You are on page 1of 12

ĐƠN BÀO (Protozoa)

Mục tiêu học tập:


1. Trình bày được khái niệm, phân loại đơn bào. (Không thi cuối kì)
2. Mô tả được 3 loại hình thể của E. histolytica.
3. Trình bày được chu kỳ và bệnh amip. Phân tích được mối liên quan giữa chu kỳ và diễn biến bệnh
amip ở ruột.
4. Nêu được phương pháp chẩn đoán và điều trị bệnh amip
5. Trình bày được hình thể, tính chất gây bệnh, phương pháp chẩn đoán, cách phòng và điều trị
Trichomonas vaginalis.
6. Trình bày được phân loại trùng roi đường máu và nội tạng, vật chủ trung gian và phân bố của chúng.
Trình bày được các bệnh do chúng gây ra.
7. Trình bày được hình thể, tính chất gây bệnh, phương pháp chẩn đoán, cách phòng và điều trị Giardia
intestinalis.
8. Trình bày được hình thể, chu kỳ, tính chất gây bệnh, cách phòng và điều trị Balantidium coli.

Amip gây bệnh - Entamoeba histolytica


Thuộc trùng chân giả, kí sinh ở ruột.
1. Hình thể:
1.1. Thể hoạt động: Thể ăn hồng cầu (magna) và Thể không ăn hồng cầu (minuta)
- Giống nhau: Có 1 nhân tròn với 1 trung thể nhỏ ở chính giữa, xung quanh màng nhân có các hạt nhiễm sắc
ngoại vi. Nhân có hình bánh xe

- Khác nhau:
Đặc điểm khác biệt Thể magna Thể minuta
Kích thước Lớn hơn (20-40 µm) Nhỏ hơn (15-25 µm)

Ranh giới giữa nội và ngoại nguyên sinh chất Rõ ràng Không rõ

Nội nguyên sinh chất có các không bào


Có Không
chứa hồng cầu bị tiêu hóa màu đen
Thể magna hoạt động chân giả nhanh và mạnh
Hoạt động chân giả
hơn thể minuta

- Thể magna và thể minuta có thể chuyển hóa cho nhau

1.2. Thể bào nang:

VITAMIN DƯỢC - TEAM HỌC TẬP TND 1


- Hình cầu, kích thước 10-15 µm, có chiết quang, nguyên sinh chất lấm tấm hạt mịn, vỏ dày, có 1-4 nhân,
nhân giống nhân của thể hoạt động

- Trong bào nang thường có 1 không bào và 1 số thể nhiễm sắc hình que, 2 đầu tầy, màu đậm.
- Bào nang già có 4 nhân và có khả năng lây nhiễm.

2. Chu kì: có 2 loại chu kì: Chu kì không gây bệnh và chu kì gây bệnh có thể chuyển hóa cho nhau

Chu kì không gây bệnh: (ở amip nhiễm hoặc người lành mang bệnh)

Chu kì gây bệnh:

- Đối với đơn bào kí sinh, gây bệnh: thể hoạt động có sức đề kháng rất yếu ngoài môi trường ngoại cảnh.
- Điều kiện thuận lợi (đktl): sức đề kháng của cơ thể giảm, thành ruột tổn thương, nhiễm trùng, nhiễm độc.
- Điều kiện bất lợi: thiếu nước

Mối quan hệ giữa các thể:

Vai trò của các thể:


- Bào nang : người chỉ nhiễm bệnh khi ăn phải bào nang amip (4 nhân) => truyền bệnh (có sức đề kháng tốt,
tồn tại lâu ở ngoại cảnh)
- Thể minuta : trung gian

VITAMIN DƯỢC - TEAM HỌC TẬP TND 2


- Thể magna : Chỉ thề manga mới có khả năng tiết ra men phá hủy tổ chức và gây bệnh => gây bệnh

3. Bệnh amip
3.1. Vị trí kí sinh
- Gây bệnh chủ yếu ở đại tràng xích ma, manh tràng và trực tràng → Có hiện tượng mót rặn.
- Ngoài ra còn có thể gây bệnh ở gan, phổi, tổ chức dưới da, não,...

3.2. Triệu chứng lâm sàng


• Bệnh amip ở ruột (Lỵ amip):

THỜI KỲ Ủ BỆNH THỜI KỲ KHỞI PHÁT


Vài tuần – vài tháng Tương ứng với GĐ chuyển từ chu kì không gây bệnh
Tương ứng với chu kì không gây bệnh: không có sang chu kì gây bệnh
triệu chứng lâm sàng + Yếu tố thuận lợi:
- Diễn biến thầm lặng - Suy giảm miễn dịch
- Từ vài tuần đến vài tháng - Tổn thương thành mạch
- Nhiễm khuẩn, nhiễm độc
Xâm nhập vào thành đại tràng
+ Triệu chứng không đặc hiệu: ăn không tiêu, chán
ăn, đau bụng, RLTH, đi ngoài phân lỏng ...

THỜI KỲ TOÀN PHÁT GIAI ĐOẠN MÃN TÍNH


Do thể magna nhân lên, tiết men phân hủy tổ chức mô Chu kì không gây bệnh
+ Triệu chứng: Hội chứng lỵ + Triệu chứng: Phân lúc lỏng, lúc táo
- Đau bụng quặn, mót rặn + Do không điều trị hoặc điều trị không đúng cách,
- Đi ngoài 10-15 lần/ngày, phân ít, trong phân có amip chỉ chuyển 1 phần từ thể magna gây bệnh sang
máu và chất nhày. thể minuta không gây bệnh và được đào thải ra
+ Nếu điều trị kịp thời, đúng cách thì bệnh khỏi hẳn, ngoài nhưng vẫn còn 1 phần thể minuta vẫn ở trong
không để lại di chứng do amip chuyển hoàn toàn từ cơ thể, khi gặp điều kiện thuận lợi lại chuyển thành
chu kì gây bệnh sang chu kì không gây bệnh và được thể magna gây bệnh
thải ra ngoài.

• Bệnh amip ngoài ruột


- Áp xe gan do amip: Sốt cao, rét run, đau hạ sườn phải, sau đó lan lên vai/ Gan to và đau, chọc dò ổ áp xe
thấy có mủ màu sôcôla, không thối

- Áp xe phổi do amip: amip từ ổ apxe gan vỡ lên phổi hoặc theo đường máu từ đại tràng lên (Hiếm gặp)
- Áp xe não: Hiếm gặp, chỉ theo đường máu từ đại tràng lên, tỉ lệ tử vong gần như 100%
- Viêm, áp xe ở da hoặc dưới da do amip

VITAMIN DƯỢC - TEAM HỌC TẬP TND 3


4. Chẩn đoán
- Lỵ cấp: Xét nghiệm phân nhanh tìm thể magna
- Lỵ amip mãn: Xét nghiệm phân tìm thể minuta và thể bào nang
- Apxe gan do amip: siêu âm, chọc dò hút mủ, phản ứng miễn dịch (ngưng kết hồng cầu gián tiếp, ELISA…)
- Apxe phổi, não: chụp Xquang, phản ứng MD
- Apxe dưới da: chọc dò, sinh thiết

5. Phòng bệnh
- Phát hiện và điều trị cho những người lành mang bệnh và những người bị bệnh mãn tính
- Vệ sinh ăn uống
- Vệ sinh môi trường:
+ Quản lý phân: sử dụng hố xí tự hoại, hố xí 2 ngăn, không phóng uế bừa bãi, …
+ Không vứt rác bừa bãi quanh khu vực cư trú
+ Diệt môi giới trung gian truyền bệnh: ruồi, gián, nhặng, …

6. Điều trị
6.1. Nguyên tắc điều trị
- Phải điều trị sớm và triệt để cho người bệnh
- Điều trị đủ liều và đúng liệu trình.
- Dùng thuốc đặc hiệu và thích hợp cho từng giai đoạn của bệnh
- Kết hợp với kháng sinh để diệt vi khuẩn phối hợp
6.2. Các thuốc dùng trong điều trị Amip
• Nhóm các thuốc chính diệt amip trong tổ chức: là các thuốc có khả năng khuếch tán trong các mô, có tác
dụng diệt amip thể magna
+ Emetin: alcaloid của cây Ipeca
+ Dehydroemetin: là 1 loại Emetin tổng hợp (Tác dụng diệt mạnh hơn emetin)
- Cản trở sự chuyển dịch mARN dọc theo ribosom nên ức chế k phục hồi sự tổng hợp protein của amip
- Hấp thu kém qua đường tiêu hóa. Tiêm bắp dehydroemetin được phân bố vào nhiều mô, tích luỹ ở gan,
phổi, lách và thận
- Dehydroemetin thải trừ qua nước tiểu nhanh hơn emetin nên ít tích luỹ hơn → ít độc hơn emetin
- Tác dụng trên thần kinh cơ: đau cơ, đặc biệt ở chân tay và cổ
- Tác dụng trên tim: hạ HA, đau vùng trước tim, nhịp tim nhanh và loạn nhịp
- Tác dụng trên hệ tiêu hóa: buồn nôn, nôn, đau bụng, tiêu chảy. Triệu chứng khác: ngứa, run, dị cảm ...
+ Metronidazol: Hiện nay được coi là một trong những thuốc đặc hiệu tốt nhất điều trị bệnh amip
+ Các thuốc thuộc nhóm 5 nitro imidazol khác: Tinidazol, Secnidazol, Ornidazol ...

VITAMIN DƯỢC - TEAM HỌC TẬP TND 4


- Có thời gian bán hủy dài hơn nên có thể rút ngắn thời gian điều trị
- Gây buồn nôn, chán ăn, khô miệng, lưỡi có vị kim loại, đau vùng thượng vị. Có thể gặp tiêu
chảy, viêm miệng, phồng rộp da, phát ban, ngứa, dị cảm.
- Các triệu chứng trên hệ thần kinh trung ương: đau đầu, chóng mặt, buồn ngủ.
- Liều cao, kéo dài có thể gây động kinh, rối loạn tâm thần, viêm đa dây TK ngoại biên, viêm tụy.

• Nhóm các thuốc chính diệt amip do tiếp xúc:


+ Di-iodohydroxyquinoline (Direxiode)
+ Intetrix: Tiliquinol 50 mg, Tiliquinol laurylsulfate 50 mg, Tilbroquinol 200 mg
+ Humatin
+ Bemarsal

• Nhóm các thuốc phối hợp


+ Kháng sinh: Tetraxyclin hoặc Spiramycin
+ Thuốc bao niêm mạc đường tiêu hoá: Kaolin, Smecta, Actafulgit…
+ Thuốc giảm đau: các thuốc có tác dụng giãn cơ trơn (Spacmaverin, papaverin, atropin…)
+ Thuốc chống táo bón

VITAMIN DƯỢC - TEAM HỌC TẬP TND 5


TRÙNG ROI ÂM ĐẠO - Trichomonas vaginalis
1. Hình thể: chỉ gặp thể hoạt động
- Có hình dạng không đồng nhất: hình tròn, hình quả lê hoặc hình bầu dục
- Kích thước 10 – 25 µm x 7 – 15 µm
- Thường có 4 roi: 3 roi tự do đi về phía trước, 1 roi quặt ngược về phía sau dính vào thân tạo thành màng vây
- Có 1 nhân nằm ở 1/3 trước thân, nhân có vỏ bọc với nhiều hạt nhiễm sắc nhỏ, trung thể nhỏ
- Có 1 sống thân: là phần dầy lên của nguyên sinh chất

2. Tính chất gây bệnh


2.1. Vị trí ký sinh: chỉ có 1 vật chủ duy nhất là người
- Nữ: chủ yếu ở âm đạo (tử cung, vòi trứng, buồng trứng, niệu đạo, bàng quang, bể thận)
- Nam: đường niệu nam (niệu đạo, niệu quản, bàng quang, bể thận, tinh hoàn)

2.2. Đường xâm nhập:


- Trực tiếp qua giao hợp (chủ yếu)
- Gián tiếp qua nước rửa, đồ dùng, quần áo, đồ dùng vệ sinh (ngoài ngoại cảnh trong điều kiện ẩm ướt / vài
giờ, trong nước / không quá 1 giờ)

2.3. Cơ chế gây bệnh:


+ Ở nữ giới:
- Khi ký sinh ở âm đạo Trichomonas vaginalis tiết ra men → thay đổi pH âm đạo (toan → kiềm) → tạo môi
trường thuận lợi cho các loại vi khuẩn và nấm (Candida albicans) trong âm đạo phát triển và gây bệnh

- Chủ yếu gây bệnh ở nữ - Viêm âm đạo:


▪ Thể cấp tính: có rất nhiều khí hư màu vàng hoặc xanh, mùi hôi, âm đạo ngứa, đỏ tấy, có nhiều chỗ bị loét,
đau như kim châm.
▪ Thể bán cấp và mãn tính: âm đạo không viêm tấy, thường niêm mạc âm đạo xung huyết. Có nhiều khí
hư trắng, nhầy dính, có bọt. Ngứa khó chịu ở âm đạo
- Viêm âm đạo lâu ngày → viêm loét cổ tử cung → viêm vòi trứng → viêm buồng trứng → vô sinh

+ Ở nam giới: Trichomonas vaginalis có khả năng ký sinh nhưng thường không gây nên triệu chứng lâm sàng
gì (đôi khi có thể gây viêm đường tiết niệu - đái buốt, đái giắt, đái mủ)

+ Lứa tuổi dễ mắc: 21 – 25 tuổi (43,33%)


+ Đối tượng nhiễm bệnh cao nhất: gái mại dâm (35,2%) → nơi nào càng có nạn mãi dâm phát triển thì tỷ lệ
bệnh nơi đó càng cao
+ Là một bệnh hoa liễu (vị trí ký sinh, đường lây nhiễm, đối tượng nhiễm chủ yếu, tác hại)

VITAMIN DƯỢC - TEAM HỌC TẬP TND 6


3. Điều trị
3.1. Nguyên tắc điều trị
- Tăng cường vệ sinh cá nhân
- Điều trị cho cả vợ lẫn chồng
- Không quan hệ trong thời gian đang điều trị
- Phải phối hợp thuốc diệt nấm và vi khuẩn

3.2. Điều trị

Đối với bệnh nhân là nữ Đối với bệnh nhân là nam

+ Tinidazol, Secnidazol, Ornidazol: uống 1 liều


+ Metronidazole: 500mg / 24h x 10 ngày
duy nhất 2g
+ Tinidazol, Ornidazol, Secnidazol: uống
+ Thuốc đặt tại chỗ: Tergynan, colphoseptyl,
1 liều duy nhất 2g
polygynax

4. Phòng bệnh
- Thanh toán nạn mại dâm
- Tăng cường vệ sinh cá nhân: vệ sinh kinh nguyệt, tránh dùng chung chậu và một số vật dụng khác.
- Phát hiện và điều trị cho người mắc bệnh

VITAMIN DƯỢC - TEAM HỌC TẬP TND 7


TRÙNG ROI ĐƯỜNG MÁU VÀ NỘI TẠNG
- Trong chu kỳ phát triển phải phát triển qua 2 VC
- Vật chủ nhiễm bệnh: người và động vật có vú
- Vật chủ trung gian truyền bệnh: côn trùng

1. Phân loại: có 2 giống liên quan đến y học


1.1. Trypanosoma
• Trypanosoma châu Phi: Đông châu Phi, miền châu Phi xích đạo (Công Gô, Uganda)
- Gồm Trypanosoma rhodesiense: Đông phi
Trypanosoma gambiense: Tây & Trung phi
- Vật chủ trung gian truyền bệnh: ruồi hút máu thuộc giống Glossina (Tsé – Tsé)
Ruồi Glossina morsitans là vật chủ thường truyền bệnh Trypanosoma rhodesiense
Ruồi Glossina palpalis là vật chủ thường truyền bệnh Trypanosoma gambiense
- Gây bệnh ngủ

• Trypanosoma châu Mỹ: Nam Mỹ


- Trypanosoma cruzi: Gây bệnh Chagas
- Vật chủ trung gian truyền bệnh: bọ xít hút máu thuộc giống Triatoma/ qua phân – vết đốt, xước.
- Nguồn nhiễm bệnh: chó, mèo, chuột, các loài gặm nhấm, động vật ăn thịt và người

1.2. Giống Leishmania: 3 loài gây nhiễm cho người


- Leishmania donovani: gây bệnh ở phủ tạng (hắc nhiệt)/ bệnh Kala – Azar/Châu Phi, Châu Á (TQ, Ấn Độ,
Việt Nam), Nam châu Âu, Nam Mỹ & Trung Mỹ.

- Leishmania tropica: gây bệnh ở da còn gọi là bệnh Mụn miền cận đông (Trung Cận đông, Bắc Phi)

- Leishmania brasiliensis: bệnh da và niêm mạc/ Trung Mỹ và Nam Mỹ, Nam Châu Phi
- Côn trùng truyền bệnh là các loài muỗi cát thuộc giống Phlebotomus

2. Bệnh do trùng roi đường máu và nội tạng gây ra


2.1. Bệnh ngủ: Là một loại bệnh mãn tính/ 3 giai đoạn (do Trypanosoma gambiense)
• Giai đoạn xâm nhập
- Tổn thương tại chỗ xâm nhập (vết đốt của ruồi)
- Có thể có viêm hạch bạch huyết lân cận
• Giai đoạn lan toả

VITAMIN DƯỢC - TEAM HỌC TẬP TND 8


- Sốt kéo dài
- Lách và hạch bạch huyết sưng to → gan sưng to
- Có những nốt sần màu tím, bờ không đều (hình bản đồ) trên da → bệnh nhân thường ngứa gãi
- Trong hai giai đoạn này có thể tìm thấy KST trong máu ngoại vi
• Giai đoạn màng não
- Trypanosoma vào khu trú hẳn ở hệ thần kinh và tuỷ sống → gây ra các triệu chứng thần kinh ngày càng
trầm trọng
- Giai đoạn đầu rối loạn giấc ngủ, cảm giác, vận động, tâm lý → ngày càng ngủ sâu và kéo dài → ngủ li bì
cho đến khi chết
* Bệnh ngủ do Trypanosoma rhodesiense gây ra thường diễn biến nhanh hơn và thường bệnh nhân chết đột
ngột do tổn thương cơ tim

2.2. Bệnh Chagas: là 1 bệnh nhiễm trùng toàn thể (có tính chất thành dịch) (Trypanosoma Châu Mỹ)
• Thể cấp tính:
- Phù 1 bên mí mắt kèm theo viêm tấy nhưng thường không đau (có thể phù to che mất cả nhãn cầu)
- Viêm giác mạc, viêm lan toả mao mạch và sưng các hạch bạch huyết
- Giai đoạn toàn phát: sốt cao, rối loạn nhịp tim, gan, lách to
• Thể mãn tính: kéo dài trong nhiều năm với biến chứng suy tim, sưng tuyến giáp trạng và viêm nhiễm
các bộ phận như võng mạc, gan, lách, phổi

2.3. Bệnh Kala – Azar (hắc nhiệt):


- KST xâm nhập vào các phủ tạng (gan, lách, thận, phổi, tuỷ sống, tinh hoàn…) gây nhiễm trùng toàn thân.

- Triệu chứng: gan to, lách to, rối loạn tiêu hóa và sốt kéo dài. Trong cơn sốt xét nghiệm thấy KST trong
bạch cầu của máu ngoại vi

- Nếu không điều trị, bệnh nhân chết trong vòng 2 năm. Nếu điều trị không triệt để → bệnh chuyển sang hậu
Kala Azar => trên da có những vùng trắng, nổi cục chứa đầy KST
- Điều trị: amphotericin B

2.4. Bệnh mụn miền cận đông


- Bệnh phổ biến ở vùng có khí hậu khô, nóng (Trung Cận Đông và Bắc Phi)
- Gây bệnh ở da
- Bệnh nhân trên da thường có những mụn đỏ, sưng to, chảy nước vàng ở những chỗ muỗi đốt → sau 6 – 7
tháng mắc bệnh, mụn sẽ xuất hiện vẩy đen → khi khỏi để lại sẹo nhăn nhúm rất xấu.

2.5. Bệnh vùng rừng rú Mỹ:


- Do Leishmania brasiliensis gây nên
- Gây bệnh ở da và niêm mạc. Gần giống bệnh mụn miền cận đông, nhưng thường hay gặp ở mồm và niêm
mạc miệng

VITAMIN DƯỢC - TEAM HỌC TẬP TND 9


- Biến chứng hay gặp gây biến dạng miệng và hẹp họng (vết sẹo nhăn nhúm)
- Bệnh thường hay gặp ở các vùng rừng rú thuộc Nam Mỹ (Braxin)

Trùng roi đường tiêu hóa – Giardia intestinalis


1. Hình thể
a. Thể hoạt động
- Kích thước 10-20 micromet x 6-10 micromet
- Nhìn thẳng hình quả lê, cơ thể đối xứng, có hai nhân đối xứng qua trục sống thân. Hai nhân tròn, màng
nhân dày, trung thể lớn, khoảng cách giữa nhân và trung thể xa => Nhìn nhân như hai mắt kính.
- Nhìn nghiêng: hình giống chiếc thìa, mặt bụng lõm, mặt lưng hơi hồ lên.
- Có hai hạt gốc roi, từ đó mọc ra 8 roi, 3 đôi phía trước hướng về 2 bên, 1 đôi ngắn ở phía đuôi.
b. Thể bào nang:
- Hình trứng, kích thước 10-14mcm x 6-10mcm, vỏ nhẵn, dày, trong bào tương có 2-4 nhân và có dấu vết
roi.
2. Tính chất gây bệnh
- Vị trí KS: tá tràng, đoạn đầu hỗng tràng, đôi khi: đại tràng, túi mật, ống dẫn mật.
- Đường xâm nhâp: Thể bào nang (được hình thành ở đại tràng), thải ra môi trường ngoại cảnh qua phân,
xâm nhập qua đường tiêu hóa: qua thức ăn, nước uống, bàn tay bẩn hoắc đồ chơi,...
- Cơ chế gây bệnh:
+ Bám vào niêm mạc ruột nhờ hấp khẩu ở mặt bụng, gây viêm tấy nhẹ tại chỗ
+ Xâm nhập sâu vào thành ruột xuống lớp hạ niêm mạc -> Rối loạn tiêu hóa, cản trợ quá trình hấp thu
đưỡng chất: các acid béo, vitamin tan trong dầu như A,D,E,K, vitamin B12.
+ Bệnh nhân: thường là trẻ em, triệu chứng tiêu chảy, đau thượng vị, rối loạn dinh dưỡng, chướng bụng
nếu bệnh kéo dài. Người lớn không có triệu chứng gì (người lành mang trùng).
+ Biến chứng viêm túi mật, viêm gạn. Ở những người suy giảm MD, toàn bộ ống dẫn mật bị KST xâm
nhập.
3. Chẩn đoán:
- Xét nghiệm phân trực tiếp tìm thể hoạt động (phân lỏng) hoặc thể bào nang (phân rắn)
- Hút dịch tá tràng để xét nghiệm tìm thể hoạt động nếu xét nghiệm phân không cho kết quả tin cậy.
- Phát hiện kháng nguyên: phản ứng MD ELISA.
4. Phòng bệnh (giống amip)
- Phảt hiện và điều trị cho những người lành mang bệnh và những người bị bệnh mãn tính
- Vệ sinh ăn uống, cá nhân (giống giun đường ruột): sử dụng nước sạch, không ăn rau sống chưa rửa
sạch, rửa tay trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh.

VITAMIN DƯỢC - TEAM HỌC TẬP TND 10


- Vệ sinh môi trường: quản lý phân (giống giun đũa): dùng hố xí hai ngăng đúng quy cách, không
dùng phân tươi để bón cho hoa màu.
- Diệt ruồi, gián.
5. Điều trị: Metronidazole, Tinidazole, Secnidazole, Ornidazole, hoặc Mebendazol.

Trùng lông kí sinh – Balantidium coli


1. Hình thể
a. Thể hoạt động:
- Kích thước lớn nhất trong các loại đơn bào kí sinh. 30-200mcm x 20-70mcm.
- Hình bầy dục không đối xứng, đầu hơi tròn. Trên thân có nhiều lông tơ xếp theo hàng. Phía đầu có
miệng, tiếp theo là ống hầu cũng có nhiều lông tơ dài và dày => tấm lông quanh mồm. Phía đối diện đầu
là hậu môn.
- Bào tương có nhiều không bào tiêu hóa, gần hai đầu có không bào co thắt điều hòa áp suất thẩm thấu.
- Hai nhân: Nhân dinh dưỡng lớn, hình quả thận, nhân sinh sản nhỏ ở sát bờ cong nhân lớn.
- Sinh sản nhờ phân đôi hoặc tiếp hợp hai cá thể để trao đổi nhân.
b. Thể bào nang:
- Hình tròn, đường kính 50-60mcm.
- Vách dày, có hai lớp => tồn tại trong những điều kiện bất lợi. Bên trong vách có 1 nhân lớn.
2. Chu kì:
- Vị trí kí sinh: đại tràng, chủ yếu: manh tràng
- Bình thường sống hội sinh: ăn các tinh bột chưa tiêu hóa hết, vi khuẩn, chất cặn bã trong đại tràng, hồng
cầu.
- Có tổn thường thành ruột => Xâm nhập vào các tuyến niêm mạc ruột gần các ổ loét => Kích thích niêm
mạc ruột => Các triệu chứng như hồng cầu lỵ amip.
- Sinh sản nhanh: phân đôi theo chiều ngang hoặc tiếp hợp trao đổi qua nhân, tạo các cá thể mới thích
nghi với điều kiện sống.
- Hình thành bào nang, thải ra ngoài môi trường theo phân. Có sức đề kháng cao -> Vai trò truyền bệnh.
3. Tính chất gây bệnh
- Đa số người lành mang trùng (không có triệu chứng lâm sáng), những nên điều trị để phòng ngừa bệnh
lúc cơ thể suy nhược.
- Gây viêm ruột mạn tính: biểu hiện rối loạn tiêu hóa, phân lúc lỏng, lúc táo, có nhiều nhày, đau bụng.
- Thể lỵ cấp tính: do tiết men tiêu protein (hyaluronidase) -> xâm nhập thành ruột -> bệnh lý như lỵ
amip: đau bụng, đi ngoài nhiều lần, phân nhày máu, mót rặn. Sức khỏe suy giảm, sụt cân. Bệnh có thể
kéo dài hàng chục năm -> Biến chứng thủng ruột, xuất huyết tiêu hóa, viêm cơ tim cấp.

VITAMIN DƯỢC - TEAM HỌC TẬP TND 11


4. Phòng bệnh (giống amip)
- Phát hiện và điều trị cho người lành mang bệnh.
- Vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường – quản lí phân: sử dụng hố xí hai ngăn đúng quy cách, cẩn thận với
những người làm việc liên quan đến lợn.
- Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
5. Điều trị:
- Tiêm Emetin hoặc thụt hậu môn muối quinin.
- Kháng sinh như clotetracyclin, kết hợp iodoquinol hoặc diloxanide furoate hoặc paramomycin theo liệu
trình.

VITAMIN DƯỢC - TEAM HỌC TẬP TND 12

You might also like