You are on page 1of 8

SÁN KÍ SINH

Mục tiêu học tập:


- Trình bày được hình thể, chu kỳ, dịch tễ, khả năng gây bệnh, phương pháp chẩn đóan, cách phòng và
điều trị đối với các loại giun sán sau:
1. Sán lá gan nhỏ – Clonorchis sinensis
2. Sán lá phổi – Paragonimus westermani
3. Sán lá ruột – Fasciolopsis buski
4. Sán dây lợn/ bò – T.solium / T.saginata
SÁN LÁ
1. Hình thể
• Con trưởng thành:
Giống nhau: (Đặc điểm chung của sán lá)
- Cơ thể đều có hình lá và rất dẹt, thân không chia đốt.
- Đều có 2 hấp khẩu: hấp khẩu miệng (lấy thức ăn, bám) và hấp khẩu bụng (bám).
- Đều có 2 ống tiêu hóa chạy dọc 2 bên thân, tắc lại ở 2 đầu và không có lỗ hậu môn → Cấu tạo ống tiêu hóa
không hoàn chỉnh
- Đều có 2 tuyến sinh dưỡng màu đen chạy dọc 2 bên thân.
- Đều lưỡng tính: Trên 1 cá thể có cả cơ quan sinh dục đực và cái.
Khác nhau:
Đặc điểm Sán lá gan nhỏ Sán lá phổi Sán lá ruột
Kích thước Nhỏ (10-20 x 2-4 mm) Trung bình (8-16 x 4-8 mm) Lớn (30-70 x 14-15 mm)
Hình dạng Hình lá mảnh Hình bầu dục (gần tròn) Hình bầu dục
Hấp khẩu Miệng > Bụng Miệng ≈ Bụng Miệng < Bụng
Tử cung Hình ống, ngoằn ngoèo Chia thùy Hình ống, ngoằn nghoèo
Không phân nhánh, chia thành
Tinh hoàn Phân nhánh ít Phân nhánh nhiều
các túi nhỏ

• Hình thể trứng:


Giống nhau: Hình bầu dục, có 1 nắp ở 1 đầu, đều có khả năng bắt màu vàng của sắc tố mật và muối mật
Khác nhau:
Đặc điểm Trứng sán lá gan nhỏ Trứng sán lá phổi Trứng sán lá ruột
Kích thước Nhỏ Trung bình Lớn
Màu sắc Màu vàng Phân: màu vàng Màu vàng

VITAMIN DƯỢC - TEAM HỌC TẬP TND 1


Đờm: không màu
Hình dạng Hình hạt vừng Hình bầu dục thon dài Hình trứng
Nắp Bằng Bằng Lồi
Nhân lớn chiếm gần hết trứng,
Đặc điểm khác Có gai nhỏ ở 1 đầu Có đám rối tế bào trong trứng
vỏ trứng mỏng
2. Chu kì:
► Lưu ý: Trên đây là cho kì tổng quát cho cả 3 loại sán. Tùy vào mỗi loại mà trình bày sơ đồ chu kì khác

nhau. Đề bài yêu cầu loại nào thì trình bày riêng loại đấy chứ không phải vẽ lại cả chu kì tổng quát nhé!

• Giống nhau:
- Loại chu kì: Phức tạp.
- Kiểu chu kì: Người  Ngoại cảnh  VCTG  Người
• Khác nhau:

Đặc điểm Sán lá gan nhỏ (1) Sán lá phổi (2) Sán lá ruột (3)

Vị trí kí sinh Đường dẫn mật trong gan Nhánh phế quản phổi Ruột non

Con đường thải ra


Phân Đờm + phân Phân
ngoài môi trường

VCTG 1: Ốc nước ngọt Giống Bythinia (chủ yếu) Giống Melania Giống Sigmentica

ω có ấu trùng lông tình cờ


Ấu trùng lông chủ động Ấu trùng lông chủ động
Thể vào VCTG1 - ốc
vào VCTG 1 vào VCTG 1 vào VCTG 1
Giai đoạn phát triển 3 giai đoạn: ẤT lông → 2 giai đoạn: Bào ấu → ẤT 2 giai đoạn: Bào ấu → ẤT
trong ốc Bào ấu → ẤT đuôi đuôi đuôi
Cá nước ngọt có vảy Tôm, cua nước ngọt Cây thủy sinh (Cải xoong,
VCTG 2
(Cá mè, …) (Cua đá, …) cần, ngó sen, ...)
Xuyên qua ruột vào
Theo ống mật chủ đến Ở lại luôn ruột non →
Con đường từ ruột khoang bụng, xuyên qua
đường dẫn mật → Không Không có hiện tượng lạc
non đến VTKS cơ hoành và màng phổi để
có hiện tượng lạc chỗ. chỗ.
lên phế quản → Lạc chỗ

VITAMIN DƯỢC - TEAM HỌC TẬP TND 2


Tuổi thọ của sán
15 – 25 năm 6 – 16 năm 6 tháng – 1 năm
trưởng thành

3. Dịch tễ

Đặc điểm Sán lá gan nhỏ (1) Sán lá phổi (2) Sán lá ruột (3)
Phân bố VN, Lào, Nhật Bản, Triều Chủ yếu ở những nước thuộc Nhiều ở Ấn Độ, Trung Quốc và
dịch tễ trên Tiên, Đài Loan ,… có tỷ lệ vùng Viễn Đông. bán đảo Đông Dương.
thế giới nhiễm bệnh cao.
- Phân bố chủ yếu ở miền - Tập trung ở các tỉnh Tây Bắc. - Tình hình phân bố dịch tễ bệnh
Bắc và một số tỉnh miền - Tình hình bệnh sán lá phổi có sán lá ruột phụ thuộc vào tập
Trung, phụ thuộc vào thói liên quan mật thiết đến tập quán ăn uống, sinh hoạt và địa
quen ăn gỏi cá. quán ăn uống, bệnh chỉ nhiễm cảnh từng vùng. Những nơi có
Phân bố - Tỷ lệ nhiễm bệnh tăng ở những nơi có thói quen ăn nhiều ao, hồ trồng các cây thủy
dịch tễ ở dần theo tuổi, lứa tuổi tôm cua sống hoặc chưa được sinh làm thức ăn cho người và
Việt Nam
nhiễm bệnh cao nhất là từ nấu chín. động vật thì dễ nhiễm bệnh.
30 – 50 tuổi. Nam giới có - Hiện nay, bệnh hiếm gặp ở
tỷ lệ nhiễm cao gấp 3 lần người nhưng phổ biến ở lợn
nữ giới. (80%)

4. Khả năng gây bệnh


4.1. Sán lá gan nhỏ:
- Ký sinh ở các ống dẫn mật để chiếm thức ăn.
- Tiết độc tố gây viêm ống mật, thành ống mật dày lên, lâu dần có thể dẫn tới xơ gan, ung thư gan.
- Với trường hợp nhiễm sán quá nhiều có thể gây tắc đường mật, sỏi mật, viêm tụy, xơ tụy.
• Giai đoạn đầu:
- Rối loạn tiêu hóa: chán ăn, buồn nôn, nôn, đau âm ỉ vùng gan, ỉa chảy, táo bón thất thường.
- Có thể bị dị ứng (phát ban, nổi mẩn), bạch cầu ái toan tăng cao.
• Thời kì toàn phát:
- Bệnh nhân sụt cân, phù nề, thiếu máu, sốt thất thường, đau vùng gan, vàng da, nước tiểu vàng sẫm, phân có
thể trắng
- Có thể chảy máu cam, nôn ra máu, rối loạn tim mạch
→ Lâu dần sẽ dẫn tới xơ gan, ung thư gan.

4.2. Sán lá phổi:


- Tạo thành các nang sán trong phổi chứa 2 con sán và chất dịch mủ đỏ.

VITAMIN DƯỢC - TEAM HỌC TẬP TND 3


- Xung quanh nang thường có hiện tượng viêm và xơ hóa.
- Bệnh nhân có biểu hiện ho có đờm lẫn máu màu gỉ sắt, ho kéo dài và ho nhiều vào sáng sớm.
- Chụp X quang có những đám mờ rải rác giống như lao phổi, XN máu thấy bạch cầu ái toan tăng cao.
- Có thể xảy ra hiện tượng ký sinh lạc chỗ (gan, ruột, não, …), triệu chứng diễn biến phức tạp tùy theo phủ
tạng bị sán kí sinh.
4.3. Sán lá ruột:
- Bám vào niêm mạc ruột gây phù nề và gây viêm, phù nề ruột non, có thể lan tới đại tràng. Nếu có bội nhiễm
vi khuẩn, có thể dẫn tới viêm và sưng hạch mạc treo
- Tiết ra độc tố gây rối loạn toàn thân như: tràn dịch màng phổi, màng bụng, phù toàn thân, …
- Bệnh nhân thường bị thiếu máu, số lượng hồng cầu giảm, bạch cầu ái toan tăng.
- Nếu trường hợp nhiễm sán quá nhiều có thể gây tắc ruột.

5. Chẩn đoán
• Chẩn đoán trực tiếp:
- Xét nghiệm phân tìm trứng sán
- Xét nghiệm dịch tá tràng tìm trứng sán lá gan nhỏ.
- Xét nghiệm đờm tìm trứng sán lá phổi.
• Chẩn đoán gián tiếp: Phản ứng miễn dịch huỳnh quang, ELISA.

6. Phòng bệnh
• Vệ sinh ăn uống:
- Sán lá gan nhỏ: Không ăn gỏi cá hoặc cá chưa được nấu chín.
- Sán lá phổi: Không ăn tôm, cua chưa được nấu chín.
- Sán lá ruột: Không ăn cây thủy sinh chưa được nấu chín.
• Vệ sinh môi trường: Quản lý phân
- Không dùng phân tươi làm thức ăn cho cá.
- Xóa bỏ hố xí cầu
• Giảm mầm bệnh: Phát hiện và điều trị đặc hiệu cho người bệnh.

7. Điều trị: Praziquantel (Thuốc thiết yếu)

VITAMIN DƯỢC - TEAM HỌC TẬP TND 4


SÁN DÂY
Sán dây lợn - Taenia solium
Sán dây bò - Taenia saginata
1. Hình thể
• Con trưởng thành:
Giống nhau:
- Cơ thể dài, dẹt và chia làm nhiều đốt
- Đầu hình cầu, nhỏ như 1 cái đinh ghim, có 4 hấp khẩu
- Các đốt sán non thường ở gần cổ có chiều ngang  chiều dài
Các đốt sán trưởng thành thường ở giữa thân có chiều ngang và chiều dài bằng nhau
Các đốt sán ở cuối thân sán là các đốt sán già có chiều ngang = 1/2 chiều dài
- Đốt sán già: cơ quan sinh dục cái phát triển, đực kém phát triển
Đốt sán non: cơ quan sinh dục cái kém phát triển, đực phát triển

Khác nhau:

Đặc điểm khác biệt Sán dây lợn Sán dây bò


Kích thước Nhỏ hơn (2-8 m) Lớn hơn (4-12 m)
Đầu Có vòng móc Không có vòng móc
Có 900 đốt, mỗi đốt dài 10-12 mm, Có > 1000 đốt, mỗi đốt dài 20-30 mm,
Đốt
đốt già không có tính di động đốt già có tính di động
Chia 7-12 nhánh, các lỗ sinh dục Chia 15-32 nhánh, các lỗ sinh dục xen
Tử cung
xen kẽ các đốt đều nhau. kẽ 2 bên không đều.

• Ấu trùng:
Đặc điểm Ấu trùng sán dây lợn Ấu trùng sán dây bò
Vật chủ Người, lợn Trâu, bò
Hình dạng Hình tròn hoặc bầu dục
Kích thước Lớn hơn (7-8 x 15 mm) Nhỏ hơn (6-8 x 3-5 mm)
Cấu tạo Có 1 đầu ấu trùng với 4 hấp khẩu và 2 Có 1 đầu ấu trùng với 4 hấp khẩu nằm
nang ấu trùng vòng móc nằm trong dịch màu trắng đục trong dịch màu đỏ.

• Trứng: Trứng của 2 loài giống nhau, nhưng trứng của sán dây bò > sán dây lợn:
- Trứng của 2 loài có hình tròn hoặc tương đối tròn, vỏ trứng dày, có 2 lớp và nhiều thớ ngang, bên trong
trứng thường chứa phôi có 6 móc. Nhân to, tròn, được bao bọc bởi 1 lớp màng mỏng
- Không yêu cầu có giai đoạn phát triển ở ngoại cảnh.

VITAMIN DƯỢC - TEAM HỌC TẬP TND 5


2. Chu kỳ:
- Loại chu kì phức tạp.
- Kiểu chu kì: Người  Ngoại cảnh  Vật chủ trung gian  Người.
- VTKS: Ruột non (Sán dây lợn: thường ở phần đầu; sán dây bò thường ở phần giữa)

- Khi người ăn trứng của sán dây lợn vào cơ thể con người, trứng phát triển như khi vào cơ thể lợn, chỉ khác
ở vị trí kí sinh: Lợn: Thớ cơ; Người: Não (ưa thích nhất), cơ, mắt, tim, …
- Trong trường hợp mắc bệnh sán dây trưởng thành, hay có triệu chứng nôn và trào ngược dạ dày → Các đốt
sán vỡ ra, trứng được giải phóng và phát triển như trong trường hợp tự ăn vài đốt sán

3. Dịch tễ học
• Tình hình phân bố bệnh trên thế giới:
- Bệnh phân bố khắp nơi, tùy thuộc vào tình hình vệ sinh môi trường và tập quán ăn uống.
VD: người dân đạo Hồi và Do Thái không ăn thịt lợn → Ít mắc bệnh sán dây lợn

VITAMIN DƯỢC - TEAM HỌC TẬP TND 6


• Tình hình phân bố bệnh ở Việt Nam:
- Bệnh sán dây bò mắc nhiều hơn sán dây lợn. (78-80% so với 20-22%).
- Hiện nay, đã phát hiện bệnh sán dây ở 50 tỉnh, thành trên cả nước với tỉ lệ nhiễm trung bình 1-5%.
- Phân bố theo vùng:
+ Vùng đồng bằng hay mắc bệnh sán dây bò (1-4%).
+ Vùng miền núi thường mắc bệnh sán dây lợn (>6%).
- Phân bố theo giới: Nam giới mắc bệnh nhiều hơn nữ giới. Trong số bệnh nhân nhiễm ấu trùng sán dây lợn
thì có đến 75% là nam giới, trong đó có 30% bệnh nhân mắc cả bệnh sán dây lợn trưởng thành và ấu trùng.

4. Khả năng gây bệnh


4.1. Bệnh sán trưởng thành (2 loài như nhau)
- Các sản phẩm chuyển hóa + tiết độc tố làm tổn thương các hệ thống và tổ chức cơ thể.
- Gây rối loạn tiêu hóa: Đau bụng quanh rốn, đầy bụng, buồn nôn, mệt mỏi.
- Chiếm sinh chất của cơ thể → Suy dinh dưỡng.
- Gây tắc ruột hoặc bán tắc ruột.

4.2. Bệnh sán ấu trùng (Sán dây lợn): Tùy VTKS của nang sán mà có các triệu chứng khác nhau

• Cơ:
- Không có triệu chứng gì đặc biệt, đôi khi có hiện tượng mỏi cơ, giật cơ ở một số nhóm cơ nhỏ
- Các cơ hay có nang ấu trùng: cơ hoành, cơ lưỡi, cơ ở chi (chi dưới ít gặp hơn chi trên), cơ vùng lưng, bụng,...
• Não:
- Là vị trí kí sinh thường gặp ở người
- Bệnh nhân có triệu chứng nhức đầu kèm theo hiện tượng co giật
→ Làm giảm trí nhớ, động kinh, liệt, rối loạn tâm thần
• Mắt:
- Gây lồi nhãn cầu, làm lệch trục nhãn cầu → Có hiện tượng lác, nhìn đôi
- Làm bong võng mạc, đĩa thị giác → Giảm thị lực, mù lòa
- Khi khám có thể thấy ấu trùng di chuyển trong nhãn cầu
• Tim:
- Tỷ lệ gặp rất hiếm ở người
- Ấu trùng có thế kí sinh ở cơ và van tim
→ Rối loạn nhịp tim, ảnh hưởng đến chức năng của van tim và suy tim

VITAMIN DƯỢC - TEAM HỌC TẬP TND 7


5. Chẩn đoán
- Chẩn đoán bệnh sán dây trưởng thành: Xét nghiệm phân tìm đốt sán.
- Chẩn đoán bệnh sán ấu trùng:
+ Ở dưới da, trong cơ: Sinh thiết nang ấu trùng.
+ Trong não: Chụp cắt lớp.
+ Ở mắt: Soi đáy mắt.
+ Phản ứng miễn dịch: Phản ứng miễn dịch huỳnh quang, ELISA.

6. Phòng bệnh
- Vệ sinh môi trường: Quản lý phân.
+ Không để cho lợn thả rông
- Vệ sinh ăn uống:
+ Thịt lợn, thịt bò phải được kiểm dịch.
+ Không ăn thịt lợn, thịt bò chưa được nấu chín.
+ Không ăn các loại rau sống chưa được rửa sạch.
- Phát hiện, điều trị đặc hiệu cho người bệnh.

7. Điều trị: Sử dụng Praziquantel cho cả bệnh sán dây trưởng thanh và sán ấu trùng

VITAMIN DƯỢC - TEAM HỌC TẬP TND 8

You might also like