You are on page 1of 39

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH TIỀN GIANG

TRƯƠNG ĐẠI HỌC TIỀN GIANG


KHOA SƯ PHẠM & KHOA HỌC CƠ BẢN

TIỂU LUẬN

ĐỀ TÀI: TÌM HIỂU VÀ PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG DẠY HỌC VĂN MIÊU

TẢ Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC TẠI TRƯỜNG TIỂU HỌC BÌNH NINH

Giảng viên hướng dẫn: Phạm Thanh Nhiệm

Sinh viên thực hiện: Nhóm 7


Họ và tên:
Phạm Ngọc Xuân Uyên- 120125029
Trần Huỳnh Anh Thư- 120125059
Nguyễn Ngọc Thu- 120125016
Đặng Thị Thanh Tuyền- 120125037
Lớp : Đại học Giáo dục Tiểu học 20

Tiền Giang, năm 2023


2

MỤC LỤC
Mục lục .......................................................................................................................... 2
Lời mở đầu ................................................................................................................... 3
Phần A: MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 5
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI .................................................................................... 5
II. MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ ĐỀ TÀI ................................................................ 6
III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU ..................................................................... 6
IV. PHẠM VI NGHIÊN CỨU .......................................................................... 6
V. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................ 7
Phần B: CƠ SỞ LÝ LUẬN ........................................................................................ 8
I. KHÁI NIỆM VĂN MIÊU TẢ ........................................................................ 8
II. ĐẶC ĐIỂM CỦA VĂN MIÊU TẢ .............................................................. 8
1. Văn miêu tả là thể văn sáng tác ..................................................................... 8
2. Tính chân thật trong văn miêu tả ................................................................... 9
3. Văn miêu tả mang tính sinh động và tạo hình ............................................. 10
4. Văn miêu tả mang tính thông báo thẩm mỹ và chứa đựng tình cảm của
người viết ..................................................................................................................... 11
5. Ngôn ngữ miêu tả giàu cảm xúc và hình ảnh ............................................... 12
III. VỊ TRÍ PHÂN MÔN TẬP LÀM VĂN ...................................................... 13
Khảo sát chương trình sách giáo khoa về văn miêu tả .................................... 13
IV. MỤC TIÊU DẠY HỌC DẠNG BÀI MIÊU TẢ ĐỒ VẬT TRONG MÔN
TẬP LÀM VĂN .......................................................................................................... 16
V. NỘI DUNG DẠY HỌC VĂN MIÊU TẢ VÀ DẠNG BÀI MIÊU TẢ ĐỒ
VẬT TRONG PHÂN MÔN TẬP LÀM VĂN ............................................................ 17
Phần C: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP .............................................................. 19
I. THỰC TRẠNG DẠY - HỌC PHÂN MÔN TẬP LÀM VĂN DẠNG BÀI
MIÊU TẢ ĐỒ VẬT CHO HỌC SINH ........................................................................ 19
II. CÁC GIẢI PHÁP GIÚP HỌC SINH HỌC TỐT MIÊU TẢ ĐỒ VẬT ....... 21
Phần D: KẾT LUẬN .................................................................................................. 37
DANH MỤC THAM KHẢO .................................................................................... 38
3

Lời mở đầu
Như chúng ta đã biết, cấp Tiểu học là bậc học đặt nền móng cho việc hình thành
nhân cách của học sinh. Đây là bậc học cung cấp những tri thức khoa học ban đầu về
tự nhiên và xã hội, trang bị những kiến thức kỹ năng đầu tiên về hoạt động thực tiễn,
bồi dưỡng, phát huy những tình cảm, thói quen và đức tính tốt của con người. Trong
các môn học của bậc Tiểu học thì Tiếng Việt là môn học giữ vị trí quan trọng, bởi nó
là công cụ để giao tiếp và tư duy. Đó là môn học góp phần hình thành và phát triển ở
học sinh 4 kỹ năng: nghe- nói- đọc- viết.
Trong môn Tiếng Việt thì phân môn Tập làm văn chiếm một vị trí khá quan trọng
vì nó là sự tích hợp bốn kỹ năng của học sinh. Dạy học phân môn Tập làm văn giúp
học sinh luyện viết văn theo kiểu bài đã học, rèn cách nghĩ, cách cảm nhận chân thật,
sáng tạo, luyện cách diễn tả chính xác, sinh động, hồn nhiên, tiến tới có nét riêng độc
đáo. Từ đó, các em có thể học tập và giao tiếp trong các môi trường khác nhau, giúp
học sinh có cơ sở để tiếp thu kiến thức ở lớp trên. Dạy Tập làm văn là dạy cho các em
hình thành kỹ năng nói, viết, được xây dựng trên những thành tựu của nhiều phân
môn khác như: Tập đọc, Luyện từ và câu, Kể chuyện, Tập làm văn còn góp phần bổ
sung kiến thức, đòi hỏi huy động kiến thức nhiều mặt từ hiểu biết cuộc sống, rèn
luyện tư duy và hình thành nhân cách con người.
Ở Tiểu học, văn miêu tả chiếm khá nhiều thời lượng trong các thể loại Tập làm
văn. Văn miêu tả được chia thành các kiểu bài khác nhau căn cứ vào đối tượng miêu
tả như: đồ vật, cây cối, con vật, tả cảnh, tả người. Chương trình Tập làm văn lớp Bốn
bao gồm các thể loại như: Kể chuyện; Miêu tả; Viết thư; Trao đổi ý kiến; Giới thiệu
hoạt động; Tóm tắt tin tức; Điền vào giấy tờ in sẵn. Trong đó, kiểu bài miêu tả chiếm
thời lượng nhiều nhất. Các em được học các dạng bài miêu tả như tả đồ vật, tả cây cối,
tả con vật, dạng bài miêu tả đồ vật ở lớp Bốn bắt đầu được học từ tuần thứ 14.
Đối với lớp Bốn tất cả dạng bài miêu tả trong phân môn Tập làm văn lớp Bốn đều
là các chủ đề khá gần gũi nhưng đối với học sinh lớp Bốn lại rất khó. Vì khả năng
trình bày, diễn đạt vấn đề thông qua nói và viết đối với nhiều em rất khó khăn, lúng
túng; các em rất e ngại, sợ phải trình bày, diễn giải một vấn đề nào đó mà thầy cô, bạn
bè yêu cầu. Nhiều em rất ngại học phân môn Tập làm văn. Bản thân các em gặp nhiều
khó khăn trong việc cảm nhận cái hay, cái đẹp trong các bài văn, bài thơ được học. Vì
vốn hiểu biết từ ngữ của các em chưa nhiều, chưa biết bộc lộ cảm xúc trong bài văn,
4

trong văn miêu tả đồ vật để bài văn thêm phần sinh động hấp dẫn. Nhiều học sinh bài
viết văn miêu tả đồ vật chưa có sự sáng tạo,.. Để hoàn thành bài văn miêu tả nói
chung và bài văn miêu tả đồ vật nói riêng đối với học sinh lớp Bốn thường rất khó
khăn.
5

Phần A
MỞ ĐẦU
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Hoạt động lời nói gồm hai bình diện: sản sinh và tiếp nhận văn bản. Phân môn Tập
làm văn rèn cho học sinh các kĩ năng sản sinh ngôn bản. Nó có vị trí đặc biệt trong
quá trình dạy học tiếng mẹ đẻ bởi vì: phân môn tập làm văn sử dụng và hoàn thiện
một cách tổng hợp các kiến thức và kĩ năng tiếng Việt mà các phân môn Tiếng Việt
khác đã hình thành; rèn cho học sinh kĩ năng sản sinh ngôn bản, nhờ đó tiếng Việt
không chỉ được xem xét từng phần, từng mặt qua từng phân môn và trở thành một
công cụ tổng hợp để giao tiếp. Do vậy, phân môn Tập làm văn đã thực hiện mục tiêu
cuối cùng, quan trọng nhất của dạy học tiếng mẹ đẻ là dạy học sinh sử dụng được
tiếng Việt để giao tiếp, tư duy, học tập.
Trường Tiểu học là nơi đầu tiên trẻ em được học tập tiếng Việt, chữ viết với
phương pháp nhà trường, phương pháp học tập tiếng mẹ đẻ một cách khoa học. Học
sinh tiểu học chỉ có thể học tập các môn học khác khi có kiến thức tiếng Việt. Bởi đối
với người Việt, tiếng Việt là phương tiện giao tiếp, là công cụ trao đổi thông tin và
chiếm lĩnh tri thức.
Môn Tiếng Việt trong chương trình Tiểu học có nhiệm vụ hoàn thành năng lực
hoạt động ngôn ngữ cho học sinh. Năng lực hoạt động ngôn ngữ được thể hiện trong
bốn dạng hoạt động, tương ứng với bốn kỹ năng: nghe, nói, đọc, viết. Từ đó, các em
có thể học tập và giao tiếp trong môi trường học tập lứa tuổi, giúp học sinh có cơ sở
để tiếp thu kiến thức ở lớp trên.
Trong môn Tiếng Việt có nhiều phân môn (Học vần, Tập viết, Chính tả, Tập đọc,
Luyện từ và câu), mỗi phân môn chứa đựng một bộ phận kiến thức nhất định, chúng
bổ trợ cho nhau để người học học tốt Tiếng Việt. Trong đó, Tập làm văn là phân môn
mang tính chất tổng hợp, sáng tạo, thực hành, thể hiện đậm nét dấu ấn cá nhân. Tập
làm văn, viết văn, hành văn là cái đích cuối cùng cao nhất của việc học tiếng Việt ở
tiểu học.
Đối với học sinh tiểu học, biết nói đúng, viết đúng, diễn đạt mạch lạc đã là khó; để
nói, viết hay, có cảm xúc, giàu hình ảnh lại khó hơn nhiều. Cái khó ấy chính là cái
đích mà phân môn Tập làm văn đòi hỏi người học cần dần đạt tới. Từ đó, các em
6

được mở rộng vốn sống, rèn luyện tư duy, bồi dưỡng tâm hồn, cảm xúc thẩm mỹ,
hình hành nhân cách.
Chương trình Tập làm văn ở tiểu học chủ yếu là dạy văn miêu tả. Ngay từ lớp 2, 3,
các em đã được làm quen với văn miêu tả khi được tập quan sát và trả lời câu hỏi.
Lên lớp 4, các em phải hiểu thế nào là văn miêu tả, biết cách quan sát, tìm ý, lập dàn
ý, viết đoạn văn và liên kết đoạn văn thành một bài văn miêu tả đồ vật, cây cối hoặc
con vật- những đối tượng gần gũi và thân thiết của các em. Để hoàn thành bài văn
miêu tả đối với học sinh lớp 4 thường rất khó khăn. Do đặc điểm tâm lí, học sinh tiểu
học còn ham chơi, khả năng tập trung chú ý quan sát chưa tinh tế, năng lực sử dụng
ngôn ngữ chưa phát triển tốt, dẫn đến khi viết văn miêu tả, học sinh còn thiếu vốn
hiểu biết về đối tượng miêu tả,… Hoặc không biết cách diễn đạt điều muốn tả.
Đối với giáo viên đây cũng là loại bài khó dạy. Giáo viên còn thiếu linh hoạt trong
vận dụng phương pháp và chưa sáng tạo trong việc tổ chức các hoạt động học tập của
học sinh. Vì vậy, không phải giờ dạy văn miêu tả nào cũng đạt hiệu quả mong muốn,
và không phải giáo viên giáo viên nào cũng dạy tốt văn miêu tả. Việc tìm tòi phương
pháp để hướng dẫn học sinh quan sát, tìm ý, lập dàn ý, tưởng tượng,… Còn nhiều hạn
chế.
II. MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ ĐỀ TÀI:
- Nắm bắt các lỗi cơ bản thường hay mắc phải của học sinh, nguyên nhân của các
lỗi đó để tìm ra biện pháp khắc phục.

- Vận dụng các nguyên tắc tập làm văn và văn miêu tả, hình thành kĩ năng viết câu
văn, đoạn văn, bài văn; chọn lọc được các ý, từ ngữ phù hợp.

- Soạn giáo án theo hướng đổi mới phương pháp và nội dung bài dạy cho sát thực
và phù hợp với việc rèn kĩ năng viết tập làm văn cho học sinh Tiểu học.

III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU:

Những bài viết tập làm văn của học sinh Tiểu học ở Trường Tiểu học Bình Ninh.

IV. PHẠM VI NGHIÊN CỨU:

- Chương trình và nội dung của phân môn Tập làm văn ở Tiểu học.

- Học sinh Tiểu học trường Tiểu học Bình Ninh


7

V. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

+ Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết: Nghiên cứu tài liệu và các văn bản chỉ
đạo của các cấp có liên quan đến đề tài.

+ Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn:

- Phương pháp điều tra.

- Phương pháp quan sát.

- Phương pháp trò chuyện.

- Phương pháp thu thập thông tin.


8

Phần B

CƠ SỞ LÝ LUẬN

I. KHÁI NIỆM VĂN MIÊU TẢ:


Miêu tả là lấy “nét vẽ hoặc câu văn để biểu hiện cái chân tướng của sự vật
ra”(Đào Duy Anh). Văn miêu tả không đưa ra những lời nhận xét chung, đánh giá
trừu tượng mà vẽ ra các sự vật, hiện tượng con người bằng ngôn ngữ một cách cụ thể,
sinh động. Nó là kết tinh của những nhận xét tinh tế, những rung động sâu sắc qua
khả năng quan sát nhạy bén, óc tưởng tượng phong phú và tâm hồn nhạy cảm.
Thông qua văn miêu tả bằng ngôn ngữ thì người ta có thể hình dung ra quá trình
vận động, tưởng tượng ra những thứ vô hình như âm thanh, tiếng động, hương vị,…
và những tư tưởng, tình cảm của con người.

II. ĐẶC ĐIỂM CỦA VĂN MIÊU TẢ:


1. Văn miêu tả là thể văn sáng tác
Văn miêu tả không phải là sự sao chép, chụp lại những sự vật, sự việc, con người
một cách máy móc mà là kết quả của sự nhận xét, tưởng tượng, đánh giá hết sức
phong phú.
Đó là sự miêu tả thể hiện được cái mới mẻ, riêng biệt của người viết. Nếu như
miêu tả một em bé, một con mèo, hay một cái cặp… Mà ai cũng tả như nhau thì
không ai thích đọc cả. Khi ta bắt gặp một đoạn văn miêu tả ta đọc cảm thấy rất hay và
khâm phục người viết. Nhưng lần sau ta lại bắt gặp cũng đoạn văn miêu tả đó thì ta sẽ
thấy không hay nữa. Cũng như khi ta nhớ lại những cách miêu tả về nắng mưa: nắng
to, nắng già, nắng non… Thật là hay nhưng ta chỉ dừng lại ở cách nhìn đó thì người
đọc sẽ thấy bình thường, chẳng có gì mới mẻ và hấp dẫn. Vich-to Huy-go nhìn một
bầu trời đầy sao thấy như một cánh đồng lúa chín. Mai-a-cốp-xki thì lại thấy ngôi sao
như giọt nước mắt của người da đen đang khóc Lênin khi biết Lênin vừa qua đời. Còn
I.Ga-ga-rin thì lại thấy những vì sao như những hạt giống mới mà loài người gieo vào
vũ trụ… Cả 3 hình ảnh về những vì sao đều rất khác nhau nhưng đều đúng, đều hay
và là cái mới của mỗi tác giả nên tạo ra cái riêng. Nếu chỉ là sự sao chép chụp lại mà
không có cái mới, cái riêng thì không có văn học. Phải có cái mới, cái riêng bắt đầu từ
9

những quan sát, miêu tả sau đó mới tiến đến cái mới, cái riêng trong tình cảm, trong
tư tưởng.
2. Tính chân thật trong văn miêu tả
Văn miêu tả không hạn chế sự tưởng tượng, không ngăn cản cái mới mẻ của người
viết. Nhưng như vậy không có nghĩa văn miêu tả cho phép người viết bịa một cách
tuỳ tiện, muốn nói sao thì nói, viết sao thì viết.
Khi miêu tả cái mới, cái riêng phải gắn chặt với cái chân thật. Thấy đúng như thế
nào thì tả như vậy. Không thể thấy con mèo rất nhỏ mà lại tả to như cái phích được.
Nhà thơ Xuân Diệu đã nói cái giả và cái thật như sau: “Giả và thật nó cũng giống như
hai cái dây điện có mắc bóng điện đâu vào đấy. Nhưng bấm một cái thì bóng điện này
sáng còn bóng điện kia tối vì một bên có điện (thật) còn một bên thì không (giả)”.
Còn Phạm Hổ lại thấy có hiện tượng đặc biệt khi ông đọc những tác phẩm văn, thơ
của những tác giả nổi tiếng: “Khi người ta chân thật thì dù cái điều người ta viết ra là
vô lý, người đọc vẫn chấp nhận và vẫn thấy hay. Có gì vô lý hơn khi cha ông mình
trong lòng, trong tâm hồn cảm thấy điều ấy thật thì khi nói ra là được người nghe tiếp
nhận một cách thích thú”. Nhờ sự quan sát tinh tế của người viết mà giúp người đọc
hiểu biết rộng hơn, sâu hơn và tinh tế hơn những cái được tả rất thật, khi đọc nó sẽ
gợi lên cho người đọc rất nhiều điều. Theo “Nghệ thuật làm văn của Vũ Ký”, Hoàng
Đạo đã có bài “Tả hai mẹ con hươu sao” như sau:
“Một đám mây vàng hiện ra ở Phương Đông, nằm ngang chân trời. Lá cây nặng
trĩu sương đêm nghiêng mình và bỏ những giọt nước trong vắt lốp bốp xuống nội cỏ.
Tiếng hai con chim thủ thỉ và thù thì nghe đã gần nhau lắm. Trời đã rạng Đông.
Dưới gốc cây trám nắng, trong bụi rậm con hươu nhỏ và gầy chập chững trên bốn
chân còn run run và yếu ớt quá. Một con chim chích choè ý chừng vừa mới ngủ dậy ở
trên cành cao bay là là xuống đậu gần hai mẹ con hươu, vểnh đuôi lên mấy cái nhìn tả,
nhìn hữu để làm duyên rồi nói:
- Mẹ tròn con vuông chứ? Chích! Chích! Trông nó hay đấy nhỉ! Nhưng nó to lớn
làm sao! Và lông nó thô quá, ít ỏi quá! Hôm nọ, chị tôi cũng vừa ở cữ một lứa, những
năm đứa trẻ nhỏ xíu trông xinh lắm! Chích! Chích!
Hươu mẹ lơ đãng trả lời cô chích choè lắm điều:
- Chị nói gì kia ạ! Xin lỗi chị, tôi không nghe chị nói gì cả!
10

Chích choè giương mắt nhìn Hươu, vểnh đuôi lên rồi vỗ cánh bay đi. Hươu mẹ
không để ý đến điệu bộ tức giận của chích choè cứ rúc đầu vào con mà hun hít âu
yếm. Hươu con ngơ ngác nhìn xung quanh những hình ảnh mới lạ, bên ngoài hỗn độn
in vào trong trí khôn còn non nớt. Ánh nắng lọt qua lá cây, dịu dàng soi sáng một
vùng rừng thẳm. Những cây cổ thụ dướn cao lên không, dưới chân cây lá khô xào xạc
trong gió nhẹ. Mấy cây lau chốc chốc lại khẽ chạm đầu vào nhau như thầm thì nói
chuyện riêng. Dưới nội cỏ ướt sương có muôn vàn tiếng động rất khẽ của côn trùng.
Ở trên bụi tre một con sáo sậu cãi chí cha chí chát. Còn mấy con chim ri, chim sâu
đậu chỗ này bay chỗ kia không lúc nào yên. Xa xa như cầm nhịp, vọng đưa lại tiếng
chua ngoa của con chim thân yêu của những nơi nước độc: “Bắt cô trói cột! Bắt cô
trói cột!”.
Mọi vật trong rừng đều rung động theo một điệu sống mạnh mẽ, những con hươu
sao mới ra đời chưa cảm thông được với khúc nhạc hoà hợp, nhịp nhàng ấy, nó chỉ
biết nó khoan khoái trong người, con hươu mẹ đứng yên một chỗ cho con bú, thỉnh
thoảng nó mới cúi xuống liếm lông con và nói sẽ sẽ:
- “Bú đi con! Bú đi Búp. Bú đi, Búp yêu dấu của mẹ”.
Đọc xong bài văn trên ta thấy những quan sát để miêu tả vẻ bên ngoài của các sự
vật đều hoà quyện với lòng yêu thiên nhiên nhờ đó mà tạo được cái bên trong, cái hồn
của các sự vật. Tác giả tả hai mẹ con Hươu sao nhưng khi đọc lên ta lại nghĩ tới
những con người. Ở đây tác giả đã có sự sáng tạo, với cách nhìn hóm hỉnh, với những
quan sát tinh tế, tỉ mỉ tác giả đã miêu tả thật sinh động và thật hấp dẫn.
3. Văn miêu tả mang tính sinh động và tạo hình
Đây là một đặc điểm nổi bật của văn miêu tả. Theo Gorki “Dùng từ để “tô điểm”
cho người và vật là một việc. Tả học một cách sinh động, cụ thể đến nỗi người ta như
muốn sờ mó các nhân vật trong “Chiến tranh và hoà bình” của Lep. Tônxtôi đó là một
việc khác”. Nét sinh động và tạo hình của văn miêu tả là những chi tiết sống, gây ấn
tượng nhưng khi tước bỏ chúng đi bài văn sẽ trở nên mờ nhạt, vô vị. Đọc lại bài văn
“tưởng như bắt gặp nụ cười nhợt nhạt của một người không còn sinh khí”.
Trong miêu tả người ta thường hay so sánh. So sánh thì vô cùng. Có khi người ta
so sánh người với người: “Cô giáo có dáng người mềm mại, thanh thoát như một diễn
viên múa” hay “Bạn ấy hát chẳng khác nào một ca sĩ chuyên nghiệp”… Hoặc người
11

ta có thể so sánh người với vật: “Trông anh ta như một con gấu, dáng vẻ ngơ ngác
như một con nai…”
Có trường hợp người viết lấy nhỏ để so sánh với to hoặc ngược lại hay so sánh
tương đồng: “Sông rộng lắm, lồng lộng mênh mông như vầng trán mẹ”; “Dòng sông
mềm mại uốn lượn như dải lụa vắt qua cánh đồng”; “Sóng vỗ mạn thuyền rì rầm như
là người mẹ âu yếm vỗ về trước lúc con đi”; “Bến cảng dang rộng cánh tay chào đón
thuyền như vòng tay ân tình của những người mẹ ôm ấp những đứa con thân yêu…”
Trong miêu tả người ta thường hay nhân hoá. Điều đó ai cũng biết. Nhưng chỉ cần
chú ý là người ta có thể nhân hoá theo nhiều cách. Nhân hoá để tả bên ngoài, có khi
nhân hoá để tả tâm trạng. Ví dụ: “Giản dị nhất là cây na với chiếc áo xanh bàng bạc.
Hoa na trắng xanh khéo léo núp sau đám lá như e thẹn như ngượng ngùng, khi người
ta ngửi thấy hương thơm ngọt ngào của mình”; “Chị gió đánh nhịp cho cây hát rì rào,
vào bản nhạc đầu tiên của một ngày mới”; “Dòng sông chảy lặng lờ như một con đò
nhớ về năm xưa”; “Hay chiếc lá úa dính đầy bụi, thân lá như đang thoi thóp, gân lá
nổi cao như lưu luyến khung trời mà ngày nào lá cũng reo vui với chim chóc….”
Có khi vừa so sánh vừa nhân hoá: “Như để khoe hết vẻ đẹp của mình những bông
hoa từ từ hé nở để lộ nhụy hoa vàng toả hương thơm ngát khiến ong bướm về đây tụ
hội”.
Có thể nói miêu tả giỏi là khi đọc những gì chúng ta viết, người đọc như thấy cái
đó hiện ra trước mắt mình: một con người, một con vật, một dòng sông… Người đọc
còn có thể nghe thấy được cả tiếng nói, tiếng kêu, tiếng nước chảy. Thậm chí còn
ngửi thấy được mùi mồ hôi, mùi sữa, mùi hương hoa hay mùi rêu, mùi ẩm mốc…
Nhưng đó mới chỉ là sự miêu tả bên ngoài. Còn có sự miêu tả bên trong nữa, nghĩa là
miêu tả về tâm trạng vui, buồn, yêu, ghét của con người, con vật và cỏ cây.
Do đó, khi viết một bài văn miêu tả, người viết phải huy động, chọn lọc kiến thức
về ngôn ngữ của mình để“ tô điểm” cho người và sự vật làm cho chúng hiện lên qua
từng trang miêu tả sống động như trong đời sống thực.
4. Văn miêu tả mang tính thông báo thẩm mỹ và chứa đựng tình cảm của
người viết
Bất kỳ một sự vật hiện tượng nào trong thực tế khách quan cũng có thể trở thành
đối tượng của văn miêu tả. Nhưng không phải bất kỳ một hiện tượng miêu tả nào
cũng trở thành văn miêu tả. Văn miêu tả phải là loại văn giàu những cảm xúc, những
12

rung động, những nhận xét tinh tế, dồi dào sáng tạo nhằm mục đích thông báo thẩm
mỹ. Người đọc qua văn bản miêu tả nhận thức thực tế khách quan không phải bằng
con đường lý trí mà chủ yếu bằng những cảm xúc, những rung động mạnh mẽ của
tâm hồn.
Trong đời sống chúng ta gặp nhiều sự vật, sự việc, con người… Khác nhau đều có
thể trở thành của đối tượng của việc miêu tả. Chính vì sự khác nhau đó người ta chia
văn miêu tả thành: tả đồ vật, tả cây cối, tả cảnh, tả người, tả cảnh sinh hoạt. Mỗi loại
khi miêu tả đều có đối tượng là những vật gần gũi, thân thiết với đời sống con
người… Trong “Tiếng mưa” Nguyễn Thị Như Trang có đoạn “Mưa mùa xuân” tả về
mưa mùa xuân: “Mưa mùa xuân xôn xao phơi phới. Những hạt mưa bé nhỏ mềm mại,
rơi mà như nhảy nhót. Hạt nọ tiếp hạt kia đan xuống lá cây ổi cong mọc lả xuống mặt
ao. Mùa đông xám xịt và khô héo đã qua. Mặt đất đã kiệt sức bỗng thức dậy, âu yếm
đón lấy những giọt mưa ấm áp trong ngày. Đất trời lại dịu mềm, lại cần mẫn tiếp nhựa
cho cây. Mưa mùa xuân đã đem lại cho chúng cái sức sống ứ đầy, tràn lên các nhánh
lá, mầm non. Và cây trả nghĩa cho mưa bằng cả mùi hoa thơm, trái ngọt”. Còn Vic-to
Huy-gô có đối tượng là những cây cỏ, hoa lá, chim muông sau trận mưa rào: “…
Không gì đẹp bằng cây lá vừa tắm xong đang được mặt trời lau ráo, lúc ấy trông nó
vừa tươi mát, vừa ấm áp… Khóm cây, luống cành trong đổi hương thơm và tia sáng.
Trong tán lá mấy cây sung, chích choè huyên náo, chim sẻ tung hoành, gõ kiến leo
dịch thân cây giẻ, bửa mỏ lách cách trên vỏ. Hoa cẩm chướng có mùi thơm nồng
nồng. Ánh sáng mạ vàng những đoá hoa kim hương làm cho nó sáng rực như những
ngọn đèn. Quanh các luống hoa kim hương vô số bướm chập chờn như những tia
sáng lập loè của các đoá đèn hoa ấy…” (Trích- Những người khốn khổ- Vich-to Huy-
gô).
5. Ngôn ngữ miêu tả giàu cảm xúc và hình ảnh
Ngôn ngữ trong văn miêu tả là sự phong phú, đa dạng của các tính từ. Có thể thấy
đủ loại tính từ: màu sắc, tính chất, đánh giá… đan xen nhau tạo thành“ những chùm
sáng ngôn ngữ lung linh” trong văn miêu tả. Ngôn ngữ miêu tả là giai điệu chủ đạo
trong văn bản miêu tả. Và người viết còn đan xen giai điệu phụ trợ như: tường thuật,
kể chuyện… làm cho việc trình bày nội dung sinh động hơn giúp người đọc hứng thú
trong việc tiếp nhận văn bản. Ở bài “Sầu riêng” (Tiếng Việt 4, tập 2) tác giả Mai Văn
Tạo đã sử dụng ngôn ngữ khá đặc sắc:
13

“Sầu riêng là loại trái quý, trái hiếm của Miền Nam. Hương vị nó hết sức đặc biệt,
mùi thơm đậm bay rất xa, lâu tan trong không khí. Còn hàng chục mét mới tới nơi để
sầu riêng, hương đã ngào ngạt xông vào cánh mũi. Sầu riêng thơm mùi thơm của mít
chín quyện với hương bưởi, béo cái béo của trứng gà, ngọt cái vị của mật ong già hạn.
Hương vị quyến rũ kỳ lạ.
Hoa sầu riêng trổ vào cuối năm. Gió đưa hương thơm ngát như hương cau, hương
bưởi toả khắp khu vườn. Hoa đậu từng chùm màu tím ngát. Cánh hoa như vảy cá hao
hao cánh sen con, lác đác vài nhụy li ti giữa những cánh hoa. Mỗi cuống hoa ra một
trái. Nhìn trái sầu riêng lủng lẳng dưới cành trông giống như những tổ kiến. Mùa trái
rộ vào tháng tư, tháng năm ta.
Đứng ngắm sầu riêng tôi cứ nghĩ mãi về cái giống cây kỳ lạ này. Thân nó khẳng
khiu cao vút, cành ngang thẳng duột, thiếu cái dáng cong, dáng nghiêng, chiều quằn,
chiều lượn, hương toả ngạt ngào, vị ngọt đến đam mê”.
Ngôn ngữ miêu tả ở bài này được tác giả sử dụng ở nhiều mức độ khác nhau và
nhiều hình thức khác nhau. Để chỉ mức độ cao của phẩm chất, tác giả dùng nhiều
hình thức diễn đạt: Hết sức đặc biệt, bay rất xa, thơm ngát, thơm đậm, cao vút, thẳng
duột, hương đã ngào ngạt… Để so sánh, tác giả dùng nhiều từ khác nhau: Thơm ngát
như hương cau, cánh hoa… hao hao giống cánh sen, nhìn trái sầu riêng… trông giống
những tổ kiến, lá nhỏ xanh vàng…tưởng như là héo, thơm mùi thơm của mít, béo cái
béo của trứng gà, ngọt cái vị của mật ong già.
III. VỊ TRÍ PHÂN MÔN TẬP LÀM VĂN
Môn Tiếng Việt ở trường phổ thông có vị trí vai trò, chức năng nhiệm vụ vô cùng
quan trọng, có thể xem là một môn học tổng hợp nhằm trao đổi kiến thức kỹ năng văn
học ngôn ngữ Tiếng Việt trong giao tiếp, còn là nền tảng trong việc giáo dục và đào
tạo học sinh. Trong đó phân môn Tập làm văn là môn học rất quan trọng nhằm giúp
học sinh có được các kỹ năng cơ bản.
Với học sinh tiểu học, nhất là học sinh lớp bốn, việc hình thành và phát triển các kĩ
năng nghe, nói, đọc, viết là cần thiết được thực hiện ở tất cả các môn học và nổi bật
nhất là ở môn Tiếng Việt. Do đó, việc dạy tập làm văn ở tiểu học góp phần rèn luyện
cho học sinh năng lực sử dụng tiếng mẹ đẻ, tạo điều kiện cho các em giao tiếp trong
cuộc sống hàng ngày và học tốt các môn học khác.Chính những văn bản viết có được
từ phân môn Tập làm văn đã thể hiện những hiểu biết thực tế, những kỹ năng sử dụng
14

Tiếng Việt mà các em được học ở môn Tiếng Việt nói chung, phân môn Tập làm văn
nói riêng và các môn học khác. Phân môn Tập làm văn lớp Bốn nói chung và kiểu bài
miêu tả đồ vật nói riêng là bắt đầu nâng cao trình độ tư duy trí tuệ và phát triển cho
học sinh các kỹ năng quan sát, tìm ý, lựa chọn từ ngữ, nội dung....gần gũi về thiên
nhiên và xã hội trao đổi vốn văn học, vốn Tiếng Việt, mở rộng sự hiểu biết của học
sinh về cuộc sống.
Khảo sát chương trình sách giáo khoa về văn miêu tả
Phân môn Tập làm văn đóng vai trò quan trọng trong chương trình Tiếng Việt ở
tiểu học. Đây là phân môn có tính chất thực hành toàn diện, tổng hợp và sáng tạo. Nó
là kết quả của nhiều phân môn Tiếng Việt hợp lại. Do đó nó huy động kiến thức về
nhiều mặt, sử dụng nhiều loại kỹ năng để hình thành một năng lực mới.
So với chương trình trước đây, chương trình Tập làm văn mới có sự mở rộng đề tài
sát với thực tế cuộc sống, chú trọng các kỹ năng giao tiếp (nghe- nói- đọc- viết) để khi
ra đời học sinh có khả năng thích ứng cao, năng động, linh hoạt trong các lĩnh vực
khác nhau.
Xét về Tập làm văn viết, học sinh được học các thể loại văn bản nghệ thuật và văn
bản phi nghệ thuật. Trong đó văn miêu tả chiếm vị trí lớn về thời lượng (Lớp 4: 30/
62 tiết, lớp 5: 36/ 62 tiết) bao gồm các kiểu bài: tả đồ vật, tả cây cối, tả con vật, tả
cảnh, tả người.
Văn miêu tả được các em làm quen ngay từ lớp đầu bậc tiểu học (lớp 2, lớp 3) như:
Tập quan sát để trả lời câu hỏi, các bài tả ngắn. Văn miêu tả phù hợp với đặc điểm
tâm lý tuổi thơ (ưa quan sát, thích nhận xét, sự nhận xét, thiên về cảm tính...) góp
phần phát triển nhân cách ở trẻ.
Học văn miêu tả, học sinh có thêm điều kiện để tạo nên sự thống nhất giữa tư duy
và và tình cảm, ngôn ngữ và cách sống, con người với thiên nhiên, với xã hội để
khêu gợi ra những tình cảm, cảm xúc, ý nghĩ cao thượng, đẹp đẽ... Theo
Kh.Xukhômlixk- nhà giáo dục Xô Viết đã từng cho rằng việc học sinh tiếp xúc với
thiên nhiên, việc dạy các em miêu tả cảnh vật: nhìn, thấy, nghe thấy… là con đường
hiệu quả nhất để giáo dục các em và phát triển ngôn ngữ ở trẻ.
Văn miêu tả chủ yếu được học ở lớp 4 và lớp 5 rèn luyện cho học sinh cả 4 kỹ
năng: nói– viết– nghe- đọc. Nội dung chương trình văn miêu tả ở lớp 4 và lớp 5, cụ
thể như sau:
15

Số tiết dạy
Loại văn bản miêu tả
HKI HKII Cả năm
Chương trình văn miêu tả lớp 4
Khái niệm văn miêu tả 1 1
* Miêu tả đồ vật 6 4 10
Cấu tạo của bài văn miêu tả đồ vật 1 1
Luyện tập miêu tả đồ vật 2 2
Quan sát miêu tả đồ vật 1 1
Đoạn văn trong bài văn miêu tả đồ vật 1 1
Luyện tập xây dựng đoạn văn 1 2 3
Kiểm tra viết 1 1
Trả bài 1 1
* Miêu tả cây cối 11 11
Cấu tạo của bài văn miêu tả cây cối 1 1
Luyện tập miêu tả cây cối 1 1
Quan sát miêu tả các bộ phận của cây cối 2 2
Đoạn văn trong bài văn miêu tả cây cối 1 1
Luyện tập xây dựng đoạn văn miêu tả cây cối 3 3
Luỵên tập miêu tả cây cối 1 1
Kiểm tra viết 1 1
Trả bài 1 1
* Miêu tả con vật 8 8
Cấu tạo của bài văn miêu tả con vật 1 1
Luyện tập quan sát con vật 1 1
Luyện tập miêu tả các bộ phận của con vật 1 1
Luyện tập xây dựng đoạn văn 3 3
Kiểm tra viết 1 1
Trả bài 1 1
Chương trình văn miêu tả lớp 5
* Tả cảnh 15 15
Cấu tạo của bài văn tả cảnh 1 1
Luyện tập tả cảnh 10 10
Kiểm tra viết 2 2
Trả bài 2 2
16

* Tả người: 8 4 12
Cấu tạo của bài văn tả người 1 1
Luyện tập (quan sát và chọn lọc chi tiết) 1 1
Luyện tập tả ngoại hình 2 2
Luyện tập tả hoạt động 2 2
Kiểm tra viết 1 2
Trả bài 1 2
Luyện tập xây dựng đoạn văn. 2
* Ôn tập về miêu tả (tả đồ vật, tả cây cối, tả con vật, tả cảnh,
tả người) 10 10
Qua nội dung thống kê trên ta nhận thấy:
Chương trình chú trọng luyện tập và thực hành nhằm rèn luyện các kỹ năng miêu
tả đồ vật, tả cây cối, tả con vật, tả cảnh, tả người.
Điểm mới của chương trình là các bài tập làm văn đều gắn với các chủ điểm. Do
vậy quá trình thực hiện các kỹ năng trên là dịp để học sinh mở rộng vốn từ, nói lên
tâm sự, tình cảm của mình, mở rộng vốn hiểu biết về cuộc sống. Qua đó giúp học sinh
phát triển khả năng phân tích, tổng hợp, phân loại, tư duy hình tượng của trẻ cũng có
dịp được rèn luyện nhờ vận dụng các biện pháp so sánh, nhân hoá, nhờ quan sát huy
động vốn sống, trí tưởng tượng.
Ngoài ra học sinh còn có điều kiện tiếp cận với vẻ đẹp của con người và thiên
nhiên qua các bài văn, đoạn văn điển hình. Từ đó học sinh gắn bó với thiên nhiên, với
con người và sự vật xung quanh, tâm hồn tình cảm thêm phong phú.
IV. MỤC TIÊU DẠY HỌC DẠNG BÀI MIÊU TẢ ĐỒ VẬT TRONG PHÂN
MÔN TẬP LÀM VĂN
Mục tiêu của việc dạy học phân môn Tập làm văn là: Giúp học sinh trang bị kiến
thức và rèn luyện các kĩ năng làm văn. Góp phần cùng các môn học khác mở rộng
vốn sống, rèn luyện tư duy lô- gíc, tư duy hình tượng; bồi dưỡng tâm hồn cảm xúc
thẫm mĩ, hình thành nhân cách cho học sinh.
Cung cấp, hướng dẫn cho học sinh biết lập dàn ý cho bài văn, viết được bài văn
theo dàn ý đã lập có đủ 3 phần, lời văn trôi chảy, câu văn bước đầu có cảm xúc; biết
nói, viết câu có dùng phép so sánh, nhân hóa; biết kiểm tra, rà soát lại bài viết về nội
dung, cách diễn đạt, cách trình bày.
17

Dạy học kiểu bài miêu tả đồ vật trong phân môn Tập làm văn lớp Bốn giúp học
sinh nắm vững cấu tạo bài văn miêu tả tả đồ vật. Các kiểu mở bài, kết bài, trình tự
miêu tả trong phần thân bài. Giúp học sinh biết vận dụng kiến thức đã học để viết
thành bài văn miêu tả đồ vật.
V. NỘI DUNG DẠY HỌC VĂN MIÊU TẢ VÀ DẠNG BÀI MIÊU TẢ ĐỒ VẬT
TRONG PHÂN MÔN TẬP LÀM VĂN
Trong chương trình Tập làm văn học sinh được trang bị kiến thức cần thiết về văn
miêu tả, về kĩ năng viết đoạn văn, bài văn miêu tả. Các kiến thứcnày được cung cấp
qua các nội dung: Cấu tạo bài văn miêu tả; Luyện tập quan sát; Luyện tập lập dàn ý;
Luyện tập xây dựng đoạn văn; Bài viết và trả bài viết. Ngoài ra nội dung văn miêu tả
lớp Bốn còn có thêm cả những kiến thức lí thuyết sơ giản giúp học sinh nắm chắc về
đặc điểm, kết cấu và phương pháp làm bài của từng kiểu bài văn miêu tả. Chương
trình Tập làm văn lớp Bốn nhấn mạnh yếu tố thực hành, coi trọng việc rèn luyện kĩ
năng, đặc biệt là kĩ năng xây dựng đoạn văn. Học sinh được học cách viết đoạn văn
với nhiều nội dung khác nhau ở một số dạng bài miêu tả những đối tượng quen thuộc,
gần gũi. Học sinh được học các kiểu bài: tả đồ vật, tả cây cối, tả con vật. Nội dung
dạy học văn miêu tả đã đề cao tính chân thực khi miêu tả cũng như diễn tả tình cảm,
cảm xúc,... Về phương pháp làm bài thì không có tiết dạy lí thuyết kiểu bài riêng, các
kiến thức về lí thuyết được rút ra qua các tiết thực hành và là nội dung phải ghi nhớ ở
cuối mỗi bài học. Mỗi tiết học trong chương trình đều có nhiệm vụ và nội dung xác
định, dạy mỗi tiết phải đảm bảo thực hiện đầy đủ các nội dung và hoàn thành tốt các
nhiệm vụ đó. Các em phải hiểu thế nào là văn miêu tả, biết cách quan sát, tìm ý, lập
dàn ý, viết đoạn văn và liên kết đoạn văn thành một bài văn miêu tả đồ vật, cây cối
hoặc con vật- những đối tượng gần gũi và thân thiết với các em.
Do đặc điểm tâm lí học sinh Tiểu học nói chung và học sinh lớp Bốn nói riêng các
em còn ham chơi, khả năng tập trung chú ý quan sát chưa cao, năng lực sử dụng ngôn
ngữ nhiều hạn chế. Vậy nên, khi làm các bài Tập làm văn miêu tả, các em chỉ dừng
lại ở việc liệt kê các chi tiết, các bộ phận của sự vật một cách đơn giản dẫn đến câu
văn hết sức khô khan, bài viết bố cục chưa rõ ràng,.... Vì vậy, tôi luôn mong muốn
giúp các em biết diễn đạt trôi chảy, trình bày những câu văn, ý văn giàu hình ảnh, có
cảm xúc ở kiểu bài miêu tả nói chung và dạng bài miêu tả đồ vật nói riêng trong phân
18

môn Tập làm văn lớp Bốn. Để góp phần giúp học sinh nâng cao trình độ tư duy trí tuệ
khi viết văn, tạo tiền đề cho học sinh học tốt ở những năm tiếp theo.
19

Phần C
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
I. THỰC TRẠNG DẠY - HỌC PHÂN MÔN TẬP LÀM VĂN DẠNG BÀI MIÊU
TẢ ĐỒ VẬT CHO HỌC SINH
Việc dạy của giáo viên
Về ưu điểm: Giáo viên được phân công dạy đều có có năng lực chuyên môn vững
vàng, nhiệt tình trong công tác giảng dạy, nhiều năm dạy và đã từng dạy học ở các lớp
Hai, lớp Ba.
Giáo viên dạy học đúng chương trình giảng dạy của Bộ GD&ĐT, nắm vững nội
dung chương trình phân môn Tập làm văn, lập kế hoạch bài học, dạy học theo phương
pháp đổi mới và có đủ đồ dùng khi lên lớp.
Về hạn chế :
- Khi thiết kế bài học, giáo viên phụ thuộc nhiều vào sách hướng dẫn. Giáo viên
còn ngại khi phải dạy phân môn Tập làm văn, một số tiết dạy Tập làm văn thời gian
kéo dài.
- Một số giáo viên chưa nắm vững lý thuyết văn miêu tả nên trong quá trình dạy
học Tập làm văn, giáo viên còn có nhiều thiếu sót.
- Một số giáo viên quan niệm rằng kết quả viết văn miêu tả của học sinh chủ yếu là
do năng lực sở trường vốn có của các em nên đã coi nhẹ vai trò, trách nhiệm của mình
trong việc hướng dẫn học sinh viết văn miêu tả.
- Phương pháp dạy của giáo viên còn rập khuôn thiếu sự dẫn dắt gợi mở cho học
sinh tìm ra những từ, ý hay khi miêu tả.
- Khi hướng dẫn học sinh quan sát đồ vật giáo viên chưa chú ý lựa chọn vật mẫu
phù hợp và vị trí để vật mẫu chưa hợp lý, khó quan sát. Giáo viên còn lúng túng khi
hướng dẫn học sinh ghi chép lại những điều đã quan sát được.
- Giáo viên ít quan tâm đến việc hướng dẫn các em phải tả như thế nào để bộc lộ
được nét riêng biệt của đối tượng mình đang tả, để thoát khỏi việc tả mộtcách khuôn
sáo. Giáo viên chưa khai thác hết vốn sống của các em.
- Việc chấm và sửa bài còn chung chung, chưa sửa được ý hay, câu văn hay nhằm
phát huy sự sáng tạo cho học sinh khi học Tập làm văn. Tiết trả bài chưa nhận xét,
đánh giá cụ thể ưu khuyết điểm của từng học sinh.
20

Việc học của học sinh


- Ưu điểm :
+ Một số em đã biết viết bài văn miêu tả đồ vật có bố cục rõ ràng.
+ Một số em viết đúng thể loại văn miêu tả, dạng bài miêu tả đồ đồ vật
+ Một vài em đã có sáng tạo khi miêu tả.
- Hạn chế:
+ Khả năng quan sát miêu tả còn sơ sài, học sinh chưa biết sử dụng các giác quan để
quan sát, quan sát chưa theo một trình tự, thấy đâu tả đó.
+ Học sinh dùng từ đặt câu chưa hay, chưa biết lựa chọn từ ngữ thích hợp.
+ Vốn từ ngữ còn quá nghèo nàn, dùng từ địa phương, diễn đạt như nói chuyện bình
thường.
+ Dùng văn mẫu chưa có sự chọn lọc (do sách tham khảo bán tràn lan trên thị
trường) các em rập khuôn theo mà chưa biết sáng tạo, chọn lọc thành cái riêng của
mình.
+ Nhiều em chưa biết sử dụng các biện pháp nghệ thuật và bộc lộ cảm xúc trong bài
văn miêu tả đồ vật.
+ Một số học sinh viết câu chưa thành thạo nên diễn đạt chưa mạch lạc, các ý trong
bài văn còn nhiều hạn chế.
+ Đa số bài viết còn mang tính liệt kê, lắp ghép các phần đã được học, được rèn
luyện với nhau. Học sinh không biết liên kết đoạn văn nên bố cục chưa rõ ràng, lời
văn lủng củng, khô khan, thiếu ý, hay sắp xếp ý lộn xộn.
+ Bài làm thiếu tính chân thực và sinh động. Các em chưa biết kết hợp miêu tả, cảm
xúc và sử dụng các biện pháp nghệ thuật trong khi làm bài, nhiều mở bài, kết bài chưa
tự nhiên.
* Ví dụ:
Đề bài: Hãy tả lại một cây hoa mà em yêu thích.
Bài làm:
Nói về hoa thì rất nhiều. Nhưng em thích nhất vẫn là cây hoa hồng.
Cây hoa hồng gồm có bốn bộ phận. Đó là bốn bộ phận chính. Bốn bộ phận đó
là: Rễ, thân, lá, hoa. Rễ cây là rễ chùm. Thân và lá có màu xanh. Màu hồng đậm là
hoa. Mỗi ngày 20-11 em lại ra ngoài vườn ngắt từng bông hoa để tặng cô.
Vì vậy em rất yêu cây hoa hồng.
21

Trong thời gian gần 40 phút, học sinh làm một bài văn như vậy là hơi ngắn.
Nhưng vấn đề ngắn, dài không quan trọng, học sinh đã biết cách làm một bài văn
đúng và hay chưa. Bài văn trên đây (nhất là phần thân bài) học sinh nghiêng về phần
phân tích các bộ phận của cây hoa giống trong phân môn tự nhiên - xã hội. Bài làm
thiếu cảm xúc, hình ảnh cũng như sử dụng các biện pháp tu từ. Nếu có hình ảnh so
sánh cũng thiếu chính xác. Có em so sánh "cái búp của cây hoa hồng giống như một
chiếc đũa dài";"khi lá rơi như là tuyết rơi". Qua đó cho thấy học sinh nghèo vốn sống,
vốn hiểu biết, ngôn từ kém phong phú. Học sinh không hứng thú với phân môn Tập
làm văn. Phải chăng học sinh không được quan sát trước khi miêu tả, nếu được quan
sát cũng không phát hiện được điểm nổi bật của đối tượng miêu tả.
Có một điều đáng mừng hay đáng lo, học sinh ít tham khảo bài văn mẫu. Như thế
một mặt học sinh sẽ rèn luyện được tính độc lập, sáng tạo. Mặt khác, nếu đọc văn
mẫu các em sẽ có vốn từ, vốn hiểu biết nhất định. Ở đây giáo viên cần hướng dẫn học
sinh dùng, tham khảo các bài văn mẫu như thế nào để nâng cao chất lượng bài làm
cho học sinh.
II. CÁC GIẢI PHÁP GIÚP HỌC SINH HỌC TỐT MIÊU TẢ ĐỒ VẬT
Giải pháp 1: Thông qua các tiết học chính khoá giúp học sinh nắm vững dạng bài
miêu tả, bài văn miêu tả đồ vật.
Ngay từ tiết Tập làm văn: Miêu tả, thông qua các ví dụ ở sách giáo khoa giúp học
sinh nắm vững khái niệm: Thế nào là miêu tả? (Miêu tả là vẽ lại bằng lời những đặc
điểm nổi bật của cảnh, của người, của vật để giúp người nghe, người đọc hình dung
được các đối tượng ấy).
Khi học sinh nắm được khái niệm miêu tả là gì để giúp học sinh làm quen với cách
miêu tả, hướng dẫn các em tìm các từ ngữ miêu tả qua một số đoạn văn hay trong bài
tập đọc đã được học.
Ví dụ: Học sinh được học bài Tập đọc: Chú Đất Nung, yêu cầu các em tìm các từ
ngữ miêu tả trong truyện chú Đất Nung.
Để giúp học sinh tìm được câu văn miêu tả chú Đất Nung có thể viết sẵn bài tập
đọc chú Đất Nung ra bảng phụ yêu cầu học sinh thảo luận nhóm đôi, ghi kết quả thảo
luận ra vở nháp, đại diện 1 nhóm lên bảng phụ gạch chân dưới từ ngữ miêu tả, lớp
nhận xét chốt kết quả đúng. Dùng phấn màu gạch chân khi chữa bài cho học sinh, khi
22

nhận xét kết quả làm việc của học sinh, cho học sinh đọc lại các câu miêu tả, nhắc học
sinh vận dụng cách miêu tả của tác giả trong bài văn miêu tả đồ vật.
Giải pháp 2: Thông qua tiết học chính khoá giúp học sinh nắm vững cấu tạo bài văn
miêu tả đồ vật; cách viết các đoạn văn trong bài văn miêu tả đồ vật.
Cấu tạo bài văn miêu tả đồ vật trong chương trình lớp Bốn được dạy trong một tiết
ở tuần 14. Thông qua tiết dạy hướng dẫn học sinh nắm cấu tạo bài văn dựa trên tìm
hiểu phần nhận xét qua bài: “Cái cối tân” học sinh biết được cấu tạo bài văn miêu tả
đồ vật gồm ba phần đó là: Mở bài, Thân bài và Kết bài. Để hướng dẫn học sinh viết
được ba phần mở bài, thân bài, kết bài của bài văn miêu tả đồ vật tôi đã tiến hành các
bước sau :
Bước 1: Hướng dẫn học sinh kỹ năng quan sát, tìm ý
- Sử dụng các giác quan để quan sát :
Dạy học sinh quan sát chính là dạy sử dụng các giác quan để tìm ra các đặc điểm
của sự vật. Thông thường học sinh chỉ dùng mắt để quan sát, giáo viên nên hướng dẫn
các em tập sử dụng thêm các giác quan khác để quan sát.
* Ví dụ : Dạy “quan sát một cái cặp”
- Ngoài mắt (nhìn)
- Ta còn sử dụng tay sờ vào cặp để phát hiện ra độ sần sùi hay nhẵn bóng của da cặp,
bật khoá chiếc cặp để nghe tiếng kêu của chiếc khoá (bằng tai), ngửi mùi của những
chiếc cặp mới tinh. Hành động vừa cụ thể và sử dụng ngôn ngữ chính xác gợi hình
ảnh.
Đồng thời cũng không quên rèn sự tinh tế khi quan sát đó là nhận ra đặc điểm ít
người nhìn thấy. Minh họa cho học sinh bằng những đoạn văn hay vào tiết lập dàn ý
hoặc trả bài viết cho học sinh.
- Quan sát trong văn miêu tả giáo viên luôn hướng cho học sinh tìm ra những đặc
điểm riêng biệt của đồ vật và không quên bỏ qua đặc điểm chung:
Khi dạy “Quan sát cây bút chì” không những cho các em thấy được màu sắc, hình
dáng của nó ngoài ra còn giúp các em nhận ra những dòng chữ in trên vỏ và các đặc
điểm khác như có bị dính mực không? Có bị trầy không? Bị sứt không?... những đặc
điểm ấy chỉ riêng cây bút chì của em mới có.
Khi dạy văn miêu tả nhắc nhở gợi ý học sinh tìm ra những nét riêng biệt, những
tình cảm riêng biệt đối với đối tượng được tả. Có thể những đặc điểm riêng đó đối với
23

người khác là bình thường nhưng đối với riêng em là đặc biệt vì nó gắn bó với em
bằng một kỷ niệm hoặc một niềm vui,... nào đó.
- Lựa chọn trình tự quan sát: Hướng dẫn học sinh quan sát từ ngoài vào trong, bên
ngoài có những đặc điểm nào đặc biệt và riêng biệt, bên trong có những đặc điểm nào
như có bao nhiêu ngăn và có dây kéo không,…
Bước 2: Hướng dẫn sắp xếp các ý tìm được thành đoạn văn hoàn chỉnh.
Dựa vào các ý đã lập được hướng dẫn học sinh viết các đoạn mở bài, thân bài và
kết bài đảm bảo yêu cầu viết đoạn, viết câu, viết bài chặt chẽ và chính xác. Điều này
liên quan đến việc rèn luyện xây dựng đoạn văn, bài văn. Bài Tập làm văn hoàn chỉnh
gồm nhiều đoạn trong đó một số đoạn có chức năng đặc biệt. Đoạn mở bài thường
dẫn người đọc vào bài. Khi viết đoạn mở bài hướng dẫn học sinh cần giới thiệu được
đồ vật định tả. Tiếp theo, hướng dẫn học sinh lựa chọn một trong hai cách mở bài đó
là trực tiếp hoặc gián tiếp.
* Ví dụ: Sau khi học sinh đã quan sát cái bàn học, các em đã lập được các ý chi tiết,
hướng dẫn viết mở bài cho bài văn tả cái bàn học của em như sau:
Mở bài trực tiếp:
* Ví dụ: Vào ngày khai trường, bố mua cho em một cái bàn học rất đẹp. Hoặc: Từ
khi chuyển đến nhà mới, mẹ đã mua cho em một bộ bàn ghế cá nhân để ngồi học ở
nhà. Đó là cái bàn học đang ở trong góc học tập của em.
Mở bài gián tiếp:
* Ví dụ: Một buổi trưa hè, vừa ngủ dậy thì thấy mấy tấm gỗ ở trước sân nhà. Em
liền chạy vào hỏi bố: “Bố ơi! Đống gỗ trước sân nhà mình dùng để làm gì ạ?” Bố bảo:
“Bí mật!”. Một ngày, rồi hai ngày trôi qua. Chiều hôm ấy đi học về, em sung sướng
reo lên khi nhìn thấy một chiếc bàn học xinh xắn được đặt ngay ngắn trong phòng. Đó
là chiếc bàn bố đã đóng tặng em nhân ngày sinh nhật.
Với các cách mở bài trực tiếp và gián tiếp giúp học sinh thấy được cái hay, cái
hấp dẫn người đọc qua cách mở bài gián tiếp. Từ đó các em đã lựa chọn cho mình
cách mở bài phù hợp. Có rất nhiều bài viết các em đã lựa chọn cách mở bài gián tiếp
để giới thiệu đồ vật định tả. Đoạn kết bài là phần cuối, phần sau nhất đến với người
đọc, gây cho người đọc cảm giác, ấn tượng cuối cùng về bài viết, tạo ra âm hưởng
chung cho toàn bài. Phần này có một vai trò và tầm quan trọng đặc biệt vì một kết bài
gọn gàng, nhẹ nhàng, đặc sắc sẽ lưu lại tình cảm tốt đẹp ở người đọc.
24

Giải pháp 3: Cung cấp vốn từ và giúp học sinh biết cách dùng từ đặt câu, sử dụng
các biện pháp nghệ thuật khi miêu tả là hết sức cần thiết.
Muốn một bài văn hay, có “hồn”, có chất văn thì các em phải có vốn từ ngữ phong
phú và phải biết cách lựa chọn từ ngữ khi miêu tả cho phù hợp. Chính vì vậy giáo
viên cần chú ý cung cấp vốn từ cho các em khi dạy Tập đọc, Luyện từ và câu và cả
trong khi dạy các môn học khác hay trong những buổi nói chuyện trong các tiết sinh
hoạt. Hướng dẫn các em lập sổ tay văn học theo các chủ đề, chủ điểm, khi có một từ
hay, một câu văn hay các em ghi vào sổ tay theo từng chủ điểm và khi làm văn có thể
sử dụng một cách dễ dàng.
Giáo viên cần tiến hành theo mức độ yêu cầu tăng dần, bước đầu chỉ yêu cầu học
sinh đặt câu đúng, song yêu cầu cao hơn là phải đặt câu có sử dụng biện pháp tu từ
như so sánh, nhân hóa, có dùng những từ ngữ gợi tả hình ảnh, âm thanh hay những từ
biểu lộ cảm xúc.
Giải pháp 4: Giúp học sinh nắm được trình tự làm một bài văn
Khi làm một bài tập làm văn, các em cần làm các việc như sau:
+ Phân tích đề: Đọc đi, đọc lại nhiều lần đề bài, chú ý từng câu, từng chữ, gạch
dưới những từ quan trọng để xem: Đề bài thuộc thể loại văn gì? Đối tượng cần phải
nói đến là gì? (Miêu tả đồ vật, cây cối hay con vật). Trọng tâm yêu cầu của đề là ở
điểm nào? (Tả đồ vật thì trọng tâm là tả hình dáng. Tả cây cối thì trọng tâm là dáng vẻ
ở độ lớn nào, thời điểm chủ yếu nào. Tả con vật, nếu đề yêu cầu tả con vật đang hoạt
động thì phần hoạt động phải được chú ý nhiều hơn phần hình dáng…).
+ Lập dàn ý: Sau khi đã phân tích đề, chúng ta lập một dàn bài tổng quát trước,
sau đó dựa vào việc quan sát đối tượng (hoặc hồi tưởng) để tìm ý, tìm hình ảnh, màu
sắc… bổ sung cho dàn bài tổng quát thành một dàn bài chi tiết.
+ Làm nháp và sửa chữa: Có dàn bài chi tiết rồi, chúng ta dựa vào đó để viết câu,
thành bài văn hẳn hoi. Trong giai đoạn này, các em cần suy nghĩ thêm vào những ý
tưởng chợt đến và bỏ bớt những chi tiết rườm rà, những ý trùng lặp không cần thiết.
Sau khi đã viết thành bài, các em nên đọc lại để kiểm soát cách hành văn, cách dùng
từ, sắp xếp các hình ảnh, chấm câu và chính tả có gì sai sót không.
+ Làm chính thức: Khi làm bài văn chính thức, ta cần lưu ý: Viết chữ thật ngay
ngắn, cẩn thận. Sau mỗi phần, phải xuống dòng. Không được viết tắt trong bài văn.
Không được viết chữ số, ngoại trừ ngày, tháng, năm hay niên hiệu của một vị vua.
25

Chẳng hạn: Không được viết: thầy giáo chia lớp em ra thành 4 tổ.
Mà phải viết: thầy giáo chia lớp em ra thành bốn tổ. Nhưng được phép viết: trường
em được xây cất từ năm 1978.
+ Đọc lại bài: Cuối cùng chúng ta nên đọc lại bài vài lần để kiểm soát xem có các
lỗi về chính tả, cách diễn đạt, về dấu câu hay không.
Giải pháp 5: Phương pháp hướng dẫn học sinh quan sát trong văn miêu tả
Kỹ năng quan sát
Quan sát là sử dụng các giác quan để nhận biết sự vật. Khi quan sát người ta sử
dụng các giác quan như: mũi, tai, mắt, lưỡi để ngửi, nghe, nhìn, nếm... nhằm nhận
biết sự vật về hình dáng, màu sắc, âm thanh, mùi vị...
Khác với sự quan sát trong tiết tự nhiên- xã hội, vật lý, hoá học... quan sát để làm
bài văn miêu tả nhằm nhận ra những nét độc đáo đặc biệt của đối tượng.
Sự quan sát để miêu tả trong Tập làm văn còn luôn luôn gắn bó với cảm xúc, với
kỷ niệm, với cuộc sống cá nhân của người quan sát. Do đó việc quan sát để miêu tả
gắn chặt với các hoạt động liên tưởng, so sánh, tưởng tượng, hồi tưởng... của từng cá
nhân.
Sự quan sát để miêu tả gắn với việc tìm từ ngữ để diễn tả đúng và sinh động điều
đã quan sát được.
Phương pháp hướng dẫn học sinh quan sát
Trong tiết quan sát và tìm ý chúng ta cần tiến hành các công việc sau:
Hướng dẫn học sinh lựa chọn trình tự quan sát
Nên để cho học sinh tự tìm cho mình một trình tự quan sát thích hợp. Trường hợp
các em gặp khó khăn, giáo viên có thể hướng dẫn các em quan sát theo trình tự mà
giáo viên đã chuẩn bị hoặc gợi ý để học sinh lựa chọn.
+ Trình tự không gian:
Từ quan sát toàn bộ đến quan sát từng bộ phận hoặc ngược lại, từ trái sang phải, từ
xa đến gần, từ trên xuống dưới, từ trước ra sau, từ ngoài vào trong hoặc ngược lại.
Tuy nhiên tuỳ vào từng đối tượng miêu tả mà chúng ta chọn những vị trí thích hợp
để quan sát, không nhất thiết khi nào cũng phải chọn tất cả các vị trí miêu tả đồ vật
theo trình tự không gian.
Ví dụ: Quan sát đồ vật (Tuần 15 - TV4, T1)
Yêu cầu: Quan sát một đồ chơi em thích và ghi lại những điều quan sát được.
26

Quan sát bằng nhiều giác


Quan sát theo trình tự Quan sát đặc điểm riêng
quan
Nhìn bao quát Dùng mắt để nhìn Đặc điểm riêng của đồ vật
Nhìn từng bộ phận Dùng tay để biết đồ vật mềm Phân biệt nó với những đồ
Bên ngoài/ bên trong hay rắn vật khác, nhất là những đồ
Bên trên/ Bên dưới Dùng tai để nghe đồ vật được vật cùng loại.
Ví dụ: Đầu-> mình-> chân-> sử dụng có phát ra tiếng
tay ( búp bê) động ấy...
+ Trình tự thời gian:
Quan sát theo diễn biến của thời gian từ lúc bắt đầu đến khi kết thúc, từ mùa
này sang mùa khác, từ tháng này sang tháng khác... từ ngày này sang ngày khác.
Miêu tả cây cối, tả cảnh thường theo trình tự thời gian vì bất kỳ cây nào cũng
có sự sống của nó, nghĩa là quá trình phát sinh, phát triển, rồi lụi tàn và chết. Cây phát
triển theo thời kỳ và biến đổi theo mùa, theo mưa nắng, ngày, giờ...
+ Trình tự tâm lý:
Thấy nét đẹp gì nổi bật thu hút bản thân, gây cảm xúc mạnh cho bản thân
(hứng thú, khó chịu hay yêu ghét) thì quan sát trước, các bộ phận khác quan sát sau...
Ví dụ: Ấn tượng về màu đỏ cháy rực của hoa phượng, mùi thơm của hoa
chămpa, những giọt sương mai long lanh trên cành cây, chiếc lá hay một đôi mắt, một
ánh nhìn dịu hiền của một ai đó...
Dù quan sát theo trình tự nào thì cũng cần biết dừng lại ở bộ phận chủ yếu,
trọng tâm để quan sát kỹ lưỡng hơn.
Hướng dẫn học sinh sử dụng các giác quan để quan sát
Đây là thao tác quan trọng nhất, có tính chất quyết định về nhiều mặt.
Quan sát bằng nhiều giác quan:
Mắt thấy Tai nghe Mũi ngửi Miệng nếm Tay cầm
(Thị giác) (Thính giác) (Khứu giác) (Vị giác) (Xúc giác)
Hình dáng: Âm thanh: lách Mùi: thơm, Vị: ngọt, bùi, Cảm giác: mềm
Vuông, tròn cách, líu lo ngào ngạt, chua, cay, đắng mại, nặng, nhẹ
Kích thước: dài, Nhịp điệu: dồn phưng phức, tênh, thô ráp.
ngắn dập, chầm chậm ngầy ngậy
Màu sắc: đỏ,
27

vàng
Đường nét:
đậm, nhạt
Thông qua các giác quan sẽ giúp học sinh:
+ Thu nhận các điểm đặc sắc hay độc đáo ở cảnh, đồ vật, người định tả do từng
giác quan mang lại.
+ Thu nhận các cảm xúc, các liên tưởng, hồi tưởng so sánh... do các đặc điểm
trên của cảnh, vật, người gợi ra cho bản thân người quan sát.
+ Tìm tòi các từ ngữ thích hợp để diễn đạt các điều thu nhận trên.
Cũng tuỳ vào đối tượng miêu tả mà chúng ta sử dụng các giác quan nào có liên
quan đến việc quan sát. Cần tập trung vào giác quan nào có tầm quan trọng đối với đồ
vật được quan sát.
- Khi học sinh thực hành quan sát, giáo viên cần đưa ra câu hỏi gợi ý. Từ đó
hướng dẫn các em cách ghi chép các nhận xét do quan sát mang lại.
+ Đối với học sinh còn nhiều bỡ ngỡ trong công việc, giáo viên cần có sự
hướng dẫn tỉ mỉ, cụ thể.
Đối với những học sinh đã biết cách vận dụng giác quan để quan sát, giáo viên
cần hướng dẫn học sinh đi vào trọng tâm của cảnh, vật, người nhằm rèn luyện sự tinh
tế, độc đáo trong quan sát.
Tổ chức tiết dạy quan sát
- Hướng dẫn học sinh quan sát trực tiếp cảnh, vật, người qua nhiều cách thức
và biện pháp:
+ Tổ chức tiết học ngay tại địa điểm có cảnh, vật, người cần quan sát (tả cây
phi lao, cảnh vườn hoa, tả con vật ở vườn bách thú...) để học sinh trực tiếp quan sát.
+ Tổ chức cho học sinh trực tiếp quan sát đồ vật, cảnh vật ngay tại lớp thông
qua vật thật, tranh ảnh. Ví dụ: quan sát chiếc cặp, cái bàn, cái bút, tranh ảnh, con mèo,
con chó, cây trong sân trường.
+ Hướng dẫn học sinh quan sát trực tiếp đối tượng miêu tả trước khi lên lớp.
Đến lớp các em chỉ nhớ lại (hồi tưởng) các nhận xét thu nhận được rồi ghi chép lại.
Ở cách quan sát nào, giáo viên và học sinh cũng phải triệt để khai thác mọi
khía cạnh của đối tượng miêu tả theo trình tự hợp lý bằng nhiều giác quan.
- Học sinh tự làm việc, tự quan sát, tự ghi chép là chính:
28

+ Dành nhiều thời gian cho hoạt động này.


+ Tư thế quan sát của học sinh ở nhiều góc độ khác nhau.
- Sự quan sát của học sinh được hứng dẫn bằng các gợi ý:
+ Khi hướng dẫn chung cả lớp, giáo viên nêu câu gợi ý có tính “gợi mở”, chỉ
dẫn, không yêu cầu học sinh trả lời miệng.
+ Khi hướng dẫn cá nhân, giáo viên chỉ cần gợi ý với riêng em đó.
Ví dụ: Hãy quan sát và ghi lại cảnh một chiếc cặp.
Giáo viên nêu câu hỏi gợi ý:
- Em có chiếc cặp từ khi nào:
+ Cặp trông như thế nào?
+ Cặp được ai tặng?
+ Cặp màu gì?
- Em có thích chiếc cặp này không?
Lưu ý
- Cách tốt nhất là tổ chức cho học sinh quan sát trực tiếp đối tượng miêu tả
ngay tại nơi lớp học, tại nơi có đối tượng đó. Tuy nhiên để làm được điều này, học
sinh còn gặp nhiều khó khăn, bởi đối tượng miêu tả không dễ dàng có được mà mang
đến lớp. Hiện nay để đưa học sinh đi quan sát trực tiếp đối tượng miêu tả cũng không
dễ dàng bởi thực tế điều này rất khó thực hiện. Vì vậy, để dạy cho học sinh học văn
miêu tả vừa đảm bảo lên lớp đúng thời gian, vừa đảm bảo yêu cầu học sinh được trực
tiếp quan sát chúng ta nên làm như sau:
Tuỳ theo từng kiểu bài, loại bài mà có sự sắp xếp dặn dò học sinh quan sát
trước. Ví dụ: Học sinh quan sát miêu tả cái cặp, học sinh có thể quan sát miêu tả ngay
tại lớp, quan sát chính cái cặp của em đó.
Ví dụ: Tả đèn học cũng vậy. Giáo viên dặn học sinh quan sát chiếc đèn mình
định tả, vừa nhìn ngắm kỹ vừa ghi chép ý vào giấy nháp. Sau đó đến lớp ở giờ học
quan sát tìm ý, giáo viên dùng tranh định hướng cho học sinh quan sát theo hệ thống
câu hỏi đã chuẩn bị theo một quy trình chung. Học sinh hồi tưởng lại và tự làm bài
quan sát của mình theo cách miêu tả riêng của từng em. Giáo viên chỉ bổ sung hoặc
sửa chữa và động viên, khen ngợi. Một điều chú ý là giáo viên giao việc quan sát ở
nhà cần rõ ràng, có kiểm tra, nhận xét chặt chẽ để đảm bảo tất cả học sinh đều thực
hiện tốt.
29

- Quan sát có chọn lọc- đặc tả- làm nổi bật đặc trưng (đặc điểm riêng) của đối
tượng miêu tả.
Từ quan sát tưởng tượng, em có cảm nhận riêng, mới mẻ về sự vật, về người
cả những khía cạnh, những nét mà bằng mắt thường không nhìn thấy được như tình
cảm, sở thích, lương tâm, lẽ sống…( Ví dụ: Thích được vuốt ve, vỗ về, thích nũng nịu,
thích tắm nắng, thích ánh trăng, thích đùa với bé, hay giận dỗi… Đó là những nét
riêng của mỗi người, mỗi sự vật.
- Quan sát đi liền với nhận xét:
Giải pháp 6: Phương pháp hướng dẫn học sinh liên tưởng, tưởng tượng trong
văn miêu tả
Vai trò của liên tưởng, tưởng tượng trong văn miêu tả
Tưởng tượng cũng được coi là một quá trình nhận thức, bắt đầu và thực hiện
chủ yếu bằng hình ảnh. So với tư duy, tưởng tượng không phản ảnh bản chất lô- gic
của sự vật. Tuy vậy, nó vẫn mang tính khát quát cao. Tưởng tượng liên hệ chặt chẽ
với nhận thức cảm tính, nó sử dụng những biểu tượng của trí nhớ do quan sát cung
cấp. Biểu tượng do tưởng tượng xây dựng nên là một hình ảnh được xây dựng từ biểu
tượng của trí nhớ, nó là biểu tượng của biểu tượng.
Các nhà tâm lí học đã chia tưởng tượng ra làm các loại: Tưởng tượng tích cực
và tưởng tượng itêu cực. Tưởng tượng tích cực là loại tưởng tượng kích thích tình yêu
cuộc sống, hướng tới tương lai; còn tưởng tượng tiêu cực là loại tưởng tượng khiến
người ta nghĩ tới những thất vọng, bi quan, xa lánh với cuộc sống,… Cũng có thể
phân loại tưởng tượng theo một cách khác, gồm có: tưởng tượng tái tạo và tưởng
tượng sáng tạo. Tưởng tượng tái tạo là sự hình dung để nhớ lại các đối tượng, với
những đặc điểm của nó về hình dáng, màu sắc, âm thanh; còn tưởng tượng sáng tạo là
cách xây dựng nên một hình tượng hoàn toàn mới dựa trên cơ sở những biểu tượng đã
có trong trí nhớ.
Tưởng tượng đóng một vai trò rất quan trọng trong sự hình thành và phát triển
tài năng, tâm hồn, nhân cách của con người. V.Lê-nin đã có lần cho rằng, “Nếu không
có tưởng tượng thì không chỉ không có các nhà thơ, nhà văn và tác phẩm văn học, mà
thậm chí còn không có cả các bài toán vi phân và tích phân nữa”.
30

Tưởng tượng đóng một vai trò rất tích cực trong cuộc sống, nó tạo nên những
hình ảnh rực rỡ, phản ảnh những ước mơ, lí tưởng của con người, kích thích lòng ham
muốn và tình yêu lao động.
Đối với văn miêu tả, tưởng tượng cũng đóng vai trò đặc biệt quan trọng. Nhờ
có tưởng tượng mà tất cả những hình ảnh, màu sắc, âm thanh,… đều có thể được tái
hiện trước mắt chúng ta trong điều kiện chúng không nhất thiết phải xuất hiện.
Văn miêu tả nhằm dựng người, dựng cảnh, dựng không khí, giúp người đọc
hình dung ra sự vật, sự việc một cách sinh động, cụ thể. Vì thế khi viết văn miêu tả
người ta thường dùng liên tưởng, ví von, so sánh,... Nhờ có liên tưởng, ví von, so
sánh mà văn miêu tả khơi gợi được trí tưởng tượng, kích thích được óc sáng tạo của
người đọc. Hầu như giở bất kì một trang văn miêu tả nào, chúng ta cũng sẽ dẫn ra
được những liên tưởng, so sánh thú vị. Đó là những so sánh, liên tưởng vừa gần gũi
vừa quen thuộc, lại vừa bất ngờ, mới lạ khiến người đọc không khỏi ngẫm nghĩ, ngỡ
ngàng, thậm chí kinh ngạc.
Phương pháp hướng dẫn học sinh liên tưởng, tưởng tượng trong văn miêu tả
Muốn cho trí tưởng tượng được bay bổng thì tâm hồn cần phóng khoáng, hồn
nhiên và do đó khi miêu tả mới có thể thâu tóm được cái “thần” của đối tượng. Vậy,
rèn luyện năng lực tưởng tượng là rèn luyện những gì và rèn luyện như thế nào? Theo
chúng em đó là rèn luyện phẩm chất tưởng tượng và cách thức (hay kĩ năng) tưởng
tượng.
Hướng dẫn học sinh rèn luyện phẩm chất tưởng tượng
Phẩm chất tưởng tượng được hiểu là những thuộc tính cần thiết giúp cho sự
tưởng tượng có được ý nghĩa mới mẻ và sâu sắc đối với cuộc sống.
Dựa theo các nhân tố chi phối hoạt động tưởng tượng, ta thấy có những phẩm
chất sau đây cần được quan tâm trong văn miêu tả:
+ Phẩm chất thực tế: Là phẩm chất phản ánh mối quan hệ giữa tưởng tượng
của cá nhân với thực tế. Người ta thường ví trí tưởng tượng như cánh diều bay bổng,
nhưng dù có bay trên chín tầng cao, thì chiếc diều vẫn phải gắn chặt với mặt đất bằng
một sợi dây. Thiếu sợi dây cánh diều không thể bay cao và không thể tồn tại. Mặt đất
chính là cuộc sống hiện thực, là cội nguồn của trí tưởng tượng. Thực tiễn sinh động
của cuộc sống sẽ chắp cánh cho trí tưởng tượng và nuôi dưỡng trí tưởng tượng trong
suốt hành trình sáng tạo.
31

Tuy nhiên cần hiểu “cơ sở thực tế” một cách rộng rãi: các hình ảnh, chi tiết,…
trong thực tế có thể không còn nguyên hình của nó khi đi qua trí tưởng tượng; người
viết có quyền hư cấu sáng tạo,… trên cơ sở của những gì có thật.
Muốn rèn luyện phẩm chất thực tế trong tưởng tượng, điều quan trọng là phải
tập quan sát, phải đi nhiều, biết rộng, phải tìm hiểu thực tế một cách có ý thức, có thói
quen, có phương pháp tốt…
+ Phẩm chất trí tuệ: Phản ánh mối quan hệ giữa tưởng tượng của cá nhân với
vốn kiến thức, kinh nghiệm, trình độ tư duy… của chính mình.
Trí tưởng tượng phóng túng của một người có trình độ kiến thức uyên bác bao
giờ cũng đáng tin cậy hơn sự tưởng tượng của chính anh ta nếu có trình độ văn hoá
thấp. Tưởng tượng được trí tuệ nâng đỡ sẽ giúp cho nó định hướng được đúng đắn.
Muốn có được phẩm chất trí tuệ, tất nhiên, trước hết phải bằng con đường học
tập và rèn luyện. Trong quá trình đó sẽ nảy sinh mâu thuẫn tất yếu giữa trí tuệ với
tưởng tượng. Cần liên tục xử lí thật tốt mối quan hệ này, không để cho trí tưởng
tượng bị “thui chột” bởi trí tuệ.
+ Phẩm chất cá tính: Phản ánh mối quan hệ giữa tưởng tượng của cá nhân với
chính mình. Nó thuộc về cái riêng của người viết. Phẩm chất cá tính có vị trí rất quan
trọng trong sáng tạo nghệ thuật. Nó làm nên sự mới mẻ, độc đáo, hấp dẫn riêng của
tác phẩm.
Để có cá tính trong tưởng tượng, trước hết, người học văn miêu tả cần tập cho
mình một thói quen không lặp lại ý tưởng của người khác và đặc biệt là cần phải biết
suy nghĩ để từng bước đi tìm cá tính của chính mình. Phát hiện được một cách đúng
đắn cái riêng của mình, đó là một sự thành công có tính quyết định trong rèn luyện
năng lực tưởng tượng.
Lưu ý: Giáo viên cần lưu ý trong khâu chữa bài, khâu làm mẫu, khâu đọc bài
văn mẫu, hay trong cách hướng dẫn học sinh đọc sách tham khảo; tránh tình trạng học
sinh bắt chước một cách máy móc không phát huy được cá tính sáng tạo của mình
trong làm văn.
+ Phẩm chất tập thể: Phản ánh mối quan hệ giữa tưởng tượng của cá nhân với
cộng đồng dân tộc, xã hội và thời đại. Chính tính tập thể đã giúp cho cá tính trong
tưởng tượng không bị rơi vào hoang tưởng, và cũng chính nó mới làm nên giá trị xã
hội cho sáng tạo mới của tưởng tượng. Nó là sợi dây kết nối trí tưởng tượng độc đáo
32

đầy cá tính của nhà văn với thói quen tiếp nhận của bạn đọc. Chính tính tập thể đã
khiến cho các cá nhân không thể bỏ qua đặc trưng của dân tộc, tính chất của thời đại
mình trong suy nghĩ và tưởng tượng.
Hướng dẫn học sinh rèn luyện cách thức (kĩ năng) tưởng tượng
Có 5 cách thức (và cũng là 5 kĩ năng) cơ bản của hoạt động tưởng tượng trong văn
miêu tả. Đó là:
- Thay đổi kích thước, số lượng.
- Nhấn mạnh (tức cường điệu hoặc chú ý hàng đầu)
- Chắp ghép và liên hợp.
- Điển hình hoá.
- Biến hoá.
+ Thay đổi kích thước, số lượng:
Cách rèn luyện kĩ năng thay đổi kích thước số
Mục đích:
lượng:
Biến ngắn thành dài. Ngợi ca.
Biến to thành nhỏ. Phê phán.
Biến nhiều thành ít. Phản ánh đúng bản chất đối tượng.
Và ngược lại… v.v…

+ Nhấn mạnh (tức cường điệu hoặc tô đậm, chú ý hàng đầu):
Cách rèn luyện kĩ năng nhấn mạnh: Tập miêu tả người (hay một cảnh, một
vật,…) thật đẹp, rồi thật xấu, một cảnh tượng nào đó thật dữ dội, hay thơ mộng chưa
từng thấy,v.v… Trong quá trình miêu tả, hãy chú ý nhấn mạnh một số chi tiết thật đặc
trưng, khiến cho đối tượng miêu tả nổi bật lên theo đúng mục đích nghệ thuật mà
mình mong muốn.
Ví dụ: Để rèn luyện kỹ năng này cho học sinh, giáo viên có thể ra một số đề
bài như sau:
Con rận bằng con ba ba
Đêm nằm nó ngáy cả nhà thất kinh.
(Ca dao)
Theo em, cách miêu tả của nhân dân trong câu ca dao trên có gì đặc biệt?
33

Sưu tầm một số câu ca dao sử dụng biện pháp cường điệu (phóng đại, nói quá,
nhấn mạnh, tô đậm) trong miêu tả nhân vật.
+ Chắp ghép và liên hợp: Các bộ phận thuộc những sự vật khác nhau được liên
kết lại trong một quan hệ mới. Chẳng hạn như miêu tả một con quỷ, hình dáng thì của
người, nhưng mặt thì của cá sấu, tay chân thì của con đười ươi, móng vuốt thì của hổ,
v.v… Trong tập truyện Tây du kí của Ngô Thừa Ân (Truyện cổ Trung Quốc đã rất
quen thuộc với các bạn nhỏ), rất nhiều nhân vật như Tôn Ngộ Không, Trư Bát Giới,
Ngưu Ma Vương, v.v… đều được sáng tạo theo cách thức này.
Cách rèn luyện kĩ năng chắp ghép và liên hợp:
* Dùng đồ chơi bằng hình vẽ, trong đó các bộ phận như đầu, mình, tay,
chân,… của người và động vật được vẽ tách rời, cùng kích cỡ để có thể ghép các bộ
phận này lại, tạo ra những hình thù động vật khác nhau.
* Dùng các đoạn văn để lắp ghép có cải biến.
* Luyện tập bằng những bài làm văn miêu tả theo các yêu cầu này. Đây là
phương pháp quan trọng nhất.
* Tìm ra ý nghĩa thẩm mĩ trong các thao tác ấy.
+ Điển hình hoá: Là cách tổng hợp nhiều sự vật, hiện tượng, tạo ra một hình
ảnh mới vừa có tính riêng vừa có tính chung.
Cách rèn luyện kĩ năng điển hình hoá:
* Tập cảm thụ và phân tích ý nghĩa nghệ thuật của các hình tượng điển hình
trong văn học.
* Tập chỉ ra những sáng tạo theo cách điển hình hoá của nhà văn.
* Tập sáng tạo tổng hợp trên cơ sở những chi tiết đã quan sát đuợc về những
đối tượng khác nhau theo những mục đích nhất định.
+ Biến hoá: Là cách thức trong đó con người hay sự vật bất ngờ bị thay đổi
hoàn toàn. Có hai dạng thức của biến hoá: sự vật bị biến mất, hoặc sự vật bị hoá thành
sự vật khác. Biến hoá có thể mang lại nhiều bất ngờ, thú vị trong sáng tạo. Nó thường
dùng để thể hiện ước mơ, khát vọng hoặc làm phương tiện để thể hiện ý tưởng nào đó
của người viết. Cái khó của biến hoá là phải xác định hoặc cảm nhận được đúng cái
hay, cái hấp dẫn của ước mơ, khát vọng hoặc ý tưởng ấy.
Giải pháp 7: Phương pháp hướng dẫn học sinh phát triển tình cảm, cảm xúc
trong văn miêu tả
34

Vai trò của tình cảm, cảm xúc trong văn miêu tả
- Văn miêu tả muốn hay, người viết không chỉ có tài quan sát và thể hiện bằng
các từ ngữ, hình ảnh, bằng lối so sánh, ví von độc đáo... mà còn phải có tình, cái tình
ấy như trên đã nói, có thể là tấm lòng say đắm, là thái độ và tình cảm trân trọng mến
yêu đối với cái đẹp, cái thiện, cái trong sáng, cao thượng... nhưng cũng có thể là sự
căm ghét, khinh bỉ đối với cái ác, cái xấu, cái lố lăng, kệnh cỡm ở đời. Không có cái
tình, trong mọi sự miêu tả dù ngôn ngữ có sắc sảo, phong phú và mới mẻ đến bao
nhiêu cũng chỉ là làm xiếc ngôn từ. Trong trường hợp này, bài văn miêu tả chỉ là cái
xác không hồn, không gây được xúc động trong lòng người đọc. Nhìn chung trong
văn xuôi, khi miêu tả, thái độ và tình cảm của người viết thể hiện một cách gián tiếp
thông qua cách nhìn nhận sự vật, cách dùng từ ngữ, ví von, so sánh.
Hướng dẫn học sinh phát triển tình cảm, cảm xúc trong văn miêu tả
Đặc điểm tình cảm của học sinh tiểu học
Tình cảm là một mặt rất quan trọng trong đời sống tâm lý nói chung và nhân
cách nói riêng. Đối với học sinh tiểu học, tình cảm còn có một vị trí đặc biệt vì nó là
khâu quan trọng gắn liền nhận thức với hoạt động của trẻ em. Tình cảm tích cực
không chỉ kích thích trẻ em nhận thức mà còn thúc đẩy trẻ em hoạt động.
Đặc điểm về sự phát triển tình cảm của trẻ em:
+ Tình cảm, cảm xúc của học sinh tiểu học thường là sự vật hiện tượng cụ thể,
sinh động.
+ Xúc cảm, tình cảm của các em gắn liền với đặc điểm trực quan, hình ảnh cụ
thể.
+ Học sinh tiểu học rất dễ xúc cảm, xúc động và khó kìm hãm xúc cảm của
mình.
+ Tình cảm của học sinh tiểu học còn mỏng manh, chưa bền vững, chưa sâu
sắc.
Hướng dẫn học sinh phát triển tình cảm, cảm xúc trong văn miêu tả
Muốn phát triển tình cảm, cảm xúc cho học sinh tiểu học cần phải đi từ những
hình ảnh trực quan sinh động. Bởi chỉ những hình ảnh trực quan sinh động (sự vật,
hiện tượng, con người, việc làm, lời nói sinh động, giàu hình ảnh...) mới dễ gây xúc
cảm và tác động đến xúc cảm của các em.
35

* Một số biện pháp hướng dẫn học sinh phát triển tình cảm, cảm xúc trong văn
miêu tả:
- Phải quan sát trực tiếp đối tượng miêu tả
Để hướng dẫn học sinh viết văn miêu tả có hiệu quả trước hết người giáo viên
cần bồi đắp tâm hồn, tình cảm cho các em. Các em biết cảm nhận vẻ đẹp của thế giới
xung quanh, nhận thức tinh tế và biết yêu cảnh vật, yêu tất cả mọi người. Tình yêu ấy
giúp các em say sưa quan sát, phát hiện những cái mới lạ, những điểm riêng biệt để
các em lại thêm yêu mến và trân trọng từ loài vật, cây cỏ, trời đất, sông núi, con
người.
Muốn làm văn miêu tả trước hết các em cần phải có cái gì để viết, để tả. Muốn
tả đúng, tả hay thì nhất thiết các em phải biết quan sát. Vì thế mà đòi hỏi các em phải
biết quan sát và quan sát công phu để tìm ra cái mới, cái riêng biệt của sự vật. Từ đó
có những sáng tạo độc đáo trong viết văn miêu tả.
Giải pháp 8:Phương pháp hướng dẫn học sinh sử dụng ngôn từ trong văn
miêu tả
Ngôn từ trong văn miêu tả
Ngôn từ chính là chất liệu, là phương tiện biểu hiện mang tính đặc trưng của
văn học. Không có ngôn từ thì không thể có tác phẩm văn học, bởi vì chính ngôn từ
chứ không phải cái gì khác đã cụ thể hóa và vật chất hóa sự biểu hiện của chủ đề và tư
tưởng…
Ngôn từ là yếu tố đầu tiên mà nhà văn sử dụng trong quá trình chuẩn bị và
sáng tạo tác phẩm, nó cũng là yếu tố đầu tiên trong sự tiếp xúc của người đọc với tác
phẩm.
Gắn liền với văn miêu tả là các từ ngữ biểu cảm. Từ ngữ biểu cảm là một bộ
phận từ ngữ của Tiếng Việt có sức tạo hình cao. Đây là một trong những đặc điểm
riêng biệt của văn miêu tả về mặt diễn đạt. Từ ngữ biểu cảm là thế mạnh đặc trưng
của Tiếng Việt và là phương tiện miêu tả hiệu quả. Nó bao gồm nhiều loại từ, nhưng
quan trọng nhất, theo chúng em đó là: từ láy, thành ngữ và một bộ phận từ ghép chính
phụ.
- Sử dụng từ ngữ thiếu hình ảnh, sinh động và tạo hình
Ví dụ: Trong đoạn văn tả về chiếc cặp của em, có học sinh viết:
36

Vừa rồi chị em tặng cho em một chiếc cặp màu vàng, chiếc cặp của em hình
chữ nhật. Chiều dài của chiếc cặp gần 30 cm, chiều rộng của nó 28 cm. Trên cặp có
một con chuột trông nó rất ngộ nghĩnh, cái quai của chiếc cặp làm bằng vải đỏ. Một
ngăn thì để sách vở, một ngăn thì để hộp bút và thước.
Đoạn văn thiếu cảm xúc, hình ảnh cũng như các biện pháp tu từ.
* Lưu ý: Tùy vào từng kiểu bài mà có cách sử dụng từ ngữ khác nhau.
+ Tả đồ vật: Thường dùng những từ ngữ gợi tả hình dạng, đặc điểm.
+ Tả cây cối: Thường dùng nhiều từ ngữ gợi tả hình dạng, màu sắc, hương
thơm, mùi vị.
+ Tả con vật: Thường dùng nhiều từ ngữ gợi tả hình dáng, màu sắc, âm thanh,
từ ngữ chỉ hoạt động, trạng thái của con vật.
+ Tả cảnh: Thường dùng nhiều từ ngữ gợi tả hình dạng, đặc điểm.
+ Tả người: Thường dùng nhiều từ ngữ gợi tả hình dáng, màu sắc, âm thanh, từ
ngữ chỉ hoạt động, đặc điểm, trạng thái của người.
37

Phần D
KẾT LUẬN
Việc dạy học Tập làm văn ở Tiểu học có vị trí, tầm quan trọng rất lớn. Nó góp
phần rèn luyện cho học sinh năng lực sử dụng tiếng mẹ đẻ, tạo điều kiện thuận lợi cho
các em giao tiếp trong cuộc sống hàng ngày và học tập tốt các môn học khác. Nếu
như các môn học và phân môn khác của các môn Tiếng Việt cung cấp cho các em
một hệ thống các kiến thức kĩ năng thì phân môn Tập làm văn tạo điều kiện cho các
em thể hiện các kiến thức, rèn luyện các kĩ năng đó một cách linh hoạt, thực tế và có
hệ thống hơn.
Chính những văn bản nói, viết mà các em có được từ phân môn Tập làm văn,
theo các nghi thức nói hoặc các đơn thư, các bài làm văn, các báo cáo, thuyết trình, đó
thể hiện những hiểu biết thực tế, những kĩ năng sử dụng Tiếng Việt và các môn học
khác.
Văn miêu tả dù hay đến mấy, cũng chỉ có thể làm nền cho cốt truyện được tỏa
sáng. Tuy nhiên, để một đoạn văn miêu tả có thể làm nổi bật được tính chất của đối
tượng đang được miêu tả, người viết cũng cần sử dụng thêm nhiều thủ pháp nghệ
thuật khác, giúp cho đặc điểm được miêu tả trở nên phong phú nhằm gây ấn tượng tốt
với người đọc nhiều hơn. Việc kết hợp những thủ pháp nghệ thuật này, sẽ giúp người
viết có thêm chất liệu để khai thác, sáng tạo được cái mới, thể hiện bản sắc cá nhân
dựa trên những cái cũ, cái chân thật quan sát được trong cuộc sống.
38

Tài liệu tham khảo


- https://sangkienkinhnghiem.net/skkn-mot-so-bien-phap-nang-cao-chat-
luong-day-hoc-tap-lam-van-mieu-ta-do-vat-cho-hoc-sinh-lop-4b-truong-tieu-hoc-
vinh-7341/
- https://text.xemtailieu.net/tai-lieu/skkn-ren-ky-nang-viet-van-mieu-ta-
cho-hoc-sinh-lop-4-13912.html
- http://mocaybac.edu.vn/ththanhngai1/tin-tuc-su-kien/giai-phap-day-van-
mieu-ta-trong-phan-mon-tap-lam-van-lop-bon.html
39

You might also like