You are on page 1of 5

Tự luận:

1. Đại cương về virus:


Câu hỏi: Nêu quá trình nhân lên của virus trong tế bào cảm thụ?
Phương thức sinh sản: gồm 2 phương thức
- Chu trình tan: khi virus xâm nhập vào TB, tiến hành nhân lên, làm tan và giết chết TB.
- Chu trình tiềm tan: Virus xâm nhiễm vào TB nhưng không gây tan bào, không tạo ra thế
hệ virus mới. Gen của virus gắn xen vào NST của TB và nhân lên cùng với TB.
Chu trình nhân lên của virus:
- Hấp thụ: xảy ra khi có mối liên kết đặc hiệu giữa thụ thể của virus với thụ thể của TB.
Chỉ có những virus nhất định mới có thể gây nhiễm vào các TB nhất định.
- Xâm nhập: theo 2 cơ chế
+ Cơ chế hòa màng: Màng virus dung hợp với màng sinh chất của TB, đẩy phần lõi
acid nucleic vào TB chất, vỏ virus nằm ở bên ngoài.
+ Cơ chế nhập bào (ẩm bào): Một phần màng TB lõm vào bao lấy virus tạo thành
bọng màng virus dung hợp với màng bọng, giải phóng acid nucleic của virus vào TB
chất.
- Tổng hợp các thành phần virus: Virus tiến hành tổng hợp: Protein cấu trúc, các enzyme
và gen của virus con.
- Lắp ráp: Là sự kết hợp giữa protein vỏ capsid và gen tạo nên các virus hoàn chỉnh.
- Phóng thích: Có 2 cơ chế: Phá vỡ vách TB để thoát ra / cơ chế “nảy chồi”
2. Uốn ván
Câu hỏi: Nêu 6 nguyên tắc điều trị bệnh uốn ván?
- Chống co cứng và giật cứng
- Xử trí vết thương cửa vào và diệt trực khuẩn uốn ván
- Trung hòa độc tố uốn ván
- Đảm bảo thông khí, chống suy hô hấp
- Điều trị các triệu chứng khác: Cân bằng nước điện giải, trợ tim mạch, chống rối loạn
thần kinh thực vật,…
- Săn sóc, hộ lý, dinh dưỡng… tốt thường xuyên
3. Dại
Câu hỏi: Cách xử lí khi bị chó/mèo nghi dại cắn?
- Nhốt chó/mèo lại cho ăn uống đầy đủ, theo dõi trong vòng 10 ngày.
- Xử lý vết cắn ở người:
+ Rửa sạch vết thương bằng nước xà phòng đặc 20% hoặc dung dịch Bensal konium
clorua 20%, hoặc dung dịch β propiolacton 20%.
+ Không khâu vết thương, gây tê tại chỗ bằng Procain.
- Nếu vết cắn bình thường (xa đầu, nông) và theo dõi chó sau 10 ngày thấy chó vẫn sống
và ăn uống bình thường thì không cần tiêm vắc-xin
- Tiêm huyết thanh kháng dại rồi tiếp tục tiêm vắc-xin phòng dại trong các trường hợp:
+ Vết cắn ở vị trí nguy hiểm (gần đầu, sâu) -> tiêm ngay
+ Theo dõi trong vòng 10 ngày chó bị chết
+ Chó chạy mất, bị đánh chết, hoặc bị chó con cắn (dấu hiệu dại ở chó con không rõ
ràng) -> tiêm ngay
Câu hỏi: Các giai đoạn của bệnh dại?
- Ủ bệnh:
+ Từ 1- 3 tháng (có trường hợp chỉ 10 ngày hoặc lâu tới 8 tháng).
+ Thời kỳ ủ bệnh nói chung yên lặng, đôi khi sốt nhẹ, nhức đầu, khó chịu, buồn nôn
hoặc chảy nước mắt, mũi.
+ Dấu hiệu có giá trị chẩn đoán: dấu hiệu kiến bò tại vết cắn.
- Khởi phát: Thường có một hội chứng nhiễm trùng nhẹ, cảm giác bất thường ở chỗ cắn,
tâm thần không ổn định.
- Toàn phát:
+ Người bệnh bị kích thích trên mọi giác quan -> sợ nước, gió, tiếng động và ánh sáng.
+ Các cơ co thắt mạnh dần -> đau đớn, có cảm giác bị đè nén, sợ hãi, lo âu, sau đó hung
phấn và cuối cùng đến giai đoạn liệt.
+ Thường chết trong tình trạng bị liệt cơ hô hấp và tuần hoàn.
4. Dengue – Sốt xuất huyết:
Câu hỏi: Nêu các giai đoạn gây bệnh của sốt xuất huyết?
- Ủ bệnh: 3 – 10 ngày, một số trường hợp có thể kéo dài đến 15 ngày.
- Khởi phát: Thường là đột ngột bằng sốt cao. Thời kỳ này thường ngắn.
- Toàn phát:
+ Sốt dengue: . Độ 1: Sốt đột ngột, liên tục và kéo dài (2 – 7 ngày)
. Độ 2: Sang ngày thứ 3, bệnh nhân có biểu hiện xuất huyết từ nhẹ đến
nặng như xuất huyết dưới da, niêm mạc, có các mảng tím bầm.
+ Sốt xuất huyết dengue: . Độ 3: Giảm tiểu cầu và cô đặc máu, huyết động không ổn
định: mạch nhỏ, huyết áp kẹp, tay chân lạnh, có thể lú lẫn.
. Độ 4: Số lượng tiểu cầu giảm mạnh và cô đặc máu, sốc biểu
hiện rõ: khó bắt mạch ngoại biên, huyết áp = 0mmHg. -> Rất dễ dẫn đến tử vong.
5. HIV
Câu hỏi: Hình thể cấu trúc của HIV?
Gồm:
- Lớp vỏ lipid envelop, Surface glycoprotein (SU) gp120, Transmembrane glycoprotein
( ™) gp41, HLA antigens.
- Capsid protein (CA) p24, Matrix protein (MA) p17.
- Reverse transcriptase (RT), Integrase (IN), Protease (PR), Nucleocapsid (NC), RNA.
Câu hỏi: Quá trình nhân lên và xâm nhập của virus HIV?
- Xâm nhập: Virus xâm nhập theo kiểu hòa màng vào TB. Nhân của HIV chứa gen RNA
và men sao chép ngược RT sẽ di chuyển và trong nguyên sinh chất của TB TCD4. Sau
đó, màng nhân của HIV sẽ ngay lập tức bị tiêu biến đi giúp chúng giải phóng RNA và
men sao chép ngược RT.
- Sao chép ngược: Dưới tác dụng của các men sao chép ngược RT, RNA sẽ tiến hành lấy
chất liệu di truyền của TB để tiến hành tổng hợp DNA sợi kép -> mang đặc tính của cả
virus HIV và TB của cơ thể -> chưa thể gắn kết được vào nhân TB trong cơ thể người
bệnh. Các sợi kép DNA tiếp tục tách thành 2 sợi đơn mang chất liệu của cơ thể người và
sao chép ngược 1 lần giúp mọi thứ được tổng hợp thành sợi kép DNA với chất liệu tương
tự như DNA của TB trong cơ thể người
Khi sợi kép DNA xâm nhập qua vỏ nhân TB -> bắt đầu quá trình tích
hợp vào gen DNA TB trong cơ thể
- Tái tổ hợp: Khi bị enzyme DNA Intergrase tác động, sợi DNA sẽ được tổng hợp từ RNA
của virus và tích hợp vào DNA của TB cơ thể người. Sau đó là các đoạn gen sẽ sử dụng
bộ máy di truyền của TB cơ thể người thực hiện việc sản xuất ra nhiều sợi RNA có cấu
trúc và thành phần giống hệt với sợi RNA của HIV ban đầu.
- Tổng hợp các protein của virus: Các sợi RNA của virus HIV mới sẽ tiến hành tổng hợp
ra các protein sợi dài. Dựa vào hoạt động của men Protease thì các Protein sợi dài này sẽ
dần được cắt ngắn thành các Protein theo như cấu trúc của HIV. Tiếp đến, phần lõi có
chứa các thành phần cấu tạo của HIV sẽ được tạo thành, di chuyển đến màng TB trong cơ
thể và tiếp tục quá trình hoàn thiện HIV.
- Nảy chồi: Chúng sử dụng các thành phần cấu tạo của màng TB vật chủ từ đó tạo thành
virus HIV hoàn chỉnh và tách ra khỏi TB để đi vào dòng máu trong cơ thể để lây truyền
đến TB khác.

Trả lời ngắn:


1. Vì sao bà mẹ mang thai lại tiêm ngừa uốn ván?
-> Để người mẹ truyền kháng thể cho con phòng bệnh uốn ván rốn, tránh ảnh hưởng
trong quá trình sinh nở
2. Tại sao sốt xuất huyết đặc biệt trẻ 4 tháng tuổi mắc lần 1 lại nguy hiểm hơn mắc lần 2
tại người trưởng thành?
-> Người mẹ lúc mang thai có thể đã mắc sốt xuất huyết lần 1 nên người mẹ đã sinh ra
kháng thể lần 1 truyền lại cho con nên khi con mắc sốt xuất huyết lần 2 (khi sinh ra là lần
1) với type kháng thể khác thì khiến cho đứa trẻ nguy hiểm hơn.
3. Yếu tố khả năng gây bệnh của uốn ván?
-> Do bị trầy xát và vết thương tiếp xúc trực tiếp với trực khuẩn uốn ván có trong đất, cát
bụi, phân trâu bò ngựa và gia cầm, cống rãnh, dụng cụ phẫu thuật không tiệt trùng kỹ,…
4. Đặc điểm của uốn ván?
-> Độc tố: C.tetani sinh ngoại độc tố:
Tetanolysin: có tác dụng gây tan máu, gây những thay đổi trên điện tim và gây giãn nhịp
tim, ít có ý nghĩa trên lâm sàng.
Tetanospasmin: là độc tố hướng thần kinh, tác động lên hệ thần kinh trung ương. Có vai
trò quyết định trong cơ chế bệnh sinh.
5. Định nghĩa Kháng sinh?
-> Là những chất có nguồn gốc từ vi sinh vật hay tổng hợp mà ngay ở nồng độ thấp
(nồng độ sử dụng để điều trị nhỏ hơn nhiều lần so với liều độc đối với cơ thể người) có
khả năng ức chế hoặc tiêu diệt vi khuẩn một cách đặc hiệu (mỗi kháng sinh chỉ có tác
dụng trên một loại vi khuẩn hay một nhóm vi khuẩn) bằng cách gây rối loạn phản ứng
sinh học ở tầm phân tử.
6. Khả năng đề kháng kháng sinh của vi khuẩn?
-> Theo 5 cơ chế:
- Biến đổi cấu trúc thành TB: không cho kháng sinh bám vào
- Bơm Effuxpump: tống đẩy kháng sinh ra ngoài
- Sinh enzyme biến đổi cấu trúc kháng sinh
- Sinh enzyme phá hủy kháng sinh
- Thực hiện trao đổi chất qua con đường khác
7. Khái niệm Kháng nguyên, Kháng thể?
- Kháng nguyên: là những chất mà khi vào cơ thể thì kích thích cơ thể hình thành kháng
thể và khi gặp kháng thể tương ứng sẽ có sự kết hợp đặc hiệu.
- Kháng thể: là những chất do cơ thể tổng hợp ra dưới sự kích thích của kháng nguyên.
Mỗi kháng thể chỉ kết hợp đặc hiệu được với một kháng nguyên tương ứng.

You might also like