You are on page 1of 183

PHÂN TÍCH HUYẾT ĐỒ

ThS.BS. Trần Châu Mỹ Thanh


Môn giảng: TH. Sinh lý 1
Tổ bộ môn Y học cơ sở - Khoa Y
Đối tượng: Y đa khoa
Thời gian: 4 tiết

Tháng 11/2022
MỤC TIÊU BÀI HỌC

• Hiểu được nguyên tắc đếm tế bào máu và phân


1. loại bạch cầu của máy đo huyết đồ tự động.

• Nắm được ý nghĩa của 10 thông số huyết học,


2. công thức tính Hct, MCH, MCHC.

• Phân tích được huyết đồ bình thường.


3.
HUYẾT ĐỒ LÀ GÌ?
1. Nguyên lý đếm tế bào
1.1. Đếm tế bào bằng máy dựa trên nguyên tắc Coulter

Cho một dòng điện di qua hai điện


cực đặt trong hai ngăn đựng dung dịch
muối, phân cách bởi một khe nhỏ.
Khi một tế bào đi qua khe đó làm
dịch chuyển một lượng dung dịch muối
tương ứng với kích thước tế bào, gây
ngắt quãng dòng diện, tạo ra xung điện.
Số lượng và biên độ của xung điện
cho biết số lượng và kích thước tế bào.
1. Nguyên lý đếm tế bào
1.1. Đếm tế bào bằng máy dựa trên nguyên tắc Coulter

Thường máy huyết đồ tự động dựa trên nguyên tắc Coulter


có 2 buồng đếm:
! Để đếm số lượng HC và TC:

" Máu được pha loãng trong dung dịch đẳng trương,
" Máu sẽ di xuyên qua một khe nhỏ có d=7-8 µm.
! Để đếm và phân loại bạch cầu:
— Pha loãng với dung dịch acid để làm vỡ hồng cầu
— Máu qua một khe nhỏ có d=100µm.
— Dựa vào kích thước, số lượng, nhân, các hạt… quyết
định sự thay đổi của xung điện, giúp phân biệt các loại
bạch cầu hạt, đơn nhân và lympho.
1. Nguyên lý đếm tế bào
1.2. Đếm tế bào bằng máy dựa trên sự tán xạ của tia laser

Nguyên lý: dựa vào sự tán xạ


của tia laser trong khảo sát tế bào dòng
chảy (flow cylometry).
Khi đó dòng tế bào sẽ được đi qua
một đường ống hẹp thành hàng tế bào,
một chùm laser sẽ chiếu qua từng tế
bào,máy sẽ nhận dạng sự tán xạ ánh sáng
đế phân tích các tế bào (như loại tế bào,
số lượng...).
! 10 thông số cơ bản nhất trong một huyết đồ:
— Số lượng hồng cầu (RBC)
— Nồng độ Hemoglobin (HGB)
— Dung tích hồng cầu lắng (Hct)
— Thể tích trung bình của hồng cầu (MCV)
— Luợng Hb trung bình trong một hồng cầu (MCH)
— Nồng độ Hb trung bình trong 100ml hồng cầu (MCHC)
— Phân bố thể tích hồng cầu (RDW)
— Số lượng bạch cầu (WBC)
— Phân loại bạch cầu (Diff)
— Số lượng tiểu cầu (PLT)
2. Các thông số huyết đồ
2.1. Dòng hồng cầu
! Số lượng hồng cầu (RBC: red blood cell count)

Ý nghĩa Là số hồng cầu đếm được trong một thể tích máu
Hồng cầu chứa hemoglobin dùng để chuyên chở
O2 và CO2. Lượng oxy mà cơ thể nhận được phụ
thuộc vào lượng hồng cầu và hemoglobin.

Giới hạn 4,15 – 4,90 T/l


RBC tăng: đa hồng cầu, mất nước (tiêu chảy, phổng)
RBC giảm thiếu máu( thiếu sắt, vit B12), tan máu, suy tủy
xương.
2. Các thông số huyết đồ
2.1. Dòng hồng cầu

! Hemoglobin (HGB)

Hemoglobin là huyết sắc tố. Lượng hemoglobin phản ánh


tình trạng thiếu máu của bệnh nhân.
Giới Nam: 13- 18 g/dL Nữ : 12-16 g/dL
hạn
HGB Thiếu máu, HGB thấp thường kèm theo RBC thấp và Hct
giảm thấp trong tình trạng thiếu máu.
HGB Tăng trong mất nước, bệnh đa hồng cầu, bệnh tim và bệnh
tăng phổi.
2. Các thông số huyết đồ
2.1. Dòng hồng cầu
! Dung tích hồng cầu (Hct: Hematocrit)

- Là thể tích chiếm bởi hồng cầu trong một thể tích máu, tính
theo công thức:

RBC (M/µL) x MCV (fL)


Hct (%) =
10

- Thể tích khối hồng cầu tăng: Đa hồng cầu, sốc phản vệ, xơ
vữa động mạch, mất nước, người hút thuốc lá…
- Thể tích khối hồng cầu giảm: thiếu máu, mất máu, mang thai..
2. Các thông số huyết đồ
2.1. Dòng hồng cầu
! Thể tích trung bình của hồng cầu

(MCV: mean corpuscular volume)


- MCV phản ánh kích thước của hồng cầu, cho biết tình trạng
thiếu máu là thiếu máu hồng cầu nhỏ, hồng cầu bình thể tích hay
hồng cầu to.
𝐻𝑐𝑡 (%) 𝑥 10
MCV (ft) =
𝑅𝐵𝐶
! Thiếu máu HC nhỏ : MCV< 80 fl: Thiếu máu thiếu sắt,
Thalassemia, Thiếu máu do bệnh lí mạn tính
! Thiếu máu HC to : MCV >100fl: thiếu acid folic, Vitamin B12, do
thuốc, bệnh lý nội khoa: xơ gan, nhược giáp.
! Thiếu máu HC đẳng bào: giai đoạn sớm của thiếu máu thiếu
sắt, suy tủy thật sự, xâm lấn- di căn tủy xương, tăng ure huyết,
RL nội tiết, giảm miễn dịch do siêu vi
Hình ảnh MCV
2. Các thông số huyết đồ
2.1. Dòng hồng cầu
! Lượng hemoglobin trung bình trong một hồng cầu
(MCH: mean corpuscular hemoglobin)
- MCH đo lượng hemoglobin trong hồng cầu, lượng hemoglobin
trong hồng cầu phản ánh màu sắc của hồng cầu. Trị số của
MCH thường tăng giảm đồng thời với MCV, được tính theo
công thức:

HGB (g/dL)
MCH (pg) = x10
RBC (m/µL)

•MCH tăng: hồng cầu ưu sắc, thường đi kèm với hồng cầu to.
•MCH bình thường: bình sắc hay đẳng sắc.
•MCH giảm: hồng cầu nhược sắc, thường kèm với hồng cầu nhỏ.
2. Các thông số huyết đồ
2.1. Dòng hồng cầu
! Nồng độ hemoglobin trung bình trong 100ml hồng cầu.
(MCHC: mean corpuscular hemoglobin concentration)

- MCHC cho phép phân biệt các loại thiếu máu nhược sắc,
bình sắc, ưu sắc được tính theo công thức:

HGB (g/dL)
MCHC (g/dL) = x100
Hct (%)

• MCHC tăng : ưu sắc (hemoglobin bị cô đặc một cách bất


thường bên trong hồng cầu (hồng cầu hình cầu).
• MCHC bình thường: bình sắc hay đẳng sắc.
• MCHC giảm: nhược sắc (hemoglobin bị pha loãng một
cách bất thường bên trong hồng cầu.)
2. Các thông số huyết đồ
2.1. Dòng hồng cầu
! Phân bố thể tích hồng cầu (RDW: red cell distribution width)

- Khảo sát sự biến thiên của thể tích hồng cầu, phân biệt
giữa thiếu máu do thiếu sắt và thalassemia, được tính
theo công thức:

SD
RDW = x100
MCV (fL)

GTBT: 13% - 15%


RDW > 15%, MCV thấp: thiếu sắt
RDW > 15%, MCV cao: thiếu acid folic, vit B12
BT hoặc RDW < 11%: Thalassemia
Tóm lại, khi phân tích các thông số về dòng hồng cầu, cần
trả lời được 2 câu hỏi cơ bản:

•Có thiếu máu không ?

Thiếu máu thuộc nhóm nào


(thiếu máu đẳng sắc đẳng bào
thiếu máu hồng cầu nhỏ nhược
sắc, thiếu máu hồng cầu to) ?
2. Các thông số huyết đồ
2.2. Dòng bạch cầu
! Số lượng bạch cầu (WBC: white blood cell count)
- Là số bạch cầu đếm được trong một thể tích máu.

4.3 – 10.8 *106/ml


Bạch cầu hạt Trung tính (Neu) Ưa acid (Eos) Ưa base (Baso)

Số lượng(#) 2 – 7 G/l 0,05 – 0,5 G/l 0,01 – 0,05G/l


Tỷ lệ (%) 45 – 74 0–7 0–2
Tăng Nhiễm trùng cấp Dị ứng, bệnh kí Nhiễm
như viêm phổi, sinh trùng, bệnh độcBạch cầu
viêm ruột thừa… ngoài da.. tủy
Giảm Nhiễm độc kim Dùng thuốc Dị ứng cấp,
loại như Pb, As, ACTH, dùng ACTH
suy tủy, nhiễm Cortisol…
siêu vi (quai bị,
cúm, sởi…)
Bạch cầu Lympho (Lym) Mono
không hạt

Số lượng(#) 1.2 - 4 0.1 - 1


Tỷ lệ % 16 – 45 4 – 10
Tăng Ung thư máu, nhiễm Nhiễm khuẩn mạn tính
khuẩn máu, ho gà, (lao…), nhiễm siêu vi
sởi, lao…
Giảm Thương hàn nặng, sốt Trầm cảm, sử dụng
phát ban… corticoid, bn hóa trị,…
2. Các thông số huyết đồ
2.3. Dòng tiểu cầu
! Số lượng tiểu cầu (PLT: platelet count)
- Là số tiểu cầu đếm được trong một thể tích máu.
! PLT : 130 – 400 K/µL

" Tiểu cầu có vai trò


trong quá trình
đông máu và cầm
máu
" Tiểu cầm tham gia
cầm máu kì đầu #
hình thành nút
tiểu cầu
2. Các thông số huyết đồ
2.3. Dòng tiểu cầu

Tăng: PLT > 500K/µL Giảm:PLT <100 K/µL


- Tăng do phản ứng: sau khi - Giảm tiểu cầu trung ương: suy
cắt lách, do thiếu máu, giảm tủy xương, loạn sinh mẫu tiểu cầu
sắt, phản ứng viêm - Giảm tiểu cầu ngoại vi:
- Tăng nguyên phát: (đa tiểu "Do tăng phá hủy: phần lớn
cầu) thường đi theo các hợp do nguyên nhân ngoài tiểu cầu
chứng tăng sinh tủy như đa "Do rồi loạn phân phối: cường
hồng cầu, leucemia, lách to lách.
sinh tủy, đa tiểu cầu không "Do gia tăng tiêu thụ: đông
rõ nguyên nhân. máu nội mạch…
2. Các thông số huyết đồ
2.3. Bảng tóm tắt các trị số bình thường của 3 dòng tế bào máu
(Theo Harrison’s principles of internal Medicine)
Giới hạn bình thường
Các thông số
Nam Nữ
RBC (M/µL) 4,15 – 4,90
HGB (g/dL) 13 - 18 12 – 16
HCT % 42 - 52 37 - 48
MCV (fL) 86 – 98
MCH (Pg) 28 – 33
MCHC (g/dL) 32 – 36
RDW % 13 – 15
WBC (K/µL) 4.3 – 10.8
NEU % 45 – 74
EOS % 0–7
BASO % 0–2
LYMP % 16 – 45
MONO % 4 – 10
PLT (K/µL) 130 - 400
3. Một số bệnh lý cơ bản về huyết học
3.1. Dòng hồng cầu

! Thiếu máu (anemia)


- Số lượng hồng cầu giảm và/hay hemoglobin giảm.
Trong thực hành lâm sàng, người ta thường sử dụng chỉ số HBG.
- Thiếu máu: HGB < 13g/dL ở nam
< 12 g/dL ở nữ
< 11 g/đL ở phụ nữ có thai và người lớn tuối
- Đánh giá hình thái hồng cầu dựa vào các các chỉ số: MCV,
MCHC, MCH.
3. Một số bệnh lý cơ bản về huyết học
3.1. Dòng hồng cầu
Thiếu máu hồng cầu nhỏ nhược sắc:
! MCV ≤ 80 fL
! MCH ≤ 27 pg
! MCHC ≤ 30 g/dL
! Nguyên nhân chủ yếu: thiếu sắt (hấp thu kém, tăng nhu cầu
sắt ở trẻ sơ sinh hay phụ nữ có thai, mất máu kinh niên do
giun móc, trĩ, thiếu cung cấp sắt trong thức ăn...) ;ngoài ra:
thalassemia, loạn sinh tủy, ngộ độc chì, thiếu vitamin B6 ...
! Định lượng sắt huyết thanh và ferritin huyết thanh, transferrin
huyết thanh để đánh giá tình trạng thiếu sắt.
! Thiếu máu thiếu sắt có kích thước hồng cầu không đều
(RDW tăng)
3. Một số bệnh lý cơ bản về huyết học
3.1. Dòng hồng cầu

Thiếu máu hồng cầu bình thế tích, bình sắc (hay đẳng
sắc, đẳng bào):
! MCV > 80 fL
! MCH ≥28 pg
! MCHC ≥ 30 g/dL
! Gặp trong mất máu do chấn thương, bệnh nội tiết, gan
thận viêm nhiễm hay suy tủy, leucemia câp, xơ tủy, ...
! Định lượng hồng cầu lưới để khảo sát nguyên nhân.
3. Một số bệnh lý cơ bản về huyết học
3.1. Dòng hồng cầu

Thiếu máu hồng cầu to:


! MCV > 105 fL
! MCH > 30 pg
! MCHC > 37 g/dL
! Gặp trong các trường hợp thiếu vitamin B12, thiếu acid folic,
rối loạn tổng hợp, do ăn uống, các bệnh lý đường tiêu hóa làm
hấp thu kém vitamin B12, dùng thuốc tiểu đường…
! Định lượng acid folic, vitamin B12 để khảo sát nguyên nhân.
3. Một số bệnh lý cơ bản về huyết học
3.1. Dòng hồng cầu

Đa hồng cầu (polycythemia)


- Đa hồng cầu thứ phát (Secondary polycythemia):
" Xảy ra khi mô thiếu oxy do giảm oxy trong không khí (ở
vùng cao nguyên, miền núi)
" Do việc vận chuyển oxy đến mô bị hạn chế (ví dụ như
trong suy tim).
" Khi đó cơ quan tạo máu sẽ sản sinh thêm một lượng lớn
hồng cầu để bù đắp, số lượng hồng cầu có thể tăng lên
đến 6-7 triệu/ mm3, tức là tăng khoảng 30% so với giá trị
bình thường.
3. Một số bệnh lý cơ bản về huyết học
3.1. Dòng hồng cầu

- Đa hồng cầu nguyên phát (Polycythemia vera) – Bệnh Vaquez:


Do sự thay đổi về di truyền học dẫn đến tủy xương không ngừng
sinh sản hồng cầu làm cho
" Số lượng hồng cầu tăng rất cao, lên đến 7-8 triệu/mm3,
" Hct có thể lên đến 60% - 70%
" Thường kèm theo tăng số lượng bạch cầu, tiểu cầu.
4. Tiến hành
4.1. Phương tiện, dụng cụ

- Máy huyết học: MEDINIC M SERIES


- Dụng cụ lấy máu: Kim tiêm, bông cồn, bông khô, garo
- Ống nghiệm công thức máu chứa chất chống đông EDTA
Màn hình
hiển thị

Phân lắc
máu

Thuốc thử

Nút bấm

Kim hút
máu
4. Tiến hành
4.2. Bệnh phẩm
- Mẫu máu tĩnh mạch toàn phần: lấy 1 - 2ml cho vào
ống công thức máu, trộn đều.
- Nên tiến hành đo bệnh phẩm trong vòng 4 giờ
- Bệnh nhân không cần nhìn đói trong vòng 12 giờ
trước lấy máu.
Vị trí lấy máu: - Tĩnh mạch ở nếp gấp khuỷu
tay, mu bàn tay.
Ngoài ra: tĩnh mạch cổ tay, cổ chân, bàn chân.
LẤY
MÁU Khi lấy máu tránh các vùng bướu máu, phỏng,
TĨNH sẹo, phù thủng.
MẠCH
Bệnh nhân đang truyền tĩnh mạch thì phải lấy
ở tay đối diện.
CÁC BƯỚC LẤY MÁU

Buộc dây garo Xác định Sát trùng


cách vị trí lấy tĩnh mạch vị trí lấy
máu 5-7cm sẽ lấy máu máu

Tháo garo, Kiểm tra bơm


Lấy máu
rút kim tiêm, kim tiêm, tiến
vào ống
dùng bông bịt hành chọc lấy
tiêm
vết thương máu
4. Tiến hành
4.3. Các bước tiến hành đo

B1: Nhập ID
- Từ màn hình chính: chọn New sample/ nhập ID, nhập
tên bệnh nhân thì ấn nút ABC
B2 : Cho ống nghiệm vào kim hút của máy đo, ấn nút đo.
B3 : Màn hình hiển thị: Now aspirating (Hoặc nghe tiếng
tít) rút ống nghiệm ra
- Máy tiến hành đo: kết quả hiển thị trên màn hình

- In kết quả
ThS.BS. Trần Châu Mỹ Thanh

Môn giảng: TH. Sinh lý 1


Tổ bộ môn Y học cơ sở - Khoa Y
Đối tượng: Y đa khoa

Tháng11/2022
• Nắm được mục đích, dụng cụ và quy trình lập
1 công thức bạch cầu

• Phân loại được các loại bạch cầu trên tiêu bản
2 máu.

• Áp dụng để kiểm tra lại công thức bạch cầu


nếu lâm sàng nghi ngờ công thức bạch cầu sai
3 do có sự xuất hiện của các tế bào lạ hoặc do
máy móc.
I. NGUYÊN TẮC

II. DỤNG CỤ

III. CÁCH LÀM

IV. PHÂN LOẠI BẠCH CẦU

V. CÂU HỎI CUỐI BÀI


A. Nhắc lại lý thuyết

BẠCH CẦU

Bạch cầu
Bạch cầu hạt
không hạt

BC trung BC ưa BC ưa BC BC
tính base acid mono lympho
B. Kiến thức thực hành
1. Nguyên tắc
Trên tiêu bản máu ngoại vi đã được dàn mỏng và nhuộm, dựa và
hình dáng, kích thước và sự bắt màu của nhân, các hạt trong bào
tương, vừa phân loại vừa đếm ít nhất 100 bạch cầu để xác định công
thức bạch cầu phổ thông.
B. Kiến thức thực hành
2. Dụng cụ

• Phiến kính khô và sạch • Thuốc nhuộm tiêu bản:


• Dầu cedre. + Dung dịch Giemsa gồm:
• Xylene. - Giemsa 7,6g.
• Kính hiển vi. - Cồn methylic 750 ml.
• Cốn tuyệt đối - Glycerine 250 ml.
+Nước cất trung tính.
B. Kiến thức thực hành
2. Dụng cụ

Bông
Bông khô
cồn

Bộ dụng cụ để chích máu:


bông cồn, bông khô , kim chích máu.
B. Kiến thức thực hành
2. Dụng cụ

Lam kính Kính hiển vi


B. Kiến thức thực hành
3. Cách làm

Sát trùng
Nhuộm Đếm
chích lấy Kéo máu
tiêu bản bạch cầu
máu
B. Kiến thức thực hành
3. Cách làm
3.1. Lấy máu Đầu ngón tay cái
Trẻ em
LẤY MÁU Ngón chân cái hoặc
MAO gót chân
MẠCH Đầu ngón tay 3
Người lớn
hoặc 4
B. Kiến thức thực hành
3. Cách làm
3.2. Kéo tiêu bản
Chích máu đầu ngón tay bỏ giọt
máu đầu.
Lấy một giọt máu vừa phải chấm
lên phiến kính.
Dùng lá kính đặt lên giọt máu
thành một góc đều tay

Để khô rồi cố định bằng cồn 90o


B. Kiến thức thực hành
3. Cách làm
3.3. Nhuộm tiêu bản
Nhỏ dung dịch

A
Giêm sa đã pha
sẵn khắp tiêu bản

Để từ 15 đến
20 phút
Rửa sạch dưới
vòi nước.
Hong khô rồi
định công thức
B. Kiến thức thực hành
3. Cách làm
3.3. Nhuộm tiêu bản

• Có đuôi hình lưỡi bò (như hình vẽ)


TIÊU • Kéo trải mỏng đều trên lam kính.
BẢN ĐẸP
• Không loang lổ.
B. Kiến thức thực hành
3. Cách làm
3.4. Đếm bạch cầu
- Nhỏ một giọt dầu cedre vào 1/3 phần đuôi của
tiêu bản
- Quan sát trên vật kính 10 để quan sát sơ bộ
tiêu bản, phát hiện các đám tế bào lạ và đánh giá
phân bố bạch cầu để lựa chọn khu vực lập công
thức bạch cầu phù hợp.
- Quan sát trên vật kính 100 để xác định chính
xác từng loại tế bào.
B. Kiến thức thực hành
3. Cách làm
3.4. Đếm bạch cầu

Cách đếm bạch cầu:


- Đếm ở 1/3 đuôi tiêu bản
- Đếm theo hình chữ chi
(ziczac ngang)
- Đếm ít nhất 100 bạch cầu
B. Kiến thức thực hành
4. Phân loại bạch cầu
4.1. Các khía cạnh hình thái học
• Màu sắc, • Tròn, bầu
• Hạt đặc hiệu. dục, đa
• …… giác...
Nguyên Hình
sinh
chất thể
• hình thái
kích thước
nhân, cấu Kích
Nhân thước • Nên so sánh
trúc nhiễm
sắc chất, hạt với kích
nhân, vị trí thước hồng
của nhân... cầu trong máu
B. Kiến thức thực hành
4. Phân loại bạch cầu
4.1. Các khía cạnh hình thái học
B. Kiến thức thực hành
4. Phân loại bạch cầu
4.2. Hình thái bạch cầu bình thường
4.2.1. Bạch cầu hạt trung tính
- Kích thước: 10-15 µm, hình tròn hoặc bầu dục
- Nhân: chất nhiễm sắc thô, chia thành nhiều múi, tế bào càng
già nhân càng có nhiều múi (thường 2-4múi, ít gặp tế bào 5 múi).
- Nguyên sinh chất: chứa đầy hạt đặc hiệu nhỏ, mịn, phân bố
đều trên nền nguyên sinh chất, tạo màu hồng tím.
B. Kiến thức thực hành
4. Phân loại bạch cầu
4.2. Hình thái bạch cầu bình thường
4.2.2. Bạch cầu ưa acid
- Kích thước: 12-15 µm, hình tròn hoặc bầu dục
- Nhân: thường có 2, 3 múi
- Nguyên sinh chất: chứa đầy hạt ưa axit màu da cam, kích
thước lớn hơn hạt trung tính, các hạt phân bố đều trong
nguyên sinh chất.
B. Kiến thức thực hành
4. Phân loại bạch cầu
4.2. Hình thái bạch cầu bình thường
4.2.3. Bạch cầu ưa base
- Kích thước: 10-12µm, hình tròn hoặc bầu dục
- Nhân chia múi không đều
- NSC chứa đầy hạt ưa bazơ bắt màu xanh đen, nằm đè cả
lên nhân. Hạt ưa bazơ là những hạt rất to, không đồng đều
B. Kiến thức thực hành
4. Phân loại bạch cầu
4.2. Hình thái bạch cầu bình thường
4.2.4. Bạch cầu lympho
- Kích thước: Loại nhỏ 5-9µm Loại lớn: 6-10µm
- Hình tròn
- Nhân: có hình tròn, bắt màu đỏ tím sẫm, cấu trúc nhiễm
sắc rất đậm, thô, nhân chiếm gần hết tế bào
- NSC bắt màu xanh da trời, xanh thẫm, không có hạt đặc
hiệu.
B. Kiến thức thực hành
4. Phân loại bạch cầu
4.2. Hình thái bạch cầu bình thường
4.2.5. Bạch cầu mono
- Kích thước 20-25 µm
- Hình tròn, bầu dục hay đa giác
- Nhân to, có nhiều hình dáng (bầu dục, móng ngựa hay đa
giác), bắt màu xanh tím, cấu trúc nhiễm sắc mịn tạo thành
vân rãnh chạy dọc theo chiều dài của nhân.
- NSC ưa kiềm nhẹ, màu xanh xám, không có hạt, thường
gặp không bào trong NSC.
B. Kiến thức thực hành
4. Phân loại bạch cầu
4.2. Hình thái bạch cầu bình thường
4.2.5. Bạch cầu mono
B. Kiến thức thực hành
5. Nhận định kết quả

Công thức bạch cầu của người Việt Nam trưởng thành bình
thường như sau:
! Bạch cầu hạt trung tính 60 – 70 %
! Bạch cầu hạt acid 1 – 4%
! Bạch cầu hạt ưa base 0 – 0,5%
! Bạch cầu mono 3 – 8%
! Bạch cầu lympho 20 – 30%
V. CÂU HỎI CUỐI BÀI
Bạch cầu
hạt trung
tính

Đây là
gì?
V. CÂU HỎI CUỐI BÀI

Bạch cầu
hạt ưa
acid

Đây là
gì?
V. CÂU HỎI CUỐI BÀI

Bạch cầu
lympho

Đây là
gì?
ThS.BS Trần Châu Mỹ Thanh

Môn giảng: TH. Sinh lý 1


Tổ bộ môn Y học cơ sở - Khoa Y
Đối tượng: Y đa khoa
Thời gian: 3 tiết

Tháng 11/2022
MỤC TIÊU BÀI HỌC

• Trình bày được nguyên tắc và các kỹ


1 thuật đo tốc độ lắng máu

• Thao tác thành thạo các kỹ thuật đo tốc


2 độ lắng máu bằng máy

• Ứng dụng lâm sàng


3
NỘI DUNG BÀI HỌC

A. NHẮC LẠI LÝ THUYẾT.


B. KIẾN THỨC THỰC HÀNH.
I. NGUYÊN TẮC.
II. PHƯƠNG TIỆN CẦN THIẾT.
III. CÁCH LÀM.
IV. NHẬN ĐỊNH KẾT QUẢ
A. Nhắc lại lý thuyết

MÁU

Huyết tương Tế bào máu


(55 – 60 %) (40 – 45 %)

Chất
Nước Hồng cầu Bạch cầu Tiểu cầu
hòa tan
A. Nhắc lại lý thuyết

Để máu chống đông trong 1


ống nghiệm đặt thẳng đứng
thì sau 1 thời gian, hồng cầu
lắng xuống còn lại huyết
tương ở trên. Đây là xét
nghiệm đo tốc độ lắng máu.
(VS hay VSS).
A. Nhắc lại lý thuyết

Tốc độ lắng huyết cầu phụ thuộc vào:


! Tỷ trọng riêng của huyết cầu và huyết tương.
! Thành phần protein của huyết tương (globulin, albumin,
fibrinogen, các protein bệnh lý)
! Số lượng, hình dáng và đặc tính bề mặt hồng cầu.
A. Nhắc lại lý thuyết

Mục đích của xét nghiệm


! Theo dõi tình trạng viêm nhiễm hay bệnh lý ác tính, bệnh sốt
thấp cấp, cơn nhồi máu cơ tim cấp.
! Theo dõi tiến triển của bệnh.
! Xét nghiệm thường quy, tầm soát, cần thiết trong phát hiện và
theo dõi lao, theo dõi quá trình hoại tử mô trong cơ thể,
những rối loạn bệnh lý khác.
B. Kiến thức thực hành
1. Nguyên tắc

- Máu toàn phần lấy ra, chống đông, cho vào ống
thủy tinh, đặt đứng yên theo phương thẳng đứng.
- Sau một khoảng thời gian, hồng cầu lắng xuống,
đọc chiều cao của cột huyết tương ở phía trên.
Chiều cao này chính là tốc độ lắng của huyết cầu.
Phương pháp đo:
+ Phương pháp Westergreen
+ Phương pháp Panchenkov
Máy đo tốc độ lắng huyết cầu theo nguyên lí
phương pháp Westergreen
B. Kiến thức thực hành
2. Phương tiện dụng cụ

! Dụng cụ chích máu: Kim tiêm, bông cồn,


bông khô, garo
! Ống nghiệm: chứa sẵn chất chống đông
Natri citrat 3.8%
! Máy đo tốc độ lắng huyết cầu
Kim tiêm Dây Ống nghiệm lắng m
Garo
Giấy
in kết
Vị trí đặt quả
ống máu

Màn
hình
hiển
thị

Máy đo tốc độ lắng huyết cầu


B. Kiến thức thực hành
3. Cách làm

Chuẩn bị bệnh nhân

Lấy máu

Chuẩn bị mẫu

Tiến hành đo

Kết quả
B. Kiến thức thực hành
3. Cách làm

3.1. Chuẩn bị bệnh nhân


-Bệnh nhân không cần nhịn ăn, nhịn uống trong
vòng 12 giờ
-Không nên lấy máu sau khi vận động thể lực.
-Mẫu bệnh phẩm: Máu tĩnh mạch
B. Kiến thức thực hành
3. Cách làm
3.2. Lấy máu

Vị trí lấy máu: - Tĩnh mạch ở nếp gấp khuỷu


tay, mu bàn tay.
Ngoài ra: tĩnh mạch cổ tay, cổ chân, bàn chân.
LẤY
MÁU Khi lấy máu tránh các vùng bướu máu, phỏng,
TĨNH sẹo, phù thủng.
MẠCH
Bệnh nhân đang truyền tĩnh mạch thì phải lấy
ở tay đối diện.
CÁC BƯỚC LẤY MÁU

Buộc dây
Xác định
garo cách Sát trùng vị
tĩnh mạch
vị trí lấy trí lấy máu
sẽ lấy máu
máu 5-7cm

Tháo garo, rút Kiểm tra bơm


Lấy máu
kim tiêm, kim tiêm, tiến
vào ống
dùng bông bịt hành chọc
tiêm
vết thương lấy máu
B. Kiến thức thực hành
3. Cách làm
3.3. Chuẩn bị mẫu

• Chuẩn bị ống nghiệm: ghi tên, tuổi hoặc


mã số bệnh nhân
• Sát trùng lấy máu
• Bơm máu vào thành ống nghiệm, lắc đều
nhẹ nhàng, tránh vỡ hồng cầu
• Xét nghiệm thực hiện trong vòng 2 giờ sau
lấy mẫu
B. Kiến thức thực hành
3. Cách làm
3.4. Tiến hành đo
Chọn chế độ làm việc: Standard mode cho
2 kết quả sau giờ thứ nhất và thứ 2 sau lần lượt
24 và 48 phút
Tiến hành nhận mẫu:
- Nhập ID
- Để mẫu vào vị trí
- Máy tiến hành đo trong 48 phút
- Đọc và in kết quả
B. Kiến thức thực hành
3. Cách làm
3.4. Tiến hành đo
Lưu ý:
– Lấy máu ngang vạch đo của ống nghiệm,
chênh lệch +0.5mm, hoăc -2mm
– Trong suốt quá trình đo không nhấc ống lên
khỏi vị trí
– Không để vật khác vào vị trí đo
B. Kiến thức thực hành
3. Cách làm
3.4. Tiến hành đo
Một số hiển thị màn hình:
: Vị trí đo sẵn sàng.
: Vị trí đang đo
FF : Vị trí đã kết thúc quá trình đo.
EE : Vị trí có lỗi
“L.E.”: Thể tích máu không đủ.
“.” : Thể tích máu quá nhiều.
“S.E.”: Ống đo ra khỏi vị trí khi máy đang chạy.
B. Kiến thức thực hành
3. Cách làm
3.5. Kết quả
Bình thường:
Giới Sau 1 giờ Sau 2 giờ
Nam 5 ± 2 mm 9 ± 2 mm
Nữ 6 ± 2 mm 14 ± 2 mm
• Thay đổi sinh lý:
- Tốc độ lắng máu tăng trong các trường hợp:
+ Trẻ sơ sinh
+ Ở người lớn tuổi
+ Sau khi ăn no, vận động mạnh
+ Phụ nữ đang có kinh nguyệt
+ Thời kỳ có thai từ tháng thứ 4 đến 3-4 tuần sau khi sinh
B. Kiến thức thực hành
3. Cách làm
3.5. Kết quả
• Thay đổi bệnh lý:
Tốc độ lắng máu tăng trong nhiều bệnh:
- Nhiễm trùng cấp tính
- Nhiễm trùng mạn tính: lao
- Bệnh thấp: Thấp khớp, viêm đa khớp dạng thấp
- Bệnh hệ thống
- Bệnh ác tính: đa u tủy xương, u lympho
- Thiếu máu
B. Kiến thức thực hành
3. Cách làm
3.5. Kết quả
• Nguyên nhân sai lệch:
- Máu không được lắc kỹ trộn đều với chất chống đông
- Có bọt khí trong ống máu lắng.
- Bề mặt máy không thật sự bằng phẳng
- Lấy máu không đúng vạch quy định.
- Ảnh hưởng của nhiệt độ và thời tiết ( Nhiệt độ trên
23ºC làm tăng lắng máu)
XÁC ĐỊNH NHÓM MÁU HỆ ABO VÀ Rh

Trình bày: ThS.BS. Trần Châu Mỹ Thanh

Môn giảng: TH. Sinh lý


Tổ bộ môn Y học cơ sở - Khoa Y
Đối tượng: Y đa khoa
Thời gian: 2 tiết

Tháng 11/2022
XÁC ĐỊNH NHÓM MÁU HỆ
ABO VÀ Rh
MỤC TIÊU BÀI HỌC
• Trình bày được nguyên tắc xét nghiệm định nhóm máu.
1

• Thực hiện được kỹ thuật xét nghiệm định nhóm máu.


2

• Giải thích được kết quả xét nghiệm nhóm máu và biết được
3 ứng dụng của xét nghiệm định nhóm máu trong truyền máu.
NỘI DUNG BÀI HỌC
1. NHẮC LẠI LÝ THUYẾT
1.1. NHÓM MÁU ABO
1.2. NHÓM MÁU Rh
2. NỘI DUNG THỰC HÀNH
2.1. ĐỊNH NHÓM MÁU ABO

2.2. ĐỊNH NHÓM MÁU Rh

2.3. ỨNG DỤNG CỦA XÉT NGHIỆM ĐỊNH NHÓM MÁU TRONG TRUYỀN MÁU
1. NHẮC LẠI LÝ THUYẾT
1.1. NHÓM MÁU ABO
1. NHẮC LẠI LÝ THUYẾT
1.2. NHÓM MÁU Rh
- Kháng nguyên D tính miễn dịch mạnh nhất
- Chia 2 nhóm: Có kháng nguyên D: Rh+
Không có kháng nguyên D: Rh-
- Kháng thể anti D không có tự nhiên: Máu (Rh-) tiếp xúc với máu (Rh+) !
người (Rh-) tạo ra anti D
- Truyền máu:
Lần 1: người (Rh-) nhận máu (Rh+) " Tạo anti D
Lần 2: người đó nhận tiếp Rh+ thì anti D được tạo ra ở lần 1 tiếp xúc
với KN D mới được truyền vào lần 2 gây ngưng kết " gây ngưng kết.
1. NHẮC LẠI LÝ THUYẾT
1.2. NHÓM MÁU Rh
1. NHẮC LẠI LÝ THUYẾT

• Khi kháng nguyên gặp kháng thể tương ứng sẽ gây ngưng kết
hồng cầu.

• Định nhóm máu của 1 người là phát hiện kháng nguyên có trên
màng hồng cầu của người đó.
2. NỘI DUNG THỰC HÀNH
2.1. ĐỊNH NHÓM MÁU ABO và Rh

Để xác định nhóm máu hệ ABO người ta dùng hai phương pháp:
- Phương pháp dùng huyết thanh mẫu của Beth Vincent.

- Phương pháp dùng hồng cầu mẫu của Simonin.


Thực hiện trên đá men hoặc trong ống nghiệm.
2. NỘI DUNG THỰC HÀNH
2.1. ĐỊNH NHÓM MÁU ABO và Rh
2.1.1. NGUYÊN TẮC ĐỊNH NHÓM MÁU ABO

Trộn máu người thử với huyết thanh mẫu

Dựa vào hiện tượng ngưng kết hay không ngưng kết

Xác định nhóm máu


2. NỘI DUNG THỰC HÀNH
2.1. ĐỊNH NHÓM MÁU ABO và Rh
2.1.2. NGUYÊN TẮC ĐỊNH NHÓM MÁU Rh

Dùng thuốc thử anti-D (IgM) để phát hiện kháng nguyên D


trên màng hồng cầu
2. NỘI DUNG THỰC HÀNH
2.2. DỤNG CỤ, HÓA CHẤT

Bộ dụng cụ chích máu: bông cồn, bông khô, kim chích máu.
2. NỘI DUNG THỰC HÀNH
2.2. DỤNG CỤ, HÓA CHẤT

Lam kính Đá men


2. NỘI DUNG THỰC HÀNH
2.2. DỤNG CỤ, HÓA CHẤT

3 lọ huyết thanh mẫu ABO


- Kháng A (Kháng thể 𝛼) Lọ huyết thanh mẫu Rh
- Kháng B (kháng thể 𝛽) - Anti D
- Kháng AB (kháng thể 𝛼 và 𝛽)
2. NỘI DUNG THỰC HÀNH
2.2. DỤNG CỤ, HÓA CHẤT

- Hồng cầu mẫu A 20%


- Hồng cầu mẫu B 20%
CÁCH LÀM:
- Rửa hồng cầu
- Lấy tỷ lệ hồng cầu đã rửa: NaCl 0.9% là 1:5
Ta có dung dịch hồng cầu mẫu
2. NỘI DUNG THỰC HÀNH
2.3. CÁCH LÀM
Bệnh phẩm
— Máu còn mới không bị tiêu huyết hay nhiễm trùng.

— Lấy máu mao mạch hoặc máu tĩnh mạch


2. NỘI DUNG THỰC HÀNH
2.3. CÁCH LÀM

- Chuẩn bị gạch men: Đánh dấu tên, vị trí nhỏ HT mẫu

A B AB Rh KQ

Tên
Tuổi

- Lấy máu mao mạch: Sát trùng, lấy máu đầu ngón tay thứ 3
hoặc 4, bỏ giọt máu đầu
2. NỘI DUNG THỰC HÀNH
2.3. CÁCH LÀM
ĐỊNH NHÓM MÁU TRÊN ĐÁ MEN

A B AB Rh KQ

Tên Anti Anti Anti Anti


Tuổi A B AB D

Mẫu kẻ trên đá men


# Dùng các góc của lam kính trộn đều giọt máu với giọt huyết thanh mẫu.
# Lắc nghiêng tấm gạch men " đọc kết quả sau 2 phút
2. NỘI DUNG THỰC HÀNH
2.4. ĐỌC KẾT QUẢ

• Nếu có hiện tượng ngưng kết (+): hồng cầu tụ lại từng đám.
• Nếu không có hiện tượng ngưng kết (-): hồng cầu hòa lẫn với
huyết thanh như hiện tượng pha loãng máu.

Hiện tượng ngưng kết Hiện tượng không ngưng kết


2. NỘI DUNG THỰC HÀNH
2.4. ĐỌC KẾT QUẢ

Anti A Anti B Anti AB HCM A HCM B Nhóm máu


(+) (+) (+) (-) (-) AB
2. NỘI DUNG THỰC HÀNH
2.4. ĐỌC KẾT QUẢ

Anti A Anti B Anti AB HCM A HCM B Nhóm máu


(-) (-) (-) (+) (+) O
2. NỘI DUNG THỰC HÀNH
2.4. ĐỌC KẾT QUẢ

Anti A Anti B Anti AB HCM A HCM B Nhóm máu

(+) (-) (+) (-) (+) A


2. NỘI DUNG THỰC HÀNH
2.4. ĐỌC KẾT QUẢ

Anti A Anti B Anti AB HCM A HCM B Nhóm máu

(-) (+) (+) (+) (-) B


2. NỘI DUNG THỰC HÀNH
2.4. ĐỌC KẾT QUẢ
2. NỘI DUNG THỰC HÀNH
2.4. ĐỌC KẾT QUẢ

Một kết quả xác định nhóm máu có giá trị khi kết quả của phương
pháp trực tiếp và gián tiếp phải phù hợp với nhau.

Huyết thanh mẫu Hồng cầu mẫu Nhóm máu


Anti B Anti A Anti AB HCM A HCM B

- + + - + A
+ - + + - B
+ + + - - AB
- - - + + O
2. NỘI DUNG THỰC HÀNH
2.5. ĐỌC KẾT QUẢ NHÓM MÁU Rh

• Nếu có hiện tượng ngưng kết (+): hồng cầu tụ lại từng đám.
• Nếu không có hiện tượng ngưng kết (-): hồng cầu hòa lẫn với
huyết thanh như hiện tượng pha loãng máu.

Hiện tượng ngưng kết Hiện tượng không ngưng kết


Rh+ Rh-
2. NỘI DUNG THỰC HÀNH
2.6. NGUYÊN NHÂN SAI KẾT QUẢ DO KỸ THUẬT

2.6.1. Phản ứng âm tính giả

- Sai lầm khi thêm huyết thanh bệnh nhân hoặc thuốc thử

- Cho rằng tan máu là âm tính


- Tỷ lệ kháng thể/kháng nguyên không phù hợp
- Dùng thuốc thử không còn tác dụng

- Đọc kết quả không đúng


2. NỘI DUNG THỰC HÀNH
2.6. NGUYÊN NHÂN SAI KẾT QUẢ DO KỸ THUẬT

2.6.2. Phản ứng dương tính giả

- Dùng các đá men không sạch

- Đọc kết quả không đúng


2. NỘI DUNG THỰC HÀNH
2.7. ỨNG DỤNG CỦA XÉT NGHIỆM ĐỊNH NHÓM MÁU TRUYỀN MÁU
2.7.1. TRUYỀN MÁU
• Chọn chế phẩm máu cùng nhóm máu ABO của bệnh nhân.
• Trường hợp không thể có chế phẩm có nhóm máu, phải chọn
nhóm máu không có kháng nguyên ngưng kết với kháng thể
của bệnh nhân. Truyền tối đa 250ml. Tốc độ truyền chậm
• Nên dùng chế phẩm khối hồng cầu hơn là máu toàn phần.
Chọn lựa máu toàn phần và chế phẩm hồng cầu theo yêu cầu sau:
NHÓM MÁU NGƯỜI CHO
NHÓM MÁU NGƯỜI NHẬN
MÁU TOÀN PHẦN CHẾ PHẨM HỒNG CẦU
O O O
A A hoặc O A
B B hoặc O B
AB AB hoặc A hoặc B hoặc O AB
Chọn lựa các chế phẩm huyết tương theo yêu cầu sau:

NHÓM MÁU NGƯỜI CHO NHÓM MÁU NGƯỜI NHẬN


O hoặc B hoặc A hoặc AB O
A hoặc AB A
B hoặc AB B
AB AB
Chọn lựa các chế phẩm theo nhóm Rh(D) như sau:

NHÓM MÁU NGƯỜI CHO NHÓM MÁU NGƯỜI NHẬN


D(-) D(-)
D(-) D yếu
D(+) hoặc D yếu hoặc D(-) D(+)
2. NỘI DUNG THỰC HÀNH
2.7. ỨNG DỤNG CỦA XÉT NGHIỆM ĐỊNH NHÓM MÁU TRUYỀN MÁU
2.7.2. TRUYỀN MÁU CẤP CỨU

Trong trường hợp tối cần thiết, phải truyền máu mà không có thời
gian làm xét nghiệm, cần phải làm:

• Nếu biết nhóm máu bệnh nhân: Phát túi máu cùng nhóm với
bệnh nhân

• Nếu chưa biết nhóm máu: truyền hồng cầu khối nhóm O (bệnh
nhân có chỉ định truyền khối hồng cầu), hoặc truyền huyết tương
nhóm AB cho người bệnh có chỉ định truyền huyết tương.
2. NỘI DUNG THỰC HÀNH
2.7. ỨNG DỤNG CỦA XÉT NGHIỆM ĐỊNH NHÓM MÁU TRUYỀN MÁU

- Chỉ truyền máu nhóm Rh(D) dương (+) cho người nhận mang
nhóm Rh(D) âm (-) trong trường hợp đe doạ tính mạng người
bệnh và có đủ 2 điều kiện:
• Phản ứng hoà hợp miễn dịch sử dụng huyết thanh chống
globulin ở nhiệt độ 37oC cho kết quả âm tính.

• Có sự đồng ý trong kết quả hội chẩn giữa người phụ trách
cơ sở cung cấp máu, bác sĩ điều trị và được sự đồng ý của
người bệnh hoặc người nhà.
`
ĐỊNH THỜI GIAN PROTHROMBIN
(TH Ờ I G IA N QU IC K )
MỤC TIÊU

• Thực hiện thành thạo xét nghiệm thời gian prothrombin.


1.

• Chuẩn bị dụng cụ thuốc thử đầy đủ.


2.

• Trình bày được nguyên tắc, trị số bình thường và các


3. biến đổi bệnh lý của thời gian prothrombin.
A. NHẮC LẠI LÝ THUYẾT

Quá trình cầm máu trải qua 4 giai đoạn


— Giai đoạn thành mạch (co mạch tại chỗ).
— Tạo nút tiểu cầu.
— Tạo cục máu đông (quá trình đông máu)
— Co cục máu đông và tan cục máu đông
A. NHẮC LẠI LÝ THUYẾT

Quá trình đông máu xảy ra nhờ sự hoạt hóa của các yếu tố
đông máu có trong máu, yếu tố tổ chức , tiểu cầu và Ca2+
Các yếu tố đông máu:
! Các yếu tố riêng của con đường Nội sinh: VIII; IX; XI; XII
! Các yếu tố riêng của con đường Ngoại sinh : VII, III
! Các yếu tố chung cho 2 con đường: I; II; V; X; XIII
Các yếu tố đông máu
! Yếu tố I: Fibrinogen.

! Yếu tố II: Prothrombine (là một Protein do gan sản xuất).

! Yếu tố III: Thromboplastin của mô, hoặc yếu tố mô.

! Yếu tố IV: Calci

! Yếu tố V: Proaccelerin (yếu tố không ổn định).

! Yếu tố VII: Proconvertin (yếu tố ổn định)

! Yếu tố VIII: Yếu tố chống Hemophilia A

! Yếu tố IX: Yếu tố chống Hemophilia B (yếu tố Christmas)

! Yếu tố X: yếu tố Stuart

! Yếu tố XI: Yếu tố chống Hemophilia C

! Yếu tố XII: yếu tố Hageman (yếu tố tiếp xúc)

! Yếu tố XIII: yếu tố ổn định Fibrin.

! Yếu tố Prekallikrein

! Yếu tố HMWK
B. THỰC HÀNH
Mục đích xét
nghiệm này là gì?

Thời gian Quick


Thời gian Prothrombin TP hay PT
MỤC ĐÍCH XÉT NGHIỆM (PT)
Xét nghiệm thường được chỉ định để:
! Thăm dò và tìm kiếm các bệnh lý gây chảy máu bẩm sinh và mắc phải
! Làm bilan đông máu trước mổ.
! Theodõi các bệnh nhân được điều trị bằng thuốc chống đông loại
kháng vitamin K.
! Đánh giá mức độ nặng của một bệnh lý gan hay tình trạng đông máu
rải rác trong lòng mạch.
1. NGUYÊN TẮC

Huyết tương được chống đông bằng natricitrat 3,8% sẽ khởi


động quá trình đông máu theo đường ngoại sinh sau khi được hổi
phục calci với sự hiện diện của thromboplastin.

Thời gian Quick khảo sát con đường đông máu ngoại sinh
gồm các yếu tố đông máu VII, X, V, II và I.
2. PHƯƠNG TIỆN DỤNG CỤ
" Máy đông máu bán tự động: COAG 4D
" Dụng cụ lấy máu

" Ống nghiệm đông máu: chất chống đông natri citrat 3,8%

" Cuvette

" Pipet

" Thuốc thử

! Neoplastin: thành phần: yếu tố tổ chức (TF), phospholipids và calci


! Nước cất
Ống nghiệm đông máu Cuvette Pipet Đầu col (tip)
3. CÁCH TIẾN HÀNH
3.1. Chuẩn bị bệnh phẩm
! Lấy 2ml máu bệnh nhân chống đông bằng natricitrat 3,8% theo tỷ lệ
1/10 # Lắc trộn đều
! Ly tâm 2000 v/phút trong 10 phút.

! Tách huyết tương làm thí nghiệm.


! Xét nghiệm phải được thực hiện trong vòng 4 giờ sau khi lấy máu.

Ly tâm Tách huyết tương


3. CÁCH TIẾN HÀNH
3.2. Tiến hành đo
- Ủ thuốc thử 30 phút trước khi đo
- Chọn chương trình đo: Measure # PT

- Nhập ID/ Tên

- Để cuvette vào vị trí đo


- Dùng pipette hút 50µl huyết tương vào cuvette # ủ 60 giây

(đúng 60 giây máy sẽ báo tiếng bíp)


- Dùng pipette hút 100µl thuốc thử Neoplastin vào cuvette

- Máy đọc kết quả và hiển thị kết quả trên màn hình

- In kết quả
4. KẾT QUẢ
" Kết quả có thể biểu diễn bằng:

! Giây (12-14s)

! % tiêu thụ prothrombin (>70%)

! Đơn vị INR (tỷ số bình thường hóa quốc tế) (0,9 – 1,3)

$ Thời gian Quick biểu thị bằng giây càng dài (nguy cơ chảy máu tăng
cao lên) thì kết quả biểu thị tỷ lệ % càng thấp.
HỆ THỐNG ISI/ INR
" Mỗi thuốc thử PT có độ nhạy rất khác nhau với thuốc kháng đông.
" Ủy ban chuẩn hóa quốc tế của Tổ chức y tế thế giới yêu cầu mỗi loại
thromboplastin phải ghi rõ I.S.I (chỉ số độ nhạy quốc tế). Từ đó tính ra
chỉ số hiệu chỉnh quốc tế INR.
" Cách tính INR (International Normalized Ratio)
()(
PT!ệ#$
INR =
PT%$ứ#'
! Các kít thuốc thử đều cho sẵn chỉ số ISI và bảng tra INR
" Hệ thống ISI/INR chỉ dùng cho bệnh nhân điều trị thuốc kháng đông
loại uống và đang trong giai đoạn ổn định.
" Không dùng cho:

— Bệnh nhân bắt đầu điều trị thuốc kháng đông


— Bệnh nhân vừa mới thay đổi liều lượng thuốc
— Người bình thường
— Các bệnh cảnh lâm sàng khác
BIỆN LUẬN
" Thời gian Quick kéo dài trong các trường hợp rối loạn đường đông
máu ngoại sinh như:
! Thiếu hụt các yếu tố: VII, X, V, II, I.
! Dùng thuốc chống đông heparin
! Điều trị thuốc chống đông kháng vitamin K.
! Bệnh lý xuất huyết ở trẻ sơ sinh
! Suy tế bào gan (Xơ gan, viêm gan, vàng da tắc mật)
! Hội chứng tiêu sợi huyết
! Hội chứng DIC ( tăng tiêu thụ các yếu tố đông máu)
NGUYÊN NHÂN SAI LẦM
! Lấy máu khó khăn, đâm kim nhiều lần, làm máu đông trước khi thử
nghiệm.
! Sai tỉ lệ chống đông, có hiện tượng đông dây ở mẫu bệnh phẩm.
! Tiến hành kĩ thuật sau 4 giờ kể từ khi lấy máu với mẫu máu được
bảo quản ở nhiệt độ phòng.
! Do chất lượng thromboplastin không đảm bảo hoặc sử dụng
thromboplastin đã bảo quản lâu sau khi pha chế.
`
ĐO ĐƯỜNG HUYẾT
Trình bày: ThS.BS. Trần Châu Mỹ Thanh
Môn giảng: TH. Sinh lý 1
Tổ bộ môn Y học cơ sở - Khoa Y
Đối tượng: SV Y đa khoa
Thời gian: 2 tiết

Tháng 11/2022
ĐO ĐƯỜNG HUYẾT
(OGTT: ORAL GLUCOSE TOLERANCE TEST)
MỤC TIÊU BÀI HỌC

• Nhận định được trị số bình thường, bất thường của đường huyết.
1

• Nắm vững 4 tiêu chuẩn chẩn đoán đái tháo đường, tiêu chuẩn rối loạn
2 đường huyết đói và rối loạn dung nạp glucose theo ADA 2010

• Nêu được sự khác nhau giữa 2 phương pháp đo đường huyết: tĩnh
3 mạch và mao mạch.

• Biết cách sử dụng máy đo cá nhân thử đường huyết thanh.


4
1. ĐẠI CƯƠNG
1. ĐẠI CƯƠNG
! Đường huyết (Glucose máu) là một chỉ số sinh học quan trọng,
luôn được giữ ở mức ổn định trong cơ thể.
! Đường huyết lúc đói (nhịn ăn ít nhất 8 giờ trước khi đo) bình
thường khoảng: 70-100 mg/dL (3,6-5,6 mmol/L)
! Công thức chuyển đổi đơn vị:
1. ĐẠI CƯƠNG
Vai trò của glucid trong cơ thể
" Cung cấp năng lượng: 65-70% tổng số Kcal/ngày.
" Có vai trò trong tạo hình của cơ thể
" Tham gia vào các hoạt động chức năng của cơ thể: bảo
vệ, miễn dịch, sinh sản, dinh dưỡng và chuyển hoá, quá
trình tạo hồng cầu, có vai trò trong hoạt động của hệ TK, lưu
trữ và thông tin di truyền qua các tế bào và các thế hệ thông
qua RNA và DNA.
1. ĐẠI CƯƠNG

Hệ làm giảm glucose máu: Hormon Insulin


— Tăng sử dụng glucose
— Làm tăng tạo glycogen, tăng tạo lipid từ glucid.
— Ức chế hủy glycogen, ức chế sự sinh đường mới từ protid, lipid.
Hệ làm tăng glucose máu: adrenalin, glucagon, glucocorticoid,
ACTH, STH, insulinase và kháng thể kháng insulin.
1. ĐẠI CƯƠNG
" Hạ đường huyết là tình trạng lượng đường (glucose) trong
máu quá thấp.
" Đái tháo đường (diabetes) đặc trưng bởi tình trạng tăng
đường huyết mạn tính; rối loạn chuyển hóa cacbohydrate,
protid, lipid; nguyên nhân do thiếu hụt insulin hoặc đề kháng
insulin hoặc cả hai.
1.1. TIÊU CHÍ CHẨN ĐOÁN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG
THEO ADA 2017 (American Diabetes Association)

Glucose máu lúc đói ≥ 7


HbA1c ≥ 6,5% mmol/L (126 mg/dL)

ĐÁI THÁO ĐƯỜNG

Glucose máu bất kỳ ≥ 11,1 Glucose máu ≥ 11,1


mmol/L (200mg/dL) kèm ăn mmol/L (200mg/dL) 2 giờ
nhiều, uống nhiều, tiểu sau nghiệm pháp dung nạp
nhiều, sút cân nhiều glucose
1.2. TIỀN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG (Pre-diabetes)

HbA1c 5,7 – 6,4%

Rối loạn đường huyết đói 100-125mg/dL or


(IFG: impaired fasting glucose): (5,6-6,9mmol/L).

Rối loạn dung nạp glucose 140-199mg/dL or


(IGT: impaires glucose tolerance) (7,8-11mmol/L).
đường huyết 2 giờ sau uống 75g glucose
(OGTT)
1.3. PHÂN LOẠI BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG THEO ADA

Theo ADA bệnh ĐTĐ được chia thành 4 type:


# Type 1: do sự phá hủy TB β tụy$ thiếu hụt insulin tuyệt đối.

# Type 2: chủ yếu do tình trạng đề kháng insulin.

# Các type khác: do thuốc, bệnh tụy ngoại tiết, các bệnh nội tiết
khác (cường giáp, Cushing…), khiếm khuyết gen quy định
chức năng tế bào beta, khiếm khuyết gen quy định hoạt tính
insulin…
# ĐTĐ thai kỳ (GMD: Gestational diabetes mellitus): ĐTĐ được
chẩn đoán lần đầu trong thời kỳ mang thai, không bao gồm
các trường hợp đã bị ĐTĐ trước thai kỳ nhưng chưa phát hiện.
1.4. CHỈ ĐỊNH TẦM SOÁT ĐÁI THÁO ĐƯỜNG Ở
BỆNH NHÂN KHÔNG TRIỆU CHỨNG
# Có một trong những yếu tố nguy cơ: thừa cân (BMI ≥ 25kg/m2),
lối sống tĩnh tại, rối loạn lipid máu (tăng triglyceride, giảm HDL),
tăng huyết áp, tiền đái tháo đường, tiền sử bệnh mạch vành,
tiền sử sinh con > 4.000g, tiền sử gia đình có người bị ĐTĐ.
# Nên bắt đầu tầm soát từ 45 tuổi.
# Tầm soát ĐTĐ thai kỳ (GMD): vào tuần 24-28 của thai kỳ với
nghiệm pháp dung nạp glucose. ĐTĐ thai kỳ được chẩn đoán
khi nghiệm pháp cho kết quả là rối loạn dung nạp glucose (IGT)
hay ĐTĐ thật sự.
# XÉT NGHIỆM TẦM SOÁT:
+ Đường huyết lúc đói
+ Nghiệm pháp dung nạp glucose
+ HbA1c
2. ĐO ĐƯỜNG HUYẾT ĐÓI
(FPG: FA S T I N G P L A S M A G L U C O S E )

" Có hai cách đo đường huyết:


— Lấy máu tĩnh mạch: Cách lấy máu tĩnh mạch được thực
hiện trong phòng thí nghiệm, cho kết quả chính xác.
— Máu mao mạch: Cách lấy máu mao mạch thực hiện với
máy đo cá nhân, có thể dùng cho bệnh nhân tự theo dõi
tại nhà hay dùng trong trường hợp khẩn cấp.
2.1. ĐƯỜNG HUYẾT TĨNH MẠCH

" Đo đường huyết tĩnh mạch:


Lấy máu % li tâm % lấy huyết tương
" Đường huyết tĩnh mạch chính là nồng độ glucose trong huyết
tương hay huyết thanh % không phụ thuộc vào Hct và gần với
trị số glucose trong khoảng gian bào % chính xác hơn.
" Theo WHO: Đường huyết/ huyết tương > đường huyết/ mao
mạch từ 10-15% (tùy thuộc vào Hct). Trong huyết tương không
còn tế bào máu nên lượng glucose trong một đơn vị thể tích sẽ
lớn hơn so với trong mao mạch.
2.2. ĐƯỜNG HUYẾT MAO MẠCH (hay máu toàn phần)

" Sử dụng máy đo đường huyết cá nhân


" Nguyên lý: công nghệ cảm biến sinh học tiên tiến, dùng men
Glucose Oxidase (GOD) làm chất phản ứng trong thành phần
que thử
" Ưu điểm:

— Bạn có thể đo nồng độ đường huyết rất thường xuyên theo


yêu cầu của mình.
— Cho kết quả nhanh, chính xác
— Thiết kế nhỏ, gọn, tiện dụng mọi lúc, mọi nơi
2.2. ĐƯỜNG HUYẾT MAO MẠCH (hay máu toàn phần)
Phương tiện
Máy đo glucose máu cá nhân
# Máy đo đường huyết
# Bút và kim chích máu
# Que thử
2.2. ĐƯỜNG HUYẾT MAO MẠCH (hay máu toàn phần)

Khe cắm que Khe cắm chíp


thử mã số que thử

Nút nguo" n Ổ pin


Nẫy nhựa

Các cực điện


Đầu tiếp nhận mẫu
CÁ C H S Ử D Ụ N G B Ú T L Ấ Y M Á U
2.2. ĐƯỜNG HUYẾT MAO MẠCH (hay máu toàn phần)
Bệnh nhân:
" Nhịn ăn ít nhất 8 tiếng trước khi đo đường huyết
" Tiến hành lấy máu mao mạch (1µl)
CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
Lắp que thử Sát trùng, chích Cho máu vào
vào máy máu que thử
2.2. ĐƯỜNG HUYẾT MAO MẠCH (hay máu toàn phần)

" Máy hiện kết quả sau 10 giây


" Giới hạn đo của máy:

— 1.11 - 33.3 mmol/L


— 20 - 600 mg/dL
2.2. ĐƯỜNG HUYẾT MAO MẠCH (hay máu toàn phần)
Các yếu tố ảnh hưởng đến kỹ thuật đo Glucose huyết
bằng máy cá nhân

- Yếu cơ, rung giật, làm khó đưa giọt máu ở đầu ngón tay
vào khe nhận.

- Ra mồ hôi nhiều.

- Sát trùng cồn phải đợi khô.

- Nặn máu đầu ngón tay mà không vuốt nhẹ


3. NGHIỆM PHÁP ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG DUNG NẠP GLUCOSE
(OGTT)
# Yêu cầu BN nhịn ăn trước khi lấy máu ít nhất 8 giờ.

# Nếu ĐTĐ đã đủ chẩn đoán bằng đường huyết đói thì không cần
làm nghiệm pháp này.

# Trường hợp ảnh hưởng kết quả: nhiễm trùng, suy dinh dưỡng,
stress, thuốc (thiazid, corticoid, ức chế beta,…)

# Không vận động quá sức trước khi thực hiện nghiệm pháp

# Đo đường huyết tĩnh mạch

# BN uống 75g glucose pha trong 300ml nước uống hết trong 5phút
3. NGHIỆM PHÁP ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG DUNG NẠP GLUCOSE
(OGTT)

Phương tiện:
- Máy đo đường huyết

- Dụng cụ lấy máu

- Pha dung dịch glucose: 75g trong 300ml nước

- Ly có đo thể tích 300ml, ống hút.

Tiến hành:
- Đo glucose máu lúc đói.

- Đo glucose máu 2 giờ sau khi uống dung dịch glucose


KẾT QUẢ ĐO ĐƯỜNG HUYẾT
Tình trạng chuyển hóa Nồng độ glucose Nồng độ glucose
carbonhydrat máu (mg/dL) máu (mmol/l)
Dung nạp glucose bình thường (normal glucose tolerance) Bình
Glucose đói (G0 ) <100 < 5.6 thường
Glucose 2h sau OGTT (G2) <140 < 7.8 (Normal)
Rối loạn đường huyết đói (IFG: impaired fasting glucose)
Glucose đói (G0 ) 100 – 125 5.6 – 6.9
Glucose 2h sau OGTT (G2) <140 < 7.8 Tiền đái
Rối loạn dung nạp glucose (IGT: impaired glucose tolerance) tháo
Glucose đói (G0 ) <100 < 5.6 đường
Glucose 2h sau OGTT (G2) 140 – 199 7.8 – 11 (Pre –
IFG + IGT diabetes)
Glucose đói (G0 ) 100 – 125 5.6 – 6.9
Glucose 2h sau OGTT (G2) 140 – 199 7.8 – 11
Đái tháo đường (Diabetes mellitus) Đái tháo
Glucose đói (G0 ) ≥ 126 ≥7 đường
Glucose 2h sau OGTT (G2) ≥ 200 ≥ 11.1 (Diabetes)
KẾT QUẢ ĐO ĐƯỜNG HUYẾT
NGUYÊN NHÂN TĂNG ĐƯỜNG HUYẾT

" Thiếu insulin hoặc đề kháng insulin


" Chế độ ăn quá nhiều carbohydrate

" Tác dụng phụ một số thuốc: Thuốc corticoisteroids, thuốc


lợi tiểu,,,
" Uống nhiều rượu bia, ít vận động, béo phì..

" Đái tháo đường thai kì

" Một số bệnh khác: cường giáp, các vấn đề về thận; viêm
tụy, ung thư tuyến tụy.
NGUYÊN NHÂN HẠ ĐƯỜNG HUYẾT

" Sử dụng quá nhiều insulin hoặc thuốc tiểu đường khác.
" Tập thể dục mà chưa ăn đầy đủ.
" Không ăn đủ lượng đường bột cần thiết, nhịn đói.
" Có khối u làm tăng tiết insulin (insulinoma)
" Uống quá nhiều rượu.
" Suy gan, viêm gan.
CHẨN ĐOÁN CÓ THAI BẰNG PP MIỄN DỊCH
Trình bày: ThS.BS. Trần Châu Mỹ Thanh
Môn giảng: TH. Sinh lý 1
Tổ bộ môn Y học cơ sở - Khoa Y
Đối tượng: SV Y đa khoa
Thời gian: 2 tiết

Tháng 11/2022
CHẨN ĐOÁN CÓ THAI BẰNG PHƯƠNG PHÁP
MIỄN DỊCH
1. ĐẠI CƯƠNG
hCG là gì?

hCG (Human chorionic gonadotropin) được tiết ra


khi người phụ nữ mang thai.
Nội tiết tố hCG là loại hormon tạo ra các dấu
hiệu của việc mang thai như ngực căng, nhạy
cảm, buồn nôn v.v.
1. ĐẠI CƯƠNG
hCG do các tế bào lá nuôi bài tiết vào máu mẹ, hCG từ
máu sẽ được bài tiết qua nước tiểu 8-9 ngày sau khi phóng
noãn.
Nồng độ hCG trong nước tiểu tương quan khá chặt chẽ
với nồng độ hCG trong huyết thanh.
Nồng độ:
! hCG tăng dần trong máu mẹ, cao nhất ở tuần 10-12

! Đến tuần 16-20 thì giảm dần và duy trì trong thai kỳ

! Mất đi ít ngày trước khi đẻ.


1. Đại cương
2. PHƯƠNG PHÁP MIỄN DỊCH
hCG là hormon do rau thai bài tiết có bản chất là
glycoprotein nên có tính kháng nguyên.
Dựa vào phản ứng kết hợp kháng nguyên và
kháng thể (hCG + anti HCG) để phát hiện sự có
mặt của hCG hay xác định có thai hay không có
thai.
2. PHƯƠNG
Các PHÁP
phương pháp miễnMIỄN DỊCH
dịch như sau:

- Phương pháp ngưng kết kháng nguyên và kháng thể trực tiếp.
- Phương pháp ngưng kết kháng nguyên và kháng thể gián tiếp.
- Phương pháp miễn dịch phóng xạ (Radio Immuno Assay –
RIA).
- Đo lường phóng xạ miễn dịch ( Immuno Radiometric Assay –
IRMA).
- Miễn dịch liên kết men (Enzym Linked Immuno Sorbent Assay –
ELISA).
2 .PHƯƠNG PHÁP MIỄN DỊCH LIÊN KẾT MEN
(ENZYM LINKED IMMUNO SORBENT ASSAY – ELISA)

Nguyên tắc
Sử dụng hai loại anti HCG kết hợp với HCG ở hai vị trí
(2 epitope – vị trí KN gắn với KT ) khác nhau.
Trong đó:
+ KT 1 không đánh dấu bằng enzym đổi màu
+ KT 2 có đánh dấu bằng enzym đổi màu
Kháng thể 1 đã gắn sẵn trên ống nghiệm, HCG kết
hợp với kháng thể một tạo phức hợp HCG – kháng thể
trong ống nghiệm
Cho kháng thể 2 vào, kháng thể 2 sẽ kết hợp với
phức hợp HCG - kháng thể 1 tại epitope thứ hai của HCG.
Số lượng kháng nguyên – kháng thể hai tỷ lệ thuận
với nồng độ HCG trong huyết thanh người thử
NGUYÊN LÝ TEST NHANH
3. Phương tiện
Bộ thử thai gồm: que thử và 1 ly nhỏ.
4. Cách làm
! Lấy nước tiểu của người phụ nữ vào ly nhỏ (lấy lúc
mới ngủ dậy)
! Xé bao, lấy que thử
! Nhúng que thử vào ly.
! Đọc kết quả.
5. KẾT QUẢ
! DƯƠNG TÍNH: Xuất hiện hai vạch đỏ rõ rệt
Lưu ý: Độ đậm màu đỏ của vạch kết quả T sẽ khác nhau phụ
thuộc vào nồng độ của HCG " bất cứ độ mờ nào ở vạch kết
quả T cũng đều được coi là dương tính.
! ÂM TÍNH: Xuất hiện chỉ một vạch chứng C Không thấy xuất
hiện vạch kết quả T dù đậm hay mờ.
! KẾT QỦA KHÔNG CÓ GIÁ TRỊ: Không thấy xuất hiện vạch
chứng C. Nguyên nhân: lượng mẫu phẩm không đủ hoặc
thao tác xét nghiệm sai.
# Trường hợp dương tính: hormon HCG còn được sản
sinh bởi một loại khối u như: Ung thư buồng trứng, gan, phổi
và tinh hoàn. Những người có bệnh ung thư liên quan đến tế
bào biểu mô bị đột biến, hệ thống nội tiết, thần kinh cũng sản
sinh ra HCG, người bị suy thận.
# Âm tính giả: thuốc lợi tiểu và promethazine (thuốc kháng
histamin) làm giảm nồng độ HCG
# Dương tính giả:Các loại thuốc khác như chống co giật,
thuốc chống parkinson, thuốc có thành phần paracetamon,
thuốc ngủ và thuốc an thần .

You might also like