You are on page 1of 12

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUỐC TẾ HỒNG BÀNG

BÁO CÁO HUYẾT HỌC ĐÔNG MÁU


MÁY ĐÔNG CẦM MÁU TỰ ĐỘNG ĐƯỢC
SỬ DỤNG Ở BỆNH VIỆN

LỚP: XN19DH-XN3
THÀNH VIÊN NHÓM: NGUYỄN THANH TRÍ
NGUYỄN THÀNH TRUNG
HUỲNH LÊ ĐAN THANH
SÁI THỊ THUỲ TRANG

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH


2021
CHƯƠNG 1: CÁC XÉT NGHIỆM THĂM DÒ QUÁ TRÌNH ĐÔNG
MÁU

I. CHỈ ĐỊNH TRONG LÂM SÀNG


 Chỉ định xét nghiệm phát hiện nguy cơ chảy máu, vết bầm tím trên cơ
thể
 Chỉ định xét nghiệm khi bệnh nhân có triệu chứng trên lâm sàng hoặc
tiền sử gợi ý có rối loạn đông cầm máu.
 Bệnh nhân chảy máu chân răng, nhổ răng
 Bệnh nhân bị bệnh gan, chảy máu cam, xuất huyết, chảy máu đường tiêu
hóa,..
 Chỉ định cho bệnh nhân tiền phẫu, tiểu phẫu, cắt bao quy đầu, đốt laser,
 Chỉ định khi bệnh nhân điều trị thuốc chống đông, thay van tim, thiếu
hụt vitamin K..
 Truyền máu nhiều lần, bệnh thalasamia,..
II. CÁC XÉT NGHIỆM THĂM DÒ QUÁ TRÌNH ĐÔNG MÁU:
 Thời gian đông máu:
Theo dõi thời gian đông của máu toàn phần. Theo phương pháp Lee
White (thời gian máu đông trong ống nghiệm ở nhiệt độ 37 0C) bình thường
là 8- 12 phút, thời gian đông máu được coi là kéo dài khi trên 15 phút, từ 12
đến 15 phút là nghi ngờ.

 Thời gian prothrombin (PT):


Khảo sát con đường đông máu ngoại sinh:PT chủ yếu biểu hiện hoạt tính
đông máu của các yếu tố tham gia trong con đường đông máu ngoại sinh (II,
V, VII, X, fibrinogen...)
1
Kết quả xét nghiệm có thể được thể hiện theo những cách sau:
 Tỷ lệ % phức hệ prothrombin (PT%): là
tỷ lệ hoạt tính của phức hệ trong huyết
tương cần thử so với mẫu chuẩn. Bình
thường PT% nằm trong khoảng 70-
140%
 PT: tính theo thời gian đông: Bình
thường: 10 - 14 giây.
 PTr (PT rate): là tỷ số giữa PT của bệnh
nhân và PT của chứng bình thường. Giá
trị của PTr ở trong khoảng 0,9-1,2. 
 Chỉ số bình thường hoá quốc tế (INR:
international normalized ratio). INR=
(PTr)ISI.. Trong đó ISI (international
sensitive index) là chỉ số độ nhạy quốc tế của sinh phẩm
thromboplastin sử dụng để làm xét nghiệm (chỉ số này được các nhà
sản xuất cung cấp theo từng lô sinh phẩm). Chỉ cố INR được dùng để
theo dõi ở các bệnh nhân dùng thuốc chống đông kháng Vitamin K.

 Thời gian thromboplastin từng phần được hoạt hoá (APTT) :


APTT chủ yếu biểu hiện hoạt tính
đông máu của các yếu tố tham gia
trong con đường đông máu nội sinh
(VIII, IX, XI, XII, II, X, fibrinogen...)
Kết quả xét nghiệm có thể được thể
hiện theo những cách sau:
 APTT: tính theo thời gian đông:
Bình thường: 30-40 giây.
 APTT rate: là tỷ số giữa APTT
của bệnh nhân và APTT của
chứng bình thường. Giá trị của
APTTr ở trong khoảng 0,9-1,25.

2
 
 Thời gian thrombin (TT):
Đánh giá con đường đông máu
chung, thăm dò tốc độ tạo thành fibrin.
Kết quả xét nghiệm có thể được thể
hiện theo những cách sau:
 TT: tính theo thời gian đông.
Bình thường: 14-16 giây.
 TT rate: là tỷ số giữa TT của
bệnh nhân và TT của chứng bình
thường. Giá trị của TTr bình
thường ở trong khoảng 0,85-
1,15. 

 Thời gian Reptilase:


Bình thường thời gian Reptilase là < 20 giây.
Nếu bệnh nhân có thời gian TT kéo dài nhưng thời gian Reptilase bình
thường thì có thể trong huyết tương của bệnh nhân có tăng hoạt tính của các
chất kháng thrombin như heparin hoặc FDP .
 Định lượng Fibrinogen: 
Bình thường lượng fibrinogen huyết tương là 2 - 4 g/L.

 Định lượng từng yếu tố đông máu: 


Các yếu tố II, V, VII, X (tham gia trong hoạt hoá đông máu ngoại sinh), các
yếu tố VIII, IX, XI, XII (tham gia trong hoạt hoá đông máu nội sinh).
Bình thường hoạt tính của các yếu tố đông máu là 50-150%.

3
Các yếu tố II, V, VII, X giảm ở bệnh nhân có các bệnh lý ở gan; yếu tố VIII
giảm ở bệnh nhân Hemophilia A; yếu tố VIII giảm ở bệnh nhân Hemophilia B;
yếu tố XI giảm ở bệnh nhân Hemophilia C.
 Định lượng các yếu tố kháng đông tự nhiên AT-III, Protein C (PC),
Protein S (PS).
 AT-III bình thường: 80-120%.
 PC bình thường: 70-140%.
 PS bình thường: 60-140%
Các yếu tố kháng đông tự nhiên thường giảm ở các bệnh nhân có bệnh
bẩm sinh, di truyền.

4
CHƯƠNG 2: MÁY XÉT NGHIỆM ĐÔNG MÁU VÀ QUY TRÌNH XÉT
NGHIỆM ĐÔNG MÁU CƠ BẢN

I. MÁY XÉT NGHIỆM ĐÔNG MÁU LÀ GÌ?


Máy xét nghiệm đông máu là một thiết bị y tế dùng để đo nồng độ tiểu
cầu trong máu với một quy trình nhanh chóng và đơn giản. Một xét nghiệm
đông máu có thể cung cấp phòng ngừa chẩn đoán từ các cục máu đông có
khả năng gây ra các cơn đau tim, đột quỵ. Một máy xét nghiệm đông máu có
thể được sử dụng để đo tốc độ đông máu, cũng như mức độ thrombolin và
thromboplastin ở mức thấp trong vài phút. 
Máy xét nghiệm đông máu được thiết kế đặc biệt để xử lý một số lượng
lớn bệnh nhân, cho phép lưu trữ tới 600 xét nghiệm bệnh nhân mỗi giờ. Để
đẩy nhanh quá trình hoàn thành xét nghiệm và kết quả chính xác, các hệ
thống vi điều khiển này sử dụng các cuvet được mã hóa bằng thanh, không
cần phải mã hóa riêng từng mẫu thử.
II. MỤC ĐÍCH CỦA MÁY XÉT NGHIỆM ĐÔNG MÁU
Rối loạn đông máu có thể gây chảy máu hoặc đông máu nguy hiểm. Nếu
bác sĩ nghi ngờ bạn bị rối loạn đông máu, họ có thể đề nghị bệnh nhân thực
hiện một hoặc nhiều xét nghiệm đông máu. Những xét nghiệm này đo lường
các protein khác nhau và cách chúng hoạt động.
Máy xét nghiệm đông máu rất hữu ích trong việc theo dõi những người
dùng thuốc ảnh hưởng đến khả năng đông máu. Các xét nghiệm đông máu
đôi khi cũng được đề nghị thực hiện trước khi phẫu thuật.
III. QUY TRÌNH THỰC HIỆN XÉT NGHIỆM ĐÔNG MÁU
 Các xét nghiệm đông máu được tiến hành giống như hầu hết các xét
nghiệm máu khác. Bệnh nhân có thể cần phải ngừng dùng một số loại thuốc
trước khi xét nghiệm.
 Bác sĩ sẽ khử trùng một điểm trên mu bàn tay hoặc bên trong khuỷu
tay,chèn một cây kim vào tĩnh mạch, sau đó rút và thu thập máu của bạn. Để
cầm máu và ngăn chặn nhiễm trùng, bác sĩ sẽ đặt bông thấm cồn và băng lại vết
kim trên tay bạn.
 Các tác dụng phụ của xét nghiệm đông máu nói chung là rất ít. Bạn có thể
bị đau nhẹ hoặc bầm tím tại vị trí rút máu. Những rủi ro khác bao gồm chóng
mặt, đau và nhiễm trùng hầu như là không có.
 Mẫu máu sẽ được gửi đến phòng thí nghiệm để xét nghiệm và phân tích.
IV. GIỚI THIỆU MÁY XÉT NGHIỆM ĐÔNG MÁU TỰ ĐỘNG ACL
TOP 500

V. NGUYÊN LÝ
Máu được chống đông bằng Natricitrat 3.8%, ức chế  ion Calci, sau đó cho
thừa 1 lượng hóa chất hoạt hóa yếu tố đông máu tạo cục đông, dùng phương
thức phát hiện ánh sáng tán xạ để đo thời gian đông máu huyết tương.
 Xét nghiệm APTT: Thời gian phục hồi calci của huyết tương citrat hóa
sau khi ủ với một lượng thừa Kaolin (hoạt hóa yếu tố tiếp xúc) và
Cephalin (thay thế yếu tố 3 tiểu cầu) có trong dung dịch APTT- sp. Giúp
đánh giá chính xác các yếu tố khác của đường đông máu nội sinh (yếu tố
VIII, IX, XI, XII). Với xét nghiệm này, điều kiện hoạt hóa yếu tố tiếp xúc
cũng như số lượng, chất lượng tiểu cầu trong mẫu kiểm tra không ảnh
hưởng tới kết quả xét nghiệm.
1
 Xét nghiệm PT: Máu chống đông bằng natri citrat sẽ được phát động quá
trình đông máu theo con đường ngoại sinh khi phục hồi calci và có mặt
thromboplastine. Dựa vào đặc tính này để khảo sát thời gian đông của
huyết tương sau khi cho thừa Thromboplastin calci để đánh giá các yếu tố
đông máu đường ngoại sinh (yếu tố: II; V; VII; X)
 Fibrinogen: với một lượng thừa thrombin thời gian đông của mẫu huyết
tương pha loãng sẽ tương quan trực tiếp với nồng độ fibrinogen.
VI. CHỈ ĐỊNH VÀ CHỐNG CHỈ ĐỊNH
 Bệnh nhân làm phẫu thuật, thủ thuật
 Bệnh nhân dùng chất chống đông
 Bệnh nhân nặng theo dõi cấp 1
 Không có chống chỉ định

VII. CHUẨN BỊ
Người thực hiện
 Bác sĩ khoa Huyết học – Truyền máu
 Kỹ thuật viên khoa Huyết học – Truyền máu
Bệnh phẩm:
 Bệnh phẩm: lấy máu toàn phần: 1,8 ml vào ống chứa sẵn 0.2 ml chất
chống đông Tri Na Citrate ( 9NC/3,8%). Tỷ lệ 1 chất chống đông + 9
máu toàn phần, quay li tâm 10 phút, tốc độ 3000 - 3500 vòng/ phút.
Sau đó đặt ống  bệnh phẩm vào giá để tiến hành xét nghiệm. Máu thử
không được để quá 4 giờ.
Phương tiện, hóa chất
Trang thiết bị:
 Máy đông máu ACL TOP 500
 Pipett: 100- 1000 μl
Sinh phẩm, hóa chất, vật dụng tiêu hao:
 Recombeplastin 2 G: : bảo quản ở nhiệt độ 2-8°C, khi mở nắp để trong
máy 15°C trong vòng 10 ngày                
 APTT sp HOẶC SynthASil: bảo quản ở nhiệt độ 2-8°C khi mở nắp để
không quá 30 ngày.
 Fibrinogen C: Pha với 2ml nước cất. Bảo quản ở nhiệt độ 2-8°C : để
không quá 8 ngày.Calibration Plasma: : Pha với 1ml nước cất. Bảo
quản ở nhiệt độ 2-8°C, để  không quá 24 giờ.

2
 Normal Control: : Pha với 1ml nước cất. Bảo quản ở nhiệt độ 2-8°C,
để không quá 8 giờ.
 D- Dimer: bảo quản ở nhiệt độ 2-8°C, khi mở nắp để trong máy 15°C
trong vòng 10 ngày           
 Cleaning Agent; Cleaning Solution; Rinse Solution; Factor Diluent,..
 Vị trí thuốc thử:
Các vị trí D1-D2 : đặt các dung dịch Calib, Control, Factor Diluent….
Các vị trí S1-S8 để đặt rack bệnh phẩm.
Vị trí đặt hóa chất tại R1-R4 (chú ý vị trí 1, 2 trên rack hóa chất có tác
dụng là bi khuấy từ vì vậy nên đặt hóa chất PT vào vị trí số 1 hoặc số 2.
Nếu người sử dụng đặt sai vị trí hóa chất máy sẽ báo lỗi và không chạy
mẫu bênh phẩm.
Trang bị an toàn:
 Bình đựng dung dịch nước thải
 Găng tay
Hồ sơ bệnh án
Chỉ định xét nghiệm được ghi rõ trong bệnh án; Giấy chỉ định xét nghiệm
ghi đầy đủ thông tin về người bệnh: họ tên, tuổi, gường bệnh, khoa phòng,
chẩn đoán.
VIII. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH TRÊN MÁY:
Khởi động máy
 Kiểm tra nguồn điện cắm vào máy.
 Kiểm tra giấy in, hoá chất, Rotor, bình thải, Rotor đã sử dụng.
 Bật công tắc nguồn.
 Bật máy tính: sau khi máy tính khởi động xong, phần mềm ACL TOP tự
động chạy.
 Vào mục: Diagnostic/Priming để chạy rửa máy đầu ngày.
Phân tích mẫu:
 Vào mục Calibration/ Status List.
 Click  đúp vào xét nghiệm cần chạy chuẩn
 Sau đó bấm vào biểu tượng Test Feasibility để xem số lượng xét nghiệm
có thể chạy tiếp và xem có thiếu loại dung dịch nào không( máy sẽ đánh
dấu màu đỏ), kiểm tra và bổ xung cho đủ.
 Sau đó ấn biểu tượng “Run” để chạy.
 Chạy chuẩn xong nếu không có lỗi gì xuất hiện ta chọn biểu tượng “V” để
xác nhận đường cong chuẩn.

3
Chạy QC:
 Vào mục QC/  Resuls list
 Click đúp vào xét nghiệm cần chạy QC
 Chọn các xét nghiệm cần chạy QC
 Ấn “Run” để chạy.
 Chạy QC xong nếu ra kết quả nằm trong khoảng giới hạn ± 2SD ,
thì ta bắt đầu chạy cho bệnh nhân.
Chạy bệnh nhân:
 Sắp xếp tube mẫu máu đã ly tâm, hoặc sampe cup huyết tương
nghèo tiểu cầu vào rack bệnh phẩm theo thứ tự và  ghi số thứ tự vị
trí mẫu trên Rack bệnh phẩm  lên phiếu. Nhập code vào máy, chỉ
định xét nghiệm vào máy xét nghiệm ACL TOP 500 theo chỉ định
yêu cầu trên phiếu xét nghiệm.
 Ấn biểu tượng “Cài đặt rack mới”. Đưa rack bệnh phẩm vào đúng
vị trí rack bệnh phẩm trên máy  và ấn “Run” để hệ thống tự động
thực hiện xét nghiệm.
 Trường hợp có mẫu khẩn, kết quả thử nghiệm vượt range, kết quả
không phù hợp. Chọn chương trình chạy mẫu cấp cứu (P) để thực
hiện nhanh.
 Trả kết quả như mô tả trong quy trình trả kết quả khoa Huyết học
Truyền máu.
Lưu ý: Đợi máy ly tâm ngừng hẳn mới mở nắp. Thao tác cẩn thận khi mở
nắp ống máu để tránh tạo khí dung và tràn vãi bệnh phẩm ra ngoài.
IX. TẮT MÁY CUỐI NGÀY
 Vào Sytem/ Maitainance thực hiện các thao tác bảo trì có đánh dấu Daily.
Click  vào mục Enhance All Probe.
 Vào Instrucment / Exit/ OK. Chờ 10 giây , sau đó tắt máy tính rồi tắt máy
xét nghiệm.
 Đổ dịch nước thải và khay thải cuvest.. 

X. NHẬN ĐỊNH KẾT QUẢ


Đối chiếu giá trị thu được của bệnh nhân với giá trị của khoảng tham chiếu
sinh học:
 Nếu giá trị trong Khoảng tham chiếu sinh học: trả kết quả cho bệnh nhân.
 Nếu thấy một hoặc nhiều chỉ số có giá trị bất thường (ngoài khoảng tham
chiếu) thì cần xem xét lại các yếu tố sau: chất lượng mẫu máu, chẩn đoán
bệnh, tình trạng máy,…

4
 Cần thì chạy lại, nếu thấy phù hợp trả kết quả bệnh nhân:
Khoảng tham chiếu sinh
Chỉ số Đơn vị
học
PT 70 - 140 %
INR 0.8 - 1.4 -
APTT 26 - 36 giây
rAPTT 0,85 - 1,2 -
Fibrinogen 2-4 g/l
 
Biện luận kết quả:
 Thời gian prothrombin (PT):
Tỷ lệ phức hợp prothrombin bình thường >70%, <70% trong các trường hợp
rối loạn đường đông máu ngoại sinh do giảm nồng độ các yếu tố phức hệ
prothrombin.
Xét nghiệm này nhạy nhất với sự thiếu hụt prothrombin.
Giảm tổng hợp các yếu tố phức hệ prothrombin thường gặp khi suy giảm tế
bào gan, thiếu vitaminK, do tiêu thụ trong đông máu nội mạch rải rác, giảm sợi
huyết nặng, đang điều trị chống đông dạng dẫn xuất Coumarin.
 Thời gian thromboplastin từng phần được hoạt hoá (APTT) :
APTT bình thường là 26-36 giây. Nếu kết quả kéo dài trên 8-10 giây so
với chứng được gọi là kéo dài. Nhưng kết quả kéo dài hơn chứng 20 giây
mới coi là bệnh lý, đánh giá bằng chỉ số rAPTT (APTT bệnh/ chứng).
 APTT bình thường: rAPTT = 0,85 -1,2.
 APTT rút ngắn: rAPTT < 0,85.
 APTT kéo dài: rAPTT > 1,2.
APTT gặp trong trường hợp rối loạn đường đông máu nội sinh do thiếu
hụt bẩm sinh yếu tố VIII, IX , XI, XII hoặc mắc phải do tăng tiêu thụ các yếu tố
đông máu trong đông máu nội mạch rải rác, có chống đông lưu hành, suy tế bào
gan, điều trị thuốc chống đông, heparin…
 Fibrinogen:
 Nồng độ fibrinogen bình thường:2-4g/l.
 Nồng độ fibrinogen giảm: <2g/l.
 Nồng độ fibrinogen tăng: >4g/l.

5
XI. MỘT SỐ LƯU Ý KHI TIẾN HÀNH XÉT NGHIỆM:
 Kiểm tra kỹ mẫu máu đảm bảo máu không bị đông, máu phải được xét
nghiệm trong vòng 4 giờ kể từ khi lấy máu.
 Một số trường hợp bệnh nhân có Triglycerit cao, viêm tụy cấp: huyết
tương đục ảnh hưởng tới kết quả xét nghiệm.
 Lưu ý lượng hóa chất, giờ pha hóa chất PT và lượng nước thải trong bình
nước thải.
 Thường xuyên theo dõi, kiểm tra các sự cố về bơm, ống dây bị hở, ngẽn
kim hút,  buồng đo, dòng điện không ổn định… trong khi chạy máy.

TÀI LIỆU THAM KHẢO:


http://bvthanhpho.ytethanhhoa.gov.vn/web/trang-chu/khoa-phong-chuc-
nang/khoa-can-lam-sang/khoa-xet-nghiem/y-nghia-cua-xet-nghiem-bo-dong-
mau-co-ban-thuc-hien-tren-may-stago-tai-bvdk-thanh-pho.html

http://benhviendktinhquangninh.vn/quy-trinh-ky-thuat-huyet-hoc-truyen-
mau/quy-trinh-xet-nghiem-dong-mau-co-ban-tren-may-acl-top-500.335.html

You might also like