You are on page 1of 17

CHĂM SÓC BỆNH NHÂN

QUAI BỊ
MỤC TIÊU HỌC TẬP:
1. Trình bày được nguyên nhân,
cơ chế bệnh sinh bệnh quai bị.
2. Trình bày được triệu chứng lâm
sàng bệnh quai bị.
3. Trình bày được cách điều trị và
phòng bệnh quai bị.
4. Lập được kế hoạch chăm sóc
bệnh nhân quai bị.
.
NỘI DUNG

1. Định nghĩa:
Quai bị là một bệnh truyền nhiễm cấp tính gây dịch do virut quai bị gây
sưng, đau tuyến nước bọt, ngoài ra còn gây viêm tuyến sinh dục, viêm
màng não, viêm tuỵ và một số cơ quan khác.
2. Mầm bệnh:
-Virut quai bị có cấu trúc ARN thuộc nhóm paramyxovirut.
- Virut tồn tại khá lâu ngoài cơ thể: ở nhiệt độ 15 - 200C sống 50 - 90
ngày, tồn tại lâu ở nhiệt độ thấp, nhưng bị bất hoạt nhanh khi ra ánh
nắng và trong điều kiện khô nóng.
Các thuốc sát khuẩn thông thường tiêu diệt chúng nhanh chóng
NỘI DUNG

3. Dịch tễ:
Nguồn bệnh: Là những người đang mắc quai bị ở tất cả các thể.
Đường lây: Bệnh lây trực tiếp bằng đường hô hấp qua những giọt nước bọt
bắn ra từ người bệnh khi hắt hơi. Thời gian lây từ 7 ngày trước đến 7 ngày
sau khi có triệu chứng đầu tiên của bệnh.
Khối cảm thụ: Bệnh quai bị thường gặp ở trẻ em từ 3 - 15 tuổi và thanh
niên từ 18 - 20 tuổi, hiếm gặp ở trẻ em dưới 2 tuổi, nam mắc nhiều hơn
nữ.
Miễn dịch: Sau khi mắc bệnh, bệnh nhân có miễn dịch bền vững suốt đời.
NỘI DUNG

4. Cơ chế bệnh sinh:


Virus quai bị xâm nhập vào cơ thể qua đường hô hấp, trong suốt thời kỳ
ủ bệnh, khoảng từ 18 - 21 ngày nó phát triển nhân lên trong biểu mô đường
hô hấp trên và các tổ chức bạch huyết vùng cổ, từ đó virus theo đường máu
lan tràn đến các cơ quan khác như màng não tuyến sinh dục, tụy, tuyến ức,
gan, tim, thận, tim và thần kinh trung ương, tuyến nước bọt phát triển và gây
viêm cục bộ ở các cơ quan này, vi rút được đào thải qua nước bọt.
5. Triệu chứng
5.1. Thời kỳ ủ bệnh:
Kéo dài 18 - 21 ngày.
Diễn biến hoàn toàn yên lặng.
5.2. Thời kỳ khởi phát:
Trung bình từ 24 - 48 giờ.
Xảy ra đột ngột với các triệu chứng:
- Sốt 38 - 390C.
- Đau khớp thái dương hàm.
- Đau điểm mỏm xương chũm.
- Đau sau góc xương hàm dưới.
- Đau tai, ấn vùng tuyến mang tai đau.
- Chán ăn, mệt mỏi.
5.Triệu chứng

5.3. Thời kỳ toàn phát:


* Hội chứng nhiễm khuẩn:Sốt 39 - 400C, sốt liên tục. Mệt mỏi, nhức đầu, khó
chịu.Chán ăn.
* Viêm tuyến mang tai:
- Lúc đầu xưng một bên, sau 1 - 2 ngày xưng tiếp bên kia, thường xưng cả
hai bên. Tuyến mang tai sưng to đôi khi làm mất rãnh trước và sau tai, có
khi biến dạng mặt.
- Da vùng tuyến mang tai căng bóng, không đỏ, ấn không lõm, sờ không
nóng, đau, nước bọt ít, quánh, viêm đỏ ống Stenon.
Đau hàm khi há miệng, sưng hạch góc hàm.
5. Triệu chứng

5.4. Thời kỳ lui bệnh:


- Thường bệnh tự khỏi trong vòng 10 ngày,
hết sốt sau 3 - 4 ngày, tuyến mang tai hết
sưng trong vòng 8 - 10 ngày, hạch sưng kéo
dài hơn tuyến một chút.
- Các triệu chứng khác cũng lui dần và khỏi
hẳn.
5.Triệu chứng
5.5 Các tổn thương ngoài tuyến mang tai:
- Viêm tinh hoàn: Thường gặp ở lứa tuổi dậy thì, chiếm 20 - 30%, xuất hiện vào ngày thứ
6 - 7 sau sưng tuyến mang tai. biểu hiện: Sốt cao, tinh hoàn sưng to, đau nhức, da hơi đỏ
và thường bị một bên. Sau 4 - 5 ngày bệnh nhân hết sốt, sau 2 tuần tinh hoàn mới hết
sưng. Sau 2 tháng mới đánh giá được tinh hoàn có teo hay không, nếu viêm teo cả 2 bên
có thể bị vô sinh.
- Tổn thương thần kinh: Viêm màng não, chiếm 10 - 35%, sau viêm tuyến mang tai 3 - 10
ngày. Biểu hiện: Sốt cao, nhức đầu, rối loạn ý thức, co giật cổ cứng, Kerning (+). Viêm não
chiếm 0,5%, xảy ra đồng thời hay sau viêm tuyến mang tai 2 - 3 ngày. Biểu hiện: Sốt cao,
co giật, rối loạn hành vi, có thể liệt.
- Viêm tuỵ cấp: chiếm 3 - 7%, thường chỉ sảy ra ở người lớn. Bệnh thường diễn biến lành
tính, khỏi sau 1 - 2 tuần.
Tổn thương cơ quan khác: Viêm buồng chứng, viêm cơ tim, viêm tuyến giáp…
6. Xét nghiệm:

-Nhìn chung xét nghiệm là không cần thiết để chẩn đoán


bệnh quai bị, tuy nhiên các xét nghiệm có thể làm là
+ Amylaza máu, nước tiểu khi nghie ngờ viêm tuỵ.
+Chỉ chọc dịch não tuỷ khi có hội chứng viêm màng não.
7. Điều trị và Phòng bệnh

7.1. Điều trị: Không có thuốc điều trị đặc hiệu, chỉ điều trị triệu chứng, nghỉ
ngơi, hạ sốt, giảm đau bằng Praxetamol. Chống viêm bằng Corticoid đối với
viêm tinh hoàn.
7.2. Phòng bệnh: Cách ly bệnh nhân ít nhất 2 tuần. Người tiếp xúc với bệnh
nhân cần phải đeo khẩu trang. Tiêm phòng vacxin có tác dụng bảo vệ 75 - 90%,
miễn dịch ít nhất 17 năm.
8. Chăm sóc:

8.1. Nhận định


- Dấu hiệu đầu tiên xuất hiện khi nào?
- Xung quanh có ai bị bệnh như vậy không?
- Quá trình sốt, sưng đau tuyến mang tai, có ăn được không, có bi nôn
không?
- Tìm 3 điểm đau chẩn đoán sớm bệnh quai bị?
- Có sưng đau tinh hoàn không? một bên hay hai bên.
- Bệnh nhân có nôn không? đau thượng vị không?
- Lấy dấu hiệu sinh tồn?
- Tri giác: li bì, co giật, rối loạn hành vi, liệt?
Các xét nghiệm?
8. Chăm sóc:

8.2. Chẩn đoán chăm sóc:


Người bệnh sốt do nhiễm trùng.
Người bệnh sưng đau tuyến mang tai, tinh hoàn do vi rút gây viêm.
Nguy cơ thiếu hụt dinh dưỡng do khó khăn về nhai nuốt.
Người bệnh và thân nhân thiếu kiến thức về bệnh.
8.3. Lập và thực hiện kế hoạch chăm sóc:
* Hạ sốt cho người bệnh:
Theo dõi nhiệt độ người bệnh ngày ít 3 lần.
Khi bệnh nhân sốt cao, chườm mát cho người bệnh, thực hiện y lệnh thuốc
hạ sốt cho người bệnh.
8. Chăm sóc:

8.3. Lập và thực hiện kế hoạch chăm sóc:


* Giảm đau cho người bệnh: Theo dõi mức độ đau và sưng tuyến nước bọt mang
tai, tinh hoàn, thượng vị.Chườm ấm vùng hàm có tác dụng giảm đau. Với bệnh
nhân viêm tinh hoàn: mặc quần lót chặt để treo tinh hoàn, chườm ấm. vời viêm
tuỵ cấp cũng chườm ấm vùng thượng vị.
- Nghỉ ngơi có tác dụng giảm đau. Dùng thuốc giảm đau, dùng thuốc chống
viêm. Động viên người bệnh.
* Tăng cường dinh dưỡng cho người bệnh:
Cho người bệnh ăn thức ăn hợp khẩu vị, dễ tiêu, đảm bảo dinh dưỡng.
Tăng cường đạm, vitamin, uống nhiều nước.
Chia làm nhiều bữa trong ngày.
Tránh các chất kích thích.
8.Chăm sóc:

8.3. Lập và thực hiện kế hoạch chăm sóc:


* Giáo dục sức khoẻ:
Hướng dẫn nội quy khoa phong ngay khi người bệnh nhập khoa.
Cho người bệnh nằm phòng cách ly.
Giảng giải cho người nhà và người bệnh hiểu về nguyên nhân gây bệnh, biểu
hiện, các biến chứng, hướng điều trị và cách phòng bệnh.
Hướng dẫn cách tự chăm sóc: mặc quần áo, nghỉ ngơi, chườm ấm.
8.4. Đánh giá:
Đánh giá quá trình chăm sóc bệnh nhân có đạt mục tiêu mong muốn không?
Chăm sóc cho là tốt nếu sau 1 tuần tuyến mang tai nhỏ dần, bớt đau, các triệu
chứng lui dần và khỏi hẳn.
6.Chăm sóc:

6.4. Thực hiện chăm sóc:


(*). Giáo dục sức khoẻ:
- Hướng dẫn nội quy khoa phong ngay khi người bệnh nhập khoa.
- Mọi người đều có thể mắc bệnh thủy đậu vì vậy phòng bệnh lây lan là biện
pháp rất cần thiết để góp phần ngăn chận bệnh lan rộng thành dịch.
- Người bệnh phải cho cách ly tại nhà trong suốt thời gian từ khi bệnh bắt đầu
cho đến khi bong hết vảy.
- Cách ly với những người trong gia đình: Cho ở phòng riêng hoặc ngủ riêng,
tránh tiếp xúc gần gũi với những người khác.
- Giặt quần áo, rửa sạch và khử trùng các dụng cụ cá nhân, đồ chơi bị nhiễm
dịch tiết mũi họng.Rửa tay sạch bằng xà phòng trước và sau khi chăm sóc người
bệnh.
Những nội dung chính bài học

1. Đại cương
2. Triệu chứng
3. Biến chứng
4. Hướng điều trị và phòng bệnh
5. Chăm sóc
Câu hỏi thảo luận

1. Trình bày được nguyên nhân, cơ chế bệnh sinh bệnh quai bị?
2. Trình bày được triệu chứng lâm sàng bệnh quai bị?
3. Trình bày được cách điều trị và phòng bệnh quai bị?
4. Nêu các giải pháp hạ sốt và tăng cường dinh dưỡng cho người bệnh quai bị?
5. 4. Nêu các giải pháp giảm đau cho người bệnh và giáo dục sức khoẻ cho
người bệnh quai bị?

You might also like