You are on page 1of 98

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI

KHOA NGÔN NGỮ ANH


--------------

HỌC PHẦN
NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA
(30 tiết)

1
Cung cấp các kiến thức đặc trưng văn hóa dân tộc của ngôn
ngữ và tư duy gồm các vấn đề: đặc trưng văn hóa dân tộc
Kiến thức của sự phạm trù hóa và định danh thế giới khách quan của
Mục tiêu học tập

ngữ nghĩa và tư duy ngôn ngữ ở người Việt có so sánh đối


chiếu với dân tộc khác

Vận dụng những phương tiện ngôn ngữ vào việc phát triển
Kĩ năng ngữ năng và ngữ thi của quá trình thụ đắc tiếng mẹ đẻ như
là ngôn ngữ thứ nhất;

Trân trọng tiếng Việt và vốn văn hóa Việt Nam và có thái độ
Nhận thức tích cực trong việc giữ gìn bản sắc văn hóa, tiếng nói tiếng
Việt và học tập các ngôn ngữ khác

2
Giáo trình và tài liệu tham khảo
• Tài liệu chính
• 1. Nguyễn Đức Tồn, Đặc trưng văn hóa – dân tộc của ngôn ngữ và tư duy, NXB Từ điển
Bách khoa, H, 2010.
• 2. Trịnh Thị Kim Ngọc, Ngôn ngữ Văn hóa tri thức nền và việc giảng dạy tiếng nước
ngoài, NXB KHXH, 1999
• Tài liệu đọc thêm
• 2. Trần Ngọc Thêm, Cơ sở văn hóa Việt Nam, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh, 2004
• 3. Đỗ Hữu Châu, Tìm hiểu văn hoá qua ngôn ngữ, Tạp chí Ngôn ngữ, số10, 2000.
• 4. Lý Tùng Hiếu," Ngôn ngữ học văn hoá với nhiệm vụ tìm hiểu và phát huy bản sắc văn
hoá dân tộc", Nxb Thành phố Hồ Chí Minh, 1999.
• 5. Nguyễn Văn Độ, Tìm hiểu mối liên hệ ngôn ngữ - văn hoá, Nxb Đại học Quốc gia Hà
Nội, 2004.
• 6. Lý Toàn Thắng, Ngôn ngữ học tri nhận, từ lý thuyết đại cương đến thực tiễn tiếng Việt,
NXB Phương Đông, 2009. 3
4
5
Hình thức kiểm tra đánh giá

TT Hình thức kiểm tra Nội dung kiểm tra Điểm môn
học
Kiểm tra đánh giá thường - Tham gia lớp học, thái độ học tập.
1. 10%
xuyên

2 Kiểm tra giữa kì - Làm bài kiểm tra 20%


- Thuyết trình theo chủ đề cho trước
3. Thi cuối kì - Tiểu luận kết thúc môn học 70%

  Điểm môn học   100%

6
Chương 1.
Mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hóa

• 1. Khái quát về ngôn ngữ


• 2. Khái quát về văn hóa
• 3. Quan hệ giữa văn hóa và ngôn ngữ
• 4. Phương pháp nghiên cứu đặc trưng văn hóa dân tộc
của ngôn ngữ và tư duy

7
1. Khái quát về ngôn ngữ
• 1.1. Ngôn ngữ là gì?

• Ngôn ngữ là một hệ thống tín hiệu âm thanh đặc biệt, là một phương tiện
giao tiếp cơ bản và quan trọng nhất của các thành viên trong một cộng
đồng người; ngôn ngữ đồng thời cũng là phương tiện phát triển tư duy,
truyền đạt truyền thống văn hóa-lịch sử từ thế hệ này sang thế hệ khác.

8
1.2. Bản chất của ngôn ngữ
1.2.1. Ngôn ngữ là hiện tượng xã hội đặc biệt
1.2.2. Ngôn ngữ là hệ thống kí hiệu đặc biệt

9
1.2. Bản chất của ngôn ngữ
1.2.1. Ngôn ngữ là hiện tượng xã hội đặc biệt
Ngôn ngữ là một hiện tượng xã hội
• Ngôn ngữ không phải là hiện tượng tự nhiên
• Ngôn ngữ cũng không phải là một hiện tượng sinh vật:
• Ngôn ngữ không mang tính cá nhân
Ngôn ngữ là một hiện tượng xã hội đặc biệt:
*Ngôn ngữ không phụ thuộc vào kiến trúc thượng tầng của riêng 1 XH
nào
*Ngôn ngữ không mang tính giai cấp.
*Ngôn ngữ liên hệ trực tiếp với sản xuất 10
1.2. Bản chất của ngôn ngữ
1.2.2. Ngôn ngữ là hệ thống kí hiệu đặc biệt
• Mối quan hệ giữa hai mặt của kí hiệu ngôn ngữ không chỉ có tính quy ước
cao mà còn có tính võ đoán
• Các đơn vị của nó có tính đa trị, nghĩa là mối quan hệ giữa cái biểu đạt và
cái được biểu đạt là rất đa dạng
• NN là một hệ thống bao gồm các yếu tố đồng loại (same kind) và không
đồng loại tạo thành mối quan hệ phức tạp gồm nhiều tầng bậc khác nhau.
Kí hiệu ngôn ngữ sắp xếp theo tầng bậc được gọi là quan hệ tôn ti.
• Hệ thống kí hiệu ngôn ngữ vừa có giá trị đồng đại ( modern times), vừa có
giá trị lịch đại ( past / retrospective ).

11
1.3. Chức năng của ngôn ngữ
1.3.1 Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất
- Nội dung biểu đạt của kí hiệu ngôn ngữ thường phong phú và đa dạng
hơn các phương tiện giao tiếp khác.
- Nội dung biểu đạt của các kí hiệu ngôn ngữ thường gần gũi và quen
thuộc đối với con người hơn các phương tiện giao tiếp khác.
- Giao tiếp bằng ngôn ngữ có khả năng biểu thị mọi trạng thái cảm xúc
của con người hơn các phương tiện giao tiếp khác ( trừ một số loại hình
nghệ thuật như hội hoạ, âm nhạc hay điêu khắc,…)

12
1.3. Chức năng của ngôn ngữ
1.3.2. Ngôn ngữ là phương tiện thể hiện tư duy.
+ Ngôn ngữ là công cụ của tư duy (NN trực tiếp tham gia vào quá trình
hình thành tư­tưởng).

+ Ngôn ngữ là công cụ biểu đạt tư duy (NN là hiện thực trực tiếp của
tư tưởng)

13
1.4. Các loại hình ngôn ngữ

14
• Loại hình ngôn ngữ là một khái niệm của ngôn ngữ học dùng để chỉ tập
hợp các ngôn ngữ có chung một hay nhiều đặc điểm hình thái nhất định.
• *Loại hình ngôn ngữ không phải là một ngôn ngữ cụ thể nào, cũng không
phải là một tổng hoặc một tập những ngôn ngữ. Loại hình ngôn ngữ là tổng
thể của những đặc điểm hoặc thuộc tính về cấu trúc và chức năng vốn có đối
với một nhóm ngôn ngữ, là những đặc trưng bản chất của các ngôn ngữ
thuộc nhóm đó, phân biệt nhóm đó với các nhóm ngôn ngữ khác.
• Trong mỗi ngôn ngữ có thể thấy ba nhóm thuộc tính
• - Thuộc tính phổ quát: Tức là thuộc tính chung, vốn có đối với tất cả ngôn
ngữ trên thế giới.
• - Thuộc tính riêng biệt: Là thuộc tính chỉ có ngôn ngữ ở đó.
• - Thuộc tính loại hình: Là thuộc tính loại hình được dùng làm tiêu chuẩn
để quy định vị trí của một ngôn ngữ nào đó trong khi phân loại.
15
• Bằng cách so sánh như vậy, người ta có thể rút ra đâu là những thuộc
tính phổ quát (còn được gọi là những phổ niệm ngôn ngữ). Đâu là
những thuộc tính riêng biệt và đâu là những thuộc tính loại hình. Căn
cứ vào những thuộc tính loại hình người ta chia các ngôn ngữ thế giới
thành các nhóm loại hình khác nhau.

16
Tiêu chí phân loại
• Việc phân loại các ngôn ngữ theo loại hình không căn cứ vào nguồn gốc xuất xứ của
các ngôn ngữ, mà dựa vào những đặc điểm cấu trúc, hình thái của các ngôn ngữ. Việc
phân loại ngôn ngữ theo loại hình có thể dựa vào cả tiêu chí phổ quát cũng như tiêu
chí cá biệt.
• Chẳng hạn, đặc điểm mang tính phổ quát (phổ niệm) xuất hiện trong các ngôn ngữ
đều có sự đối lập giữa nguyên âm và phụ âm; đặc điểm cá biệt chỉ xuất hiện trong
ngôn ngữ này mà không thấy có trong ngôn ngữ khác.
• Ví dụ: tiếng Việt là ngôn ngữ có thanh điệu, còn tiếng Anh thì không có thanh điệu.

17
• Tuy nhiên, việc phân loại ngôn ngữ theo loại hình chủ yếu lại dựa vào sự
biến đổi hình thái hay không biến đổi hình thái của từ.
• Dựa vào đặc điểm này mà các nhà loại hình phân chia các ngôn ngữ trên
thế giới làm hai nhóm lớn - ngôn ngữ đơn lập và ngôn ngữ không đơn
lập.
• Các ngôn ngữ nào thuộc vào hai nhóm đó có thể được xem như là loại
hình ngôn ngữ lí tưởng, bởi vì không phải ngôn ngữ nào trên thế giới
cũng hoàn toàn nằm trọn trong hai loại hình này.

18
Hán, tiếng Thái, tiếng Việt
và các tiếng trong 
Ngôn ngữ đơn lập nhóm ngôn ngữ Môn- Khm
er
(Ba na, Cơ tu, Khơ me, Khơ
mú,..).

Loại hình ngôn ngữ ngôn ngữ hòa kết

Ngôn ngữ biến hình ngôn ngữ chắp dính

ngôn ngữ hỗn nhập

19
• 2.1. Ngôn ngữ đơn lập ( isolating language)
• Ngôn ngữ đơn lập (còn gọi Ngôn ngữ không biến hình) là các ngôn ngữ như tiếng Hán,
tiếng Thái, tiếng Việt và các tiếng trong nhóm NN Môn- Khmer (Ba na, Cơ tu, Khơ me,
Khơ mú,..).
• Các ngôn ngữ này có 4 đặc điểm cơ bản như sau:
• 1. - Trong hoạt động ngôn ngữ, từ không biến đổi hình thái, tức là chúng không đòi hỏi ở
nhau sự hợp dạng như các ngôn ngữ hòa kết.
• 2. Các quan hệ ngữ pháp, ý nghĩa ngữ pháp được biểu thị chủ yếu bằng hư từ và trật tự từ.
• 3. Hạt nhân cơ bản của từ vựng là các từ đơn tiết.Vì thế, người ta gọi hình vị bằng "tiếng"
và ranh giới giữa hình vị với âm tiết và từ là không rõ ràng
• 4. Cuối cùng, gần như không có hiện tượng cấu tạo từ trong các ngôn ngữ đơn lập (có thể
quan sát thấy một số phụ tố trong các tiếng như Khơmer, Chàm, Kơ ho... nhưng chúng ít
và hoạt động yếu) và quan hệ dạng thức của các từ tự do tới mức rời rạc.

20
• 2.2. Ngôn ngữ biến hình( inflectional language)
• Ngôn ngữ không đơn lập có đặc điểm chung là từ biến đổi hình thái. Vì thế, người
ta gọi các ngôn ngữ thuộc loại này là Ngôn ngữ không đơn lập hay Ngôn ngữ
biến hình.Tuy nhiên, các ngôn ngữ biến hình lại có điểm không hoàn toàn như
nhau. Vì thế, các ngôn ngữ biến hình được phân chia làm các nhóm nhỏ như sau:

21
• 2.2.1. Ngôn ngữ hòa kết (chuyển dạng)
• Các ngôn ngữ Hòa kết gồm có tiếng Anh, tiếng Nga, tiếng Pháp, tiếng Hi Lạp, tiếng A
Rập,...
• Các ngôn ngữ thuộc nhóm này có ba đặc điểm cơ bản như sau:
• * - Trong hoạt động ngôn ngữ, từ bị biến đổi hình thái (tức là từ này đòi hỏi từ kia sự hợp
dạng) để thể hiện quan hệ ngữ pháp.Các hình vị liên kết với nhau rất chặt chẽ; Điều này
cũng có nghĩa là ý nghĩa ngữ pháp, quan hệ ngữ pháp của từ được thể hiện ngay trong bản
thân từ.
• Ví dụ: Trong tiếng Anh, từ " books" có hai hình vị: " book" là hình vị chính tố chỉ sự vật và
'''s" là hình vị phụ tố, có ý nghĩa chỉ số nhiều.

22
• 2.2.1. Ngôn ngữ hòa kết (chuyển dạng)
• * - Trong từ - một trong những đơn vị cơ bản nhất của các ngôn ngữ loại hình này – có sự đối lập
giữa căn tố và phụ tố.

• Ví dụ: trong tiếng Anh, rất khó để phân biệt ý nghĩa từ vựng và ý nghĩa ngữ pháp của từ "feet", vì
đây là từ chỉ số nhiều của từ "foot".
• * - Trong các ngôn ngữ thuộc loại hình hòa kết, một ý nghĩa ngữ pháp có thể được biểu hiện bằng
nhiều phụ tố, và ngược lại, nhiều ý nghĩa ngữ pháp có thể được biểu diễn đồng thời bằng một phụ
tố.

23
• 2.2.2. Ngôn ngữ chắp dính
• Các ngôn ngữ Chắp dính gồm có: tiếng Nhật, tiếng Hàn, tiếng Thổ Nhĩ
Kì,tiếng Bantu và các tiếng Ugo - Phần Lan,...

24
• 2.2.3. Ngôn ngữ hỗn nhập 
• Các ngôn ngữ hòa kết gồm có các tiếng Chu- cốt, Cam - chat. Đây là các
ngôn ngữ ở Nam Mĩ và đông nam Xibêri,...

25
2. Khái quát về văn hóa
2.1. Thế nào văn hóa?

26
• “Khu dân cư văn hoá”, “cụm văn hoá làng xã”, “văn hoá giao thông”,
“văn hoá công sở”, “văn hoá phong bì”, “gia đình văn hoá”,…

27
- Là khái niệm có nội hàm rộng, có nhiều định nghĩa khác nhau về văn hóa.
- Có thể hiểu theo hai cách chính: theo nghĩa hẹp và theo nghĩa rộng.

Theo cách hiểu rộng, văn hóa là đối tượng của văn hóa học

28
Định nghĩa của UNESCO

Định nghĩa của Hồ Chí Minh

Định nghĩa của GS Trần Quốc Vượng

Định nghĩa của Trần Ngọc Thêm

29
“Văn hóa là tổng thể những nét riêng biệt tinh thần và vật chất, trí tuệ và
xúc cảm quyết định tính cách của một xã hội hay của một nhóm người
trong xã hội. Văn hóa bao gồm nghệ thuật và văn chương, lối sống,
những quyền cơ bản của con người, những hệ thống các giá trị, những
tập tục và những tín ngưỡng. Văn hóa đem lại cho con người khả năng
suy xét về bản thân”

30
Năm 1940, Hồ Chí Minh đã viết:
“Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát
minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ
thuật, những công cụ cho sinh hoạt hàng ngày về mặc, ăn, ở và các phương thức sử
dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hoá. Văn hoá là sự tổng
hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loài người đã sản
sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn”.

31
GS Trần Quốc Vượng trong cuốn “Cơ sở văn hóa Việt Nam” nêu ra khái niệm văn hóa:
“Văn hóa là sản phẩm do con người sáng tạo ra, có từ thuở bình minh của xã hội loài
người”.

32
“Văn hóa là một hệ thống hữu cơ
các giá trị vật chất và tinh thần do
con người sáng tạo và tích lũy
qua quá trình hoạt động thực
tiễn, trong sự tương tác giữa con
người với môi trường tự nhiên và
xã hội”.
(Trần Ngọc Thêm)

33
2.2.Các thành tố văn hóa

34
2.3. Đặc trưng của văn hóa

Tính
Tính Tính Tính
nhân
hệ thống giá trị lịch sử
sinh

35
1.2.1. Tính hệ thống

- Văn hóa có tính chất của một hệ thống.


- Hệ thống văn hóa là một tổ chức hữu cơ; các hiện tượng, các sự kiện và
các thành phần của nó có quan hệ khăng khít, tác động và chế ước lẫn
nhau trong một nền văn hóa.

36
37
1.2.2. Tính giá trị

- Văn: có nghĩa là tốt đẹp, hóa là “biến cải” hay thay đổi thành cái
khác. Văn hóa: trở thành đẹp, thành có giá trị.
- Văn hóa chỉ chứa đựng giá trị (giá trị vật chất và giá trị tinh
thần), giá trị là thước đo mức độ nhân bản của con người và xã
hội. Các giá trị văn hóa theo mục đích có thể được chia thành
giá trị vật chất (phục vụ nhu cầu vật chất) và giá trị tinh thần
(phục vụ nhu cầu tinh thần).
- Cơ sở của mọi hoạt động văn hóa là luôn hướng tới Chân –
Thiện – Mỹ - 3 nội dung vĩnh hằng của sự phát triển văn hóa
nhân loại.

38
Đặc trưng này để phân biệt: giá trị và phi giá trị

1. Ấn phẩm nghệ thuật suy đồi


2. Lối sống ích kỉ
3. Việc cổ vũ cho chiến tranh xâm lược
4. Những hành động tàn bạo, dã man của các băng đảng mafia
5. Việc tuyên truyền chủ nghĩa thực dụng
6. Tập tục, hủ tục lạc hậu
……
Là những thứ phi giá trị và đều là biểu hiện sự suy thoái của con người
39
1.2.3. Tính nhân sinh
- Văn hóa là thành tựu hay sản phẩm hoạt động thực tiễn của con người
do con người sáng tạo ra để phục vụ lợi ích của con người và nhu cầu của
xã hội.
- Văn hóa tạo môi trường hoạt động cho con người và là khởi nguồn để
hình thành nhân cách, bản lĩnh đạo đức và lương tâm của mỗi cá nhân.

Đặc trưng này cho phép phân biệt văn hóa như một
hiện tượng xã hội (do con người sáng tạo, nhân tạo) với
các giá trị tự nhiên (thiên tạo)

40
Văn hóa mang dấu ấn sáng tạo của con người; là cái để
phân biệt con người với động vật; là đặc trưng riêng vốn
có của xã hội loài người.

41
• Anh chị hãy tìm các cảnh quan tự nhiên của đất nước ta có gắn với
các truyền thuyết, huyền thoại ở nơi anh chị sinh sống hoặc trên các
vùng miền của đất nước.

42
1.2.4. Tính lịch sử
- Được hình thành trong một quá trình và được tính lũy qua nhiều thế hệ.
- Được duy trì bằng truyền thống văn hóa (truyền thống văn hóa là cơ chế tích lũy và
truyền đạt kinh nghiệm qua không gian và thời gian trong cộng đồng, được đúc kết
thành những khuôn mẫu xã hội và cố định hóa dưới dạng ngôn ngữ, phong tục, tập
quán..)
- Mang tính “động”.

Tính lịch sử cho phép phân biệt văn hóa với văn minh

43
2.4. Các loại hình văn hóa
- Thế giới phân chia thành hai khu vực văn hóa: phương Đông và
phương Tây.
- Tiêu chí phân loại hai khu vực văn hóa là căn cứ vào:
a. Môi trường sống
b. Cách thức sản xuất chính (kinh tế)

44
NỘI DUNG VĂN HÓA PHƯƠNG VĂN HÓA PHƯƠNG TÂY
ĐÔNG

Môi trường sống 1. Xứ nóng (ẩm) 1. Xứ lạnh


(điều kiện tự nhiên 2. Mưa nhiều 2. Khí hậu khô
về địa lí – khí hậu)
3. Nhiều sông với những 3. Nhiều đồng cỏ mênh mông
đồng bằng trù phú

Loại hình kinh tế Trồng trọt Chăn nuôi

Loại hình văn hóa VĂN HÓA GỐC NÔNG VĂN HÓA GỐC DU MỤC
NGHIỆP

45
Kinh tế: trồng trọt
Vùng đồng bằng nằm
Văn hóa Văn hóa
trong lưu vực các con
Phương gốc nông
sông lớn với khí hậu
Đông nghiệp
nóng ẩm
Cách sống: Định cư

Kinh tế: chăn nuôi


Xứ sở của những thảo Văn hóa
Văn hóa
nguyên mênh mông gốc Du
Phương Tây
với khí hậu lạnh khô mục
Cách sống: Du cư
Gốc Nông nghiệp: Gốc Du mục: coi
tôn trọng, sống hòa thường, tham vọng
hợp chế ngự

Nông nghiệp: thiên Ứng xử với môi trường Nông nghiệp: Dung
về tổng hợp và biện tự nhiên hợp trong tiếp nhận;
chứng (trọng quan hệ); mềm dẻo, hiếu hòa
Chủ quan, cảm tính và trong đối phó
kinh nghiệm
Lối Hình thái văn hóa: Văn Ứng xử
nhận hóa gốc du mục và văn với môi
thức tư hóa gốc nông nghiệp trường
duy xã hội
Du mục: thiên về phân Du mục: Chiếm đoạt
tích và siêu hình (trọng Tổ chức cộng đồng và độc tôn trong trong
yếu tố); Khách quan, lý tiếp nhận; cứng rắn,
tính và thực nghiệm hiếu thắng trong đối
Nguyên tắc tổ chức Cách thức tổ chức
cộng đồng cộng đồng phó

Nông nghiệp: trọng Du mục: Trọng sức Gốc Nông nghiệp: Gốc Du mục:
tình, trọng đức, trọng mạnh,trọng tài, Linh hoạt và dân Nguyên tắc và
văn, trọng phụ nữ trọng võ, trọng nam chủ quân chủ
TIÊU CHÍ VĂN HÓA GỐC NÔNG NGHIỆP VĂN HÓA GỐC DU MỤC
Đặc Khí hậu Nắng nóng lắm, mưa ẩm nhiều Xứ lạnh, hanh khô
trưng
gốc Địa hình Đồng bằng (thấp, ẩm) Đồng cỏ (khô, cao)
Nghề chính Trồng trọt Chăn nuôi

Ứng xử với môi Sống định cư, thái độ tôn trọng, ước mong Sống du canh, thái độ coi thường, chinh
trường tự nhiên sống hòa hợp với thiên nhiên phục tự nhiên

Lối nhận thức, tư Thiên về tổng hợp và biện chứng (trọng Thiên về tư duy phân tích và siêu hình
duy quan hệ); chủ quan, cảm tính và kinh (trọng yếu tố); khách quan, lí tính và thực
nghiệm nghiệm

Tổ chức Nguyên tắc Trọng tình, trọng đức, trọng văn, trọng phụ Trọng lí, trọng tài, trọng võ, trọng nam giới
cộng nữ
đồng
Cách thức Linh hoạt và dân chủ, trọng tập thể Nguyên tắc và quân chủ, trọng cá nhân

Ứng xử với môi Dung hợp trong tiếp nhận; mềm Độc đoán trong tiếp nhận; cứng rắn,
trường xã hội dẻo, hiếu hòa trong đối phó. hiếu thắng trong đối phó
48
- Con gái phải đảm đang tháo
vát, đem lại nguồn lợi vật chất - Chồng sang vợ được đi giầy
cho gia đình nhà chồng. Vợ ngoan chồng được tối ngày cậy trông.
- Con trai phải giỏi giang, thành - Trai khôn kén vợ chợ đông
đạt, đem lại vẻ vang cho gia đình Gái khôn tìm chồng giữa chốn ba quân.
(nguồn lợi tinh thần).

49
• Điều kiện tự nhiên quy định kinh tế
• Điều kiện tự nhiên và đặc điểm kinh tế quy định văn hoá
• Văn hoá lại quy định ngôn ngữ
• Vì sao trong tiếng Việt lại có hệ thống từ vựng rất lớn liên quan đến văn hoá
nông nghiệp lúa nước?
Ví dụ:
• Đối với các khái niệm cây lúa, thóc, lúa, gạo, cơm,… các ngôn ngữ châu Âu
có thể dịch đơn giản là rice (tiếng Anh) hoặc riz (tiếng Pháp).
• Với người Việt, nếu chỉ dùng một từ rice hoặc riz thì sẽ rất khó chấp nhận,
người Việt không thể hiểu đang muốn nói đến cơm, gạo hay thóc,…
• Những khái niệm liên quan đến nền văn minh lúa nước là những khái niệm
hết sức cơ bản, gần gũi và minh định đối với tộc người Việt, người Việt có
nhiều từ để phân biệt là điều hiển nhiên và tất yếu.
50
• lúa
• thóc
• gạo, gạo tấm, gạo nếp, gạo tẻ, tấm, cám, trấu
• cơm, xôi, cháo, cốm

51
2.5. Chức năng của văn hóa

Chức năng tổ chức xã hội

Chức năng điều chỉnh xã hội

Chức năng giao tiếp

Chức năng giáo dục


52
2.5.1. Chức năng tổ chức xã hội

- Thường xuyên làm tăng độ ổn định của xã hội, cung cấp


mọi phương tiện cần thiết để ứng phó với môi trường tự
nhiên và xã hội.
- Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội nên nó làm tăng
thêm tính cố kết cộng đồng thông qua cách ứng xử và tổ
chức trong gia đình, tổ chức cộng đồng và xã hội.

53
2.5.2. Chức năng điều chỉnh xã hội

- Giúp cho xã hội duy trì được trạng thái cân bằng động, không ngừng tự
hoàn thiện và thích ứng với những biến đổi của môi trường, giúp định
hướng các chuẩn mực tới Chân – Thiện – Mỹ, làm động lực cho sự phát
triển của xã hội.

54
2.5.3. Chức năng giao tiếp

- Văn hóa là sợi dây vô hình liên kết con người với con người, tạo nên quan
hệ hài hòa giữa con người với con người, giữa con người với tự nhiên, tạo
mối quan hệ đồng cảm giữa các dân tộc và các thời đại.
- Do gắn liền với con người và hoạt động của con người trong xã hội nên
văn hóa trở thành công cụ giao tiếp thiết yếu.

55
2.5.4. Chức năng giáo dục

- Văn hóa thực hiện chức năng giáo dục không chỉ bằng những giá trị đã ổn
định dưới dạng truyền thống hay tập tục, mà còn bằng cả những giá trị và
chuẩn mực đang hình thành.
- Văn hóa tạo nên sự phát triển liên tục của lịch sử nhân loại và lịch sử mỗi
dân tộc. Văn hóa duy trì và phát triển bản sắc dân tộc, tạo nên sự đồng cảm,
sự gắn bó nhiều dân tộc, nhiều thế hệ trong mục tiêu hướng về Chân –
Thiện – Mỹ.

56
3. Quan hệ giữa văn hóa và ngôn ngữ

57
3.1 Ba định đề cơ bản nghiên cứu mối quan hệ giữa ngôn
ngữ văn hóa
• Thứ nhất ta nói ngôn ngữ bình đẳng với văn hóa hay độc lập với văn hóa
là bởi vì cả hai đều là sản phẩm của con người lao động có tư duy. Đó là
những hiện tượng nhân loại, thế nhưng ngôn ngữ lại chính là sản phẩm
văn hóa của nhân loại giống như tất cả những sản phẩm văn hóa khác.

Ngôn ngữ

Văn hóa

58
3.1 Ba định đề cơ bản nghiên cứu mối quan hệ giữa ngôn
ngữ văn hóa
• Thứ hai từ định đề thứ nhất ta có định đề thứ hai. Do chỗ ngôn ngữ là
một hiện tượng văn hóa thuộc phạm trù văn hóa cho nên tất cả những gì là
đặc tính thuộc tính của văn hóa cũng đều tương tự như là đặc tính thuộc
tính của ngôn ngữ và được ẩn chứa trong ngôn ngữ

59
3.1 Ba định đề cơ bản nghiên cứu mối quan hệ giữa ngôn
ngữ văn hóa
• Thứ ba, khác với mọi hiện tượng văn hóa khác ngôn ngữ là một hiện
tượng văn hóa đặc thù do chỗ:
• 1. Ngôn ngữ là một sản phẩm văn hóa nhưng lại đồng thời là phương tiện
ghi nhận các hiện tượng văn hóa khác là chỗ bảo lưu lâu dài các sự kiện
văn hóa là công cụ thể hiện các đặc trưng văn hóa cộng đồng
• 2. Với chức năng của mình là công cụ giao tiếp quan trọng nhất của con
người ngôn ngữ trong hoạt động hành chức luôn luôn phải chịu sự chi
phối của hàng loạt các quy tắc giao tiếp văn hóa cộng đồng. Mỗi ngôn ngữ
tự thân đều là sản phẩm văn hóa cộng đồng cũng giống như bất kỳ một
sản phẩm văn hóa nào khác trong đời sống con người.

60
3.2. Quan hệ hữu cơ giữa văn hóa và ngôn ngữ

61
3.2. Quan hệ hữu cơ giữa văn hóa và ngôn ngữ

Các nhà khoa học đều thừa nhận rằng giữa ngôn ngữ và văn hóa, ngôn
ngữ dân tộc và văn hóa dân tộc có mối quan hệ gắn bó chặt chẽ.
Đây là mối quan hệ mang tính tự nhiên và tất yếu.
Mối quan hệ đó rất chặt chẽ và tác động qua lại lẫn nhau: sự xuất hiện
của hiện tượng này kéo theo sự xuất hiện của hiện tượng kia và ngược
lại.

62
3.2. Quan hệ hữu cơ giữa văn hóa và ngôn ngữ
- Sự hình thành ngôn ngữ là tiền đề nhiều mặt để hình thành văn hóa,
mặc dù theo cách sắp xếp truyền thống ngôn ngữ vốn là một bộ phận, một
thành tố bên cạnh các thành tố khác như nghệ thuật, tôn giáo... của văn
hóa.
- “con người xã hội”
- Ngôn ngữ là phương tiện tất yếu và là điều kiện cho sự nảy sinh và
phát triển của các thành tố văn hóa khác
- Là một thành tố của nền văn hóa, ngôn ngữ giữ vị trí đặc biệt. Bởi vì
ngôn ngữ là phương tiện chính để nhận thức và thủ đắc thế giới bên
ngoài. Nó cũng đóng vai trò là công cụ giao tiếp cơ bản đồng thời ngôn
ngữ làm cho nền văn hóa này có cơ hội tiếp xúc với các nền văn hóa
khác.
63
3.2. Quan hệ hữu cơ giữa văn hóa và ngôn ngữ
- Ngôn ngữ còn là phương tiện tất yếu và là điều kiện cho sự nảy sinh phát
triển và hoạt động của những thành tố khác trong văn hóa. Chính vì vậy
nhà nghiên cứu A. G Agaep đã cho rằng “Chính ngôn ngữ được một dân tộc
sáng tạo ra và của riêng dân tộc này đã thực hiện chức năng đặc trưng dân tộc”.
- Và đến lượt mình văn hóa lại trở thành tiền đề giúp cho sự phát triển của
ngôn ngữ

64
3.2. Quan hệ hữu cơ giữa văn hóa và ngôn ngữ
- Cả hai thiết chế xã hội này đều hoạt động theo nguyên tắc kế thừa truyền
thống. Chính vì thế bản thân chúng chứa đựng những đặc điểm riêng nhất về
sắc thái cộng đồng dân tộc. Nói như V.F Humboldt văn hóa chính là “linh hồn”
của ngôn ngữ còn ngôn ngữ chính là tấm gương thực sự phản chiếu nền văn
hóa dân tộc.

65
3.2. Quan hệ hữu cơ giữa văn hóa và ngôn ngữ
• Trong phạm vi nội bộ một cộng đồng ngôn ngữ văn hóa, ngôn ngữ lại đóng
vai trò là phương tiện liên hệ kế thừa giữa các thế hệ trong sự phát triển tinh
thần của họ.
• Nhờ có sự giao tiếp nói năng và thông qua nó con người mới có thể thu
nhận được ở dạng có sẵn kinh nghiệm xã hội đã được tất cả các thế hệ tiền
bối đúc kết tích lũy và hệ thống hóa. Ngôn ngữ thực hiện được sứ mệnh ấy
chính là vì bên cạnh các chức năng khác nó còn có chức năng quan trọng là
tích lũy tri thức vì thế ngôn ngữ là tấm gương thực sự của nền văn hóa dân
tộc.

66
Mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hóa

Ngôn ngữ Văn hóa


- Là vật chất, là thành tố của VH - Là tinh thần và vật chất
- Là cái biểu đạt của tư duy - Là cái được biểu đạt
- Đơn vị của ngôn ngữ là âm vị, hình vị, - Đơn vị của văn hóa là tôn giáo, tín
từ, câu ngưỡng, nghệ thuật,...
- Là sự tương tác giữa con người với - Là sự tương tác giữa con người với
người người, giữa con người với tự nhiên
- NN có tính dân tộc và xã hội
- Do con người sáng tạo ra, tích lũy
trong quá trình hoạt động thực tiễn

67
Xét về khả năng nhận diện các đơn vị ngôn ngữ như âm vị, âm tiết, hình vị,
từ, so sánh sự ổn định của các đơn vị ngôn ngữ giữa tiếng Việt với các
ngôn ngữ phương Tây như sau:

Âm vị Âm từ cụm từ câu đoạn văn


tiết/hình
vị
Tiếng - + - + - +
Việt
Phương + - + - + -
tây

68
Cấp độ ngôn ngữ âm vị âm từ cụm từ
tiết/hình vị
câu đoạn văn

Cấp độ tổ chức xã hội cá nhân làng xã vùng quốc gia

Tính ổn định Phương - + - +


Đông

Phương Tây + - + -

69
• Việc nghiên cứu quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hóa đã trải qua
ba thời kì:
• + Thời kì của Wilhelm Humboldt (cuối thế kỉ XIX) với luận điểm
nổi tiếng về tính thống nhất của ngôn ngữ và “linh hồn dân tộc”.
• + Thời kì những năm 30 của E. Sapir và B. Whorf với luận điểm
về áp lực của cách chia cắt hiện thực đặc thù của mỗi ngôn ngữ
đối với những người nói bằng ngôn ngữ ấy.
• + Thời kì những năm 50 của Claude Lévi Strauss người đã vận
dụng thành công phương pháp cấu trúc của ngôn ngữ học
đương thời để nghiên cứu mối liên hệ giữa quan hệ họ hàng và
ngôn ngữ.

70
4. Phương pháp nghiên cứu đặc trưng văn hóa
dân tộc của ngôn ngữ và tư duy

71
• 4.1. Phương pháp đối chiếu trường từ vựng – ngữ nghĩa
• Là một phương tiện để vạch ra đặc trưng văn hóa dân tộc của hành vi
ngôn ngữ ở người bản ngữ.
• Là một hệ phương pháp phân tích vạch ra cái chung, phổ biến và cái đặc
thù trong các ngôn ngữ được đối chiếu – so sánh, không phụ thuộc vào
nguồn gốc của ngôn ngữ đó.

72
• 4.1. Phương pháp đối chiếu trường từ vựng – ngữ nghĩa

• Nhiệm vụ của việc nghiên cứu đối chiếu gồm:


• - xác định sự giống nhau và khác nhau giữa các ngôn ngữ
• - Phát hiện, chỉ ra đặc điểm của các ngôn ngữ được đối chiếu.
• - Phát hiện những quy luật và khuynh hướng đặc trưng, tiêu biểu cho
các ngôn ngữ này.
• - Xác định những yếu tố tương đương giữa các ngôn ngữ.

73
4.1. Phương pháp đối chiếu trường từ vựng – ngữ nghĩa
• Khi tiến hành đối chiếu, cần phân biệt hai loại trường: Trường liên
tưởng và trường tuyến tính.
+ Đối chiếu trường liên tưởng là đối chiếu các nhóm từ có chung một
nét nghĩa nào đó.
+ Đối chiếu trường tuyến tính là đối chiếu về khả năng kết hợp của từ.

74
• Ví dụ: Nghiên cứu sự giống và khác nhau trong hành vi liên
tưởng ở người bản ngữ thuộc ba ngôn ngữ Slavơ, ngôn ngữ
Tuyếc, hai ngôn ngữ Giéc manh và Rôman về trường liên tưởng
tên gọi màu sắc: trắng, vàng, đỏ, xanh nước biển.
• - Đối với người Udơbếch chuẩn của màu trắng là bông
• - Đối với người Cadắctan và Kiếcghi chuẩn của màu trắng là
sữa
• - Đối với người Nga, Ucraina, Slovac, Ba Lan, Pháp đều là tuyết

75
Nga

Anh

Pháp

Cadắcxtan

Udơbếch

Việt Nam
Đặc điểm điều kiện sống, đặc điểm văn hóa và ngôn ngữ của
mỗi dân tộc 76
• Trong vốn từ của mỗi ngôn ngữ đều có hai lớp từ xét theo đặc trưng
văn hóa – dân tộc:
• Một là, các từ ngữ chỉ cùng một hiện tượng hay những hiện tượng
tương tự nhau tồn tại song song trong các nền văn hóa – ngôn ngữ
nhưng có hàm nghĩa văn hóa khác nhau.
• Ví dụ:
• nhà trong tiếng Việt:
• 1. Ngôi nhà, theo kiến trúc, phong cách của người Việt, tình cảm mà
người Việt đưa vào trong quan niệm về ngôi nhà của mình.
• 2. Là nơi che chở, bảo vệ con người, là cái chứa hơi ấm, sự chở che,
đùm bọc, niềm hi vọng, sự chờ đợi.
• 3. được người chồng, người vợ dùng để gọi nhau với tình cảm thân
thương, trìu mến (nhà tôi, nhà cháu, nhà em)
77
• Ví dụ: từ gà trong các nền văn hóa cũng hàm nghĩa văn hóa
khác nhau
• đối với người Pháp từ coq (gà trống): liên tưởng đến con
người ở nhiều trạng thái, tình huống khác nhau:
• 1. sự vênh váo (fier comme un coq).
• 2. sự tự tin, táo bạo trong môi trường quen thuộc của mình
(hardi comme un coq sur son fumier) = chó cậy gần nhà, gà cậy
gần chuồng.

78
• đối với người Việt từ gà, ngoài số ít trường hợp sử dụng với ý
nghĩa tích cực chỉ món ăn ngon (cơm gà cá gỡ), đẻ nhiều (đẻ
như gà).....
• còn lại trong ý thức của người Việt thường được liên tưởng
đến thói xấu, tính hay ghen tị (gà bới bếp, gà tức nhau tiếng
gáy, chân gà lại bới ruột gà,...),
• hại nhau (gà cùng chuồng đá lẫn nhau, gà cùng một mẹ chớ
hoài đá nhau);
• sự thiếu ý chí (gà què ăn quẩn cối xay),
• ăn hại (một tiền gà ba tiền thóc); chỉ sự vất vả nuôi con một
mình (cảnh gà trống nuôi con), chữ viết xấu (chữ xấu như gà
bới)...
79
• Hai là, các từ ngữ chỉ các hiện tượng văn hóa đặc biệt, chỉ có ở
một dân tộc này mà không có ở những dân tộc khác, những từ
“đặc văn hóa”.
• Ví dụ: nhiều đơn vị từ vựng mang đậm đặc trưng văn hóa dân tộc
của người Việt mà ở các dân tộc khác không có như:
• từ ngữ chỉ đời sống tập thể và cá nhân của người Việt: Làng, kẻ,
chạ, phường, hội, giáp, bộ, quận, châu, lộ, đạo, trấn, doanh, tỉnh,
tín ngưỡng phồn thực, thành hoàng làng;
• phong tục hôn nhân: cheo, hợp cẩn, môn đăng hộ đối, sêu, su sê,...
• phong tục tang ma: khâm liệm, cải táng, trùng tang, tên hèm,...các
từ chỉ lễ hội, lễ tết,...
80
Bài tập: Tìm những câu thành ngữ về con chó trong tiếng Việt và cho
biết ý nghĩa biểu trưng của nó. Phân nhóm những thành ngữ tìm
được
Mục đích: Bài tập lấy điểm điều kiện
Yêu cầu: làm việc theo nhóm 3-5 học viên/ nhóm
Thời gian: 30 phút.
Ví dụ: + chó chê khỉ (mèo) lắm lông, chó ghẻ có mỡ đằng đuôi
Þcó hình dạng xấu xí, không tài đức nhưng lại hợm hĩnh kiêu kì làm ra
vẻ tốt đẹp
+ dấm dẳn như chó cắn ma, lai dai như chó nhai giẻ rách, làu bàu như
chó hóc xương
Þ có lối nói khó nghe, không thiện cảm
81
• 3.2. Phương pháp phân tích thành tố
• Là phương pháp nghiên cứu nội dung các đơn vị có ý nghĩa,
trong phạm vi ngữ nghĩa học cấu trúc và có mục đích là phân
giải ra thành các thành phần ngữ nghĩa tối thiểu.
• Việc phân tích thành tố đã đưa đến một loạt sự chính xác hóa
quan trọng vào giải quyết những vấn đề khác nhau của ngữ
nghĩa từ vựng, cụ thể là những vấn đề đa nghĩa, đồng âm và
đồng nghĩa về từ vựng và ngữ pháp.

82
• Thủ pháp phân tích nghĩa theo chiều dọc, các ý nghĩa
cấp trên được so sánh với các ý nghĩa cấp dưới.
• Ví dụ: tay> cổ tay > bàn tay > ngón tay> móng tay.

• Ở chiều ngang, sẽ so sánh các ý nghĩa thuộc cùng một


cấp độ tôn ti không phụ thuộc vào những ý nghĩa này
có nằm trong quan hệ kế cận hoặc bổ sung hay không.
• Ví dụ: ý nghĩa của từ tay “chi trên của con người, từ
vai đến ngón, dùng để cầm, nắm”

83
• 3.3. Phương pháp thực nghiệm liên tưởng
• -Thực nghiệm liên tưởng được sử dụng để nghiên cứu các vấn
đề về ngôn ngữ, đặc biệt là những mối liên hệ về ngữ nghĩa
tồn tại khách quan trong tâm lí của người bản ngữ cũng như
cơ chế sản sinh phát ngôn.
• Thực nghiệm liên tưởng còn được sử dụng để nghiên cứu cấu
trúc ngữ nghĩa của từ.

84
• Ví dụ: kết quả thực nghiệm liên tưởng yêu cầu thực
nghiệm viên nêu đặc trưng ngữ nghĩa của từ hổ về
phân loại, đặc điểm thuộc tính, đặc điểm cấu tạo, môi
trường sống, thức ăn, công dụng, kích cỡ,....

85
Tiêu chí Đặc trưng cấu trúc ngữ nghĩa Tần số xuất hiện

Phân loại hổ rừng, heo, báo,... 213

Đặc điểm thuộc tính ăn thịt người, nhảy, săn mồi, quật đuôi, 109
leo trèo kém, khỏe, dữ, tát,...

Đặc điểm cấu tạo râu, nanh vuốt, móng sắc,... 37

Môi trường sống : rừng, rừng rậm, cỏ tranh,... 7

Thức ăn : ăn thịt, thịt tươi, trâu, lợn,.... 203

Vai trò, công dụng : vườn thú, xiếc hổ, cao hổ cốt, da hổ,... 45

Kích cỡ: to, lớn,... 2

86
• 4.4. Phương pháp xác lập ô trống
• Khi đối chiếu của hai ngôn ngữ: một đơn vị từ vựng nào đó hoặc một ý
nghĩa nào đó của nó trong ngôn ngữ này không có cái tương đương trong
ngôn ngữ khác. Các nhà nghiên cứu đã quan tâm đến những hiện tượng
thiếu vắng như thế và gọi chúng là các ô trống hay khoảng trống. Hiện tượng
này được Iu. S. Stepanôp gọi là “những vết trắng trên bức tranh ngữ nghĩa”.
• Sự xuất hiện những ô trống trong ngôn ngữ này so với ngôn ngữ kia là có
liên quan với đặc điểm hoạt động thực tiễn, với kinh nghiệm của người bản
ngữ.
• Các nhà khoa học ngày càng chú ý tới những ô trống khi nghiên cứu đối
chiếu các ngôn ngữ nhằm vạch ra đặc điểm của từng thứ tiếng. Ở cấp độ từ
vựng – ngữ nghĩa, các ô trống từ vựng này chính là các từ “đặc văn hóa”
trong các ngôn ngữ.

87
Nuôi lợn thì phải vớt bèo
Lấy vợ thì phải nộp cheo cho làng.

Lấy vợ không cheo như tiền gieo xuống suối.

Lấy vợ mười heo, không cheo cũng mất.


Người cùng làng lấy
Cheo nội nhau nộp cheo
tượng trưng

NỘP CHEO

Người khác làng lấy


Cheo ngoại nhau nộp cheo rất
nặng

Khoản tiền cheo được dùng vào việc công ích như tu bổ đình, chùa, đào giếng, xây cổng
làng, đắp đường, lát gạch đường làng…
Khoản tiền cheo có nơi quy định đóng tiền, có nơi quy định góp bằng hiện vật như gạch Bát
Tràng, đồ gốm sứ…
• Đối với lớp từ ngữ có nội dung ngữ nghĩa “đặc văn hóa” thì mỗi đơn vị là
một ô trống trong bức tranh ngôn ngữ về thế giới của dân tộc này khi so
sánh với dân tộc khác. Khi các đơn vị ngôn ngữ này xuất hiện trong các văn
bản, tác phẩm văn học thì những người thuộc cộng đồng văn hóa khác sẽ
thấy rất khó hiểu, hoặc không thể hiểu được và thậm chí họ cho là phi lí
hoặc buồn cười.
• Trong nền văn hóa của người Việt cũng có vô số những từ như vậy. Ví dụ
như các từ ngữ liên quan đến nghề dệt lụa

90
• Các sản phẩm dệt ra từ tơ tằm rất phong phú, đa dạng như: lụa, là,
gấm, vóc, vân, the, đoạn, lĩnh, băng, sa, xuyến, đoạn, nhiễu, đũi, cấp,
kỳ cầu, nái, sồi, thao, địa

91
• Phương pháp xác lập ô trống có hiệu quả đặc biệt trong việc nghiên
cứu chỉ ra đặc trưng văn hóa dân tộc của hành vi ngôn ngữ và phi
ngôn ngữ. Đó là một trong những cách thức nghiên cứu sự giống nhau
và khác nhau của hai hoặc một số nền văn hóa cục bộ giúp tối ưu hóa
sự tác động lẫn nhau giữa các nền văn hóa ấy bằng cách tránh những
khó khăn xuất hiện trong quá trình giao tiếp giữa các đại diện thuộc
cộng đồng văn hóa ngôn ngữ khác nhau.

92
• Theo Bình Nguyên Lộc:
• Việt vốn là tên gọi một loại công cụ kiêm vũ khí của người Việt cổ - tức là
cái rìu.
• Trong ngôn ngữ Nam Á cổ đại, rìu được phát âm là yịt hoặc một âm nào
đó tương tự (truyền thuyết của người Mường vẫn gọi vua Việt là Bua Yịt
(Dịt) hay Yịt Yàng (Dịt Dàng). Do có sự tiếp xúc giữa người Việt và người
Hán, Yịt được phiên âm qua tiếng Hán cổ rồi từ tiếng Hán lại được phiên
âm trở lại theo cách đọc Hán Việt thành Việt.
• Hiện nay còn có thể tìm thấy trong từ vựng tiếng Việt hiện đại từ phủ việt,
trong đó việt có nghĩa là “rìu”, còn phủ có nghĩa là “búa”. Chữ Việt thời cổ
là tượng hình cái búa. Nước Việt vì sản xuất búa (rìu) nên lấy làm tên gọi.

93
Tổ tiên ta có tên gọi là Hồng Bàng và còn
được gọi là Lạc Việt. Vậy Hồng Bàng, Lạc
Việt có nghĩa là gì? Tại sao có tên gọi
như vậy?

94
• Nhà sử học Đào Duy Anh giải thích:
• Hồng Bàng chính là loài chim nước lớn: Bàng là lớn, còn Hồng
được ghi bằng chữ Hán có cấu tạo gồm chữ giang có nghĩa là
sông và chữ điểu cho nghĩa là chim.
• Lạc trong Lạc Việt cũng chỉ một loài chim lớn: loài cò, sếu có rất
nhiều ở miền Bắc Việt Nam thời thượng cổ.
• Bằng cứ liệu so sánh ngữ âm lịch sử, Nguyễn Kim Thản và Vương
Lộc chứng minh rằng Lạc trong Lạc Việt là từ Việt. Chữ Hán dùng
để ghi từ này chỉ là để phiên âm từ Việt cổ là rạc có nghĩa là
nước.
• Theo các tác giả Lạc Việt có nghĩa là bộ phận Bách Việt sống về
nước. Đã có Lạc Việt thì có Lạc vương (vua của người nước), Lạc
tướng (tướng của người nước). 95
• 3.5. Phương pháp thống kê trong nghiên cứu đặc trưng văn hóa dân
tộc của hành vi ngôn ngữ
• Việc áp dụng hệ phương pháp thống kê trong nghiên cứu ngôn ngữ đã
phổ biến rộng rãi vào những thập kỉ gần đây.
• Phương pháp thống kê được áp dụng rộng rãi trong các lĩnh vực khác
nhau của ngôn ngữ học: giải quyết những vấn đề của ngôn ngữ học lịch
sử, nghiên cứu vốn từ của một tác giả hoặc một tác phẩm, xây dựng từ
điển tần số...
• Trong lĩnh vực nghiên cứu thống kê từ vựng, một số công thức tính toán
đã được áp dụng để nghiên cứu ngôn ngữ tác giả, tác phẩm.
• a) Độ phong phú từ vựng được tính bằng tỉ số giữa số từ khác nhau
trong văn bản và tổng số lần xuất hiện các từ (hay độ dài của văn bản)
• Công thức tính: R =
96
• b) Độ tập trung từ vựng
• c) Độ phân tán từ vựng
• d) Hệ số tương quan hai danh sách từ vựng

97
Bài tập thực hành chương 1
1. Tìm những câu ca dao, tục ngữ liên quan đến triết lí âm dương
của người Việt.
2. Tìm các từ ngữ chỉ các hiện tượng văn hóa chỉ có ở dân tộc này
mà không có ở những dân tộc khác, những từ được gọi là các
đơn vị “đặc văn hóa”.
3. Tìm các từ ngữ chỉ cùng một hiện tượng hay những hiện tượng
tương tự nhau tồn tại song song trong các nền văn hóa – ngôn
ngữ nhưng có hàm nghĩa văn hóa khác nhau.

98

You might also like