You are on page 1of 47

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÀ VINH

BỘ MÔN NỘI

HỘI CHỨNG THIẾU MÁU


MỤC TIÊU

Nêu định nghĩa, tiêu chuẩn xác định thiếu máu

Trình bày cách khai thác bệnh sử, tiền sử bệnh nhân
thiếu máu.

Mô tả các biểu hiện lâm sàng và cận lâm sàng cơ bản


của thiếu

Trình bày cách phân loại thiếu máu và nguyên nhân thường
gặp.
NỘI DUNG

1. Sinh lý hồng cầu


2. Định nghĩa thiếu máu
3. Cơ chế bệnh thiếu máu
4. Biểu hiện lâm sàng
5. Cận lâm sàng trong thiếu máu
6. Phân loại thiếu máu
Tình hình thiếu máu

- Theo WHO, TM là một vấn đề y tế công cộng toàn cầu ảnh hưởng đến cả hai nhóm quốc gia phát triển
và đang phát triển, để lại những hậu quả lớn đối với sức khỏe con người cũng như sự phát triển kinh tế
và xã hội. (2002)
- Tỷ lệ thiếu máu trên thế giới là 32,9% vào năm 2010 với 68,4 triệu người bị ảnh hưởng. Đến năm 2011,
WHO ước tính tỷ lệ thiếu máu xảy ra ở 42% trẻ em, 29% phụ nữ không có thai và 38% phụ nữ có thai.
- Nữ giới có tỷ lệ thiếu máu cao hơn nam giới ở hầu hết các khu vực, đặc biệt là Trung Á (43,2% so với
22,8%) và Châu Á, thu nhập cao (19,4% so với 10%).
- TM thiếu sắt, nguyên nhân phổ biến nhất, được xem là một trong những yếu tố góp phần quan trọng
nhất làm tăng gánh nặng bệnh tật toàn cầu
- Tỷ lệ thiếu máu cao nhất ở giai đoạn sau khi sinh, sau đó là độ tuổi từ 1 đến 4 tuổi (2010)

A systematic analysis of global anemia burden from 1990 to 2010. Blood, 30 january 2014, vol 123, number 5
Shouyan Ning, Michelle P. Zeller, Management of Iron Defeciency (2019), ASH
Tình hình thiếu máu
Tình hình thiếu máu

A systematic analysis of global


anemia burden from 1990 to 2010.
Blood, 30 january 2014, vol 123,
number 5
Sinh lý hồng cầu

1. Quá trình tạo hồng cầu:


- Thai: hình thành ở gan và lách.
- Sau sinh: trong tủy xương từ các
TBG tạo máu đa năng qua nhiều
giai đoạn, cuối cùng là HC lưới,
1-2 ngày sau trở thành HC
trưởng thành và ra máu ngoại vi.

Human Physiology intergrated approach, 8th ed, (2019),p.520


Sinh lý hồng cầu
2. Đặc điểm:
- Không nhân, hình đĩa lõm hai mặt, bắt màu hồng khi
nhuộm Giemsa.
- Kt: 6.5 - 8.0µm, dày 2 - 3µm.
- Đời sống tb: 100 - 120 ngày.
- Hàng ngày có #1% tổng số HC (HC già) bị phân hủy
và một tỷ lệ tương tự HC non được sinh ra để thay
thế
3. Chức năng:
➢ Vận chuyển O2, CO2, CO
➢ Miễn dịch
➢ Tạo áp suất keo
➢ Cân bằng kiềm – toan
Định nghĩa
Định nghĩa

➢ Thiếu máu là tình trạng giảm số lượng hồng cầu hoặc hemoglobin hoặc cả 2 =>
giảm khả năng cung cấp oxy cho mô.
➢ Không phải một bệnh
➢ Biểu hiện của một quá trình bệnh lý
Biểu hiện:
• Số lượng hồng cầu (RBC)
• Nồng độ hemoglobin (HGB)
• Hematocrit (Hct)
Sinh lý bệnh thiếu máu

Tạo máu bình


thường

Chất điều hòa


Tủy xương Tế bào gốc Nguyên liệu Huyết sắc tố
sinh máu

* Cơ thể luôn phải sản sinh HC mới thay thế những HC bị mất đi
=> Các nguyên nhân làm  sinh HC hoặc  loại bỏ HC => thiếu máu
Biểu hiện thiếu máu

Biểu hiện

Cận lâm
Lâm sàng
sàng

XN tìm
Cơ năng Thực thể CTM
nguyên nhân
Lâm sàng
Biểu hiện lâm sàng phụ thuộc vào:
➢ Mức độ thiếu máu
➢ Tốc độ thiếu máu
➢ Cơ quan thiếu máu
➢ Sự bù trừ của tuần hoàn, hô hấp
Lâm sàng

1. Da, niêm mạc


Da xanh xao, niêm mạc nhợt
nhạt, có thể kèm theo vàng da,
vàng niêm mạc nếu thiếu máu do
tán huyết, có thể xạm da nếu
thiếu máu do rối loạn chuyển hoá
sắt
Lâm sàng

2. Lông, tóc, móng: lông, tóc khô,


dễ rụng, móng tay và chân có sọc,
bẹt, lõm, giòn, dễ gãy, thường gặp
trong thiếu máu thiếu sắt nặng và
mãn tính
Lâm sàng

3. Triệu chứng khác


- Lưỡi bóng, phù và mất gai lưỡi, thường gặp
khi thiếu Acid Folic hay B12
- Phụ nữ mang thai bị thiếu máu thường tăng
nguy cơ cho thai kỳ (dễ sẩy thai, sinh non...)
và thai nhi (thai chậm phát triển, thiếu máu,
dễ nhẹ cân hay có dị tật khi ra đời...)
Lâm sàng

Kém tập trung


Mệt mỏi Giảm khả năng gắng sức
Chóng mặt, đau đầu
Tim đập nhanh Thở gấp,
Choáng váng, ù tai, hoa mắt
Hồi hộp, đánh trống ngực Khó thở khi gắng
Uể oải, chán nản,
Có thể đau vùng trước tim sức/nghỉ ngơi
Thay đổi tính tình (cáu gắt)
Suy giảm trí nhớ
Mất ngủ, ngủ gà
Khai thác bệnh sử

1. Thời gian xuất hiện các triệu chứng


2. Tình trạng chảy máu các cơ quan: nôn máu, trĩ, phân đen, rong kinh, tiểu
đỏ, ho máu, chảy máu mũi, chảy máu răng,…
3. Triệu chứng gợi ý tổn thương hai, ba dòng tb máu: xuất huyết, sốt,…
4. Triệu chứng kèm theo: đau thượng vị, thay đổi tính chất phân, vàng da,
tiểu màu xá xị, sụt cân bệnh lý (>10% cân nặng trong thời gian 6 tháng)
Khai thác tiền sử

1. Tiền sử nội khoa (suy thận, bệnh lý tiêu hóa, nhiễm trùng, sử dụng
thuốc,…), ngoại khoa (phẫu thuật cắt dạ dày, ruột,…)
2. Tình trạng kinh nguyệt, sản phụ khoa,…
3. Chế độ ăn, hút thuốc, uống rượu, nghề nghiệp (liên quan độc chất)
4. Tiền sử gia đình (bệnh lý tán huyết di truyền)
Cận lâm sàng

1. Công thức máu


2. Hồng cầu lưới
3. Phết máu ngoại biên

RBC: red blood cell, HGB: hemoglobin, HCT: hematocrite


Công thức máu

Các chỉ số RBC, HGB, HCT

Đếm số lượng hồng cầu: Chỉ số trung bình của người Việt Nam:
Nam: 4,1 – 5,4 T/L. Nữ: 3,8 – 4,9 T/L (Tetra: 1012)
Định lượng huyết sắc tố: Đây là chỉ số quan trọng nhất để đánh giá thiếu máu
Nam: 11,2 – 15,3 g/dL. Nữ: 11,7 – 13,9 g/dL
Dung tích hồng cầu (Hematocrit - Hct): Là thể tích khối hồng cầu, biểu thị bằng
L/L hoặc bằng tỷ lệ % giữa khối HC và máu toàn phần
Nam: 40 – 55%. Nữ: 35 – 50%
Công thức máu

* Các chỉ số của hồng cầu


• MCV (Thể tích trung bình hồng cầu)
• MCH (Lượng Hb trung bình hồng cầu)
• MCHC (Nồng độ Hb trung bình trong hồng cầu)

MCV: Mean corpuscular volumm, MCH: mean corpuscular hemoglobin, MCHC: Mean corpuscular hemoglobin concentration
Công thức máu

MCV (femtoliters - fL) Hematocrit (Hct)


= 80 – 100fL (85 – 95)
(Thể tích trung bình hồng cầu
Mean Corpuscular Volume) Số lượng hồng cầu (RBC)

MCH (picogram - pg) Lượng huyết sắc tố (HGB)


28 – 32pg
(Lượng Hb trung bình hồng cầu =
- Mean Corpuscular Hemoglobin ) Số lượng hồng cầu (RBC)

MCHC (g/dL) Lượng huyết sắc tố (HGB)


(Nồng độ Hb trung bình hồng cầu = 32 – 36g/dL
-Mean Corpuscular hemoglobin concentration ) Hematocrit (Hct)
Công thức máu

1. MCV: 80 - 100 fL
tăng (> 100 fl) : TM hồng cầu to
giảm (< 80 fl) : TM hồng cầu nhỏ
bình thường : TM hồng cầu đẳng bào
2. MCH: 28 – 32pg (sơ sinh: 38 pg)
TM nhược sắc : <28 pg
TM đẳng sắc : 28 – 32 pg
3. MCHC: 34 ± 2 g%
TM nhược sắc : < 32 g%
TM đẳng sắc : 32 – 36 g%
Hồng cầu lưới

- tb hồng cầu vừa mất nhân, dạng


chuyển tiếp HC non và HC trưởng
thành
- Đánh giá đáp ứng của tủy xương
với tình trạng thiếu máu => phân
biệt TM do tủy hay do ngoại biên
Hồng cầu lưới

- Số lượng hồng cầu lưới: 20.000 – 80.000/uL (0,5 – 1,5%)


+ HCL tăng: >100.000/µL (≥3%) do xuất huyết hoặc tán huyết
+ HCL giảm: <20.000/µL (≤1,5%) nguyên nhân thường do tủy giảm
sinh
- Chỉ số RI = HCL (%) x HctBN/Hctbt
+ RI <1%: tủy giảm sinh
+ RI >2%: tủy sản xuất bt/tăng.
Phết máu ngoại biên

Phết máu ngoại biên: dùng để:


- Kiểm tra xác nhận công thức máu
- Phát hiện các bất thường dòng hồng cầu (hình dạng, kích thước, màu sắc)
- Số lượng, hình thái độ tập trung tiểu cầu
- Phát hiện các tế bào lạ: tế bào bạch cầu non (blast), tế bào ác tính, ký sinh
trùng (sốt rét, giun chỉ,…)
Phết máu ngoại biên

Phết máu ngoại biên: đánh giá


➢ Kích thước: bình thường, to, nhỏ
➢ Hình thái: BT, bia, liềm, giọt nước, cầu, mảnh vỡ...
➢ Màu sắc: đẳng sắc, nhược sắc, đa sắc...
Xét nghiệm khác

Tùy vào nguyên nhân thiếu máu


1. Tủy đồ: suy tủy xương, bạch cầu cấp, ung thư xâm lấn tủy,…
2. Test Coom’s trực tiếp/gián tiếp (kháng globulin người trực tiếp/gián tiếp): dương
tính trong trường hợp thiếu máu tán huyết miễn dịch
3. XN định hướng nguyên nhân thiếu máu: bilirubin gián tiếp, sắt huyết thanh,
ferritin, haptoglobin.
Chẩn đoán

Nồng độ Hemoglobin được sử dụng để xác định thiếu máu

Đối tượng Nồng độ Hemoglobin

Trẻ < 5 tuổi, phụ nữ có thai Hb ≥11g/dL

Trẻ 5 - 11 tuổi Hb ≥11,5g/dL

Trẻ lớn, phụ nữ không có thai Hb ≥12g/dL

Nam trưởng thành Hb ≥13g/dL

Haemoglobin concentrations for the diagnosis of anaemia and assessment of severity, WHO (2001)
Mức độ

- Thiếu máu nặng/nhẹ?


- Mức độ thiếu máu giữa người này với người khác?

TM TM TM
Đối tượng
nhẹ trung bình nặng

Trẻ em 6 tháng - 59 tháng 10 - 10.9 7.0 - 9.9 <7

Trẻ em 5 - 11 tuổi 11 - 11.4 8.0 - 10.9 <8

Trẻ em 12 - 14 tuổi 11 - 11.9 8.0 - 10.9 <8

Phụ nữ trưởng thành 11 - 11.9 8.0 - 10.9 <8

Phụ nữ đang mang thai 10 - 10.9 7.0 - 9.9 <7

Nam trưởng thành > 15t 11 - 12.9 8.0 – 10.9 <8


WHO Classification of anemia according to age and severity
Phân loại

➢ Theo hình thái và kích thước


➢ Theo cơ chế bệnh sinh
➢ Theo diễn tiến: cấp và mạn
Phân loại
Theo hình
thái

HC nhỏ, HC to, đẳng HC đẳng sắc,


nhược sắc sắc đẳng bào
1. Các chỉ số HC 1. Chỉ số HC 1. Chỉ số HC trong
- MCV< 80fL - MCV > 95-100fL giới hạn bình thường
- MCH< 28pg 2. PMNB: HC kích 2. PMNB: HC kích
- MCHC< 32g/dL thước to, màu sắc thước và màu sắc
2. PMNB: HC kích bình thường bình thường
thước nhỏ, hồng cầu
nhợt nhạt (nhược
sắc).
Phân loại
Theo hình
thái

HC nhỏ, HC to, đẳng HC đẳng sắc,


nhược sắc sắc đẳng bào
Phân loại
Theo hình
thái

HC nhỏ, HC to, đẳng HC đẳng sắc,


nhược sắc sắc đẳng bào
- Thiếu máu thiếu sắt - Thiếu vitamin B12 - Mất máu cấp
- Rối loạn tổng hợp globin - Thiếu acid folic - Nguyên nhân do
(thalassemie, bệnh Hb), - Xơ gan, nghiện tủy: tại tủy, K xâm lấn
heme (ngộ độc chì,…) rượu - Rối loạn sinh HC
- Viêm nhiễm mạn tính - Nhược giáp đơn thuần
- Thiếu máu nguyên bào - Chảy máu, tan máu
sắt (tán huyết)
Phân loại

J. Ben Davoren. (2014). Pathophysiology of disease: Chap 6 Blood Disorders. p.115-144


Phân loại theo cơ chế bệnh sinh

Tủy xương Máu ngoại


(Trung ương) biên

Xuất
Suy tủy
huyết

K xâm lấn Tán huyết

Thiếu dinh
dưỡng
Các nguyên nhân tủy kém hoạt động

1. Tủy xương bị cốt hóa (xơ tủy)


2. Tủy xương bị xâm lấn: bệnh bạch cầu, u ác tính
3. Tủy xương bị tổn thương bởi thuốc, hóa chất (chloramphenicol, sulfonamide,
benzene, tia xạ,…)
4. Thiếu hormone Erythropoietin trong suy thận mạn
5. Suy tủy xương
Thiếu máu do thiếu nguyên liệu

1. Thiếu máu do thiếu sắt:


➢ Tăng nhu cầu: Trẻ em tuổi dậy thì, phụ nữ thời kỳ kinh nguyệt, phụ nữ có thai, cho
con bú…;
➢ Cung cấp thiếu: Ăn không đủ, ăn kiêng, chế độ ăn không cân đối, người già…;
➢ Kém hấp thu: Viêm dạ dày, viêm ruột; cắt đoạn dạ dày, ruột; ăn một số thức ăn làm
giảm hấp thu sắt như tanin, phytat trong trà, cà phê; nước uống có ga...
➢ Mất máu rỉ rả: Loét dạ dày - tá tràng biến chứng chảy máu, ung thư đường tiêu hóa,
giun móc, polyp đường ruột…; viêm chảy máu đường tiết niệu; mất máu nhiều qua
kinh nguyệt; sau phẫu thuật, sau chấn thương, U xơ tử cung…;
Thiếu máu do thiếu nguyên liệu

Xét nghiệm
➢ Thiếu máu (Hb ), HC nhỏ, nhược sắc (MCV , MCH )
➢ Ferritin , sắt huyết thanh , độ bão hòa transferrin 
➢ Các xét nghiệm khác tìm nguyên nhân.
Thiếu máu do thiếu nguyên liệu

2. Thiếu máu do thiếu vitamin B12


- Vitamin B12 cần để biến đổi RNA thành DNA
=>  vit B12 => ức chế sự phân chia tb và sự
trưởng thành nhân, ức chế SX HC
-  IF =>  hấp thu vit B12
- Nguyên nhân:
+ Teo niêm mạc, cắt bỏ toàn bộ dạ dày
+ Bệnh tự miễn làm mất yếu tố nội tại
- Xét nghiệm:
➢ TM hồng cầu to
➢ Neutrophil chia nhiều múi.
➢ Định lượng vit B12 
IF: intrinsic Factor
Thiếu máu do thiếu nguyên liệu

3. Thiếu máu do thiếu acid folic


- Vai trò: cần thiết cho sự trưởng thành các HC thông qua sự tăng methyl hóa quá trình
thành lập DNA
- Đặc điểm: thiếu máu hồng cầu to
- Nguyên nhân thiếu acid folic
+ Cung cấp thiếu: suy dinh dưỡng, nghiện rượu, ít ăn rau xanh
+ Tăng nhu cầu: đa thai, thiếu máu tán huyết, ung thư
+ Dùng thuốc kéo dài: ƯCMD, methotrexate,…
Thiếu máu do xuất huyết

1. Xuất huyết cấp: do chấn thương, xuất huyết tiêu hóa, phẫu thuật,…
- Máu mất <10%: cơ thể bù trừ
- Máu mất 30-40%: vượt quá khả năng bù trừ cơ thể.
- Thường thiếu máu HC đẳng sắc đẳng bào.
2. Xuất huyết mạn: do trĩ, rong kinh, giun móc, u đường tiêu hóa,…
- Cơ thể thích nghi dần.
- Thường thiếu máu HC nhỏ, nhược sắc
Thiếu máu do tán huyết

1. Nguyên nhân tại HC:


➢ Khiếm khuyết màng HC: bệnh HC hình cầu di truyền (Minkowski Chauffard)
➢ Do rối loạn men bẩm sinh: thiếu men G6PD, thiếu men pyruvate kinase.
➢ Do Hemoglobin bất thường:
- Bệnh hemoglobin: thiếu máu HC hình liềm (HbS),…
- Bệnh thalassemia: khiếm khuyết tổng hợp chuỗi α và β => mất cân bằng trong tổng
hợp chuỗi globin => giảm SX HC, đời sống hồng cầu ngắn, HC bị phá hủy => thiếu
máu
Thiếu máu do tán huyết

2. Nguyên nhân ngoài HC:


➢ Do miễn dịch:
- Tán huyết miễn dịch do kháng thể (TH tự miễn, hội chứng Evans, Lupus đỏ…)
- Truyền máu không phù hợp nhóm máu
- Bệnh lý ác tính dòng Lympho (CLL, Lymphoma…)
➢ Không miễn dịch:
- TMTH do bệnh lý vi mạch
- Tiểu huyết sắc tố kịch phát về đêm (PNH)
- Cường lách, sốt rét, nhiễm trùng
- Do tác nhân cơ học (van tim nhân tạo)
- Nọc rắn, ong, nhện
- Thuốc, hóa chất, kim loại nặng như arsenic, chì, đồng.
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bệnh học Nội khoa tập 2. Đại học Y Hà Nội. NXB Y học. 2012
2. Giáo trình Nội bệnh lý 2. Trường ĐHYD Cần Thơ, 2015
3. Chẩn đoán và điều trị các bệnh lý huyết học thường gặp. Bệnh viện Chợ Rẫy. NXB Y
học. 2018
4. Huyết học cơ sở. Giáo trình giảng dạy đại học. NXB Y học. 2015
5. Bài giảng huyết học lâm sàng. ĐHYD TP.HCM. 2015
6. Giáo trình nội khoa cơ sở tập 1. Trường ĐHYD Cần Thơ. 2019
7. Sinh lý học y khoa. ĐHYD TP.HCM. 2020
THANK YOU

You might also like