You are on page 1of 9

GIUN TÓC

Trichuris trichiura
1. Hình thể
1.1. Giun trưởng thành:
• Thân chia làm 2 phần: Phần đầu mảnh như sợi tóc và chiếm gần
2/3 thân, phần còn lại hình ống, to, chứa các cơ quan sinh dục.
• Màu hồng nhạt.
1. Hình thể
• Con đực 30 - 40mm, đuôi cong
• Con cái 30 - 50mm, đuôi thẳng và bầu

Giun cái đuôi thẳng Giun đực : đuôi cong


1. Hình thể
1.2. Trứng:
• Màu sắc: vàng đậm ngã sang nâu
• Hình dạng: giống như trái cau.
• Kích thước : 22 x 50 µm
• Cấu trúc: vỏ dày, trong suốt, 2 đầu trứng có dạng nút.
• Trứng mới được đẻ ra có phôi bào chưa phân chia
2. Chu trình phát triển
• Giun sống trong manh tràng, dinh dưỡng bằng các chất trong
ruột và máu. Giun cái đẻ trứng, trứng theo phân ra ngoài.
• Lúc mới đẻ, bên trong trứng chỉ là 1 đám tế bào, chưa phân
đoạn, đám tế bào này cần ít nhất 21 ngày để phát triển thành
ấu trùng. Trứng có ấu trùng mới có khả năng gây nhiễm.
• Trứng được nuốt vào dạ dày, vỏ trứng sẽ bị các men tiêu hóa
làm tiêu đi và ấu trùng được phóng thích ở ruột non, đi vào
các hốc ruột và phát triển ở đó 1 tuần, sau đó di chuyển
xuống manh tràng và đại tràng. Tại đây, chúng bám vào niêm
mạc ruột và trưởng thành trong vòng 3 tháng.
• Ấu trùng giun tóc không có giai đoạn chu du qua gan, tim,
phổi. Từ lúc người nuốt trứng cho đến lúc giun trưởng thành
kéo dài khoảng 30 - 45 ngày. Giun tóc có thể sống đến 6 năm
hoặc có thể lâu hơn.
2. Chu trình phát triển
3. Dịch tễ
• Bệnh nhiễm giun tóc phổ biến khắp thế giới. Tỷ lệ nhiễm cao
nhất là ở lứa tuổi học sinh tiểu học
• Phổ biến ở những nơi có mưa nhiều, độ ẩm cao, có nhiều bóng
râm và vệ sinh kém và đất bị ô nhiễm.
• Trứng chịu đựng được nhiệt độ thấp, nhưng sẽ chết nếu gặp
khô. Trứng giun tóc có sức đề kháng ở ngoại cảnh rất cao. Trứng đã
có ấu trùng vẫn có thể tồn tại đến 5 năm
• Theo WHO (2002), trên thế giới có 1.05 tỷ người nhiễm và 220
ngàn triều người có triệu chứng bệnh với 10 ngàn ca tử vong mỗi
năm.
• Qua điều tra 42 tỉnh thành Việt Nam năm 2006, một số tỉnh có
tỷ lệ nhiễm trên 30% là: Lai Châu, Điện Biên, Phú Thọ, Thái Bình, Hải
Phòng, Ninh Bình, Thanh Hóa
4. Bệnh học

• Nhiễm ít: không triệu chứng


• Nhiễm nhiều: hội chứng lỵ, sa trực tràng, chảy máu trực
tràng, thiếu máu,…
5. Chẩn đoán
• Xét nghiệm phân tìm trứng
giun bằng phương pháp soi
trực tiếp,phương pháp tập
trung, Kato-Katz.
• Cường độ nhiễm (Kato-Katz):
₋ Nhiễm nhẹ: 1 – 999 trứng
giun trong 1 gram phân
₋ Nhiễm vừa: 1.000 – 9.999
trứng giun trong 1 gram
phân
₋ Nhiễm nặng: > 10.000
trứng giun trong 1 gram
phân Kỹ thuật Kato-Katz)

You might also like