You are on page 1of 7

TRUYỀN DUNG DỊCH BẰNG ĐƯỜNG TĨNH MẠCH

MỤC TIÊU
1. Trình bày được nguyên tắc,chỉ định và chống chỉ định của truyền dung dịch
đường tĩnh mạch.
2. Trình bày được các tai biến có thể xảy ra trong quá trình truyền dịch và cách xử
trí.
3. Chuẩn bị được đúng dụng cụ và tiến hành truyền dung dịch tĩnh mạch đúng quy
trình kỹ thuật.
NỘI DUNG
1. Định nghĩa
Truyền dung dịch tĩnh mạch là đưa vào cơ thể người bệnh một khối lượng dung
dịch và thuốc bằng đường tĩnh mạch.
2. Nguyên tắc truyền dịch vào đường tĩnh mạch.
- Dịch truyền và các dụng cụ phải tuyệt đối vô khuẩn
- Khi tiến hành kỹ thuật phải đúng quy cách và đảm bảo vô khuẩn.
- Nơi tiếp xúc giữa kim và da phải giữ vô khuẩn.
- Tuyệt đối không để không khí lọt vào tĩnh mạch.
- Đảm bảo áp lực của dịch truyền cao hơn áp lực của máu người bệnh.
- Tốc độ chảy của dịch phải theo đúng y lệnh.
- Theo dõi chặt chẽ tình trạng người bệnh trước, trong và sau khi truyền.
- Phát hiện sớm các dấu hiệu của phản ứng và xử trì kịp thời
- Không để lưu kim quá 24h trong cùng một vị trí
3. Chỉ định
Truyền dung dịch tĩnh mạch được chỉ định trong các trường hợp sau:
Hồi phục lại khối lượng tuần hoàn của cơ thể đã mất: ỉa chảy mất nước, bỏng
nặng, mất máu, xuất huyết…
Đưa thuốc vào cơ thể.
Nuôi dưỡng người bệnh: Trong một số trường hợp khi người bệnh không ăn
uống được (hôn mê, tổn thương thực quản, đường tiêu hóa…) có thể nuôi dưỡng người
bệnh bằng đường tĩnh mạch
Mục đích khác như: Giải độc, lợi tiểu…
4. Chống chỉ định
Người bệnh suy tim
Người bệnh tăng huyết áp
Phù phổi cấp
5. Các loại dung dịch thường dùng
Dung dịch đẳng trương:
+ Dung dịch đẳng trương 0.9%.
+ Dung dịch Glucoza 5%.
+ Dung dịch Natrihydrocacbonat 0.14%
Dung dịch ưu trương:
+ Dung dịch Natriclorua 10%, 20%.
+ Dung dịch Glucoza 5%.
+ Dung dịch Natrihydrocacbonat 5 %.
Dung dịch có phân tử lượng lớn:
+ Dextran.
+ Subtosan.
Máu và chế phẩm của máu.
1. Vùng truyền
Tĩnh mạch ở mặt trước khuỷu tay, tĩnh mạch cẳng tay, mu bàn tay, mu bàn chân,
mắt cá trong, tĩnh mạch bẹn, tĩnh mạch đầu ( ở trẻ em)…
Nếu để nuôi dưỡng dài ngày hoặc trong các trường hợp cấp cứu khi các vị trí
thông thường khó lấy và cần đo áp lực tĩnh mạch trung tâm ta cần phải đặt
Catheter tĩnh mạch dưới đòn.
2. Quy trình kỹ thuật.
a. Chuẩn bị người bệnh.
- Xem y lệnh, thực hiện kiểm tra 5 đúng.
- Thông báo, động viên và dặn người bệnh đi đại tiểu tiện trước khi truyền.
7.2. Chuẩn bị người điều dưỡng:
- Điều dưỡng có đủ áo, mũ.
- Rửa tay thường quy.
7.3. Chuẩn bị dụng cụ.
- 2 khay chữ nhật, trụ cắm 1 kìm Kocher.
- Cồn iod, cồn 70 độ, 2 cốc đựng bông cầu.
- Hộp dụng cụ và thuốc chống sốc.
- Chai đựng dung dịch theo y lệnh, bộ dây truyền, phiếu theo dõi truyền dịch.
- Kéo, băng dính, đồng hồ bấm giây.
- Huyết áp, ống nghe.
- Gối kê tay, dây ga rô, cọc truyền.
- Hộp vô khuẩn đựng: gạc tam giác, gạc phủ dịch truyền, bông cầu.
- Găng tay.
- Khay quả đậu hoặc túi đựng đồ bẩn, hộp đựng vật sắc nhọn.
7.4. Kỹ thuật tiến hành.
- Kiểm tra chai dịch, bật nút chai.
- Xé túi đựng dây truyền, khóa dây truyền, cắm dây truyền vào chai dịch, treo
chai dịch lên cọc truyền, đuổi hết khí trong dây truyền và khóa lại.
- Giúp người bệnh nằm tư thế thuận lợi, bộc lộ, xác định vị trí truyền.
- Đặt gối dưới vùng truyền, đặt dây garo trên vị trí truyền.
- Đặt gối dưới vùng truyền, đặt dây garo trên vị trí truyền.
- Thắt dây garo, sát khuẩn vị trí truyền bằng cồn iod, cồn 70 độ.
- Điều dưỡng sát khuẩn tay nhanh/ mang găng ( chỉ sử dụng găng khi có nguy
cơ phơi nhiễm với máu và khi da tay của người làm thủ thuật bị tổn thương).
- Điều dưỡng một tay cố định tĩnh mạch nơi truyền, một tay cầm kim truyền đâm
qua da 1 góc 15 độ đến 30 độ, hạ kim tiêm sát mặt da và luồn kim vào tĩnh mạch,
khi thấy máu vào đốc kim tháo dây ga rô, mở khóa cho dịch chảy, quan sát sắc
mặt người bệnh.
- Cố định đốc kim, đặt gạc phủ vùng truyền, cố định dây truyền, điều chỉnh tốc
độ nhỏ giọt theo chỉ định. Bỏ gối kê tay và dây ga rô.
- Dặn người bệnh những điều cần thiết trước khi rời khỏi giường.
7.5 Thu dọn dụng cụ.
- Phân loại dụng cụ bẩn và xử lý theo quy định.
- Ghi phiếu dịch truyền:
+ Giờ bắt đầu truyền.
+ Số lượng dịch truyền.
+ Giờ kết thúc.
- Ghi kết quả vào phiếu chăm sóc: Ghi tình trạng người bệnh trước, trong và sau
khi truyền dịch, những diễn biến bất thường và xử trí trong khi truyền.
* Cách tính thời gian truyền dịch.
𝑇ổ𝑛𝑔 𝑠ố 𝑑ị𝑐ℎ 𝑡𝑟𝑢𝑦ề𝑛 𝑥 𝑠ố 𝑔𝑖ọ𝑡/𝑚𝑙
Tổng số thời gian ( phút) =
𝑆ố 𝑔𝑖ọ𝑡/𝑝ℎú𝑡

Ví dụ: Chỉ định của bác sỹ truyền tĩnh mạch cho người bệnh một loại dung dịch
với số lượng 500ml, tốc độ truyền L (50) giọt/ phút. Nếu theo qui định 1 ml dung
dịch tương ứng 20 giọt, thì thời gian truyền hết số lượng dịch trên sẽ là.
500𝑚𝑙 𝑥 20 𝑔𝑖ọ𝑡/𝑚𝑙
Thời gian truyền = = 200 𝑝ℎú𝑡 = 3 𝑔𝑖ờ 20 𝑝ℎú𝑡
50 𝑔𝑖ọ𝑡/𝑝ℎú𝑡

3. Theo dõi truyền dịch.


Trong 15 phút đầu theo dõi sát người bệnh về sắc mặt, mạch, huyết áp, nhịp thở,
vùng truyền nếu thấy những biến đổi bất thường phải báo ngay cho thầy thuốc
biết.
Quan sát sự lưu thông của dịch.
Thường xuyên kiểm tra:
+ Xem nơi truyền có phồng không.
+ Dịch chảy có bị tắc không.
+ Không khí có trong dây truyền không.
+ Có bị tuột dây truyền ra khỏi đốc kim không.
+ Khi còn khoảng 10 – 15 ml dịch thì khóa lại, rút kim truyền hoặc thay
chai khác nếu truyền tiếp.
4. Tai biến có thể xảy ra khi truyền dịch.
Dịch không chảy:
Do mũi vát của kim áp sát vào thành mạch.
Do mạch xẹp.
Do tắc kim (thường do cục máu đông trong kim).
Phồng nơi truyền: do kim truyền bị chệch ra khỏi lòng mạch, dịch thoát ra ngoài
gây phồng nơi truyền làm cho người bệnh đau, gây hoại tử tổ chức nếu dịch
truyền là ưu trương, hóa chất…
Người bệnh bị sốc: Trong quá trình truyền dung dịch tĩnh mạch, người bệnh có
thể bị sốc do phản ứng với thuốc, hoặc dịch truyền không đảm bảo. Sốc cũng có
thể xảy ra nếu lượng dịch đưa vào cơ thể người bệnh quá nhanh, với số lượng
lớn.
Phù phổi cấp: Khi truyền dịch với số lượng lớn tốc độ nhanh ( đặc biệt trong
trường hợp người bệnh bị tim, phổi) có thể dẫn đến phù phổi cấp nguy hiểm tính
mạng người bệnh.
Tắc mạch phổi: Truyền dung dịch tĩnh mạch cho người bệnh nếu không đúng
quy trình kỹ thuật, không khí lọt vào trong lòng mạch gây tắc ở những vùng
mạch nhỏ não, phổi…
Nhiễm khuẩn: Nhiễm khuẩn hay gặp trong quá trình truyền dịch cho người bệnh
là các vi khuẩn gây nhiễm khuẩn máu, HIV, vi rút viêm gan.

BẢNG KIỂM KỸ THUẬT TRUYỀN DỊCH


Mức độ
TT Các bước tiến hành
2 1 0

1 Chuẩn bị bệnh nhân:

- Chào hỏi, tự giới thiệu mình


- Xác định đúng người bệnh
- Thông báo, giải thích, động viên người bệnh, dặn người bệnh đi đại tiểu tiện
- Nhận định tình trạng người bệnh
2 Chuẩn bị dụng cụ:

NVYT đủ trang phục y tế, rửa tay thường quy

Dụng cụ:
Khay chữ nhật, gạc miếng, ống cắm kìm, 2 kìm kose, hộp đựng bông, cồn 700,
dịch truyền theo y lệnh, dây truyền dịch.

Kéo, băng dính, dung dịch sát khuẩn tay nhanh, găng tay, máy đo huyết áp, ống
nghe, nhiệt kế, đồng hồ bấm giây, băng cuộn, bộ tứ (dây garo, gối kê tay, tấm
nilon nhỏ, nẹp cố định)

Phiếu chăm sóc, phiếu theo dõi truyền dịch.

Các hộp đựng rác thải y tế, hộp đựng vỏ thuốc, hộp đựng vật sắc nhọn.

3 Tiến hành

3.1 Đo dấu hiệu sinh tồn cho người bệnh

3.2 Kiểm tra dịch truyền, sát khuẩn tay nhanh

3.3 Bật nắp chai dịch, đặt bông cồn lên nút chai (nếu cần), pha thuốc vào dịch
truyền (nếu có)

3.4 Kiểm tra và mở túi đựng dây truyền, cắm dây truyền vào chai dịch, khóa lại

3.5 Treo chai dịch lên cọc truyền, đuổi khí trong vỏ bao, khóa lại

3.6 Cắt băng dính dán vào góc khay

Để người bệnh ở tư thế thuận tiện, bộc lộ và xác định vị trí truyền dịch

3.7 Mang găng tay, đặt tấm nilon nhỏ, gối kê tay vào dây cao su dưới vị trí truyền

3.8 Buộc dây garo trên vị trí truyền khoảng 5cm

3.9 Sát khuẩn vùng truyền 2 lần theo hình xoáy ốc đường kính 5cm hoặc theo dọc
đường đi của tĩnh mạch bằng cồn 700.

3.10 Một tay căng da vùng truyền, một tay cầm kim gắn dây truyền ngửa mũi vát
đâm chếch 150 – 300 so với mặt da. Khi thấy máu trào ra, luồn kim vào tĩnh
mạch, tháo dây garo
3.11 Mở khóa cho dịch chảy, quan sát sắc mặt người bệnh và vùng truyền, hỏi cảm
giác người bệnh

3.12 Đặt 01 miếng gạc ở dưới đốc kim, 01 miếng gạc phủ kín kim, cố định đốc kim
và dây truyền dịch.

3.13 Điều chỉnh tốc độ dịch chảy theo y lệnh

3.14 Rút dây garo, gối kê tay, tấm nilon nhỏ, cố định nẹp (nếu cần)

3.15 Giúp người bệnh trở về tư thế thoải mái, đánh giá người bệnh và dặn dò những
điều cần thiết

3.16 Thu dọn dụng cụ và phân loại theo quy định, tháo găng, rửa tay

3.17 Ghi phiếu truyền dịch, ghi hồ sơ theo dõi

Ghi chú:
- 0: Không làm hoặc có làm nhưng sai trầm trọng
- 1: Có làm nhưng cần cải thiện thêm
- 2: Làm tốt

You might also like