc đây;

+ Thúc đẩy việc giao lƣu, hội nhập quốc tế về mọi mặt, kịp thời và chủ
động tiếp thu những thành tựu tinh hoa văn hóa nhân loại (đặc biệt làkhoa học kỹ
thuật và công nghệ hiện đại), tránh đƣợc nguy cơ “tụt hậu” nhƣng không rơi vào
tình trạng “Tây Âu hóa” mà thực chất là sự tiếp thu thụ động và gánh chịu những
ảnh hƣởng xấu của những thứ cặn bã “phi văn hóa” xuất xứ từ phƣơng Tây. Hơn
nữa, chúng ta còn phải vƣợt thắng mọi âm mƣu “diễn biến hòa bình” về văn hóa tƣ
tƣởng kể cả ở những hình thức tinh vi, xảo quyệt nhất, liên tục phát huy những yếu
tố nội sinh làm thành nội lực vững chắc trong quá trình giao lƣu, tiếp biến những
yếu tố ngoại sinh đang ngày càng mở rộng;

+ Tích cực kế thừa những vốn tinh hoa của văn hóa truyền thống nhƣng
sàng lọc đƣợc những yếu tố lạc hậu đang tự phát phát triển cùng những phong tục,
tập quán lâu đời hoặc “ăn theo” những cái tiêu cực trong mặt trái của cơ chế thị
trƣờng hiện nay;

+ Xây dựng nền văn hóa Việt Nam thống nhất nhƣng vẫn giữ gìn, phát
huy đƣợc tính phong phú của một nền văn hóa đa tộc ngƣời, đa vùng, miền với các
yếu tố “địa – văn hóa” đa dạng, độc đáo .v.v.;

Tóm lại, từ bản sắc văn hóa (dân tộc) cho tới phong cách, tài năng trong
tƣơng quan với mục tiêu, giải pháp giải quyết những vấn đề đang đặt ra cho văn

168
hóa nghệ thuật đƣơng đại một lần nữa khẳng định và làm rõ hơn về mối quan hệ
hữu cơ, tất yếu giữa văn hóa và dân tộc, những yếu tố vừa là nguyên nhân vừa là
hệ quả của sự phát triển bền vững về kinh tế - chính trị - xã hội nói chung, sự phát
triển toàn diện và hoàn thiện con ngƣời (cá nhân, cộng đồng) nói riêng…

*CÂU HỎI ÔN TẬP CHƢƠNG 3


Ôn tập 3.1: Văn hóa nghệ thuật dân tộc trong thời đại mới hiện nay sẽ phải đối
đầu với những vấn đề gì và sẽ phát triển theo định hƣớng nào ?
Ôn tập 3.2: Mối quan hệ của Bản sắc – Phong cách – Tài năng nghệ thuật với
nhau và với những vấn đề văn hóa nghệ thuật đƣơng đại ?

* Bài đọc thêm chƣơng 3


BĐT 3.1.
GIÁ TRỊ LỊCH SỬ CỦA ĐỀ CƢƠNG VĂN HOÁ NĂM 1943

Đề cƣơng về cách mạng văn hoá Việt Nam (nói tắt là Đề cƣơng văn hoá)
năm 1943 tuy chỉ là một bản “đề cƣơng”, nhƣng đã góp phần quyết định tạo ra
những chuyển động mới không chỉ về nhận thức, mà còn về hành động thực tiễn
của một cuộc “cách mạng văn hoá” lần đầu tiên diễn ra ở nƣớc ta với những thành
169
tựu mang ý nghĩa lịch sử hết sức lớn lao và do vậy, bản thân nó đã đóng một vai
trò thực sự quan trọng đối với tiến trình phát triển của văn hoá Việt Nam, đặc biệt
là ở vào thời kỳ lịch sử hiện đại – thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá mà một
trong những nội dung cơ bản của nó là xây dựng nền văn hoá tiến tiến, đậm đà bản
sắc dân tộc.
Xét về vị trí và ý nghĩa lịch sử, Đề cƣơng văn hoá năm 1943 có tác dụng
thực tế nhƣ là một bộ phận bổ sung cho Chính cƣơng, Sách lƣợc vắn tắt, những
cƣơng lĩnh quan trọng đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam. Hơn thế nữa, trong
bản “cƣơng lĩnh về văn hoá” ấy (Đề cƣơng văn hoá 1943), Đảng Cộng sản Việt
Nam thực sự xác định vững chắc vị trí, tƣ thế của mình trong lòng dân tộc, một dân
tộc từng có hàng “ngàn năm văn hiến”. Nhà văn Đặng Thai Mai đã từng khái quát:
“Bản đề cƣơng đã trình bày mấy điểm cơ bản trong vấn đề cách mạng văn hoá theo
quan điểm của Đảng: quan hệ mật thiết giữa cách mạng văn hoá và cách mạng
chính trị; sự cần thiết phải có sự lãnh đạo của Đảng trong công cuộc xây dựng nền
văn hoá mới; con đƣờng tƣơng lai là con đƣờng xã hội chủ nghĩa; và giải phóng
dân tộc là điều kiện cần thiết cho công cuộc giải phóng văn hoá”; và “đã bồi đắp
một sự thiếu thốn lớn trong chƣơng trình hành động của Đảng các giai đoạn trƣớc.
Tính dân tộc chƣa đƣợc chú trọng đúng mức mấy năm trƣớc, từ nay đã đƣợc nêu
lên hàng đầu…”. Đó là cơ sở làm cho Đề cƣơng văn hoá không những đƣợc xem
là “đƣờng đi”, là “lối thoát” cho văn nghệ sĩ đƣơng thời, mà còn có thể cho cả lịch
sử văn hoá dân tộc kể từ khi ấy! Trong Diễn văn đọc tại Lễ kỷ niệm lần thứ 40
ngày Đề cƣơng văn hoá ra đời (1943 – 1983), đồng chí Trƣờng Chinh đã nêu rõ:
“Trí thức Việt Nam không chịu nhục mất nƣớc. Họ khao khát tự do. Với Đề cƣơng
văn hoá Việt Nam, Đảng chỉ cho họ đâu là lối thoát. Muốn giải phóng trí thức, giải
phóng toàn thể dân tộc…Và giải phóng dân tộc là giải phóng văn hoá, mở đƣờng
cho văn hoá phát triển một cách tự chủ, theo hƣớng tiến bộ… Đề cƣơng văn hoá
Việt Nam đã vạch rõ con đƣờng cách mạng để giải phóng trí tuệ và văn hoá trong
170
sự nghiệp giải phóng chung của dân tộc”. Rõ ràng, Đề cƣơng văn hoá đã trở thành
một nguồn lực cách mạng mới, với nghĩa là nó không phải chỉ là lý trí, là đƣờng lối
chủ trƣơng chung, mà còn là tình cảm, là hành động thực tiễn, là mối dây liên kết
giữa Đảng với dân tộc (đặc biệt là giới văn hoá, văn nghệ), là nét gạch nối giữa
hiện tại với quá khứ và với cả tƣơng lai…!
Theo những nhận định khách quan, Đề cƣơng văn hoá năm 1943 đã đƣa ra
những dự báo chính xác, rằng:
(1) Nếu “nền văn hoá phát xít (văn hoá Trung cổ và nô dịch hoá) thắng thì
văn hoá dân tộc Việt Nam nghèo nàn thấp kém);
(2) Nếu “văn hoá dân tộc Việt Nam sẽ do cách mạng dân chủ giải phóng
thắng lợi mà đƣợc cởi mở xiềng xích và sẽ đuổi kịp văn hoá tân dân chủ của thế
giới”…
Qua thực tế cho thấy, dự báo (2) đã từng bƣớc trở thành hiện thực nhƣ sự
khẳng định trƣớc đây của Đề cƣơng văn hoá: “căn cứ vào điều kiện kinh tế, chính
trị, xã hội hiện tại, cách mạng dân tộc Việt Nam đã nhất quyết sẽ làm cho ức thuyết
thứ hai trở nên sự thực”.
Tính khoa học của Đề cƣơng văn hoá năm 1943 còn đƣợc toả sáng ở các
luận điểm khác – những luận điểm đã từng bƣớc đƣợc kiểm nghiệm trong thực tế,
nhƣ:
- “Phải hoàn thành cách mạng văn hoá mới hoàn thành đƣợc cuộc cải tạo
xã hội”;
- “Cách mạng văn hoá muốn hoàn thành phải do Đảng” lãnh đạo và nó
phải đi liền sau “cách mạng chính trị”…
- “Những phƣơng pháp cải cách văn hoá đề ra bây giờ chỉ là dọn đƣờng
cho cuộc cách mạng triệt để mai sau” và “Nền văn hoá mà cuộc cách mạng văn
hoá Đông Dƣơng phải thực hiện sẽ là văn hoá xã hội chủ nghĩa”. Vì sao? Vì:
“Cách mạng dân tộc giải phóng Việt Nam chỉ có thể trong trƣờng hợp may mắn
171
nhất đƣa văn hoá Việt Nam tới trình độ dân chủ và có tính chất dân tộc hoàn toàn
độc lập dựng trên một nền văn hoá mới” cho nên “Phải tiến lên thực hiện cách
mạng xã hội ở Động Dƣơng”…
Đáng chú ý nhất là, xuất phát từ quan điểm duy vật biện chứng và duy vật
lịch sử, trên cơ sở phân tích rõ tình trạng những “căn bệnh” trầm kha ở ngay trong
bản thân nền văn hoá Việt Nam, khi đó Đề cƣơng văn hoá năm 1943 đã đề ra “ba
nguyên tắc vận động” với tƣ cách là ba phƣơng châm quan trọng sau:
(1) Dân tộc hoá. Nội dung cơ bản là chống văn hoá nô dịch, lai căng, đua
đòi lố lăng hoặc “nhắm mắt” bắt chƣớc, xây dựng tinh thần độc lập, tự chủ trên cơ
sở nghiên cứu, giữ gìn, phát huy vốn tinh hoa văn hóa dân tộc; đồng thời phải chú
ý chống chia rẽ, phân tán để tập hợp, đoàn kết, thống nhất văn hóa toàn dân tộc;
ngoài ra còn phải xóa bất bình đẳng về trình độ, điều kiện hƣởng thụ văn hóa giữa
các tầng lớp, các vùng, miền trong cả nƣớc; xây dựng tinh thần tự cƣờng dân tộc,
chống thứ văn hóa văn nghệ “ bò sát đất “, “ không đau mà rên “…
(2) Đại chúng hóa. Quần chúng nhân dân lao động, lần đầu tiên trong lịch
sử văn hóa dân tộc, đƣợc xác định vừa là đối tƣợng vừa là chủ thể văn hóa. Bằng
cái nhìn thực tế, đi thẳng vào sự thật tồn tại lâu đời trong văn hóa nƣớc ta, không
phải chỉ là theo “quan điểm lập trƣờng giai cấp” hoặc “quan điểm quần chúng”
chung chung, quan điểm quần chúng “chung chung, mà còn là do cái nhìn biện
chứng, thấu đáo các quy luật phát triển của bản thân văn hóa, cố Tổng bí thƣ
Trƣờng Chinh – ngƣời soạn thảo Đề cƣơng văn hóa năm 1943 đã chỉ rõ: “Ngƣời ta
viết, vẽ, đàn, hát, múa, xây, nặn cốt để cho bọn quyền quý thƣởng thức…! Mà
cũng chỉ bọn họ mới đủ tiền tài và trí tuệ thƣởng thức những sản phẩm văn hóa
“cao quý” trong chế độ này. Hơn nữa, ngƣời ta viết, vẽ, đàn, hát, múa, xây, nặn để
ru ngủ quần chúng, làm cho quần chúng tin theo bọn quyền quý, hoặc mê tín ở họa
phúc, mong đợi ở Trời, Phật… Chính vì những lẽ ấy, nền văn hóa Việt Nam hiện

172
nay hết sức xa đại chúng. Tính cách phản đại chúng trong văn hóa nƣớc ta rất rõ…
Văn hóa không bắt rễ thẳng ở đại chúng. Kết quả văn hóa cằn cỗi, héo hon…” .
(3) Khoa học hóa. Phải nhìn thẳng vào điểm yếu lớn nhất của văn hóa
truyền thống Việt Nam – đó là tính chất nông nghiệp cổ truyền ngàn đời. Đây là
chỗ hạn chế cơ bản đối với yêu cầu tiếp thu nền văn hóa công nghiệp hiện đại, khai
thác các thành tựu, kỹ thuật thế giới – những yêu cầu vốn đang là con đƣờng sống
còn để phát triển đất nƣớc. Vấn đề còn đặt ra là, “ khoa học” nhƣng phải “thực
chất” và phải mang tính “cách mạng” thực sự. Vì vậy, vấn đề đấu tranh “về học
thuật, tƣ tƣởng”, “về tông phái văn nghệ”… có ý nghĩa hết sức quan trọng…

Trong các quan điểm, đƣờng lối chung của Đảng, đặc biệt là về văn hóa văn
nghệ, “Ba nguyên tắc…” trên, qua thực tế lịch sử, ngày càng khẳng định tính khoa
học sâu sắc và tầm chiến lƣợc quan trọng của nó. Việc “Xây dựng và phát triển
nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc theo tinh thần Nghị quyết
Trung ƣơng 5 khóa VIII ( 1998 ) về cơ bản là sự phát triển” “Ba nguyên tắc…”
mà Đề cƣơng văn hóa năm 1943 đã nêu. Ngoài ra, chúng ta còn phải đặc biệt chú ý
rằng, Dân tộc hóa – Khoa học hóa – Đại chúng hóa đã đƣợc đề ra và thực hành
theo tinh thần : “Ba nguyên tắc trên đây là ba cái khâu của sợi dây chuyền. Nó có
tính cách liên hoàn. Không thể hoàn thành nhiệm vụ văn hóa vận động văn hóa
mới Việt Nam nếu ta bỏ sót một nguyên tắc nào trong ba nguyên tắc ấy…”.Đây là
điều cần khẳng định về những giá trị khoa học đáng trân trọng của Đề cƣơng văn
hóa năm 1943.
Ai cũng phải thừa nhận rằng, qua hàng “ngàn năm văn hiến”, lịch sử văn
hóa Việt Nam vẫn hằng tỏa sáng với biết bao kỳ tích vĩ đại, đặc biệt là về sự
nghiệp giữ nƣớc hết sức cam go gắn với tiến trình dựng nƣớc đầy gian khổ.
Bản Đề cƣơng văn hóa 1943 đã góp phần làm rõ tiến trình lịch sử văn hóa
Việt Nam. Trên cơ sở xác định rằng, trƣớc triều Nguyễn, “văn hóa Việt Nam có
tính cách nửa phong kiến nửa nô lệ, phụ thuộc vào văn hoá Tàu” và sau đó là “văn
173
hoá phong kiến có xu hƣớng tiền tƣ bản” hoặc nửa phong kiến, nửa tƣ sản và hoàn
toàn có tính cách thuộc địa”, bản Đề cƣơng đã đi đến khẳng định: “Ảnh hƣởng của
văn hóa phát xít làm cho tính chất phong kiến, nô dịch trong văn hóa Việt Nam
mạnh lên, nhƣng đồng thời chịu ảnh hƣởng của văn hóa tân dân chủ, xu trào văn
hóa mới của Việt Nam đang cố vƣợt hết mọi trở lực để nẩy nở”. Đây không phải
chỉ là một nhận định chủ quan, mà còn là một sự phản ánh khách quan hiện thực
lịch sử. Rõ ràng là, đỉnh cao của những “xu trào” nhƣ vậy chính là những nhân tố
mới về tổ chức, nhƣ việc thành lập Hội văn hóa cứu quốc, về tƣ tƣởng (thể hiện
trong bài viết “Mấy nguyên tắc lớn của cuộc vận động văn hóa mới Việt Nam…”
của cố Tổng Bí thƣ Trƣờng Chinh”, .v.v. Điều cần nhấn mạnh là, tất cả bắt đầu gần
nhƣ là đồng thời ngay sau khi Đề cƣơng văn hóa 1943 ra đời. Tiếp theo sau đó,
“Ba nguyên tắc”: Dân tộc hóa – Khoa học hóa – Đại chúng hóa liên tục qua nhiều
giai đoạn lịch sử đƣợc vận dụng trong thực tế và đã thực sự trở thành những
phƣơng châm cơ bản cho một cuộc “cách mạng văn hóa” ngày càng phát triển
mạnh mẽ cả về lƣợng lẫn về chất. Về bề rộng, tất cả đã góp phần quan trọng đƣa
Cách mạng tháng Tám đến thắng lợi, nƣớc Việt Nam Dân chủ cộng hòa (sau này là
Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam), nhà nƣớc công nông đầu tiên của Đông
Nam Á ra đời; cục diện mới của cách mạng giải phóng dân tộc (tiếp theo là cách
mạng xã hội chủ nghĩa) lần đầu tiên đã mở ra và tạo ra trên đất nƣớc ta những
chuyển động toàn diện chƣa từng có về chính trị, kinh tế, văn hóa. Về chiều sâu,
Đƣờng lối văn hóa văn nghệ của Đảng ngày càng đƣợc phát triển, hoàn chỉnh;
trình độ khoa học về văn hóa (văn hóa học) cả về nghiên cứu cơ bản lẫn ứng dụng
ngày càng đƣợc nâng cao; quá trình hội nhập, giao lƣu và tiếp biến văn hóa của
nƣớc ta với thế giới ngày càng toàn diện và chủ động, trong một tƣ thế hoàn toàn
mới mẻ, chƣa từng có trong lịch sử… Có thể nói, lịch sử văn hóa Việt Nam chính
thức mở ra những trang mới từ Đề cƣơng văn hóa năm 1943.

174
Nếu trong lịch sử, văn hóa Việt Nam từng trải nhiều thử thách, qua nhiều
giai đoạn, với bao hoàn cảnh khó khăn để phát triển tiến lên theo những mức độ
khác nhau thì những thành tựu mới đạt đƣợc của nền văn hóa ấy chỉ trong khoảng
hơn nửa thế kỷ vào cuối thế kỷ XX vừa qua – giai đoạn từ sau khi Đề cƣơng văn
hóa ra đời năm 1943 – quả thật đều là sự phi thƣờng và vô vàn ý nghĩa! Ngƣời ta
hiểu rằng, thời thế lịch sử đã tạo tiền đề cho sự ra đời của Đề cƣơng văn hóa,
nhƣng rõ ràng bản Đề cƣơng ấy đã đáp ứng đƣợc yêu cầu của lịch sử. Giá trị lịch
sử của Đề cƣơng văn hóa năm 1943 đƣợc tích hợp từ trong bối cảnh ấy và chắc
chắn nó sẽ còn mãi tỏa sáng nhƣ một nguồn “nội lực” bền vững trong tiến hành
phát triển của tƣơng lai văn hóa dân tộc của Việt Nam.

BĐT 3.2.
MỐI QUAN HỆ VĂN HÓA VỚI KINH TẾ
TRONG XU THẾ PHÁT TRIỂN HIỆN NAY Ở VIỆT NAM

Mối quan hệ kinh tế – văn hóa, văn hóa – kinh tế thời gian qua thực sự là một trong
những vấn đề thời sự chính trị – xã hội quan trọng, không chỉ trong quan điểm,
đƣờng lối, chủ trƣơng chung mà còn là ở trong họat độnglý luận và thực tiễn của
đời sống xã hội cả ở tầng vĩ mô lẫn vi mô. Mối tƣơng quan nhằm tìm ra sự “phát
triển đồng bộ, tƣơng xứng giữa văn hóa với kinh tế nhằm tạo ra sự phát triển bền
vững” trên cơ sở nhìn rõ thực trạng từ đó cố gắng tìm ra các giải pháp mang tính
khả thi trong thực tế, nhất là trong tình hình và trong xu thế hiện nay vẫn luôn là
một vấn đề có ý nghĩa chiến lƣợc cả về thực tiễn lẫn về khoa học.
Thực chất vấn đề đặt ra chính là do định hƣớng “Xây dựng và phát triển nền văn
hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc” theo tinh thần Nghị quyết Trung
ƣơng V (khóa 8) của Đảng Cộng sản Việt Nam nay do tình hình mới cần đƣợc mở

175
rộng và làm rõ thêm phạm vi, nội dung với các cơ sở khoa học – thực tiễn nói về
việc cần thiết phải “phát triển đồng bộ, tƣơng xứng với sự phát triển của kinh
tế”… (dựa theo tinh thần chỉ đạo của các văn bản, các Nghị quyết mới của Đảng
gần đây). Tƣơng tự nhƣ vậy, vấn đề xây dựng “Kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã
hội chủ nghĩa” theo tinh thần đƣờng lối “Đổi mới” từ Đại hội VI (1986) đến nay
cũng cần tiếp tục đƣợc làm rõ thêm không chỉ bằng các cơ sở lý luận đƣợc hệ
thống hóa về việc “phát triển đồng bộ / không đồng bộ giữa kinh tế với văn hóa để
phát triển bền vững / không bền vững” mà còn có các cơ sở thực tế để khẳng định
rằng việc phát triển ấy nhất thiết phải “dựa trên nền tảng văn hóa”… Những luận
điểm nói về mối quan hệ biện chứng trong quá trình phát triển của văn hóa – kinh
tế, kinh tế – văn hóa, ví dụ : phát triển kinh tế gắn liền với văn hóa; kinh tế và văn
hóa phát triển hài hòa, tƣơng ứng với nhau; văn hóa phát triển đồng bộ, tƣơng
xứng với kinh tế v.v…lần lƣợt đƣợc đƣa ra trong thời gian qua hình nhƣ vẫn còn là
những luận điểm mang tính nhận thức với khoảng cách còn khá xa so với thực tế
và đang còn nhiều vấn đề đặt ra :
1. Mối quan hệ “nhân quả / tương sinh” giữa “VĂN HÓA – KINH TẾ”
như là hai “bộ phận” mà sự vận hành (phát triển) của nó phải như “hai chân”
trong một “cơ thể” thống nhất. Tính tất yếu của vấn đề đó là sự “ĐỒNG BỘ /
TƢƠNG XỨNG” của “hai chân” ấy đồng nghĩa với sự “thúc đẩy / động lực” và
ngƣợc lại là sự “kìm hãm / cản trở” mà hệ quả trực tiếp đó là sự “PHÁT TRIỂN
BỀN VỮNG” hay không vẫn đang là một thực tế còn nhiều tồn tại, mâu thuẫn
trong thực tế của cả nƣớc cũng nhƣ ở trên nhiều địa phƣơng trong đó có Thành phố
Hồ Chí Minh, một trọng điểm kinh tế hàng đầu của cả nƣớc. Cái khó nhất để giải
quyết vấn đề không phải chỉ là các hiện tƣợng, các quá trình xã hội cụ thể, rời rạc
đƣợc khảo sát, nghiên cứu để tìm cách làm bật ra những mâu thuẫn trong thực tế
phản ánh các quy luật phát triển liên quan sự tƣơng quan (“đồng bộ” hoặc “không
đồng bộ”, “tƣơng xứng” hoặc “không tƣơng xứng”) giữa sự một bên là “phát triển
176
văn hóa” với một bên là “phát triển kinh tế” mà còn là vấn đề phải tìm ra các
nguyên nhân (khách quan, chủ quan) mang tính chất gốc rễ và toàn vẹn, mang tính
toàn cục để từ đó có thể đề ra các giải pháp khả thi, mang tính thuyết phục nhằm
giải quyết vấn đề một cách căn cơ nhất.
2. Ai cũng biết mối quan hệ tất yếu giữa “VĂN HÓA – KINH TẾ” như là “hai
chân” trong một “cơ thể” thống nhất cần phải có sự phát triển “đồng bộ / tương
xứng” để đạt được sự “phát triển bền vững”. Tuy nhiên, cái gì tạo ra “tính tất
yếu” như vậy và cái “cơ thể” toàn vẹn, điểm tựa của “hai chân” ấy là gì, đây là
vấn đề có ý nghĩa cả về lý luận lẫn thực tiễn cần phải được “giải mã” đầy đủ
hơn nữa ?
Trƣớc mắt, chúng ta cần nhấn mạnh rằng đàng sau mối quan hệ giữa “hai
chân” VĂN HÓAvà KINH TẾ đó là quan hệ biện chứng giữa kiến trúc thƣợng tầng
và cơ sở hạ tầng gắn trong một “cơ thể” chung ấy chính là phƣơng thức sản xuất
tạo thành một xã hội cụ thể mà ở đây chính là toàn bộ đời sống kinh tế – xã hội
đƣơng thời. Chỉ có cái nhìn toàn cảnh nhƣ vậy chúng ta mới có thể lý giải đƣợc vì
sao mối quan hệ “đồng bộ, tƣơng xứng”của VĂN HÓA với KINH TẾ vừa mang
tính quy luật (tất yếu, khách quan) vừa có thể mang tính tự phát, chủ quan cùng tất
cả sự phức tạp, nhiều vẻ trong nội dung lẫn về hình thức của mối quan hệ ấy đƣa
đến thế “cân bằng động” nhƣ ngƣời ta vẫn thƣờng nói ! Tuy nhiên, nếu ai đó cho
rằng “biểu hiện chƣa đồng bộ trong tƣ tƣởng, năng lực, tổ chức, cơ chế cụ thể liên
quan tới sự phát triển văn hóa” chẳng hạn chủ yếu liên quan tới : Nhận thức và tâm
lý lạc hậu; Sự lạc hậu về tổ chức, cơ chế, thủ tục hành chính; Sự chỉ đạo thiếu sâu
sát; Sự không đồng bộ giữa đƣờng lối, chủ trƣơng và quy hoạch…hoặc, Chủ nghĩa
cục bộ bản vị; Thiếu cán bộ có trách nhiệm, năng lực và bản lĩnh yếu kém v.v
…tức những yếu tố chủ quan thuộc về công tác quản lý là chính thì chúng tôi e
rằng đó là điều khiên cƣỡng, chƣa thật đủ, thật đúng !

177
3. Từ những luận điểm trên, khái niệm “văn hóa” ở đây phải được khẳng định
theo nghĩa rộng, với tư cách là một bộ phận, trước hết có mối quan hệ hữu cơ
với các bộ phận khác của “kiến trúc thượng tầng” (tư tưởng, đạo đức, tôn giáo,
nghệ thuật, khoa học, nhà nước, pháp luật…) đồng thời có mối “quan hệ biện
chứng” với KINH TẾ nói riêng và các bộ phận của “cơ sở hạ tầng” nói chung.
điều đó là cơ sở nhận thức và nhận thức luận quan trọng đối với việc phân tích tình
hình thực tế và các nội dung giải pháp đề ra đặc biệt những gì liên quan quy luật
phát triển của văn hóa trong xã hội (trong một phƣơng thức sản xuất cụ thể), tức
trong mối tƣơng quan với chính trị, với kinh tế, và cả trong bản thân văn hóa cũng
phải đƣợc vạch rõ để qua đó có thể nêura các tiêu chí phát triển (cả về lƣợng lẫn về
chất) của nó. Trên hết, nguyên nhân của mọi nguyên nhân, mục tiêu của mọi mục
tiêu : CON NGƢỜI và sự phát triển con ngƣời, chủ thể đồng thời là đối tƣợng của
mọi quá trình phát triển (đồng bộ, tƣơng xứng) của văn hóa (trong quan hệ với kinh
tế, tất cả nhằm hƣớng đến sự phát triển bền vững) nhất thiết cần phải đƣợc khẳng
định nhƣ là trung tâm số một của vấn đề… Tuy nhiên chúng ta phải nhấn mạnh
không chỉ là vấn đề “khái niệm” đƣợc nêu trong nhận thức lý luận mà còn là sự
việc “thực tiễn” sẽ đƣợc liên hệ, phân tích và vận dụng vào hoạt động thực tế với
các “giải pháp” khả thi nào đó. Ví dụ, “sự phát triển văn hóa chƣa đồng bộ và
tƣơng xứng với tăng trƣởng kinh tế, thiếu sự gắn bó với nhiệm vụ xây dựng và
chỉnh đốn Đảng” và “phát triển kinh tế là trung tâm, xây dựng, chỉnh đốn Đảng là
then chốt với không ngừng nâng cao văn hóa – nền tảng tinh thần xã hội” (Kết
luận Hội nghị lần thứ 10 BCH Trung ƣơng Đảng khóa X) phải chăng là một mệnh
đề có ý nghĩa rất lớn đối với chủ đề chính của đề tài nhƣ vậy ? Ngoài ra, nguồn
gốc, bản chất, chức năngcủa “văn hóa” cần đƣợc làm rõ để tiến tới xác định vai trò,
vị trí của “ý thức / vô ý thức”, “giá trị / phi giá trị”, “xây / chống”… trong quá trình
thúc đẩy sự phát triển (đồng bộ, tƣơng xứng) của văn hóa đối với kinh tế. Ở đây,
quan niệm về “hai mặt mâu thuẫn của văn hóa” có lẽ cần đƣợc lƣu ý thêm. Đồng ý
178
rằng trong thực tế, có những hiện tƣợng xã hội mang tính chất nhƣ là một hình
thức hoạt động văn hóa nhƣng bản chất bên trong của nó không có giá trị văn
hóahoặc không còn là giá trị văn hóa nữa (bị lạc hậu so với yêu cầu cuộc sống)
v.v…Những hiện tƣợng đó là những cái “phi / phản văn hóa”, không thể gọi nó là
“văn hóa” đƣợc. Tóm lại, ở góc độ vấn đề đang đặt ra, chúng ta phải vận dụng lý
thuyết “giá trị” để nói về “văn hóa”, đó là “cái có ích cho sự phát triển con ngƣời
và xã hội”. Không thể có thứ văn hóa vừa là “giá trị” vừa là “phi giá trị”! Khẳng
định điều đó để một mặt chúng ta thêm quyết tâm và ngày càng “tỉnh táo” hơn
trong sự nghiệp “Xây dựng nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc” và cũng
đấu tranh tốt hơn với quan điểm nhân danh cái “tiên tiến” (công nghiệp – hiện đại)
để xem thƣờng, thậm chí bỏ qua “văn hóa dân tộc” vì cho rằng nó là cái “lạc hậu,
lỗi thời”…
4. Bên cạnh mối quan hệ văn hóa với kinh tế như nêu trên, mối quan hệ kinh tế
với văn hóa cũng đặt ra nhiều nội dung cần khẳng định thêm. Nếu văn hóa
“vừa là mục tiêu, vừa là động lực” của kinh tế, thì ngược lại, kinh tế phải là
“điều kiện” cho sự phát triển của văn hóa. Không phải ngẫu nhiên mà dân gian
đã từng nói rằng “Có thực mới vực đƣợc đạo” hoặc “Phú quý sinh lễ nghĩa”: KINH
TẾ (với tƣ cách là một nội dung trọng tâm thuộc cơ sở hạ tầng) có vai trò quyết
định nhất định đối với sự phát triển của văn hóa và của xã hội nói chung. Vì sao
nhƣ vậy ? Không chỉ mang ý nghĩa là “điều kiện vật chất” và liên quan trực tiếp
đến “lao động sản xuất” (liên quan cả “lực lƣợng sản xuất” lẫn “quan hệ sản xuất”
của một “hình thái kinh tế – xã hội” nhất định…), KINH TẾ trong quan niệm
truyền thống các nƣớc phƣơng Đông còn là “kinh bang tế thế” hoặc các nƣớc
phƣơng Tây là “tiết kiệm” (économie) : Điều ấy có nghĩa rằng “điều kiện” cho sự
phát triển của văn hóa (gồm cả “điều kiện tinh thần”) nằm ngay trong sự phát triển
của chính bản thân KINH TẾ ! Ví dụ, từ thực tế TP. Hồ Chí Minh chẳng hạn, ngƣời
ta có thể đặt ra câu hỏi rằng : Với đặc điểm tốc độ, quy mô phát triển kinh tế thuộc
179
loại nhanh, mạnh nhất nƣớc nhƣ hiện nay, “lẽ ra” Thành phố này cũng sẽ có điều
kiện để phát triển văn hóa nhanh, mạnh nhất nƣớc (?)… Những câu hỏi ấy có thể
vừa là những quan điểm tổng kết vừa là một số luận đề gợi mở mà chúng ta cần
phải quan tâm sâu hơn trong giai đoạn tới để giải quyết triệt để vấn đề nhƣ vừa
nêu.
5. Nhìn rộng và xa hơn, trong mối quan hệ văn hóa - kinh tế với tư cách
là hai mặt của một quá trình phát triển (cần phải “đồng bộ”, “tương xứng” để
hướng tới sự “phát triển bền vững”…) : Nếu người ta nói rằng văn hóa là sự
“tự giác” thì kinh tế là sự “tự phát”, văn hóa là yếu tố “chủ quan” thì kinh tế là
yếu tố “khách quan”…Và, nếu đúng nhƣ dân gian từng nói : “Ở bầu thì tròn, ở
ống thì dài”, “Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng”…, thì theo nghĩa rộng kinh tế
chính là điều kiện “môi trƣờng sống” (gồm cả xã hội lẫn tự nhiên) cho sự tồn tại và
phát triển của văn hóa. Ví dụ, chúng ta có thể và cần phải làm rõ hơn những vấn đề
hạn chế của “môi trƣờng kinh tế” của Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội và nhiều
thành phố lớn khác ở nƣớc ta: khi những nơi này có thể bị xếp loại vào hạng không
cao trong khi tăng trƣởng kinh tế lại đứng hàng đầu so với cả nƣớc? Trong thực tế
hiện nay, các “điều kiện môi trƣờng sống” (liên quan kinh tế) của những thành
phố này là gì ? Có phải đó là :Xã hội thông tin, nền kinh tế tri thức / Quá trình đô
thị hóa, công nghiệp hóa – hiện đại hóa, toàn cầu hóa / Kinh tế thị trƣờng (“định
hƣớng xã hội chủ nghĩa” bên cạnh “tự do tƣ bản chủ nghĩa”) cùng “cái đuôi” của
cơ chế quan liêu bao cấp / Dấu ấn của nền sản xuất nhỏ (nông dân, nông nghiệp,
nông thôn) v.v…hay còn là gì nữa ? Điều đó liên quan mật thiết đối với “triết lý
phát triển” không chỉ của riêng các thành phố này…
6. Cần phải khẳng định lại một lần nữa rằng : Vấn đề “đồng bộ”,
“tương xứng” ở đây không phải là xếp hàng ngang nhau để cùng nhau “nhảy
cóc” theo kiểu nhảy từng bước, kềm hãm sự phát triển của nhau giữa văn hóa
và kinh tế …! vấn đề đặt ra là sự “tương tác” (tác động tương hỗ nhau) nhằm
180
tạo ra sự phát triển “tương ứng” giữa kinh tế với văn hóa, văn hóa với kinh tế.
hơn nữa, vấn đề đặt ra còn là “phát triển kinh tế” theo định hướng “phát triển
bền vững” đồng thời với “phát triển văn hóa” phải “đi trước một bước” để làm
“nền tảng tinh thần, vừa là mục tiêu vừa là động lực của phát triển”. Một bên là
những gì tạo nên “chất lƣợng” đích thực của cuộc sống nhƣ chỉ số phát triển con
ngƣời (HDI), lối sống nếp sống, dân trí, đời sống văn hóa v.v… Một bên là những
gì thuộc về“số lƣợng” tạo ra các điều kiện căn bản của đời sống con ngƣời nhƣ thu
nhập quốc dân (GDP), tiện nghi đời sống, cơ sở hạ tầng v.v…Sự tác động qua lại
mang tính nhân quả, biện chứng và sự phát triển của mỗi bên là hệ quả của sự tác
động ấy nhằm không ngừng nâng cao sự phát triển toàn diện, vững chắc của con
ngƣời và xã hội, đó là mục tiêu cao nhất, là bản chất đích thực của khái niệm
“đồng bộ”, “tƣơng xứng”…, là trục trung tâm liên quan các nội dung cần tập trung
của vấn đề.
7. Ở một đề xuất quan trọng khác, chúng tôi cho rằng không phải chỉ
“xây dựng ngành công nghiệp văn hóa” mà còn là đẩy mạnh quá trình công
nghiệp hóa – hiện đại hóa về tổ chức, hoạt động văn hóa của đất nước, bắt đầu
từ nhận thức khoa học về văn hóa cho tới các điều kiện vật chất – kỹ thuật và
đặc biệt là yếu tố con người, là nguồn nhân lực tham gia vào hoạt động văn hóa
với trình độ, năng lực ngang tầm yêu cầu…Mặt khác, mọi hiện trạng đƣợc miêu
tả cũng nhƣ mọi ý tƣởng đề xuất…hình nhƣ tất cả đều có yêu cầu cần phải đƣợc
“lƣợng hóa” và “định lƣợng” ở mức độ nhất định để cuối cùng có thể nêu bật ra
đƣợc những “chỉ số” mang tính ƣớc định cho sự “phát triển đồng bộ, tƣơng xứng”
giữa kinh tế và văn hóa. điều đó có ý nghĩa quan trọng đặc biệt đối với khía cạnh
quản lý, một điều kiện quyết định để thực hiện sự “phát triển đồng bộ, tƣơng xứng”
theo tinh thần nhƣ nêu trên. từ con ngƣời quản lý, bộ máy quản lý, trình độ quản lý
cho tới công cụ, phƣơng tiện quản lý v.v…tất cả đều là những nhân tố có thể trực
tiếp tác động đến quá trình phát triển “đồng bộ” hoặc “không đồng bộ”, “tƣơng
181
xứng” hoặc “không tƣơng xứng” ấy. Phát triển “văn hóa quản lý” với những giải
pháp chính sách cụ thể nhƣ là một bộ phận động lực quyết định sự phát triển “đồng
bộ, tƣơng xứng” giữa văn hóa và kinh tế nói chung đó là một trong những mục
tiêu, nội dung quan trọng hàng đầu…
Cuối cùng, từ tất cả những gì nêu trên, trong quá trình hội nhập toàn cầu
hóa gắn với quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa và đô thị hóa ngày càng
nhanh, mạnh trong thời gian tới : Bên cạnh tính “tiên tiến” với nghĩa “văn minh,
hiện đại”, đã có ý kiến đƣa ra thêm khái niệm “giàu bản sắc” với nghĩa “tính độc
đáo và đa dạng văn hóa” của nền văn hóa Việt Nam …Đó là điều có lý ! Tuy
nhiên, chúng ta cần lƣu ý rằng “bản sắc” (identity) chủ yếu đƣợc quyết định bởi
một “cái gốc”. Ngƣời ta không thể nói “giàu bản sắc” với nghĩa rằng “mọi thứ đều
có thể trở thành gốc” (trong văn hóa) hoặc cực đoan hơn, trong thực tế vẫn có
người suy nghĩ (và hành động) theo định hướng “gốc của sự phát triển văn hóa
vẫn là kinh tế” (theo nghĩa thực dụng).Tất cả những cái đó đều là những điều
không thực sự chính xác trong nhận thức và có thể gây tác hại trong thực tế do đó
nhất thiết cần phải đƣợc điều chỉnh lại ! ...

BĐT 3.3.

GIÁO DỤC LỊCH SỬ TRONGCÁC TRƢỜNG VĂN HÓA NGHỆ THUẬT

Qua thực tế đời sống của dân tộc và của nhân loại cho thấy, lịch sử và văn hóa
nghệ thuật có mối quan hệ cùng nhau rất đặc biệt. Cái tinh anh, đọng lại của lịch sử
chính là văn hóa (trong đó có nghệ thuật) và ngƣợc lại không thể khác, cuối cùng

182
văn hóa (gồm cả nghệ thuật) vẫn là một động lực đích thực của lịch sử.Giá trị lịch
sử – văn hóa là nhân tố cơ bản tạo nên “bản sắc”, cái độc đáo trong tác phẩm nghệ
thuật, trong tính “đặc sản” của các sản phẩm du lịch văn hóa v.v…Nhận thức lịch
sử có vai trò, vị trí quan trọng trong hoạt động, trong sáng tạo văn hóa nghệ thuật.
Việc giáo dục và dạy nghề về văn hóa nghệ thuật vì vậy không thể thiếu giáo dục
lịch sử !
Nói giáo dục lịch sử thực chất là nói việc dạy và học sử, nhƣng mục tiêu
không phải chỉ là kiến thức lịch sử mà đích cao nhất vẫn là cái “hồn” của sử trở
thành một nét trong tâm tƣ, tình cảm, trong nhân cách sống và đặc biệt là trong nội
dung tác phẩm, trong động lực sáng tạo của những cán bộ văn hóa nghệ thuật
tƣơng lai.Đây là việc lớn và khó mà trong thực tế rõ ràng vẫn còn nhiều điều rất
bất cập.
Bất cập đáng chú ý đầu tiên là tình hình hạn chế kiến thức cơ bản về lịch sử của
những thí sinh thi vào các trƣờng văn hóa nghệ thuật là có thật. Qua chấm các bài
thi môn Sử (các ngành văn hóa nghệ thuật tuyển sinh theo khối C) và đặc biệt là
các hình thức ứng dụng kiến thức lịch sử trong thi năng khiếu nghệ thuật cho thấy
khiếm khuyết này là rất đáng ngại. Đã có thí sinh thực hiện các tiểu phẩm sân khấu
theo hình thức “ứng tác” tại chỗ từng tạo nên những tràng “cƣời ra nƣớc mắt”
không phải vì tính chất “hài hƣớc” trong nội dung tiểu phẩm mà là vì cái “ngờ
nghệch” về kiến thức của thí sinh đối với lịch sử nƣớc nhà…
Một vấn nạn khác có thực ở các trƣờng văn hóa nghệ thuật là sinh viên học
sinh thƣờng “xem nhẹ” việc học các môn kiến thức đại cƣơng, trong đó có các môn
liên quan Sử học (so với các môn chuyên ngành về văn hóa nghệ thuật). Trong
mấy năm học ở trƣờng CĐ. Văn hóa Nghệ thuật TP. Hồ Chí Minh chẳng hạn,
những môn nhƣ Lịch sử Việt Nam, Cơ sở Văn hóa Việt Nam, Lịch sử Đảng, Lịch
sử Văn minh Thế giới...mặc dù đƣợc nhà trƣờng có quan tâm chú ý đến chất lƣợng
dạy và học, thậm chí xác định là một trong những nội dung phải thi tốt nghiệp
183
(môn Cơ sở Văn hóa Việt Nam…) nhƣng sinh viên theo học các môn này đôi khi
có dấu hiệu “thờ ơ” giống nhƣ họ vẫn thƣờng “xem nhẹ” các môn kiến thức đại
cƣơng nói chung. Điều này cũng có thể liên quan chất lƣợng giảng dạy của giáo
viên hoặc do điều kiện nào đó về môi trƣờng học tập, hoặc do tinh thần, thái độ và
phƣơng pháp học tập của cá biệt một số sinh viên học sinh…nhƣng nhìn chung hậu
quả của nó là hoàn toàn bất lợi cho hoạt động thực tế của những cán bộ hoạt động
văn hóa nghệ thuật sau này.
Làm sao để khắc phục tình trạng trên ?
Trƣớc hết, việc giáo dục lịch sử, cụ thể là dạy sử và học sử trong nhà trƣờng
nói chung, trong các trƣờng văn hóa nghệ thuật nói riêng liên quan nhiều yếu tố
nhƣng bên cạnh giải pháp nâng cao nhận thức, quan điểm, tinh thần, thái độ và
phƣơng pháp của ngƣời dạy lẫn của ngƣời học… mấu chốt và quyết định vẫn là
chất lƣợng, hiệu quả thật của từng tiết học, buổi học, của từng môn học lịch sử mà
mục tiêu và thƣớc đo cao nhất vẫn là khả năng nhận thức, vận dụng kiến thức Sử
học vào thực tế cuộc sống và hoạt động nghề nghiệp của ngƣời học. Ở đây phải
nhấn mạnh rằng, có một nét đặc thù trong tiếp cận tri thức Sử học liên quan
phƣơng pháp dạy và học sử nhằm đạt hiệu quả chiều sâu đó là không thể chỉ bằng,
chỉ nhằm vào lý trí (tri thức) mà còn phải bằng và nhằm vào tình cảm (tâm hồn),
hơn nữa là còn phải bằng và nhằm vào tâm linh (những cái thiêng liêng) của con
ngƣời. Bởi vì nhƣ đã nói, xét về bản chất giá trị lịch sử chính là cái cốt lõi của
những giá trị văn hóa, là cái “tinh anh” còn lại của bao nhiêu “xƣơng máu”, “mồ
hôi nƣớc mắt”…của các thế hệ đi trƣớc, trong đó các “kinh nghiệm lịch sử” trở
thành những bài học vô giá cho các lớp ngƣời đi sau. Làm sao mỗi tiết học, buổi
học và toàn môn học liên quan lịch sử phải mang không khí và tinh thần không chỉ
nhƣ là một cuộc “hành hƣơng về nguồn” mà còn phải “khơi nguồn sáng tạo” (gắn
với định hƣớng nghề nghiệp chuyên môn, với tinh thần dân tộc, với trách nhiệm
công dân…) bằng cách đánh thức toàn bộ ý thức của ngƣời học theo cách nhƣ đã
184
nói ở trên ! Ở các trƣờng văn hóa nghệ thuật có một thuận lợi là điều kiện, môi
trƣờng dạy – học và bầu không khí tâm lý thƣờng xuyên gần gũi với nghệ thuật,
với cái Đẹp vì vậy càng có thể đặt ra vấn đề khai thác các phƣơng thức sinh động
để kết hợp việc giáo dục lịch sử theo định hƣớng nhƣ đã nêu…Qua thể nghiệm
thực tế giảng dạy của bản thân và của đơn vị liên quan các môn lịch sử, chúng tôi
thấy rằng việc kết hợp linh hoạt các phƣơng pháp, hình thức sinh động (phim ảnh,
sơ đồ, mô hình, tham quan di tích và bảo tàng…) tất cả nhằm tác động đến sinh
viên học sinh theo hƣớng toàn diện thì sẽ có những hiệu quả tích cực rõ rệt. Tất
nhiên đó chỉ mới là kết quả bƣớc đầu, việc nâng cao chất lƣợng và hiệu quả việc
dạy và học sử ở các trƣờng văn hóa nghệ thuật nói chung chắc chắn còn nhiều vấn
đề phải tiếp tục nghiên cứu giải quyết, chẳng hạn vấn đề chƣơng trình, giáo trình,
vấn đề phƣơng pháp kết hợp với nội dung dạy – học – thi cử v.v…
Giáo dục nói chung, việc đào tạo của các trƣờng văn hóa nghệ thuật nói
riêng, mục tiêu cao nhất vẫn là xây dựng con ngƣời phát triển toàn diện, không chỉ
là nguồn nhân lực mà còn có thể là lực lƣợng nhân tài của đất nƣớc trong tƣơng lai.
Việc đào tạo nghề dù là kỹ thuật công nghệ hay văn hóa nghệ thuật vì vậy không
thể chỉ là trang bị những “kiến thức, kỹ năng” mang tính máy móc, phiến diện mà
tất cả vẫn phải là hƣớng theo những mục tiêu mang ý nghĩa chiến lƣợc thực sự.
Trong đó, việc giáo dục lịch sử, đặc biệt là lịch sử dân tộc ở các trƣờng văn hóa
nghệ thuật với những đặc thù của mình chắc chắn càng là một bộ phận quan trọng
trong các nội dung, biện pháp nhằm thực hiện tốt những mục tiêu, định hƣớng lớn
theo nhƣ những nội dung đã nêu ở trên.

BĐT 3.4.

VÙNG VEN VÀ VĂN HÓA VÙNG VEN TRONG QUÁ TRÌNH


ĐÔ THỊ HÓA Ở SÀI GÕN - THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

185
Khái niệm “vùng ven” và gắn với nó là “văn hóa vùng ven” có thể xác định đó là
“một vùng nóng đang có chuyển động đô thị hoá. Vùng này là điểm quá độ, là khu
đệm giữa nông thôn và thành thị, giữa cái yên tĩnh và cái sôi động, giữa cái chặt
chẽ của nông thôn và cái thoáng mở của thành thị, là nơi chuyển đổi nhu cầu của
nông thôn vào dân đô thị, và ngƣợc lại mang lối sống của đô thị vào nông dân” 46.
Nói một cách ngắn gọn nhất, “vùng ven” hay “vùng ven đo” là nơi làm gạch nối
giữa khu vực nội thành (nơi đã hoàn thành cơ bản quá trình đô thị hóa) với khu
vực ngoại thành (nơi còn đậm chất nông thôn, quá trình đô thị hóa còn mờ nhạt
hoặc chỉ mới bắt đầu) của một đô thị cụ thể và vì vậy, “văn hóa vùng ven” là địa
bàn tuy đã mang đậm dáng nét văn hóa đô thị nhƣng đồng thời nó vừa có thể vẫn
còn lƣu giữ đƣợc những nét đặc trƣng văn hóa của xã hội nông nghiệp cổ truyền
vốn đã đƣợc tích lũy lâu dài trƣớc khi quá trình đô thị hóa diễn ra tại đó. Quy luật
hình thành và phát triển của “vùng ven”, “văn hóa vùng ven” vì vậy chắc chắn sẽ
có mối quan hệ hữu cơ và mang đầy đủ các đặc điểm của quá trình đô thị hóa tại
một đô thị cụ thể. Sài Gòn – Thành phố Hồ Chí Minh là một đô thị có quy mô và
tốc độ đô thị hóa thuộc loại nhanh, mạnh nhất nƣớc, chính là nơi thể hiện rõ rệt
những nét điển hình nhƣ vậy.
I. VÀI NÉT LỊCH SỬ
Nếu không tính thời điểm năm 1623, khi hai đồn thu thuế – thực chất là hai
đơn vị hành chính đầu tiên của Đại Việt – có mặt ở Prei Nokor và Kas Krobey
(tức Sài Gòn – Chợ Lớn và Bến Nghé sau này) thì chắc chắn ngƣời ta phải kể đến
cái mốc lịch sử từ năm 1698, lúc Lễ thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh thay mặt chúa
Nguyễn Phúc Chu vào kinh lƣợc và bắt đầu thiết lập nền hành chính của Đại Việt
ở Nam Bộ dựa trên cơ sở hai huyện : Phƣớc Long và Tân Bình (trong đó Tân Bình
chính là vùng đất thuộc TP. Hồ Chí Minh ngày nay). Đây có thể đƣợc xem là thời

46
Tôn Nữ Quỳnh Trân, Nông dân và đô thị hóa trƣờng hợp Thành phố Hồ Chí Minh,trong :Xây dựng văn hóa đô thị
trong quá trình đô thị hóa ở Thành phố Hồ Chí Minh, Nxb Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh, trang 173 – 179.
186
điểm bắt đầu sự hình thành và phát triển của Sài Gòn – TP. Hồ Chí Minh với các
quá trình đô thị hóa qua nhiều giai đoạn diễn biến chủ yếu nhƣ sau :
Giai đoạn 1. Giai đoạn hình thành Phủ Gia Định (từ “hai huyện” sau phát triển
ra cả Nam Bộ) với những yếu tố tạo tiền đề cho quá trình đô thị hóa ngày càng
mạnh mẽ của vùng đất này. Đó là hai trung tâm thƣơng mại đầu tiên ở Tân Bình
(thủ phủ Phủ Gia Định) gồm :
- Bến Nghé (Sài Gòn sau này) thuộc tổng Bình Dƣơng
- Sài Gòn (Chợ Lớn sau này) thuộc tổng Tân Long
Đáng chú ý là ngay trong giai đoạn này, cộng đồng ngƣời Hoa (chủ yếu từ
Quảng Đông thuộc vùng Hoa Nam) do biến động chính trị – xã hội đƣơng thời đã
sang định cƣ khá đông đảo tại vùng Cù Lao Phố (Biên Hòa – Đồng Nai) và Mỹ
Tho – Định Tƣờng (từ 1679), Hà Tiên (từ 1680) và đặc biệt nhất là ở vùng Đề
Ngạn – kênh Tàu Hủ (Xã Minh Hƣơng, từ sau 1698), một vùng đất thuộc địa
danh Sài Gòn – Chợ Lớn sau này. Sau đó qua nhiều biến động lịch sử, ngƣời Hoa
tiếp tục ngày càng có mặt đông đảo và đã góp phần quan trọng vào tiến trình phát
triển tại vùng đất mới, đặc biệt là có vai trò tích cực trong quá trình đô thị hóa của
vùng đất Sài gòn – TP. Hồ Chí Minh ngay từ buổi ban đầu.
Sau thời kỳ Phủ Gia Định với lũy Bán Bích và kênh Ruột Ngựa (năm
1772) do tƣớng Nguyễn Cửu Đàm xây dựng tiếp theo là Gia Định kinh (từ 1790)
với Thành Bát Quái (Thành Quy) do Trần Văn Học tham gia thiết kế (chu vi gần
4 km) ở khu vực thuộc trung tâm Sài Gòn sau này. Có thể xem đây là những cơ sở
vật chất quan trọng đầu tiên của quá trình quy hoạch xây dựng vùng đất này trở
thành một nơi thị tứ. Do loạn Lê Văn Khôi năm 1836, Thành Quy (Thành Bát
Quái) bị phá để xây dựng lại thành Thành Phụng. Lịch sử thời kỳ này dù trải qua
nhiều biến động, từ Gia Định kinh đổi thành Gia Định Trấn (từ 1802), rồi tiếp
theo là Gia Định Thành (từ 1808) với các tỉnh trực thuộc nhƣ Phiên An, Biên
Hòa, Định Tƣờng, Vĩnh Long, Hà Tiên, An Giang…, nhƣng trong đó Phiên An
187
(vùng đất thuộc Sài Gòn sau này) vẫn luôn phát triển nhƣ là một trung tâm đô hội
hàng đầu của toàn vùng…
Giai đoạn 2. Thời thực dân Pháp xâm chiếm (từ 1859) và tiến hành quy hoạch xây
dựng Thành phố Sài Gòn theo mô hình kiến trúc đô thị phƣơng Tây
Những diễn biến đầu tiên là sau khi thực dân Pháp phá Thành Phụng và
tiếp theo là chiếm nốt 3 tỉnh miền Đông, đánh bại Nguyễn Tri Phƣơng cùng đồn
Chí Hòa – Tỉnh Gia Định (1861) thì việc quy hoạch xây dựng thành phố Sài Gòn
do các kiến trúc sƣ, kỹ sƣ Pháp thiết kế đã đƣợc bắt đầu tiến hành ngay lập tức.
Ngƣời Pháp đã kế thừa quy hoạch kiến trúc của thành Gia Định cũ, phân chia
Sàigòn thành hai khu vực chức năng : khu công sở, dinh thự, nhà Tây phân bố
trên nền đất cao ráo, gọi là “thành phố vƣờn” của ngƣời Âu (thuộc quận 1 và 2
ngày nay); phần còn lại là vùng đất thấp tập trung khu phố thị của ngƣời bản xứ từ
Chợ Cũ, rạch Bến Nghé, kinh Tàu Hủ, kinh Đôi lên Chợ Lớn…
Từ đây đô thị Sài gòn – TP. Hồ Chí Minh đã chính thức chuyển sang
chặng phát triển mới tuy quy mô lúc đầu còn nhỏ hẹp và cho tới những năm sau
1865, cả vùng Sài Gòn và Chợ Lớn thời ấy đều vẫn còn thƣa thớt, giữa hai thị tứ ở
hai đầu vẫn còn nhiều ruộng rẫy (tồn tại khoảng 40 làng). Mãi cho tới khoảng
năm 1931, Sài Gòn – Chợ Lớn mới thực sự nới rộng và giáp nhau để tiến tới trở
thành một thành phố thống nhất nhƣ ngày hôm nay. Điều đó cho thấy quá trình đô
thị hóa ở Thành phố này tuy phát triển nhanh và mạnh so với nhiều vùng, miền
khác trong cả nƣớc nhƣng không phải không vƣợt qua nhiều khó khăn, thử thách
mà ở đây sự tác động quan trọng phải kể đến là vai trò quyết định của việc tiếp
thu nền văn minh đô thị phƣơng Tây và sự đóng góp tích cực của công sức nhiều
thế hệ.

Quy hoạch đô thị Sài Gòn theo văn minh phƣơng Tây có thể chia làm nhiều
thời kỳ với các chƣơng trình khác nhau. Từ 1860 đến chiến tranh thế giới lần I,
ngƣời Pháp xây dựng các cơ sở vật chất kỹ thuật công sở, bến cảng, trƣờng học,
188
trụ sở hãng buôn, từ 1920 đến 1940 là các công trình thƣơng mại, dịch vụ, kiến
trúc hiện đại bê tông cốt thép. Đến giữa thế kỷ XX, Sài Gòn đã có thể trở thành
một Thành phố nổi danh là “Hòn ngọc Viễn Đông”.
Giai đoạn 3. Sài Gòn phát triển trở thành trung tâm hành chính đồng thời là
trung tâm đô thị lớn nhất mang tính chất “thủ đô” của toàn miền Nam dƣới thời
chế độ Việt Nam Cộng Hòa và sự chi phối của đế quốc Mỹ
Đó là cái mốc sau Hiệp định Giơ neo (1954), đất nƣớc Việt Nam bị chia cắt thành
hai miền và từ 1955, Đô thành Sài Gòn chính thức trở thành thủ phủ của cả miền
Nam, trung tâm đầu mối hành chính, chính trị, quân sự, ngoại giao và cả về văn
hóa, giáo dục…của toàn bộ bộ máy chính quyền Việt Nam Cộng Hòa. Điều đáng
ghi nhận là chính quyền Sài Gòn lúc ấy vẫn tiếp tục chú ý quy hoạch kiến trúc đô
thị Sài Gòn, với nhiều công trình xây dựng mới do chính ngƣời Việt thiết kế và thi
công, trong đó kiến trúc sƣ Ngô Viết Thụ đƣợc giao soạn thảo quy hoạch tổng mặt
bằng Sàigòn và Chợ Lớn nhằm thay thế bộ mặt kiến trúc thuộc địa cũ. Từ 1970 ,
bên cạnh Đô thành Sài Gòn là Tỉnh Gia Định (tức cả Sài Gòn – TP. Hồ Chí Minh
sau này) lúc đó có 8 quận, 74 xã trên diện tích gần 1.500 km2. Quy mô đô thị hóa
Sài Gòn – TP. Hồ Chí Minh ngày càng mở rộng hơn.
Giai đoạn 4. Sài Gòn phát triển thành Thành phố Hồ Chí Minh, đô thị lớn nhất
trong một đất nƣớc hòa bình, độc lập, thống nhất dƣới chế độ Nhà nƣớc Cộng
Hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Sau ngày giải phóng 30 – 4 – 1975, Thành phố Sài Gòn (gồm cả Chợ Lớn, bên
cạnh tỉnh Gia Định) có 12 quận (bên dƣới đƣợc chia thành các phƣờng / khóm /
tổ) trên diện tích khoảng 70 km2. Sau khi đƣợc chính thức mang tên Chủ tịch Hồ
Chí Minh (1976), thành phố này chuyển sang giai đoạn phát triển mới nhƣ NQ 01
– Bộ chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam đã khẳng định : “Thành phố Hồ Chí
Minh là một trung tâm kinh tế lớn, một trung tâm giao dịch quốc tế và du lịch của
nƣớc ta…”. Mặc dù trong bối cảnh còn bị “bế quan tỏa cảng” bởi sự cấm vận của
189
Mỹ, sự đe dọa căng thẳng bởi chiến tranh biên giới Tây Nam và chiến tranh biên
giới phía Bắc (1979), đặc biệt là các hạn chế do sự tồn tại của cơ chế quan liêu
bao cấp…nhƣng quá trình đô thị hóa của Thành phố vẫn có những bƣớc phát triển
về chất. Đó là sự phát triển mạnh của mạng lƣới các thiết chế (và các hoạt động)
văn hóa, thể thao, y tế…Đó là xây dựng nhà ở và giải tỏa nhà ổ chuột, nhà trên
kênh rạch bị ô nhiễm, là cải tạo các dòng kênh nƣớc đen, giải tỏa các khu nghĩa
trang ở trung tâm thành phố…
Giai đoạn 5. Quá trình đô thị hóa của TP. Hồ Chí Minh phát triển mạnh mẽ trong
cơ chế thị trƣờng (định hƣớng xã hội chủ nghĩa) và tiến tới thực hiện đẩy mạnh
công nghiệp hóa – hiện đại hóa với tốc độ ngày càng cao
Từ sau Đại hội VI của Đảng Cộng sản Việt Nam (12 - 1986), chính sách
“Đổi mới” và “Mở cửa” mà thực chất là “xóa cơ chế quan liêu bao cấp” để
chuyển sang “cơ chế thị trƣờng (định hƣớng xã hội chủ nghĩa)” và tiến tới “hội
nhập với thị trƣờng toàn thế giới” đã góp phần quyết định tạo ra những chuyển
động lớn hơn trong quá trình phát triển của Thành phố Hồ Chí Minh. Các khu chế
xuất, khu công nghiệp tập trung từng bƣớc đƣợc xây dựng với quy mô ngày càng
mở rộng, các cao ốc văn phòng, các khu nhà ở cao cấp, các siêu thị v.v…ngày
càng nhiều tạo ra một diện mạo mới cho các khu trung tâm thành phố và ở các
“đô thị vệ tinh”.
Cho đến những năm cuối thế kỷ XX, những quận ven nhƣ Bình Thạnh, Gò Vấp,
Tân Bình, Bình Chánh, Hốc Môn, Thủ Đức, Nhà Bè chiếm 79% diện tích và 17%
dân số toànThành phố. Nhƣng đến năm 1997 trở đi, quá trình đô thị hóa của thành
phố mở rộng từ 18 quận phát triển lên thành 22 quận : thêm Quận 12 (tách ra từ
huyện Hốc Môn), Quận 7 (tách ra từ huyện Nhà Bè), Quận 2, Quận 9 (tách ra từ
huyện Thủ Đức), Quận Bình Tân (tách ra từ huyện Bình Chánh). Nhƣ vậy vùng
nông thôn ngoại thành của Thành phố còn lại 5 huyện : Bình Chánh, Hốc Môn,
Củ Chi, Nhà Bè, Cần Giờ gồm 58 xã, 5 thị trấn, 410 ấp với tổng diện tích 1.520
190
km2, 1,1 triệu dân (chƣa tính ngƣời vãng lai). Những huyện này tuy cũng đã bắt
đầu đô thị hóa, đặc biệt là quanh những trục giao thông chính chạy qua nhƣ : quốc
lộ 1A, quốc lộ 13, quốc lộ 22, đại lộ Nguyễn Văn Linh…tuy nhiên nhìn chung
yếu tố “tam nông” (nông nghiệp, nông thôn, nông dân) vẫn còn là nét chủ đạo chi
phối trong mọi mặt đời sống của địa phƣơng…
II. ĐẶC ĐIỂM, HIỆN TRẠNG
Qua tiến trình lịch sử cũng là quá trình phát triển đô thị hóa của Sài Gòn –
TP. Hồ Chí Minh nhƣ đã khái quát ở phần trên ngƣời ta có thể rút ra một số nhận
định:
1. Ngay trong giai đoạn đầu của tiến trình lịch sử cũng là bắt đầu quá trình
đô thị hóa của nó, Sài Gòn – TP. Hồ Chí Minh đã hình thành trƣớc hết về mặt
hành chính (Hai huyện và Phủ Gia Định), tiếp đó là các trung tâm thƣơng mại,
những điểm tụ hội ngày càng đông đảo các cộng đồng dân cƣ từ nhiều nơi kéo
đến (ngƣời Việt, ngƣời Hoa…). Dù có phải trải qua nhiều biến động lịch sử, nhìn
chung vùng đất này vẫn ngày càng đƣợc xác lập, củng cố và phát triển vị thế
“trung tâm” đầu mối của nó về mặt hành chính, kinh tế và cả về văn hóa…đối với
toàn vùng với tƣ cách là một nơi “đô hội, thị tứ” thực sự. Theo hƣớng nhƣ vậy,
chất lƣợng đô thị hóa ngày càng nâng cao song song với quy mô (số lƣợng) của
quá trình đó sẽ ngày càng mở rộng, thể hiện cụ thể là địa giới của vùng đô thị nơi
đây ngày càng mở rộng và ngày càng “đẩy lùi” địa bàn nông thôn, nông nghiệp ra
ngoài. Đó chính là đặc điểm chung nhất của quá trình đô thị hóa cũng là quá trình
hình thành, vận động phát triển vùng ven và văn hóa vùng ven ở nơi đây.
2. Đáng chú ý là trong quá trình đô thị hóa nhƣ vậy, “vùng ven” và “văn
hóa vùng ven” của Thành phố tồn tại và phát triển trong bối cảnh những khu đô
thị mới (vùng ven) trở thành vùng “đệm”, “xôi đậu”, không chỉ là “điểm dừng”
mà còn là “điểm phát triển” về văn hóa. Điều đó làm cho quá trình đô thị hóa

191
vùng ven với toàn bộ tiến trình phát triển của Sài Gòn – TP. Hồ Chí Minh liên tục
có mối quan hệ hữu cơ với nhau, trong đó :
+ Nội thành là nơi hoàn thành quá trình đô thị hóa ở giai đoạn đã cơ bản xóa mất
nền tảng xã hội nông nghiệp và đang từng bƣớc nâng quá trình đô thị hóa lên chất
lƣợng ngày càng cao.
+ Ngƣợc lại ngoại thành là khu vực mà quá trình đô thị hóa có thể đã nhen
nhóm lên phần nào nhƣng về cơ bản xã hội vẫn còn đậm đặc chất nông thôn.
Trên thực tế “vùng ven” là địa bàn đóng vai trò làm gạch nối giữa nội và ngoại
thành, là nơi mà quá trình đô thị hóa diễn ra những chuyển động mạnh mẽ
nhất.Cũng chính vì vậy “văn hóa vùng ven” là nơi hội tụ những nét đặc trƣng tiêu
biểu cả quá khứ lẫn hiện tại và mầm mống của những gì thuộc về tƣơng lai của
thành phố. Chúng ta có thể lấy địa bàn quận Tân Phú làm nơi khảo sát để tìm hiểu
về những gì nhƣ vừa nêu :
Quận Tân Phú là quận giáp ranh nội thị tách ra từ quận Tân Bình từ tháng 12 năm
2003, trƣớc đây từng thuộc khu vực vành đai nông nghiệp của Thành phố, vốn
từng là nơi rất lầy lội, giữa các cung đƣờng xƣa từng nhƣ là những “con đƣờng
làng”, đại đa số cƣ dân thƣa thớt tại chỗ là nông dân và chủ yếu sống bằng nông
nghiệp hoặc tiểu thủ công nghiệp. Nay nơi đây đã trở thành vùng “đất chật ngƣời
đông” trên tổng diện tích khoảng 1.600 ha nhƣng có đến gần 400.000 dân, trong
đó đáng chú ý là có gần 50 % là dân nhập cƣ. Bộ mặt địa phƣơng liên tục thay da
đổi thịt bằng những yếu tố kinh tế – xã hội hoàn toàn khác trƣớc không những chỉ
là những con đƣờng khang trang, phố chợ tấp nập, những cao ốc mà còn là :
+ Những nhà máy, xí nghiệp đồ sộ, khu công nghiệp tập trung (quy mô
khoảng 160 ha), khu chế xuất v.v…góp phần quyết định vào quá trình chuyển
dịch cơ cấu kinh tế : Sản xuất nông nghiệp, tiểu thủ công trƣớc đây là chủ lực nay
gần nhƣ bằng 0 %, ngƣợc lại, công nghiệp – tiểu thủ công chiếm tỉ trọng trên 80

192
% tổng thu nhập địa phƣơng với các ngành mũi nhọn : chế biến thủy sản, cao su
nhựa, cơ khí, gỗ, thực phẩm, dệt, may…
+ Trung tâm là “Khu tam giác phát triển” của quận nằm giữa các phƣờng
Hoà Thạnh, Tân Thành, Phú Thọ Hòa (giữa các trục đƣờng chính là Lũy Bán
Bích, Au Cơ và Thoại Ngọc Hầu).
+ Các khu thƣơng mại – dịch vụ phƣờng Tây Thạnh (cửa ngõ đƣờng
Xuyên Á vào trung tâm thành phố), cụm phƣờng Phú Trung, Hòa Thạnh, Tân
Thới Hòa và Hiệp Tân (cạnh Khu du lịch & công viên văn hóa Đầm Sen), khu
công viên – dịch vụ văn hóa thể thao Sơn Kỳ (phƣờng Sơn Kỳ).v.v…
Bên cạnh đó, đời sống văn hóa của Tân Phú thƣờng xuyên diễn ra sôi nỗi
với các dịch vụ văn hóa nhƣ : 90 cơ sở sách báo, 173 cơ sở băng đĩa nhạc, 141 cơ
sở băng đĩa hình, 868 cơ sở internet, 13 cơ sở karaoke, 180 cơ sở trò chơi điện tử,
186 cơ sở bida, 17 cơ sở thể dục thể hình, 9 cơ sở thể dục thẩm mỹ…47. Đáng chú
ý, ngoài các thiết chế văn hóa hiện đại Tân Phú vẫn còn lƣu giữ nhiều thiết chế
văn hóa cổ truyền nhƣ : 33 chùa, 9 nhà thờ, 2 nhà nguyện (Tin Lành), 1 thánh thất
(Cao Đài), đặc biệt là 6 đình (thờ thần Thành Hoàng) và 5 miếu (chủ yếu thờ Bà
Ngũ Hành, Bà Chúa Xứ, Bà Thiên Hậu…) đƣợc xây từ nửa đầu thế kỷ XIX đến
đầu thế kỷ XX. Các thiết chế này định kỳ thƣờng xuyên diễn ra những sinh hoạt lễ
hội sôi động và chi phối khá sâu rộng đối với đời sống văn hóa tâm linh của nhiều
loại đối tƣợng, đặc biệt là đối với nhân dân tại địa phƣơng…
Tốc độ đô thị hóa ở Tân Phú nói riêng và ở toàn Thành phố nói chung theo
hƣớng nhƣ trên kéo theo những chuyển động mạnh mẽ trên nhiều mặt…Tuy
nhiên, cũng ở giai đoạn này, sự phát triển ấy phải đối đầu những bất cập và khó
khăn ngày càng gay gắt, đó là số lƣợng dân nhập cƣ quá lớn, là tình trạng ách tắc
giao thông, ô nhiễm môi trƣờng v.v…Tất cả làm cho khái niệm “chất lƣợng
sống” nổi lên nhƣ một nhu cầu bức xúc đồng thời là một mâu thuẫn gay gắt đặt ra

47
Báo cáo Phòng Văn hóa Thông tin và Thể thao quận Tân Phú, tháng 6 – 2008.
193
bên cạnh tổng thu nhập xã hội ngày càng tăng cao. Trƣớc tình hình đó, chủ
trƣơng “Năm 2008 – Năm thực hiện nếp sống văn minh đô thị” (đến năm 2009 –
2010, chuyển thành “Nếp sống văn minh – mỹ quan đô thị”) trở thành chủ đề
trọng tâm của một cuộc vận động lớn do chính quyền phát động nhằm tạo ra sự
chuyển động không chỉ về nhận thức mà còn là cả về hành động của toàn dân
hƣớng tới mục tiêu làm cho quá trình đô thị hóa của Thành phố đi từ tự phát
chuyển sang tự giác ngày càng nhiều hơn.
III. XU HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN
Nhƣ đã phân tích, TP. Hồ Chí Minh phát triển đi từ xã hội nông nghiệp cổ
truyền tiến lên xã hội công nghiệp hiện đại, do nhiều điều kiện khách quan, chủ
quan khác nhau qua nhiều giai đoạn lịch sử đã thay da đổi thịt theo hƣớng đô thị
hóa ngày càng nhanh, quy mô ngày càng lớn xét cả về lƣợng lẫn về chất. Xu
hƣớng này đặt ra nhiều vấn đề phải giải quyết trong thực tế :
1. Tốc độ đô thị hóa trung bình của Thành phố này ở giai đoạn cao điểm
những năm gần đây khoảng 27 % mỗi năm. So với Sài Gòn xƣa thì TP. Hồ Chí
Minh nay phát triển hơn gấp 30 lần về diện tích và 16 lần về dân số, cụ thể đó là :
+ Mật độ dân số bình quân toàn thành trong 10 năm : từ năm 1985 là 552
ngƣời / km2 thì năm 2005 đã tăng lên 2.978 ngƣời km2.
+ Cũng trong 10 năm ấy, dân số phi nông nghiệp từ 83,3% (năm 1985)
tăng lên 96% (năm 2005).
+ Thành phố hiện có 15 khu chế xuất – khu công nhiệp tập trung với 900
doanh nghiệp, khoảng 220.000 lao động, dự kiến sẽ có 23 khu vào năm 2020.
+ Dự kiến mức độ đô thị hóa năm 2010 sẽ là 58% (với khoảng 10 triệu
dân) và năm 2025 sẽ là 77 – 80% (với khoảng 16 – 17 triệu dân)48

48
Nguồn: Niên giám thống kê 1995, Cục Thống kê Thành Phố Hồ Chí Minh.

194
Diện tích Thành phố sẽ còn tiếp tục nhanh chóng mở rộng theo nhiều hƣớng:
Đông Bắc (phía Bình Dƣơng, Đồng Nai), Bắc và Tây Bắc (trục đƣờng xuyên Á,
Tây Ninh), Nam và Đông Nam (tiến ra biển, phía Nhà Bè, Cần Giờ, Bình
Chánh…). Trong tiến trình đó, nhằm tạo sự phát triển bền vững, quá trình đô thị
hóa của Thành phố rất cần thiết phải :
+ Xây dựng thành phố “đa trung tâm” gồm trung tâm chính và các trung
tâm phụ, “đô thị vệ tinh”, “đô thị mới” trong các “đô thị hiện hữu” theo hƣớng
chú ý xác lập mối quan hệ giữa “bộ mặt thành phố cũ và phát triển thành phố
mới” nhằm giữ gìn và tạo ra một “bản sắc đô thị” rõ nét cho Thành phố. Những
khu đô thị mới nhƣ Phú Mỹ Hƣng đã đƣơc xây dựng trên đất Nhà Bè, khu Thủ
Thiêm đang sắp xây dựng tại Quận 2 hoặc khu Nam Sài Gòn đang triển khai xây
dựng tại địa bàn huyện Bình Chánh…vốn là những khu vực “vùng ven” mang
tính chất “kiểu mẫu” theo hƣớng phát triển nhƣ vừa nêu.
+ Nhắm đến mục tiêu xây dựng Thành phố thành “Hòn ngọc tỏa sáng”
với nội dung thực chất và tính hƣớng đích cao nhất đó là Thành phố “có điều kiện
sống tốt” (Liviability)
2. Sự “gia tốc” trong quá trình đô thị hóa nhƣ đã nói ở trên với nhiều khả
năng sẽ kéo theo sự phát triển của Thành phố này (đặc biệt là càng về sau) có thể
có sự “mất thăng bằng” trên nhiều khía cạnh, đặc biệt là về cơ sở hạ tầng, diện
tích cƣ trú, nhu cầu vật chất tinh thần…Do đó, xu hƣớng phát triển của Thành phố
tất yếu đòi hỏi phải khắc phục tình trạng “đô thị hóa tự phát” do thiếu nghiên cứu
dự báo và trình độ quy hoạch yếu kém…Khi lập quy hoạch cho “Vùng đại đô thị
Thành phố Hồ Chí Minh” (Ho Chi Minh Metropolitan Area), chúng ta không thể
chỉ chú ý yếu tố công nghiệp, dịch vụ (khu vực nội thị) mà còn cần phải hết sức
quan tâm sự phát triển bền vững của nông nghiệp (vùng nông thôn ngoại thành)
và việc bảo tồn các tài nguyên thiên nhiên và nhân văn hiện tồn trên toàn địa bàn ,

195
trong đó đặc biệt có các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể ở các “vùng ven”
Thành phố…
3. Với định hƣớng chung nhƣ vậy, quan niệm “Thành phố là một tiến
trình” (the city is a process) cả về mặt lịch đại lẫn về mặt đồng đại sẽ có ý nghĩa
quan trọng:
+ Về lịch đại : Quan niệm “tái tạo đô thị” (urban regeneration) và “tái tạo đô thị
hóa” (reurbanization) là một nhận thức đúng đắn, có ý nghĩa khoa học – thực tiễn,
cần đƣợc chú ý vận dụng tốt. Thực hiện định hƣớng này, nếu khu vực nội thị phải
phấn đấu bảo tồn cho đƣợc “cái hồn”, “những nét đẹp xƣa” của Sài Gòn thông
qua các giá trị văn hóa truyền thống, các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể vốn
có thì khu vực nông thôn ngoại thành phải đóng vai trò “mặt thoáng”, “bộ điều
hòa” cân bằng hệ sinh thái tự nhiên & sinh thái nhân văn với “vành đai xanh” và
đat đai sản xuất nông nghiệp; và hơn nữa, “vùng ven” không thể chỉ “bảo tồn cảnh
quan kiến trúc” mà còn là bảo tồn các vốn bản sắc văn hóa truyền thống nhƣ
phong tục tập quán, các di tích lịch sử – văn hóa, lễ hội dân gian, ngành nghề
truyền thống v.v…
+ Về đồng đại : Trong bối cảnh hội nhập toàn cầu hóa khu vực và thế giới ngày
càng mạnh mẽ nhƣ hiện nay, việc quy hoạch phát triển Thành phố nếu chỉ “vì cả
nƣớc và cùng cả nƣớc” vẫn chƣa đủ mà còn cần phải là đối với cả “khu vực”,
thậm chí là “thành phố toàn cầu” nữa !...
Cuối cùng, từ các định hƣớng trên, bên cạnh việc xây dựng “chính quyền
đô thị” theo hƣớng “chuyên nghiệp” cao, vấn đề giáo dục, xây dựng nếp sống văn
minh đô thị nhằm tạo ra ý thức“thị dân” và cơ chế “xã hội tự quản” để toàn dân
nơi đây tự điều chỉnh, dần hình thành thói quen sống theo định hƣớng phù hợp với
quá trình đô thị hóa ngày càng cao của Thành phố cũng là vấn đề có ý nghĩa rất
quyết định…

196
Xét về bản chất và nhìn trên toàn cục, đô thị hóa là một quá trình xã hội liên quan
cả tiến trình phát triển của toàn Thành phố. Và trong tiến trình đó, Thành phố nhƣ
một thực thể xã hội, một cơ thể sống, sự phát triển mỗi bộ phận sẽ có mối quan
hệ hữu cơ đối với sự phát triển của toàn bộ “cơ thể” ấy. Tuy nhiên nét đặc thù về
“văn hóa vùng ven” và yêu cầu phát triển bền vữngđặt ra cho quá trình đô thị hóa
của Thành phố bắt buộc không những phải nghiên cứu xác định đặc điểm, vai trò
của “vùng ven” trong mối quan hệ với vùng nội và ngoại thành mà còn phải chú ý
đến những giải pháp đồng bộ, cụ thể để nhằm làm sao toc độ phát triển xã hội và
tăng truởng kinh tế không thể đồng nghĩa với sự “trả giá quá đắt” bằng huỷ hoại,
hy sinh môi trƣờng tự nhiên và nhân văn, ngƣợc lại đó phải là quá trình phát triển
cân bằng, đặc biệt là gắn với giữ gìn, tôn tạo, phát huy tốt mọi giá trị văn hóa
truyền thốngvốn có…Một trong những giải pháp mang tính quyết định không thể
khác đó là XÂY DỰNG NGUỒN NHÂN LỰC VÀ XÁC LẬP MÔ HÌNH QUẢN
LÝ “CHÍNH QUYỀN ĐÔ THỊ” PHÙ HỢP TRÊN TỪNG ĐỊA BÀN, là QUY
HOẠCH để tạo ra “hoàn cảnh sống” tốt bằng sự ý thức đầy đủ với tinh thần tích
cực, tự giác nhất thay vì là tự phát trong mọi tiến trình phát triển của chính các
quá trình đô thị hóa tại Thành phố, trong đó chắc chắn “VÙNG VEN” và “VĂN
HÓA VÙNG VEN” có một vị trí, vai trò quan trọng đặc biệt . /.

BĐT 3.5.
MẤY BÀI HỌC QUAN TRỌNG VỀXÃ HỘI HÓA VĂN HÓA

XÃ HỘI HÓA VĂN HÓA (XHHVH) ở nƣớc ta thời gian qua thực tế đã là
một quá trình xã hội đƣợc thực hiện bằng nhiều chủ trƣơng, biện pháp khá tích
cực. Trong đó, Công tác văn hóa quần chúng (VHQC) và Xây dựng đời sống văn
hóa ở cơ sở (XDĐSVHCS) từng là những chủ trƣơng lớn với cả một hệ thống lý
197
thuyết,một cơ chế tổ chức cán bộ, một chƣơng trình, kế hoạch hoạt động rộng rãi
trong toàn xã hội. Kết quả các hạt động này nói chung mang nhiều ý nghĩa. Ở đây,
chúng ta đặc biệt nhấn mạnh ý nghĩa lý luận rút ra từ các bài học thực tiễn liên
quan vấn đề XHHVH.

1. XÃ HỘI HÓA VĂN HÓA TRƢỚC HẾT VỀ THỰC CHẤT LÀQUÁ


TRÌNH XÃ HỘI HÓA CÁC HOẠT ĐỘNG VĂN HÓA:

Trƣớc đây, công tác VHQC từng đƣợc xác định là một mảng công tác quan
trọng của ngành văn hóa thông tin (VHTT) và của các đoàn thể quần chúng. Nó
bao gồm nhiều mặt hoạt động nhƣ: câu lạc bộ - nhà văn hóa,văn nghệ quần chúng,
thƣ viện, bảo tồn bảo tàng… Mỗi mặt đó có nghiệp vụ khác nhau, với những hệ
thống mạng lƣới thiết chế, cơ chế tổ chức và đội ngũ cán bộ chuyên môn riêng
nhƣng chung một mục tiêu là cùng góp phần đem văn hóa đến cho đông đảo quần
chúng nhân dân, biến họ trở thành chủ thể tích cực trong mọi hoạt động hƣởng thụ,
sáng tạo văn hóa, tất cả theo phƣơng châm “VĂN HÓA vì và doquần chúng”. Khái
niệm “VHQC” và “công tác VHQC” trở thành biểu hiện cụ thể một quan niệm và
một biện pháp thực hiện XHHVH vào thời điểm lúc ấy.
Tiếp theo, XDĐSVHCS là một chủ trƣơng lớn thể hiện bƣớc phát triển mới
về nhận thức lẫn hoạt động thực tiễn đối với vấn đề XHHVH. Sự vận hành của văn
hóa trong xã hội đã đƣợc xác định không phải chỉ là các hoạt động đơn lẻ, cục bộ
mà nó còn là những giá trị lan tỏa, đan xen, gắn bó trong mọi lĩnh vực đời sống xã
hội. ĐỜI SỐNG VĂN HÓA đƣợc xem là “mặt cắt ngang” của đời sống xã hội bao
gồm nhiều lĩnh vực hoạt động mà mỗi lĩnh vực nhƣ thế đều “cần” và “phải” có
“chất” văn hóa. Cái “cần” cái “phải” đó cũng chính là những yêu cầu tất yếu,
khách quan của sự nghiệp xây dựng nền văn hóa mới, con ngƣời mới, chế độ mới
ở nƣớc ta mà tất cả cấp ủy Đảng, chính quyền, ban ngành đoàn thể, rộng ra là toàn
dân ở tất cả các đơn vị cơ sở (quận,huyện, phƣờng, xã, cơ quan, xí nghiệp, trƣờng
198
học …) đều phải quan tâm thực hiện bằng các chỉ tiêu, kế hoạch hoạt động văn hóa
cụ thể .

Việc thực hiện công tác VHQC và XDĐSVHCS trong thực tế đã đem lại
những kết quả đáng kể.Hàng triệu lƣợt ngƣời ở mọi tầng lớp, lứa tuổi đã tham gia
vào các hoạt động văn hóa tích cực. Hàng ngàn đơn vị văn hóa điển hình xuất hiện
ở các cơ sở, ngành, giới, tạo ra bộ mặt sinh động, mới mẻ chƣa từng có trong lịch
sử nƣớc ta. Hiệu quả văn hóa – tƣ tƣởng không tính toán hết đƣợc từ các hoạt động
ấy cũng đã góp phần không nhỏ vào cục diện chung của đất nƣớc trong thời gian
qua.

Song, trƣớc bƣớc phát triển mới của kinh tế - xã hội, nhất là khi đất nƣớc
chuyển mình từ chế độ bao cấp sang cơ chế thị trƣờng, công tác VHQC và
XDĐSVHCS cùng với quá trình XHHVH ở nƣớc ta trong giai đoạn mới đã nảy
sinh nhiều vấn đề mới. Lý luận VHQC sau này dƣờng nhƣ chỉ còn là những quan
điểm thuộc về đƣờng lối quần chúng trong hoạt động lãnh đạo, quản lý xây dựng
văn hóa của Đảng, Nhà nƣớc và của ngành văn hóa. Hình nhƣ không còn khái
niệm “công tác VHQC” chung chung mà là từng loại hình hoạt động văn hóa nghệ
thuật đƣợc tách ra hẳn với nghiệp vụ chuyên sâu cụ thể hợp thành mảng hoạt động
sự nghiệp của ngành VHTT. XDĐSVHCS lúc này cũng chỉ đƣợc đọng lại ở một số
loại hình hoạt động thiết thực nhƣ : Phong trào vận động nếp sống văn minh, gia
đình văn hóa chẳng hạn. Đồng thời bên cạnh đó, với các nhu cầu văn hóa công
chúng ngày càng đa dạng, hàng loạt loại hình hoạt động văn hóa văn nghệ sinh
động tiếp tục phát triển trong xã hội nhƣ : Công viên văn hóa, văn hóa-du lịch, văn
hóa - thể thao, dịch vụ văn hóa, bên cạnh sự phục hồi mạnh mẽ của các hoạt động
văn hóa dân gian…
Điều đáng chú ý là mỗi mảng hoạt động văn hóa nói trên đƣợc vận động,
phát triển bằng nhiều loại hình ngày càng cụ thể với cơ sở vật chất- kỹ thuật, đội
199
ngũ cán bộ phụ trách, các hoạt động nghiệp vụ riêng biệt và càng lúc càng chuyên
môn hóa cao hơn. Trong đó, tất cả đều vừa có vị trí riêng đồng thời vừa có tác
dụng chung đối với quá trình XHHVH ở từng địa phƣơng, đơn vị cũng nhƣ cho cả
nƣớc.
Thực tế ấy cho thấy rằng : Trong quá trình XHHVH, các hoạt động văn hóa
theo nghĩa hẹp bao gồm những hình thức sinh động, phong phú với các đặc điểm,
thế mạnh riêng của các loại hình văn hóa, nghệ thuật, thông tin… có thể tác động,
gắn bó thƣờng xuyên đời sống văn hóa tinh thần của quần chúng nhân dân. Về bản
chất, đó là những “kênh” truyền dẫn, phân phối, chuyển tải hoặc là “môi trƣờng”
tổ chức, kích thích việc hƣởng thụ, sáng tạo các giá trị văn hóa cho đông đảo công
chúng. Sự phát triển ngày càng đa dạng chất lƣợng của các loại hình hoạt động
văn hóa vì vậy là nhu cầu thiết yếu đối với nhu cầu văn hóa ngày càng phong phú
của xã hội, đồng thời là điều kiện tất yếu để mở rộng XHHVH. Nói cách khác,
không có “XHHVH” chung chung mà đó chính là một quá trình xã hội đƣợc thực
hiện và tổ chức, quản lý thông qua những hoạt động văn hóa cụ thể.

2. TÍNH “ĐA CHỦ THỂ” CỦA QUÁ TRÌNH XÃ HỘI HOÁ VĂN HÓA
Nói “chủ thể” của quá trình XHHVH chủ yếu là nói đến yếu tố CON
NGƢỜI, nhân vật trung tâm đóng vai trò chủ động, tích cực trong việc tham gia
hƣởng thụ, sáng tạo hoặc tổ chức, quản lý các HOẠT ĐỘNG VĂN HÓA. Vấn đề
đặt ra ở đây nhƣ một tất yếu là :quá trình xã hội hóa các hoạt động văn hóa (nội
dung đã đề cập ở trên) đồng thời cũng sẽ là quá trình xã hội hóa chủ thể của các
hoạt động ấy. Thực tiễn công tác VHQC và XDĐSVHCS đã bƣớc đầu chứng
minh về điều này.
Xuất phát từ thực tế lịch sử và từ quan điểm cách mạng cho rằng quần chúng
nhân dân (tức con ngƣời) vốn là những chủ nhân chân chính của lịch sử và của văn
hóa, nhƣng trong xã hội cũ (phong kiến, tƣ bản) sự phân hóa xã hội đã làm cho đại

200
đa số nhân dân không phải chỉ thiệt thòi, mất mát về kinh tế, chính trị mà còn cả về
văn hóa. Do vậy, cuộc cách mạng xã hội ở nƣớc ta hiện nay có một nhiệm vụ quan
trọng là nhất thiết phải bằng mọi cách đem “trả” văn hóa về cho quần chúng, làm
cho họ thật sự trở thành CHỦ THỂ của văn hóa và của lịch sử !Công tác VHQC và
XDĐSVHCS là những chủ trƣơng, biện pháp nhằm góp phần thực hiện nhiệm vụ
ấy.
Một nguyên tắc chỉ đạo cao nhất của công tác VHQC và XDĐSVHCS là
phải khai thác, phát huy tối đa vai trò chủ động, tự giác của con ngƣời trong mọi
loại đối tƣợng, ở mọi địa bàn đối với việc tham gia các hoạt động văn hóa. Phƣơng
châm “Nhà nƣớc và nhân dân cùng làm”, hoặc “cơ chế Đảng lãnh đạo - Nhà nƣớc
quản lý - Nhân dân làm chủ” thƣờng đƣợc nhắc đến trong mọi hoạt động văn hóa ở
cấp vĩ mô cũng nhƣ ở tầng vi mô.
Các nguyên tắc, phƣơng châm ấy trong thực tế đã đạt đƣợc một số kết quả
nhất định.Tính quần chúng, tính xã hội đã nhanh chóng ngày càng đƣợc mở rộng
trong quá trình phát triển các loại hình hoạt động văn hóa. Bên cạnh lực lƣợng cán
bộ ngành văn hóa, các tổ chức VHTT của Nhà nƣớc thì vai trò các đoàn thể nhân
dân và cả các cá nhân quần chúng ngày càng quan trọng đối với các hoạt động văn
hóa. Tính “đa chủ thể” từ đó ngày càng phát triển và phát huy tác dụng trong quá
trình XHHVH.
Nhƣ vậy, nếu ngƣời ta nói rằng giá trị ngƣời là giá trị văn hóa, bản thân con
ngƣời là giá trị văn hóa cao nhất, và năng lực bản chất của con ngƣời là vƣơn tới
các giá trị văn hóa, thì mục đích cao nhất của XHHVH ắt hẳn là nhằm giúp phát
huy các năng lực đó, tạo điều kiện cho nó phát triển.

Tuy nhiên, XHHVH không thể là sự “chia đều văn hoá cho toàn dân” !Vì,
trong thực tế có những khoảng cách khác biệt giữa các thành phần “chủ thể” tham
gia hoạt động văn hóa. Đó là sự khác nhau về mức độ tự giác hay tự phát đối với
các hoạt động văn hóa, về trình độ và năng lực chuyên môn để cảm thụ và sáng tạo
201
văn hóa nghệ thuật, về nhu cầu văn hóa và thị hiếu thẩm mỹ, về tƣ thế và vị trí xã
hội trong khi tham gia hoạt động văn hóa, về điều kiện kinh tế, ý thức chính trị
…Thời gian qua, sự chênh lệch về mặt bằng dân trí, sự cách biệt giữa các đối
tƣợng thuộc các địa bàn khác nhau (thành thị, nông thôn, miền núi …), tình trạng
“nhiễu loạn” về thị hiếu nghệ thuật trong một số tầng lớp công chúng … rõ ràng đã
làm rõ nét sự phức tạp của tính “đa chủ thể” trong quá trình XHHVH.
Hơn nữa, trong cơ chế thị trƣờng hiện nay, nền sản xuất hàng hóa rộng lớn
(bao gồm cả một số hàng hóa văn hóa) với tƣ cách là việc trao đổi sản phẩm trong
khuôn khổ sự phân công lao động giữa các cá nhân và các nhóm ngƣời tham gia
sản xuất, phân phối, tiêu dùng các sản phẩm (văn hóa), và trong đấy, các sản phẩm
ấy thực hiện giá trị của chúng, đã tạo nên cơ sở kinh tế cho sự tự ý thức và cách
thức của con ngƣời khẳng định vai trò của mình đối với mọi quá trình xã hội (trong
đó có quá trình XHHVH).
Từ “chủ nghĩa bình quân” trong các “tập thể quần chúng“ chung chung trƣớc
đây, bây giờ vai trò cá nhân (tƣ nhân) có thể trở nên rất quan trọng, thậm chí chi
phối và quyết định nhiều khâu của các hoạt động văn hóa. Một lần nữa, tính “đa
chủ thể” trong quá trình XHHVH càng thêm phức tạp ! Đáng “lo ngại” nhất, là khi
các quy luật khắc nghiệt của nền kinh tế thị trƣờng trong hoàn cảnh nhất định có
thể gây tác động hạn chế, hoặc làm “méo mó” các “năng lực bản chất” của một số
“chủ thể” trong một số hoạt động văn hóa nào đó. “XHHVH” trong hoàn cảnh ấy,
với đối tƣợng ấy có thể đƣa đến tình huống giống nhƣ “giao trứng cho ác” và hậu
quả thật khôn lƣờng!...
Về lâu dài, tính “đa chủ thể” của quá trình XHHVH cũng là một nội dung
phải quan tâm.
Trƣớc đây, lý luận VHQC vẫn đề cập đến mô hình “hình tháp” bao gồm
mọi trình độ khác nhau của các chủ thể văn hóa có thể phân loại tổng quát thành
hai tầng : tầng “những đỉnh cao văn hóa” mang tính chất“chuyên nghiệp” làm “mũi
202
nhọn đột phá” và tầng “đám đông VHQC” mang tính chất “nghiệp dƣ” làm “nền
tảng rộng rãi” cho sự phát triển của nền văn hóa đất nƣớc.
Nhƣng hiện nay, từ kinh nghiệm thực tế và từ kết quả nghiên cứu bƣớc đầu
của một số nhà khoa học tại các nƣớc phát triển : dƣờng nhƣ trong quá trình tự
thân vận động gắn với sự vận động chung của xã hội, các chủ thể văn hóa của đất
nƣớc sẽ phân hóa ra thành các trình độ khác nhau dựa trên kết cấu tổng quát theo
một mô hình “hình giọt nƣớc” với ba tầng nhƣ sau :
1/ Tầng văn hóa đỉnh cao (top culture): Một số các tài năng hoặc nhân vật
văn hóa đạt trình độ cao cấp, mang tính chất tinh hoa (é1ite) của nền văn hóa đất
nƣớc cũng nhƣ của thế giới.
2/Tầng văn hóa đại chúng trình độ cao (superieur mass- culture):Đám
đông quần chúng rộng rãi với trình độ văn hóa khá trở lên, mang tính chất “tầng
văn hóa trung gian” (middle culture) chiếm đại đa số và chi phối mạnh mẽ trong
mọi hoạt động nền văn hóa đất nƣớc.
3/Tầng văn hóa đại chúng trình độ thấp (inferieur mass- culture) :Những
quần chúng có trình độ văn hóa kém, mang tính chất “dƣới đáy” (base fond) của
nền văn hóa đất nƣớc.
Dù là “mô hình” nào đi nữa thì tính chất “đa chủ thể” của quá trình XHHVH
vẫn sẽ phải đƣợc xác định. Và, sự khẳng định đó chắc chắn sẽ phải mở ra nhiều
vấn đề về lý luận lẫn thực tế cần phải tiếp tục nghiên cứu giải quyết…
3. XÃ HỘI HÓA VĂN HÓA LÀ MỘT QUÁ TRÌNH XÃ HỘI ĐẶC THÙ VỚI
ĐỊNH HƢỚNG CAO NHẤT LÀ CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA

Khi xã hội chúng ta chuyển động mạnh từ chế độ quan liêu bao cấp sang cơ
chế thị trƣờng, công tác VHQC và XDĐSVHCS lập tức gặp khó khăn, không thể
tiếp tục phát triển bình thƣờng nhƣ trƣớc. Kinh phí và điều kiện vật chất - kỹ thuật
cho hoạt động văn hóa ở cơ sở hầu nhƣ không còn, cơ chế tổ chức, đội ngũ cán bộ,
thiết chế văn hóa cơ sở (đặc biệt ở cấp phƣờng, xã trở xuống) gần nhƣ tan rã hoàn
203
toàn…Trong tình hình mới, khái niệm “VHQC” dƣờng nhƣ không còn phù hợp
nữa. Hình nhƣ nó làm cho ngƣời ta hiểu lầm về một thứ văn hóa chỉ dừng ở trình
độ thô lậu, thấp kém, không đủ sức đáp ứng kịp các nhu cầu văn hóa đang phát
triển ngày càng cao của xã hội cũng nhƣ không thể đủ “giá trị” để có thể
“mua,bán” trên “thị trƣờng” văn hóa?! Mọi sự tham gia vào các hoạt động văn hóa
của quần chúng bây giờ dƣờng nhƣ đều phải tính toán để thực hiện “qui luật phân
phối theo lao động” ở mức độ và hình thức nào đó….

Một số dẫn chứng nhƣ vậy cho thấy rằng các hoạt động văn hóa, nói rộng ra
là quá trình XHHVH luôn luôn chịu sự chi phối, tác động sâu sắc bởi các điều
kiện và hoàn cảnh về chính trị, kinh tế, xã hội đƣơng thời: sự vận động của các
hoạt động, quá trình đó diễn ra nhƣ một quá trình xã hội. Cụ thể hơn, có thể xem
XHHVH nhƣ là một quá trình giáo dục: giáo dục xã hội, giáo dục ngoài nhà
trƣờng, trong thời gian rỗi là chủ yếu. Hoặc, nó nhƣ là một quá trình sản xuất (bao
gồm cả bảo quản, phân phối, tiêu dùng) các giá trị văn hóa tinh thần.

Giá trị văn hóa là cơ sở chủ yếu tạo ra “nét đặc thù” của quá trình XHHVH .

Hoạt động văn hóa thực chất là hoạt động liên quan đến việc chiếm lĩnh
hoặc sáng tạo các giá trị văn hóa . Nói cách khác, chính Giá trị văn hóa là cơ sở
quyết định tính tích cực của các hoạt động văn hóa . Điều đó cũng có nghĩa là khi
một hoạt động hoặc một sản phẩm xã hội nào đó nhân danh “hoạt động văn hóa”
hoặc “sản phẩm văn hóa” mà lại mang những nội dung “phản văn hóa” (tức
không có giá trị văn hóa) thì chắc chắn rằng trƣớc sau gì nó cũng sẽ tạo ra hiệu
quả tiêu cực cho đời sống con ngƣời và xã hội ! Chất lƣợng giá trị văn hóa là tiêu
chí quan trọng hàng đầu với các hoạt động văn hóa bất kỳ trong điều kiện, hoàn
cảnh nào, nhất là trong trong quá trình thực hiện xã hội hóa của nó.

204
Về nguyên tắc, “nét đặc thù” đó nhất thiết phải đƣợc tôn trọng trong mọi
khâu của của quá trình XHHVH, kể cả khi vận dụng các quy luật kinh tế - xã hội
đối với nó.

Ví dụ, trong kinh tế, cái gì là đối tƣợng mua bán trao đổi không bị pháp luật
ngăn cấm thì đều là hàng hóa, còn trong văn hóa thì không hoàn toàn nhƣ vậy! Có
những lĩnh vực hoạt động, những sản phẩm văn hóa không thể đem “mua, bán”
trên thị trƣờng. Có những lĩnh vực, hoạt động đƣợc bao cấp theo cách thức “chi
phúc lợi xã hội” (thay vì là “tài trợ xã hội”), thậm chí phải “chi phúc lợi văn hóa
theo đầu ngƣời” khi có điều kiện. Đặc biệt, chính sách đầu tƣ nghiêm túc cho việc
đào tạo, bồi dƣỡng tài năng, cho việc sáng tạo các sản phẩm văn hóa đạt chất lƣợng
giá trị cao là những thứ nhất định cần phải có sự ƣu tiên quan tâm bởi vì nó không
thể tạo ra bằng “cơ chế thị trƣờng” đƣợc ! Ngay cả một số sản phẩm văn hóa đƣợc
xem là là hàng hóa, trở thành là một nhân tố của cơ chế thị trƣờng thì, một mặt nó
có thể đem lại lợi ích kinh tế nhƣng mặt kia dứt khoát phải đảm bảo tạo ra cho
đƣợc các hiệu quả văn hóa - xã hội bằng hàm lƣợng giá trị văn hóa càng cao càng
tốt, góp phần điều tiết sự phát triển kinh tế - xã hội, gồm cả điều tiết và hạn chế
mặt tiêu cực của chính cơ chế thị trƣờng.
Tất nhiên ngƣời ta không thể quá cƣờng điệu về “nét đặc thù” vốn có của
quá trình XHHVH.Dù muốn hay không, quá trình XHHVH hiện nay không thể
thoát ly ra khỏi bối cảnh xã hội đặc biệt của đất nƣớc. Đó là “quá trình công nghiệp
hóa và đô thị hóa ngày càng phát triển mạnh mẽ trong điều kiện mở cửa, giao lƣu
hai chiều và nhiều chiều giữa nƣớc ta với các nƣớc trong khu vực và trên thế giới”
. Đó là “quá trình chuyển đổi hệ giá trị văn hóa từ truyền thống lên hiện đại, với tƣ
thế mới nhƣng cũng có những thách thức mới không phải chỉ ở việc trao nhận các
giá trị văn hóa phức tạp qua các “kênh” khác nhau mà còn ở các nguy cơ xâm lăng

205
“mềm” về văn hóa”. Thậm chí đó còn là “hiểm họa lợi dụng văn hóa cho mục tiêu
“diễn biến hòa bình” bởi các thế lực chính trị thù địch”49…
Lời giải cho “bài toán” XHHVH chắc chắn là không đơn giản và chắc chắn
phải là một “quá trình”. Quá trình đó sẽ đƣợc quyết định bởi nhiều yếu tố mà quan
trọng nhất có lẽ vẫn là yếu tố CON NGƢỜI,các chủ thể tích cực tạo ra CÁC
HOẠT ĐỘNG VĂN HÓA phong phú và các GIÁ TRỊ VĂN HÓA chất lƣợng! Trong
đó, phải đặc biệt nhấn mạnh vai trò quản lý văn hóa của Nhà nƣớc với những định
hƣớng chính xác đƣợc thể chế hóa cụ thể với các chính sách văn hóa và hệ thống
luật lệ nghiêm túc, có hiệu quả…Trƣớc mắt, những bài học rút ra từ kết quả đã có
của quá trình XHHVH đƣợc thực hiện thông qua công tác VHQC và XDĐSVHCS
ít nhất cũng cung cấp một số nhận thức ban đầu làm cơ sở cho chúng ta tiếp tục đi
tìm “lời giải” tốt nhất cho “bài toán” phức tạp nói trên !

KẾT LUẬN

Nhìn trên tổng thể, nếu ngƣời ta nói “đa dạng sinh học” là kết quả hàng triệu năm
tiến hoá mang tính tự phát theo những quy luật khách quan của tự nhiên thì “đa
dạng văn hoá” (dân tộc) chính là thành quả của cả một quá trình nhận thức và
hành động tự giác theo những nỗ lực có ý thức nhất định của con ngƣời và xã hội
mà văn hoá nghệ thuật chính là một con đƣờng, một phƣơng thức hoạt độngtheo

49
Ban Tƣ tƣởng văn hóa Trung ƣơng –Vụ Giáo dục lý luận chính trị :Tìm hiểu về văn hóa, kinh tế thị trƣờng, Nhà
nƣớc và pháp luật; Lƣu hành nội bộ.
206
hƣớng nhƣ vậy.Nhìn trong bản chất, “giá trị Ngƣời”là cái phổ quát có ý nghĩa lớn
đối với sự tồn tại, phát triển của cộng đồng loài ngƣờiđồng thời cũng chính là yếu
tố cơ bản tạo nên tính nhân loại của văn hoá (nghệ thuật).Nhƣng bên cạnh đó,bản
sắc dân tộc/tính dân tộctrong văn hóa(nghệ thuật) nói chung và phong cách trong
sáng tạo nghệ thuật nói riênglại là cái đặc thù của chủ thể trực tiếp(cộng đồng/cá
nhân) mang tính chất điều kiện quyết định chất lƣợng, hiệu quả của mọi hoạt động
văn hóa và nghệ thuật.Trên những khía cạnh nhƣ vừa nêu, Dân tộc học/Nhân
(loại) học(kết hợp với Văn hóa học và Nghệ thuật học)có thể đƣợc xem là một
trong những “kênh” (channel) không chỉ góp phần nâng cao nhận thức khoa học
về vấn đề văn hóa nghệ thuật dân tộc mà còn có thể ứng dụng vào thực tế giải
quyết những nhiệm vụ cụ thể về văn hóa – xã hội trong bối cảnh thời đại ngày
nay. Một nội dung cốt lõi theo tính định hƣớng ứng dụng nhƣ vậyđó chính là
những gì liên quan việc thực hiện mục tiêu “Xây dựng và phát triển nền văn hóa
Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc”1, một chiến lƣợc về văn hóa nghệ
thuật ở nƣớc ta giai đoạn hiện nay cũng nhƣ trong tƣơng lai lâu dài. Gần gũi hơn,
những ngƣời hoạt động trong mọi lĩnh vực văn hóa nghệ thuật đang rất cần có sự
chủ động để liên tục nâng cao trình độ tri thức, khả năng chuyên môn của mình để
qua đó góp phần xây dựng, phát triển văn hóa của đất nƣớc, giải quyết tốt các nhu
cầu đời sống văn hóa của toàn xã hội mà trong đó việc giữ gìn và phát huy các di
sản văn hóa dân tộc (gồm cả bản sắc văn hóa dân tộc) đƣợc xác định “không thể
chỉ là công việc xuất phát từ tấm lòng nhiệt tình vì yêu cầu trƣớc mắt của thời
cuộc” mà đó còn “là một công việc hoàn toàn mang tính tự giác có tính định
hƣớng chiến lƣợc” và hơn nữa, đó “là một quá trình nhất quán gồm hàng loạt
hành động thực tế với đầy đủ cơ sở nhận thức khoa học của nó”2. Theo hƣớng ấy,
giáo trình Dân tộc học Văn hóa nghệ thuậtcũng có thể đƣợc xem là một trong

1
Nghị quyết Hội nghị lần thứ V Ban chấp hành Trung ƣơng Đảng Cộng sản Việt Nam (khóa VIII).
2
Huỳnh Quốc Thắng : Vài ý kiến về nghiên cứu bảo vệ di sản văn hóa; Tc Văn hóa Quảng trị; số 2; 1994; tr. 53.
207
những nỗ lực bƣớc đầu góp phầnxây dựng một số nền tảng tri thứckhoa học cần
thiết để góp phần tích cực không những cho nhận thức lý luận mà còn có thể xác
định đúng về thực trạng, xu thế, khả năng và những mục tiêu với những giải pháp
chính xác để thúc đẩy sự phát triển văn hóa nghệ thuật và văn hóa nghệ thuật dân
tộcnƣớc ta theo các yêu cầu chung. Nói cách khác, trong tính tƣơng đối và thực tế,
tri thức Dân tộc học Văn hóa nghệ thuậtcó thể là một con đƣờng, điều kiện, biện
pháp góp phần về nhận thức và nhận thức luận, về định hƣớng phƣơng pháp hành
động nhằm làm cho sự vận hành của văn hóa nghệ thuật và văn hóa nghệ thuật
dân tộc trong đời sống xã hội ngày càng phù hợp với các quy luật khách quan chi
phối từ bên ngoài hoặc ở ngay nội tại bản thân nó.Điều đó có ý nghĩa thực sự thiết
thân đối với quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa và xu thế hội nhập toàn cầu
hóa hiện nay. Tất nhiên nhƣ đã đề cập ở phần mở đầu, trong tính chất của một
giáo trình đại cƣơng, mục tiêu chủ yếu và khả năng phát huy hiệu quả cao nhất
của công trình này vẫn là ở sự vận dụng sáng tạo trong thực tiễn của ngƣời dạy,
đặc biệt là của ngƣời học, trƣớc mắt hy vọng có thể góp phần thực hiện tốt các đề
tài nghiên cứu, luận văn, luận án, chuyên đề cụ thể…

TÀI LIỆU THAM KHẢO

A. Tiếng Việt :

1. A.A. Belik: Văn hóa học những lý thuyết nhân học văn hóa; Tạp chí Văn hóa
Nghệ thuật; Hà Nội; 2000.
2. A.I. Arnoldov (chủ biên): Cơ sở lý luận văn hóa Mác - Lênin; Nxb Văn hóa;
1985; Hà Nội.
3. Baller :Kế thừa là quy luật của sự phát triển văn hóa; Tạp chí Nghiên cứu Văn
hóa Nghệ thuật;số 5; 1992.
208
4. Bế Viết Đẳng:Các quá trình tộc ngƣời ở Việt Nam;Tạp chí Dân tộc học; số 3;
1988.

5. Bộ môn Văn hóa học – Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn,
ĐHQGTPHCM:Nâng cao chất lƣợng đào tạo bậc sau đại học chuyên ngành
Văn hóa học, Kỷ yếu hội thảo khoa học, TP. Hồ Chí Minh; 2006.
6. Bộ Văn hóa Thông tin: Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến,
đậm đà bản sắc dân tộc : thực tiễn và giải pháp ; Nxb. Văn hóa – Thông tin;
1999.
7. Chu Thái Sơn – Nguyễn Chí Huyện :Về sự phát triển của văn hoá tộc ngƣời ở
Việt Nam; Tc Nghiên cứu văn hóa nghệ thuật ; số 5; 1992; tr. 52 - 53.
8. Chu Thái Sơn: Dân tộc học với việc nghiên cứu văn hóa tộc ngƣời; Tc Dân tộc
học; số 1(81); 1994; tr. 27 - 30.
9. Chu Thái Sơn: Văn hóa khu vực, văn hóa tộc ngƣời; Tc Dân tộc học; số 1; 1995.
10. Diệp Đình Hoa (chủ biên): Tìm hiểu làng Việt ; Nxb Khoa học xã hội ; Hà nội;
1990 .
11. Di sản Văn hóa dân gian với công cuộc xây dựng nền văn hóa mới Việt Nam
đậm đà bản sắc dân tộc (Nhiều tác giả); Hội văn nghệ dân gian Việt Nam; Hà
nội; 1992.

12. Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – ĐHQGTPHCM :Những vấn đề Khoa
học xã hội & Nhân văn – Chuyên đề Văn hóa học , Nxb Đại học Quốc gia TP.
Hồ Chí Minh, 2013.

13. Đại Nam nhất thống chí- Lục tỉnh Nam Việt (Tập thƣợng : Biên Hòa - Gia
Định; Tập hạ: An Giang - Hà Tiên) ; Tu Trai Nguyễn Tạo (dịch); Nha văn hóa
Phủ Quốc vụ khanh đặc trách văn hóa tái bản; Sài Gòn; 1973.

14. Đào Duy Anh : Việt Nam văn hoá sử cƣơng ; Nxb Bốn Phƣơng (tái bản); Sài
gòn; 1951 .
209
15.Đặng Nghiêm Vạn : Quan hệ giữa các tộc ngƣời trong một quốc gia - dân tộc;
Nxb Chính trị quốc gia; Hà nội; 1993.
16. Đinh Gia Khánh :Văn hóa dân gian Việt Nam trong bối cảnh văn hóa Đông
Nam Á ; Nxb Khoa học xã hội; Hà nội ; 1993 .

17.Đoàn Văn Chúc :Văn hóa học; Nxb Văn hóa – Thông tin, Hà nội, 1997.
18. Đỗ Huy : Cái đẹp một giá trị ; Nxb Thông tin Lý luận ; Hà nội ; 1984.
19. Đỗ Long – Trần Hiệp :Tâm lý cộng đồng làng và di sản; Nxb Khoa học xã hội;
Hà Nội – 1993.
20. Đỗ Văn Khang: Phạm vi thực tồn của văn hóa và văn học nghệ thuật; Tc Văn
hóa Nghệ thuật; số 5 (119); 1994; tr. 40 – 42.

21. E.A. Schultz, R.H. Lavenda: Nhân học một quan điểm về tình trạng nhân sinh;
Nxb. Chính trị quốc gia; Hà nội; 2001

22. E.B.Tylor: Văn hóa nguyên thủy; Tạp chí Văn học nghệ thuật; Hà nội, 2000.
23. E.H.Dôn: Giá trị cuộc sống, giá trị văn hóa; Nxb Sách giáo khoa Mác lênin;
Hà nội; 1987.

24. Hà Văn Tấn: Đến với lịch sử văn hóa Việt Nam, Nxb. Hội Nhà văn, Hà nội,
2005.
25. Hoàng Trinh : Vấn đề văn hóa và phát triển, Nxb Chính trị quốc gia, Hà nội,
1996.

26. Hoàng Vinh :Mấy suy nghĩ về tính chất kế thừa trong tiến trình phát triển của
văn hóa truyền thống Việt nam; Tc Dân tộc học; số 1 (61); 1989; tr. 48 - 52.
27. Hoàng Vinh : Mấy vấn đề lý luận và thực tiễn xây dựng văn hóa ở nƣớc
ta;Viện Văn hóa - Nxb Văn hóa Thông tin; Hà Nội – 1999.
28. Hồ Bá Thâm (chủ biên, 2007) : Phát triển văn hóa đồng bộ với phát triển kinh
tế ở Thành phố Hồ Chí Minh định hƣớng và giải pháp, Nxb Thanh niên.

210
29. Hội Dân tộc học – Nhân học TP. Hồ Chí Minh : Nhân học & Cuộc sống ; Nxb
Đại học quốc gia TPHCM – Trung tâm Văn hóa Kinh tế Dân tộc TPHCM;
30. Hồ Sĩ Vịnh :Văn hóa văn học - Một hƣớng tiếp cận; Nxb Văn Học & Viện
Văn hóa; Hà Nội; 1998.
31. Huỳnh Khái Vinh (chủ biên) – Nguyễn Thanh Tuấn :Chấn hƣng các vùng và
tiểu vùng văn hóa ở nƣớc ta hiện nay; Nxb Chính trị quốc gia; Hà nội; 1995.
32. Huỳnh Lứa (chủ biên) : Lịch sử khai phá vùng đất Nam bộ; Nxb TP. Hồ Chí
Minh; 1987.
33. Huỳnh Quốc Thắng: Khoa học xã hội và những vấn đề văn hóa học với sự
nghiệp xây dựng nền văn hóa Việt Nam hiện nay; Tc Phát triển Khoa học Công
nghệ – Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh; Tập 1; 7 – 8/1998.

34. Huỳnh Quốc Thắng: Lễ hội dân gian Nam bộ(Khía cạnh giao tiếp văn hóa dân
tộc), Viện Văn hóa – Bộ Văn hóa Thông tin & Nxb Văn hóa Thông tin, 2003.
35. Huỳnh Quốc Thắng (2015) : Thị hiếu – thị trƣờng với văn minh đô thị, Tc Văn
hoá học, số 6 (22), trang 31 – 34 và 47.
36. Joachim – Matthers: Một số vấn đề lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu con
ngƣời và xã hội. – H.: 1994.
37. Lã Văn Lô :Bƣớc đầu tìm hiểu các dân tộc thiểu số ở Việt Nam trong sự
nghiệp dựng nƣớc và giữ nƣớc ; Nxb Khoa học xã hội; Hà Nội; 1973.
38. Lê Nhƣ Hoa: Quản lý văn hóa đô thị trong điều kiện công nghiệp hóa hiện đại
hóa đất nƣớc; Viện Văn hóa và Nxb Văn hóa Thông tin; Hà Nội – 2000.
39. Lê Nhƣ Hoa : Bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc trƣớc thử thách của
thời kỳ mới; Tc Văn nghệ quân đội; ngày 10/8/1998.
40. Lê Sĩ Giáo :Dân tộc học đại cƣơng; Nxb Giáo dục; Hà nội; 2001.
41. Lê Thị Minh Lý : Làng nghề và việc bảo tồn các giá trị văn hóa phi vật
thể,Tạp chí Di sản văn hóa số 4 -2003.

211
42. Lê Văn Hảo :Hành trình vào Dân tộc học; Tập 1 : Những vấn đề lý thuyết;
Nam Sơn xuấn bản; Sài gòn; 1966
43. Lê Văn Hảo :Tìm hiểu quan hệ giao lƣu văn hoá Việt và Chăm; Tc Dân tộc
học ; số 1 ; 1979.
44. Lê Văn Siêu :Việt Nam văn minh sử cƣơng, Nxb Lá Bối, Sài gòn, 1967.
45. Lý Việt Dũng; Huỳnh Văn Tới : Gia Định Thành thông chí, Nxb Tổng hợp
Đồng Nai, 2004.
46. Lƣơng Quỳnh Khuê (chủ biên): Giáo trình Lý luận văn hoá Mác – Lê nin, Nxb
Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2002.
47.Lƣu Duy Dần (chủ biên)“Báu vật làng nghề” Việt Nam, Nxb. Lao động, 2011.
48. L.X.Vƣgôtxki :Tâm lý học nghệ thuật; Nxb Khoa học xã hội; Hà nội; 1981.

49. Mạc Đƣờng (chủ biên): Vấn đề dân tộc ở đồng bằng sông Cửu Long ; Nxb
Khoa học xã hội; Hà Nội; 1991.
50. M. Cagan (Phan Ngọc dịch) :Hình thái học của nghệ thuật ; Nxb. Hội Nhà
văn; Hà nội; 2004.

51. Ngô Đức Thịnh (chủ biên) :Văn hóa vùng và phân vùng văn hóa ở Việt Nam;
Nxb Khoa học xã hội; Hà nội; 1993.
52. Ngô Đức Thịnh :Truyền thống văn hóa địa phƣơng và vai trò của nó trong sự
phát triển xã hội; Tc Văn hóa nghệ thuật; số 2; 1995 .
53. Ngô Văn Doanh :Tháp cổ Chămpa sự thật & huyền thoại ; Nxb Văn hóa thông
tin; Hà Nội 1994.
54. Ngô Văn Lệ : Mối quan hệ giữa tộc ngƣời và tôn giáo ; Tc Khoa học xã hội ;
số 14 ; IV/ 1992 .
55. Ngô Văn Lệ : Những đặc trƣng của những quá trình tộc ngƣời ở các nƣớc
Đông Nam Á; Tập san khoa học; số 1-1993.

212
56. Ngô Văn Lệ, Nguyễn Văn Tiệp : Dân tộc học đại cƣơng ; Tủ sách Đại học
KHXHNV, ĐHQGTPHCM ; 1996.
57. Ngô Văn Lệ : Tộc ngƣời và văn hóa tộc ngƣời ; Nxb Đại học Quốc gia ; 2004.

58. Nguyễn Công Bằng – Trần Việt Kỉnh – Ngô Văn Ban – Chu Xuân Bình –
Nguyễn Viết Trung – Nguyễn Thế Sang – Lê Quang Nghiêm – Lê Đình Chi –
Trƣơng Quang Cảm – Trần Vũ – Chamaliaq Riya Tiẻng : Khánh Hòa diện
mạo văn hóa một vùng đất; Tập 2; Bảo tàng Khánh Hòa – Chi hội Văn nghệ
dân gian Khánh Hòa; Nha Trang; 2000.
59. Nguyễn Công Bình - Lê Xuân Diệm – Mạc Đƣờng: Văn hoá và cƣ dân đồng
bằng sông Cửu Long ; Nxb Khoa học xã hội; 1990.

60. Nguyễn Đăng Duy :Văn hóa tâm linh; Nxb Hà nội; 1996.

61. Nguyễn Đăng Duy :Văn hoá học Việt Nam, Nxb Văn hoá – Thông tin, Hà Nội,
2002.

62. Nguyễn Đình Thanh (chủ biên), Di sản văn hóa bảo tồn và phát triển, Nxb
Tổng hợp TP.HCM 2008.
63. Nguyễn Khoa Điềm : Bảo tồn di sản văn hóa trong thời kỳ công nghiệp hóa
hiện đại hóa đất nƣớc; Bài phát biểu tại Hội thảo khoa học “Bảo vệ di tích lịch
sử – văn hóa trong bối cảnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc” ngày
06/6/1998.
64. Nguyễn Minh Hoà :Một số phƣơng pháp và kỹ thuật nghiên cứu Xã hội học
ứng dụng. – H.: NXB Khoa học Xã hội, 1993.
65. Nguyễn Hồng Phong :Tìm hiểu tính cách dân tộc; Nxb Khoa học xã hội; Hà
nội; 1963.
66. Nguyễn Quân: Mỹ thuật của ngƣời Việt; Nxb Mỹ thuật; 1989.
67. Nguyễn Thế Nghĩa, Lê Hồng Liêm (đồng chủ biên, 1999): Sài Gòn – TP. Hồ
Chí Minh những vấn đề lịch sử - văn hóa , Nxb Trẻ TP. Hồ Chí Minh.
213
68. Nguyễn Tri Nguyên : Văn hóa học – Những phƣơng diện liên ngành và ứng
dụng; Trƣờng Đại học Văn hóa TPHCM – Nxb. Đại học Công nghiệp
TPHCM.
69. Nguyễn Trắc Dĩ : Đồng bào các sắc tộc thiểu số Việt Nam (Nguồn gốc và
phong tục) ; Bộ phát triển sắc tộc ; Sài gòn ; 1972 .
70. Nguyễn Thị Hiền :Tổng quan một số quan niệm về phƣơng pháp tiếp cận văn
hóa. – H.: Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật, số 6 & 7 – 2000.
71. Nguyễn Tấn Đắc : Quá trình nhận thức về khu vực Đông Nam A; Tc Đông
Nam Á; số 1 ( 2 ); 1991.

72. Nguyễn Trúc Tân : Xây dựng khoa học văn hóa học; Văn nghệ; ngày
08/8/1998.

73. Nguyễn Tuấn Triết: Lịch sử phát triển các tộc ngƣời Mã Lai - Đa Đảo ở Việt
Nam ; Nxb Khoa học xã hội; Hà Nội ; 2000.
74. Nguyễn Văn Thức: Bản sắc từ tâm hồn dân tộc; Tc khoa học xã hội; số29;
1996.
75. Nguyễn Việt Nga: Thử bàn vài nét về mối quan hệ giữa tôn giáo và văn hóa
nghệ thuật; Tc Văn hóa dân gian; số 3; 1994 .
76.Nhiều tác giả(2002): Bản sắc dân tộc trong văn hóa văn nghệ; Nxb Văn học –
Trung tâm Nghiên cứu Quốc học.

77.Nhiều tác giả(1990): Bản sắc văn hóa Việt Nam; Nxb Khoa học xã hội; Hà Nội.

78. O. Jansé : Nguồn gốc văn minh Việt Nam; Nxb Đại học; Huế; 1961.
79. Phạm Duy Đức :Giao lƣu văn hóa đối với sự phát triển văn hóa nghệ thuật ở
Việt Nam hiện nay; Nxb Chính trị quốc gia; Hà nội; 1996.

80. Phạm Đức Dƣơng - Châu Thị Hải :Bƣớc đầu tìm hiểu sự tiếp xúc và giao lƣu
văn hóa VIỆT - HOA trong lịch sử; Nxb Thế Giới; Hà Nội; 1998.

214
81. Phạm Đức Dƣơng :Từ văn hóa đến văn hóa học. – H.: Viện Văn hóa & NXB
Văn hóa – Thông tin, 2002.
82. Phạm Đức Thành: Đông Nam Á nhìn từ khía cạnh văn hóa; Tc Văn hóa nghệ
thuật; số 12; 1995 .
83. Phạm Ngọc Trung (chủ biên) : Giáo trình Lý luận văn hóa; Nxb Chính trị quốc
gia; Hà nội; 2012.
84. Phạm Nhƣ Cƣơng : Đi đến một nhận thức về vấn đề dân tộc và quan hệ dân
tộc; Tc Dân tộc học; số 1 (61); 1980; tr. 3 - 8 và 24.

85. Phan Xuân Biên (chủ biên), Xây dựng văn hóa đô thị trong quá trình đô thị
hóa ở Thành phố Hồ Chí Minh, Nxb Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh.
86. Phan Xuân Biên - Phan An - Phan Văn Dốp :Văn hóaChăm ; Nxb Khoa học xã
hội ; 1991.

87.Phan Xuân Biên (chủ biên, 2006), Sài Gòn – Thành phố Hồ Chí Minh con
ngƣời & văn hóa trên đƣờng phát triển”, Viện nghiên cứu xã hội & Nxb Đại
học Quốc gia TPHCM.

88.Phan Xuân Biên (chủ biên, 2007), Xây dựng văn hóa đô thị trong quá trình đô
thị hóa ở Thành phố Hồ Chí Minh, Nxb Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh
89. Phan Hữu Dật: Về việc xác định các nguyên tắc cơ bản của chính sách dân tộc
của Đảng; Tc Dân tộc học ; số 4; 1988; tr. 14 - 18.
90. Phan Hữu Dật:Một số vấn đề về Dân tộc học Việt Nam ; Nxb Đại học Quốc gia
Hà Nội; 1999.
91. Phan Đại Doãn: Riêng và chung trong truyền thống văn hóa của các cộng
đồng cƣ dân Việt Nam; Tc Dân tộc học; số 4(80); 1993 .

92. Phan Ngọc :Ƣu thế Việt Nam trong tiếp xúc văn hóa với Đông Nam Á; Tc Văn
hóa và Đời sống; Nxb TP.Hồ Chí Minh; 11/1991.

215
93. Phan Ngọc :Văn hóa Việt Nam và cách tiếp cận mới; Nxb Văn hóa Thông tin;
Hà nội; 1994.
94. S. Freud : Nguồn gốc của văn hóa và tôn giáo, Vật tổ và cấm kỵ, Nxb. Đại học
Quốc gia Hà Nội, 2001.

95. Sự chuyển đổi các giá trị trong văn hóa Việt Nam; Nxb Khoa học xã hội; Hà
nội; 1993 .
96. Tạ Long: Dân tộc học ngƣời Việt vài suy nghĩ và trăn trở; Tc Dân tộc học; số
1; 1994 .
97. Thanh Lê: Văn hóa với đời sống xã hội ; Nxb Khoa học xã hội; Hà nội; 1998.
98. Thành Duy :Bản sắc dân tộc và hiện đại hóa văn hóa Việt Nam, mấy vấn đề lý
luận và thực tiễn; Nxb Chính trị quốc gia; Hà nội, 2006.
99. Thế Bảo :Cảm nhận mỹ học âm nhạc ; Nxb Thanh niên; 2013.
100. Trần Ngọc Thêm: Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam; Nxb TP Hồ Chí Minh;
1997 .
101. Trần Ngọc Thêm : Những vấn đề văn hóa học lý luận và ứng dụng, Nxb
Văn hóa văn nghệ TP. Hồ Chí Minh, năm 2013 (tái bản 2014).
102. Trần Văn Giàu: Giá trị tinh thần truyền thống của dân tộc Việt Nam; Nxb
Khoa học xã hội; Hà nội ; 1980 .
103. Trần Quốc Vƣợng – Nguyễn Xuân Kính : Văn hóa học đại cƣơng và cơ sở
văn hóa Việt Nam; Nxb Khoa học Xã hội; Hà Nội; 1996.
104. Trần Quốc Vƣợng : Việt Nam cái nhìn địa - văn hóa; Nxb Văn hóa dân tộc và
Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật; Hà Nội; 1998.
105. Tôn Nữ Quỳnh Trân ,Văn hóa làng xã trƣớc sự thách thức của đô thị hóa tại
Thành phố Hồ Chí Minh, TP. Hồ Chí Minh, 1999.
106. Trịnh Hoài Đức : Gia Định thành thông chí ; Phủ Quốc vụ khanh đặc trách
văn hóa ; Sài gòn ; 1972 .

216
107. Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn Quốc gia: Văn hóa trong phát triển
và toàn cầu hóa , Hà nội, 1996.

108. Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn Quốc gia – Viện Thông tin Khoa
học Xã hội : Văn hóa học và văn hóa thế kỷ XX ; Hà nội ; 2001.

109. Trung tâm Nghiên cứu Quốc học : Bản sắc dân tộc trong văn hoá văn nghệ ;
Nxb Văn học (in lần thứ 2); 2001.

110. Trung tâm Nghiên cứu Việt Nam – Đông Nam Á, ĐHKHXHNV,
ĐHQGTPHCM (2000) : Văn hóa Nam Bộ trong không gian xã hội Đông Nam
Á, Nxb Đại học Quốc gia TPHCM.
111. Trƣơng Chính – Đặng Đức Siêu : Sổ tay văn hóa Việt Nam; Nxb Văn hóa; Hà
nội; 1978.

112. Trƣờng ĐH Khoa học Xã hội Nhân văn TPHCM, Viện Khoa học Xã hội tại
TP.HCM, Bảo tàng Lịch sử Việt Nam tại TPHCM, Bảo tàng Cách mạng
TPHCM, “Bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, vai trò của nghiên
cứu và giáo dục”, Nxb TPHCM, năm 1999.

113. Ủy ban Quốc gia về Thập kỷ Quốc tế Phát triển Văn hóa: Thập kỷ thế giới
phát triển văn hóa, Bộ VHTT, Hà nội, 1992.

114. Văn hóa học những phƣơng pháp nghiên cứu (Nhiều tác giả) ; Viện Văn hóa
– Thông tin ; Hà nội; 2007.
115. Viện Dân tộc học : Các dân tộc ít ngƣời ở Việt Nam (các tỉnh phía Nam),
Nxb Khoa học xã hội, Hà nội, 1984.
116. Viện Dân tộc học – Viện Văn hóa :Một số vấn đề về phát triển văn hóa các
dân tộc thiểu số(cái chung và cái riêng trong nền văn hóa Việt Nam); Nxb Văn
hóa Dân tộc; Hà nội; 1987.
117. Viện Đông Nam Á : Việt Nam – Đông Nam Á quan hệ lịch sử - văn hóa; Nxb
Chính trị quốc gia; Hà Nội;1993.
217
118. Viện Khoa học Xã hội tại TPHCM, Bảo tàng Lịch sử Việt Nam TPHCM,
Bảo tàng cách mạng TPHCM, Nhà xuất bản Trẻ TPHCM (1998) : Góp phần
tìm hiểu lịch sử - văn hóa 300 năm Sài Gòn – TP. Hồ Chí Minh, Nxb Trẻ TP.
Hồ Chí Minh
119. Viện Mác - Lê Nin, Viện Chủ nghĩa Xã hội Khoa học :Về giá trị văn hóa tinh
thần Việt nam (kỷ yếu hội nghị khoa học), 2 tập, Nxb Thông tin Lý luận, Hà
nội, 1983.
120. Viện Nghệ thuật – Bộ Văn hóa :Tính dân tộc của nghệ thuật tạo hình; Nxb
Văn hóa; 1976.
121. Viện Nghiên cứu Xã hội TP. Hồ Chí Minh & Tạp chí Ngƣời đô thị, Đô thị
hóa ở Sài Gòn – Thành phố Hồ Chí Minh từ góc nhìn lịch sử văn hóa, Nxb.
Thành phố Hồ Chí Minh, 4 – 2008.
122. Viện Sử học Việt Nam, Viện Sử học Liên Xô :Văn hóa xã hội chủ nghĩa một
giai đoạn mới trong sự tiến bộ văn hóa của nhân loại, Nxb Khoa học xã hội,
Hà nội, 1983.
123. Viện Sử học – Ủy ban Khoa học Xã hội Việt Nam :Đô thị cổ Việt Nam; Hà
Nội –1989.

124. Viện Thông tin Khoa học Xã hội : Văn hóa học và văn hóa thế kỷ XX. – H:
Viện Thông tin KHXH, 2001.

125. Viện Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam : Nghiên cứu văn hóa lý thuyết và thực
hành ; Nxb Văn hóa Thông tin ; Hà nội ; 2011.
126. V.M.Rôdin, Nguyễn Hồng Minh (dịch) : Văn hóa học, Nxb Chính trị Quốc
gia, Hà Nội , năm 2000.
127. Vũ TựLập (chủ biên) : Văn hóa và cƣ dân đồng bằng sông Hồng, Nxb Khoa
học xã hội , Hà nội , 1991.
128. W. Durant, Nguyễn Hiến Lê dịch : Nguồn gốc văn minh; Nxb Thuận Hóa;
Huế; 1991.
218
B. Tiếng Anh :
129. D. Levinson, M. Ember :Encyclopedia of Cultural Anthropology; Henry Holt
and Company; New York.
130. E. Baldwin, B.Longhurst, S. Mc. Craken, M. Ogborn, G. Smith: Introducing
Cultural Studies. – Athens, The University of Georgia Press, 1999 .
131. G.Coedès : The Indianized states of southeast Asia; East West Center Press;
Honolulu; 1968.
132. G.C. Hickey : Village in Vietnam; New Haven and London; Yale University
Press; 1964.
133. G. Hofstede : Cultures and Organizations – Software of the Mind, McGraw -
Hill, 1991.
134. E. A. Schultz – R. H. Lavenda : Anthropology – A Perspective on the Human
Condition ; Mayfield pub. Comp.; California; 1995.
135. L.White : The science of culture; New York; 1999.
136. L.White : The concept of cultural systems. A key to understanding triangle
nations; New York; 1975.
137. L.Woodruff : The study of a Vietnam rural community: administrative
activity. V1.1-2 ; 1960.
138. M.K. Felix : Cultural anthropology. The science of custom; New York; 1964.
139. Nguyễn Văn Huyên: The ancient civilization of Vietnam; Thế giới publishers;
Hanoi; 1995.
140. P. Roberts, H. Sykes :Urban Regenaration – A handbook, 2000.
141. Petrosyan, Gavriil : Cultural life; M.; 1983.

C. Tiếng Pháp :
142. G. Coulet : Cultes et religions de L'Indochine annamite; Saigon; Ardin; 1929.
143. G. Poteau : Gérer les activités cuturelles de la commune, Paris, Ateler /
Ouvrières, 1996.
219
144. L.Cadière : Croyances et Pratiques Religieuses des Vietnamiens; E.F.E.O.;
Paris; 1955.
145. L.Strauss : Anthropologie, Structurale, Paris, 1958
146. P. Huard, M. Durand : Connaissance du Việt-Nam; B.E.F.EO; Hanoi; 1954.
147. O. Jansé : Vietnam, carrefour de peuples et de civilisations; France - Asie;
1961; No 165 .

220

You might also like