You are on page 1of 18

NỘI DUNG ÔN TẬP HỌC PHẦN LÍ LUẬN

DẠY HỌC TIẾNG VIỆT Ở TH - D21GDTH


1. Mục tiêu của môn Tiếng Việt cấp Tiểu học theo Chương trình Giáo dục phổ thông
2018.
1. Mục tiêu chung
a) Hình thành và phát triển cho học sinh những phẩm chất chủ yếu: yêu nước, nhân ái, chăm
chỉ, trung thực và trách nhiệm; bồi dưỡng tâm hồn, hình thành nhân cách và phát triển cá
tính. Môn Ngữ văn giúp học sinh khám phá bản thân và thế giới xung quanh, thấu hiểu con
người, có đời sống tâm hồn phong phú, có quan niệm sống và ứng xử nhân văn; có tình yêu
đối với tiếng Việt và văn học; có ý thức về cội nguồn và bản sắc của dân tộc, góp phần giữ
gìn, phát triển các giá trị văn hoá Việt Nam; có tinh thần tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại
và khả năng hội nhập quốc tế.
b) Góp phần giúp học sinh phát triển các năng lực chung: năng lực tự chủ và tự học, năng
lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. Đặc biệt, môn Ngữ văn giúp
học sinh phát triển năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học: rèn luyện các kĩ năng đọc, viết,
nói và nghe; có hệ thống kiến thức phổ thông nền tảng về tiếng Việt và văn học, phát triển tư
duy hình tượng và tư duy logic, góp phần hình thành học vấn căn bản của một người có văn
hoá; biết tạo lập các văn bản thông dụng; biết tiếp nhận, đánh giá các văn bản văn học nói
riêng, các sản phẩm giao tiếp và các giá trị thẩm mĩ nói chung trong cuộc sống.
2. Mục tiêu cấp Tiểu học
a) Giúp học sinh hình thành và phát triển những phẩm chất chủ yếu với các biểu hiện cụ thể:
yêu thiên nhiên, gia đình, quê hương; có ý thức đối với cội nguồn; yêu thích cái đẹp, cái
thiện và có cảm xúc lành mạnh; có hứng thú học tập, ham
thích lao động; thật thà, ngay thẳng trong học tập và đời sống; có ý thức thực hiện trách
nhiệm đối với bản thân, gia đình, xã hội và môi trường xung quanh.
b) Giúp học sinh bước đầu hình thành các năng lực chung, phát triển năng lực ngôn ngữ ở tất
cả các kĩ năng đọc, viết, nói và nghe với mức độ căn bản: đọc đúng, trôi chảy văn bản; hiểu
được nội dung, thông tin chính của văn bản; liên hệ, so sánh ngoài văn bản; viết đúng chính
tả, ngữ pháp; viết được một số câu, đoạn, bài văn ngắn (chủ yếu là bài văn kể và tả);phát
biểu rõ ràng; nghe hiểu ý kiến người nói.
Phát triển năng lực văn học với yêu cầu phân biệt được thơ và truyện, biết cách đọc thơ và
truyện; nhận biết được vẻ đẹp của ngôn từ nghệ thuật; có trí tưởng tượng, hiểu và biết xúc
động trước cái đẹp, cái thiện của con người và thế giới xung quanh được thể hiện trong các
văn bản văn học.
2. Các phương pháp dạy học Tiếng Việt ở Tiểu học.
Khái niệm
Phương pháp dạy học Tiếng Việt là cách thức làm việc của thầy giáo và học sinh nhằm làm
cho học sinh nắm vững kiến thức và kĩ năng tiếng Việt.
Phân tích nội dung các phương pháp dạy học tiếng Việt thường được dùng ở Tiểu học
1. Phương pháp phân tích ngôn ngữ
Đây là phương pháp được sử dụng một cách có hệ thống trong việc xem xét tất cả các mặt
của ngôn ngữ: ngữ âm, ngữ pháp, từ vựng, cấu tạo từ, chính tả, phong cách với mục đích làm
rõ cấu trúc các kiểu đơn vị ngôn ngữ, hình thức và cách thức cấu tạo, ý nghĩa của chúng
trong nói năng. Các dạng phân tích ngôn ngữ: quan sát ngôn ngữ (là giai đoạn đầu trong quá
trình phân tích ngôn ngữ nhằm tìm ra điểm giống và khác nhau và sắp xếp chúng theo một
trật tự nhất định), phân tích ngữ âm, phân tích ngữ pháp, phân tích chính tả, phân tích tập
viết, phân tích ngôn ngữ các tác phẩm văn chương… Tất cả các dạng phân tích ngôn ngữ đều
là bộ phận cấu thành của nhiều bài tập khác nhau: bài tập tập đọc, tập viết, chính tả, luyện
nói và viết văn với nhiệm vụ mang tính phân tích.
Ví dụ: Khi dạy vần ui, ưi (TV1, KNTT, trang 94), GV đưa ra ngữ liệu "dãy núi", "gửi thư"
để minh họa cho vần "ui", "ưi", yêu cầu HS đọc thầm, tìm ra tiếng có vần "ui", "ưi". Tiếp
theo, GV yêu cầu HS đánh vần (phân tích) tiếng "núi", "gửi", sau đó GV yêu cầu HS đọc từ
"dãy núi", "gửi thư".
2. Phương pháp luyện theo mẫu
Phương pháp luyện theo mẫu là phương pháp mà học sinh tạo ra các đơn vị ngôn ngữ, lời nói
bằng mô phỏng lời thầy giáo, sách giáo khoa… Phương pháp này gồm nhiều dạng bài tập
như đặt câu theo mẫu cho trước, phát âm hoặc đọc diễn cảm theo thầy giáo. Phương pháp
này thường được sử dụng trên giờ tập đọc, chính tả, luyện từ và câu, tập làm văn.
Ví dụ: Bài 28: Con đường của bé, TV lớp 3, KNTT/ 127, Phần Luyện tập, BT 3 Chuyển
những câu dưới đây thành câu hỏi. GV cho HS đọc kĩ mẫu cho trước, sau đó thêm các từ để
hỏi vào mẫu để tạo thành câu hỏi, lưu ý cho HS về dấu câu, khi biến đổi câu, cần giữ nguyên
các từ ngữ trong câu gốc, chỉ thêm từ để hoiri và thay dấu chấm bằng dấu chấm hỏi. Với câu
b. Cô giáo vào lớp. Câu hỏi có thể là: Cô giáo vào lớp chưa?, Cô giáo vào lớp rồi à?...
Để sử dụng PP luyện tập theo mẫu, GV cần làm các công việc sau:
- Nắm chắc được mẫu – mục tiêu dạy học cụ thể.
- Có khả năng tạo các mẫu tiếng Việt bằng cách “thị phạm”.
- Nắm chắc được những điểm còn sai lệch của HS so với mẫu.
- Có những thủ thuật dạy học để chuyển những sản phẩm sai mẫu của HS về đúng mẫu.
3. Phương pháp giao tiếp
Phương pháp giao tiếp là phương pháp dạy tiếng dựa vào lời nói, vào những thông báo sinh
động, vào giao tiếp bằng ngôn ngữ. Phương pháp này gắn liền với phương pháp luyện theo
mẫu. Cơ sở của phương pháp giao tiếp là chức năng giao tiếp của ngôn ngữ… Nếu ngôn ngữ
được coi là phương tiện giao tiếp thì lời nói được coi là bản thân sự giao tiếp bằng ngôn ngữ.
Dạy tiếng Việt theo hướng giao tiếp tức là dạy phát triển lời nói cho từng cá nhân học sinh.
Phương pháp giao tiếp coi trọng sự phát triển lời nói còn những kiến thức lí thuyết thì được
nghiên cứu trên cơ sở phân tích các hiện tượng đưa ra trong bài khoá. Để thực hiện phương
pháp giao tiếp cần có môi trường giao tiếp, các phương tiện ngôn ngữ vầ các thao tác giao
tiếp.
Ví dụ: Hoạt động Nói và nghe, bài 1: Tôi là học sinh lớp 2, TV 2, KNTT, tập 1/ 12. BT 1.
HS kể về điều đáng nhớ nhất trong kì nghỉ hè dựa vào các câu hỏi cho trước trong SGK, GV
cho HS chia sẻ theo nhóm, sau đó mời từng HS kể lại kỉ niệm đáng nhớ nhất trong kì nghỉ hè
theo gợi ý. Qua đó, HS sẽ hình thành được kĩ năng giao tiếp, tự tin chia sẻ trước GV và các
bạn.
Việc tách ra từng phương pháp là để giải thích rõ nội dung của chúng. Trong thực tế dạy học,
các phương pháp thường được sử dụng phối hợp chặt chẽ, không có phương pháp vạn năng.
Điều quan trọng là phải nắm vững các điều kiện cụ thể của dạy học để lựa chọn phương pháp
cho phù hợp. Các yếu tố liên quan trực tiếp tới lựa chọn phương pháp là nhiệm vụ dạy học,
nội dung dạy học, khả năng của học sinh, trình độ giáo viên, điều kiện vật chất.
3. Vị trí, nhiệm vụ của dạy đọc ở Tiểu học.
Vị trí của dạy đọc ở Tiểu học
1.1. Đọc là gì?
Môn Tiếng Việt ở trường Phổ thông có nhiệm vụ hình thành năng lực hoạt động ngôn
ngữ cho học sinh. Năng lực hoạt động ngôn ngữ được thể hiện trong bốn dạng hoạt động,
tương ứng với chúng là bốn kĩ năng nghe, nói, đọc, viết. “Đọc là một dạng hoạt động ngôn
ngữ, là quá trình chuyển dạng thức chữ viết sang lời nói có âm thanh và thông hiểu nó (ứng
với hình thức đọc thành tiếng), là quá trình chuyển trực tiếp từ hình thức chữ viết thành các
đơn vị nghĩa không có âm thanh (ứng với đọc thầm)”.
(M.R. Lơvôp – Cẩm nang dạy học tiếng Nga (tiếng Nga)
1.2. Ý nghĩa của việc đọc
Những kinh nghiệm của đời sống, những thành tựu văn hoá, khoa học, tư tưởng, tình
cảm của các thế hệ trước và của cả những người đương thời phần lớn đã được ghi lại bằng
chữ viết. Nếu không biết đọc thì con người không thể tiếp thụ nền văn minh của loài người,
không thể sống một cuộc sống bình thường, có hạnh phúc với đúng nghĩa của từ này trong xã
hội hiện đại. Biết đọc, con người đã nhân khả năng tiếp nhận lên nhiều lần, từ đây, anh ta
biết tìm hiểu, đánh giá cuộc sống, nhận thức các mối quan hệ tự nhiên, xã hội, tư duy. Biết
đọc, con người sẽ có khả năng chế ngự một phương tiện văn hoá cơ bản giúp họ giao tiếp
được với thế giới bên trong của người khác, thông hiểu tư tưởng, tình cảm của người khác.
Đặc biệt khi đọc các tác phẩm văn chương, con người không chỉ được thức tỉnh nhận thức
mà còn rung động tình cảm, nảy nở những ước mơ tốt đẹp, khơi dậy năng lực hành động, sức
mạnh sáng tạo cũng như được bồi dưỡng tâm hồn. Không biết đọc, con người sẽ không có
điều kiện hưởng thụ sự giáo dục mà xã hội dành cho họ, không thể hình thành được một
nhân cách toàn diện. Đặc biệt trong thời đại bùng nổ thông tin thì biết đọc ngày càng quan
trọng vì nó sẽ giúp người ta sử dụng các nguồn thông tin. Đọc chính là học, học nữa, học
mãi, đọc để tự học, học cả đời.
Vì những lẽ trên, dạy đọc có một ý nghĩa to lớn ở Tiểu học. Đọc trở thành một đòi hỏi
cơ bản, đầu tiên đối với mỗi người đi học. Trước hết là trẻ phải học đọc, sau đó trẻ phải đọc
để học. Đọc giúp trẻ em chiếm lĩnh một ngôn ngữ để dùng trong giao tiếp và học tập. Nó là
công cụ để học tập các môn học khác. Nó tạo ra hứng thú và động cơ học tập. Nó tạo điều
kiện để học sinh có khả năng tự học và tinh thần học tập cả đời. Nó là một khả năng không
thể thiếu được của con người trong thời đại văn minh.
Đọc một cách có ý thức cũng sẽ tác động tích cực tới trình độ ngôn ngữ cũng như tư
duy của người đọc. Việc dạy đọc sẽ giúp học sinh hiểu biết hơn, bồi dưỡng ở các em lòng
yêu cái thiện và cái đẹp, dạy cho các em biết suy nghĩ một cách lôgic cũng như biết tư duy
có hình ảnh. Như vậy, đọc cmột ý nghĩa to lớn còn vì nó bao gồm các nhiệm vụ giáo dưỡng,
giáo dục và phát triển.
2. Nhiệm vụ của dạy đọc ở Tiểu học
Tính đa nghĩa của “đọc” kéo theo tính đa nghĩa của “biết đọc”. “Biết đọc” được hiểu
theo nhiều mức độ. Một em bé mới đi học biết đánh vần “cờ – o – co”, ngập ngừng đọc từng
tiếng một, thế cũng gọi là đã biết đọc. Đọc, thâu tóm được tư tưởng của một cuốn sách trong
vài ba trang cũng gọi là biết đọc. Chọn trong biển sách báo của nhân loại những gì mình cần,
trong một ngày nắm được tinh thần của hàng chục cuốn sách cũng gọi là biết đọc. Những
năng lực này không phải tự nhiên mà có. Nhà trường phải từng bước hình thành cho học sinh
năng lực này và trường Tiểu học nhận nhiệm vụ đặt viên gạch đầu tiên.
2. 1. Đọc là một hoạt động thực hành. Nhiệm vụ quan trọng nhất của nó là hình thành năng
lực đọc cho học sinh. Năng lực đọc được tạo nên từ bốn kĩ năng cũng là bốn yêu cầu về chất
lượng của “đọc”: đọc đúng, đọc nhanh (đọc lưu loát, trôi chảy), đọc có ý thức (thông hiểu
được nội dung những điều mình đọc hay còn gọi là đọc hiểu) và đọc diễn cảm. Bốn kĩ năng
này được hình thành từ hai hình thức đọc: đọc thành tiếng và đọc thầm. Chúng được rèn
luyện đồng thời và hỗ trợ lẫn nhau. Sự hoàn thiện một trong những kĩ năng này sẽ có tác
động tích cực đến những kĩ năng khác. Ví dụ, đọc đúng là tiền đề của đọc nhanh cũng như
cho phép thông hiểu nội dung văn bản. Ngược lại, nếu không hiểu điều mình đang đọc thì
không thể đọc nhanh và diễn cảm được. Nhiều khi khó nói được rạch ròi kĩ năng nào làm cơ
sở cho kĩ năng nào, nhờ đọc đúng mà hiểu đúng hay chính nhờ hiểu đúng mà đọc được đúng.
Vì vậy trong dạy đọc, không thể xem nhẹ yếu tố nào.
2.2. Nhiệm vụ thứ hai của dạy đọc là giáo dục lòng ham đọc sách, hình thành phương pháp
và thói quen làm việc với văn bản, làm việc với sách cho học sinh. Làm cho sách được tôn
kính trong trường học, đó là mộttrong những điều kiện để trường học thực sự trở thành trung
tâm văn hoá. Nói cách khác, thông qua việc dạy đọc, phải làm cho học sinh thích thú đọc và
thấy được khả năng đọc là có lợi ích cho các em trong cả cuộc đời, thấy được đó là một trong
những con đường đặc biệt để tạo cho mình một cuộc sống trí tuệ đầy đủ và phát triển.
2.3. Những nhiệm vụ khác

Vì việc đọc không thể tách rời khỏi những nội dung được đọc nên bên cạnh nhiệm vụ rèn kĩ
năng đọc, giáo dục lòng yêu sách, phân môn Tập đọc còn có nhiệm vụ:
Làm giàu kiến thức về ngôn ngữ, đời sống và kiến thức văn học cho học sinh;
Phát triển ngôn ngữ và tư duy cho học sinh;
Giáo dục tư tưởng, đạo đức, tình cảm, thị hiếu thẩm mĩ cho học sinh.
4. Khái niệm và yêu cầu của các hình thức đọc.
Năng lực đọc được cụ thể hoá thành các kĩ năng đọc chỉ được hình thành khi học sinh
thực hiện hai hình thức đọc: đọc thành tiếng và đọc thầm.
Chất lượng của đọc thành tiếng bao gồm bốn phẩm chất: đọc đúng, đọc nhanh (lưu loát),
đọc có ý thức (thông hiểu nội dung văn bản) và đọc diễn cảm.
1. Tổ chức dạy đọc thành tiếng

- Khái niệm: Đọc thành tiếng là hoạt động dùng mắt để nhận biết một văn bản viết
và đồng thời sử dụng cơ quan phát âm phát ra thành âm thanh để người khác nghe được, là
hoạt động chuyển ngôn bản viết thành ngôn bản nói.
- Các mức độ đọc thành tiếng: Đọc đúng, đọc nhanh và đọc diễn cảm.
1.1. Luyện đọc đúng

1.1.1. Đọc đúng là sự tái hiện mặt âm thanh của bài đọc một cách chính xác, không có
lỗi. Đọc đúng là không đọc thừa, không sót tiếng, từ. Đọc đúng phải thể hiện đúng hệ thống
ngữ âm chuẩn, tức là đọc đúng chính âm. Nói cách khác là không đọc theo cách phát âm địa
phương lệch chuẩn. Với những học sinh người dân tộc thì lưu ý không để hệ thống ngữ âm
tiếng mẹ đẻ ảnh hưởng tiêu cực đến phát âm tiếng Việt. Đọc đúng bao gồm việc đọc đúng
các âm, thanh (đúng các âm vị), nghỉ ngắt hơi đúng chỗ (đọc đúng ngữ điệu).
1.2. Luyện đọc nhanh

1.2.1. Đọc nhanh (còn gọi là đọc lưu loát, trôi chảy) là nói đến phẩm chất đọc về mặt
tốc độ, là việc đọc không ê a, ngắc ngứ. Vấn đề tốc độ đọc chỉ đặt ra sau khi đã đọc đúng.
Mức độ thấp nhất của đọc nhanh là đọc trơn (Nhiệm vụ này phần dạy đọc của phân
môn Học vần phải đảm nhiệm), tức là đọc không ê a, ngắc ngứ, không vừa đọc vừa đánh
vần. Về sau tốc độ đọc phải đi song song với việc tiếp nhận có ý thức bài đọc. Đọc nhanh chỉ
thật sự có ích khi nó không tách rời việc hiểu rõ điều được đọc. Khi đọc cho người khác
nghe thì người đọc phải xác định tốc độ nhanh nhưng để cho người nghe hiểu kịp được. Vì
vậy đọc nhanh không phải là đọc liến thoắng. Tốc độ chấp nhận được của đọc nhanh khi đọc
thành tiếng trùng với tốc độ của lời nói. Khi đọc thầm thì tốc độ đọc sẽ nhanh hơn nhiều.
1.3. Luyện đọc diễn cảm

1.3.1. Đọc diễn cảm là một yêu cầu đặt ra khi đọc những văn bản văn chương hoặc có
các yếu tố của ngôn ngữ nghệ thuật. Đó là việc đọc thể hiện ở kĩ năng làm chủ ngữ điệu, chỗ
ngừng giọng, cường độ giọng v.v… để biểu đạt đúng ý nghĩ và tình cảm mà tác giả đã gửi
gắm trong bài đọc, đồng thời biểu hiện được sự thông hiểu, cảm thụ của người đọc đối với
tác phẩm. Đọc diễn cảm thể hiện năng lực đọc ở trình độ cao và chỉ thực hiện được trên cở
sở đọc đúng và đọc lưu loát.
Đọc diễn cảm chỉ có thể có được trên cơ sở hiểu thấu đáo bài đọc. Đọc diễn cảm yêu cầu
đọc đúng giọng vui, buồn, giận dữ, trang nghiêm… phù hợp với từng ý cơ bản của bài đọc,
phù hợp với kiểu câu, thể loại, đọc có cảm xúc cao, biết nhấn giọng ở từ ngữ biểu cảm, gợi
tả, phân biệt lời nhân vật, lời tác giả
2. Tổ chức dạy đọc hiểu (tìm hiểu bài)
Khái niệm: Đọc thầm là hình thức đọc không thành tiếng, người đọc dùng mắt để
nhận biết văn bản và vận dụng những năng lực tư duy để thông hiểu và tiếp nhận nội dung
thông tin của văn bản.
- Yêu cầu: Phải đọc hiểu từ ngữ, phát hiện từ quan trọng; Phải đọc hiểu câu: phát
hiện câu hay, hình ảnh đẹp và làm rõ nội dung của câu trong đoạn, bài; Phải đọc hiểu
đoạn; Phải đọc hiểu bài; Phải có kĩ năng hồi đáp văn bản.
Luyện đọc hiểu: Hiệu quả của đọc thầm được đo bằng khả năng thông hiểu nội dung
văn bản đọc. Do đó, dạy đọc thầm chính là dạy đọc có thức, đọc hiểu: kết quả đọc thầm phải
giúp học sinh hiểu nghĩa của từ, cụm từ, câu, đoạn, bài, tức là toàn bộ những gì được đọc.
Giáo viên cần có biện pháp giúp học sinh hiểu bài đọc, bắt đầu từ việc hiểu nghĩa từ. Việc
chọn từ nào để giải thích phụ thuộc nhiều vào đối tượng học sinh (ở địa phương nào, thuộc
dân tộc nào…). Giáo viên phải có hiểu biết về từ địa phương cũng như có vốn từ mẹ đẻ của
vùng dân tộc mình dạy học để chọn từ giải nghĩa cho thích hợp, đồng thời phải chuẩn bị để
sẵn sàng giải đáp cho học sinh về bất cứ từ nào trong bài mà các em yêu cầu.
5. Hoạt động dạy học cho:
- Hoạt động Nói - nghe: Kể chuyện Đôi cánh của ngựa trắng, trang 131, Tiếng Việt 4,
tập 1, bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống.
CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
1. Mở đầu:
- GV giới thiệu ghi bài - HS lắng nghe.
2. Luyện tập, thực hành:
a, Nghe kể:
- GV kể câu chuyện Đôi cánh của - HS lắng nghe.
ngựa trắng.
b, Kể chuyện
- GV cho HS quan sát tranh minh - 2 HS đọc yêu cầu BT2.
họa SGK.
- Yêu cầu HS làm việc nhóm bốn: Lần - HS thực hiện.
lượt từng HS kể từng đoạn theo nội dung
mỗi bức tranh, kể toàn bộ câu chuyện, HS
trong nhóm góp ý, nhận xét.

- GV động viên khen ngợi những - Đại diện các nhóm trình bày.
nhóm HS nhớ và kể lại được nội dung
câu chuyện bằng lời của mình, kết hợp cử
chỉ, điệu bộ, nét mặt,...
- GV và cả lớp nhận xét, bổ sung.

c, Nêu ý nghĩa câu chuyện

- Yêu cầu HS suy nghĩ nêu ý nghĩa câu - HS thực hiện, chia sẻ.
chuyện.

- GV nhận xét, bổ sung, kết luận: Phải


mạnh dạn, tự tin vào bản thân, đi đó đi
đây để mở rộng tầm hiểu biết mới mau
khôn lớn, vững vàng để thực hiện được
- 2 HS nhắc lại ý nghĩa.
ước mơ của mình.

3. Vận dụng, trải nghiệm:


- Yêu cầu HS trao đổi với người thân về ý - HS thực hiện.
nghĩa của câu chuyện Đôi cánh của ngựa
trắng.

- Tìm đọc câu chuyện viết về ước mơ.

- GV nhận xét kết quả học tập của HS. - HS thực hiện.
Khen ngợi, động viên các em học tập tích
cực. Dặn HS ôn lại Bài 30 và đọc trước
Bài 31.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY (nếu có):


.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
- Hoạt động Nói - nghe: Kể chuyện Sự tích loài hoa mùa hạ, trang 19, Tiếng Việt 3, tập
1, bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống.
3. Nói và nghe: Một buổi tập luyện
- Mục tiêu:
+ Nghe hiểu nội dung câu chuyện Sự tích loài hoa của mùa hạ, kể lại được từng đoạn
cùa câu chuyện dựa theo tranh và lời gợi ý .
+ Phát triển năng lực ngôn ngữ.
- Cách tiến hành:

3.1. Hoạt động 1: Đoán nội dung từng tranh.


- GV gọi HS đọc chủ đề và yêu cầu nội dung.
- 1 HS đọc to chủ đề: Sự tích loài hoa
- Gv cho HS quan sát tranh minh họa và trả lời mùa hạ.
câu hỏi gợi ý. - HS quan sát tranh, thảo luận nhóm 4
đoán nội dung từng tranh:
+ Tranh 1: Cảnh vườn cây có nhiếu
cây đã nở hoa rực rỡ: hướng dương,
hoa hóng, thạch thảo,... Ở góc vườn có
1 cây xương ròng đáy gai và không có
hoa. Chắc nó rất buổn.
+ Tranh 2: Cảnh mùa hè nắng như đổ
lửa, các cây hoa trong vườn héo rũ,
riêng cây xương rông thân mập mạp
(cảng mọng nước), vẫn xanh tốt. Cây
xương rổng như đang ái ngại, lo lắng
cho các loài hoa.
+ Tranh 3: Cây xương rống giơ cánh
tay nắm lấy tay (lá cây) của các loài
hoa đang héo rũ nâng lên. Có lẽ nó
đang truyén nước cho các cây hoa khô
héo. Các cây hoa như tươi dán lại.
+ Tranh 4: Cây xương rồng nở hoa đẹp
rực rỡ. Nỏ đang cười vui vì sự thay đổi
ki diệu.
- Gọi HS trình bày trước lớp. - Đại diện các nhóm phát biếu ý kiến
trước lớp.
- GV nhận xét, tuyên dương.
3.2. Hoạt động 2: Nghe kể chuyện
- GV giới thiệu về câu chuyện: Câu chuyện kể - Lắng nghe
vé cây xương rồng tốt bụng, ở hiền gặp lành.
- GV kể câu chuyện (lần 1) kết hợp chỉ các hình - HS lắng nghe GV kể kết hợp với quan
ảnh trong 4 bức tranh. GV hướng dẫn HS nêu sự sát tranh.
việc thể hiện trong từng tranh, đặc biệt là các sự
việc ở đoạn 1 (tranh 1) vì phải nhớ nhiều tên các
loài hoa.
- GV kể câu chuyện (lần 2), thỉnh thoảng dừng - HS lắng nghe và thực hành cùng GV.
lại để hỏi vé sự việc tiếp theo là gì, khuyến khích
HS kể cùng GV, làm động tác, cử chỉ, nét mặt,...
giúp các em nhớ nội dung câu chuyện dễ dàng
hơn.
3.3. Hoạt động 3: Kể lại từng đoạn câu
chuyện - Lắng nghe,thực hiện
- GV hướng dẫn cách thực hiện:
+ Bước 1: HS làm việc theo cặp để cùng nhau
nhắc lại các sự việc thể hiện trong mỗi tranh.
+ Bước 2: HS làm việc cá nhân, tập kể từng
đoạn của câu chuyện.
+ Bước 3: HS tập kể chuyện theo cặp/ nhóm - HS nối tiếp kể lại câu chuyện. Cả lớp
- GV mời 2 HS kể nổi tiếp 4 đoạn của câu nhận xét.
chuyện trước lớp.
- GV nhận xét, tuyên dương HS. + HS trả lời
+ Vì sao xương rồng nở hoa rực rỡ vào mùa hè?
- GV tổng kết: Cây xương rồng dang tay cứu
các loài hoa trong vườn, không hề để bụng
chuyện các loài hoa chế giễu, chê bai mình. Hành
động đó đã làm cho bà tiên cây cảm động, biến
ước mơ cùa cây xương rồng thành hiện thực. Đó
là cách giải thích về sự tích cây xương rồng - loài
cây nở hoa vào mùa hạ.
4. Vận dụng.
- Mục tiêu:
+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.
+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.
+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.
+ Phát triển năng lực ngôn ngữ.
- Cách tiến hành:
- GV tổ chức vận dụng để củng cố kiến thức và - HS tham gia để vận dụng kiến thức đã
vận dụng bài học vào tực tiễn cho học sinh. học vào thực tiễn.
+ Cho HS quan sát video về cây xương rồng - HS quan sát video.
+ Kể cho người thản nghe câu chuyện
+ Trao đổi với người thân vé ý nghĩa của câu
chuyện.
IV. Điều chỉnh sau bài dạy:
.......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................

6. Hoạt động dạy học cho hoạt động Đọc ở các bài sau:
- Bài 9: Bầu trời trong quả trứng, trang 39 - 40, TV4, tập 1, bộ sách Kết nối tri thức với
cuộc sống.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS


TIẾT 1: ĐỌC
ÔN BÀI CŨ

- GV mời 2 HS đọc nối tiếp bài Đò ngang. - HS đọc bài.

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Theo em, thuyền mành muốn - HS lắng nghe.
nói gì với đò ngang qua câu: “Ở bất cứ đâu cũng có những
điều để chúng ta học hỏi.”
- GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời. - HS trả lời.

Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến (nếu có). - HS lắng nghe, tiếp thu.

- GV nhận xét, đánh giá, chốt đáp án: Thuyền mảnh muốn nói
với đò ngang: Không phải chỉ đi xa mới gặp được những điều
mới lạ có thể giúp mình học tập. Ở ngay gần mình, nếu chú ý
cũng luôn gặp được những điều mới lạ, thú vị. Ví dụ như bến
nước nơi đò ngang nằm là nơi nhiều con thuyền cập bến và mỗi
ngày, đò ngang đón rất nhiều người qua sông. Mỗi sự gặp gỡ
đều mang lại cho đò ngang những điều thú vị.

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS từng bước làm quen
với chủ điểm.

b. Cách thức tiến hành:

- GV trình chiếu tranh chủ điểm SGK tr.38 và nêu câu hỏi: Cho
biết bức tranh nói với em điều gì về chủ điểm này? - HS quan sát tranh và suy
nghĩ câu trả lời.
- GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời. Các HS khác lắng nghe,
nhận xét, nêu ý kiến (nếu có).

- GV nhận xét, đánh giá về tranh chủ điểm: Tranh vẽ các bạn - HS trả lời, HS khác nhận
nhỏ đang chơi đùa và ngắm nhìn cây cối, động vật, khung cảnh xét.
ngoài trời. Các bạn có thể đang tham gia một hoạt động ngoại
khóa để khám phá thế giới bên ngoài lớp học. Có bạn thì đang - HS lắng nghe, tiếp thu.
dựng lều, có bạn thì đang thảo luận với người lớn về cây
cối,động vật, bạn thì đang chụp ảnh. Bức tranh mang ý nghĩa
tượng trưng cho sự “Trải nghiệm và khám phá”, là tên của chủ
điểm thứ hai trong SHS Tiếng Việt 4.

- GV giới thiệu chủ điểm: Bài thơ Đò ngang đã khép lại chủ
điểm Mỗi người một vẻ. Thiên nhiên và con người, đều phong
phú, đa dạng, sinh động. Điều đó khiến cho cuộc sống muôn
màu, muôn sắc. Hôm nay, các em bước sang chủ điểm thứ hai
Trải nghiệm và khám phá. Các bài học trong chủ điểm này sẽ
giúp em có thêm những hiểu biết và những kĩ năng cần thiết
trong cuộc sống thông qua những hoạt động trải nghiệm, những
tìm tôi, khám phá... các sự vật, sự việc, hiện tượng trong cuộc
sống của các nhân vật trong các bài đọc....

- GV yêu cầu HS Cùng nhau đóng vai nói lời trò chuyện của
các chủ gà con mới nở với chú gà còn ở trong quả trứng.

- GV hướng dẫn HS làm việc theo nhóm:

+ 1 HS đóng vai chú gà con lúc còn nằm trong quả trứng.

+ Các bạn khác đóng vai những chú gà mới nở để trò chuyện.

- GV mời 1 – 2 nhóm lên trình bày trước lớp. HS khác lắng


nghe, nhận xét. - HS lắng nghe

- GV tổng kết trò chơi và khen ngợi các nhóm.

- GV trình chiếu tranh minh họa SGK tr.39:

- GV đặt câu hỏi Em hãy nêu nội dung của bức tranh minh họa -HS thực hành đóng vai theo
bài đọc? sự phân công của GV, HS
khác nhận xét.
- GV mời 1 -2 HS trả lời câu hỏi. HS khác lắng nghe, bổ sung ý
kiến (nếu có).

- GV nhận xét, chốt đáp án: Có 2 bức tranh minh hoạ bài thơ: -HS quan sát tranh.

+ Tranh 1 vẽ chú gà đang nhớ lại và kẽ với các bạn về cuộc - HS lắng nghe, thực hiện.
sống của mình khi còn ở trong quả trứng.
-1-2 HS trả lời câu hỏi, HS
+ Tranh 2 vẽ gà con ngỡ ngàng nhìn thấy mẹ, nhìn thấy bầu khác lắng nghe, bổ sung ý
trời xanh... khi vừa ra khỏi quả trứng. kiến

- GV dẫn dắt và giới thiệu bài học: Hôm nay các em sẽ luyện -HS lắng nghe.
đọc bài thơ Bầu trời trong quả trứng. Các em sẽ thấy bài thơ
là lời kể chuyện, tâm sự của một chú gà con. Chú kể về 2 chặng
đường đời của mình: Từ lúc còn là quả trứng/ nằm trong quả
trứng đến lúc thành chủ gả con chạy nhảy bên gà mẹ.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Đọc văn bản


a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Đọc được cả bài Bầu trời trong quả trứng với giọng đọc diễn
cảm, thể hiện tâm trạng, cảm xúc của nhân vật.

- Hiểu từ ngữ mới trong bài; đọc đúng các từ dễ phát âm sai;
nhấn giọng ở từ ngữ chỉ tình tiết bất ngờ.

- Luyện đọc theo cặp, cá nhân.

b. Cách thức tiến hành

- GV đọc diễn cảm cả bài, nhấn giọng ở những từ ngữ phù hợp,
những tình tiết bất ngờ hoặc từ ngữ thể hiện tâm trạng, cảm xúc
của nhân vật.

- GV mời 2 em đọc nối tiếp các khổ thơ.

+ Đoạn 1: Từ đầu đến Cứ việc mà yên ngủ.

+ Đoạn 2: Còn lại.

- GV hướng dẫn đọc: - HS lắng nghe GV đọc bài,


đọc thầm theo.
+ Đọc đúng các từ ngữ chứa tiếng dễ phát âm sai:

Một màu trời đã lâu


- HS đọc bài. HS khác lắng
Đó là một màu nâu nghe, đọc nhẩm theo.

+ Đọc diễn cảm thể hiện:

· Cảm xúc của nhân vật lúc còn ở trong quả trứng (nhấn
giọng vào những từ ngữ lặp lại).
- HS luyện đọc.
· Cảm xúc của nhân vật lúc nhìn thấy bầu trời xanh.

- GV mời 2 HS đọc nối tiếp các khổ thơ.

- GV yêu cầu HS làm việc theo cặp, mỗi HS đọc luân phiên
từng đoạn hết bài, sau đó đổi lại.
- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, đọc toàn bài 1 lượt.

- GV nhận xét, đánh giá và khích lệ HS đọc diễn cảm trước lớp.

Hoạt động 2: Trả lời câu hỏi

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS: - HS đọc bài.

- Hiểu các từ ngữ chưa hiểu. - HS luyện đọc theo cặp.

- Trả lời các câu hỏi có liên quan đến bài đọc.

- Hiểu được nội dung, chủ đề của bài đọc Bầu trời trong quả - HS luyện đọc cá nhân.
trứng.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
b. Cách thức tiến hành:

- GV hướng dẫn HS dùng từ điển tìm nghĩa những từ chưa biết


ở từ điển.

- GV mời 1 HS đọc câu hỏi 1: Gà con kể với các bạn thế nào
về bầu trời trong quả trứng?

+ GV hướng dẫn HS làm việc nhóm đôi.

+ GV mời đại diện 2 – 3 nhóm trình bày trước lớp. Các HS


khác lắng nghe và nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). - HS lắng nghe, thực hiện.

+ GV nhận xét và thống nhất đáp án:

· Trong bài thơ, chú gà con kể với các bạn về 2 giai đoạn - HS đọc câu hỏi.
trong cuộc sống của mình: lúc còn ở trong quả trứng và lúc
bước ra thế giới bên ngoài.

· Bầu trời bên trong quả trúng chỉ 1 màu nâu, không có - HS lắng nghe và thực hiện.
gió, không có nắng, không lắm sắc màu, chỉ có một vòm trời
màu nâu như nhau. - HS trả lời câu hỏi.

- GV mời 1 HS đọc câu hỏi 2: Gà con thấy bầu trời và cuộc


sống bên ngoài có gì khác với bầu trời và cuộc sống bên trong
quả trứng? - HS lắng nghe và tiếp thu.

+ GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, rồi thảo luận nhóm.

-HS làm việc cá nhân, suy nghĩ, chuẩn bị câu hỏi.

- HS làm việc nhóm, từng HS nêu ý kiến, cả nhóm cùng thống


nhất câu trả lời của nhóm

+ GV mời 2 – 3 HS trình bày trước lớp, các HS khác lắng nghe


và nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). - HS đọc câu hỏi.

+ GV nhận xét và thống nhất đáp án:

Bên trong quả trứng Bên ngoài quả trứng


- Những thứ không có: - Những điều thấy lạ lẫm, bất - HS lắng nghe, thực hiện.
ngờ:
+ Không có gió có nắng. - HS trả lời câu hỏi.
+ Nhiều gió lộng.
+ Không có lắm sắc màu.
+ Nhiều nắng reo.
- HS lắng nghe và tiếp thu.
+ Thấy thương yêu, biết là có
mẹ.
- Những điều chưa biết: - Những điều mới biết làm:

+ Tôi chưa kêu “chiếp chiếp” + Đói, tôi tìm giun để

+ Chẳng biết tìm giun, sâu + Ăn nó xoài cảnh phổi...

+ Đói, nó chẳng biết đầu - Điều thấy thú vị:

- Điều thích thú: Bầu trời ở bên ngoài Sao mà


xanh đến thế!
Cử việc mà yên ngủ...
Nhận xét: Bầu trời trong quả Nhận xét. Bầu trời ở bên ngoài
trứng đơn giản, có màu xanh kì diệu, chưa
ít sắc màu (chỉ 1 màu nâu). từng thấy. Cuộc sống nhiều
Khi chú gà nói “Cử việc mà sắc màu, thanh âm, nhiều cảm
yên ngủ”, có thể thấy chủ gà xúc, nhiều sự vật. Cuộc sống
vẫn yêu những tháng ngày đơn náo nhiệt, đông vui...
giản mà bình yên, êm đềm khi
ở trong quả trứng.

- GV nhấn mạnh:

+ Bầu trời bên trong quả trứng chỉ có 1 màu nâu, không có gió,
có nắng. Cuộc sống bên trong quả trứng chỉ có một mình, giản
đơn, yên ổn, cử việc yên mà ngủ.

+ Bầu trời và cuộc sống bên ngoài đem đến nhiều cảm xúc cho
chú gà con. Chủ cảm thấy vô cùng ngạc nhiên khi lần đầu tiên
nhìn thấy bầu trời bên ngoài “Sao mã xanh đến thế!. Cuộc sống
náo nhiệt, đầy nắng, đầy gió và vui nhất là được biết có mẹ,
cảm nhận được tình yêu thương của mẹ.

- GV mời 1 HS đọc câu hỏi 3: Theo em, gà con thích cuộc sống
nào hơn? Vì sao?
- HS lắng nghe, tiếp thu.
+ GV đặt thêm câu hỏi phụ: Liệu có khi nào chú gà con muốn
quay trở về bầu trời trong quả trứng không?

+ GV hướng dẫn HS làm việc cá nhân.

+ GV mời đại diện 2 – 3 HS trình bày trước lớp. HS khác lắng


nghe và nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

+ GV nhận xét và khen ngợi HS biết nêu ý kiến riêng và có suy


luận hợp lí.

- GV mời 1 HS đọc câu hỏi 4: Đóng vai gà con, kể tiếp những - HS đọc câu hỏi.
vui buồn của mình từ ngày sống dưới bầu trời xanh theo tưởng
tượng của em.

+ GV hướng dẫn HS làm việc cá nhân rồi làm việc theo nhóm. - HS lắng nghe.

· Đọc kĩ lại đoạn thơ kể về cuộc sống dưới bầu trời xanh. - HS lắng nghe, thực hiện.

· Chuẩn bị lời nói theo vai gà con khi bước ra khỏi bầu trời - HS trả lời.
màu nâu trong quả trứng.

· HS suy nghĩ, tưởng tượng, hình dung cuộc sống của


gà con bên gà mẹ và các anh chị em; đóng vai gà con kể về điều
mình đã tưởng tượng. - HS lắng nghe, tiếp thu.

+ GV mời đại diện 1– 2 HS trình bày trước lớp. HS khác lắng - HS đọc câu hỏi.
nghe.

+ GV nhận xét, góp ý, khen ngợi sự sáng tạo của HS.


- HS lắng nghe và thực hiện.
+ GV đọc một đoạn tham khảo: Đến một ngày, tôi cảm thấy bầu
trời trong quả trứng bé lại, chật chội và ngột ngạt, tôi liền đạp
vỡ bầu trời màu nâu chật chội. Thật bất ngờ. Cuộc sống của tôi
bỗng thay đổi hoàn toàn. Tôi bỗng thấy gió thổi lồng lộng, bỗng
thấy nắng reo, bỗng tôi cảm nhận thấy tôi có mẹ và được mẹ
yêu thương từ lâu rồi.

- GV giới thiệu thêm: Đoạn thơ các em được học chỉ là đoạn
trích. Bài thơ còn 1 đoạn cuối nữa, kể về âu lo của gà con khi
sống dưới bầu trời bên ngoài. Gà con có chút âu lo về những - HS đóng vai.
mối nguy hiểm đâu đó rình rập.

- GV mời 1 HS đọc câu hỏi 5: Tác giả muốn nói điều gì qua
bài thơ? và các đáp án.

+ GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm (4 HS) chọn 1 trong 3 - HS lắng nghe và tiếp thu.
câu trả lời hoặc có thể nêu ý kiến theo cảm nhận của riêng
mình.

+ GV mời đại diện 2 – 3 nhóm phát biểu trước lớp. HS khác


lắng nghe và nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

+ GV nhận xét, khen ngợi HS trả lời đúng, hợp lý.

+ GV nhận xét và thống nhất đáp án: Mỗi câu trả lời đều có ý
đúng và phù hợp với câu chuyện của chú gà con. Bài thơ mượn
câu chuyện của chú gà con để nói về cuộc sống của con người.

Hoạt động 3: Luyện đọc lại

-GV hướng dẫn HS đọc diễn cảm bài thơ


-HS đọc câu hỏi
-GV mời 2 HS đọc nối tiếp các khổ thơ trước lớp
-HS làm việc nhóm.
GV và cả lớp góp ý, nhận xẻ về cách đọc diễn cảm

-HS làm việc cá nhân, tự đọc thuộc lòng toàn bài. -Đại diện nhóm phát biểu, HS
khác lắng nghe nhận xét.

-HS lắng nghe.

-HS lắng nghe.

-HS đọc bài.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

-HS làm việc cá nhân.

7. Quy trình dạy học cho hoạt động Viết: Tìm hiểu cách viết đoạn văn nêu ý kiến,
trang 14 – 15, TV4, tập 1, bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống.

You might also like