You are on page 1of 4

BÁO CÁO THỰC HÀNH

Họ và tên : Nguyễn Thị Kim Ngân


Lớp: PGY 251 A1
MSSV: 6383
BÀI 1: PHÂN TÍCH HUYẾT ĐỒ
BÁO CÁO THỰC HÀNH BẢNG 1
1. Số lượng hồng cầu (RBC): Giảm
2. Nồng độ Hemoglobin (HGB): Giảm
3. Dung tích hồng cầu lắng (HCT): Giảm
4.Thể tích trung bình của hồng cầu (MCV) : Thấp hơn mức bình thường ( 67,3<80)
5. Lượng Hb trung bình trong một hồng cầu (MCH) : Giảm
6. Nồng độ Hb trung bình trong 100ml hồng cầu (MCHC) : Thấp hơn mức bình thường
7. Phân bố thể tích hồng cầu (RDW) : Cao => RDW>15%
8. Số lượng bạch cầu (WBC): Bình thường
9. Phân loại bạch cầu (Diff) :
- NEU : Bình thường
- LYMP: Bình thường
- MONO: Bình thường
- EOS: Bình thường
- BASO: Bình thường
10. Số lượng tiểu cầu (PLT): Thấp
KẾT LUẬN :

- RBC giảm thiếu máu ( thiếu sắt, vit B12), tan máu, suy tủy xương.
- HGB giảm Thiếu máu, HGB thấp thường kèm theo RBC thấp và HCT thấp trong tình
trạng thiếu máu
- Thiếu máu HC nhỏ : MCV< 80fl : Thiếu máu, thiếu sắt, Thalassemia, Thiếu máu do
bệnh lí mạn tính
- MCH giảm: hồng cầu nhược sắc, thường kèm với hồng cầu nhỏ.
- MCHC giảm: nhược sắc (hemoglobin bị pha loãng một cách bất thường bên trong
hồng cầu)
- RDW > 15%, MCV thấp: thiếu sắt

BÁO CÁO THỰC HÀNH BẢNG 2:


1. Số lượng hồng cầu (RBC): Bình thường
2. Nồng độ Hemoglobin (HGB): Giảm
3. Dung tích hồng cầu lắng (HCT): Giảm
4.Thể tích trung bình của hồng cầu (MCV) : Bình thường
5. Lượng Hb trung bình trong một hồng cầu (MCH) : Bình thường
6. Nồng độ Hb trung bình trong 100ml hồng cầu (MCHC) : Bình thường
7. Phân bố thể tích hồng cầu (RDW) : Cao => RDW>15%
8. Số lượng bạch cầu (WBC): Cao
9. Phân loại bạch cầu (Diff) :
- NEU : Cao
- LYMP: Bình thường
- MONO: Bình thường
- EOS: Bình thường
- BASO: Bình thường
10. Số lượng tiểu cầu (PLT): Bình thường
KẾT LUẬN :

- HGB giảm => thiếu máu


- Thiếu máu hồng cầu đẳng bào: giai đoạn sớm của thiếu máu thiếu sắt, suy tủy thật sự,
xâm lấn- di căn tủy xương, tăng ure huyết, RL nội tiết, giảm miễn dịch do siêu vi
- MCH, MCHC bình thường: bình sắc hay đẳng sắc
- RDW kết hợp với MCV bình thường: Tình trạng thiếu máu thường gặp ở các bệnh
mãn tính, mất máu hoặc tan máu cấp tính, bệnh enzym hoặc bệnh hemoglobin không
thiếu máu.
- WBC cao => Nhiễm trùng, dị ứng, viêm, tổn thương mô, ung thư, bệnh bạch cầu
- NEU cao => Nhiễm trùng cấp như viêm phổi, viêm ruột thừa

BÀI 2: ĐỊNH CÔNG THỨC BẠCH CẦU


1. Nguyên tắc:
- Trên tiêu bản máu ngoại vi đã được dàn mỏng và nhuộm, dựa và hình dáng, kích
thước và sự bắt màu của nhân, các hạt trong bào tương, vừa phân loại vừa đếm ít nhất
100 bạch cầu để xác định công thức bạch cầu phổ thông.
2. Cách tiến hành :
- Sát trùng chích lấy máu -> Kéo máu -> Nhuôm tiêu bản -> Đếm bạch cầu

a. Kéo tiêu bản:


- Chích máu đầu ngón tay bỏ giọt máu đầu, lấy một giọt máu vừa phải chấm lên phiến kính,
dùng lá kính đặt lên giọt máu thành một góc đều tay. Nếu đẩy nhanh thì tiêu bản sẽ mỏng, đẩy
chậm thì tiêu bản sẽ dày, khó đọc. Để khô rồi cố định bằng cồn 90 độ.
b. Nhuộm tiêu bản:
- Pha 2 ml dung dịch Giemsa vào 18ml nước cất, lắc trộn đều rồi nhỏ khắp tiêu bản, để từ 15
đến 20 phút, rửa sạch dưới vòi nước cất, hong khô rồi định công thức.
c. Định công thức bạch cầu :
- Nhỏ một giọt dầu cedre vào phần đuôi của tiêu bản, dùng vật kính dầu (vật kính 100) để
nhận dạng và đếm các loại bạch cầu.
- Cách đếm bạch cầu: đếm ở đuôi tiêu bản, đếm theo hình zizac ngang và đếm ít nhất 100
bạch cầu.
3. Kết quả:
- NEUT : 51.26% => Thấp
- BASO : 1% => Cao
- EOS: 12.56% => Cao
- LYMP : 25.13% => Bình thường
- MONO: 10.05% => Cao
4. CÂU HỎI PHỤ:

- Khi dùng máu đầu ngón tay để định CTBT lại phải bỏ giọt máu đầu do giọt máu đầu
bị hòa tan với dịch kẽ vì khi chích lấy máu thì tế bào bị phá vỡ. Vậy sẽ ảnh hưởng đến
kết quả.
- Ở người lớn thường lấy máu mao mạch ở ngón 3 hoặc 4 da mỏng, ít hoạt động, nhanh
lành hơn. Còn ngón út nhỏ hơn nên số lượng mao mạch, mạch máu đến đó sẽ ít hơn.
Ngón cái da dày hơn, khó lấy máu hơn.
- Ở trẻ em thường lấy máu ở ngón tay cái hoặc gót chân vì ở vị trí đó sẽ có nhiều mạch
máu đi qua. Mấy ngón còn lại rất nhỏ, khó lấy.

BÀI 3: TỐC ĐỘ LẮNG MÁU


1. Nguyên tắc:
- Cho máu đã chống đông vào một ống mao quản có đường kính nhất định, đặt
đứng yên theo phương thẳng đứng.
- Sau từng khoảng thời gian đọc chiều cao của cột huyết tương ở phía trên. Chiều
cao này chính là tốc độ lắng của huyết cầu.
- Đo tốc độ lắng của huyết cầu có nhiều phương pháp nhưng có hai phương pháp
hiện nay được áp dụng nhiều là phương pháp Westergreen và phương pháp
Panchenkov.
2. Kết quả:
(1) Huỳnh Văn T. (Nam, 30 tuổi):
- Vs1=3 => Tốc độ lắng máu bình thường
- Vs2=6 => Tốc độ lắng máu thấp hơn bình thường
(2) Nguyễn Thị A. (Nữ 18 tuổi):
- Vs1=7 => Tốc độ lắng máu bình thường
- Vs2= 25 => Tốc độ lắng máu cao
(3) Phan Tấn H. (Nam 45 tuổi):
- Vs1=11 => Tốc độ lắng máu cao
- Vs2=32 => Tốc độ lắng máu cao
(4) Đoàn Văn M. (Nam 60 tuổi):
- Vs1=3 => Tốc độ lắng máu bình thường
- Vs2=9 => Tốc độ lắng máu bình thường
3. Câu hỏi phụ :
- Khi viêm VS của bệnh nhân lại tăng vì các protein trong máu tăng, dẫn tới tình trạng
kết tụ hồng cầu => Tăng trọng lượng => Hồng cầu lắng nhanh hơn => VS tăng
- Bệnh nhân suy gan thì VS giảm vì gan là nơi sản xuất protein vào máu => suy gan sẽ
làm giảm lượng protein => Hồng cầu lắng chậm hơn => VS giảm

You might also like