You are on page 1of 8

#Sharing11 - Công trình thanh niên “Sharing and Learning” - Y2019

GIUN LƯƠN
STRONGYLOIDES STERCORALIS

1. HÌNH THÁI

1.1. Strongyloides stercoralis ký sinh


● Giun lươn cái có hình ống, rất nhỏ, chiều dài 2-8mm, chiều ngang khoảng 37-40 µm,
trong suốt.
● Miệng giun cái có hai môi, thực quản hình ống dài khoảng ¼ chiều dài toàn thân.
● Hệ sinh dục của giun lươn bao gồm tử cung và buồng trứng nằm đối xứng qua lỗ sinh dục
ở khoảng giữa thân giun.
● Giun cái sống trong lớp dưới màng nhầy niêm mạc ống tiêu hóa con người.
● Chưa tìm thấy bằng chứng rõ ràng về giun đực ký sinh.

1.2. Strongyloides stercoralis sống tự do


● Giun cái dài khoảng 1-1.5mm, chiều ngang 50-80 µm, thực quản
có dạng phình.

Giun cái trưởng thành S.stercoralis sống tự do


https://www.cdc.gov/dpdx/strongyloidiasis/index.html
● Giun đực sống tự do có chiều dài ngắn hơn con cái, hình chữ J, đuôi cong có 2 gai sinh
dục.

Giun đực trưởng thành S.stercoralis tự do (mũi tên đỏ chỉ gai sinh dục)
https://www.cdc.gov/dpdx/strongyloidiasis/index.html

1.3. Trứng Strongyloides stercoralis


● Trứng của Strongyloides stercoralis sống ký sinh có hình bầu dục, kích thước khoảng 54
x 32 µm, vỏ mỏng, trong suốt, giống như trứng giun móc nhưng có sẵn ấu trùng bên
trong.
● Trứng của Strongyloides stercoralis sống tự do sẽ có kích thước lớn hơn, vỏ mỏng, có thể
thay đổi hình dạng từ tròn sang bầu dục khi ấu trùng di chuyển bên trong trứng.

1.4. Ấu trùng
● Ấu trùng giai đoạn 1 (Rhabditiform - ấu trùng có thực quản phình): nở từ trứng, xoang
miệng ngắn, đuôi nhọn, thực quản có eo thắt nên có dạng phình.

Ấu trùng giai đoạn 1 của S.stercoralis tìm thấy trong phân (mũi tên đỏ chỉ bộ phận sinh dục)
https://www.cdc.gov/dpdx/strongyloidiasis/index.html
● Ấu trùng giai đoạn 2 (Filariform - ấu trùng có thực quản hình ống): phát triển từ ấu trùng
giai đoạn 1, thực quản có dạng hình ống dài từ 40-50% so với chiều dài toàn thân, đuôi tù
hoặc hình chẻ hai ở tận cùng như đuôi chim én.

Ấu trùng giai đoạn 2 của S.stercoralis trong phân


https://www.cdc.gov/dpdx/strongyloidiasis/index.html

❖ Dịch tễ :

● Nhiễm giun lươn đường ruột Strongyloides stercoralis là bệnh đứng thứ tư trong các bệnh
nhiễm giun đường ruột quan trọng trên toàn thế giới.
● Mặc dù không có được số liệu chính xác nhưng ước tính hiện nay Strongyloides
stercoralis gây ảnh hưởng đến khoảng 30 – 100 triệu người trên toàn thế giới chủ yếu ở
các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới như Đông Nam Á (trong đó có Việt Nam), châu Phi,
châu Mỹ Latin cận Sahara và một phần của miền Đông Nam Hoa Kỳ.

Bản đồ phân bố địa lý của nhiễm giun lươn


http://benhvientinh.quangtri.gov.vn/vi/news/kien-thuc-y-khoa/nhiem-giun-luon-strongylo
ides-stercoralis-640.html

❖ Lâm sàng:

1. Nhiễm giun lươn cấp tính: Nhiễm giun lươn cấp tính là giai đoạn mới nhiễm, ấu
trùng di trú từ da vào các cơ quan nội tạng trong cơ thể người, biểu hiện bởi triệu
chứng ngoài da, triệu chứng hô hấp và tiêu hóa.
2. Nhiễm giun lươn mạn tính: Nhiễm giun lươn mạn tính là giai đoạn giun lươn đã tồn
tại một thời gian dài tại các cơ quan nội tạng trong cơ thể người, thường không có
triệu chứng.
3. Nhiễm giun lươn nặng (hội chứng tăng nhiễm - hyperinfection): Ấu trùng tăng lên
về số lượng nhưng vẫn khu trú tại các cơ quan thường tham gia vào chu trình tự
nhiễm (như đường tiêu hóa, phúc mạc, hô hấp).
4. Nhiễm giun lươn lan tỏa (disseminated strongyloidiasis): Nhiễm giun lươn lan tỏa
là biểu hiện thể hiện sự di chuyển của ấu trùng giun lươn đến các cơ quan ngoài phạm
vi của chu trình tự nhiễm.

Nhiễm giun lươn có biểu hiện tại đường ruột


● Chán ăn, sụt cân.
● Đau bụng từng cơn vùng thượng vị và hạ sườn phải, hoặc đau quặn mạn tính.
● Buồn nôn và nôn.
● Rối loạn đại tiện: táo bón hoặc tiêu chảy kéo dài hoặc táo bón xen kẽ tiêu chảy.
● Ngứa, nổi mề đay vùng da quanh hậu môn.
● Nặng hơn có thể gặp: nôn nhiều, đau bụng dữ dội, xuất huyết tiêu hóa, viêm ruột (ruột
non, đại tràng), viêm loét dạ dày-ruột chảy máu.
● Một số biểu hiện khác cũng đã được ghi nhận như tắc ruột (kể cả tắc ruột non), suy
dinh dưỡng do mất protein, hạ kali máu và các rối loạn điện giải khác.
● Các triệu chứng trên có thể xuất hiện đơn độc hoặc phối hợp với nhau trên một bệnh
nhân với tần suất không giống nhau.
Nhiễm giun lươn nặng lan tỏa
● Biểu hiện ngoài da: ấu trùng di chuyển trên da vùng bụng, đùi, mông tạo các vệt hồng
ban tồn tại trong thời gian ngắn, xuất hiện từng đợt (đặc trưng), ngứa, phát ban, nổi
mày đay (mạn tính hay cấp tính), chấm mảng xuất huyết trên da (thường xuất hiện
vùng quanh rốn). Trong nhiễm giun lươn nặng, tình trạng viêm mạch và rối loạn đông
máu nội mạch rải rác cũng đã được báo cáo.
● Biểu hiện hô hấp: đa dạng, thay đổi tùy từng bệnh nhân, từ ho khan hoặc có đờm kéo
dài, ho ra máu, thở khò khè, khàn tiếng, đau tức ngực, khó thở. Trong trường hợp nặng
có thể có suy hô hấp, nhiễm kiềm hô hấp đặc biệt có thể mắc hội chứng suy hô hấp cấp
tiến triển (ARDS); xung huyết, xuất huyết khí phế quản, phế nang.
● Biểu hiện hệ thần kinh trung ương: thường gặp các triệu chứng của hội chứng màng
não như rối loạn ý thức, đau đầu, dấu Kernig (+), cứng gáy, chọc dịch não tủy thể hiện
viêm màng não dịch trong. Có thể có động kinh, hạ natri máu, hoặc có thể biểu hiện
viêm màng não vi khuẩn, áp xe não do giun lươn mang vi khuẩn Gram âm và yếm khí
lên não.

2. CHU TRÌNH PHÁT TRIỂN


● Chu trình phát triển đặc biệt trong ngành giun tròn vì nó có thể tồn tại ở 2 dạng: dạng
sống tự do trong đất (free-living soil cycle) và dạng ký sinh (parasitic cycle).
● Ký chủ của giun lươn là người, ngoài ra chúng cũng được tìm thấy trong chó, mèo.
● Giun lươn lây nhiễm ở dạng ấu trùng (filariform larva).
● Con cái trưởng thành tìm thấy trong tá tràng và đoạn trên của hồi tràng.
● Con cái sống và đẻ trứng trong ruột non mà không cần sự thụ tinh của con đực (con đực
vẫn tồn tại trong ruột), trứng nở ra ấu trùng theo phân ra ngoài môi trường và phát triển
theo 2 hướng:
○ Ở dạng ấu trùng lây nhiễm (dạng ký sinh) → chui qua da ký chủ, tiếp
tục chu trình ký sinh sau khi lột xác 2 lần (chu trình trực tiếp).
○ Phát triển thành giun lươn đực / cái ăn vi khuẩn và các chất hữu cơ (dạng sống tự
do trong đất) → giao hợp, đẻ trứng → nở thành ấu trùng có thể chui qua da ký
chủ vào người (chu trình gián tiếp).
● Trong cả 2 trường hợp, ấu trùng chui qua da → máu → tim → phổi → cuống phổi → ngã
tư hô hấp tiêu hoá → định vị ở tá tràng. Ấu trùng phát triển thành con cái và con đực
trưởng thành ở ruột trong 15-20 ngày rồi tiếp tục chu trình.
● Lưu ý:
○ Ấu trùng giun lươn vẫn sống khi gặp nước & trong nước hồ bơi nếu nồng độ clo
thấp.
Chu trình phát triển của giun lươn
Sơ đồ tư duy chu trình phát triển của giun lươn

Nguồn ảnh: CK Jayaram Paniker. Sougata Ghosh, Paniker’s Textbook of MEDICAL


PARASITOLOGY 8ed, (2018), Jaypee Brothers Medical Publishers.

3. CHẨN ĐOÁN

❖ Dựa vào tam chứng cổ điển

Tiêu chảy, đau bụng, nổi mề đay và đặc biệt là hội chứng ấu trùng di chuyển ngoài da. Ngoài ra
cũng có thể gợi ý chẩn đoán bằng các cận lâm sàng không đặc hiệu như X – Quang, tăng bạch
cầu ái toan, CRP tăng, tốc độ lắng máu tăng, tăng IgE trong huyết thanh.

❖ Chẩn đoán trực tiếp


➢ Phân: xét nghiệm phân trực tiếp thấy ấu trùng giai đoạn 1. Nếu âm tính thì dùng
phương pháp tập trung trứng Baerman.
➢ Các dịch khác: dịch dạ dày, tá tràng, đàm, kể cả dịch não tủy lẫn nước tiểu. Sinh
thiết vết loét bao tử.
❖ Chẩn đoán gián tiếp
➢ Kỹ thuật ELISA (có độ nhạy 93%, độ đặc hiệu 95%) phát hiện kháng thể kháng
giun lươn Strongyloides.
➢ Kỹ thuật ngưng kết miễn dịch LIPS (có độ nhạy 100%, độ đặc hiệu 97,8%).
❖ Chẩn đoán phân tử
➢ PCR phát hiện DNA ký sinh trùng trong phân (có độ nhạy 83%, độ đặc hiệu
100%).

4. DỰ PHÒNG

● Điều trị tận gốc các ca bệnh dương tính.


● Bảo vệ da khi tiếp xúc đất.
● Giáo dục sức khỏe liên quan đến chu trình lan truyền bệnh và thúc đẩy kiến thức y tế
trong quần chúng, cộng đồng.

Tài liệu tham khảo:


1. CK Jayaram Paniker. Sougata Ghosh, Paniker’s Textbook of MEDICAL PARASITOLOGY
8ed, (2018), Jaypee Brothers Medical Publisher
2. Vụ khoa học và đào tạo Bộ y tế, Ký sinh trùng, (2009), nhà xuất bản giáo dục Việt Nam
3. Giáo trình ký sinh trùng y học, (2013), Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch, nhà
xuất bản khoa học và kỹ thuật
4. Nhiễm giun Lươn Strongyloides Stercoralis
http://benhvientinh.quangtri.gov.vn/vi/news/kien-thuc-y-khoa/nhiem-giun-luon-strongylo
ides-stercoralis-640.html

You might also like