You are on page 1of 14

MỘT SỐ LOÀI GIUN TRÒN GÂY BỆNH TRONG Y HỌC

Giun đũa
Giun tóc Giun truyền qua đất
Giun móc, giun mỏ
Giun lươn Có quá trình tự nhiễm – Giun truyền qua đất
Giun kim Có quá trình tự nhiễm
Giun xoắn Bệnh truyền qua thức ăn, bệnh từ động vật lây truyền sang người
Giun chỉ bạch huyết Bệnh truyền qua trung gian truyền bệnh

GIUN TRUYỀN QUA ĐẤT


 Nhiễm giun truyền qua đất do các loài giun ký sinh khác nhau gây ra.
 Trẻ em mắc bệnh suy giảm dinh dưỡng và thể chất.
 Việc kiểm soát dựa trên việc tẩy giun định kỳ để loại bỏ giun lây nhiễm, giáo dục sức khoẻ để
ngăn ngừa tái nhiễm và cải thiện điều kiện vệ sinh để giảm ô nhiễm đất với trứng nhiễm.
 Có sẵn các loại thuốc an toàn và hiệu quả để kiểm soát nhiễm bệnh.
 Lây truyền qua trứng có trong phân gây ô nhiễm đất ở những vùng vệ sinh kém.
 Giun trưởng thành sống trong ruột, mỗi ngày đẻ hàng ngàn trứng thải ra ngoài gây ô nhiễm đất.
 Xâm nhập qua đường ăn uống:
Trứng giun dính vào rau không được nấu, rửa, gọt vỏ.
Trứng từ đất ô nhiễm vào nguồn nước.
Trẻ em chơi ở đất trứng ô nhiễm tay, không rửa tay và cho tay vào miệng.
 Xâm nhập qua da: Giun móc, giun mỏ nở trong đất, thành ấu trùng chủ động xâm nhập qua da.
 Không lây truyền trực tiếp từ người sang người hoặc từ phân tươi vì cần 3 tuần cho ấu trùng
phát triển trong đất.
 Giun đũa, giun tóc, giun móc không nhân lên trong vật chủ, việc tái nhiễm chỉ xảy ra khi có tiếp
xúc với môi trường.
 Giun kim và giun lươn có quá trình tự miễn, có khả năng sinh sản trong vật chủ.
Gây tình trạng suy dinh dưỡng do:
 Ăn các mô của vật chủ bao gồm cả máu, dẫn đến mất chất sắt và protein.
 Gây mất máu đường ruột mãn tính  thiếu máu (giun móc, mỏ)
 Làm giảm khả năng hấp thu chất dinh dưỡng. Cạnh tranh vitamin A trong ruột
 Gây chán ăn, giảm lượng dinh dưỡng được đưa vào, giảm thể lực (Giun tóc gây tiêu chảy, kiết lỵ).
 Giun bài tiết, tiết các chất độc vào trong các mô, gây ngộ độc mô.

Bệnh lý và triệu chứng phụ thuộc vào cường độ nhiễm giun.


 Nhiễm cường độ nhẹ thường không có biểu hiện.
 Nhiễm cường độ nặng hơn có thể gây ra một loạt các triệu chứng bao gồm biểu hiện đường ruột
(tiêu chảy, đau bụng), suy dinh dưỡng, tình trạng khó chịu và suy nhược nói chung, suy giảm tăng
trưởng giảm phát triển thể chất.
 Nhiễm cường độ rất cao có thể gây tắc ruột cần điều trị bằng phẫu thuật.
 Giun lươn có thể gây bệnh da liễu, ruột và dạ dày đồng thời gây suy dinh dưỡng mãn tính ở trẻ
em. Trong trường hợp bội nhiễm có thể gây hiện tượng lan tỏa tới các cơ quan như màng tim, phổi,
não… Gây hiện tượng giun lươn lan tỏa có thể dẫn đến tử vong nếu không được điều trị kịp thời.
1. GIUN ĐŨA (Ascaris lumbricoides)
Phân loại học, Hình thể
 Con trưởng thành ký sinh ruột non
 Hình ống, trắng hồng, hai đầu thon nhọn, thân tròn dài
Giun cái Giun đực
• Đuôi thẳng hình nón, 2 gai nhú sau hậu môn • Đuôi cong về phía bụng, 2 gai giao hợp cuối
• Lỗ sinh dục 1/3 trên mặt bụng có 1 vòng thắt đuôi
• Đẻ 200.000 trứng/ngày

 Thành cơ thể: Lớp biểu bì và lớp cơ dọc phát triển


 Bên trong là khoang cơ thể chưa chính thức:

+ Tiêu hoá: Lỗ miệng, lỗ hậu môn, ruột thẳng.


+ Tuyến sinh dục dài & cuộn khúc.

a) Trứng giun đũa:


Bầu dục
Trứng phát triển Vỏ 5 lớp
(60 – 70pm x 40 – 50pm) Nhân có phôi
Trứng hai phôi Nhân 2 phôi
Trứng phôi dâu Phôi dâu, hình chùm nho
Trứng ấu trùng Trứng có ấu trùng, có khả năng lây nhiễm
Trứng thụ tinh mất vỏ albumin
Vỏ trứng 2 lớp
Trứng không thụ tinh Hình dục hoặc hình bất thường
(57,5 – 112,5pm x 40 – 65pm) Nhân: tế bào chất, hoàng thể thoái hoá

Hình trái xoan. Có 5 lớp:


+ Lớp ngoài cùng xù xì là lớp albumine có tác dụng chống va chạm, nhuộm màu vàng của phân.
+ Ba lớp trong nhẵn, cứng, chống tác động cơ học…
+ Lớp trong cùng có cấu trúc sợi, chỉ để lọt qua nước, giữ lại các chất khác, có chức năng bảo vệ trứng
chống lại các hoá chất.
Trứng giun đũa không thụ tinh đa dạng, dài hơn, không cân đối, kích thước khoảng 90 x 40um, chiếm
15% tổng số trứng.
 Trứng theo phân ra ngoại cảnh, ở ngoại cảnh trứng cần các yếu tố để phát triển: nhiệt độ, độ ẩm,
ánh sáng, không khí… Sau một thời gian ở ngoại cảnh, phôi phát triển thành ấu trùng.
 Ở điền kiện ngoại cảnh thích hợp: Trứng giun đũa sống được 5 – 6 năm thậm chí tới 9 – 10 năm.
 Nhiệt độ thuận lợi 24 – 25°C: Sau 12 – 15 ngày trứng non phát triển đến giai đoạn ấu trùng (giai
đoạn trứng có khả năng nhiễm cho người.
 Nếu nhiệt độ thấp thì thời gian phát triển kéo dài và tỉ lệ trứng hư hỏng lên cao.
 Bị tiêu diệt khi nhiệt độ trên 60°C.

b) Di cư trong cơ thể: c) Đặc điểm dinh dưỡng:


 Ruột non  Gan : 2 - 8 ngày sau nhiễm  Di chuyển hạn chế, tại vị trí ký sinh
 Gan  Phổi: 7 – 14 ngày sau nhiễm  Thẩm thấu qua thân
 Phổi  Ruột non: 14 – 20 ngày sau nhiễm  Giác miệng  hầu  ruột thẳng  hậu môn
 Thức ăn di chuyển theo 1 chiều

d) Đặc điểm sinh sản


 Giun đũa phân tính
 Tuyến sinh dục dạng ống, dài hơn chiều dài cơ thể, dọc cơ thể giun
Con cái: Buồn trứng 2 nhánh
Con đực: Túi tinh, tinh hoàn 1 ống
 Thụ tinh trong và đẻ nhiều (> 200.000 trứng/ngày)

e) Tác hại
 Giai đoạn ấu trùng: viêm phổi dị ứng
 Hội chứng Loeffler
 Giai đoạn trưởng thành:
+ Chiếm chất dinh dưỡng, suy dinh dưỡng, giảm khả năng phát triển của trẻ em
+ Rối loạn tiêu hoá
+ Biến chứng cấp tính
+ Dị ứng
2. GIUN TÓC (Trichuris trichiura)
a) Hình thể
 Con trưởng thành
Ký sinh ở manh tràng và đại tràng
Giun nhỏ hình ống, thường có màu hồng nhạt hoặc trắng
+ Đầu nhỏ và dài, hình sợi chiếm 2/3 thân
+ Thân to và ngắn, hình ống
Giun đực (30 – 45mm) Giun cái (30 – 50mm)
• Đuôi uốn cong, cuối đuôi có 1 gai sinh dục • Đuôi thẳng và bầu, lỗ sinh dục nằm ở chỗ
dài từ 2 – 3mm, có bao gai sinh dục. tiếp giáp giữa phần thân và phần đầu.
• Chiếm 3/5 chiều dài toàn thân. • Cơ quan sinh dục gồm một buồng trứng hình
ống cuộn lại giống như lò xo và tử cung.

 Hình thể trứng


Hình quả trám (quả cau)
Màu vàng tưoi hoặc sẫm màu dễ nhận
2 đầu có 2 nút đậy trong không màu
Vỏ trứng nhiều lớp, dày màu vàng tươi hoặc vàng nâu
Nhân có 1 tế bào duy nhất hoặc ấu trùng trong hạt lấm tấm.

b) Khả năng lan truyền


 Trứng giun tóc có sức đề kháng cao hơn trứng giun đũa
 Ở ngoại cảnh là 25 – 30°C với thời gian: 17 – 30 ngày. Tỉ lệ trứng có ấu trùng gần 90%.
1. Trứng tt theo phân ra ngoài  Giai đoạn chẩn đoán
2. Trứng 2 phôi
3. Trứng phôi dâu
4. Trứng có ấu trùng  Giai đoạn nhiễm - người nuốt phải trứng ấu trùng
5. Ấu trùng thoát khỏi vỏ trong ruột non (15 – 30 ngày)
6. Ấu trùng phát triển thành giun trưởng thành và ký sinh ở manh tràng và đại tràng (60 – 70 ngày)
Giun trưởng thành sống được khoảng 5 – 10 năm.
c) Đặc điểm dinh dưỡng
 Ký sinh ở đại tràng và manh tràng. Cũng có khi ký sinh ở ruột thừa, rất ít khi ký sinh ở ruột non.
 Khi ký sinh giun cắm phần đầu vào thành ruột để hút máu, phần đuôi ở trong lòng ruột.

d) Tác hại
 Tại chỗ: Có thể gây hoại tử niêm mạc ruột, thâm nhiễm tế bào, phản ứng viêm ở lớp niêm mạc.
 Rối loạn tiêu hóa: Ỉa chảy là do chúng gây ra những vết thương ở đại tràng, làm rối loạn quá trình
tái hấp thu nước ở đại tràng.
 Lượng hồng cầu thấp có thể xảy ra do mất máu.

e) Chẩn đoán lâm sàng


 Không có triệu chứng
 Nhẹ: Đau bụng, buồn nôn, táo bón, khó tiêu, chán ăn, mệt mỏi và tiêu chảy (+ máu).
 Nặng:
+ Hội chứng giống lỵ
+ Sa trực tràng
+ Nhiễm trùng thứ phát
+ Thiếu máu nhược sắc
 Bệnh giun tóc ở trẻ: Gây kém phát triển cơ thể & trí tuệ
3. GIUN MÓC/MỎ (Ancylostoma duodenale/ Necator americanus)
a) Hình thể
 Giun màu trắng hoặc hồng.
 Màu xám, nhỏ như sợi chỉ.
 Đầu giun móc mỏ có bao miệng, thực quản hình ống
+ Miệng có 2 đôi răng đều: Ancylostoma duodenale (giun móc)
+ Miệng có đôi dao cắt: Necator americanus (giun mỏ)

Giun cái Giun đực


Đầu cong Đầu cong
Đuôi thẳng hình chóp Đuôi xoè ra thành túi, được nâng đỡ bởi những đường gân
Có 2 gai giao hợp dài và mảnh

b) Trứng giun móc


 Hình bầu dục, hơi dài đối xứng
 Vỏ: Mỏng, nhẵn, trong.
 Phôi trứng có 2,4,8 múi
 Sau 24 giờ nở  ấu trùng

Ấu trùng giai đoạn 1, 2 (L1, L2) Ấu trùng giai đoạn 3 (L3)


250 – 17um, hình que 500 – 600um, hình sợi chỉ
Miệng mở, bao miệng dài và hẹp Miệng đóng
Thực quản hình quả lê Thực quản hình ống
Đuôi thon dài và nhọn

c) Chu kỳ giun móc, mỏ


Giun trưởng thành sống ở ruột non  Trứng giun móc trong phân  Ấu trùng hình que  Ấu trùng
hình chỉ  Ấu trùng hình chỉ chui qua da.
d) Đặc điểm dinh dưỡng
 Chủ yếu hút máu qua niêm mạc thành ruột
 Dinh dưỡng thẩm thấu qua thân ít
 Giác miệng  hầu  ruột thẳng  hậu môn
 Máu và dưỡng chất di chuyển theo 1 chiều
 Không gắn vĩnh viễn tại một vị trí
 Vị trí trước đó tiếp tục chảy máu, thêm vào đó là sự mất máu của vật chủ

e) Đặc điểm sinh sản


 Con đực rời đi tìm kiếm con cái để giao phối.
 Con cái có thể tạo ra phermomone để thu hút con đực.
 Con đực cuộn quanh con cái với vùng cong trên lỗ sinh dục và sử dụng gai sinh dục để giữ con cái
trong khi giao cấu. Tinh trùng của giun tròn giống như amip và không có trùng roi.
 Tuổi thọ trung bình của con cái khoảng một năm.
 Trong thời gian đó nó có thể đẻ từ 10.000 - 30.000 trứng mỗi ngày trong suốt cuộc đời trưởng
thành.

f) Tác hại
 Viêm phổi dị ứng
 Mất 0,03 mL máu/ngày
+ Nhiễm 25 - 100 giun có biểu
hiện nhẹ: Không triệu chứng hoặc mệt mỏi, đau đầu.
+ Nhiễm từ 100-500 giun: Mệt mỏi, thiếu sắt dẫn đến
thiếu máu, chán ăn và đau bụng.
+ Nhiễm trên 500: Bị thiếu máu và có thể tử vong.
 Suy dinh dưỡng, thiếu máu.
 Tử vong đối với N. americanus là khoảng 0,005% trong khi tỷ lệ mắc bệnh là 12%.

g) Chẩn đoán lâm sàng


 Thiếu máu do mất máu  Trí tuệ dưới mức trung bình ở trẻ em đang phát triển
 Thiếu máu do thiếu sắt và protein thấp  Giảm phản ứng kháng thể
 Suy dinh dưỡng thể thấp cọc  Nhiễm trùng nặng có thể dẫn đến tử vong
4. GIUN LƯƠN (Strongyloides stercoralis)
a) Hình thể
Giun cái Giun đực
 Hình sợi chỉ, trong suốt  Hình thoi,
 Thực quản hình sợi  Thực quản mỏng nhỏ.
 Lỗ mở ra ở đoạn ngắn sau đuôi.  Hai gai nhọn tương xứng,
 Giun cái chửa chứa khoảng 10-20 trứng nằm  Đuôi nhọn, sắc cạnh và cong xuống cố định ở
đơn độc bên trong tử cung. bụng.
 Âm hộ mở ra tương ứng với gai nhọn ở vị trí
1/3 sau của cơ thể.

Thể sống tự do:


Giun cái: chắc, khỏe
 Tử cung chứa khoảng 40 trứng đang phát triển nằm bên trong, theo một hàng dài.
 Âm hộ mở ra gần điểm giữa cơ thể gần phía hấp khẩu bụng.
Giun đực: giống như thể ký sinh trùng trưởng thành.

Trứng:
 Trứng có hình bầu dục, oval
 Vỏ mỏng, trong suốt, giống như trứng giun móc.
 Trứng do giun lươn cái sống tự do kích thước thường lớn hơn 70 x 45 μm
 Nhân có phôi ngay sau khi đẻ.
 Nở ngay thành dạng ấu trùng trong ruột.
 Trứng hiếm thấy trong phân (bệnh nhân đang tiêu chảy).
Ấu trùng:
Ấu trùng L1 Ấu trùng L2
• Hình que • Hình sợi thanh mảnh, mềm mại
• Thực quản ngắn, bao miệng ngắn, đuôi nhọn, • Thiếu một vỏ bọc
thắt eo nên tạo thành u phình. • Thực quản dài kéo hình ống đến tận chiếm gần
• Một mầm sinh dục hình trứng rất to ở phía ½ chiều dài cơ thể.
bụng và đuôi nhọn • Đuôi không nhọn với một vết khía hình chữ V.
b) Cơ chế bệnh sinh
Tổn thương ống tiêu hóa: Thực quản, dạ dày, ruột non, đại tràng với các mức độ tổn thương khác
nhau.
• Tổn thương ở ruột non: Giun trưởng thành kí sinh. Tổn thương tại ruột non được chia làm 3 mức
độ: Viêm ruột xuất tiết, viêm ruột phù nề và viêm loét niêm mạc.
• Tổn thương ở đại tràng: Ấu trùng giun lươn từ ruột non, xuống đại tràng và theo phân ra ngoài.
Gây tổn thương đại tràng mạn tính từ viêm đại tràng, loét, sa ruột mạn tính, viêm ruột xuất huyết và
xuất huyết tiêu hóa dưới nặng.
Sự hình thành ổ loét ở đại tràng phổ biến hơn ở ruột non gây nên tình trạng có máu trong phân.
• Tổn thương thực quản, dạ dày: Khi ấu trùng giun lươn di chuyển qua dạ dày tới ruột non hoặc
trong nhiễm giun lươn nặng lan tỏa. Biểu hiện viêm tại chỗ tại dạ dày có thể từ không có sự đáp ứng
đến có sự thâm nhiễm tế bào và u hạt xung quanh, nặng hơn có thể thấy mất niêm mạc, xung huyết,
xuất huyết, hoại tử.
Khi thấy tổn thương dạ dày thường tìm thấy giun lươn và tổn thương do giun lươn tại thực quản.

Tổn thương ở da:


• Tổn thương da đặc hiệu do giun lươn là tổn thương viêm da liên quan đến sự di trú của ấu trùng ở
da, nhưng thường khó tìm thấy ấu trùng giun lươn khi sinh thiết tổn thương da, thường chỉ thấy trên
những cơ địa suy giảm miễn dịch.
• Ngoài ra tổn thương da do giun lươn còn có thể biểu hiện ngứa, phát ban, mày đay, viêm da, phù nề,
xuất huyết.

Tổn thương các hệ cơ quan


• Tổn thương hệ hô hấp: Từ không có tổn thương và không có sự phá hủy nhu mô phổi, đến xung
huyết, thâm nhiễm phế nang, xuất huyết vi thể, xuất huyết ồ ạt.
• Tổn thương hệ gan mật: Thường gặp trên những bệnh nhân nhiễm giun lươn nặng lan tỏa. Tổn
thương có thể là viêm tại chỗ được bao quanh bởi các tế bào đơn nhân, hoặc tìm thấy ấu trùng giun
lươn trong đường mật, tĩnh mạch cửa, hoặc mảnh mô giun được bao bọc bởi tế bào học.
• Tổn thương hệ sinh dục - tiết niệu:
Trong đường tiết niệu, giun lươn tìm thấy trong nhu mô thận với biểu hiện thâm nhiễm nhiều tế bào
viêm và trong bàng quang.
Trong hệ sinh dục, người ta đã tìm thấy giun lươn trong dịch phết cổ tử cung âm đạo trên người phụ
nữ khỏe mạnh và trong tinh dịch của bệnh nhân nam giới vô sinh.
• Tổn thương thần kinh trung ương:
Tại màng não, tổn thương thường biểu hiện viêm màng não do vi khuẩn.
Trong nhu mô não, giun lươn có thể được tìm thấy trong chất trắng và quanh các mạch máu, thường
được bao quanh bởi vùng mô có thoái hóa myelin, bạch cầu đơn nhân có thể tạo nên các u hạt.

c) Chẩn đoán lâm sàng


• Triệu chứng dạ dày ruột: Đau bụng vùng thượng vị trên rốn và tiêu chảy.
• Triệu chứng ở phổi: Bao gồm hội chứng Loeffler
• Biểu hiện ngoài da bao gồm: Nổi mề đay ở vùng mông và thắt lưng.
• Nhiễm giun lươn lan tỏa xảy ra ở những bệnh nhân suy giảm miễn dịch, biểu hiện bằng: Đau chướng
bụng, shock, biến chứng phổi và thần kinh, nhiễm trùng huyết, có thể dẫn đến tử vong.
• Tăng bạch cầu ái toan thường hiện diện trong giai đoạn cấp và mạn tính, nhưng có thể không xảy ra
ở thể bệnh lan tỏa.

d) Chuẩn đoán cận lâm sàng


- Tìm ấu trùng trong phân, đờm hoặc dịch tá tràng.
- Xét nghiệm: Trực tiếp tìm ấu trùng trong phân
+ Sau khi đã cô đặc (bằng formalin-ethyl acetate) + Sau khi cấy bằng kỹ thuật giấy lọc Harada-Mori
+ Sau khi cấy trên đĩa thạch agar + Sau phục hồi ấu trùng bằng kỹ thuật phễu Baermann
- Tìm giun lươn trong các dịch cơ thể.
+ Soi dịch dạ dày + Soi các dịch khác: dịch ổ bụng, dịch màng
+ Soi đờm hoặc dịch hút phế quản phổi, dịch não tủy, nước tiểu
- Chẩn đoán miễn dịch: ELISA
5. GIUN KIM (Enterobius vermicularis)
a) Hình thể
• Hình ống.
• Màu trắng sữa, kích thước nhỏ, phía đầu hơi phình, dọc theo hai bên thân có hai mép hình lăng
• Trụ nổi thành gờ hai bên, đuôi thon nhọn, vỏ có khía.
• Miệng giun kim có ba môi nhỏ, những môi này có thể thụt vào phía trong.

Giun kim đực Giun kim cái


• Bé hơn giun cái. • Đuôi dài và nhọn
• Đuôi cong cuộn lên phía bụng, cuối • Hậu môn của giun kim cái cách mút đuôi khoảng
đuôi có gai sinh dục dài khoảng 70 um 2mm
• Bộ phận sinh dục đực gồm 2 tinh hoàn • Bộ phận sinh dục cái gồm 2 buồng trứng, 2 ống dẫn
hình ống, ống dẫn tinh. trứng, tử cung chứa trứng trong xoang thân, lỗ sinh
dục của giun kim cái ở khoảng 1/3 trên của trước
thân.

Trứng giun kim


• Hình bầu dục, thon dài, không cân đối, lép 1 bên.
• Trứng không có màu, trong suốt.
• Vỏ mỏng.
• Trứng chứa ấu trùng ở bên trong
Ấu trùng giun kim: Trứng luôn có ấu trùng bên trong ở các giai đoạn phát triển.

b) Tác hại
• Tổn thương niêm mạc ruột • Viêm ngứa âm đạo
• Rối loạn tiêu hóa • Rối loạn kinh nguyệt
• Viêm ruột mãn tính • Ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ em
• Viêm ruột thừa

c) Chẩn đoán
• Lâm sàng: Không rõ triệu chứng hoặc ngứa hậu môn, tìm thấy giun kim ở nếp nhăn hậu môn.
• Cận lâm sàng
+ Xem phân thấy giun kim ở rìa khuôn phân.
+ Phương pháp dán giấy bóng kính vào hậu môn buổi sáng sớm (Scotch tape test).

You might also like