You are on page 1of 60

Khoá luận tốt nghiệp Phạm Thị Hà

Trƣờng đại học sƣ phạm Hà nội 2


Khoa: Ngữ văn
==================

Phạm Thị Hà

Không gian và thời gian


nghệ thuật trong Xứ tuyết của Yasunary
kawabata

Khoá luận tốt nghiệp đại học

Chuyên ngành: Văn học nƣớc ngoài

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học


TS. Nguyễn Thị Bích Dung

Hà Nội- 2010

Trƣờng ĐHSP Hà Nội 2 K32D- Ngữ Văn


Khoá luận tốt nghiệp Phạm Thị Hà

Lời cảm ơn

Trong quá trình thực hiện khoá luận tốt nghiệp của mình, tôi đã nhận
được sự giúp đỡ và chỉ bảo tận tình của các thầy giáo, cô giáo trong khoa Ngữ
văn – Trường ĐHSP Hà Nội 2, trong tổ bộ môn Văn học nước ngoài.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc của mình tới các thầy , cô giáo trong
khoa, tổ, đặc biệt là TS. Nguyễn Thị Bích Dung - Người đã trực tiếp hướng
dẫn tôi hoàn thành đề tài này.

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày 12 tháng 5 năm 2010


Sinh viên
Phạm Thị Hà

Trƣờng ĐHSP Hà Nội 2 K32D- Ngữ Văn


Khoá luận tốt nghiệp Phạm Thị Hà

Lời cam đoan


Khoá luận tốt nghiệp này được hoàn thành dưới sự hướng dẫn của T.S
Nguyễn Thị Bích Dung. Tôi xin cam đoan rằng:
- Đây là kết quả nghiên cứu của riêng tôi.
- Kết quả này không trùng với kết quả của bất kỳ tác giả nào đã được
công bố. Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.

Sinh viên

Phạm Thị Hà

Trƣờng ĐHSP Hà Nội 2 K32D- Ngữ Văn


Khoá luận tốt nghiệp Phạm Thị Hà

MỤC LỤC

Mở đầu.................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài................................................................................ 1
2.Lịch sử vấn đề...................................................................................... 2
3. Mục đích nghiên cứu............................................................................ 4
4. Nhiệm vụ nghiên cứu ......................................................................... 4
5. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi khảo sát ........................................ 5
6. Phương pháp nghiên cứu...................................................................... 5
7. Đóng góp của khoá luận........................................................................ 5
8. Bố cục khoá luận................................................................................. 5
Nội dung .................................................................................................. 6
Chƣơng 1: Không gian nghệ thuật trong Xứ tuyết.............................. 6
1.1. Khái niệm về không gian nghệ thuật........................................... 6
1.2. Không gian nghệ thuật trong Xứ tuyết......................................... 7
1.2.1. Không gian thực.................................................................... 9
1.2.2. Không gian tâm lý............................................................... 20
Chƣơng 2: Thời gian nghệ thuật trong Xứ tuyết.................................. 29
2.1. Khái niệm thời gian nghệ thuật................................................... 29
2.2. Thời gian nghệ thuật trong Xứ tuyết........................................... 31
2.2.1. Thời gian tự nhiên.............................................................. 32
2.2.2. Thời gian tâm lý ................................................................ 46
Kết luận .................................................................................................. 51
Tài liệu tham khảo................................................................................. 53

Trƣờng ĐHSP Hà Nội 2 1 K32D- Ngữ Văn


Khoá luận tốt nghiệp Phạm Thị Hà

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1.Lý do khoa học
Y.Kawabata ( 1899- 1972) được đánh giá là một hiện tượng kỳ lạ của
văn học Nhật Bản thế kỷ XX, ông không những là nhà văn nổi tiếng của Nhật
Bản mà còn cả trên thế giới. Cả thế giới biết đến Y.Kawabata, biết đến một
tâm hồn tiêu biểu của Nhật Bản luôn tôn thờ, trân trọng và giữ gìn cái đẹp.
Yêu cái đẹp là truyền thống của Nhật Bản có từ thời Heian (794-1185). Đến
cả sau này khi Nhật Bản trở thành nước công nghiệp hiện đại thì vẻ đẹp ấy
vẫn luôn được chắt chiu, nâng niu và bảo vệ trong sáng tác của Y.Kawabata.
Chính vì vậy, ông được coi là “ Người lữ hành muôn đời đi tìm cái đẹp”
“Người cứu rỗi cái đẹp”.
Y.Kawabata là nhà văn Nhật Bản đầu tiên nhận giải Nobel văn học vào
năm 1968 với bộ ba tiểu thuyết: Xứ tuyết (1947), Ngàn cánh hạc (1951), Cố
đô (1962). Với sự kiện này ông được các nhà nghiên cứu tôn vinh như người
“Mở cánh cửa tâm hồn Nhật Bản” ra thế giới.
Trong ba tác phẩm đạt giải Nobel thì Xứ tuyết được xem là một trong
những tác phẩm toàn bích của nền văn học Nhật Bản, là quốc bảo của văn học
Nhật Bản thế kỷ XX. Mỗi tác phẩm của Y.Kawabata đều cho thấy nghệ thuật
viết văn tuyệt vời và tình cảm lớn lao, thể hiện được bản chất của cách tư duy
Nhật Bản qua bút pháp sáng tác bậc thầy- một kiểu sáng tác lãng mạn mà
không gian và thời gian nghệ thuật là một yếu tố rất quan trọng trong đó.
Không gian và thời gian là sản phẩm sáng tạo để nhà văn thể hiện quan
niệm nhất định về con người, cuộc sống. Vì vậy, việc tìm hiểu về không gian
và thời gian nghệ thuật là điều thú vị, là sự quan tâm của nhiều người.

Trƣờng ĐHSP Hà Nội 2 2 K32D- Ngữ Văn


Khoá luận tốt nghiệp Phạm Thị Hà

Đối với Y.Kawabata, từ lâu “ Không gian và thời gian nghệ thuật”
trong sáng tác của ông vẫn được coi là một đề tài mới mẻ và hấp dẫn đối với
những người say mê văn chương Nhật Bản- say mê dòng văn học xứ sở Phù
Tang.
1.2.Lý do sư phạm
Việc tìm hiểu sáng tác của Y.Kawabata sẽ giúp người giáo viên tương
lai có cái nhìn sâu sắc, toàn diện hơn về văn học nước ngoài, đặc biệt là văn
học Nhật Bản. Từ đó tích luỹ được những tư liệu cần thiết cung cấp cho học
sinh hiểu biết thêm về những sáng tác văn học được học trong nhà trường phổ
thông như thơ Haikư của Basho. Và đặc biệt giúp các em có cái nhìn đúng
đắn trong học tập và trong cuộc sống. Biết gìn giữ, trân trọng những giá trị
truyền thống khi xã hội đang tiến lên và hội nhập.
Một tác phẩm văn chương sinh động, hấp dẫn được thể hiện qua rất
nhiều phương diện nghệ thuật trong đó “ không gian và thời gian nghệ thuật”
là đề tài độc đáo và đặc sắc. Khi nghiên cứu đề tài này người viết không chỉ
nắm được nội dung tư tưởng của tác phẩm mà còn là dấu hiệu nhận biết
phong cách của nhà văn.
Từ những lý do đó, chúng tôi chọn đề tài “ Không gian và thời gian
nghệ thuật trong Xứ tuyết của Y.Kawabata” với hi vọng sẽ khám phá được
phần nào đóng góp của tác giả làm nên giá trị nghệ thuật cho tác phẩm.
2. Lịch sử vấn đề
Y.Kawabata là một trong những nhà văn góp phần làm phong phú các
giá trị văn chương của nhân loại trong thế kỷ XX. Sáng tác của ông luôn thu
hút được sự quan tâm của giới nghiên cứu trong và ngoài nước:
Tạp chí văn học số 16 ( tháng 9/ 1999) tác giả E.G.Sheidensticker nhận
xét: “ Tôi cho rằng nên xếp Y.Kawabata vào dòng văn chương mà ta có thể

Trƣờng ĐHSP Hà Nội 2 3 K32D- Ngữ Văn


Khoá luận tốt nghiệp Phạm Thị Hà

dò đến tận bậc thầy Haikư của thế kỷ XVII ”. Trong bài viết này tác giả chủ
yếu tìm hiểu nghệ thuật Chân không trong sáng tác của Y.Kawabata.
Tạp chí văn học số 9 năm 1999: Tác giả Lưu Đức Trung có bài viết bàn
về “ Thi pháp tiểu thuyết Y.Kawabata- Nhà văn lớn của Nhật Bản”. Thể hiện
rõ thi pháp đặc trưng trong sáng tác của Y.Kawabata là thi pháp Chân không
(nói ít, gợi nhiều, ý được toát ra từ khoảng trống của câu chữ).
Tạp chí văn học số 15 ( tháng 6/ 2010) có bài: “ Đọc Xứ tuyết suy nghĩ
về cái nhìn huyền ảo của Y.Kawabata” của tác giả Đào Ngọc Chương. Ở bài
viết này người nghiên cứu không đề cập đến lý thuyết tiếp nhận như một cơ
sở để xây dựng các luận điểm mà chỉ dừng lại ở việc so sánh, hệ thống các
yếu tố trong tác phẩm hướng tới lý giải cái nhìn huyền ảo của Y.Kawabata
trong xứ tuyết như một đặc trưng thi pháp của ông.
Tạp chí văn học tháng 2 năm 2002, tác giả Nhật Chiêu có bài “ Thế
giới Kawabata Yasunary trong tác phẩm của ông”.
Tạp chí nghiên cứu văn học số 1 năm 2004 với bài: “ Thủ pháp tương
phản trong truyện Người đẹp say ngủ của Y.Kawabata” của tác giả Khương
Việt Hà, bài viết tập trung đi sâu tìm hiểu về nghệ thuật của tác phẩm.
Trong tạp chí văn học số 7 năm 2005: Đào Thị Thu Hằng có bài
“Y.Kawabata giữa dòng chảy Đông- Tây”. Bài viết nghiên cứu về sự ảnh
hưởng của văn hoá phương Tây đối với Y.Kawabata và khẳng định văn hoá
phương Đông là gốc rễ trong tư tưởng nhà văn.
Tạp chí văn học số 11 năm 2005 với bài: “Y.Kawabata – Lữ khách
muôn đời đi tìm cái đẹp” của tác giả Nguyễn Thị Mai Liên. Bài nghiên cứu đi
sâu vào vẻ đẹp Nhật Bản trong sáng tác của Y.Kawabata: Vẻ đẹp thiên nhiên,
vẻ đẹp phong tục, vẻ đẹp của tâm hồn con người.

Trƣờng ĐHSP Hà Nội 2 4 K32D- Ngữ Văn


Khoá luận tốt nghiệp Phạm Thị Hà

Trong nghiên cứu văn học số 6 năm 2006: Khương Việt Hà có bài bàn
về “ Mĩ học Y.Kawabata” bài viết trình bày rõ quan điểm về cái đẹp của
Y.Kawabata và nguồn gốc hình thành quan điểm đó.
Tác giả Đào Thị Thu Hằng với cuốn chuyên luận “ Văn hoá Nhật Bản
và Yasunary Kawabata” chuyên luận viết về những nét văn hoá đặc sắc của
Nhật Bản, về tác giả Y.Kawabata và nghệ thuật kể chuyện trong sáng tác của
ông, trong đó có nhắc đến phương diện không gian và thời gian.
Nhìn chung, đã có một số bài viết đề cập đến “ Không gian và thời gian
nghệ thuật” trong sáng tác của Y.Kawabata nhưng chưa được khai thác sâu
mà chủ yếu chỉ tập trung làm nổi bật cái đẹp trong tác phẩm của ông.
Trong khoá luận này, người viết muốn tìm hiểu, khám phá sâu hơn
phương diện “ Không gian và thời gian nghệ thuật trong Xứ tuyết của
Y.Kawabata”.
Xứ tuyết là một trong ba tác phẩm đạt giải Nobel của Y.Kawabata, được viết
từ năm 1934 và hào thành vào năm 1947. Tác phẩm được Y.Kawabata viết
nhằm tôn vinh vẻ đẹp của người phụ nữ Nhật Bản, vẻ đẹp của thiên nhiên
Nhật Bản. Các nhà nghiên cứu đánh giá “ Xứ tuyết là bài ca về tình yêu tuyệt
vọng của một geisha. Một tình yêu được hình thành như tuyết và tan ra như
tuyết”. Không gian và thời gian trong tác phẩm được Y.Kawabata thể hiện rất
độc đáo, sinh động khiến độc giả cảm nhận mới mẻ không dề gì nắm bắt được
ngay mà phải bằng cả tâm hồn, sự hứng thú của mình để tìm hiểu sâu sắc vấn
đề này.
3. Mục đích nghiên cứu
Đề tài nhằm mục đích khám phá không gian nghệ thuật và thời gian
nghệ thuật trong Xứ tuyết của Y.Kawabata. Qua đó thấy được tài năng của
nhà văn và những đóng góp lớn lao của ông cho nền văn học Nhật Bản nói
riêng và cho nhân loại nói chung.

Trƣờng ĐHSP Hà Nội 2 5 K32D- Ngữ Văn


Khoá luận tốt nghiệp Phạm Thị Hà

4. Nhiệm vụ nghiên cứu


Với đề tài này người nghiên cứu hệ thống các khoảng không gian và
thời gian khác nhau trong tác phẩm, sau đó tiến hành phân tích, so sánh, đối
chiếu giúp người đọc thấy được những đóng góp, sáng tạo mới mẻ của
Y.Kawabata về vấn đề đang cần bàn.
5. Đối tƣợng nghiên cứu và phạm vi khảo sát
5.1. Đối tượng nghiên cứu
Không gian và thời gian nghệ thuật trong Xứ tuyết của Y.Kawabata.
5.2. Phạm vi khảo sát
Tiểu thuyết Xứ tuyết của Y.Kawabata do Ngô Văn Phú và Nguyễn
Đình Bình dịch- NXB Văn học ấn hành năm 2001.
Tuy nhiên, để tiện cho việc phân tích đối chiếu, so sánh, người viết có
thể mở rộng sang một số tác phẩm khác của Y.Kawabata nếu cần thiết.
6. phƣơng pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài này, người viết đã sử dụng các phương pháp như:
- Phương pháp khảo sát tác phẩm.
- Phương pháp phân tích, so sánh, đối chiếu.
- Phương pháp tổng hợp nâng cao vấn đề.
7. Đóng góp của khoá luận
Khoá luận đóng góp một phần nhỏ bé vào việc cung cấp ngữ liệu về
việc giảng dạy những tác phẩm Văn học Nhật Bản sau này ở trường PT.
8. Bố cục khoá luận
Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung của khoá luận gồm có hai
chương:
Chương 1: Không gian nghệ thuật trong Xứ tuyết.
Chương 2: Thời gian nghệ thuật trong Xứ tuyết.

Trƣờng ĐHSP Hà Nội 2 6 K32D- Ngữ Văn


Khoá luận tốt nghiệp Phạm Thị Hà

NỘI DUNG
CHƢƠNG 1
KHÔNG GIAN NGHỆ THUẬT TRONG XỨ TUYẾT
1.1. Khái niệm về không gian nghệ thuật
Không gian là hình thức tồn tại cơ bản của thế giới. Trong đó, các vật
thể có độ dài và độ lớn khác nhau nhưng đó chưa phải là không gian nghệ
thuật. Không gian nghệ thuật là hình thức tồn tại của thế giới nghệ thuật.
Không có hình tượng nghệ thuật nào không có không gian.
Nếu thế giới nghệ thuật là thế giới của cách nhìn và mang ý nghĩa khái
quát thì không gian nghệ thuật là trường nhìn mở ra từ một điểm nhìn, cách
nhìn. Không gian ấy có thể rất rộng có thể là rất hẹp. Nó cũng có viễn cảnh,
có giá trị tình cảm. Tình cảm có thể làm cho không gian bao la thêm hay gò
bó chật chội hơn. Không gian nghệ thuật không đồng nhất với không gian
hiện thực. Đây là yếu tố quan trọng không thể thiếu trong việc hình thành thế
giới nghệ thuật, góp phần thể hiện thế giới quan tư tưởng của người nghệ sĩ
trước hiện thực và xã hội, phụ thuộc vào cách phản ánh thế giới của nhà văn
vì nó mang tính chủ quan.
Trong “ Từ điển thuật ngữ văn học” các tác giả Lê Bá Hán, Trần Đình
Sử, Nguyễn Khắc Phi đã định nghĩa về không gian nghệ thuật như sau:
“Không gian nghệ thuật là hình thức bên trong của hình tượng nghệ thuật, thể
hiện chỉnh thể của nó. Sự miêu tả trần thuật trong nghệ thuật bao giờ cũng
xuất phát từ một “điểm nhìn” diễn ra trong “ trường nhìn” nhất định. Không
gian nghệ thuật gắn với cảm thụ về không gian nên mang tính chủ quan, ngoài

Trƣờng ĐHSP Hà Nội 2 7 K32D- Ngữ Văn


Khoá luận tốt nghiệp Phạm Thị Hà

không gian vật thể có không gian tâm tưởng”. Do vậy, không gian nghệ thuật
có tính độc lập, tương đối, không quy được vào không gian địa lý.
Không gian nghệ thuật trong tác phẩm văn học có tác dụng mô hình
hóa các mối quan hệ của bức tranh thế giới như: Thời gian, xã hội, đạo đức,
tôn ti trật tự. Không gian nghệ thuật có thể mang tính địa điểm, tính phân giới,
tính cản trở. Nó cung cấp cơ sở khách quan để khám phá tính độc đáo cũng
như nghiên cứu loại hình của các hình tượng nghệ thuật.
Trong cuốn “ Dẫn luận thi pháp học”, Giáo sư Trần Đình Sử khẳng
định: “Không gian nghệ thuật là sản phẩm sáng tạo của nghệ sĩ nhằm biểu
hiện con người và thể hiện quan niệm nhất định về cuộc sống do đó không thể
quy nó về không gian địa lý, không gian vật lý hay vật chất. Trong tác phẩm,
ta hay bắt gặp sự miêu tả con đường, dòng sông…nhưng bản thân các sự vật
ấy chưa phải là không gian nghệ thuật. Chúng được xem là không gian nghệ
thuật trong chừng mực biểu hiện thế giới mô hình của con người”. Vì vậy,
xem xét không gian nghệ thuật như một quan niệm nghệ thuật về thế giới con
người, như một phương thức chiếm lĩnh thực tại, một hình thức thể hiện cảm
xúc và khái quát tư tưởng thẩm mỹ.
Không gian nghệ thuật là một mô hình nghệ thuật về thế giới mà con
người đang sống, đang cảm thấy vị trí, số phận của mình trong đó. Không
gian nghệ thuật mang tính ước lệ, mang ý nghĩa cảm xúc, tâm tưởng của thế
giới tinh thần.
Trong văn học, không gian được biểu hiện bằng các không gian điểm
mang tính ước lệ tượng trưng: Làng quê, trong nhà, ngoài vườn, bến sông,
thành phố, biển khơi…

Trƣờng ĐHSP Hà Nội 2 8 K32D- Ngữ Văn


Khoá luận tốt nghiệp Phạm Thị Hà

Việc tìm hiểu không gian nghệ thuật của một tác giả, một tác phẩm có
tầm quan trọng lớn, cho phép khám phá phong cách và cá tính sáng tác của
người nghệ sĩ một cách khoa học về đời sống.
1.2. Không gian nghệ thuật trong Xứ tuyết
Xứ tuyết là tác phẩm mang âm hưởng truyền thống lữ hành của các thi
nhân văn sĩ Nhật Bản từ xa xưa. Câu chuyện theo bước chân Shimamura-
chàng trai sinh ra và lớn lên tại khu phố thương mại Tokyo, chàng tìm về với
Xứ tuyết – miền đất xa xôi mà thiên nhiên còn lưu giữ tinh thần Nhật Bản
trong một xu thế rời bỏ thế giới thực tại đầy xô bồ, ồn ã của Tokyo. Tại thị
trấn xa xôi này Shimamura đã có tình cảm với một geisha tỉnh lẻ- nàng
Komako. Lần thứ hai trở lại đây Shimamura luôn sống trong trạng thái tình
cảm lưỡng phân: Một tình yêu nồng nàn, nhục cảm cùng Komako và một
khao khát, lý tưởng thanh sạch với Yoko. Cuộc hành trình này chính là hành
trình đi tìm lời đáp cho một lối ứng xử trước không khí thời đại đối chọi giữa
xu hướng níu giữ truyền thống và xu hướng phương Tây.
Khi đọc Xứ tuyết, dịch giả người Pháp Armel Guerne nhận định:“ Đây
là một tác phẩm thuần tuý Nhật Bản khác với lối tư duy trong ngôn ngữ
phương Tây vốn nặng nề về gò bó duy lý. Nghệ thuật mờ ảo, cái đẹp được
miêu tả tinh tế, lộng lẫy, lối kết cấu gần như vô hình”.
Xứ tuyết được viết trong khoảng từ 1934- 1947, nàng kỹ nữ Onsen
geisha Matsuli là người mà Y.Kawabata đã gặp năm 1934 và là hình ảnh để
xây dựng nhân vật trong truyện. Nàng Komako người con gái mang vẻ đẹp
diễm lệ của người con gái Nhật Bản mang mối tình sâu nặng với Shimamura-
một người đàn ông đến từ Tokyo, đã lập gia đình. Hình tượng Shimamura
giống như hình ảnh điển hình của tầng lớp trí thức Nhật những năm 1930, họ

Trƣờng ĐHSP Hà Nội 2 9 K32D- Ngữ Văn


Khoá luận tốt nghiệp Phạm Thị Hà

bị lôi kéo, bị ảnh hưởng bởi lối sống phương Tây nhưng vẫn luôn mang trong
mình khát khao tìm về với vẻ đẹp thuần tuý của đất nước.
Không gian trong Xứ tuyết của Y.Kawabata đã góp phần quan trọng
trong việc bộc lộ tư tưởng, dụng ý nghệ thuật của nhà văn. Ở đây, ông đã
dựng lên một không gian đặc biệt mang dấu ấn riêng trong tác phẩm của
mình. Đó là khoảng không gian đồng hiện giữa hiện tại và quá khứ.
Y.Kawabata thường khắc hoạ một vài đường nét còn lại là những khoảng
trống hư không. Điều này cho thấy tác giả luôn trân trọng quá khứ, hướng về
quá khứ để tìm lại vẻ đẹp truyền thống đang dần bị lãng quên.
Căn cứ vào kết quả khảo sát cho thấy không gian nghệ thuật trong Xứ
tuyết của Y.Kawabata gồm hai kiểu không gian: Không gian thực( không gian
rộng: Không gian xứ tuyết phương Bắc Nhật Bản; không gian hẹp: Không
gian phòng trọ, không gian đám cháy) và không gian tâm lý.
1.2.1. Không gian thực
Trong mỗi trang sách, Y.Kawabata luôn ý thức về việc dựng lại một
không gian đẹp, truyền thống đặc trưng riêng của nước Nhật ( lễ hội, đền đài,
cây cối, cố đô…) muôn đời không bị thời gian và con người làm cho phai
nhạt. Không gian thực là khoảng không gian được xác định rõ ràng, hiển hiện
ngay trước mắt nhân vật, bạn đọc. Không thể tái hiện đời sống mà không
dựng lại một địa điểm, nơi nhân vật sống. Nhà văn có thể dễ dàng di chuyển
từ không gian này sang không gian khác. Không gian thực gói gọn trong nó
không gian rộng của xứ tuyết- phương Bắc Nhật Bản và khoảng không gian
hẹp là không gian của phòng trọ, không gian đám cháy.
Không gian thực trong Xứ tuyết hiện lên rất rõ ràng theo hành trình của
Shimamura- cuộc chạy trốn cuộc sống phàm tục và tìm lại bản ngã.

Trƣờng ĐHSP Hà Nội 2 10 K32D- Ngữ Văn


Khoá luận tốt nghiệp Phạm Thị Hà

1.2.1.1. Không gian rộng- Không gian xứ tuyết phương Bắc Nhật
Bản
Qua không gian, nhà văn rất dễ dàng bộc lộ được tư tưởng, tình cảm
của mình. Không gian rộng- không gian xứ tuyết phương Bắc Nhật Bản là
khoảng không gian thiên nhiên, quang cảnh. Theo chân Shimamura hành trình
về xứ tuyết trước mắt bạn đọc hiện lên phong cảnh giàu chất trữ tình của
phương Bắc Nhật Bản với không gian bao la phủ đầy tuyết trắng, trần ngập
ánh nắng mặt trời, một khung cảnh nên thơ, quyến rũ lòng người. Không gian
này mang đậm ý nghĩa, mục đích của tác giả. Đây cũng chính là nét độc đáo
trong nghệ thuật không gian của nhà văn. Chính khoảng không gian này đã
tạo điều kiện thuận lợi cho nhà văn khai thác tâm lý, tình cảm, tính cách nhân
vật.
Thiên nhiên Nhật Bản là thiên nhiên mang tính hai mặt, chính điều này
đã tạo nên sự hấp dẫn, cuốn hút với người Nhật Bản- Một thiên nhiên dịu
dàng, tinh tế, thơ mộng nhưng cũng vô cùng dữ dội, khắc nghiệt luôn có sức
lôi cuốn với người Nhật Bản. Y.Kawabata đã tiếp thu truyền thống yêu cái
đẹp của người Nhật Bản “ Người Nhật vốn thích sống thanh cao, biết trọng
danh dự, gìn giữ đạo đức, khuôn phép, tâm hồn rộng mở, hoà hợp với thiên
nhiên. Họ yêu vẻ đẹp từ trong phiến đá, một bông hoa trên cành, một hoa
tuyết lửng lơ bay”.
Trong cuốn “ Thiên nhiên Nhật” P.Iu smit đã nhận xét: “ Cảm xúc về
cái đẹp, khuynh hướng chiêm ngưỡng vẻ đẹp là đặc tính tiêu biểu cho người
Nhật- từ nông phu cho đến nhà quý tộc. Bất cứ người nông dân Nhật Bản nào
cũng là nhà mỹ học, một nghệ sĩ biết cảm thụ cái đẹp từ trong thiên nhiên.
Đôi khi anh ta sẵn sàng chu du thật xa để thưởng ngoạn một cảnh đẹp nào đó.
Một quả núi, một con suối hay một ngọn tháp đều có thể được người ta sùng
bái trong suy nghĩ của một người bình thường, chúng gắn liền với các tượng

Trƣờng ĐHSP Hà Nội 2 11 K32D- Ngữ Văn


Khoá luận tốt nghiệp Phạm Thị Hà

trong đền thờ Khổng Tử và Đức Phật. Nghệ thuật Nhật Bản nảy sinh từ lòng
tôn thờ vẻ đẹp thoát ra từ tổng thể hoà điệu của thế giới xung quanh ấy”.
Xứ tuyết được xây dựng trong một không gian rộng lớn đó là cả vùng
xứ tuyết- một miền đất xa xôi của phương Bắc Nhật Bản. Đây là không gian
gắn liền với hành trình thưởng ngoạn của Shimamura- một người đàn ông đến
từ Tokyo náo nhiệt.
Không gian xứ tuyết hiện ra trong ba mùa Shimamura tới đây, ở mỗi
mùa nó lại đem lại cho chàng một cảm giác riêng, mới mẻ.
Lần đầu tiên tới đây vào mùa xuân, Shimamura nhận thấy, không gian
nơi đây gợi cảm giác yên tĩnh và thanh bình. Anh tự nhủ, đây là “Ngôi làng
đơn sơ kiểu nông thôn nhưng chắc thú vị và tiện nghi lắm”. “Shimamura vừa
bước qua ngưỡng cửa của nhà trọ thì núi non và làn không khí ngát hương
thơm của cành lá non đã cuốn ngay anh đi”.
Xuất hiện một loạt những hình ảnh chân thực đến tuyệt đẹp của vùng
núi phương Bắc “ Thân của cây bá hương ở đằng sau phiến đá cô ngồi vút lên
thẳng tắp, cao đến nỗi anh phải ngửa người ra, tựa lưng vào phiến đá, mới dõi
mắt được đến tận ngọn cây. Bầu trời bị che khuất bởi một lớp gần như màu
đen những hàng cây mọc sít, những cành cây và những lá kim xanh thẫm dày
đặc”. “ Người đàn bà trẻ nhìn làn nước con thác đang chảy ở xa xa trong ánh
mặt trời đã bắt đầu xuống… tiếng nước rào rào chảy trên sỏi của những dòng
thác xa xa vọng tới như một bản nhạc dịu êm. Ở đằng kia, trên sườn núi dốc
đứng mà họ trông thấy từng quãng rất đẹp các cành bá hương. Bóng tối sẫm
dần trong các hõm núi”. Y.Kawabata miêu tả không gian qua cái nhìn của
Shimamura. Người đọc có cảm giác, lần đầu tiên chàng tới đây- không gian
nơi đây vẫn như một thực thể xa lạ: Không gian được miêu tả cao- rộng- xa
tạo sự khoáng đạt, thoải mái trong tâm hồn người đối diện.

Trƣờng ĐHSP Hà Nội 2 12 K32D- Ngữ Văn


Khoá luận tốt nghiệp Phạm Thị Hà

Lần thứ hai trở lại xứ tuyết trên chuyến tàu đêm Shimamura nhận thấy
“Chân trời trắng mờ dưới bóng đêm”, “ Trong bầu trời đêm, phía trên những
quả núi, hoàng hôn còn để lại vài vệt đỏ sậm…lướt qua vẫn chỉ một phong
cảnh núi non bây giờ đã tối và chẳng còn màu sắc gì”. Mùa đông ở xứ tuyết
“Phong cảnh bao trùm một vẻ khắc nghiệt khô khan”. Hình ảnh thơ mộng
“Bầu trời trong veo như pha lê, xa xa trên các ngọn núi, tuyết trông như một
lớp kem mềm mại được bao phủ một làn khói nhẹ” rồi “ ánh sáng và bóng tối
liên tục đùa giỡn nhau vẽ lên một phong cảnh băng giá và rồi bóng tối đã bao
trùm lên các sườn dốc”.
Y.Kawabata cũng miêu tả không gian xứ tuyết rất chân thực “ Mặt
đường rắn đanh dưới lớp băng giá”.
Bao trùm lên không gian nơi đây là hình ảnh của “ tuyết”: “ Cả xứ tuyết
ngập trong màu trắng của tuyết”. Đó là cái màu trắng tinh khiết tràn ngập
vùng đất phương Bắc băng giá xa xôi. Nó khác hẳn với Tokyo phồn hoa.
Y.Kawabata đã hình tượng hoá khoảng cách giữa Tokyo với xứ tuyết bằng
một đường hầm dài. Đó cũng là một khoảng cách giữa hai cõi: Thế giới loài
người đang chìm đắm trong chiến tranh, trong lối sống chạy theo dục vọng
tầm thường và một thế giới thiên nhiên hoang sơ, trinh bạch còn lưu giữ giá
trị truyền thống. Vẻ đẹp của tuyết nơi đây có tác dụng gột rửa tâm hồn
Shimamura. Lúc này chàng như gần hơn với thiên nhiên, con người nơi đây.
Không gian càng được mở rộng ra hơn.
“ Đối diện, trước những hàng cây bá hương thẳng tắp, vô số chuồn
chuồn lượn bay trong gió, bị cuốn hút bởi vị hương của bồ công anh. Và
những dòng thác nước vọt tung toé như tràn ra trên đầu những cành bá hương
dài nhất. Những thảm hoa thếp bạc mà mùa thu đã trải lên dốc núi”- Lần thứ
ba Shimamura tới xứ tuyết. “ Thứ đầu tiên đập vào mắt anh từ xe lửa bước

Trƣờng ĐHSP Hà Nội 2 13 K32D- Ngữ Văn


Khoá luận tốt nghiệp Phạm Thị Hà

xuống là tấm áo choàng trắng bằng bạc lộng lẫy… vậy mà những ống cỏ dài,
khi nhìn thật gần anh lại như thấy khác lạ”.
Không chỉ thiên nhiên, không gian xứ tuyết còn gắn liền với cảnh vật
xung quanh con người. “ Gần ngay cửa sổ, có một vuông vườn với những
luống khoai lang, củ cải, khoai tây vươn thẳng”, “ Phía trước họ, trên sườn
dốc đứng ở phía bên sườn kia, đung đưa những bông hoa Kaya bạc trắng”.
Không gian xứ tuyết còn gắn chặt với con người, qua con mắt quan sát
của Shimamura: “ Mặc bộ Bamaka thô bằng nỉ mới tinh màu đỏ da cam, một
cô bé chơi ném bóng vào một bức tường trắng, dưới một mái hiên”, hình ảnh
“nông dân đang gặt lúa, phơi lúa”.
Thêm một không gian của xứ tuyết đã được Shimamura khám phá.
“Shimamura biết một con đường núi, ở ngay dưới một đỉnh núi, chạy giữa
những hồ và đàm trong một cảnh quan lộng lẫy và đặc biệt vùng đất ẩm đấy
rất nhiều loài hoa núi…những con chuồn chuồn ngô”.
Ở lần thứ ba tới xứ tuyết này Shimamura như đã hoà vào cùng không
gian nơi đây. Không gian xứ tuyết không còn xa- rộng, lạnh lẽo nữa mà nó đã
gần gũi: “ Đối diện”, “ thật gần”, “ gần ngay” trước mắt anh.
Y.Kawabata miêu tả Xứ tuyết mang âm hưởng truyền thống lữ hành
của các thi nhân, văn sĩ Nhật Bản. Họ luôn khao khát tìm về với cái đẹp
truyền thống dù đang sống giữa cuộc sống xô bồ, náo nhiệt.
Không gian xứ tuyết phương Bắc Nhật Bản được Y.Kawabata dựng lên
mang dấu ấn riêng trong phong cách của tác giả. Việc xây dựng không gian
này góp phần giúp độc giả hiểu rõ hơn về hành trình đi tìm cái đẹp, hoà trộn
với thiên nhiên của nhân vật trong sáng tác của Y.Kawabata.
12.1.2. Không gian hẹp
Không gian hẹp là không gian tạo điều kiện thuận lợi cho nhà văn khai
thác tâm lý, tình cảm, tính cách nhân vật. Đời sống của nhân vật hiện lên cụ

Trƣờng ĐHSP Hà Nội 2 14 K32D- Ngữ Văn


Khoá luận tốt nghiệp Phạm Thị Hà

thể, sinh động, chân thực. Đây cũng chính là nét độc đáo trong nghệ thuật xây
dựng không gian của nhà văn.
Không gian hẹp trong Xứ tuyết được xác định là không gian nơi phòng
trọ và không gian đám cháy. Đây đều là những chi tiết quan trọng làm nên
đặc sắc cho tác phẩm.
1.2.1.2.1. Không gian phòng trọ
Bên cạnh không gian rộng lớn của xứ tuyết còn có một dạng không
gian khác, đó là không gian phòng trọ. Đời sống của nhân vật hiện lên rất cụ
thể, sinh động, chân thực ở đây.
Một điều dễ dàng nhận thấy trong Xứ tuyết xuất hiện không gian phòng
trọ. Không gian này đóng vai trò, vị trí hết sức quan trọng trong không gian
kể chuyện của Y.Kawabata.
Không gian phòng trọ là không gian xuyên suốt trong Xứ tuyết. Xứ
tuyết được xây dựng trong một không gian hẹp là phòng trọ. Đây là nơi dành
cho những người lữ khách đi du ngoạn phong cảnh phương Bắc, đi nghỉ ngơi
nơi suối nước nóng. Cụ thể ở đây là căn phòng trọ của Shimamura- một người
đến từ Tokyo trong những lần chàng tới xứ tuyết. Đây cũng là nơi chàng gặp
gỡ Komako – một nàng geisha tỉnh lẻ, sau thành nhân tình của chàng, phòng
trọ là nơi chủ yếu diễn ra tâm sự của hai người. Là nơi thể hiện rõ tâm lý, tình
cảm, tích cách của nhân vật.
Sau một tuần lễ đi khắp dãy núi Ba Tỉnh, Shimamura tới trạm suối
nước nóng lần đầu tiên. Căn phòng của anh là căn phòng có cửa sổ nhìn ra
núi: “Thế là họ chỉ còn lại có một mình, nhưng vì cô cũng không biết tên
những ngọn núi mà họ trông thấy qua cửa sổ. Theo thống kê của chúng tôi thì
hình ảnh “ cửa sổ” được nhắc đến tới 22 lần: “Lần này cô xoay người đối diện
anh, nửa đứng nửa ngồi bên bệ cửa sổ”, “ Cô nhẹ nhàng nhảy khỏi bệ cửa
sổ”…

Trƣờng ĐHSP Hà Nội 2 15 K32D- Ngữ Văn


Khoá luận tốt nghiệp Phạm Thị Hà

Phòng trọ này là nơi Komako nảy sinh tình yêu với Shimamura. “ Cô
gái gọi Shimamura rất to ngoài hành lang… cô vào phòng anh và ngã xuống
chỗ trước cái bàn”, “ khoảng gần một giờ đồng hồ sau đó, Shimamura nghe
thấy những bước chân đi chệnh choạng đang tiến một cách nạng nhọc dọc
theo hành lang”, “ không còn nghi ngờ gì nữa, tiếng gọi thất thanh ấy phải
vang khắp quán trọ. Các ngón tay cô chọc qua lớp giấy khi cô bám vào nẹp
cửa rồi ngã nhào vào anh”. Qua cuộc tiếp xúc với Shimamura, Komako đã
nảy sinh tình cảm với chàng. Cô đã tự động tìm đến phòng trọ của anh.
“Shimamura về giường. Trong lúc đó cô gái cúi người xuống bàn uống
một cốc nước nữa”.
“Shimamura kéo cô lại nằm xuống cạnh anh. Lúc đầu cô quay mặt đi.
Lát sau, cô đột ngột quay lại chìa môi cho anh”.
“ Cô không muốn ra về… cuối cùng, đã đến giờ có những tiếng động
đầu tiên ở quán trọ, khi những người phục vụ đã dậy và bắt đầu làm việc.
Nhanh nhẹn cô sửa sang lại đầu tóc một chút rồi lẻn ra ngoài”.
Sở dĩ Komako làm vậy bởi, là một geisha nàng vẫn luôn đề ra những
quy định để bảo vệ nhân phẩm của mình.
Không gian phòng trọ trong lần thứ hai Shimamura tới xứ tuyết: “ Ở
quán trọ suối nước nóng…anh đi dọc dãy hành lang dài, mỗi bước chân trên
lớp sàn gỗ cũ kỹ làm kính ở các cánh cửa ra vào rung lên…anh thấy một phụ
nữ đứng bên trong văn phòng của nhà trọ…không nói gì, họ đi về phía phòng
anh”, “ Đến chân cầu thang, anh xoè bàn tay trái giơ trước mặt cô: Bàn tay
này vẫn giữ những kỷ niệm tốt đẹp về em - thật ư ?… cô chỉ buông tay anh
khi hai người đã đến giữa căn phòng” ở đây hai người đã tâm sự về những
ngày xa cách, về việc cô viết nhật ký, về toàn bộ cuộc đời cô. Shimamura lại
cho rằng đó là một việc làm vô ích “ khi có tiếng còi tàu. Anh thấy cô đứng
phắt dậy đi thẳng tới, mở cửa sổ và cúi người ra ngoài…không khí giá buốt

Trƣờng ĐHSP Hà Nội 2 16 K32D- Ngữ Văn


Khoá luận tốt nghiệp Phạm Thị Hà

tràn ngập căn phòng” người đàn bà trẻ, cúi thêm chút nữa xuống bệ cửa sổ, tì
hai vú lên. Đó không phải là một tư thế buông thả mà ngược lại: Trước bóng
đêm, cô có vẻ cứng rắn và kiên quyết hơn bao giờ hết”, “Shimamura đặt tay
lên cổ người đàn bà trẻ để kéo cô lui lại. Nhưng cô vẫn bám chặt vào bệ cửa
sổ”. Chỉ bằng những hành động trong một không gian hẹp, Komako thể hiện
được tính cách mạnh mẽ bên trong con người cô và sự chủ động trong tình
yêu của nàng.
Không chỉ có không gian căn phòng của Shimamura, các nhân vật còn
hiện lên trong căn phòng của Komako: “ Em nghĩ, em có thể mời anh đến nhà
em, nên em mới chạy theo anh” Shimamura đã tới phòng của Komako
“Komako đi vào lối qua một bờ tường thấp. ở bên phải là một khu vườn nhỏ
phủ đầy tuyết…ngôi nhà trông cũng cũ kỹ và nứt nẻ như cái thân rỗng của
một câu dâu già. Tuyết nằm từng mảng trên mái nhà bị gồ lên bởi những
thanh xà cong queo”.
“ Chỗ lối vào bằng đất nên lạnh cóng” “Shimamura được dẫn tới chân
một cái thang trước khi ánh mắt anh quen với bóng tối đột ngột. Một cái
thang thật, đưa lên một căn phòng áp mái thực sự ”. Shimamura tò mò quan
sát căn phòng. Anh thấy có một cửa sổ nhỏ ở hướng Nam nhưng giấy bịt kín
ở cửa sổ ấy khá mới… các vách đều được dán giấy rất khéo khiến căn phòng
giống như một chiếc hòm cũ bằng giấy. Phía trên đầu là mái luôn không có
trần và mái nhà dốc tuột xuống ngang cửa sổ gây một cảm giác cô đơn. Sàn
gỗ và các vách ngăn tuy cũ kĩ nhưng cực kỳ sạch sẽ.
Miêu tả căn phòng của Komako nhưng gợi trong Shimamura sự chật
chội. Y. Kawabata miêu tả không gian sống của Komako rất tỉ mỉ với tấm phủ
lò sưởi, cái tủ nhiều ngăn, cái bàn trang điểm, cái hộp đựng khâu vá, cái giá
gồm nhiều ngăn nhỏ. Những đồ vật trong phòng đều cũ kỹ nhưng tất cả gợi sự
gọn gàng, sạch sẽ như vẻ sạch sẽ, tươi mát của chính con người cô.

Trƣờng ĐHSP Hà Nội 2 17 K32D- Ngữ Văn


Khoá luận tốt nghiệp Phạm Thị Hà

Khi được bà tẩm quất mù nói lí do Komako trở thành geisha chuyên
nghiệp, Shimamura càng thấy cô trong sáng, trong sáng như pha lê vậy, hiện
thực khiến “ anh cảm thấy lạnh buốt đến tận ruột gan. Nhưng một phần, cũng
vì các cửa sổ ở phòng anh đều mở toang ”. Đây thực chất là lí do anh trốn
chạy tình yêu của Komako dành cho anh.
Chi tiết Komako chơi đàn samisen cho Shimamura nghe được miêu tả
trong không gian “ Căn phòng không lớn nhưng phải chăng cô chơi đàn đầy
kiêu hãnh như đang ở trên sân khấu lớn”. Chi tiết này thể hiện được sự tự tin,
mạnh mẽ trong con người Komako. Nàng geisha Komako không chỉ đẹp bởi
vẻ bên ngoài của làn da, của khuôn mặt, mái tóc… mà còn là một con người
mạnh mẽ, sống động, một geisha biết nói chuyện, biết lắng nghe, biết chia sẻ,
một geisha vẫn giữ được nhân phẩm của mình.
Không gian phòng trọ của Shimamura lại được hiện ra trong lần thứ ba
chàng tới xứ tuyết. “ Chàng bước vào phòng thì trời xẩm tối …Komako đến
hơi chậm. Cô dừng lại một lát trên ngưỡng cửa đăm đắm nhìn Shimamura”.
Căn phòng trọ lại là nơi cô giãi bày lòng mình, trao đổi những điều sâu kín
với anh.
“ Đêm trước, Komako đã ngủ lại với anh và giờ một mình trong phòng,
anh chỉ còn lại nước là chờ đợi. Anh cảm thấy cô sẽ tới mà chẳng cần phải gọi
cho cô”. Shimamura đã quá quen với sự dâng hiến tình yêu từ nơi Komako,
anh cảm thấy cô đơn, thấy cần tình yêu ở cô nhưng lại có thái độ thờ ơ, không
biết, không muốn kiếm tìm. Tình yêu ở cô là sự chủ động dâng hiến hết mình
mặc dù không được người yêu đáp lại.
Gần như lần nào đến với Shimamura, cũng phải lén lút: Khi thì trốn
trong tủ quần áo, khi thì lén đi qua hành lang trước khi vào nhà, dường như
“chạy trốn và lẩn tránh là những điều mà Komako muốn làm”.

Trƣờng ĐHSP Hà Nội 2 18 K32D- Ngữ Văn


Khoá luận tốt nghiệp Phạm Thị Hà

Lần thứ hai Shimamura ghé qua phòng ở của Komako “ Anh bước lên
cầu thang tối om … Những tấm chiếu cũ trải kín bốn căn phòng sơ sài ở trên
lầu”. Vẫn những đồ dùng ấy, vẫn những vật dụng ấy “ nhưng trong căn phòng
này, loại phòng thảm hại có chút gì đó quê kiểng ở lầu một, trông chúng lại có
vẻ đáng thương” – căn phòng đáng thương như số phận tình yêu của nàng
Komako vậy.
Tuy rằng cuộc sống của nàng là ở những lễ hội, những quán rượu để
tiếp khách du lịch nhưng nàng không bao giờ cho phép mình ở lại qua đêm
với bất kỳ vị khách nào. Khi biết mình quá chén, nàng cố gượng trở về quán
trọ hoặc trở về với Shimamura ( người nàng yêu tha thiết). Cuộc sống của
nàng lúc thì sôi nổi nhưng cũng có lúc lại lắng sâu tâm hồn như trong những
trang nhật kí.
Không gian phòng trọ được Y. Kawabata dựng lên mang dáng vẻ lặng
lẽ, cô đơn đến xót xa. Xót xa cho thân phận tình yêu của Komako, một cô gái
chỉ biết dâng hiến, hi sinh, tin tưởng.
Việc xây dựng không gian này chính là cách để tác giả mở ra khoảng
trống. Xã hội bấy giờ sản sinh ra những con người vô cảm trước cái đẹp mà
có những con người như Komako thật đáng quý, đáng trân trọng, trong hoàn
cảnh nào đi nữa cũng không được đánh mất mình. Mong ước cuộc đời bớt đi
những người đàn ông vô cảm, băng giá như Shimamra.
1.2.1.2.2. Không gian đám cháy
Không phải là không gian ngôi nhà, khác hẳn với không gian thiên
nhiên đó là không gian đám cháy. Đám cháy trong Xứ tuyết chỉ diễn ra ở 10
trang cuối truyện. Đây là không gian hoàn toàn mới lạ, sáng tạo trong sáng tác
của Y. Kawabata.
Nếu như toàn bộ nội dung câu chuyện trước đó là tình yêu của Komako
với Shimamura thì 10 trang cuối truyện thể hiện rõ nét tình yêu cao cả, thánh

Trƣờng ĐHSP Hà Nội 2 19 K32D- Ngữ Văn


Khoá luận tốt nghiệp Phạm Thị Hà

thiện của Yoko – người con gái xứ tuyết mà Shimamura đã gặp trên chuyến
tàu trở lại xứ tuyết lần hai.
Chàng bị ám ảnh, bị mê hoặc bởi giọng nói của nàng “ Đó là giọng nói
cảm động, có âm sắc đẹp đến não nùng”. Yoko là một cô gái giàu lòng nhân
hậu, vị ta, yêu đời, yêu lao động. Nàng sống trong cô đơn, lẻ loi không lấy
một người tình để chia sẻ. Gặp Shimamura nàng cũng đem lòng yêu chàng.
Tình yêu của nàng cũng không kém phần mãnh liệt nhưng nó kín đáo, tế nhị
trong một tâm hồn đầy vị tha. Cuối cùng nàng đã chết- kết thúc quãng đời
xuân trẻ. Kết cục bi thảm của một mối tình trong sáng ấy là cái chết.
Cái chết của Yoko có một dụng ý nghệ thuật cao. Yoko được miêu tả
trong không gian tương phản, đậm màu sắc lãng mạn. Không gian tràn ngập
tuyết trắng và rực màu lửa cháy. Người con gái ấy chết trong đám lửa đẹp tựa
thiên thần trong ánh sáng hào quang, giống như một cánh hoa anh đào rụng
giữa độ rực rỡ nhất. Khi Komako bế Yoko trên tay, Shimamura cảm thấy
dường như “ dải Ngân Hà tuột vào trong người chàng trong một tiếng gầm dữ
dội”. Cái đẹp đã làm một cuộc hoá thân đau đớn nhưng tuyệt vời.
Y. Kawabata đã miêu tả cảnh cháy dữ dội, hãi hùng trong kho kén “một
cột lửa bốc vụt lên trên những mái nhà”, “ tiếng lửa rần rật cháy”,” Những
lưỡi lửa “ném” ra trước mặt”. Lửa đã thiêu đốt tất cả. Shimamura coi sự bất
động của Yoko như một sự hoá thân. một giai đoạn trung chuyển, một hình
thức cuộc sống thể chất. Lửa đã thiêu cả tình yêu và sự sống nhưng cũng
khiến Yoko trở nên bất tử. Cái đẹp và nàng là cái mà suốt đời Shimamura
không thể nắm bắt được đã đi vào cõi vĩnh hằng.
“ Dải Ngân Hà” được tác giả nhắc đi nhắc lại nhiều lần tạo nên sự ám
ảnh trong lòng người đọc.
Trong cảnh cháy dữ dội của kho kén, dải Ngân Hà xuất hiện như một
hiện tượng kỳ lạ, bất ngờ. Lúc đầu Shimamura tưởng nó là đám cháy. Vẻ đẹp

Trƣờng ĐHSP Hà Nội 2 20 K32D- Ngữ Văn


Khoá luận tốt nghiệp Phạm Thị Hà

kì diệu của dải Ngân Hà khiến Komako vừa phát hiện thấy đã thốt lên: “ ồ!
Dải Ngân Hà! Đẹp quá!”, Shimamura thì “ Không rời mắt. Nhìn dải Ngân Hà,
tâm hồn lãng mạn của Shimamura còn có những liên tưởng thú vị. “ Dải Ngân
Hà nghiêng cái vòng cung xuống, ôm lấy trái đất tối đêm trong cái xiết thanh
sạch, vô cảm”.
Vẻ đẹp huy hoàng, lộng lẫy của dải Ngân Hà đối lập với ánh lửa bốc
cháy rần rật kinh hoàng của kho kén. Không phải ngẫu nhiên mà hình ảnh này
lại được xuất hiện đúng lúc xảy ra vụ cháy ở kho kén - Nơi đã cướp đi sự
sống của người con gái đang tuổi thanh xuân. Sự xuất hiện của nó mang dụng
ý nghệ thuật cao: Dải Ngân Hà xuất hiện như một thế giới siêu nhiên đang ra
sức bảo vệ cái đẹp, cứu rỗi cái đẹp.
Cái chết của Yoko làm Shimamura tỉnh ngộ. Chàng cũng trong tâm
trạng đau đớn vô cùng “ tiếng kêu thét của Komako đã xuyên suốt người anh
và cái bắp chân co duỗi của Yoko buốt dọc xương sống xuống tận đầu ngón
chân” Một nỗi lo âu khó tả làm tim anh thắt lại.
Trước đó Shimamura có linh cảm về sự xa cách sắp tới mà anh luôn
muốn cưỡng lại sự chia ly đó. Còn bây giờ vẻ đẹp mà chàng ngưỡng mộ,
mong muốn đã bay vào cõi vĩnh hằng để suốt đời chàng không bao giờ với tới
được. Có lẽ từ đây, Shimamura sẽ nhận ra giá trị đích thực của cuộc sống,
sống có ích hơn chứ không phải suốt đời dành thời gian để tìm những cảm
giác mới lạ, những đam mê hời hợt.
Hình ảnh biểu tượng: Tuyết - Lửa – Ngân Hà đan xen vào nhau tạo ra
bức tranh không gian vùng xứ tuyết vừa tươi đẹp, vừa dữ dội.
Hình ảnh Komako bế Yoko trên tay cũng mang nhiều ý nghĩa. Nó
giống như một sự trừng phạt nặng nề với Komako “ sự cố gắng hằn lên trên
khuôn mặt cô nét khắc khổ tuyệt vọng và dưới đó, rất thanh tú là gương mặt
thanh thản của Yoko, trắng bệch và bất động, dường như linh hồn đã bay

Trƣờng ĐHSP Hà Nội 2 21 K32D- Ngữ Văn


Khoá luận tốt nghiệp Phạm Thị Hà

đi…người ta không hề biết cô đang mang một vật dâng hiến cho lễ hoả thiêu
hay là sức nặng của hình phạt trong mình”. Hai người phụ nữ đã nhập vào
một trong cảnh tượng hãi hùng ấy.
Không gian đám cháy cũng là một trong những tiêu điểm chính làm
nền cho câu chuyện, là hiện thực mà từ đó tâm hồn của Shimamura được bộc
lộ rõ nét hơn.
1.2.2 Không gian tâm lý
Không gian tâm lý được tạo ra do dòng ý thức bên trong của nhân vật,
thường gắn với hồi ức, tưởng tượng, giấc mơ … Đây là không gian đặc biệt
mang cảm quan đời sống của nhà văn. Không gian này mang đậm dấu ấn
trạng thái tinh thần, đạo đức, tính cách, số phận của từng nhân vật cụ thể,
những sắc thái biểu hiện của không gian ngoại cảnh thường được khúc xạ qua
lăng kính chủ quan, là một cái cớ để mở rộng suy tư, cảm xúc của nhân vật.
Không gian chật hẹp có ảnh hưởng đến không gian tâm lí ( từ đó nhân vật
sống với hồi ức về một quá khứ không bao giờ trở lại ). Nhân vật tách mình
khỏi không gian thực để trở về với không gian quá khứ, không gian tâm
tưởng. Không gian tâm lí mang tính hướng nội, có vai trò thức dậy tình cảm,
cảm xúc của nhân vật. Trong sáng tác của Y.Kawabata vấn đề không gian
được xây dựng hoàn toàn phụ thuộc vào tâm trạng của nhân vật, đây là một
dạng không gian tâm lý- không gian tồn tại chủ yếu trong các sáng tác của
ông.
Trong Ngàn cánh hạc có rất nhiều không gian liên quan đến tâm trạng
con người. Gia đình Kikuji bị Chikakô “ ám” từ khi chàng còn là một cậu bé
và cứ mỗi lần cô ta xuất hiện, chàng lại thấy không gian xung quanh trở nên
ảm đạm, xấu xí. Trên đường từ sở về nhà, khi biết Chikakô đã tự ý sắp xếp

Trƣờng ĐHSP Hà Nội 2 22 K32D- Ngữ Văn


Khoá luận tốt nghiệp Phạm Thị Hà

một buổi trà đạo nho nhỏ trong nhà mình, Kikuji thấy “ khách bộ hành qua lại
thưa thớt một cách khác thường. Con phố im lìm và hoang vắng…”
Ở Tiếng rền của núi không gian tâm trạng của nhân vật cũng được thể
hiện rõ nét. Ông Shingô thường hay nhớ về những khoảng không gian xưa cũ
nhưng nhiều kỷ niệm gắn với người chị gái vợ. Đó là cảnh vườn nhà cha vợ
với hình ảnh chị gái vợ sáng sáng thức dậy dọn dẹp tuyết trên các dãy chậu
hoa. Ông Shingô vốn nặng lòng với người chị gái vợ và sau này lại thấy cô
con dâu phẳng phất dáng nét của người xưa khiến cuộc sống của ông là một
chuỗi suy tư, không gian sống của ông chính là không gian tâm lý do bản thân
ông tạo ra.
Được đánh giá là tác phẩm thuần tuý Nhật Bản khác với lối tư duy
trong ngôn ngữ phương Tây vốn nặng nề về gò bó duy lí, Y. Kawabata không
chỉ xây dựng thời gian tâm lí mà ngay cả không gian cũng là không gian tâm
lí. Không gian được miêu tả theo diễn biến của nhân vật. Đây là kiểu không
gian chiếm vị trí tương đối trong Xứ tuyết.
Thủ pháp “ dòng ý thức” đã tạo ra không gian nghệ thuật của tác phẩm
thay đổi không phụ thuộc vào không gian nhỏ hẹp của căn phòng mà luôn đưa
nhân vật trở lại những bối cảnh khác nhau với những con người tạo nên
những trường nhìn khác nhau. Chính vì vậy không gian tâm lý thay đổi rất đa
dạng theo diễn biến tâm trạng của nhân vật Shimamura. Không gian rất
khoáng đạt vì nó được tái hiện theo những dòng hồi tưởng theo những phút
riêng mình.
Trong Xứ tuyết chủ yếu là dạng không gian của những dòng hồi tưởng,
liên tưởng- đây là dạng không gian xuất hiện trong ý thức nhờ những mối liên
hệ ngẫu nhiên, những cảm xúc bất chợt, những liên tưởng đan xen và những
dòng hồi ức triền miên của nhân vật.

Trƣờng ĐHSP Hà Nội 2 23 K32D- Ngữ Văn


Khoá luận tốt nghiệp Phạm Thị Hà

Không gian của những dòng hồi tưởng, liên tưởng là không gian của
những con đường, không gian những mảnh vườn, triền núi non, cánh đồng…
những khoảng không gian này không còn là không gian thiên nhiên đơn thuần
nữa mà nó đã phản ánh rõ nét sự góp mặt của dòng ý thức- cái làm nên chất
hiện đại trong lời văn của Y. Kawabata.
Shimamura có sở thích là được đi một mình đến các vùng núi. Sau một
tuần lễ đi khắp dãy núi Ba Tỉnh anh đã tới xứ tuyết. “ Khi từ núi xuống, anh
tự nhủ ngôi làng có vẻ đơn sơ kiểu nông thôn nhưng chắc là thú vị và tiện
nghi lắm”. Trước đó, Shimamura chưa hề đặt chân tới đây nhưng anh đã cảm
nhận được bản chất sâu sắc nơi anh đến. Và quả đúng vậy, ngôi làng nơi anh
trọ là một trong những làng phồn thịnh nhất xứ tuyết khắc nghiệt này. Ở đây
anh đã có một kỳ nghỉ thú vị và đầy ấn tượng, anh gặp nàng geisha Komako –
một người “ xứng đáng được anh chia sẻ sự hứng khởi cao quý và sự thanh
thản mà anh có được ở vùng núi cao này”. Nàng là một cô gái biết lắng nghe,
biết chia sẻ và nàng cũng hết sức thoải mái, cởi mở kể về quá khứ của mình.
Mỗi lần nói chuyện với nàng, Shimamura đều cảm nhận được sự yên tĩnh và
thanh bình “ Với một cảm giác kì lạ, Shimamura thấy mình tựa lưng vào cái
cây già nhất, một thân cây không hiểu tại sao ở mé phương Bắc chỉ toàn cành
chết và cành gãy…”. Không gian nơi xứ tuyết đã mở ra trong tâm hồn chàng
những cảm xúc, cảm giác mới mẻ, được thả hồn vào thiên nhiên, cảm nhận sự
yên tĩnh, thanh bình của cuộc sống.
Trên chuyến tàu đến với xứ tuyết lần thứ hai, Shimamura ngồi cùng toa
với một người đàn ông ốm yếu và một cô gái trẻ. Họ đã trở thành mối suy
ngẫm trong anh. Khi ngắm gương mặt người con gái, đặc biệt là đôi mắt của
nàng qua gương, Shimamura như bị cuốn theo những dòng mơ tưởng. Khuôn
mặt ấy, đôi mắt ấy còn kì diệu biết bao khi được tâm hồn lãng mạn của

Trƣờng ĐHSP Hà Nội 2 24 K32D- Ngữ Văn


Khoá luận tốt nghiệp Phạm Thị Hà

Shimamura soi chiếu trong một không gian rộng lớn của phong cảnh núi non
lúc buổi tối. Vẻ đẹp ấy được thiên nhiên tác động, được thiên nhiên làm nền
khiến nàng hiện lên càng lung linh hơn. Đó là lúc Shimamura nhìn thấy “ một
ánh lửa tít xa trong núi bỗng loé sáng ở giữa gương mặt đẹp của người đàn bà
trẻ, khiến cho vẻ đẹp không thể nào tả xiết ấy đạt tới đỉnh điểm”. Đó là khi
phong cảnh núi non đã bị bầu trời đêm bao phủ khiến cho nó “ chẳng còn màu
sắc gì” “ chẳng còn gì để nhìn”. “Tất cả lướt qua như một lớp sóng mờ ảo,
đơn điệu và nhạt nhẽo dưới đường nét của người đàn bà trẻ”. Sự đối lập giữa
khuôn mặt người phụ nữ trẻ trong đêm tối khiến khuôn mặt đó càng ngời sáng
đến trong suốt. Shimamura còn có tưởng tượng kỳ diệu hơn khi đốm lửa lạnh
lẽo thấp thoáng xa xa kia dịch chuyển đúng đồng tử của người đàn bà trẻ “ khi
ánh mắt và ánh lửa trùng khít nhau thì đó là vẻ đẹp huyền diệu lạ kỳ, con mắt
rực sáng ấy như lệnh đênh trên đại dương đen tối và những con sóng xô
nhanh của núi non” và “ anh như đang mê đi trước bức tranh vừa không thực
lại vừa siêu nhiên, anh bị quyến rũ bởi sắc đẹp lạ kỳ của khuôn mặt đang lướt
trên nền phong cảnh ban đêm”. Không còn biết mình mơ hay tỉnh, anh tưởng
rằng như đang ngắm “ một khuôn mặt phụ nữ bên ngoài, một khuôn mặt bồng
bềnh trên nền phong cảnh quái dị và tối om lướt qua nhanh không dứt”. Đó là
vẻ đẹp mà không bao giờ Shimamura nắm bắt được.
Trong căn phòng trọ ở xứ tuyết Shimamura cảm nhận được sự yên tĩnh
bao trùm lên phong cảnh với vẻ khắc nghiệt, khô khan. “ trời không có trăng,
Nhưng các ngôi sao lại quá nhiều đến nỗi không biết chúng có thật không,
chúng lấp lánh ngay gần tới mức tưởng như trông thấy chúng lao vút vào
trong khoảng không” “ các đỉnh núi cao chồng lẫn vào nhau thành một đường
gấp khúc oai nghiêm đối mặt với bầu trời sao tạo lên một đường chân trời lớn
lao và đen sẫm, gợi cảm giác âu lo”, cảm giác âu lo qua đi lại hiện hữu một

Trƣờng ĐHSP Hà Nội 2 25 K32D- Ngữ Văn


Khoá luận tốt nghiệp Phạm Thị Hà

nỗi buồn không tên “ sự cân bằng hài hoà giữa bầu trời và đường gấp khúc
tối sẫm của các đỉnh núi đã bị phá vỡ”.
Gặp Komako trong khao khát rạo rực cháy bỏng “ anh tưởng như cô
đang khoả thân trước mặt anh” anh tự hỏi “ phải chăng cái lạnh làm anh sửng
sốt khi chạm vào đó”.
Khi nghe Komako nói chuyện về văn học, Shimamura bắt đầu nghĩ
rằng với những mơ mộng của anh về ba lê phương Tây, anh cũng khá giống
cô ở vài phương diện, “ anh ngạc nhiên hiểu rằng bây giờ, khi cô đã là một
geisha, cách xử sự của anh không thoải mái hơn, cũng chẳng tự do hơn”.
Khi đến căn phòng của Komako anh quan sát rồi tự hỏi “ không biết
bên kia lớp vách của căn phòng nhỏ bé, chót vót giữa không trung này là cái
gì và anh cảm thấy khó chịu như thể anh đang ở trên một cái ban công kín
mít, lơ lửng giữa trời”. “ Bỗng anh thấy buồn cười khi nghĩ rằng ánh sáng
xuyên thấu vào cơ thể sống động của Komako”.
Khi gặp Yoko ở phòng trọ của Komako anh đã thật sự xúc động và
“anh nhớ lại vẻ đẹp tinh khiết, khó tả nên lời của đốm lửa lạnh lẽo ở xa kia”, “
và trong tâm trạng ngất ngây mơ mộng anh dễ dàng quên mất thế giới con
người đã tác động vào trò chơi những phản chiếu bồng bềnh và những hình
ảnh kỳ lạ đã làm anh say mê” đan xen với không gian thực tại, không gian
liên tưởng còn là không gian thuộc về quá khứ của nhân vật. Tất cả cùng xuất
hiện như một dòng chảy miên man trong tâm hồn Shimmamura.
Khi muốn tìm về quá khứ thì con người ta phải dùng trí óc để làm
phương tiện “ hồi tưởng lại”. Đây chính là cách thức để con người có thể đến
được với ký ức của mình. Y. Kawabata đã để Shimamura tự hồi tưởng lại quá
khứ của mình nhờ một sự việc gợi nhắc từ hiện tại. Nhờ có dòng hồi tưởng

Trƣờng ĐHSP Hà Nội 2 26 K32D- Ngữ Văn


Khoá luận tốt nghiệp Phạm Thị Hà

mà các miền không gian hiện ra trong ký ức Shimamura rất khoáng đạt, rộng
rãi. Không gian ấy luôn được thay đổi phù hợp với tâm trạng của nhân vật.
Khi Shimamura nghe Komako đàn, tiếng đàn samisen khiến anh “cảm
thấy như bị nhiễm điện… anh tưởng như những nốt nhạc đầu tiên đã khoét
một cái hốc sâu trong ruột gan anh tạo một khoảng trống cho tiếng đàn tinh
khiết và trong sáng âm vang”. Tiếng đàn ấy kéo Shimamura ngập trong cảm
giác đê mê, khiến anh sững sờ, bị cuốn theo cảm giác gần như “ sùng kính”
ngập chìm trong biển cả những luyến tiếc, cảm động, hụt hẫng không thể
chống cự. “ Căn phòng này không lớn nhưng phải chăng cô chơi đàn đầy kiêu
hãnh như cô đang đứng trên một sân khấu lớn. Vẫn chịu tác động mạnh của
chất thơ quyến rũ của vùng núi, Shimamura thả hồn mơ mộng”.
Tiềng đàn của Komako được miêu tả với những cung bậc: Lúc thì
khoan thai kỹ lưỡng, đoạn thì lướt nhanh dồn dập… đặc biệt là tiếng đàn của
nàng trở lên tuyệt diệu hơn trong khung cảnh thiên nhiên mùa đông ngập tràn
tuyết trắng. Chính Komako cũng phải thừa nhận sự tuyệt diệu này “ khi thời
tiết thế này tiếng đàn nghe khác hẳn” độ âm vang phong phú, sức hoà âm
mạnh mẽ, quả thật đúng như lời cô nói. Và còn nhiều cái đặc biệt nữa, bởi
khung cảnh trong sự cô đơn thân mật này, xa những nhốn nháo của thành phố,
xa những xảo thuật của sân khấu, không có những bức tường của nhà hát,
không có công chúng, ở giữa lòng buổi sáng mùa đông quang đãng này, ở
giữa sự trong suốt như pha lê mà ở đó chất pha lê của âm nhạc hình như tung
tiếng hát rung cảm và tinh khiết của nó đến tận những đỉnh núi đầy tuyết ở tít
xa, tận đường chân trời”. Đó là sự cảm nhận một tiếng đàn tinh khiết giữa
không gian tinh khiết, nguyên chất, không bị pha lẫn bởi âm thanh nào khác.
Shimamura có ý nghĩ rằng chính thiên nhiên nơi đây đã tôi luyện cho con
người này thêm vững vàng, bản lĩnh “ tự tập đàn hát ở vùng hẻo lánh này phải

Trƣờng ĐHSP Hà Nội 2 27 K32D- Ngữ Văn


Khoá luận tốt nghiệp Phạm Thị Hà

chăng Komako đã thấm đẫm những thần diệu, những sức mạnh huyền bí và
những đức hạnh của thiên nhiên nơi đây mà có lẽ cô không biết? Đó là thiên
nhiên hùng vĩ và hoang dã của vùng núi non và thung lũng”. Tiếng đàn đó
mang nét đẹp đằm thắm, trong sáng của Komako trong mọi không gian, thời
gian.
Một điều dễ dàng nhận thấy trong sáng tác của Y. Kawabata: Hình ảnh
màn đêm trở lại nhiều lần trong tác phẩm như mang theo tâm trạng của con
người. Thể hiện nỗi cô đơn rộng lớn bao la của tâm hồn Shimamura…trước
khi lên tàu về Tokyo, Shimamura cùng Komako đi dạo trên khoảng đất nhỏ
trước nhà ga, anh “ vừa ngắm nhìn cảnh vật vừa nghĩ đến sự chật hẹp của
thung lũng bé xíu bị ép chặt giữa những ngọn núi tuyết phủ này” và anh có
cảm giác “ nơi đây chẳng khác gì một cái túi tối om, một cái hốc xiết bao đơn
độc ở giữa vùng núi hẻo lánh này”.
Rời xứ tuyết anh thấy mình như đang ngồi trên một cỗ xe siêu nhiên du
hành trong cõi phi thực đang được đưa về trốn hư vô rộng lớn vĩnh hằng”.
Trở lại đây trong mùa thu Shimamura bỗng nhớ lại“ giữa thời du ngoạn
mùa thu, anh lại cảm thấy trong mình tiếng gọi của những đỉnh núi cao mà
xưa kia anh chưa trèo lên được”.
Cùng với Komako đi dạo “ Ngang qua khu rừng bá hương, nơi mà sự
yên tĩnh dường như đang tuôn chảy thành những giọt nước mát mẻ và êm
đềm” họ gặp Yoko, Shimamura lại bắt gặp giọng nói của nàng “ thứ tiếng nói
thấm vào anh bởi nỗi buồn rất sang như là nàng tuyệt vọng gọi một hành
khách nào đó đã khuất dạng trên một con tàu giữa mênh mang biển cả”, tiếng
nói ấy luôn để lại ấn tượng sâu đậm trong tâm trí Shimamura.
Trong khoảng thời gian ở đây Shimamura đã khám phá ra những vùng
đất mới, không những thế anh còn có cảm nhận mới về không gian nơi đây
“Dọc bờ biển Bắc, biển mùa thu gầm thét và núi non cùng lúc tạo ra ở đây,

Trƣờng ĐHSP Hà Nội 2 28 K32D- Ngữ Văn


Khoá luận tốt nghiệp Phạm Thị Hà

giữa lòng xứ sở vẳng lên tiếng thở dài ghê gớm giống như tiếng ầm ầm của
sấm”.
Lựa chọn không gian “được tái hiện bởi suy nghĩ ”này, Y. Kawabata đã
đưa nhân vật trở về với khoảng không gian xưa cũ từ những mối liên hệ trong
thực tại. Qua không gian này, nhà văn đã phản ánh được thế giới tâm hồn của
nhân vật một cách phong phú, sống động như ngoài đời.
Có thể khẳng định không gian thực và không gian tâm lí đã đóng góp
rất lớn cho thành công của Xứ tuyết. Y. Kawabata đã kết hợp thật tài tình, hoà
điệu giữa truyền thống và hiện đại, giữa phương Đông và phương Tây, không
gian nghệ thuật trong tác phẩm của ông nhờ đó mà trở nên hấp dẫn đặc biệt.
Nó đặc sắc bởi chất truyền thống trong không gian hiện thực với chất
hiện đại trong không gian tâm lý. Từ đó, người đọc có thể hiểu rõ, không gian
nghệ thuật là một thủ pháp giúp nhà văn khắc sâu trong lòng người đọc ấn
tượng về cuộc sống con người và nội dung tư tưởng mà tác giả muốn gửi
gắm. Với Xứ tuyết, đó là sự tôn vinh vẻ đẹp con người, vẻ đẹp thiên nhiên, vẻ
đẹp tâm hồn, vẻ đẹp mà khi cảm nhận, những người vô tình như Shimamura
sẽ có rung động.

Trƣờng ĐHSP Hà Nội 2 29 K32D- Ngữ Văn


Khoá luận tốt nghiệp Phạm Thị Hà

CHƢƠNG 2
THỜI GIAN NGHỆ THUẬT TRONG XỨ TUYẾT

2.1. Khái niệm thời gian nghệ thuật


Thời gian là hình thức tồn tại cơ bản của vật chất, trong đó có cuộc
sống con người, không gì có thể tồn tại ngoài thời gian.
Khoa học và thực tiễn cho thấy: Có một thời gian vật lý tuyệt đối vận
động không theo ý muốn của con người. Đó là thời gian diễn ra từng giây,
từng phút, từng giờ và được đo bằng mặt trời, bằng đồng hồ… Thời gian này
được hiểu là hình thái tồn tại của vật chất diễn biến theo ba trạng thái: Quá
khứ, hiện tại. tương lai. Nó vận động và phát triển một chiều tuyến tính và
khách quan không theo ý muốn của con người.
Tuy nhiên, đó chưa phải là thời gian nghệ thuât. Thời gian nghệ thuật
chỉ có trong thế giới nghệ thật và mang tính chủ quan của người nghệ sĩ.

Trƣờng ĐHSP Hà Nội 2 30 K32D- Ngữ Văn


Khoá luận tốt nghiệp Phạm Thị Hà

Trong cuốn “ Từ điển thuật ngữ văn học”, các tác giả Lê Bá Hán, Nguyễn
Khắc Phi, Trần Đình Sử nhận xét: “ Thời gian nghệ thật trong tác phẩm văn
học chính là hình thức nội tại của hình tượng nghệ thuật thể hiện tính chỉnh
thể của nó”. Các tác giả còn khẳng định: “ thời gian nghệ thuật phản ánh sự
cảm thụ thời gian của con người trong từng thời kỳ lịch sử, từng giai đoạn
phát triển, nó cũng thể hiện sự cảm thụ độc đáo của tác giả và phương thức
tồn tại của con người trong thế giới”.
Tác phẩm văn học biến sự cảm thụ thời gian mang tính chất khách quan
thành một trong những hình thức phản ánh hiện thực. Tuy nhiên, tác phẩm
văn học cũng thể hiện cả thời gian khách quan, có khi nó tuân thủ triệt để
nguyên tắc thống nhất giữa thời gian của truyện và thời gian của người đọc.
Có khi nó lại phá bỏ nguyên tắc ấy, tô đậm sự khác nhau giữa các dạng thời
gian bằng cách dấu mạch trần thuật chủ yếu theo dòng thời gian chủ quan.
Thời gian nghệ thuật thể hiện sự tự cảm thấy của con người trong thế
giới. Có thời gian nghệ thuật không tách rời với chuỗi biến cố cốt truyện, có
thời gian nghệ thuật xây dựng trên dòng tâm trạng và ý thức. Thời gian nghệ
thuật phản ánh sự cảm thụ thời gian của con người trong từng thời kì lịch sử,
từng giai đoạn phát triển, nó cũng thể hiện sự cảm thụ độc đáo của tác giả về
phương thức tồn tại của con người trong thế giới.
Là phản ánh thời gian khách quan nên thời gian nghệ thuật cũng có độ
dài, nhịp độ, tốc độ; có ba chiều: Quá khứ, hiện tại tương lai; có hướng vận
động trật tự: Trước, sau, liên tục.
Thời gian trong tác phẩm văn chương chỉ trở thành thời gian nghệ thuật
khi nó trực tiếp tác động vào nhân vật, những biến động của tâm tư. Nó cùng
với các yếu tố khác góp phần làm nổi bật chủ đề tác phẩm.

Trƣờng ĐHSP Hà Nội 2 31 K32D- Ngữ Văn


Khoá luận tốt nghiệp Phạm Thị Hà

Trong cuốn “ Dẫn luận thi pháp học” của Giáo sư Trần Đình Sử có bàn
về thời gian nghệ thuật như sau: “ Thời gian nghệ thuật là một phạm trù nghệ
thuật… là thời gian mà ta có thể chiêm nghiệm được trong tác phẩm nghệ
thuật với độ dài của nó, với nhịp độ nhanh hay chậm, với chiều dài thời gian
là quá khứ, hiện tại hay tương lai”.
Thời gian nghệ thuật là sáng tạo của tác giả trên cơ sở tổ chức chất liệu.
Nó có thể trùng khớp với “ thời gian vật chất” nhưng cũng có thể biến dạng
để chuyển tải tư tưởng, cảm nhận của tác giả về thế giới về đời sống xã hội.
Cả chiều dài, quy mô hướng vận động của thời gian trong tác phẩm nghệ
thuật đều phụ truộc vào nhận thức của nghệ sĩ. Nó thoát khỏi sự vận động một
chiều của “thời gian tự nhiên khách quan” ( đo bằng lịch và đồng hồ). Nghệ sĩ
có thể chọn điểm nhìn bắt đầu và kết thúc. Có thể đảo ngược từ hiện tại hồi
tưởng về quá khứ, hoặc có thể đồng hiện cho ta thấy một lúc cái hôm qua,
ngày mai, trong ngày hôm nay. Tác giả cũng có thể để thời gian nhanh hay
chậm, có khi thời gian kéo dài dằng dặc như ngàn năm cũng có thể thấy tháng
năm như chốc lát hoặc có thể dồn nén trăm năm, nghìn năm vào một giờ để
cho thấy các cuộc vận động chậm chạp mà đời người không thể cảm nhận
được.
Nói về cách tổ chức thời gian trong mỗi trào lưu sáng tác, Trần Đình
Sử đã tổng kết trong cuốn “ Thi pháp thơ Tố Hữu”, nêu rõ: “ Chủ nghĩa cổ
điển thường đồng nhất văn học vào thời gian khách quan để xây dựng một
thời gian lí tưởng. Họ phát hiện ra một thời gian lịch sử trừu tượng, chủ nghĩa
hiện thực theo hướng khác. Đó là tìm hướng tổng hợp giữa thời gian sinh hoạt
hàng ngày của con người với thời gian lịch sử các sự biến xã hội”.

Trƣờng ĐHSP Hà Nội 2 32 K32D- Ngữ Văn


Khoá luận tốt nghiệp Phạm Thị Hà

Thời gian nghệ thuật luôn gắn liền với tổ chức bên trong hình tượng
nghệ thuật. Khi nào ngòi bút nghệ sĩ chạy theo diễn biến sự kiện thì thời gian
trôi nhanh. Khi nào dừng lại miêu tả chi tiết thì thời gian dừng lại, đi chậm lại.
Trong tác phẩm văn học, thời gian được biểu hiện bằng nhiều phương
tiện, đó là các trạng từ chỉ thời gian: “ Ngày xửa ngày xưa”, “ ngày xưa”,
“ngày ấy”, “ cách không lâu”… Đó là các từ chỉ các đoạn thời gian, chỉ cách
tính thời gian. Thời gian còn được chỉ bằng các dấu hiệu tuổi trẻ, xuân, hạ,
thu, đông, hoa mai nở,… song điều quan trọng không chỉ là cách biểu thị thời
gian mà là quan niệm, cách hiểu thời gian của tác giả.
2.2. Thời gian nghệ thuật trong Xứ tuyết
Thời gian nghệ thuật trong tác phẩm của Y. Kawabata cũng là một
trong những yếu tố nghệ thuật độc đáo giúp ông làm nên sự hấp dẫn cho tác
phẩm của mình.
Ngôn ngữ truyện điềm đạm, dịu dàng, sâu lắng, trong sáng, ngắn gọn,
cách sử dụng thi pháp Chân không đặc trưng ( tạo ra khoảng trống để người
đọc suy nghĩ nhận thức ) đã thu hút được độc giả đến với tác phẩm. Xứ tuyết
mang cốt truyện đơn giản nhưng nó thể hiện đỉnh cao mỹ học của Kawabata.
Song điều làm nên thành công của tác phẩm không chỉ dừng lại ở đó mà còn
thể hiện ở cách xây dựng thời gian nghệ thuật mang đậm phong cách riêng
của nhà văn.
Trong Xứ tuyết có hai kiểu thời gian chính, đó là: Thời gian tự nhiên
(thời gian gắn với những thời điểm cụ thể trong ngày; thời gian được tính theo
mùa, thời gian sinh mệnh) và thời gian tâm lý.
2.2.1. Thời gian tự nhiên
Đây là dòng thời gian diễn ra ngay tại thời điểm nhân vật đang sống và
hoạt động “gắn với tiến trình cuộc đời nhân vật hoà trộn thời gian sự kiện với

Trƣờng ĐHSP Hà Nội 2 33 K32D- Ngữ Văn


Khoá luận tốt nghiệp Phạm Thị Hà

thời gian sinh hoạt tới mức thành một sự kiện thống nhất không thể chia
tách”. Nó là thời gian tự nhiên khách quan vận động, trôi chảy theo quy luật
tuần tự, tuyến tính. Trong một ngày thời gian được đánh dấu bằng các thời
điểm: Sớm, trưa, chiều, tối, trong một năm là sự tiếp nối của bốn mùa: Xuân,
hạ, thu, đông, trong một đời người được đánh dấu bằng: Tuổi trẻ, tuổi già.
Trong mỗi tác phẩm của Y.Kawabata thời gian nghệ thuật được xây
dựng khác nhau nhưng đều thể hiện quan điểm của tác giả đó là hướng về quá
khứ để tìm lại vẻ đẹp truyền thống đang bị lãng quên.
Thời gian nghệ thuật trong Xứ tuyết không đơn thuần là thời gian được
xây dựng theo diễn biến tâm trạng nhân vật mà nó còn là khoảng thời gian
gắn với cuộc đời nhân vật, gắn với cuộc hành trình của Shimamura tới xứ
tuyết.
2.2.1.1. Thời gian tự nhiên gắn với những thời điểm cụ thể.
Để cụ thể hoá hơn chi tiết câu chuyện, chuyển tải tinh tế nội dung tác
phẩm Y.Kawabata đã xây dựng bố cục thời gian trong Xứ tuyết gắn với
những thời điểm cụ thể là: Ngày, giờ, phút. Thời gian này tuy không đóng vai
trò chủ đạo nhưng có vị trí rất quan trọng trong tác phẩm. Nó cho thấy trong
việc xây dựng thời gian nghệ thuật tác giả luôn tôn trọng thời gian, tuân theo
quy luật khách quan đồng thời vẫn nhấn mạnh được dụng ý nghệ thuật của
mình.
Câu chuyện diễn ra theo hành trình những lần Shimamura đến xứ tuyết.
Cốt truyện không được xây dựng theo một trật tự tuyến tính mà mở đầu câu
chuyện lại là cuộc hành trình đến xứ tuyết lần hai của Shimamura.
Khi đi tìm hiểu thống kê thời gian trong Xứ tuyết gắn với những thời
điểm cụ thể chúng tôi đã thống kê trong tác phẩm có tới 81 lần nhắc tới thời
gian về đêm với các từ: Đêm nay, đang đêm, màn đêm đang đổ xuống, đêm
hội đã tan, ban đêm, đêm tối, tối đầu tiên, bắt đầu tối…; 23 lần nhắc tới thời

Trƣờng ĐHSP Hà Nội 2 34 K32D- Ngữ Văn


Khoá luận tốt nghiệp Phạm Thị Hà

gian về sáng với các từ: ánh sáng buổi mai, sáng hôm ấy, lúc sớm tinh mơ,
sáng nay, buổi sáng, trời đã sáng, lúc sáng sớm… và 8 lần nhắc tới buổi chiều
với các từ: Chiều nay, bóng chiều, buổi chiều.
Thời gian đêm tối hay sáng sớm…vốn là thời gian tự nhiên mang tính
khách quan nhưng khi được nhà văn sử dụng nhiều lần, lặp đi lặp lại thì
chúng lại trở thành một tín hiệu nghệ thuật nhằm chuyển tải tư tưởng nào đó
của tác giả.
Trình tự các sự kiện trong truyện diễn ra theo hành trình lên miền Bắc
nước Nhật để thưởng ngoạn phong cảnh vùng tuyết của Shimamura.
Lần đầu tiên Shimamura đến xứ tuyết: “ Thế là một buổi chiều, anh tới
trạm suối nước nóng sau một tuần lễ đi khắp dãy núi Ba Tỉnh”. Câu chuyện
diễn ra ở thời gian hiện tại- lần thứ hai Shimamura đến xứ tuyết và khi gặp lại
Komako một tình nhân nơi xứ tuyết Shimamura đã hồi tưởng lại thời gian lần
đầu chàng tới đây.
Lần thứ hai Shimamura đến xứ tuyết: “ Qua một đường hầm dài giữa
hai vùng đất và thế là đã đến xứ tuyết”.
Lần thứ ba: “ Thứ đầu tiên đập vào mắt anh khi từ xe lửa bước xuống là
tấm áo choàng trắng bạc lộng lẫy… niềm vui nhen lên từ cảnh sắc tuyệt vời,
lại như có điều chi đó làm anh thầm ngây ngất, thứ tiếng tự chào mừng đón
hỏi: Chao ôi! mình đã ở đây thật rồi”.
Thời gian Shimamura ở xứ tuyết là những khoảng thời gian khác nhau
nhưng tác giả vẫn dùng đến những thời điểm giờ giấc gần như cụ thể để miêu
tả:
Lần đầu tiên đến xứ tuyết “ Anh nhờ gọi cho mình một geisha… nhưng
kìa khoảng một tiếng đồng hồ sau cô hầu đã dẫn về cô gái ở trọ nhà bà dạy
nhạc”- đây cũng là lần đầu tiên Shimamura gặp Komako, cô chính là người

Trƣờng ĐHSP Hà Nội 2 35 K32D- Ngữ Văn


Khoá luận tốt nghiệp Phạm Thị Hà

đàn bà mà suốt bảy ngày một mình lang thang trên núi cao anh vẫn muốn có
để bầu bạn. Cô gái trước mặt anh gợi cho anh những tình cảm bạn bè trong
sạch.
Cô gái đã rất tức giận khi nghe Shimamura nhờ gọi cho anh một geisha
“Shimamura biết anh trơ trẽn thú nhận những đòi hỏi đàn ông” nhưng khi cô
geisha khoảng 17 hay 18 tuổi đến, vừa thoạt nhìn, Shimamura đã thấy lòng
ham muốn của anh tắt ngấm. Mặc dầu vậy, Shimamura vẫn ngồi được khoảng
“một tiếng đồng hồ với cô gái này. Anh đang tìm cái cớ để giũ bỏ cô ta”…
“Shimamura chia tay cô gái, anh ra ngoài và lên sườn núi. Anh gặp cô gái trên
núi, họ nói chuyện, đã có vẻ quyến luyến nhau”, “ tối hôm ấy, có lẽ khoảng
10 giờ cô gái gọi tên Shimamura rất to ở ngoài hành lang” cô đến để trò
chuyện vài câu với Shimamura rồi lại quay đi “…cô lảo đảo bước ra. Khoảng
gần 1 giờ đồng hồ sau đó, Shimamura nghe thấy những bước chân như chệnh
choạng đang tiến một cách ngặng nhọc dọc theo hành lang. Lúc này cô gái đã
say mềm, Shimamura giúp cô vào phòng, “ Shimamura phải ôm lấy
cô…Trong khi ôm chặt cô, anh âu yếm luồn một bàn tay vào trong cổ áo cô”
cô tức giận với cánh tay của mình vì nó đã không làm điều cô muốn, rồi “ cái
đầu tội nghiệp của cô lại nhức như búa bổ. Cô quằn quại đau đớn, rồi oằn
người ngã vật xuống chân tường rên rỉ…ối, tôi đau nhức quá… tôi muốn về.
Về nhà tôi” và “ cô đấu tranh một cách tuyệt vọng để khỏi ngã lăn ra đất, để
khỏi quỵ hẳn. Và mỗi lần gượng lại được một chút, cô đều nhắc đi nhắc lại:
“Tôi về đây ! tôi cần phải về!” và sự việc cứ như vậy cho đến hơn 2 giờ sáng.
Đêm đó cô gái đã ở lại với Shimamura và cùng ngày hôm đó anh trở về
Tokyo.
Lần thứ hai đến xứ tuyết, Shimamura đã có cơ hội “đến thăm” nhà
Komako. Khi từ nhà nàng trở về, anh gọi bà tẩm quất mù đến tẩm quất, lúc
này là “ 2giờ 35 phút” anh đã có cuộc nói chuyện với bà và biết rõ thêm về

Trƣờng ĐHSP Hà Nội 2 36 K32D- Ngữ Văn


Khoá luận tốt nghiệp Phạm Thị Hà

một phần đời Komako- một cô gái chỉ biết hi sinh không mong đền đáp. Sẵn
sàng trở thành geisha chuyên nghiệp để cứu con trai bà giáo dạy nhạc.
“ Sáng hôm sau, khi thức giấc Shimamura thấy Komako chống khuỷu
tay trên lò sưởi kotastsu đang vẽ linh tinh trên bìa một tờ tạp chí cũ… Mấy
giờ rồi? Đã 8 giờ”.
“Shimamura chuẩn bị đi chuyến tàu 3 giờ”… dù sao ở đây người ta
luôn tính theo giờ: “ rời nhà trọ lúc 5 giờ” hoặc “ rời nhà trọ lúc 12 giờ
đêm…” sau khi đã mua mấy món quà nhỏ để đem về Tokyo, “anh còn dư
khoảng 20 phút. Anh cùng Komako đi dạo trên khoảng đất nhỏ trước nhà ga”.
Shimamura trở lại xứ tuyết lần thứ ba: “ Tính ra từ lần đầu tiên anh tới
đây, cũng được hai năm rồi. Khoảng hai năm ấy, Shimamura đã đến với cô ba
lần, lần nào chàng cũng thấy có sự đổi mới trong đời Komako”.
“ Đêm trước. Komako đã ngủ lại với anh và giờ một mình trong phòng,
anh chỉ còn một nước là chờ đợi” “ sáng ra, khi choàng thức, anh nhìn thấy
Komako đàng hoàng…Shimamura nhìn khắp lượt căn phòng. Komako đến từ
đêm chăng ?Sao anh không hay nhỉ ! Anh lôi chiếc đồng hồ đeo tay từ dưới
gối: 6 giờ 30 phút”.
Lại một lần nữa Komako tới với Shimamura: “ 3 giờ sáng, Shimamura
nhỏm dậy và tiếng đập cửa mạnh, anh cảm thấy sức mạnh của thân hình
Komako dội vào ngực anh”, “ buổi sáng nay trước 7 giờ, còn giờ đây là 3 giờ
đêm, trong một ngày ngắn ngủi, hai lần đến thăm anh cô đều chọn giờ oái
oăm”. Komako than thở “ Đêm qua về đến nhà em, chẳng còn một giọt nước
nóng để pha trà…và lạnh ...lạnh quá thể ! sáng nay, chẳng ma nào gọi em dậy,
em ngủ đến tận 10 giờ rưỡi sáng mà em thì muốn đến thăm anh lúc 7 giờ”.
Việc nhấn mạnh các thời điểm cụ thể này giúp người đọc có những cảm
nhận chân thực hơn với nội dung câu chuyện. Ngoài ra nó còn giúp ta thấy rõ
hành trình của Shimamura ở xứ tuyết. Shimamura tìm về với xứ tuyết miền

Trƣờng ĐHSP Hà Nội 2 37 K32D- Ngữ Văn


Khoá luận tốt nghiệp Phạm Thị Hà

đất xa xôi mà thiên nhiên còn lưu giữ tinh thần Nhật Bản trong xu thế rời bỏ
thế giới thực tại đầy xô bồ, ồn ã của Tokyo.
Kiểu thời gian tự nhiên được xác định cụ thể theo ngày, giờ, phút đã
được Y.Kawabata dụng công xử lý với những ý đồ nghệ thuật để tạo ra giá trị
nghệ thuật cho tác phẩm. Khi đưa khoảng thời gian cụ thể và chính xác này
vào câu chuyện thì nó trở nên vừa có tính thuyết phục người đọc vừa chiếm
được lòng tin của người đọc.
Xứ tuyết mang âm hưởng truyền thống lữ hành của các thi nhân văn sĩ
Nhật Bản. Đây là câu chuyện về Shimamura- một người đàn ông sinh ra và
lớn lên ở Tokyo - đáp xe lửa lên miền Bắc để thưởng ngoạn phong cảnh của
vùng tuyết. Trước mắt người đọc hiện lên phong cảnh giàu chất trữ tình của
miền Bắc Nhật Bản với không gian bao la phủ đầy tuyết, tràn ngập ánh nắng
mặt trời, một khung cảnh nên thơ, quyến rũ lòng người: Ở đây chàng đã gặp
một kỹ nữ tên Komako yêu chàng sâu sắc, nàng bị dày vò bởi hy vọng vào
tình yêu mà không hề nghĩ đến chuyện Shimamura có thể chia sẻ tình yêu với
mình hay không. Lần thứ hai đến đây Shimamura đã gặp và bị lôi cuốn mê
mẩn người thiếu nữ chàng gặp trên tàu, nàng mang vẻ đẹp vừa huyền ảo vừa
siêu phàm với sự duyên dáng kỳ lạ của khuôn mặt trôi qua phong cảnh ban
đêm. Cô gái đó chính là Yoko với vẻ đẹp trong trắng và xa vời, monh manh
và mờ ảo, tin cậy và thơ ngây ngay cả trong cách nàng thể hiện tình yêu với
Shimamura.
Say đắm Komako nhưng trong Shimamura luôn diện hiện ánh sáng kỳ
ảo loé lên từ Yoko. Xúc cảm tình yêu của chàng dành cho Yoko ngày càng
lớn dần khi chàng cảm nhận được cái mờ ảo và mong manh của vẻ đẹp khó
diễn tả ấy. Cuối tác phẩm, nhà văn để cho Shimamura đứng nhìn đám cháy

Trƣờng ĐHSP Hà Nội 2 38 K32D- Ngữ Văn


Khoá luận tốt nghiệp Phạm Thị Hà

với cái chết của Yoko. Đây là một kết thúc mở tạo ra khoảng trống để người
đọc tự lấp đầy. Yoko vĩnh viễn là niềm khát khao của chàng Shimamura.
2.2.1.2. Thời gian tự nhiên được tính theo mùa.
Cảm nhận và kế thừa những giá trị sâu sắc của văn chương cổ điển, tác
phẩm của Y.Kawabata có âm hưởng riêng với dòng thời gian luân chuyển
theo mùa. Trong văn học truyền thống phương Đông, cảm thức mùa là một
trong những yếu tố quan trọng, đặc biệt với thơ Haikư Nhật Bản và thơ
Đường Trung Quốc. Đó là tiếng ve mùa hè, anh đào mùa xuân, hoa cúc mùa
thu, côn trùng mùa thu, tuyết mùa đông. Trong tác phẩm của Y.Kawabata, dù
thời gian cốt truyện chỉ là một ngày hay kéo dài cả năm, cảm thức mùa mà
chúng tôi nhận thấy không chỉ là việc nhắc đến mùa trong sự luân chuyển của
thời gian kể chuyện mà chính là biểu tượng mùa thông qua các sự vật hiện
tượng, các sự việc.
Trong Xứ tuyết Y.Kawabata đã miêu tả ba mùa: Mùa xuân, mùa đông
và mùa thu. Đây là ba mùa mà Shimamura đến với xứ tuyết.
Trong khoảng hai năm, Shimamura tìm đến xứ tuyết ba lần với mong
muốn thoát khỏi sự xô bồ, náo nhiệt của chốn thị thành. Ba lần chàng đến đây
là ba mùa khác nhau, ở mỗi mùa thiên nhiên lại có vẻ khác biệt.
Trong lần thứ nhất: “ Đó là thời điểm mở đầu mùa leo núi, khi không
còn nguy cơ tuyết lở nữa, khi núi cao lại một màu xanh mới và ngào ngạt
những hương thơm tuyệt diệu của mùa xuân”. Mùa xuân là mùa sinh sôi nảy
nở của muôn loài, là mùa đẹp nhất trong năm nhưng trong 255 trang truyện
của mình, Y.Kawabata chỉ miêu tả thời gian Shimamura ở xứ tuyết vào mùa
xuân trong vòng 25 trang. Hình như ảnh đẹp nhất của mùa xuân Nhật Bản-
hoa anh đào không hề được nhắc tới. Dấu hiệu để độc giả nhận biết mùa xuân
là hình ảnh “ Anh vẫn không rời mắt khỏi cây cỏ đang đâm chồi nảy lộc xanh
tươi trên sườn núi qua ổ cửa sổ phía sau cô gái” và “ bước qua ngưỡng cửa

Trƣờng ĐHSP Hà Nội 2 39 K32D- Ngữ Văn


Khoá luận tốt nghiệp Phạm Thị Hà

phòng trọ thì núi non và làn không khí ngát hương thơm của cành non lá mới
đã cuốn lấy anh đi”. Mùa xuân chỉ được miêu tả qua hình ảnh núi non, của
cành non, lá mới.
Con tàu đưa Shimamura vượt qua đường hầm đến xứ tuyết lần thứ hai
để gặp lại Komako vào mùa đông. “ Vừa ra khỏi toa tàu ấm áp, Shimamura
chưa thể biết rõ. Vì đây là lần đầu tiên anh tới nếm thử mùa đông ở xứ tuyết”.
Những dấu hiệu của thiên nhiên mà tác giả xây dựng lên cho ta thấy
được hình ảnh xứ tuyết trong mùa đông. “ Cái lạnh của tuyết ùa vào toa tàu”,
“Shimamura thoáng nhìn những lớp băng mỏng viền quanh mái chìa. Trong
màu trắng của tuyết, phần lùi sâu của các cánh cửa ra vào hình như càng sâu
hơn một cách lặng lẽ”.
Khi trò chuyện với Komako về việc cô viết nhật ký, Shimamura “ Ngập
một cảm giác thanh thản, một sự thoải mái tột độ chẳng khác gì anh để cho
tiếng tuyết rơi lặng lẽ nói thay anh”. Chi tiết “ dường như có một tiếng ầm ầm
trong lòng đất đáp lại tiếng lao xao của tuyết đóng thành băng ở khắp mọi
nơi” hình ảnh “ các quả núi đen sẫm nhưng vẫn rực sáng ánh tuyết”.
Vẻ đẹp của “tuyết” được miêu tả lặp đi lặp lại rất nhiều lần: “ Vì tuyết
bỗng sáng rực thêm nữa trong gương, chẳng khác gì ở đó có một đám cháy
băng giá”, “những đám tuyết từ trên các cành bá hương rơi xuống mái nhà
tắm”, “con đường biến mất hẳn dưới tuyết, ngập lút trong các đồng tuyết”,
“những đỉnh núi đầy tuyết lấp loá dịu dàng trong ánh sáng”, “ những mảng
băng đã bị đập vỡ… tuyết nằm từng mảng trên mái nhà bị gồ lên bởi những
thanh xà cong queo”, rồi “ tuyết trông như những lớp kem mềm mại được bao
phủ một làn khói nhẹ”.
Y.Kawabata đã xây dựng hình ảnh một Xứ tuyết ngập tràn trong sắc
trắng tinh khôi và không khí trong trẻo của tuyết. Theo thống kê của chúng tôi

Trƣờng ĐHSP Hà Nội 2 40 K32D- Ngữ Văn


Khoá luận tốt nghiệp Phạm Thị Hà

chi tiết miêu tả liên quan tới “tuyết” được nhắc đi nhắc lại đến trên 100 lần.
Không chỉ miêu tả thiên nhiên, Y.Kawabata còn miêu tả được sự hoà quyện
giữa thiên nhiên và con người nơi đây, hình ảnh đôi má hồng của Komako rực
lên trên nền tuyết trắng được lặp lại 4 lần. Vẻ đẹp ấy như được sinh ra từ
trong tuyết, vẻ đẹp đem đến cho Shimamura một cảm giác tuyệt vời bởi vẻ
sạch sẽ và tươi mát của cô.
Nhắc tới “tuyết”- Biểu tượng của mùa đông Nhật Bản người đọc có thể
nhận ra niềm tự hào, xúc động của Y.Kawabata khi miêu tả vẻ đẹp của thiên
nhiên: tuyết rơi thay cho tiếng nói của lòng người, vẻ đẹp lấp loá dịu dàng
trong ánh sáng của tuyết… Mùa đông trong xứ tuyết gợi cho độc giả sự cô
đơn lạnh lẽo của mối tình tay ba: Komako vẫn chỉ có một khao khát dâng hiến
trọn vẹn cho người mình yêu nhưng chàng Shimamura lại đi tìm kiếm vẻ đẹp
trong sáng, thanh khiết của Yoko- một vẻ đẹp mà mãi chỉ là niềm khao khát
không thể nắm giữ được của Shimamura.
Xứ tuyết là bài ca về tình yêu tuyệt vọng của một nàng geisha – một
tình yêu được hình thành như tuyết và tan ra như tuyết.
Những ngày đầu mùa thu, Shimamura rời Tokyo để đến với xứ tuyết
lần thứ ba “ dãy núi phía sau, mùa thu đã phô ra những mằu sắc phong phú
giữa bóng chiều đã ngả, thứ màu đỏ hung và màu rỉ sắt”.
Người Nhật Bản vốn rất yêu thiên nhiên, thích sống hoà hợp với thiên
nhiên, Y.Kawabata lại là nhà văn “ tiêu biểu cho tâm hồn Nhật Bản” nên ông
không hề bỏ qua hình ảnh nào khi nói về thiên nhiên, vẻ đẹp thiên nhiên luôn
hiện lên trong trang sách của ông.
Nhắc tới mùa thu Nhật Bản người ta không thể không nhắc tới cây
phong và tiếng côn trùng. Mùa thu là mùa của lá phong, của “ những trái hồng
chín cây”, của “ tiếng côn trùng xập xoè ở chiếc đèn lồng, dưới mái hiên”,

Trƣờng ĐHSP Hà Nội 2 41 K32D- Ngữ Văn


Khoá luận tốt nghiệp Phạm Thị Hà

“những con bướm trên lưới cửa sổ đã bay đi ngay khi ngọn gió Bấc đầu tiên
thổi tới”.
Mỗi lần tới xứ tuyết, Shimamura đều có một cảm nhận mới mẻ hơn về
nơi đây “ Shimamura hào hứng ngắm nhìn phong cảnh trong sáng của mùa
thu”.
Dấu hiệu miêu tả mùa thu tiếp tục hiện ra “ một bức tường nhỏ nhô lên
trùm đầy mạch dại mùa thu”, “ những bông kaya bạc trắng, một màu trắng rực
rỡ trong ánh sáng buổi mai… sự nở bừng hùng vỹ thật tuyệt vời, mong manh,
trôi nổi cũng như vẻ trong sáng lạ kỳ, sự thanh khiết chưa từng thấy của bầu
trời mùa thu sáng láng”. “ Trên mặt đất, dấu mình trong đám cỏ, những hạt
giẻ đã rụng xuống”, “ Shimamura bị cả chùm quả giẻ xanh quất vào mặt”,
“đồng lúa kiều mạch phía kia đường ray”.
Văn học Nhật Bản có tập thơ cổ “ Manyosư” đã sưu tầm 4500 bài thơ,
tả khá rõ cỏ, cây, hoa, lá. Đặc biệt là những loài cây và loài hoa – biểu tượng
theo mùa còn được tập trung trong cuốn “ Saigiki”. Mỗi mùa của Nhật Bản
đều gắn với loài hoa hay loài cây nào đó- và mùa thu là mùa của lá phong.
Khi những cây phong bắt đầu chuyển màu là mùa thu đã về. Bắt đầu lễ hội
ngắm cây phong mùa thu “ khách thăm quan hẳn sắp tấp nập đến ngoạn
thưởng cảnh lá mùa thu. Người ta đã trang hoàng cổng vào các quán trọ với
những cành phong”, “ Những cành phong mới chặt còn tươi, khá dài, vươn tới
tận đầu mái hiên, lá màu rực sáng, bóng lên, mặt lá rộng khác thường”.
“ Khi hơi lạnh nhuộm vào trời thu, lại thêm biết bao xác côn trùng ấy
lăn xuống sàn… màu đỏ sậm rỉ sắt và màu nâu đậm dần dần đã choán các
triền núi và trong phút chiều đổ nhanh, những đỉnh núi chỉ ngời lên thứ màu
xám lạnh của đá. Quán trọ luôn đầy ắp khách du lịch tới thưởng thức phong
cảnh rừng phong”.

Trƣờng ĐHSP Hà Nội 2 42 K32D- Ngữ Văn


Khoá luận tốt nghiệp Phạm Thị Hà

Miêu tả thiên nhiên nhưng thật ra là miêu tả bước chuyển động của thời
gian “ núi non vừa lúc trước có vẻ như bị đẩy dần xa bởi màu sắc ảm đạm của
mùa thu”, “ dọc bờ biển Bắc, biển mùa thu gào thét và núi non cùng lúc tạo ra
ở đây, giữa lòng xứ sở, vẳng lên tiếng thở dài ghê gớm, giống như tiếng ầm
ầm của sấm”.
Xây dựng thời gian ở ba mùa khác nhau này, tác giả đã cho người đọc
thấy được sự cảm nhận tinh tế của mình trong bước đi của thời gian luân
chuyển theo mùa, thấy được tâm hồn yêu thiên nhiên của nhà văn đã được
phát huy, kế thừa truyền thống. Song nó cũng cho ta thấy dụng ý nghệ thuật
của nhà văn khi xây dựng kiểu thời gian này. Trong vòng hai năm với ba lần
trở lại, Shimamura rất muốn được chiêm ngưỡng cảnh sắc xứ tuyết mùa hè
nhưng chàng lại chọn màu đông và mùa thu làm thời điểm trở lại. Cả ba mùa
đều gợi ra sự lạnh lẽo, chậm dãi, u buồn của thiên nhiên nơi đây, cả ba mùa
đều mang vẻ tinh khiết, tươi sáng của tuyết.
Xứ tuyết thực sự là bản giao hưởng ngân vang trong lòng người một
nỗi u buồn, một hoài niệm về cái đẹp, về cành hoa tuyết đã tan, về mối tình đã
mất và tất cả tái hiện trước mắt bạn đọc một bức tranh thuỷ mạc với ngôn ngữ
miêu tả chính xác vô song, phản ánh được thế giới cảm giác rất riêng của tác
giả. Cái nhìn huyền ảo, xuyên suốt qua cõi thực và hư, nhưng Xứ tuyết không
phải là một thế giới trong một tấm gương soi, mà quan trọng hơn nó là một
thế giới thực và một thế giới ảo cùng soi chiếu vào nhau, tồn tại trong nhau
bằng những màu sắc lung linh, huyền ảo. Đó thực sự là tương phản của nội
tâm và phong cảnh của sự tiếp nối thời tiết xuân, đông rồi thu, của sự hội ngộ
và chia ly, của sự sống và cái chết, màu trắng của tuyết với màu đỏ của lửa,
tình yêu thuần khiết và tình yêu đam mê. Ở nơi đó con người dường như đạt
tới sự tự do về tinh thần trong hành trình tìm lại chính mình.

Trƣờng ĐHSP Hà Nội 2 43 K32D- Ngữ Văn


Khoá luận tốt nghiệp Phạm Thị Hà

Với tài năng của mình Y.Kawabata đã khéo léo xây dựng một dòng
thời gian chuyển biến theo mùa đầy tinh tế và thành công. Thời gian ấy luôn
có vẻ đẹp truyền thống nhưng vẫn tạo ra sự độc đáo của riêng Y.Kawabata và
cuốn hút người đọc bởi vẻ đẹp trong sáng của một tâm hồn nhà văn luôn
hướng tới sự tinh khiết của cuộc đời.
2.2.1.3. Thời gian sinh mệnh
Thời gian sinh mệnh là thời gian con người ý thức được sự hữu hạn của
đời người. Thời gian ấy được tính bằng cả cuộc đời một con người.
Khi khảo sát trong Xứ tuyết chúng tôi đã thấy xuất hiện loại thời gian
sinh mệnh. Đây là loại thời gian chủ đạo góp phần bộc lộ tư tưởng, chủ đề
của tác phẩm- nỗi u buồn, hoài niệm về cái đẹp, về cánh hoa tuyết đã tan, về
mối tình đã mất.
Thời gian sinh mệnh trong Xứ tuyết được tính trong khoảnh khắc đẹp
nhất của tuổi trẻ, là thời gian không quay lại, không trôi đi bất biến. Thời gian
này được thể hiện rõ nhất qua hình ảnh nàng geisha Komako và Yoko. Vẻ đẹp
của Xứ tuyết được kết tinh trong Komako và Yoko. Nếu Komako là ảnh thực
thì Yoko chỉ là ảnh ảo. Trong suốt hành trình từ Tokyo lên vùng xứ tuyết xa
xôi để tắm suối nước nóng và chiêm ngưỡng vẻ đẹp của núi non nơi đây,
Shimamura đã bị choáng ngợp và hút hồn trước vẻ đẹp của hai người con gái
ấy. Komako biểu tượng cho vẻ đẹp nhục cảm, nồng nàn rực cháy, Yoko lại
trong sáng như tuyết- là hình ảnh của vẻ đẹp lý tưởng, thánh thiện nhưng xa
vời mà Shimamura hằng mơ tưởng. Để tạo lên những ấn tượng ấy
Y.Kawabata thường khắc hoạ một vài đường nét về nhân vật đó còn lại là
những khoảng trống hư không.
Y.Kawabata luôn có thiên tính hướng tới cái đẹp thực sự trong trắng và
sự trong trắng ấy phần nhiều thuộc về các cô gái trẻ. Bởi vậy ta thường bắt

Trƣờng ĐHSP Hà Nội 2 44 K32D- Ngữ Văn


Khoá luận tốt nghiệp Phạm Thị Hà

gặp trong sáng tác của ông mẫu người phụ nữ trẻ tuổi trong trắng. Đặc biệt
ông chú ý nhiều đến tuổi trẻ của họ. Các nhân vật ấy đa số là các cô gái trẻ
trên dưới 20 tuổi, có những trường hợp chỉ khoảng 13 hay 15 tuổi như cô gái
trong Vũ nữ xứ Izu, cô gái điếm nhỏ tuổi trong Người đẹp say ngủ… mỗi
người mỗi vẻ đẹp riêng.
Vẻ đẹp nồng nàn quyến rũ của Komako hiện lên qua sự cảm nhận của
Shimamura. Ngay từ lần gặp đầu tiên, Shimamura đã bị choáng ngợp trước vẻ
đẹp của cô “ cô gái gây cho Shimamura cảm giác tuyệt vời bởi sự sạch sẽ và
tươi mát của cô. Trong giây lát anh nghĩ rằng toàn bộ thân thể của cô chắc
phải sạch sẽ lắm lắm, sạch đến chân tơ kẽ tóc, thậm chí anh tự hỏi sự tinh
khiết ấy phải chăng là ảnh ảo vì mắt anh vẫn bị chói bởi ánh sáng rực rỡ của
mùa hè vừa chớm đến vùng núi” Komako được đặt trong bầu không khí vô
trùng. Nàng đẹp đến nỗi Shimamura không tin đó là sự thật. Sau lần choáng
ngợp ấy, Shimamura tiếp tục có cơ hội được chiêm ngưỡng nhan sắc tuyệt vời
của Komako qua những lần lần gặp gỡ, trò chuyện. “ Anh quan sát mặt cô và
thấy ở đó một vẻ đẹp gợi tình, đằm thắm, có lẽ bởi hai hàng mi dài và dày của
cô mà đôi mắt cụp xuống càng tôn thêm giá trị”.
Ngòi bút Y.Kawabata còn tô đậm từng đường nét trên khuôn mặt nàng.
Các đường nét ấy hài hoà với nhau tạo lên một khuôn mặt kiều diễm “ mũi
thanh tú và cao, với một vẻ côi cút trên gương mặt, khiến anh cảm động và
gợi chút buồn. Nhưng đôi môi ấy thì giống như một nụ hoa lúc chụm, lúc nở,
nồng nàn, sống động và khao khát” đặc biệt “ đôi môi linh hoạt và hình như
tự nó chuyển động mịn màng đỏ mọng dồi dào sức sống. Hàng mi cô không
cong cũng không hướng lên phía trên, cắt ngang mí mắt thành một đường
thẳng đến nỗi trông có vẻ kỳ dị nếu nó không được bao bọc một cách tinh tế
bởi hàng lông mày rậm, cong và mượt như lụa. Mặt cô rất tròn hai gò má hơi
cao. Nước da hồng mịn màng với cái cổ trinh bạch và đôi vai mảnh dẻ còn

Trƣờng ĐHSP Hà Nội 2 45 K32D- Ngữ Văn


Khoá luận tốt nghiệp Phạm Thị Hà

sắp đầy lên chút nữa…” Chính vẻ đẹp ấy đã gây được ấn tượng tươi mát,
trong sạch đến choáng ngợp trong lòng Shimamura ngay từ cái nhìn đầu tiên
cho dù cô không đẹp hoàn hảo.
Xuyên suốt chiều dài của truyện các chi tiết miêu tả về vẻ đẹp của đôi
má, của làn da Komako… qua sự chiêm ngưỡng của Shimamura được nhắc đi
nhắc lại nhiều lần. Dưới sự tác động của ánh sáng trong phòng Shimamura
nhận thấy “ vẻ tươi thắm của má cô, một màu đỏ hồng tươi tắn và rực rỡ”
khiến Shimamura bị hớp hồn. Vẻ đẹp của đôi má hồng còn được cảm nhận
trước sự đối lập của nó với màu trắng của tuyết ở trong gương “ đỏ rực lên
đôi má của người đàn bà. Vẻ đẹp của sự tương phản ấy cực kỳ trong sạch, vô
cùng dữ dội vì nó sắc nhọn và sống động” “ khuôn mặt Komako chợt xuất
hiện ở đó như một khoảng sáng nhỏ để rồi biến mất ngay. Màu đỏ của má cô
trở lên phi thực, cũng bừng lên như màu đỏ rực giữa nền tuyết chói mắt trong
tấm gương buổi sáng hôm xưa”- một sự tưởng tượng kỳ diệu.
Dưới ánh sáng lung linh ma quái của dải Ngân Hà khuôn mặt Komako
hiện lên “ như một mặt nạ cổ xưa, phía sau đó lại hiện rõ một sắc mặt đầy nữ
tính”. Shimamura đã ngây ngất ngắm làn da mát rượi, lành mạnh, trắng đến
tinh khiết của Komako “ gáy cô và làn da ở đó trông thật khêu gợi và khi
tương phản với mái tóc đen sẫm, da thịt cô chỗ ấy càng làm anh thèm muốn”
“biết cô gần bên anh đột nhiên anh thèm muốn đến khao khát một làn da, sự
đụng chạm với một nước da người mịn màng, thanh khiết”.
Vẻ đẹp của Komako là vẻ đẹp chân thực, dễ nắm bắt. Nó gợi trong lòng
Shimamura- một du khách từ Tokyo một tình yêu thể xác với nhứng đam mê
nhục cảm. ở nơi cô chàng muốn khám phá những cảm giác mới lạ, những yêu
thương ngọt ngào mà cô mang lại.

Trƣờng ĐHSP Hà Nội 2 46 K32D- Ngữ Văn


Khoá luận tốt nghiệp Phạm Thị Hà

Nếu vẻ đẹp của Komako là vẻ đẹp nồng nàn quyến rũ thì Yoko lại
mang vẻ đẹp hư ảo. Y.Kawabata đã kế thừa quan điểm về cái đẹp hư ảo của
người xưa. Và ông đã gửi gắm vào hình tượng nàng Yoko trong Xứ tuyết.
Nếu Komako được miêu tả bằng những đường nét chân thực sống động
thì Yoko chỉ là ảnh ảo, nàng đến từ cõi khác, tượng trưng cho vẻ đẹp hư ảo.
Vẻ đẹp quyến rũ lạ lùng cuả đôi mắt nàng hiện lên qua ô cửa kính toa tàu chở
Shimamura tới xứ tuyết lần thứ hai. Trong lúc mà chàng đang mơ hồ với
những kỷ niệm về đôi bàn tay, về sự vuốt ve của những ngón tay lên mặt kính
cửa sổ mờ hơi nước rồi vạch nhanh một đường thì bỗng ở đó xuất hiện một
con mắt phụ nữ lúc đầu chàng tưởng đó là một giấc mơ, suýt nữa chàng kêu
lên một tiếng, rồi khi chấn tĩnh Shimamura nhận ra đó là hình bóng của cô gái
ngồi bên kia phản chiếu qua mặt kính. Con mắt ấy thực sự kỳ diệu vì nó được
nuôi bởi một tâm hồn thánh thiện. Chính con mắt đó đã gây ấn tượng đầu tiên
với chàng Shimumura và thu hút sự chú ý của chàng.
Chàng ngạc nhiên khi nghe thấy giọng nói của Yoko. “ Giọng nói của
nàng sao mà tuyệt diệu đến thế, nó vang cao và rung lên lướt như một tiếng
vọng trên tuyết và trên màn đêm”. Nàng còn có đôi mắt kỳ lạ làm ám ảnh, gây
bất ngờ xúc động Shimamura “ con mắt với hai hàng mi sững lại đăm đăm
như đang lo lắng cho người bệnh và mang theo một vử đẹp kỳ lạ” và “ gương
mặt xinh đẹp cảm động ấy như thể hất tất cả cái buồn tẻ âm u xung quanh”,
“anh bị quyến rũ bởi vẻ đẹp kỳ lạ của khuôn mặt đang lướt trên nền phong
cảnh. Không còn biết mình mơ hay tỉnh anh đang ngắm một khuôn mặt phụ
nữ ở bên ngoài, một khuôn mặt bồng bềnh trên nền phong cảnh quái dị và tối
om lướt qua nhanh không rứt. Vẻ đẹp của người con gái ấy là vẻ đẹp suốt đời
Shimamura ngưỡng mộ nhưng không tài nào lắm bắt được.

Trƣờng ĐHSP Hà Nội 2 47 K32D- Ngữ Văn


Khoá luận tốt nghiệp Phạm Thị Hà

Có thể khẳng định rằng thời gian sinh mệnh trong Xứ tuyết chính là
thời gian nữ tính trong văn hoá Nhật Bản. Tôn vinh cái đẹp, tuổi trẻ là truyền
thống muôn đời của nghệ thuật Nhật Bản từ thời Heian. Từ đây, người đọc
hiểu biết thêm vì sao Y. Kawabata nói riêng và người Nhật nói chung luôn bị
ám ảnh bởi sự phù du của kiếp người, cái đẹp ngắn ngủi. Người Nhật vốn
thích cái mong manh yểu mệnh nên họ tôn hoa anh đào làm Quốc hoa, họ
buồn thương cho vẻ đẹp chóng tàn, luôn ao ước lưu giữ được khoảnh khắc
ngắn ngủi của cái đẹp ấy.
2.2.2. Thời gian tâm lý
Thời gian tâm lý là thời gian gắn với tâm trạng và cảm xúc của nhân
vật. Thời gian dài hay ngắn, nhanh hay chậm đều phụ thuộc vào sự cảm thụ
của mỗi người và tâm trạng của từng người. Sự vận động của thời gian không
tuân theo những quy luật khách quan mà theo quá trình phát triển tâm lý con
người, các bình diện thời gian bị xáo trộn, đảo ngược không tồn tại độc lập
trong mối liên hệ thường xuyên, chặt chẽ với nhau. Từ đó tạo ra khả năng đối
chiếu giữa quá khứ, hiện tại, tương lai. Đây là thủ pháp nghệ thuật giúp nhà
văn quan sát cuộc sống và số phận nhân vật, thể hiện thế giới nội tâm phong
phú, phức tạp của con người.
Đây là dòng thời gian diễn ra trong ý thức của nhân vật khi hồi tưởng
lại những điều đã qua. Nó không tuân theo một trình tự mà phụ thuộc vào
những liên tưởng trong tâm hồn nhân vật, tạo thành một dòng chảy mênh
mang những cảm xúc. Như một quy luật tự nhiên trong cuộc đời mỗi con
người luôn tồn tại một thời gian quá khứ, quá khứ ấy hiện về khi con người có
ý thức về đời sống nội tâm, khi họ có nhu cầu nhớ lại, sống lại những sự việc
đã qua.

Trƣờng ĐHSP Hà Nội 2 48 K32D- Ngữ Văn


Khoá luận tốt nghiệp Phạm Thị Hà

Qua kết quả khảo sát chúng tôi thấy trong Xứ tuyết có xuất hiện thời
gian tâm lý. Đây là kiểu thời gian chiếm vị trí không nhỏ trong tác phẩm. Nó
góp phần giúp độc giả nhận biết nhà văn có chú ý tới việc thể hiện thế giới nội
tâm phong phú, phức tạp của nhân vật. Đây cũng là một yếu tố làm nên một
phong cách nghệ thuật đặc biệt của Y.Kawabata.
Thế giới tâm hồn sâu kín của con người hiện lên qua trang sách
Y.Kawabata không phải lúc nào cũng chỉ thuộc về hiện tại mà luôn có sự hiển
hiện của quá khứ, luôn có bóng dáng của quá khứ vì Y.Kawabata là một
người luôn coi trọng quá khứ. Đó là những liên tưởng không thống nhất về
thời gian, đó là những liên tưởng bất chợt, kỷ niệm trong cuộc sống, trong
tình yêu, gia đình…
Mở đầu câu chuyện là hành trình đến xứ tuyết lần hai của Shimamura.
Khi đến đây, gặp lại nàng geisha của mình chàng đã hồi tưởng lại lần đầu hai
người gặp nhau. Nàng đã đem đến cho chàng cảm giác có tình cảm bạn bè
trong sạch, anh sung sướng thấy cô xứng đáng được anh chia sẻ sự hứng khởi
cao quý, thanh thản mà anh có được ở vùng núi cao này. Khi trò chuyện với
nàng Shimamura liên tưởng tới mối quan hệ giữa nàng với người đàn bà trẻ
trên tàu như cảm giác phi thực của anh với nghệ thuật: Đang say mê âm nhạc
và học chưa đến nơi đến chốn anh đã chuyển sang nghiên cứu múa dân tộc rồi
sau đó đột nhiên hứng thú của anh chuyển hướng anh hoàn toàn chuyên tâm
vào balê phương Tây. Khi gặp Komako, Shimamura giật mình khi thấy cô đã
trở thành một geisha chuyên nghiệp, anh nhớ rằng “ giữa hai người đã có rất
nhiều điều nhưng anh đã không viết thư cho cô” Shimamura biết anh phải xin
lỗi cô vì sự vô tình trong con người mình. Anh nhớ lại đêm đầu tiên hai người
ở bên nhau, khi cô còn rụt rè thể hiện tình yêu với anh.

Trƣờng ĐHSP Hà Nội 2 49 K32D- Ngữ Văn


Khoá luận tốt nghiệp Phạm Thị Hà

Nghe Komako nói đến thời gian hai người xa cách, nói về những cuốn
tiểu thuyết mà cô đã đọc, anh biết “ suốt cả mùa hè chắc cô vẫn còn thèm có
một ai đó lắng nghe cô nói”. Biết Komako sẵn sàng đi làm geisha để lấy tiền
chữa bệnh cho con trai bà giáo dạy nhạc- vị hôn phu của nàng, Shimamura
kinh ngạc thấy khác thường và khó tin “ thế nào nhỉ? Vậy là Komako đi làm
geisha để lấy tiền cứu chồng chưa cưới? Hay thật ! kể ra cũng quá là hợp với
cốt truyện cũ kỹ nhất của loại kịch lâm li mùi mẫn rẻ tiền nhất”. Anh không
tin nổi, sự thật này khiến Shimamura mang bao day dứt, suy tư “ cảm giác của
anh vì một sự trống rỗng và huyền ảo trong tất cả truyện này, đó là một điều
mơ hồ lộn xộn đến nỗi anh khó tin quá”. Anh vừa thấy đáng thương cho sự hi
sinh lớn lao của Komako vừa thấy cảm phục, mến yêu nàng.
Trên con tàu về Tokyo, Shimamura đắm chìm trong mộng ảo và hư ảo
của trí tưởng tượng “ dần dần anh như nghe thấy tiếng của cô gái anh vừa chia
tay. Ngắt quãng và đứt đoạn… và vì vẫn cảm thấy đau đau trong lòng khi
nghe tiếng cô, Shimamura biết rằng anh chưa quên cô”. Chia tay với Komako
nhưng lại để lại nỗi buồn về giọng nói của Yoko. Tình yêu của Shimamura
với Yoko ngày càng hiển hiện rõ nét, sâu đậm. Trong cuộc chia tay này, anh
vừa muốn đẩy Komako về với vị hôn phu sắp chết của mình, vừa muốn giữ
nàng lại vì anh cũng không thể xác định rõ cảm xúc đang tràn ngập trong anh.
Trên tàu anh đã nghĩ: “ Có thể Yukio đã chút hơi thở cuối cùng rồi chăng ? và
có thể Komako dù có những lý do riêng để không muốn về nhà, nhưng cũng
đã về kịp chăng ?”
Trở lại xứ tuyết lần thứ ba: Ở quán trọ anh gặp một người đàn bà và
nhận ra “ đó là một geisha anh nhớ ra là đã chụp ảnh cô cùng với Komako
trong quảng cáo”. Cuộc hành trình lần thứ ba này là cuộc hành trình của hiện
thực nhưng vẫn chứa đựng nhiều ký ức. Cầm cuốn sách chỉ dẫn về núi non

Trƣờng ĐHSP Hà Nội 2 50 K32D- Ngữ Văn


Khoá luận tốt nghiệp Phạm Thị Hà

trong vùng, Shimamura khám phá ra thêm những vùng đất mới anh nhớ lại
“anh đã từ trên núi ấy đi xuống, vào những mùa búp măng đầu tiên xuyên
thủng những làn tuyết cuối cùng để làm quen với Komako”.
Kết thúc cuộc viếng thăm căn phòng Komako lần thứ hai, bước qua
ngưỡng cửa ngôi nhà Shimamura “ hồi niệm đến buổi mai tuyết rơi ấy vào
những ngày cuối năm”.
Shimamura đi thăm xứ sở của vải Chijimi ngay cạnh trạm suối nước
nóng, anh nhớ lại “khi anh nghe giọng Yoko làm sống lại bài hát thời thơ ấu,
trong lúc tắm anh vụt có ý nghĩ các cô gái ở thời xa xưa ấy cùng một lúc cũng
cất tiếng hát chăm chú vào nghề nghiệp, khom mình trên khung dệt, đưa thoi
chạy vun vút giữa hai làn sợi”. Thời gian tâm lý ào đến triền miên trong
Shimamura. Xa Komako anh lại nghĩ đến cô “ anh vấp phải bất thình lình
hình ảnh Komako trở thành người mẹ: Komako cho ra đời những đưa con của
một người cha khác không phải là anh”, anh cảm thấy tình yêu của người đàn
bà xứ tuyết đã tan cùng cô. Anh bắt đầu nghĩ về mối tình với Komako “ suy
ngẫm về sự lãnh cảm của mình, không thể hiểu nổi làm sao mà cô có thể dễ
dàng dâng hiến tự nguyện cho anh” và anh tự nhủ rằng “ Chắc hẳn anh sẽ
không bao giờ quay lại khi đi khỏi nơi này”. Có lẽ, Shimamura đang muốn tự
mình thoát ra khỏi mối tình tay ba mà anh tự tìm đến, anh muốn thoát khỏi
hiện thực rắc rối của chính anh. Anh muốn từ chối sự dâng hiến từ Komako vì
thấy mình đã quá thờ ơ, phũ phàng khi không đáp lại tình cảm của nàng.
Nét đặc sắc trong Xứ tuyết là thời gian nghệ thuật được xây dựng trên
dòng tâm trạng và ý thức của nhân vật. Nhờ có cơ chế liên tưởng dòng ý thức,
tác giả đã đưa vào tác phẩm khoảng thời gian đồng hiện giữa hiện tại- quá
khứ – hiện tại. Khoảng thời gian này để lại dấu ấn khá sâu đậm về phong cách

Trƣờng ĐHSP Hà Nội 2 51 K32D- Ngữ Văn


Khoá luận tốt nghiệp Phạm Thị Hà

nghệ thuật đặc sắc của nhà văn, tạo ra một kiểu thời gian nghệ thuật độc đáo
làm nên sức hấp dẫn, lôi cuốn cho tác phẩm.
Việc xây dựng thời gian nghệ thuật trong Xứ tuyết với hai kiểu thời
gian: Thời gian tự nhiên và thời gian tâm lý, Y.Kawabata đã đưa tới cho bạn
đọc sự mới mẻ, hấp dẫn đối với tác phẩm của ông. Sự phối hợp của hai yếu tố
thời gian này tạo thành thời gian nghệ thuật, một hiện tượng ước lệ chỉ có
trong thế giới nghệ thuật, thể hiện được sự cảm thụ độc đáo của tác giả về
phương thức tồn tại của con người trong thế giới. Hai kiểu thời gian cùng tồn
tại song song càng giúp độc giả nhìn nhận rõ nét hơn về nhân vật, thế giới
nhân vật đang sống. Góp phần giúp cho tác phẩm ngày càng gần gũi, chân
thực hơn. Tạo sức sống mạnh mẽ cho tác phẩm.

KẾT LUẬN

1. Không gian và thời gian nghệ thuật là hiện tượng của thế giới khách
quan khi đi vào nghệ thuật được soi rọi bằng tư tưởng tình cảm, được nhào
nặn và tái tạo trở thành một hiện tượng nghệ thuật độc đáo, thấm đẫm cá tính
sáng tạo của nhà văn.
Không gian và thời gian trong văn học rất tiêu biểu cho khả năng chiếm
lĩnh đời sống rộng, sâu và nhiều mặt của nghệ thuật ngôn từ. Cảm quan về
không gian và thời gian gắn liền với cảm quan về con người và cuộc đời, gắn

Trƣờng ĐHSP Hà Nội 2 52 K32D- Ngữ Văn


Khoá luận tốt nghiệp Phạm Thị Hà

bó với ước mơ và lý tưởng của nhà văn. Không gian và thời gian lại là những
yếu tố quan trọng góp phần tạo lên giá trị và diện mạo của tác phẩm. Mỗi nhà
văn có cách tổ chức không gian và thời gian riêng tuỳ thuộc vào tài năng và
phong cách của mỗi người. Nhưng nhìn chung đó là những phạm trù quan
trọng giúp nhà văn tái hiện về hiện thực đời sống, phản ánh quan niệm nhân
sinh quan của mình.
Tác phẩm văn học là sản phẩm của nhà văn. Ở đó nhà văn không chỉ tái
hiện lại những sự kiện, hiện tượng của thế giới, đề xuất một quan niệm khái
quát tư tưởng rõ rệt về chúng mà còn xây dựng lên một thế giới nhân vật và
sự kiện tồn tại trong không gian và thời gian nghệ thuật nhất định đã ra công
và xử lý theo ý đồ của mình. Tìm hiểu không gian và thời gian trong một tác
phẩm văn học là điều rất thú vị và là mối quan tâm của nhiều người. Từ lâu
trong sáng tác của Y. Kawabata đề tài này được xem là đề tài mới mẻ, hấp
dẫn đối với những người say mê tìm hiểu văn chương xứ sở Phù Tang.
2. Y. Kawabata có một tuổi thơ nhọc nhằn và bất hạnh. Tuổi thơ bất
hạnh và những mất mát to lớn đã rèn luyện cho ông ý chí, nghị lực phi thường
vươn lên làm chủ hoàn cảnh. Ông đến với văn chương từ rất sớm, khao khát
khôi phục lại giá trị truyền thống được hình thành từ thời Heian. Ông được
coi là “Người lữ khách muôn đời đi tìm cái đẹp” đọc tác phẩm của ông người
ta phát hiện ra vẻ đẹp, chiều sâu tâm hồn con người và cảm nhận vẻ đẹp
không chỉ bằng mắt mà còn bằng tai và bằng đôi tay. Năm 1968 Y. Kawabata
đã bước tới đỉnh cao của thành công khi bộ ba tác phẩm: Xứ tuyết, Ngàn
cánh hạc, Cố đô đã đem đến cho ông giải thưởng Nobel về văn học. Vinh dự
này chứng minh cho tài năng nghệ thuật viết văn tuyệt vời của ông thể hiện
được bản chất và tư duy Nhật Bản.
Cũng như những nhà văn khác, Y.Kawabata chịu ảnh hưởng sâu sắc
của các yếu tố thời đại và truyền thống. Nền văn minh phương Tây đã tác

Trƣờng ĐHSP Hà Nội 2 53 K32D- Ngữ Văn


Khoá luận tốt nghiệp Phạm Thị Hà

động mạnh tới sự phát triển kinh tế, văn hoá Nhật bản. Một mặt, nó đem lại sự
phát triển cho xứ sở Phù Tang. Mặt khắc, nó phá vỡ thuần phong mỹ tục Nhật
Bản được hình thành từ thời Heian. Đa phần các nghệ sĩ thời kỳ này sáng tác
theo tinh thần học hỏi phương Tây, đuổi kịp phương Tây. Y.Kawabata ít
nhiều chịu ảnh hưởng từ văn hoá du nhập bên ngoài nhưng về cơ bản ông là
người phương Đông, có ý thức sâu sắc việc bảo tồn giá trị truyền thống của
văn học Nhật Bản. Ông từng nói “ tôi đã từng tiếp nhận lễ rửa tôi nơi văn
chương Tây phương hiện đại và tôi đã bắt chước nó, nhưng chủ yếu tôi là
người phương Đông và suốt mười lăm năm qua tôi chưa từng đánh mất phong
cách ấy của mình”. Vì lẽ đó, Y.Kawabata tạo được vai trò đặc biệt quan trọng
trong nền văn học Nhật Bản.
Bằng ngôn ngữ kể chuyện điềm đạm, dịu dàng, sâu lắng. Y.Kawabata
đã đưa tới cho bạn đọc sự hấp dẫn, say mê khi đến với các tác phẩm của ông
không phải ở thi pháp Chân không đặc trưng mà còn thể hiện ở không gian và
thời gian nghệ thuật độc đáo mà nhà văn đã gia công xây dựng theo mục đích
của mình. Không gian và thời gian trong mỗi tác phẩm được tác giả tổ chức
theo những cách riêng, không giống nhau nhưng nhìn chung chúng đều thể
hiện được quan điểm của Y. Kawabata là hướng về quá khứ, đi tìm lại vẻ đẹp
truyền thống đang bị mai một, lãng quên.
3. Xứ tuyết là một trong những thi phẩm đặc sắc của Y. Kawabata.
“Một xứ tuyết trong nước Nhật mà như một vương quốc riêng, nơi đó giữ
nguyên được cảnh sắc, con người, phong tục tập quán, lối sống của một vùng
đất mà sự phồn hậu, chất phác của trời- đất- người như còn được giữ nguyên”
(Ngô Văn Phú). Xứ tuyết lôi cuốn người đọc bởi chất trữ tình sâu lắng, nỗi
buồn êm dịu trong phong cách của Y. Kawabata. Đặc biệt, nhà văn đã xây
dựng không gian và thời gian nghệ thuật độc đáo đem đến sự hấp dẫn đối với
người đọc.

Trƣờng ĐHSP Hà Nội 2 54 K32D- Ngữ Văn


Khoá luận tốt nghiệp Phạm Thị Hà

Y. Kawabata đã thể hiện rõ tư duy thẩm mỹ văn hoá phương Đông


trong sáng tác của mình đó là tình yêu cái đẹp, tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc
sống. Khi đọc Xứ tuyết mỗi người đọc lại như tìm lại với chính mình, nó để
lại dư âm sâu thẳm trong dòng thời gian vô tận, tạo nên những đồng vọng
trong tâm hồn con người ở mọi không gian và thời gian. Nó bồi đắp cho tâm
hồn con người mọi thế hệ, mọi quốc gia thêm trong sáng hơn, nhân ái hơn,
nồng nàn hơn và đằm thắm hơn. Có lẽ đây là một trong những lý do để thế
giới công nhận Xứ tuyết là một tuyệt tác văn học của thế giới. Dịch giả Ngô
Văn Phú- người dịch tiểu thuyết Xứ tuyết từng nhận xét: “ Văn chương là cả
một đời người mà một cuốn sách có thể tạo thành văn chương tuyệt tác. Đọc
Xứ tuyết rồi tôi thấy bàng hoàng, tiếc nuối, mình từng qua nhiều vùng đất,
cũng như cái hồn của cõi trời, cõi đất, cõi người như thế mà chưa biết sống
như chàng Shimamura kia”.
Có thể khẳng định, để thể hiện được những tư tưởng, tình cảm của
mình trong Xứ tuyết Y. Kawabata đã chọn cho mình một phong cách riêng,
góp phần không nhỏ vào đó là yếu tố “ không gian và thời gian nghệ thuật”.
Thời gian không đơn thuần chỉ là thời gian sự kiện, không gian cũng không
đơn giản là không gian bối cảnh. Mọi diễn biến của thời gian, không gian phụ
thuộc rất lớn vào đời sống tâm tư, tình cảm của nhân vật. Qua đó thể hiện
được quan điểm, tài năng của tác giả, tạo sức sống cho tác phẩm.

Trƣờng ĐHSP Hà Nội 2 55 K32D- Ngữ Văn


Khoá luận tốt nghiệp Phạm Thị Hà

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Đào Ngọc Chương ( tháng 6/ 2001), “ Đọc Xứ tuyết suy nghĩ về cái
nhìn huyền ảo của Y. Kawabata”, Tạp chí văn học số 15.
2. Nguyễn Thị Bích Dung( 1999), “Y. Kawabata- Người sinh ra bởi vẻ
đẹp của Nhật Bản”, Thông báo khoa học ĐHSP Hà Nội 2 (Số 1).
3.Trùng Dương (dịch)- Ngàn cánh hạc – NXB Hội nhà văn (2001).
4. Ngô Quý Giang (dịch) Tiếng rền của núi – NXB Hội nhà văn
(2001).
5. Khương Việt Hà (2006) “ Mỹ học Y. Kawabata”, Nghiên cứu văn
học (Số 6).

Trƣờng ĐHSP Hà Nội 2 56 K32D- Ngữ Văn


Khoá luận tốt nghiệp Phạm Thị Hà

6. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi ( Chủ biên) ( 2007),
“Từ điển thuật ngữ văn học” Nhà xuất bản giáo dục.
7. Đào Thị Thu Hằng (2005) “Y. Kawabata giữa dòng chảy Đông-
Tây”, Nghiên cứu văn học (Số 7).
8. Nguyễn Thị Mai Liên (2005),“Y. Kawabata – Lữ khách muôn đời đi
tìm cái đẹp”, Nghiên cứu văn học (Số 11).
9. Phương Lựu ( Chủ biên) (2006)- Lý luận văn học- NXB GD
10. Ngô Văn Phú và Nguyễn Đình Bình (dịch): Xứ tuyết- NXB Hội
nhà văn (2001).
11. Lưu Đức Trung ( 1999 ), Thi pháp tiểu thuyết của Yasunari
Kawabata nhà văn lớn Nhật Bản. Tạp chí nghiên cứu văn học ( Số 9 ).

Trƣờng ĐHSP Hà Nội 2 57 K32D- Ngữ Văn

You might also like