You are on page 1of 6

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KẾT THÚC HỌC PHẦN

MÔN: KIỂM SOÁT NHIỄM KHUẨN

Câu 1: Anh/ chị hãy trình bày định nghĩa nhiễm khuẩn bệnh viện và các đường lây
truyền nhiễm khuẩn bệnh viện.
1. Định nghĩa
Nhiễm khuẩn bệnh viện (NKBV) là những nhiểm khuẩn mắc phải trong thời gian
người bệnh điều trị tại bệnh viện và nhiễm khuẩn này không hiện diện cũng như không nằm
trong giai đoạn ủ bệnh tại thời điểm nhâp viện. NKBV thường xuất hiện sau 48 giờ kể từ khi
người bệnh nhâp viện”.
2. Đường lây truyền
a. Lây qua đường tiếp xúc
b. Lây qua đường giọt bắn
c. Lây qua đường không khí

Câu 2 . Anh/ chị hãy trình bày nội dung phòng ngừa theo đường lây truyền qua đường
tiếp xúc, đường giọt bắn, đường không khí./.
Gợi ý
1. Phòng ngừa lây qua đường tiếp xúc
- Cho người bệnh nằm phòng riêng.
- Sử dụng bảo hộ lao động đúng cách khi chăm sóc người bệnh
- Hạn chế tối đa việc vận chuyển người bệnh
- Thiết bị chăm sóc người bệnh cần được tiệt khuẩn trước khi sử dụng cho mỗi người
bệnh.
2. Phòng ngừa lây truyền qua giọt bắn
- Cho người bệnh nằm phòng riêng.
- Vệ sinh tay, mang khẩu trang khi cần tiếp xúc với người bệnh trong phạm vi 1m.
- Hnaj chế tối đa vận chuyển người bệnh, khi cần vận chuyển phải mang khẩu trang
cho người bệnh,
3. Phòng ngừa lây truyền qua không khí
- Săp xếp người bệnh nằm phòng cách ly, tốt nhất là phòng có áp lực âm. Nếu sử dụng
phương pháp thông khí tự nhiên,cần chọn phòng ở cuối chiều gió và mở cửa số đối
lưu để đạt thông khí tối đa.
- Mang khẩu trang có hiệu lực lọc cao
- Hạn chế vận chuyển người bệnh. Chỉ vận chuyển trong trường hợp hết sức cần thiết
và người bệnh phải được mang khẩu trang khi vận chuyển.

Câu 3 : Anh/ chị hãy trình bày các cách phân loại chất thải y tế.
Gợi ý
1. Chất thải thông thường
- Chất thải y tế thông thường phát sinh từ buồng bệnh:
- Chất thải y tế thông thường phát sinh từ hoạt động chuyên môn y tế: chai lọ thủy
tinh, các vật liệu nhựa
- Chất thải phát sinh từ công việc hành chính: giấy, báo, tài liệu…
- Chất thải ngoại cảnh: lá cây, rác từ khu vực ngoại cảnh.
2. Chất thải gây lây nhiễm
- Các vật sắc nhọn
- Chất thải lây nhiễm sắc nhọn: Đựng trong thùng hoặc hộp có màu vàng;
- Chất thải lây nhiễm không sắc nhọn: Đựng trong túi hoặc trong thùng có lót túi và có
màu vàng;
- Chất thải có nguy cơ lây nhiễm cao: phát sinh trong phòng xét nghiệm: dụng cụ đựng
bệnh phẩm, bệnh phẩm…
- Chất thải giải phẫu: mô cơ quan, bộ phận cơ thể…
3. Chất thải hóa học nguy hại
- Dược phẩm qua hạn, kém phẩm chất
- Chất hóa học nguy hại sử dụng trong y tế
- Chất gây độc tế bào
- Chất thải chứa kim loại nặng
Đựng trong túi hoặc trong thùng có lót túi và có màu đen;
4. Chất thải phóng xạ
- Chất thải rắn chó chứa phóng xạ: ống tiêm, bơm tiêm, kim tiêm, kính bảo hộ…
- Chất thải lỏng có chúa phóng xạ: nước tiểu, chất bài tiết, nước súc rửa dụng cụ có
chất phóng xạ…
- Chất thải phóng xạn khí: các chất áp dụng trong lâm sàng, các khí thoát ra từ kho
chứa chất phóng xạ…
5. Bình chứa áp suất
- Bình chứa khí có áp suất như bình CO2, O2, Gas, bình khí dung, bình khí dùng 1 lần,
xy ranh khí nén, can nước … các bình này dễ gây cháy nổ, khi xử lý cần phân loại
riêng.

Câu 4. Anh/ chị hãy trình bày cách sơ cứu ngay sau khi phơi nhiễm với máu và dịch cơ thể.
Đây là gợi ý, không cần phải vẽ hình như gợi ý đáp án

Câu 5. Bệnh nhi nhập viện khoa Hồi sức tích cực vào ngày thứ tư của bệnh với
tình trạng lúc truỵ tim mạch, rối loạn đông máu. Bệnh nhân đã được đặt Catheter
mạch máu trung tâm để theo dõi huyết động và đặt catheter mạch máu ngoại biên để
truyền dịch và nuôi dưỡng. Sau khi được điều trị tích cực, bệnh nhi ổn dần, đến ngày
thứ 3 của nhập viện, bệnh nhi xuất hiện sốt 38,5 0C, Xét nghiệm máu có BC
15000/mm3 (N 75%, L 25%), TC 150000/mm3, Cấy máu: S.aureus kháng Cefotaxim,
Oxacilline, Gentamycin; nhạy: Vancomycin, Rifampicin.
1. là điều dưỡng chăm sóc bệnh nhi trên, Anh/Chị hãy: Xác định đây có phải là
trường hợp nhiễm khuẩn bệnh viện không? Loại nào? Nêu các yếu tố nguy cơ dẫn
đến nhiễm khuẩn bệnh viện trường hợp trên?
2. Hãy nêu biện pháp phòng ngừa loại nhiễm khuẩn bệnh viện trong tình huống
trên?
Gợi ý:
Đây là trường hợp nhiễm khuẩn bệnh viện. Loại nhiễm khuẩn huyết.
Yếu tố nguy cơ ảnh hưởng đến nhiễm khuẩn huyết:
Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến quá trình nhiễm khuẩn huyết ở người có đặt ống thông
mạch máu.
a. Yếu tố người bệnh.
- Tình trạng suy giảm miễn dịch của người bệnh làm gia tăng yếu tố nguy cơ NKH
như người già, trẻ sơ sinh non yếu, trẻ có bệnh nhiễm khuẩn hoặc tổn thương da hở, suy
dinh dưỡng, tiểu đường, HIV, …
b.Yếu tố can thiệp.(
- Vị trí đặt: Loại ống thông mạch máu, mạch máu ngoại biên,
trung tâm. ống thông mạch máu ngoại biên ít nguy cơ hơn ống thông mạch máu trung tâm.
- Thời gian lưu ống thông mạch máu càng dài, nguy cơ nhiễm
khuẩn huyết càng gia tăng.
c.Yếu tố môi trường.
- Đặt ống thông mạch máu trong môi trường có nguy cơ lây nhiễm và tình trạng cấp
cứu nguy cơ cao hơn đặt có chuẩn bị và môi trường có kiểm soát.
- Sự không tuân thủ quy trình và kỹ thuật đặt vô khuẩn cũng có thể góp phần làm gia
tăng nguy cơ nhiễm khuẩn huyết. Khi đặt tuân thủ sử dụng phương tiện vô khuẩn làm giảm
nguy cơ lây nhiễm.
Có 4 đường nhiễm vào máu đã được ghi nhận là:
Vi khuẩn từ trên da người bệnh di chuyển vào vùng da của vị trí đặt ống thông và tụ
tập suốt chiều dài của bề mặt ống thông đến đầu ống thông, đây là con đường nhiễm khuẩn
thông thường nhất của của những ống thông mạch máu ngắn ngày.
Vi khuẩn xâm nhập trực tiếp vào nắp cửa bơm thuốc (Hub) do tiếp xúc với bàn tay
hoặc dịch bị nhiễm hoặc thiết bị đặt bị nhiễm.
Do các máu tụ, mảnh tế bào bị nhiễm khuẩn có thể do kỹ thuật đặt, hoặc từ nơi khác di
chuyển đến (ít gặp hơn)
Từ dịch bị nhiễm đưa vào (hiếm gặp)

Câu 5. Bệnh nhân 18 tuổi, nhập viện vào ngày thứ 3 của bệnh với các triệu
chứng: sốt, chướng bụng, bí tiểu, siêu âm có áp xe quanh thận. Được chẩn đoán áp xe
quanh thận và phẫu thuật. Sau phẫu thuật, bệnh nhân hết sốt, dịch dẫn lưu trong dần.
5 ngày sau người bệnh sốt lại, dịch dẫn lưu ra đục, vết mổ sưng đỏ, đau.
1/ Anh/Chị hãy Chẩn đoán tình trạng nhiễm khuẩn hiện hiện tại? loại nhiễm
khuẩn? Nêu các yếu tố nguy cơ gây nhiễm khuẩn trên?
2/ Nêu biện pháp phòng ngừa như thế nào với nhiễm khuẩn trên?
Gợi ý các ý chính:
- Tình trạng Người bệnh có phẫu thuật sau 5 ngày, người bệnh sốt lại, dịch dẫn lưu
ra đục, vết mổ sưng đỏ, đau.
- Người bệnh bị nhiễm khuẩn bệnh viện. Loại nhiễm khuẩn: Nhiễm khuẩn vết mổ.
- Các yếu tố nguy cơ gây nhiễm khuẩn vết mổ: Có 4 nhóm yếu tố nguy cơ gây NKVM
gồm:
- Yếu tố người bệnh
+ Người bệnh phẫu thuật đang mắc nhiễm khuẩn tại vùng phẫu thuật, bệnh tiểu
đường, nghiện thuốc lá; đang sử dụng các thuốc ức chế miễn dịch; Người bệnh béo phì hoặc
suy dinh dưỡng…
- Yếu tố môi trường
+ Khử khuẩn
+ Điều kiện khu phẫu thuật không đảm bảo vô khuẩn:
+ Dụng cụ y tế:
+ Không tuân thủ nguyên tắc vô khuẩn
-Yếu tố phẫu thuật
+ Thời gian phẫu thuật:
+ Loại phẫu thuật:
- Yếu tố vi sinh vật

Câu 6. Điều dưỡng Nguyễn Văn A nhận được y lệnh tiêm bắp một loại thuốc và
truyền dịch đẳng trương cho một người bệnh nam giới mới nhập viện trong trạng thái bị
kích động. Trước khi tiêm, bạn A nhận định người bệnh và thấy rằng người bệnh có tiền
sử nghiện rượu và tiêm chích thuốc gây nghiện. Trong quá trình thực hiện y lệnh tiêm thuốc
và truyền dịch do người bệnh giãy giụa làm kim tiêm sau khi tiêm cho người bệnh bị chọc
vào cánh tay bạn A.
1/ Anh/Chị hãy nêu quy trình xử lý tai nạn rủi ro do kim tiêm ở tình huống
trên ? Tư vấn cho nhân viên y tế trong trường hợp nghi ngờ người bệnh có HIV
dương tính?
2/ Nêu những hành vi nguy cơ liên quan đến tiêm, các lưu ý thực hành tiêm an
toàn và những điều không được làm khi thực hành tiêm ?
Gợi ý chính

Quy trình xử lý tai nạn rủi ro do kim tiêm ở tình huống trên:
1. Xử trí tại chỗ:.
- Rửa ngay vùng da bị tổn thương bằng xà phòng và nước, dưới vòi nước chảy.
- Để máu ở vết thương tự chảy, không nặn bóp vết thương.
- Băng vết thương lại.
2. Báo cáo người phụ trách trực tiếp biết và làm biên bản.
3. Đánh giá nguy cơ phơi nhiễm.
4. Xác định tình trạng HIV của người bệnh.
5. Gặp bác sĩ chuyên khoa để xin tư vấn và điều trị nếu cần.

Tư vấn cho nhân viên y tế trong trường hợp nghi ngờ người bệnh có HIV dương
tính
……………………………

Nêu những hành vi nguy cơ liên quan đến tiêm, các lưu ý thực hành tiêm
an toàn và những điều không được làm khi thực hành tiêm ?

Học viên tự làm

You might also like