You are on page 1of 33

THỰC TẬP SINH LÝ

Buổi 4

- XÉT NGHIỆM TỐC ĐỘ LẮNG MÁU (VS)


- XÉT NGHIỆM THỂ TÍCH HC LẮNG ĐỌNG (HCT)
- HIỆN TƯỢNG THẨM THẤU
Xét nghiệm Tốc độ lắng máu
Vitessed Sedimentation (VS)

MỤC TIÊU
1. Trình bày được nguyên tắc XN và các giá trị, chỉ số bình thường
của VS.
2. Tự chuẩn bị đầy đủ các phương tiện để làm xét nghiệm.
3. Thao tác đúng, đủ từng bước có hệ thống kỹ thuật xét nghiệm.
4. Đọc, giải thích kết quả và kết luận.
5. Cho được chỉ định chính xác.
Xét nghiệm Tốc độ lắng máu (VS)
1. Nguyên lý
Tốc độ máu lắng dựa trên nguyên lý máu được chống đông bằng
Natricitrat 3,8 %, được hút vào một mao quản có đường kính nhất
định, để ở một tư thế nhất định. Sau một thời gian hồng cầu lắng
xuống dưới, kết quả là thể tích của cột huyết tương đã lắng hết hồng
cầu.
Có nhiều PP đo VS, PP được áp dụng rộng rãi là PP
Westergreen
Xét nghiệm VS bằng PP Westergreen.

2. Nguyên tắc Trộn một lượng máu nhất định với tỷ lệ chất kháng đông nhất định,
cho vào ống lắng Westergreen và đặt thẳng đứng. Hồng cầu sẽ lắng xuống đáy
ống sau một thời gian sau 1 và 2 giờ.
3. Phương tiện + Giá đỡ và ống đo Westergreen.
+ Bơm tiêm khô và sạch.
+ Ống nghiệm.
+ Đồng hồ để theo dõi thời gian.
+ Dung dịch chống đông: natricitrat 3,8%.
Xét nghiệm Tốc độ máu lắng (VS)

- Cho vào ống nghiệm và trộn đều


+ 0,4 ml dung dịch natricitrat 3,8%.
+ 1,6 ml máu tĩnh mạch (đảm bảo tỷ
lệ 1:4).
200mm
- Dùng ống Westergren (ống máu lắng) hút máu đã
pha loãng đến vạch 0.
→Lau sạch xung quanh ống máu lắng. Cắm
thẳng đứng ống máu lắng lên giá Westergren.
Xét nghiệm Tốc độ máu lắng (VS)
Đọc chiều cao cột huyết tương bằng thước vạch có sẵn trên ống
Westergreen sau 1 giờ và 2 giờ.
→ Chiều cao cột huyết tương biểu thị dưới dạng mm sẽ thể hiện tốc độ
lắng HC, bởi nó phụ thuộc vào số lượng HC và nồng độ các protein
trọng lượng phân tử cao trong máu. Các protein này thay đổi trong máu
dẫn tới tình trạng kết tụ khác nhau của HC.
→ Tế bào HC lắng càng nhanh, nghĩa là tốc độ kết tụ càng nhanh chỉ ra
tình trạng viêm và hoại tử.
Giá trị bình thường của xét nghiệm máu lắng

Nam: - Dưới 50 tuổi: < 15 mm/1h.


- Trên 50 tuổi: < 20mm/1h.
Nữ: - Dưới 50 tuổi: < 20mm/1h.
- Trên 50 tuổi: < 30 mm/1h.
- Tháng cuối thai kỳ và thời gian sau sinh: < 50
mm/1h.
- Thời gian hành kinh: < 40mm/1h.
Trẻ nhỏ: - từ 3 – 13 mm/1h.
Trẻ sơ sinh: 0 – 2 mm/1h.
Tốc độ lắng hồng cầu làm theo phương pháp Westergren: <
15mm/1h.
Tốc độ máu lắng tăng
 Các nhiễm trùng do vi khuẩn: viêm phổi, viêm ruột thừa, viêm nội tâm mạc
nhiễm khuẩn, viêm xương, apxe, lao…
 Các bệnh lý khối u và ung thư :u lympho, đa u tủy xương
 Các phản ứng viêm mạn tính: viêm hồi đại tràng chảy máu, viêm đa khớp
mạn tính tiến triển, bệnh đau xơ cơ do thấp…
 Bệnh tự miễn
 Nhồi máu cơ tim cấp.
 Các nhiễm nấm hay ký sinh trùng
 Thiếu máu nặng
 Trong thời kỳ có thai, tốc độ lắng hồng cầu tăng nhẹ từ tháng thứ 3 rồi trở lại
bình thường sau đẻ 1 tháng.
Tốc độ máu lắng giảm
 Suy tim,
 Giảm fibrinogen trong máu,
 Giảm protein máu (trong bệnh gan, thận),
 Tăng bạch cầu, tăng hồng cầu…

Khi chỉ số VS bình thường dần phản ánh tình trạng bệnh đang
được cải thiện.
Ý nghĩa của xét nghiệm VS

 Khi cơ thể bị viêm, các tế bào hồng cầu (RBC) sẽ bám vào nhau,
tạo thành khối. Sự vón cục này ảnh hưởng đến tốc độ mà hồng
cầu chìm trong ống nơi đựng mẫu máu.
 Xét nghiệm cho phép đánh giá mức độ tế bào máu vón cục. Các tế
bào chìm xuống đáy ống nghiệm càng nhanh và sâu thì khả năng
bị viêm càng cao.
 Xét nghiệm có thể xác định và đo lường tình trạng viêm nói
chung trong cơ thể. Tuy nhiên không giúp xác định chính xác
nguyên nhân gây viêm. Bởi vì vậy nên thông thường xét nghiệm
này thường được tiến hành kết hợp với các xét nghiệm khác
Ý nghĩa của xét nghiệm VS

Xét nghiệm tốc độ lắng tế bào máu có thể được sử dụng để hỗ trợ chẩn đoán/theo dõi các tình
trạng gây viêm, chẳng hạn như:
 Bệnh tự miễn
 Ung thư
 Nhiễm trùng
 Viêm khớp dạng thấp (RA)
 Lupus ban đỏ hệ thống (SLE)
 Các dạng viêm khớp, một vài bệnh lý cơ hoặc mô liên kết (đau đa cơ dạng thấp), bệnh lý
viêm đường tiêu hóa…
Thể tích hồng cầu lắng đọng
Hematocrit Rate (HCT)

Mục tiêu
1. Trình bày được nguyên tắc của xét nghiệm.
2. Nêu giá trị và chỉ số bình thường của Hématocrit rate.
3. Chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ của xét nghiệm .
4. Tiến hành từng bước có hệ thống kỹ thuật xét nghịêm.
5. Đọc và giải thích kết quả.
6. Cho được chỉ định chính xác .
Thể tích hồng cầu lắng đọng (HCT)

1. Định nghĩa
Là tỷ lệ bách phân HC lắng đọng trong 1 thể tích máu toàn phần sau khi
máu được đem quay ly tâm với một tốc độ nhất định trong một thời gian nhất
định.
% thể tích máu chủ yếu là HC chiếm giữ.
2. Nguyên tắc PP Microhematocrit Wintrobe.
Lấy máu trộn với chất kháng đông khô, cho vào ống Microhematocrit
đem quay ly tâm để lắng HC. Chiều cao cột HC được xác định và ghi kết quả
bằng % với chiều cao của cột máu toàn phần trong ống Microhematocrit.
Kỹ thuật xét nghiệm HCT
Phương tiện:
- Máu tĩnh mạch hoặc mao mạch chưa kịp đông hay đã được chống đông bằng
EDTA khô 1,5mg/ml.
- Dụng cụ lấy máu mao mạch (đầu ngón tay) và tĩnh mạch.
- Heparin tráng ống vi thể tích (nếu máu chưa được chống đông).
- Máy ly tâm vi thể tích tốc độ 10.000 g/phút.
- Thước đo/ Bảng đọc kết quả.
- Ống ly tâm vi thể tích chuẩn (Ống microhematocrit).
- Chất plastic (đất nặn).
Kỹ thuật xét nghiệm HCT
Tiến hành:
+ Lấy máu mao mạch, để máu chảy ra tự nhiên bỏ giọt máu đầu.
nghiêng đầu ống vi thể tích vào máu (450-600), để máu mao dẫn
đến khoảng 3/4 chiều dài ống vi thể tích.
+ Lau sạch máu bên ngoài đầu ống, gắn đầu ống bằng sáp mềm.
Đặt ống vào rãnh của mâm ly tâm. Đầu gắn sáp phải để ở phía
ngoài của mâm.
+ Ly tâm 10.000 vòng/phút trong 5 phút.
+ Đọc kết quả bằng thước đo đặc biệt xác định tỷ lệ cột HC trên cột
máu toàn phần.
Nguyên nhân sai số thường gặp

- Lấy máu: Lấy cả giọt đầu khi chích máu đầu ngón tay, garô lâu quá 1
phút.
- Nồng độ EDTA không thích hợp hoặc heparin bị hỏng do bảo quản.
- Máu để quá 6 giờ.
- Lắc máu không đều trước khi mao dẫn.
- Thời gian và tốc độ của ly tâm không đảm bảo.
- Hồng cầu tự ngưng kết, vỡ hồng cầu.
- Huyết tương bay hơi trong thời gian ly tâm do máy nóng quá hoặc ly
tâm xong nhưng chưa đọc ngay.
- Gắn sáp mềm chưa đủ chặt.
Chỉ số HCT
- Là tỷ lệ thể tích HC trong thể tích máu toàn phần hay còn gọi là dung tích HC.
- Là kết quả của phép chia giữa thể tích HC cho thể tích máu toàn phần trong
cơ thể, được tính theo đơn vị phần trăm.
- Tùy theo độ tuổi, giới tính mà mỗi người có chỉ số HCT khác nhau.
Một người không mang bệnh về hồng cầu sẽ có chỉ số HCT nằm trong
khoảng sau:
+ Trẻ em dưới 15 tuổi: chỉ số HCT trong khoảng từ 35%-39%
+ Người trưởng thành: chỉ số HCT ở nữ khoảng 37% - 48%,

nam khoảng 45% - 52%
Chỉ số HCT

Chỉ số HCT cao khi


 Thiếu nước (nhiệt độ cao, thiếu nước để uống)
 Sự thiếu hiện diện của oxy (thuốc lá, nơi sống cao, xơ hoá phổi)
 Di truyền (bệnh tim bẩm sinh)
 Tăng hồng cầu thứ phát (sự sản xuất quá mức hồng cầu do tuỷ xương
hay bệnh tăng hồng cầu vô căn)
 Bệnh tâm phế mạn (
Chỉ số HCT

Chỉ số HCT thấp khi


 Chảy máu (từ những vết loét, chấn thương, ung thư đại tràng, xuất
huyết nội)
 Sự phá huỷ hồng cầu (thiếu máu hồng cầu hình liềm, lách to)
 Giảm sản xuất hồng cầu (suy tuỷ, ung thư, các loại thuốc)
 Vấn đề về suy dinh dưỡng (thiếu sắt, vitamin B12, suy dinh dưỡng)
 Thừa nước ( uống nhiều nước, thừa nước do truyền tĩnh mạch quá mức
Chỉ số HCT cao/thấp đều cho thấy dấu hiệu sức khoẻ bạn đang có
vấn đề → nên đến phòn.g khám hoặc cơ sở y tế để được tư vấn chính xác.
Chỉ số HCT

- HCT ↑: rối loạn dị ứng, chứng tăng HC, COPD, bệnh


mạch vành, chứng giảm lưu lượng máu (sốt, nôn, tiêu
chảy…), người ở trên núi cao, hút thuốc lá, mất nước.
- HCT ↓ có thể gặp ở bệnh tan máu bẩm sinh
(Thalassemia), bệnh thiếu máu do xuất huyết hay
đang trong thời kỳ mang thai.

Nếu chỉ số HCT thấp sẽ không đủ cung cấp máu


đáp ứng nhu cầu nuôi các cơ quan trong cơ thể, điều này
gây ảnh hưởng đến sức khỏe lâu dài.
Hiện tượng thẩm thấu

Mục tiêu
1. Trình bày được tính thẩm thấu của màng tế bào.
2. Trình bày nguyên tắc của thí nghiệm.
3. Chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ cần thiết và tiến hành từng bước
của thí nghiệm.
4. Xác định áp suất thẩm thấu của dung dịch X.
5. Xác định nồng độ NaCl chỉ sức bền tối đa và tối thiểu của hồng
cầu và giải thích kết quả.
Hiện tượng thẩm thấu

- Một dung dịch ưu trương (nước đường) có một sức hút đối với
dung dịch nhược trương (nước) cho đến khi hai dung dịch đẳng
trương, lực hút này được cân bằng bởi áp suất thủy tĩnh của cột
nước dâng cao thêm (a) lên (a’) và được gọi là áp suất thẩm thấu
của dung dịch đó.
- Dung dịch nào càng chứa nhiều chất hòa tan thì áp suất thẩm
thấu của nó càng cao. Hamburger lập lại thí nghiệm trên những
màng bán thấm sử dụng là màng hồng cầu, và chúng ta sẽ thực
hiện sau đây.
Vai trò của áp suất thẩm thấu trong máu
 Sự ổn định của áp suất thẩm thấu máu trong cơ thể người cũng như động
vật đóng một vai trò hết sức quan trọng. Nếu giá trị của áp suất thẩm thấu
ở hồng cầu và huyết tương là ngang nhau thì hồng cầu sẽ giữ nguyên được
hình dạng cũng như kích thước.
 Nếu cho hồng cầu vào dung dịch muối NaCl có áp suất thẩm thấu lớn hơn
áp suất thẩm thấu hồng cầu thì xảy ra tình trạng là hồng cầu bị teo lại.
 Ngược lại nếu bỏ hồng cầu vào dung dịch có áp suất thẩm thấu nhỏ hơn
thì nước sẽ đi vào hồng cầu. Lúc này hồng cầu sẽ được căng phồng dần
lên. Nếu tăng quá mức có thể dẫn tới hiện tượng tiêu huyết.
Nguyên tắc

Trộn máu vào dung dịch NaCl có nồng độ giảm dần, để


yên. Sau 2 giờ, quan sát xác định nồng độ có hồng cầu bắt đầu
vỡ (dung dịch có màu hồng nhạt) , biểu thị sức bền tối thiểu và
nồng độ làm cho toàn bộ hồng cầu đều vở (dung dịch đỏ đều),
biểu thị sức bền tối đa của hồng cầu .
Phương tiện
 20 ống nghiệm lớn, xếp trên hai giá.
 2 Ống hút 10ml.
 1 Ống nhỏ giọt.
 Dung dịch NaCl 10‰.
 Nước cất.
 Dung dịch X muốn định áp suất thẩm thấu.
 Máu tĩnh mạch (3ml).
Thí nghiệm 1
Tìm ống tiêu huyết giới hạn:
Đánh số thứ tự các ống nghiệm từ 1 đến 10, cho vào mỗi ống như sau
Số TT ống nghiệm 10 9 8 7 6 5 4 3 2 1

NaCl 10‰ (ml) 10 9 8 7 6 5 4 3 2 1

Nước cất (ml) 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9

Nồng độ dung dịch 10‰ 9‰ 8‰ 7‰ 6‰ 5‰ 4‰ 3‰ 2‰ 1‰


trong các ống
Máu TM/ giọt 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2

Đóng nắp ống nghiệm, chúc ngược nhẹ nhàng 2 lần. để hòa lẫn máu với dd (không
được lắc mạnh).
Nhận xét

Biết dung dịch muối đẳng trương với tế bào hồng cầu là 9‰, ta sẽ
thấy:
 Ống số 9 có nồng độ NaCl 9‰ là ống đẳng trương so với tế bào
chất hồng cầu. Số dung môi ra vào hồng cầu bằng nhau, hồng
cầu không thay đổi thể tích.
 Ống số 10 có nồng độ NaCl 10‰ là ống ưu trương so với hồng
cầu. Nước từ tế bào hồng cầu sẽ đi ra dung môi trong ống, hồng
cầu teo lại.
Nhận xét

 Từ ống số 8 (8‰) đến ống số 1 (1‰), dung dịch ngày càng nhược
trương, dung môi đi vào hồng cầu, hồng cầu phình ra.
 Ở một nồng độ NaCl nào đó các tế bào hồng cầu bắt đầu vỡ ra, ở
nồng độ NaCl mà số hồng cầu chưa vỡ bằng với số hồng cầu vỡ ta
có nồng độ tiêu huyết giới hạn.
 Ta sẽ nhận ra ống này nhờ độ trong suốt giới hạn giữa hai dãy ống
trong và đục (ống đục đầu tiên giữa 2 dãy ống trong và đục)→
ống số 5 có nồng độ là NaCL 5‰.
Thí nghiệm 2
Tìm áp suất thẩm thấu của dung dịch X dựa trên kết luận bằng
với một loại máu, trong cùng một điều kiện thí nghiệm, hiện tượng tiêu
huyết giới hạn sẽ xảy ra ở các dung dịch có áp suất thẩm thấu bằng
nhau, ta sẽ suy ra được áp suất thẩm thấu của một dung dịch.
Pha dung dịch X như cách pha với NaCl 10‰

Số của ống nghiệm 10 9 8 7 6 5 4 3 2 1

Dd X‰ (ml) 10 9 8 7 6 5 4 3 2 1
Nước cất (ml) 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9
Nồng độ dung dịch X 9X/10 8X/10 7X/10 6X/ 5X/10 4X/ 3X/10 2X/10 1X/10
trong các ống 10 10
Máu (giọt) 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2
Nhận xét

Giả sử lần này ống tiêu huyết giới hạn xảy ra ở ống 2 → nồng độ ở ống
này là 2X/10 sẽ đẳng trương với ống 5 (của thí nghiệm 1) có nồng độ là
NaCL 5‰. Có nghĩa là:
X đẳng trương với dung dịch [5 x (10/2) x 1000] NaCl = 25/1000 NaCl.
Xác định độ bền vững của màng hồng cầu.
Dùng 10 ống nghiệm đã pha với NaCl 10‰ đem ly tâm, dựa trên màu sắc, cặn lắng ta
sẽ suy ra được ống tiêu huyết tối thiểu và ống tiêu huyết tối đa.
Trị số bình thường của máu người là
Hồng cầu bắt đầu vỡ Hồng cầu vỡ hoàn toàn
(sức bền tối thiểu) (sức bền tối đa)
Máu toàn phần NaCl 4,6o/oo NaCl 3,4o/oo
Hồng cầu rửa NaCl 4,8o/oo NaCl 3,6o/oo
Nếu hồng cầu kém bền vững, các trị số trên sẽ xảy ra ở nồng độ cao hơn.
3. Từ các thí nghiệm trên, ta thấy rằng các dung dịch truyền vào máu phải đẳng trương với tế
bào hồng cầu: dung dịch NaCl 9‰ hoặc dung dịch glucose 5%.
Tương quan SLHC, Hb với HCT

1. Mối tương quan SLHC và lượng Hemoglobin (Hb)


- Tương quan giữa SLHC và thể tích khối HC: gọi C là
SLHC/mm3 máu thì: Hct = C x 10) – 2 đến (C x 10) – 4.
VD: SLHC = 4.000.000/mm3 máu
thì Hct = (4 x 10) - 2 và (4 x 10) - 4 / (38% và
36%).

2. Tương quan giữa lượng Hb và thể tích khối HC: Thể


tích khối HC gấp 3 lần lượng Hb tính bằng g/100 ml
máu.
VD: Hb =13g/100 ml thì HCT = 13 x 3 = 39%.

You might also like