You are on page 1of 13

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

PHÙNG THỊ HỒNG THANH

NGHỆ THUẬT BÚT KÍ CHÂN DUNG


CỦA HÀ MINH ĐỨC QUA "NGƯỜI CỦA MỘT THỜI"
VÀ "TÀI NĂNG VÀ DANH PHẬN"

LUẬN VĂN THẠC SĨ


CHUYÊN NGÀNH: VĂN HỌC VIỆT NAM

Hà Nội - 2016
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

PHÙNG THỊ HỒNG THANH

NGHỆ THUẬT BÚT KÍ CHÂN DUNG


CỦA HÀ MINH ĐỨC QUA "NGƯỜI CỦA MỘT THỜI"
VÀ "TÀI NĂNG VÀ DANH PHẬN"

LUẬN VĂN THẠC SĨ


CHUYÊN NGÀNH: VĂN HỌC VIỆT NAM
MÃ SỐ: 60220121

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Ngọc Thiện

Hà Nội – 2016
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................... 1
2. Lịch sử vấn đề ............................................................................................... 3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................. 5
4. Mục đích nghiên cứu ..................................................................................... 5
5. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 5
6. Bố cục luận văn ............................................................................................. 6
NỘI DUNG..................................................... Error! Bookmark not defined.
Chương 1. KHÁI QUÁT VỀ THỂ TÀI CHÂN DUNG VĂN HỌC
TRONG VĂN HỌC VIỆT NAM HIỆN ĐẠIError! Bookmark not
defined.
1.1. Khái niệm thể tài chân dung văn học ... Error! Bookmark not defined.
1.2. Nguồn gốc ra đời và sự phát triển của thể tài chân dung văn học ở
Việt Nam......................................................... Error! Bookmark not defined.
1.2.1. Nguồn gốc ............................................. Error! Bookmark not defined.
1.2.1.1. Con người cá nhân ra đời, nghề văn được xác lậpError! Bookmark
not defined.
1.2.1.2. Sự tiếp thu văn học nước ngoài.......... Error! Bookmark not defined.
1.2.1.3. Phê bình văn học phát triển ............... Error! Bookmark not defined.
1.2.2. Sự phát triển .......................................... Error! Bookmark not defined.
1.3. Đặc trưng của thể tài chân dung văn họcError! Bookmark not
defined.
1.3.1. Chân dung văn học là một thể văn học thuộc loại bút ký .............. Error!
Bookmark not defined.
1.3.2. Chân dung văn học là thể văn học bộc lộ rõ nét chủ quan của người
viết ................................................................... Error! Bookmark not defined.
1.3.3. Chân dung văn học mang tính phê bình văn họcError! Bookmark not
defined.
TIỂU KẾT...................................................... Error! Bookmark not defined.
Chương 2. ĐẶC SẮC TÀI NĂNG VÀ NHÂN CÁCH QUA CHÂN DUNG
CÁC KIỂU NHÂN VẬT CỦA HÀ MINH ĐỨCError! Bookmark not
defined.
2.1. Các nhà chính trị .................................... Error! Bookmark not defined.
2.2. Các nhà văn hóa, nhà giáo, nhà nghiên cứu văn họcError! Bookmark
not defined.
2.3. Các nhà văn nghệ sĩ................................ Error! Bookmark not defined.
TIỂU KẾT...................................................... Error! Bookmark not defined.
Chương 3. NGHỆ THUẬT KHẮC HỌA CHÂN DUNG NHÂN VẬT
TRONG BÚT KÝ CỦA HÀ MINH ĐỨC ... Error! Bookmark not defined.
3.1. Nghệ thuật miêu tả ................................. Error! Bookmark not defined.
3.1.1. Miêu tả bề ngoài nhân vật..................... Error! Bookmark not defined.
3.1.2. Miêu tả cử chỉ, ngôn ngữ của nhân vật. Error! Bookmark not defined.
3.2. Nghệ thuật kể chuyện............................. Error! Bookmark not defined.
3.2.1. Cách kể chuyện ..................................... Error! Bookmark not defined.
3.2.2. Điểm nhìn nghệ thuật ............................ Error! Bookmark not defined.
3.2.3. Tư thế của người kể ............................... Error! Bookmark not defined.
3.3. Giọng điệu kể chuyện ............................. Error! Bookmark not defined.
3.3.1. Giọng điệu trân trọng, ca ngợi ............. Error! Bookmark not defined.
3.3.2. Giọng điệu chân thật ............................. Error! Bookmark not defined.
3.3.3. Giọng điệu chậm rãi, trầm tư................ Error! Bookmark not defined.
3.3.4. Giọng điệu hóm hỉnh ............................. Error! Bookmark not defined.
3.4. Bố cục bài bút ký .................................... Error! Bookmark not defined.
3.5. Đặc điểm thể tài bút ký chân dung của Hà Minh Đức ................ Error!
Bookmark not defined.
3.5.1. Bút ký tiểu luận..................................... Error! Bookmark not defined.
3.5.2. Bút kí gắn liền với nghiên cứu .............. Error! Bookmark not defined.
TIỂU KẾT...................................................... Error! Bookmark not defined.
KẾT LUẬN .................................................... Error! Bookmark not defined.
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................. 7
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Thể tài chân dung văn học vốn đã ra đời từ khá lâu song trong khoảng
10 đến 15 năm trở lại đây, thể tài này mới phát triển mạnh mẽ, được người
đọc hứng thú đón nhận. Có thể điểm qua những cây bút có tiếng về lĩnh vực
chân dung văn học như Nguyễn Đăng Mạnh, Vương Trí Nhàn, Nguyễn Khắc
Phê, Văn Giá, Hữu Đạt, Nguyễn Phong Nam, Phan Ngọc Thu, Nguyên An...
Họ đều là những nhà phê bình, nhà giáo có tiếng trong lĩnh vực nghiên cứu và
phê bình văn học.
Hà Minh Đức là một nhà phê bình nổi tiếng, một nhà giáo ưu tú và một
trái tim thơ chân cảm. Với một tâm hồn tinh tế, nhạy cảm, một trí tuệ uyên
bác, giáo sư đã có những nghiên cứu giàu giá trị, đóng góp to lớn trong lĩnh
vực nghiên cứu, phê bình văn học. Ông là một trong số ít những nhà nghiên
cứu viết nhiều, viết đều ở mỗi giai đoạn với nhiều thể loại. Ông đã xuất bản
gần 40 tác phẩm, tiêu biểu như: Nhà văn và tác phẩm (1971); Thơ và mấy vấn
đề trong thơ Việt Nam hiện đại(1974); Thời gian và trang sách (1987); Khảo
luận văn chương (1987); Nguyễn Bính, thi nhân của đồng quê(1996); Đi tìm
chân lý nghệ thuật(1998); C. Mác, Ph. Ăng-ghen, V.I.Lê-nin và một số vấn đề
lý luận văn học (1982); Văn thơ Hồ Chí Minh (2000); Văn chương-tài năng
và phong cách(2001)...; các công trình nghiên cứu về các tác giả tiểu thuyết,
phóng sự truyện ngắn ở hai giai đoạn 1900-1945 và văn xuôi Việt Nam sau
Cách mạng Tháng Tám 1945. Với hàng chục đầu sách, bài viết, ông đã có
công khắc họa sự vận động và những điểm nhấn của thơ ca và văn xuôi Việt
Nam hiện đại.
Đến với phê bình văn học từ khi còn rất trẻ, gắn bó với nó hơn một nửa
thế kỷ, Hà Minh Đức có cái nhìn sâu sắc, uyên bác về những tác phẩm văn
học hiện đại đồng thời ông cũng là người nắm giữ nhiều kỷ niệm về những
nhà văn, nhà thơ, các nhà nghiên cứu phê bình văn học.

1
Ở độ tuổi “xưa nay hiếm”, sức khỏe không còn tốt nhưng với tấm
lòng biết ơn những nhà nghiên cứu, nhà văn, nhà thơ - những con người tài
năng, ông mong muốn “ghi lại qua những trang viết về hình ảnh các nhà
văn, các thầy giáo tài năng... được tiếp xúc... dưới dạng bút ký”, “ghi lại
những nét đẹp, sinh động trong đời thường” để “mong ước đem lại điều gì
có ích cho lớp trẻ” (1). Và bút ký Tài năng và danh phận, Người của một
thời được xuất bản trong sự chờ đợi của sinh viên, học sinh, những người
yêu thích văn chương...
Hai cuốn bút ký không chỉ cung cấp cho người đọc những kiến thức
phê bình sắc sảo mà thông qua đó, người đọc còn được chiêm ngưỡng, tìm
hiểu con người được biểu hiện trong nhiều chân dung.
Đối với giáo viên và học sinh, bút ký chân dung của Hà Minh Đức
đóng vai trò quan trọng trong giảng dạy và cảm thụ tác phẩm văn học trên ghế
nhà trường. Đối với sinh viên, bút ký là tài liệu quan trọng trong bước đầu
nghiên cứu văn học tại trường Đại học. Tuy nhiên, từ khi những bút ký được
xuất bản, chưa có công trình nghiên cứu nào viết, nhận định về nó ngoài một
số bài báo mang tính giới thiệu.
Khi còn là sinh viên khoa Văn và hiện nay là học viên, từng đọc nhiều
công trình nghiên cứu của giáo sư, tôi ngưỡng mộ tài năng của giáo sư trong
lĩnh vực phê bình nghiên cứu và sáng tác. Tôi mong muốn sẽ có dịp để viết về
một trong nhiều tác phẩm sáng tác của giáo sư. Hơn hết, là một giáo viên dạy
Ngữ văn ở bậc THCS, hai cuốn bút ký của giáo sư là tài liệu quan trọng đối
với tôi, cung cấp cho tôi nguồn tư liệu góp phần làm phong phú kiến thức
giảng dạy, mở rộng tầm nhìn đa diện trong nghiên cứu tác giả, tác phẩm văn
học Việt Nam hiện đại. Cùng với nghị quyết Trung ương VIII về thay đổi căn
bản toàn diện giáo dục từ năm 2015, việc nghiên cứu về bút ký chân dung qua
Tài năng và danh phận và Người của một thời còn giúp những giáo viên
(1)
Lời nói đầu cuốn Tài năng và danh phận, Nxb Chính trị quốc giá - Sự thật, 2014.

2
giảng dạy có thể hướng tới dạy tích hợp liên môn trong các trường phổ thông,
đặc biệt nghiên cứu ở một số tác giả gắn với những biến cố lịch sử của đất
nước trong từng thời kì.
Xuất phát từ những lí do trên, tôi lựa chọn đề tài: Nghệ thuật bút
ký chân dung của Hà Minh Đức qua Người của một thời và Tài năng
và danh phận.
2. Lịch sử vấn đề
Như đã nói ở trên, thể tài chân dung văn học không phải là thể tài mới
xuất hiện. Tuy nhiên, gần đây, chính xác từ năm 2000, thể tài này mới phát
triển mạnh mẽ, trở thành một trong những thể tài văn học góp phần làm nên
diện mạo văn học Việt Nam thế kỷ XXI.
Gần đây, có nhiều cây bút viêt thể tài này đặc biệt thành công như:
Nguyễn Đăng Mạnh với Chân dung văn học (NXB Thuận Hóa, 1990), Nhà
văn Việt Nam hiện đại, chân dung và phong cách (NXB Trẻ, 2000); Vương
Trí Nhàn có Những kiếp hoa dại (NXB Hội nhà văn, 1993), Cây bút, đời
người (NXB Trẻ, 2002), Ngoài trời lại có trời (NXB Hội nhà văn, 2003), Có
những nhà văn như thế (NXB Hội nhà văn, 2006), Cánh bướm và đóa hướng
dương (NXB Phụ nữ, 2006); Nguyễn Khắc Phê có Hiện thực và sáng tạo tác
phẩm văn nghệ (NXB Hội nhà văn, 2006); Nguyên An có Chân dung văn học
Việt Nam (NXB Hội nhà văn, 2010)... đều là những cuốn sách có giá trị.
Tác phẩm nhiều nhưng nghiên cứu tác phẩm chân dung văn học lại
không nhiều, có thể nói là hiếm. Có thể điểm qua một số công trình nghiên
cứu như:
- Thể chân dung văn học trong nền văn học Việt Nam hiện đại của Đỗ
Thị Cẩm Nhung trên http://vannghedanang.org.vn. Đây là bài viết giới thiệu
về một số nhà văn, nhà nghiên cứu viết chân dung văn học dựa trên hai khía
cạnh. Một là những tác phẩm chân dung văn học tiêu biểu. Hai là phong cách
viết, giọng điệu riêng của từng tác giả, quan niệm của tác giả về thể loại chân

3
dung văn học. Với Nguyễn Đăng Mạnh thì “việc dựng chân dung văn học là
điều cực khó, vì “Phải làm sao “chớp” được những nét tiêu biểu, những chi
tiết “xuất thần” của nhà văn. Văn chân dung rất gần với văn sáng tác. Nó là
một thứ bút kí về người thật việc thật. Phải có điều kiện tiếp xúc nhiều với
“người thật”. Phải có óc tưởng tượng và khả năng hư cấu để dựng cảnh, dựng
người, tạo không khí” mới viết được chân dung văn học. Với Vương Trí
Nhàn, ông lại chủ yếu khai thác con người chân dung văn học qua tác phẩm
và ông viết chân dung văn học “không chỉ dành riêng cho học sinh trong
trường học” bởi tác phẩm của ông “giống như thuốc kháng sinh vậy”... Ngoài
ra, bài viết còn viết về nhiều tên tuổi khác như Nguyễn Khắc Phê, Nguyên
An, Văn Giá, Hữu Đạt, Nguyễn Phương Nam... Tuy nhiên, bài viết mới chỉ
dừng lại ở một số tác giả, chưa có đánh giá chung, khái quát về thể tài chân
dung văn học và sự phát triển của nó hiện nay.
- Xung quanh thể tài chân dung văn học của Lại Nguyên Ân trên
lainguyenan.free.fr. Bài viết nêu lên định nghĩa về thể tài chân dung văn học
và một số đặc điểm của nó. Tuy nhiên, bài viết vẫn chưa đưa ra được cái kết
luận cho thể tà này cũng như chưa đánh giá được sự phát triển của thể tài chân
dung văn học cũng như đưa ra được khái niệm cuối cùng về nó.
- Thể chân dung văn học từ 1986 đến nay của Văn Giá là một trong
những bài viết có chất lượng nêu được những đặc điểm cơ bản của thể tài
chân dung văn học và những đóng góp của nó trong văn học Việt Nam hiện
đại. Song bài viết còn mang tính chung chung, chưa đi vào một tác phẩm cụ
thể nào.
Về các công trình nghiên cứu có Nguyễn Quốc Luân với luận án Phó
tiến sĩ năm 1993: Thể chân dung văn học trong văn học Việt Nam từ 1930 đến
nay. Luận án đã trình bày được lược đồ phát triển của thể chân dung văn học
từ 1930 đến 1993 và những đặc điểm nội dung và nghệ thuật của từng thời kỳ.
Song luận án chưa thể đề cập đến giai đoạn “bùng nổ” của bút ký chân dung
từ năm 2000 trở lại đây.

4
Ở các thư viện trường Đại học, những luận văn viết về đề tài chân dung
văn học còn rất ít. Hầu hết các luận văn đều đào xới những thể tài quen thuộc
như truyện ngắn, tiểu thuyết, tự truyện... Điều đó khẳng định rằng thể tài chân
dung văn học chưa được nghiên cứu đúng với tầm của nó.
Tôi hi vọng công trình nghiên cứu của mình sẽ góp một phần nhỏ làm
phong phú kho tài liệu nghiên cứu thể chân dung văn học.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là:
- Nguồn gốc thể tài chân dung văn học
- Đặc điểm thể tài chân dung văn học
Phạm vi nghiên cứu:
- Thể tài chân dung văn học từ 1930 đến nay
- Nghệ thuật bút ký chân dung của Hà Minh Đức qua Người của một
thời và Tài năng và danh phận.
4. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của luận văn Nghệ thuật bút ký chân dung của
Hà Minh Đức qua Người của một thời và Tài năng và danh phận.
- Góp phần làm phong phú kho tài liệu nghiên cứu thể tài chân dung
nói chung và bút ký Hà Minh Đức nói riêng.
- Góp phần nghiên cứu, tìm hiểu những đặc điểm nội dung và nghệ
thuật trong tác phẩm Người của một thời và Tài năng và danh phận
- Góp một tiếng nói tri ân đến với những danh nhân trong tác phẩm
Người của một thời và Tài năng và danh phận, đặc biệt là những nhà nghiên
cứu, nhà phê bình, nhà giáo như giáo sư Đặng Thai Mai, giáo sư Phan Cự Đệ,
giáo sư Hà Minh Đức...
5. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng phương pháp luận nghiên cứu văn học như: Phân
tích,, so sánh, bình luận, tổng hợp, phương pháp nghiên cứu thi pháp học.

5
Bên cạnh đó, luận văn còn sử dụng các phương pháp nghiên cứu liên
ngành như: Phương pháp thống kê, phương pháp xã hội học.. nhằm đạt được
mục đích nghiên cứu cao nhất, chất lượng tốt nhất cho luận văn.
6. Bố cục luận văn
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, luận văn gồm ba chương chính:
Chương 1. Khái quát về thể tài chân dung văn học trong văn học Việt
Nam hiện đại
Chương 2. Đặc sắc tài năng và nhân cách qua chân dung các kiểu nhân
vật của Hà Minh Đức
Chương 3. Nghệ thuật khắc họa chân dung nhân vật trong bút ký của
Hà Minh Đức

6
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyên An (2010), Chân dung văn học Việt Nam, Nxb Hội Nhà văn.
2. Võ Thị Hải Chi, Đặc điểm của tùy bút, bút ký trong văn học cách mạng
Việt Nam giai đoạn 1954 - 1975, Luận văn Thạc sĩ, Trường Đại học Sư phạm
Thành phố Hồ Chí Minh.
3. Nguyễn Sĩ Đại (2012), Chiều miên man gió và những niềm thơ xao động,
http://www.nhandan.org.vn
4. Hà Minh Đức (2000), Ba lần đến nước Mĩ (tập bút kí), Nxb Văn học.
5. Hà Minh Đức (2004), Đi một ngày đàng (bút ký), Nxb Văn học, Hà Nội.
6. Hà Minh Đức (chủ biên) (2012), Lí luận văn học, Nxb Giáo dục Việt Nam,

Nội.
7. Hà Minh Đức (2000), Loại thể văn học,Nxb Giáo dục.
8. Hà Minh Đức (1961), Nam Cao nhà văn hiện thực xuất sắc, Nxb Văn hoá
9. Hà Minh Đức (2010), Người của một thời, Nxb Phụ nữ.
10. Hà Minh Đức (1962), Tác phẩm văn học. Nxb Giáo dục.
11. Hà Minh Đức (2014), Tài năng và danh phận, Nxb Chính trị Quốc gia -
Sự thật, Hà Nội.
12. Hà Minh Đức (2002), Tản mạn đầu ô (bút ký), Nxb Văn học.
13. Hà Minh Đức (2007), Tô Hoài - Đời văn và tác phẩm, Nxb Văn học
14. Hà Minh Đức (1996), Vị giáo sư và ẩn sĩ đường (bút ký), Nxb Văn học.
15. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (chủ biên) (2009), Từ điển
thuật
ngữ văn học, Nxb Giáo dục.
16. Đỗ Đức Hiểu (chủ biên) (2005), Từ điển văn học bộ mới, Nxb Thế giới,
Hà Nội.

7
17. Vi Thị Thanh Huệ (2012), Đặc điểm ký của Hoàng Phủ Ngọc Tường dưới
góc nhìn thể loại, Luận văn Thạc sĩ, Trường Đại học Khoa học xã hội và
Nhân văn Hà Nội.
18. Tôn Phương Lan, Cảm nhận từ những bông hoa trên đá,
http://vnca.cand.com.vn
19. Nguyễn Quốc Lân (1993), Thể chân dung văn học trong văn học Việt
Nam từ 1930 đến nay, Luận án Phó Tiến sĩ, Đại học Sư phạm Hà Nội I, Hà
Nội.
20. Vương Trí Nhàn (2006), Cánh bướm và đóa hướng dương, Nxb Phụ nữ.
21. Vương Trí Nhàn (2002), Cây bút đời người, Nxb Trẻ.
22. Vương Trí Nhàn (2006), Có những nhà văn như thế, Nxb Hội Nhà văn.
23. Vương Trí Nhàn (1986), Một số nhà văn VN hôm nay với Hà Nội (kể
chuyện đời sống văn học), Hà Nội, http://vuongtrihai.wordpress.com/
24. Vương Trí Nhàn (2003), Ngoài trời lại có trời, Nxb Hội Nhà văn.
25. Vương Trí Nhàn (1993), Những kiếp hoa dại (chân dung và phiếm luận
văn học), Nxb Hội Nhà văn.
26. Trần Đình Sử (chủ biên) (2010), Lí luận văn học, tập 2: Tác phẩm và thể
loại văn học, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội.
27. Bùi Việt Thắng (2012), Cháy đến giọt cuối cùng,
http://vnca.cand.com.vn/vi-vn/lyluan/2012/4/58946.cand
28. Nguyễn Thành Thi (2010), Văn học – Thế giới mở, Nxb Trẻ, TP Hồ Chí
Minh.
29. Nguyễn Tuân (1985), “Về thể kí”, Nghệ thuật viết truyện ngắn và kí, Nxb
Thanh niên, Hà Nội, tr.203-219.
30. Trương Hoàng Vinh (2012), Bút ký Nguyễn Tuân nhìn từ góc nhìn tương
tác thể loại, http://www.vanhocviet.org

You might also like