You are on page 1of 9

Quy trình kỹ thuật truyền máu Phòng Điều dưỡng

Phiên bản: 01/2020 Mã số: ĐD/QTKT-T.MÁU/01.20

1. MỤC ĐÍCH:
Quy trình này hướng dẫn cách đưa máu vào cơ thể người bệnh (NB) theo chỉ
định qua đường tĩnh mạch nhằm mục đích:
 Hồi phục số lượng máu mất, nâng huyết áp.
 Chống nhiễm khuẩn, nhiễm độc.
 Cầm máu vì trong máu mang sẵn các yếu tố như Fibrinogen, Prothrombin, tiểu
cầu.

2. PHẠM VI ÁP DỤNG:
Quy trình này được áp dụng tại các khoa lâm sàng trong bệnh viện Chợ Rẫy, áp
dụng trong các trường hợp NB:
 Xuất huyết nội nặng, sốc chấn thương, mất máu nặng do đứt động mạch.
 Thiếu máu nặng.
 Nhiễm khuẩn, nhiễm độc nặng.
 Các bệnh về máu.

3. PHÂN CÔNG TRÁCH NHIỆM:


 Phòng Điều dưỡng chịu trách nhiệm xây dựng quy trình này, trình Hội đồng khoa
học kỹ thuật và ban hành quy trình này đến các khoa lâm sàng và khoa cận lâm sàng
có điều trị và chăm sóc trực tiếp cho NB.
 Điều dưỡng trưởng khoa/kỹ thuật viên trưởng khoa hoặc phụ tá điều dưỡng
trưởng chịu trách nhiệm tổ chức triển khai, hướng dẫn, đôn đốc và giám sát thực hiện
quy trình này tại khoa.
 Điều dưỡng/kỹ thuật y có trách nhiệm thực hiện đúng yêu cầu quy trình và báo
cáo kết quả thực hiện tại khoa.
 Mọi sửa đổi nội dung quy trình này phải được Giám đốc bệnh viện thông qua.

4. ĐỊNH NGHĨA, THUẬT NGỮ VÀ TỪ VIẾT TẮT:


 Định nghĩa và thuật ngữ:
Truyền máu là đưa thành phần sống của cơ thể này vào cơ thể khác, do vậy phải
đảm bảo thành phần được truyền có thể tồn tại trong cơ thể người nhận và không gây
ra phản ứng miễn dịch.

Trang 2/9
Quy trình kỹ thuật truyền máu Phòng Điều dưỡng
Phiên bản: 01/2020 Mã số: ĐD/QTKT-T.MÁU/01.20

Truyền máu cũng có thể là nguyên nhân lây lan bệnh nhiễm trùng cho người
bệnh và biến chứng có thể xảy ra. Vì vậy bác sỹ, điều dưỡng phải hiểu rõ lợi ích, bất
lợi của truyền máu cho từng trường hợp cụ thể, đồng thời chuẩn bị đầy đủ cơ sở và
kiến thức cần thiết để xử trí những vấn đề có thể xảy ra khi truyền máu.

 Từ viết tắt:
 NB: Người bệnh

5. NỘI DUNG QUY TRÌNH:

A. CHUẨN BỊ:

A.1. Người bệnh


 Nhận định đúng NB (quy trình xác định NB)
 Báo và giải thích cho NB biết kỹ thuật sắp làm.
 Đo các chỉ số sinh tồn.
 Hỏi NB về tiền sử dị ứng hay phản ứng với máu.
 Dặn dò NB đi vệ sinh trước khi truyền.

A.2. Túi máu


A1.1. Lấy mẫu máu:
Kiểm tra chỉ định truyền máu, họ tên, năm sinh, số nhập viện, khoa, số giường
bệnh, đối chiếu với hồ sơ bệnh án, phiếu xét nghiệm, phiếu dự trù máu và phiếu truyền
máu.
 Kiểm tra tại giường bệnh xác nhận đúng NB.
 Lấy mẫu máu tĩnh mạch NB cho ngayvào 2 ống nghiệm: 1ml - 2ml máu vào ống
có chống đông và 4 ml - 5 ml máu vào ống không có chống đông.
 Ghi thông tin NB trên nhãn ống nghiệm: Họ tên, năm sinh, số nhập viện, số
giường, khoa phòng.
 Trực tiếp chuyển hoặc bàn giao cho điều dưỡng khác chuyển: phiếu dự trù, phiếu
nhóm máu và các mẫu máu cho đơn vị cấp phát máu.

Trang 3/9
Quy trình kỹ thuật truyền máu Phòng Điều dưỡng
Phiên bản: 01/2020 Mã số: ĐD/QTKT-T.MÁU/01.20

A1.2. Lĩnh máu:


Lĩnh máu tại đơn vị cấp phát máu (kèm card để định nhóm máu và phản ứng
chéo tại giường).
 Kiểm tra, đối chiếu thông tin trên phiếu dự trù máu, đơn vị máu.
 Có phương tiện bảo quản, vận chuyển phù hợp.
 Kiểm tra hạn sử dụng và chất lượng túi máu đảm bảo không bị:
 Thủng, hở, nứt, vỡ ở túi đựng, ống dây, vị trí cắm dây truyền.
 Hiện tượng không phân lớp hoặc phân lớp bất thường giữa các thành phần
máu.
 Có màu sắc bất thường:
o Màu hồng hoặc đỏ ở phần trên mặt phân cách huyết tương và hồng cầu
hoặc toàn bộ huyết tương.
o Huyết tương có màu sắc bất thường.
o Phần hồng cầu đổi màu tím đỏ hoặc đen sẫm hoặc màu sắc bất thường khác.
Có cục đông, vẩn, tủa; Có nổi váng trên bề mặt.

A.3. Dụng cụ
 Bộ dây truyền máu (có bầu lọc).
 Mâm tiêm vô khuẩn: Bình kềm, hộp gòn khô, gòn cồn miếng.
 Ống tiêm vô khuẩn (5-10ml).
 Gạc vô khuẩn.
 Bồn hạt đậu.
 Dung dịch rửa tay nhanh.
 Máy đo huyết áp, ống nghe, nhiệt kế.
 Hộp thuốc cấp cứu phản vệ: đủ dụng cụ, thuốc còn hạn dùng.
 Phiếu truyền máu.
 Dụng cụ làm phản ứng chéo, huyết thanh mẫu.
 Gối kê tay (nếu cần), giấy lót tay, dây thắt mạch, băng keo, găng tay…
 Trụ treo, viết.

Trang 4/9
Quy trình kỹ thuật truyền máu Phòng Điều dưỡng
Phiên bản: 01/2020 Mã số: ĐD/QTKT-T.MÁU/01.20

B. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH


1) Mang khẩu trang, vệ sinh tay thường quy.
2) Chuẩn bị dụng cụ đầy đủ và phù hợp, mang đến giường NB.
3) Chào NB – Xác định đúng NB (quy trình xác định NB).
4) Báo và giải thích cho NB hoặc người nhà NB biết kỹ thuật sắp thực hiện.
5) Cho NB nằm tư thế thích hợp.
6) Đo các chỉ số sinh tồn.
7) Kiểm tra lại túi máu:
 Nhóm máu, yếu tố Rh.
 Tên người nhận, người cho
 Mã số túi máu
 Loại máu, chế phẩm
 Số lượng máu
 Chất lượng, màu sắc
 Ngày dự trữ
8) Thực hiện xác định nhóm máu của NB, túi máu và làm phản ứng chéo tại giường
bệnh theo quy trình truyền máu được ban hành vào ngày 01/08/2015 của Giám đốc
BVCR.
9) Kiểm tra lại kết quả thử phản ứng chéo tại giường và nhóm máu của NB, túi máu.
10) Mang găng sạch.
11) Làm ấm túi máu.
12) Cắm dây truyền máu vào túi máu, treo túi máu lên trụ, cho máu vào 1/2-2/3 bầu
đếm giọt.
13) Đuổi khí vào bồn hạt đậu, khoá lại, che chở đầu dây truyền máu an toàn. Cắt sẵn
băng keo.
14) Chọn tĩnh mạch, lót giấy, đặt gối kê tay (nếu cần)
15) Buộc dây thắt mạch cách vị trí tiêm 10-15cm.
16) Sát trùng nơi tiêm rộng từ trong ra ngoài 5 cm cho đến khi sạch.
17) Căng da, đâm kim vào tĩnh mạch 1 góc 30 – 40 độ, kiểm tra có máu chảy ra tháo
dây thắt mạch, lắp dây truyền máu vào kim an toàn, mở khoá cho máu chảy chậm.
* Trường hợp dùng ống tiêm: tháo chuôi lấy ống tiêm ra, gắn dây truyền máu vào.

Trang 5/9
Quy trình kỹ thuật truyền máu Phòng Điều dưỡng
Phiên bản: 01/2020 Mã số: ĐD/QTKT-T.MÁU/01.20

18) Cố định đốc kim, che thân kim bằng gạc vô khuẩn hoặc bằng băng keo cá nhân,
cố định dây truyền an toàn.
19) Làm phản ứng sinh vật:
 Cho máu chảy theo y lệnh 20ml đầu.
 Cho chảy chậm lại 8-10giọt / phút trong 5 phút.
 Sau 5 phút không có dấu hiệu bất thường cho chảy theo y lệnh 20ml nữa.
 Cho chảy chậm lại 8-10giọt / phút trong 5 phút.
 Sau 5 phút không có dấu hiệu bất thường cho chảy tiếp theo y lệnh.
20) Thu dọn dụng cụ, tháo găng, sát khuẩn tay nhanh.
21) Cho NB nằm lại tư thế tiện nghi, dặn dò NB những điều cần thiết (nếu được).
22) Theo dõi NB trong quá trình truyền máu: đo mạch, huyết áp…
23) Xử lý dụng cụ đúng quy trình, xử lý rác đúng.
24) Vệ sinh tay thường quy.
25) Ghi hồ sơ và phiếu theo dõi truyền máu.

C. THEO DÕI
Theo dõi sát NB nhằm phát hiện các vấn đề tai biến hoặc các phản ứng sớm và
muộn có thể xảy ra trong khi truyền máu để báo cáo và xử trí kịp thời.

D. LƯU Ý
 Phải sử dụng bộ dây truyền máu có bầu lọc phù hợp.
 Không được pha bất cứ chất gì vào túi máu, ngoại trừ trường hợp có chỉ định hòa
loãng khối hồng cầu bằng muối đẳng trương NaCl 0,9% loại truyền tĩnh mạch.
 Báo cáo ngay các tai biến có liên quan đến truyền máu.
 Truyền máu trong vòng 04 giờ kể từ thời điểm nhận máu cho đến khi kết thúc
truyền máu.
 Đối với tiểu cầu thì truyền càng sớm càng tốt: trong vòng 06 giờ kể từ thời điểm
nhận máu, nếu không truyền thì trả lại đơn vị cấp phát máu.

6. LƯU TRỮ HỒ SƠ:


Tên quy trình: Quy trình kỹ thuật truyền máu
Nơi lưu trữ: Phòng Điều Dưỡng, phòng hành chính các khoa

Trang 6/9
Quy trình kỹ thuật truyền máu Phòng Điều dưỡng
Phiên bản: 01/2020 Mã số: ĐD/QTKT-T.MÁU/01.20

7. TÀI LIỆU LIÊN QUAN:


Quy trình xác định người bệnh
Quy trình kỹ thuật vệ sinh tay thường quy
8. TÀI LIỆU THAM KHẢO
 Bệnh viện Chợ Rẫy (2015). Quy trình truyền máu lâm sàng.
 Bộ Y Tế (2013). “Hướng dẫn hoạt động truyền máu”, Ban hành kèm theo thông
tư 26/2013/TT-BYT.
 Đoàn Thị Anh Lê (2014). “Kỹ thuật điều dưỡng cơ sở”, Nhà xuất bản y học,
trang 322-332.
 Trần Thị Thuận (2012). “Điều dưỡng cơ bản II”, Nhà xuất bản y học, trang 337-
348.

Trang 7/9
Quy trình kỹ thuật truyền máu Phòng Điều dưỡng
Phiên bản: 01/2020 Mã số: ĐD/QTKT-T.MÁU/01.20

Phụ lục 1
BẢNG KIỂM ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN KỸ THUẬT TRUYỀN MÁU
Lượng giá
STT Nội dung thực hiện thực hiện
Có Không
1 Mang khẩu trang, vệ sinh tay thường quy.
Chuẩn bị dụng cụ đầy đủ và phù hợp, mang đến giường người bệnh
2
(NB).
3 Chào NB – Xác định đúng NB (quy trình xác định NB).
Báo và giải thích cho NB hoặc người nhà NB biết kỹ thuật sắp thực
4
hiện.
5 Cho NB nằm tư thế thích hợp.
6 Đo các chỉ số sinh tồn.
Kiểm tra lại túi máu:
• Nhóm máu, yếu tố Rh
• Tên người nhận, người cho
• Mã số túi máu
7
• Loại máu, chế phẩm
• Số lượng máu
• Chất lượng, màu sắc
• Ngày dự trữ
Thực hiện xác định nhóm máu của NB, túi máu và làm phản ứng chéo
8 tại giường bệnh theo quy trình truyền máu được ban hành vào ngày
01/08/2015 của Giám đốc BVCR.
Kiểm tra lại kết quả thử phản ứng chéo tại giường và nhóm máu của
9
NB, túi máu.
10 Mang găng sạch.
11 Làm ấm túi máu.
Cắm dây truyền máu vào túi máu, treo túi máu lên trụ, cho máu vào 1/2-
12
2/3 bầu đếm giọt.
Đuổi khí vào bồn hạt đậu, khoá lại, che chở đầu dây truyền máu an toàn.
13
Cắt sẵn băng keo.
14 Chọn tĩnh mạch, lót giấy, đặt gối kê tay (nếu cần)
15 Buộc dây thắt mạch cách vị trí tiêm 10-15cm.

Trang 8/9
Quy trình kỹ thuật truyền máu Phòng Điều dưỡng
Phiên bản: 01/2020 Mã số: ĐD/QTKT-T.MÁU/01.20

Lượng giá
STT Nội dung thực hiện thực hiện
Có Không
16 Sát trùng nơi tiêm rộng từ trong ra ngoài 5 cm cho đến khi sạch.
Căng da, đâm kim vào tĩnh mạch 1 góc 30 – 40 độ kiểm tra có máu chảy
ra tháo dây thắt mạch, lắp dây truyền máu vào kim an toàn, mở khoá cho
17 máu chảy chậm.
* Trường hợp dùng ống tiêm: tháo chuôi lấy ống tiêm ra, gắn dây truyền
máu vào.
Cố định đốc kim, che thân kim bằng gạc vô khuẩn hoặc bằng băng keo
18
cá nhân, cố định dây truyền an toàn.
Làm phản ứng sinh vật:
• Cho máu chảy theo y lệnh 20ml đầu.
• Cho chảy chậm lại 8-10giọt / phút trong 5 phút.
19 • Sau 5 phút không có dấu hiệu bất thường cho chảy theo y lệnh 20ml
nữa.
• Cho chảy chậm lại 8-10giọt / phút trong 5 phút.
• Sau 5 phút không có dấu hiệu bất thường cho chảy tiếp theo y lệnh.
20 Thu dọn dụng cụ, tháo găng, sát khuẩn tay nhanh.
Cho NB nằm lại tư thế tiện nghi, dặn dò NB những điều cần thiết (nếu
21
được).
22 Theo dõi NB trong quá trình truyền máu: đo mạch, huyết áp…
23 Xử lý dụng cụ đúng quy trình, xử lý rác đúng.
24 Vệ sinh tay thường quy.
25 Ghi hồ sơ và phiếu theo dõi truyền máu.
Người đánh giá

Trang 9/9

You might also like