You are on page 1of 19

ĐỀ CƯƠNG CƠ SỞ NGÔN NGỮ

Chương 1
Câu 1: Ngôn ngữ là gì? Ngôn ngữ và lời nói khác nhau ở điểm nào? Ví dụ?
- Ngôn ngữ là hệ thống các đơn vị ( gồm các âm vị, hình vị, từ, câu ) và những quy tắc
kết hợp các đơn vị này để tạo thành lời nói trong giao tiếp.
Ngôn ngữ và lời nói khác nhau ở chỗ
Ngôn ngữ Lời nói
- Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp ở - Lời nói là phương tiện giao tiếp ở dạng
dạng khả năng tiềm tàng,trừu tượng hóa hiện thực hóa, gắn liền với những nội
khỏi bất kì một sự vận dụng cụ thể nào dụng cụ thể.
trong hoạt động ngôn ngữ.
- Ngôn ngữ là sản phẩm của tập thể mang - Lời nói là sp của cá nhân.
tính khái quát, chung cho toàn xã hội.
- Ngôn ngữ là đối tượng mang tính bền -Lời nói là đối tượng mang tính lâm thời.
vững.
- Ngôn ngữ là hệ thống các đơn vị (âm vị, - Lời nói là kết quả của việc vận dụng các
hình vị, từ, câu) có mối quan hệ phức tạp, quy tắc khác nhau để truyền thông tin kêu
chằng chịt, đan xen lẫn nhau. gọi người nghe có hành động tương ứng.
- Ví dụ: cho các đơn vị ngôn ngữ: thuyền, bến sông, ai, đó, tối nay, chở trăng, đậu, về kịp,
có, bến và một số quy tắc kết hợp các đơn vị này thành cụm từ, thành câu.
Những đơn vị và những quy tắc ngữ pháp vốn có sẵn trong óc mội người nói tiếng Việt.
Từ đó có những câu nói khác nhau trong từng hoàn cảnh cụ thể của từng người nói, như
từ việc kết hợp các đơn vị ngôn ngữ trên:
-Ai đó chở trăng tối nay có về kịp
-Bến sông trăng thuyền ai đậu đó…
Câu 2: Đối tượng nghiên cứu của ngôn ngữ học là gì? Trình bày trạng thái tĩnh và
trạng thái động của ngôn ngữ?
- Đối tượng nghiên cứu của ngôn ngữ học là ngôn ngữ với tư cách là phương tiện giao
tiếp nói chung và ngôn ngữ của một cộng đồng nào đó (ví dụ: tiếng Việt, tiếng Anh, tiếng
Pháp…)
+ Ở trạng thái tĩnh: ngôn ngữ là một hệ thống bao gồm các đơn vị ngôn ngữ những mối
quan hệ cùng một số quy tắc kết hợp các đơn vị đó. Ngôn ngữ dạng tĩnh là tài sản chung
của xã hội được mỗi cá nhân vận dụng theo cách riêng của mình trong từng tĩnh huống
giao tiếp cụ thể.
+ Ở trạng thái động, các đơn vị và quan hệ giữa các đơn vị của hệ thống ngôn ngữ mới
được thực hiện hóa. Sự vận động của hệ thống làm sáng tỏ nhiều quan hệ tĩnh không phát
hiện ra. Ngôn ngữ ở trạng thái chịu sự chi phối của nhiều nhân tố bên ngoài thuộc về đối
tượng, nội dung, mục đích, hoàn cảnh, cách thức của hoạt động giao tiếp
Câu 3: Trình bày nội dung nghiên cứu của từng bộ môn ngôn ngữ học?
- Ngôn ngữ học chia làm 3 bộ phận: Ngữ âm học, Từ vựng học, Ngữ pháp học.
+ Ngữ âm học: đối tượng là âm thanh ngôn ngữ, xem xét ở 3 phương diện: mặt vật lí học
(âm học), mặt sinh lí (cấu âm), mặt xã hội.
+ Từ vựng học: nghiên cứu các thành phần của từ vựng của một ngôn ngữ. Khảo sát các
từ, cụm từ cố định trên phương diện: đặc điểm cấu tạo, đặc điểm các lớp từ xét theo
nguồn gốc, theo phạm vi và phong cách sử dụng, quan hệ ngữ nghĩa, quy luật chuyển
nghĩa trong các lớp từ vựng. Từ vựng học đã hình thành các phân môn như Từ nguyên
học, Ngữ nghĩa học, ...
+ Ngữ pháp học: nghiên cứu các cách thức, quy tắc, phương tiện cấu tạo từ và câu. Chia
thành Từ pháp học nghiên cứu phương diện cấu tạo từ và Cú pháp học nghiên cứu cụm
từ và câu.
- Ngoài ra ngôn ngữ còn có ngành nghiên cứu về các phương diện khác của ngôn ngữ
như: Ngữ pháp văn bản, Phong cách học, Phương ngữ học, …
Câu 4: Trình bày đặc điểm của môn Ngữ Văn trong chương trính giáo dục phổ
thông 2018?
- Ngữ văn là môn học mang tính công cụ và tính thẩm mĩ - nhân văn; học sinh có phương
tiện giao tiếp, là cơ sở để học tập tất cả các môn học khác; là công cụ quan trọng để giáo
dục học sinh những giá trị cao đẹp về văn hóa, văn học và ngôn ngữ dân tộc; phát triển ở
học sinh những cảm xúc lành mạnh, tình cảm nhân văn, lối sống nhân ái, vị tha, ...
- Thông qua các văn bản ngôn từ và hình tượng nghệ thuật trong các tác phẩm, bằng hoạt
động đọc, viết, nói và nghe, có vai trò to lớn trong việc giúp học sinh hình thành và phát
triển những phẩm chất tốt đẹp cũng như các năng lực cốt lõi để sống và làm việc hiệu
quả, để học suốt đời.
- Nội dung môn Ngữ văn mang tính tổng hợp, bao gồm cả tri thức văn hoá, đạo đức, triết
học, ... liên quan tới nhiều môn học là hoạt động giáo dục khác và cũng liên quan mật
thiết với cuộc sống; giúp học sinh biết quan tâm, gắn bó hơn với đời sống thường nhật,
biết liên hệ, giải quyết các vấn đề nảy sinh trong thực tiễn.
- Nội dung cốt lõi của môn học bao gồm các mạch kiến thức và kĩ năng cơ bản, thiết yếu
về tiếng Việt và văn học, đáp ứng các yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực của học
sinh ở từng cấp học; được phân chia theo hai giai đoạn: giai đoạn giáo dục cơ bản và giai
đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp.
Câu 5: Phân tích mối quan hệ giữa ngôn ngữ và lời nói?
- Ngôn ngữ và lời nói có sự khác biệt nhưng hai đối tượng này có mối quan hệ qua lại và
giả định lẫn nhau. Mối quan hệ đó biểu thị mối quan hệ giữa cái chung và cái riêng. Cái
riêng chỉ tồn tại trong chừng mực nó có liên hệ với cái chung. Và ngược lại, cái chung
hiện diện trong cái riêng.
- Ngôn ngữ và lời nói thống nhất nhưng không đồng nhất. Vì lời nói vừa là công cụ vừa
là sản phẩm của ngôn ngữ nên muốn khám phá các đơn vị và những quy luật hoạt động
của ngôn ngữ đều cần phải xuất phát từ lời nói.
- Xét ở góc độ khác, lời nói chính là ngôn ngữ đang hành chức, dùng để giao tiếp giữa
người với người. Do đó, lời nói không chỉ đơn thuần mang tính cá nhân và ngẫu nhiên.
Nó chính là ngôn ngữ đang hoạt động và nó cũng mang trong mình cả mặt xã hội của
ngôn ngữ lẫn mặt cá nhân của lời nói.
- Lời nói cần thiết để ngôn ngữ phát triển, thúc đẩy hoàn thiện ngôn ngữ. Lời nói không
có tính tự do sáng tạo, đa dạng thì ngôn ngữ không thể trở thành công cụ tinh vi để diễn
đạt mọi tư tưởng, tình cảm. Lời nói là đối tượng nghiên cứu của ngôn ngữ.
Câu 6: Phân tích những mục tiêu cụ thể ở tiếng Việt tiểu học để chỉ ra vai trò quan
trọng của việc nghiên cứu ngôn ngữ trong trường hiện nay?
- Giúp học sinh hình thành và phát triển những phẩm chất chủ yếu với các biểu hiện cụ
thể:
+Yêu thiên nhiên, gia đình, quê hương;
+ Có ý thức đối với cội nguồn; yêu thích cái đẹp, cái thiện và có cảm xúc lành mạnh; có
hứng thú học tập, ham thích lao động;
+ Thật thà, ngay thẳng trong học tập và đời sống;
+ Có ý thức thực hiện trách nhiệm đối với bản thân, gia đình, xã hội và môi trường xung
quanh.
- Giúp học sinh bước đầu hình thành các năng lực chung, phát triển năng lực ngôn ngữ ở
tất cả các kĩ năng đọc, viết, nói và nghe với mức độ căn bản:
+ Đọc đúng, trôi chảy văn bản; hiểu được nội dung, thông tin chính của văn bản.
+ Liên hệ, so sánh ngoài văn bản;
+ Viết đúng chính tả, ngữ pháp;
+ Viết được một số câu, đoạn, bài văn ngắn (chủ yếu là bài văn kể và tả);
+ Phát biểu rõ ràng; nghe hiểu ý kiến người nói.
Câu 7: Lấy 3 ví dụ về bài đọc trong sách tiếng Việt để chứng minh môn Ngữ Văn là
môn học mang tính thẩm mỹ, nhân văn?
- Những người bạn tốt (tiếng Việt lớp 5 tập 1)
+ Nội dung: Nghệ sĩ A-ni-ôn và đàn cá heo. Ông ca hát và giành nhiều giải thưởng. Khi
bị bọn cướp hại, ông đã hát và làm cá heo say mê và chúng đã cứu ông. Bọn cướp bị
trừng trị. Để tưởng nhớ tính cảm của cá heo nên đã khắc hình cá heo cõng người lên đồng
tiền.
+ Ý nghĩa: ca ngợi tình bạn gắn bó trân quý giữa con người và cá heo
- Người ăn xin (tiếng Việt lớp 4 tập 1)
+ Nội dung: Bạn nhỏ thấy người ăn xin, rất muốn giúp đỡ nhưng không có tiền. Bạn nắm
tay người ăn xin, xin lỗi, người ăn xin rất cảm động và cảm ơn bạn. Bạn đã cho đi tình
cảm trân quý hơn đồng tiền.
+ Ý nghĩa: tấm lòng nhân ái, đồng cảm, thương xót cho người khó khăn
- Hoa cỏ sân trường (tiếng Việt lớp 3 tập 1)
+ Nội dung: Miêu tả khuôn viên vườn hoa ngôi trường vô cùng đẹp và nhiều màu sắc.
+ Ý nghĩa: vẻ đẹp của thiên nhiên từ đó biết bảo vệ, giữ gìn và trân trọng thiên nhiên.
=> “Ngữ Văn là môn học mang tính thẩm mĩ, nhân văn” học sinh từ các mẩu truyện rút
ra bài học trong nhận thức, hành động, hình thành phẩm chất cao đẹp.
Câu 8: Chứng minh nhận định “Nội dung môn Ngữ Văn mang tính tổng hợp bao
gồm cả tri thức văn hóa, đạo đức, triết học, liên quan tới nhiều môn học và hoạt
động giáo dục như lịch sử, địa lí, giáo dục công dân, …”?
- Hồ Gươm (tiếng việt 2 tập 2)
+ Nội dung: bài văn tả những cảnh đẹp Hồ Gươm, đền Ngọc Sơn, Cầu Thê Húc và Tháp
Rùa.
+ Ý nghĩa: vẻ đẹp cổ kính gắn với lịch sử hào hùng của dân tộc, hiểu rõ về một di tích
lịch sử lâu đời của đất nước.
=> mục đích của học môn Ngữ Văn (tiếng Việt) là sử dụng tiếng việt tốt hơn, phát triển
tư duy, hình thành nhân cách, quan niệm thẩm mĩ. Nếu ko có ngôn ngữ thì ko thể học các
môn khác. Và môn Ngữ Văn từ ví dụ trên cũng bao gồm những kiến thức môn lịch sử,
địa lí, đạo đức. Nội dung môn Ngữ Văn rộng mở để nhằm nâng cao tư duy đa dạng cho
học sinh.
Câu 9: Chứng minh nhận định “Môn Văn liên quan mật thiết tới cuộc sống giúp học
sinh biết quan tâm gắn bó với đời sống thường nhật, biết liên hệ và có kĩ năng giải
quyết các vấn đề nảy sinh trong thực tiễn”?
- Thương ông (tiếng việt 2)
+ Nội dung: một bạn nhỏ tên Việt đã biết quan tâm và giúp đỡ ông mình khi ông bị đau
chân.
+ Ý nghĩa: tình cảm trong sáng, tấm lòng hiếu thảo thương yêu người bệnh, người thân.
=> từ 3 ví dụ trên ta có thể thấy “Môn Văn…”

Chương 2
Câu 1: Trình bày cách thức phát triển của ngôn ngữ?
- Ngôn ngữ biến đổi từ từ, liên tục, không đột biến: ngôn ngữ theo con đường phát triển
và cải tiến những yếu tố hiện có, bằng cách tuần tự, lâu dài, tích góp những yếu tố của
ngôn ngữ, đồng thời tiêu hủy dần những yếu tố có tính chất cũ.
- Sự phát triển không đồng đều giữa các mặt: ngôn ngữ phát triển ko đồng đều ở các đơn
vị của nó. Trong đó lĩnh vực về từ vựng biến đổi nhanh và nhiều hơn, ngữ âm và ngữ
pháp biến đổi chậm hơn
Câu 2: Lịch sử phát triển của tiếng Việt đã trải qua những giai đoạn nào?
1, Tiếng Việt thời kì dựng nước
- Tiếng việt pt lâu đời dưới thời Văn Lang-Âu Lạc, xác định thuộc họ ngôn ngữ Nam Á,
có nguồn gốc bản địa.
2, Tiếng Việt thời kì Bắc thuộc và chống Bắc thuộc
- Sự tiếp xúc giữa Tiếng Việt và Tiếng Hán diễn ra lâu dài nhất. Ngôn ngữ được sử dụng
là tiếng Hán nhưng tiếng Việt vẫn chưa mất.
- Trong thời kì Bắc thuộc, tiếng Việt đã phát triển mạnh mẽ, vay mượn theo hướng Việt
hóa như gia đình, náo nhiệt, … Cách thức Việt hóa đã làm đa dạng phong phú thêm cho
tiếng Việt.
3, Tiếng Việt thời kì đọc lập tự chủ
- Thế kỉ XI, sau khi giành độc lập chữ Hán được đề cao trong các triều đại phong kiến.
Văn chương chữ Hán mang sắc thái Việt hình thành và phát triển.
- Dựa vào việc vay mượn một số yếu tố văn tự Hán một hệ thống chữ viết ra đời nhằm
ghi lại tiếng Việt là chữ Nôm.
4, Tiếng Việt trong thời kì Pháp thuộc
- Tiếng Hán mất địa nhưng tiếng Việt cũng bị chèn ép. Ngôn ngữ được sử dụng là tiếng
Pháp
- Khi Đảng ra đời đặc biệt sau khi bản đề cương văn hóa Việt Nam năm 1943, tiếng Việt
càng được sử dụng rộng rãi.
5, Tiếng Việt từ CMT8 đến nay
- Tiếng Việt phát triển mạnh mẽ, thành ngôn ngữ chung được sử dụng cả nước.
- Sau độc lập hoàn toàn, tiếng Việt hoàn toàn được dùng trong toàn dân.
Câu 3: Khái quát các giả thuyết về vấn đề nguồn gốc của ngôn ngữ loài người?
1,1 Thuyết tượng thanh

- Thời gian: Thuyết này manh nha từ thời cổ đại nhưng phổ biến ở giai đoạn thế kỷ
XVII đến XIX và hiện nay vẫn có người thừa nhận.
- Nội dung: Toàn bộ ngôn ngữ nói chung đều do con người bắt chước âm thanh của thế
giới xung quanh mà ra.
- Cơ sở: Dựa vào hiện tượng từ tượng thanh và từ sao phỏng có mặt trong mọi ngôn
ngữ.
- Sai lầm: Các từ tượng thanh chỉ chiếm một lượng nhỏ trong toàn bộ từ vựng và
không đóng vai trò quan trọng trong việc biểu hiện nội dung nhận thức, tư tưởng, tình
cảm của con người.
1.2 Thuyết cảm thán

- Thời gian: Thuyết này phát triển ở thế kỷ XVIII – XX. Những người chủ trương
thuyết này như Rutsô, Humbôn, Stăngđan...

- Nội dung: Những người theo thuyết này cho rằng ngôn ngữ loài người bắt nguồn từ
những âm thanh phát ra do những cảm xúc vui, buồn, mừng, giận, đau đớn...

- Cơ sở: Những thán từ và những từ có mối liên hệ gián tiếp giữa âm hưởng của từ và
trạng thái cảm xúc của con người trong các ngôn ngữ.
- Sai lầm: Chức năng của ngôn ngữ không chỉ hạn chế trong một phạm vi hẹp gắn với
việc bộc lộ cảm xúc. Ngôn ngữ thực hiện nhiều chức năng trọng đại hơn nhiều trong đời
sống xã hội.

1,3 Thuyết tiếng kêu trong lao động

- Thời gian: Thuyết này xuất hiện ở thế kỷ XIX.

- Nội dung: Theo thuyết này thì ngôn ngữ xuất hiện từ những tiếng kêu trong lao động
tập thể.

- Cơ sở: Có một bộ phận những từ mô phỏng các động tác lao động, nhịp lao động.

- Sai lầm: Những tiếng kêu trong lao động chỉ là cơ sở cho sự hình thành một bộ phận
nhỏ trong thành phần từ vựng của ngôn ngữ, không thể là nguồn gốc chân chính cho sự
nảy sinh một hệ thống tín hiệu phức tạp trong ngôn ngữ loài người.

1.4 Thuyết khế ước xã hội

- Thời gian: Thuyết này xuất hiện ở thế kỷ XVII – XVIII

- Nội dung: Ngôn ngữ là do con người thỏa thuận với nhau mà quy định ra

- Cơ sở: Công nhận tính ước lệ, võ đoán của kí hiệu ngôn ngữ.

- Sai lầm: Không khôi phục được chi tiết lịch sử hình thành ngôn ngữ của con người.

1.5 Thuyết ngôn ngữ cử chỉ

- Thời gian: Thuyết này xuất hiện ở thế kỷ XIX – XX


- Nội dung: Những người theo thuyết này cho rằng: lúc đầu con người chưa có ngôn
ngữ thành tiếng mà phải dùng tư thế thân thể và của tay để giao tiếp.
- Cơ sở: Cử chỉ, điệu bộ có khả năng làm công cụ giao tiếp.
Chương 3
Câu 1: Tại sao nói ngôn ngữ là hiện tượng xã hội?
1, Ngôn ngữ là một hiện tượng xã hội
- Ngôn ngữ ra đời cùng với sự phát triển lịch sử loài người. Ngôn ngữ có từ lịch sử xa
xưa, gắn bó với đời sống con người và phương tiện giao tiếp của con người.
- Về mặt lịch sử, con người sử dụng ngôn ngữ từ thời cổ xưa. Ngôn ngữ cùng lao động,
tư duy và nhân tố tạo nên con người.
- Ngôn ngữ và hệ thống các đơn vị ngôn ngữ cùng với những quy tắc kết hợp các từ ngôn
ngữ ấy.
2, Ngôn ngữ không phải là hiện tượng tự nhiên
- Hiện tượng tự nhiên như là mưa, gió, bão… Các hiện tượng tự nhiên tự nảy sinh, tồn
tại, phát triển, không phụ thuộc vào con người
- Ngôn ngữ do con người quy ước, ko tự nảy sinh phát triển và phụ thuộc và ý thức của
con người.
3, Ngôn ngữ không phải là một hiện tượng sinh vật
a) Ngôn ngữ không mang tính bẩm sinh
- Con người sinh ra đã có bản năng: đi, ngồi, chạy, … đó là chức năng sinh học trong bản
thể của con người ko phụ thuộc vào môi trường và hoàn cảnh sống.
- Ngôn ngữ ko phải bẩm sinh. Tuy nhiên con người có các cơ quan bẩm sinh liên quan
đến phát âm, khoang phát âm như mũi, răng, môi, … cơ quan hô hấp trung ương thần
kinh. Nhưng ko thể coi đó là cơ sở để tính bẩm sinh của ngôn ngữ.
- Ngôn ngữ là kết quả của sự học hỏi, bắt chước, tiếp xúc với mọi người xung quanh.
Ví dụ trẻ sinh ra ở VN, lớn lên ở Ý, tiếp xúc với người Ý sẽ nói tiếng Ý
b) Ngôn ngữ không mang tính di truyền
- Con người sinh ra có đặc điểm về bẩm sinh hay di truyền như: đi, ngồi, màu da, tóc, …
Ngôn ngữ không mang tính di truyền. Nên con người vẫn mang các đặc điểm di truyền
của chủng tộc nhưng nếu sống ở một quốc gia khác thì sẽ nói ngôn ngữ của quốc gia đó.
c) Ngôn ngữ không đồng nhất với tiếng kêu của động vật
- Đông vật dùng tiếng kêu để thông báo theo bầy đàn, báo hiệu nguy hiểm, …: tiếng gà
kêu, tiếng ve,…
- Âm thanh của ngôn ngữ khác âm thanh của tiếng kêu của một số đơn vị. Một số con vật
nói được tiếng người (sáo, vẹt, yểng ..) đó là kết quả của quá trình rèn luyện phản xạ có
hoặc ko có điều kiện của một số loài.
- Ngôn ngữ là sản phẩm của loài người do con người quy ước gắn liền với tư duy, suy
đoán của con người nên ko thể đồng nhất ngôn ngữ với tiếng kêu động vật
4, Ngôn ngữ không mang tính cá nhân
- Ngôn ngữ có tính xã hội: là sản phẩm của một dân tộc nên có tính chất chung. Còn lời
nói là sản phẩm riêng của mỗi cá nhân, có tính cụ thể được tạo ra trên cơ sở cái chung của
ngôn ngữ. Vì thế con người mới có thể giao tiếp với nhau.
- Ngôn ngữ không của riêng ai, là sản phẩm của cộng đồng, một xã hội. Nó là sự quy ước
của cộng đồng. Vì thế, ngôn ngữ mang bản sắc và phong cách riêng cộng đồng, từng dân
tộc.
- Cá nhân cũng có thể có phong cách ngôn ngữ riêng, sáng tạo riêng trên cơ sở tuân thủ
những quy ước cộng đồng. Cá nhân ko thể tự thay đổi ngôn ngữ của xã hội.
=> Ngôn ngữ là hiện tượng xã hội vì:
+ Nn chỉ nảy sinh, tồn tại và phát triển trong xã hội loài người và phụ thuộc vào xã hội.
+ Nn phục vụ cho toàn thể xã hội với tư cách là phương tiện giao tiếp.
+ Nn mang bản sắc của từng cộng đồng xã hội.
+ Sự tồn tại và phát triển gắn liền với sự tồn tại và phát triển của xã hội.
- Mối quan hệ giữa ngôn ngữ và xã hội là mối quan hệ qua lại bởi vì xã hội tồn tại và phát
triển như ngôn ngữ. Nhờ ngôn ngữ mà con người mới có thể giao tiếp, trao đổi từ đó
hoàn thiện bản thân. Ngôn ngữ có vai trò quan trọng trong sự phát triển của xã hội: là
công cụ điều hành, quản lí, tổ chức, phân phối hàng hóa…
Vậy nn không thể tồn tại ngoài xã hội. Ngược lại không có môi trường xã hội thì ngôn
ngữ không thể nảy sinh và phát triển.
Câu 2: Trình bày chức năng thể hiện tư duy của ngôn ngữ?
- Tư duy là một quá trình nhận thức, phản ánh những thuộc tính bản chất, những mối
quan hệ và liên hệ bên trong, có tính quy luật của sự vật, sự việc và hiện tượng trong hiện
thực khách quan mà trước đó ta chưa biết.
- Ngôn ngữ là công cụ của tư duy:
+ Nhờ có ngôn ngữ mà con người mới có thể tiến hành suy nghĩ, tư duy. Chức năng của
ngôn ngữ với tư duy thể hiện khi con người giao tiếp bằng lời nói và đang tư duy, suy
nghĩ mà chưa nói ra thành lời.
+ Con người nhận thức thế giới, dùng ngôn ngữ để gọi tên, phân tích bản chất, thuộc tính
của SVHT đó. Hoạt động tư duy của con người được tiến hành nhờ ngôn ngữ; không thể
TD mà không có ngôn ngữ, ngược lại, không có ngôn ngữ thì không thể TD.
=> Ngôn ngữ là công cụ của tư duy. Trong hoạt động nhận thức và TD, ngônngữ đóng
vai trò tàng trữ, bảo toàn và cố định các kết quả của nhận thức và TD của cá nhân và
cộng đồng, lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.
- Ngôn ngữ là công cụ biểu đạt tư duy: Ngôn ngữ vừa là công cụ vừa là vỏ vật chất của tư
duy. Mọi kết quả của tư duy đều phải dùng ngôn ngữ để biểu đạt ra ngoài hoặc tiềm tàng
trong bộ óc mỗi người. Ngôn ngữ là phương tiện vật chất để thể hiện TD. Thế giới khách
quan được con người nhận thức trong suy nghĩ, TD là cái được biểu đạt còn ngôn ngữ là
cái biểu đạt để thể hiện sự nhận thức đó.
Câu 3: Trình bày các nhân tố giao tiếp?
- Nhân tố giao tiếp bao gồm:
+ Nhân vật giao tiếp
+ Nội dung giao tiếp
+ Hoàn cảnh giao tiếp
+ Phương tiện và kênh giao tiếp
+ Đích và kết quả giao tiếp
- Nhân vật giao tiếp: là người tham gia vào hoạt động giao tiếp, gồm 2 tuyến nhân vật
tham gia:
+ Người phát: xác định mục đích và lựa chọn nội dung, xác định mối quan hệ, cách thức
giao tiếp…
+ Người nhận: hiểu nội dung người phát nói về cái gì? Điều đó có ý nghĩa với bản thân
không?
- Nội dung giao tiếp: là thực tế khách quan được các nhân vật đưa và hoạt động giao tiếp.
Người phát có hiểu biết, lựa chọn những gì mà mình cho là quan trọng đưa vào nội dung
giao tiếp. Người nhận cũng cần có trình độ hiểu biết nhất định để hiểu nội dung của
người phát.
- Hoàn cảnh giao tiếp: là không gian diễn ra hoạt động giao tiếp. Bao gồm hoàn cảnh
rộng (về địa lý, xã hội, lịch sử, kinh tế, chính trị, văn hóa…); hoàn cảnh giao tiếp hẹp (chỉ
nơi chốn cụ thể, đặc trưng riêng diễn ra hoạt động giao tiếp).
- Phương tiện và kênh giao tiếp:
+Là ngôn ngữ mà các nhân vật tham gia giao tiếp sử dụng. Ngôn ngữ đó được cộng đồng
sử dụng theo chuẩn ngôn ngữ đề người đọc và người nghe đều hiểu được.
- Đích và hiệu quả giao tiếp: Là ý định, ý đồ mà các nhân vật tham gia giao tiếp đặt ra và
hướng tới.
Câu 4: Tại sao ngôn ngữ là hiện tượng xã hội đặc biệt?
-Ngôn ngữ có mối quan hệ với hiện tượng xã hội khác như: kiến trúc thượng tầng và cơ
sở hạ tầng theo CNML
- Cơ sở hạ tầng là: toàn bộ quan hệ sv của một xã hội ở một giai đoạn phát triển nào đó.
- Kiến trúc thương tầng: là những quan điểm về chính trị, phát quyền, tôn giáo, nghệ
thuật… của xã hội và các tổ chức xã hội tương ứng với cơ sở hạ tầng.
- Ngôn ngữ là 1 hiện tượng xã hội đặc biệt vì:
+ Ngôn ngữ ko phụ thuộc vào ktrúc thượng tầng cùa riêng 1 xã hội nào. Khi cơ sở hạ
tầng hay ktrúc thượng tầng bị phá vỡ thì ngôn ngữ ko hề thay đổi.
+ Mỗi kiến trúc thượng tầng là sản phẩm của 1 cơ sở hạ tầng. Khi cơ sở hạ tầng bị tiêu
hủy thì kiến trúc thượng tầng cũng bị phá vỡ. Ngôn ngữ chỉ biến đổi liên tục chứ không
tạo ra ngôn ngữ mới.
+ Ngôn ngữ ko mang tính giai cấp. Các giai cấp trong xã hội đều dùng chung 1 ngôn ngữ
theo lợi ích riêng của họ
-Ngôn ngữ đồng nhất với tư duy ko đồng nhất với ngôn ngữ
Câu 5: Chứng minh ngôn ngữ và tư duy thống nhất nhưng ko đồng nhất?
- Mọi kết quả của tư duy muốn được thể hiện ra bên ngoài, lưu giữ phải nhờ đến ngôn
ngữ. Tư duy phải được khoác một cái vỏ vật chất để người khác cảm nhận được. Vỏ vật
chất đó chính là ngôn ngữ. Mối quan hệ giữa tư duy và ngôn ngữ thể hiện rất chặt chẽ, ko
thể có tư duy mà không có và ngược lại.
- Sự không đồng nhất giữa ngôn ngữ và tư duy thể hiện ở những phương tiện sau:
+ Ngôn ngữ tồn tại ở dạng vật chất, tư duy thuộc tinh thần
+ Ngôn ngữ mang tính dân tộc còn tư duy có tính nhân loại
+ Những đơn vị tư duy cũng ko đồng nhất với các đơn vị của ngôn ngữ. Logic học nghiên
cứu các quy luật của tư duy, phân biệt giữa các khái niệm, suy lí, phán đoán. Những đơn
vị này ko trùng với các đơn vị ngôn ngữ như từ, câu …
Câu 6: Trình bày bản chất của ngôn ngữ?
- Mác và Ănghen trong cuốn “Hệ tư tưởng Đức” viết: “ngôn ngữ là ý thức thực tại, thực
tiễn, ngôn ngữ cũng tồn tại cho cả những người khác nữa, như vậy là cũng tồn tại lần đầu
tiên cho bản thân tôi nữa và cũng như ý thức ngôn ngữ trình sinh ra là do nhu cầu do cần
thiết phải giao dịch với người khác”
- Ngôn ngữ phục vụ xã hội với tư cách là phương tiện giao tiếp
- Ngôn ngữ thể hiện ý thức xã hội
- Sự tồn tại và phát triển của ngôn ngữ gắn liền với sự tồn tại, phát triển của xã hội
- Mối quan hệ giữa ngôn ngữ và xã hội là mối quan hệ qua lại bởi vì xã hội tồn tại và phát
triển nhờ ngôn ngữ. nhờ có ngôn ngữ mà con người có thể giao tiếp với nhau. ừ là
phương tiện giao tiếp ngôn ngữ không chỉ giúp từng cá nhân phát triển mà còn có tác
dụng gắn két cá nhân với nhau tạo thành xã hội
 Nhờ ngôn ngữ mà mọi thành viên trong cộng đồng xã hội có thể hiểu được nhau
cùng xây dựng một xã hội ổn định và phát triển
 Nhà nước mới ban hành được các văn bản pháp luật, pháp lệnh đối với từng cá
nhân để sống và làm việc theo hiến pháp.
 Nó là công cụ để lưu trữ các kinh nghiệm sản xuất truyền từ thế hệ này sang thế hệ
khác, giúp xã hội nhanh chóng phát triển, kế thừa và phát huy những thành tựu của
thế hệ trước.
- Ngôn ngữ tồn tại trong lòng xã hội và nhờ xã hội, ngược lại, nó là điều kiện, công cụ để
xã hội vận hành và phát triển.

CHƯƠNG 4
Câu 1: Trình bày ngôn ngữ đơn lập:
a. Một số ngôn ngữ tiêu biểu:
- Tiêu biểu cho loại hình đơn lập là các ngôn ngữ ở vùng Đông Nam Á, đặc biệt là tiếng
Việt, tiếng Hán cổ đại. Ngoài ra còn có các ngôn ngữ Aranta ở úc, Évê, Joruba ở châu
Phi.
b. Đặc điểm:
Loại hình ngôn ngừ đơn lập có 4 đặc điểm chính:
- Trong hoạt động, từ không biến đổi hinh thái.
Ví dụ: Tôi nhìn nó và Nó nhìn tôi
Trong 2 câu nó, tôi có chức năng ngữ pháp khác nhau, "nhìn" đi với chủ từ khác nhau
nhưng hình thức không đổi.
- Quan hệ ngữ pháp, ý nghĩa ngữ pháp được biểu thị chủ yếu bằng hư từ, trật tự từ. VD: +
Dùng hư từ biểu thị số nhiều: những bạn, các bạn; biểu thị thời gian: đang ăn, vừa đến...
+Dùng trật tự từ biểu thị quan hệ ngữ pháp
Cá nước: quan hệ đẳng lập
Nước cá: quan hệ chính phụ.
- Tính phân tiết. Trong các ngôn ngữ đơn lập, âm tiết được phân lập một cách rõ ràng: nói
thành từng tiếng một, viết thành từng chữ.
Ví dụ: đất, nước và đất nước.
- Không hoặc rất ít sử dụng phụ tố để tạo từ. Vì thế những từ có ý nghĩa sư vật, hoạt
động, tính chất không phân biệt nhau về hình thức.
VD: Mang cưa ra cưa gỗ (dt - đt); Đẽo cày để cày ruộng (dt - đt)
Câu 2: Trình bày ngôn ngữ hòa kết.
*Một số ngôn ngữ tiêu biểu:
- Tiêu biểu: là các ngôn ngữ hệ Ấn – Âu như Nga, Pháp, Anh, … và hệ ngôn ngữ Sêmít,
một số ngôn ngữ châu Phi
*Đặc điểm:
- Trong hoạt động, từ có biến đổi hình thái. Vì thế, ý nghĩa ngữ pháp và quan hệ ngữ
pháp của từ được thể hiện ngay trong hình thức của từ.
VD: do (hiện tại) => did (quá khứ)
- Sử dụng các phụ tố cấu tạo từ và biểu thị ý nghĩa ngữ pháp, quan hệ ngữ pháp của từ.
VD: of, to, with…
- Trong cấu tạo từ, mối liện hệ giữa các hình vị hết sức chặt chẽ đến nỗi căn tố (chính tố)
cũng không hoạt động độc lập mà luôn luôn phải có phụ tố đi kèm, ngược lại phụ tố cũng
chỉ thể hiện ý nghĩa một cách rõ ràng khi kết hợp với căn tố.
VD: sau keep up with là động từ thêm ing
Câu 3: Trình bày về ngôn ngữ chắp dính.
* Một số ngôn ngữ tiêu biểu.
- Thổ Nhĩ Kì, Ban Tu, Phần Lan (ngôn ngữ châu Phi), các ngôn ngữ vùng Uran-Antai,
* Đặc điểm.
- Từ gồm căn tố và phụ tố đc chắp dính vs nhau. Từ cx gồm 2 bộ phận: căn tố và phụ tố
như các ngôn ngữ hòa kết.
VD: Tiếng Thổ Nhĩ Kì
ev (phòng), evler (những cái phòng), evlerin (những cái phòng của tôi), evlerinden
(từ những cái phòng của tôi).
Các dạng thức đó có chung căn tố là là ev và phụ tố là ler, lerin,...
- Các ý nghĩa ngữ pháp đc biểu thị ngay trong bản thân từ. Dạng thức từ thay đổi trong
lời nói.
VD: Dạng thức “evelerinden” tiếng TNK cho ta bt các ý nghĩa: số nhiều, sở hữu, điểm
xuất phát.
- Mỗi phụ tố trong ngôn ngữ chắp dính chỉ biểu thị 1 ý nghĩa ngữ pháp, ngược lại 1 ý
nghĩa ngữ pháp chỉ biểu thị bằng 1 phụ tố.
VD: Tiếng Tacta bh thấy phụ tố -lar xuất hiện thì ở đó có ý nghĩa số nhiều.
Avưflar (nhiều làng), xkaflar (nhiều cái tủ),....
 Từ muốn có bao nhiêu ý nghĩa ngữ pháp thì phải có bấy nhiêu phụ tố. Điều đó làm
cho độ dài của từ trở nên rất lớn. Khi có nhiều phụ tố thì phụ tố nào càng có ý nghĩa trừu
tượng khái quát thì càng đứng xa căn tố.
Câu 4: Chứng minh Tiếng Việt là ngôn ngữ đơn lập tiêu biểu (giải thích ngôn ngữ
đơn lập là gì, ngắn gọn phần tính chất sau đó suy ra tiếng Việt cũng có những tính
chất như vậy)
Tiếng Việt thuộc ngôn ngữ đơn lập, vì mỗi một tiếng (âm tiết) được phát âm tách rời
nhau và được thể hiện bằng một chữ viết. Đặc điểm này thể hiện rõ rệt ở tất cả các mặt
ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp.
1. Đặc điểm ngữ âm: Trong tiếng Việt có một loại đơn vị đặc biệt gọi là "tiếng". Về mặt
ngữ âm, mỗi tiếng là một âm tiết. Nhiều từ tượng hình, tượng thanh có giá trị gợi tả đặc
sắc. Khi tạo câu, tạo lời, người Việt rất chú ý đến sự hài hoà về ngữ âm, đến nhạc điệu
của câu văn.
2. Đặc điểm từ vựng: Mỗi tiếng, nói chung, là một yếu tố có nghĩa. Tiếng là đơn vị cơ sở
của hệ thống các đơn vị có nghĩa của Tiếng Việt. Từ tiếng, người ta tạo ra các đơn vị từ
vựng khác để định danh sự vật, hiện tượng..., chủ yếu nhờ phương thức ghép và phương
thức láy.
VD: - Ghép: đất nước, máy bay, nhà lầu xe hơi, nhà tan cửa nát...
- Láy: thơ thẩn, đỏng đảnh, đo đỏ, …
3. Đặc điểm ngữ pháp: Từ của tiếng Việt không biến đổi hình thái. Đặc điểm này sẽ chi
phối các đặc điểm ngữ pháp khác. Khi từ kết hợp từ thành các kết cấu như ngữ, câu, tiếng
Việt rất coi trọng phương thức trật tự từ và hư từ.
VD: - Trật tự từ: Trong tiếng Việt khi nói "Anh ta lại đến" là khác với "Lại đến anh ta".
- Hư từ: Trong tiếng Việt khi nói "Anh ta lại đến" là khác với "Lại đến anh ta"
Câu 5: Chứng minh tiếng Anh là ngôn ngữ biến hình tiêu biểu?
- Ngôn ngữ biến hình là loại hình ngôn ngữ có đặc điểm: ý nghĩa ngữ pháp được biểu đạt
ở ngay trong bản thân từ, nhờ từ có biến hình ở trong câu nói. Trong từ có sự đối lập giữa
gốc từ và phụ tố; gốc từ và phụ tố kết hợp chặt chẽ với nhau, hòa làm một khối. Mỗi một
phụ tố thường biểu đạt một số ý nghĩa ngữ pháp.
- Ý nghĩa từ vựng và ý nghĩa ngữ pháp được dung hợp trong từ nhưng không thể tách biệt
được. Có thể thấy như trong tiếng Anh, rất khó để phân biệt ý nghĩa từ vựng và ý nghĩa
ngữ pháp trong từ "feet" (số nhiều của "foot" = bàn chân). Chính bởi đặc điểm này mà
người ta gọi là tiếng anh là ngôn ngữ biến hình tiêu biểu
-Ngôn ngữ biến hình cũng có các phụ tố. Nhưng mỗi phụ tố có thể đồng thời mang nhiều
ý nghĩa và ngược lại, cùng một ý nghĩa có thể diễn đạt bằng các phụ tố khác nhau.
VD: unacceptable và inacceptable
- Sự liên hệ chặt chẽ của các hình vị trong từ. Mối liên hệ chặt chẽ ngay cả chính tố cũng
ko thể đứng một mình
VD: teach – teacher
- Từ biến đổi để biểu thị ý nghĩa ngữ pháp
VD: teach (hiện tại) – taught (quá khứ)

CHƯƠNG 5
Câu 1 :Trình bày các đơn vị của ngôn ngữ.
*Âm vị:
-Âm vị là đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất mà người ta phân biệt được trong chuỗi lời nói.
VD: bàn - b/a/n
-Âm vị có chức năng khu biệt nghĩa.
VD: Bàn khác Màn: do sự đối lập giữa âm vị /b/ và /m/
*Hình vị:
-Hình vị là đơn vị nhỏ nhất có nghĩa.
-Hình vị là 1 hoặc 1 chuỗi các âm vị tạo thành.
Hình vị có chức năng cấu tạo từ.
-Một từ có gồm 1 hoặc nhiều hình vị.
VD: nhà, nhà máy, công ngiệp hóa,…
*Từ:
-Là đơn vị được tạo ra từ 1 số hình vị, có chức năng định danh và có khả năng vận dụng
độc lập, gánh vác các vai trò khác nhau trong câu (chủ ngữ, vị ngữ, bổ ngữ).
VD: từ “xe đạp” tạo ra từ 2 hình vị
*Câu:
-Câu là chuỗi kết hợp của 1 hoặc nhiều từ theo quy tắc nhất định để thông báo.
VD: Bom!
-Các đơn vị ngôn ngữ gồm nhiều loại lớn nhỏ khác nhau, thuộc nhiều cấp đọ khác nhau.
Mỗi loại đơn vị đó làm thành 1 tiểu hệ thống trong 1 hệ thống lớn - hệ thống ngôn ngữ.
Người ta gọi mỗi tiểu hệ thống của ngôn ngữ là 1 cấp độ.
Câu 2: Trình bày các quan hệ của ngôn ngữ? (5 ý)
- Quan hệ ngữ đoạn
- Quan hệ hình
- Quan hệ cấp độ
- Quan hệ đồng nhất
- Quan hệ đối lập
1, Quan hệ ngữ đoạn
- Quan hệ ngữ đoạn là quan hệ nối kết các đơn vị ngôn ngữ thành chuỗi khi ngôn ngữ đi
vào hoạt động. Cơ sở của quan hệ này là tính tuyến tính của ngôn ngữ. Quan hệ này liên
kết các yếu tố lại để tạo thành những đơn vị lớn hơn: liên kết từ thành câu, câu thành
đoạn văn, đoạn văn thành văn bản.
VD: Nhân dân anh hùng
2 hình vị “nhân” và “dân” liên kết theo trình tự thành từ “nhân dân”
“anh” và “hùng” liên kết theo trình tự thành từ “anh hùng”
Các từ trong câu liên kết lại theo thứ tự: “nhân dân” + “anh hùng” tạo thành chỉnh thể câu
“nhân dân anh hùng”.
- Trên trục tuyến tính chỉ có những đơn vị đồng hạng thì mới trực tiếp kết hợp với nhau.
- Không nhất thiết các đơn vị phải đứng gần nhau mới có quan hệ với nhau.
2, Quan hệ hệ hình
- Quan hệ hệ hình là quan hệ giữa các yếu tố có thể thay thế được cho nhau trong một vị
trí của chuối lời nói.
VD: Nhân dân ta rất anh hùng
Có thể thay “nhân dân” bằng các yếu tố khác như quân đội, thanh niên, … Thay “anh
hùng” bằng yếu tố như dũng cảm, cần cù, thông minh... Tập hợp các yếu tố có quan hệ hệ
hình với nhau tạo nên một hệ hình.
3, Quan hệ cấp độ
- Quan hệ cấp độ là quan hệ giữa các đơn vị ở các cấp độ khác nhau của hệ thống ngôn
ngữ. Quan hệ cấp độ thể hiện ở hai loại quan hệ: quan hệ bao hàm và quan hệ thành tố.
+ Quan hệ bao hàm là quan hệ giữa các đơn vị cấp bậc cao hơn với đơn vị cấp bậc thấp.
+ Quan hệ thành tố là các đơn vị bậc thấp bao giờ cũng là thành tố tạo nên đơn vị cao hơn
VD: Nhân dân ta rất anh hùng
- Bao gồm các từ nhân dân, ta, anh hùng
- Hình vị “nhân” và “dân” tạo nên từ “nhân dân”; các từ: nhân dân, ta, rất, anh hùng
tạo nên câu “Nhân dân ta rất anh hùng”
4, Quan hệ đồng nhất
- Quan hệ đồng nhất là quan hệ giữa các yếu tố có sự giống nhau, tương đồng về một nét,
1 phương diện, 1 đặc điểm nào đó
- Các tín hiệu đồng nhất với nhau về âm thanh
VD: ta la ca
- Các tín hiệu đồng nhất với nhau về thanh điệu
VD: Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi
- Đồng nhất về ý nghĩa
VD: vợ, phu nhân, bà xã
- Đồng nhất về cấu tạo
VD: xe máy, xe đạp
5, Quan hệ đối lập
- Quan hệ đối lập là quan hệ giữa các yếu tố có sự khác nhau về 1 nét, 1 phương diện, 1
đặc điểm nào đó.
- Các tín hiệu khác nhau về âm thanh
VD: ta la ca
- Các tín hiệu khác nhau về ý nghĩa
VD: vợ, phu nhân, bà xã
- Trong đồng nhất có đối lập.
Câu 3: Bản chất tín hiệu của ngôn ngữ?
- Tín hiệu là một hình thức vật chất kích thích vào giác quan của con người làm cho
người ta nghĩ tới một cái gì ngoài hình thức vật chất đó.
* Tính hai mặt của tín hiệu
- Tín hiệu là ngôn ngữ là sự thống nhất giữa hai mặt: CBH và CĐBH. CBH là âm thanh
còn CĐBH là ý nghĩa.
- CBH và CĐBH gắn bó khăng khít với nhau không thể tách rởi
* Tính võ đoán của tín hiệu
- Quan hệ CBH và CĐBH có tính quy ước được xã hội chấp nhận nên tín hiệu ngôn ngữ
tính võ đoán. Đó là MQH 2 mặt của TH ngôn ngữ
- Một số tín hiệu có tính võ đoán thấp nên quan hệ giữa âm thanh và ý nghĩa có phần có
lí do. Đó là trường hợp sau:
+ Từ tượng thanh: róc rách, đùng đoàng, meo meo, (con) bò,
+ Từ tượng hình: gồ ghề, khúc khuỷu...
+ Thán từ: ối, ái, a, ô...
* Giá trị khu biệt của tín hiệu
- Cái quan trọng của yếu tố trong hệ thống là sự khu biệt. Thuộc tính vật chất của mỗi tín
hiệu ngôn ngữ thể hiện ở những đặc trưng có khả năng phân biệt của nó.
- Tín hiệu ngôn ngữ này có hình thức ngữ âm và ý nghĩa khác với tín hiệu ngôn ngữ kia.
Tín hiệu ngôn ngữ khác với các loại tín hiệu khác bởi đặc trưng tính 2 mặt và tính võ
đoán của tín hiệu ngôn ngữ.
Câu 4: Tại sao nói ngôn ngữ là 1 hệ thống tín hiệu đặc biệt.
*Tính phức tạp, nhiều tầng bậc:
- Hệ thống ngôn ngữ phức tạp ở ở chỗ nó bao gồm một số lượng đơn vị rất lớn, có thể là
lớn nhất nhất so với các hệ thống khác
- Số lượng từ và câu trong ngôn ngữ là vô số, thường xuyên biến đổi và được bổ sung.
- Hệ thống tín hiệu ngôn ngữ bao gồm nhiều hệ thống nhỏ: Ví dụ: hệ thống hình vị, từ,
cụm từ, hệ thống câu...Các hệ thống của ngôn ngữ có quan hệ với nhau, các yếu tố trong
cùng hê thống cũng có MQH lẫn nhau.
* Tính đa trị:
-Một CBH tương ứng với nhiều CĐBH: hiện tượng đông âm và hiện tượng nhiều nghĩa.
-Mộ CĐBH tương ứng với nhiều CBH: hiện tượng đông nghĩa và đông sở chỉ.
* Tính hình tuyến của ngôn ngữ:
-Hoạt động giao tiếp, các tín hiệu âm thanh ngôn ngữ lần lượt nối tiếp nhau thành 1 chuỗi
theo dòng thời gian.
-Phát hiện ra được các quy tắc kết hợp các yếu tố để tạo thành các đơn vị ngôn ngữ khác
nhau.
*Tính năng sản:
- Tín hiệu của ngôn ngữ có thể tạo ra các tín hiệu mới cho các hệ thống cảu mình từ các
tín hiệu đã có.
- Sử dụng phương thức khác nhau để tạo ra các từ mới như phương thức ghép và phương
thức láy ngày càng làm bổ sung phong phú hơn về số lượng và chủng loại
VD: - nhỏ, nhô nhỏ, nhỏ nhắn, nhỏ nhoi, ...
*Tính độc lập tương đối:
- Ngôn ngữ có tính xã hội, có quy luật phát triển nội tại của mình, không lệ thuộc vào ý
muốn cá nhân.
- Ngôn ngữ tồn tại với tư cách là một thực thể độc lập qua các thời kì, xã hội chế độ khác
nhau.
Câu 5: Chứng minh ngôn ngữ là một hệ thống.
- Hệ thống là 1 thể thống nhất bao gồm các yếu tố có quan hệ và liên quan lẫn
nhau. Để trở thành 1 hệ thống, cần phải có 2 điều kiện:
+ Tập hợp các yếu tố.
+ Những mối quan hệ và liên hệ lẫn nhau giữa các yếu tố đó.
- Trong ngôn ngữ là tập hợp của các đơn vị: âm vị, hình vị, từ, câu
- Giữa các đơn vị ngôn ngữ trên đều có mối quan hệ và liên hệ như quan hệ ngữ
đoạn, hệ hình, đồng nhất, …
 NGÔN NGỮ LÀ 1 HỆ THỐNG.

You might also like