You are on page 1of 12

KIỂM SOÁT CHIỀU DÀI TRONG

ĐIỀU TRỊ TỦY RĂNG SỮA


Học viên: Phạm Việt Anh
Hoàng Thị Duyên

Lớp: Cao học 29

Bộ môn RTE - Ngày 11/09/2021


I. ĐẶT VẤN ĐỀ

Trẻ em là đối tượng chưa nhận thức được tầm quan trọng của việc chăm sóc
răng miệng đúng cách trong khi đôi lúc người lớn chúng ta lại cho rằng răng
sữa không quan trọng lắm, bị hư rồi sẽ mọc răng mới. Tuy răng sửa của trẻ em
sẽ được thay thế bằng răng vĩnh viễn nhưng bất kỳ bệnh lý nào ở răng nếu
không được điều trị kịp thời đều ảnh hưởng đến sữa khoẻ và vẻ đẹp hàm răng
của bé sau này.Răng sữa có nhiều chức năng rất quan trọng, ảnh hưởng đến quá
trình hình thành răng vĩnh viễn sau này. Bệnh lý tủy không những gây ra đau
đớn cho bé mà còn phá hủy răng rất nhanh. Vì vậy, việc chữa tủy răng sữa là
điều cần thiết.

Tủy răng là một bộ phận nằm trong cùng của răng, cấu tạo bởi mô liên kết giàu
mạch màu và dây thần kinh. Có chức năng dẫn truyền thần kinh và nuôi dưỡng
răng. Tủy răng nằm trong hốc tủy được bao bọc xung quanh bởi lớp mô cứng
của răng đó là ngà (ngoại trừ lỗ chóp chân răng). Đặc điểm của mạch máu tủy
răng là mạch máu tận cùng, vào ra hốc tủy bởi lỗ chóp chân răng, nên khi tủy bị
viêm thì dễ bị xung huyết đè nén gây đau nhức và dễ bị hoại tử.

Bệnh lý tủy thông thường là biến chứng của sâu răng, nhưng chưa có một số
liệu chính xác nào nói đến tỷ lệ bệnh tủy răng và bệnh vùng quanh chóp.
Nguyên nhân gây bệnh có thể chia làm 3 nhóm: Do vi khuẩn: vi khuẩn và sản
phẩm của vi khuẩn đi vào tủy qua ống ngà (sâu ngà) hoặc qua lỗ chóp chân răng
(bệnh nha chu). Nguyên nhân tự tạo: do những lỗi về điều trị và kỹ thuật. Do
chấn thương: chấn thương nhẹ liên tục và chấn thương mạnh gây gãy răng.

Bệnh lý tủy ở răng sữa cần được thực hiện kịp thời để giữ răng cho bé. Việc
điều trị tủy một cách đúng đắn để tránh tái phát đồng thời giữ được răng sữa
toàn vẹn nhất có thể cho đến lúc thay răng lại càng quan trọng. Vì vậy vấn đề
tiên quyết đặt ra cho việc chữa tủy tốt là phải xác định đúng chiều dài làm việc.
Đó là lý do chúng tôi thực hiện chuyên đề này với các mục tiêu sau:

1. Nhắc lại đặc điểm giải phẫu răng sữa và sự tiêu chân răng ảnh hưởng đến
chiều dài chân răng sữa.
2. Cách xác định chiều dài răng sữa trên lâm sàng và cận lâm sàng.

II. ĐẶC ĐIỂM GIẢI PHẪU VÀ SỰ TIÊU CHÂN RĂNG SỮA


1. Đặc điểm giải phẫu răng sữa

Bộ răng sữa gồm 20 răng. Những chiếc răng sữa đầu tiên mọc vào lúc trẻ
khoảng 6-7 tháng tuổi và toàn bộ hàm răng sữa mọc hoàn chỉnh vào khoảng 3
tuổi.
Quá trình hình thành và thành lập các răng sữa được chia làm 3 giai đoạn.

Cho đến hết giai đoạn 1, các chân răng sữa sẽ đóng chop và đạt chiều dài lớn
nhất. Sau giai đoạn 1, các chân răng sữa bắt đầu tiêu. Chiều dài thân và chân
răng sữa khi hoàn thành chop được tổng hợp ở bảng sau:

Chiều dài toàn bộ Chiều dài thân Chiều dài chân

Răng 1 hàm trên 16.0 6.0 10.0


Răng 2 hàm trên 15.8 5.6 11.4
Răng 3 hàm trên 19.0 6.5 13.5
Răng 4 hàm trên 15.2 5.1 10.0

Răng 5 hàm trên 17.5 5.7 11.7


Răng 1 hàm dưới 14.0 5.0 9.0
Răng 2 hàm dưới 15.0 5.2 10.0

Răng 3 hàm dưới 17.5 6.0 11.5


Răng 4 hàm dưới 15.8 6.0 9.8
Răng 5 hàm dưới 18.8 5.5 11.3

Trước khi bắt đầu điều trị tủy răng, bác sĩ nên hiểu những thay đổi hình thái liên
tục xảy ra trong răng sữa và làm quen với sự khác biệt cơ bản giữa ống tủy răng
sữa và răng vĩnh viễn. Các ống tủy của răng cửa sữa tương đối đơn giản, ít bất
thường và dễ dàng điều trị nội nha. Ngược lại, hệ thống ống tủy của các răng
sữa phía sau thường chứa nhiều phân nhánh và phân chia làm cho việc xử lý
triệt để khá khó khăn. Nói chung, chỉ có một ống tủy hiện diện trong mỗi chân
răng của răng sữa khi chân đã được hoàn thành. Về hình thái:
- Răng cửa và răng nanh sữa có 1 chân răng.
- Răng số 4 sữa hàm trên và số 4, 5 sữa hàm dưới có 2 chân răng.
- Răng số 5 sữa hàm trên có 3 chân răng.

2. Sự tiêu chân răng sữa.

Sau khi trải qua giai đoạn 1: đóng chop và ổn định, các răng sữa trải qua 2 giai
đoạn tiêu chân răng:

Giai đoạn 2: Bắt đầu tiêu chân răng cho đến khi tiêu khoảng ½ chân.

Giai đoạn 3: từ khi tiêu ½ chân cho đến khi thay răng.

Răng 1 Răng 2 Răng 3 Răng 4 Răng 5

Giai Mọc răng 6-7 tháng 7-9 tháng 18 tháng 12 tháng 24 tháng
đoạn 1
Đóng 2 tuổi 2-2,5 tuổi 3 tuổi 2,5-3 tuổi 3,5-4 tuổi
chop
Giai Bắt đầu 5 tuổi 5-5,5 tuổi 6-7 tuổi 5,5 tuổi 6,5 tuổi
đoạn 2 tiêu chân
Giai Thay 7 tuổi 8 tuổi 11 tuổi 9 tuổi 10 tuổi
đoạn 3 răng

Chân răng sữa sẽ bắt đầu tiêu ngay sau khi chiều dài chân răng được hoàn thành.
Sự tiêu chân răng này gây ra sự thay đổi vị trí liên tục của đỉnh foramen. Đồng
thời, ngà răng thứ cấp được lắng đọng trong hệ thống ống tủy. Sự lắng đọng này
tạo ra các biến thể và thay đổi trong số lượng và kích thước của ống tủy, cũng như
tạo nhiều các nhánh hoặc ống tủy phụ ở phần gần chop răng.
Chân răng sữa không tiêu đều mà thường tiêu vát một bên, bên tiêu nhiều hơn về
phía gần bao mầm răng vĩnh viễn.

Hình 1.1: răng 75 với chân răng tiêu vát.

III. KIỂM SOÁT CHIỀU DÀI TRONG ĐIỀU TRỊ TỦY RĂNG SỮA
1. Các phương pháp xác định chiều dài làm việc.
1.1. Dựa vào cấu trúc giải phẫu của răng.

Như đã nêu trên, răng sữa trải qua ba giai đoạn phát triển. Vì vậy trong mỗi
giai đoạn chúng ta có cách ước lượng chiều dài làm việc khác nhau.

 Giai đoạn 1:
- Cách 1: dựa vào bảng chiều dài thân chân răng trung bình.

Chiều dài toàn bộ Chiều dài thân Chiều dài chân

Răng 1 hàm trên 16.0 6.0 10.0


Răng 2 hàm trên 15.8 5.6 11.4
Răng 3 hàm trên 19.0 6.5 13.5
Răng 4 hàm trên 15.2 5.1 10.0

Răng 5 hàm trên 17.5 5.7 11.7


Răng 1 hàm dưới 14.0 5.0 9.0
Răng 2 hàm dưới 15.0 5.2 10.0

Răng 3 hàm dưới 17.5 6.0 11.5


Răng 4 hàm dưới 15.8 6.0 9.8
Răng 5 hàm dưới 18.8 5.5 11.3

- Cách 2: dựa vào tỉ lệ thân chân răng.

Tỉ lệ trung bình ở răng sữa là:

thân 1
=
chân 2

Vì vậy ta có thể đo chiều dài của thân răng sữa trong miệng sau đó nhân đôi lên
để ra chiều dài làm việc. Lưu ý cách này chỉ áp dụng với các răng còn toàn vẹn
thân răng.

 Giai đoạn 2+3:

Dựa vào độ tuổi để ước lượng giai đoạn của răng. Từ đó ở giai đoạn 2, chiều dài
làm việc của răng sẽ xác đinh bằng ½ chân răng ở giai đoạn 1.

1.2. Dựa vào cảm giác tay.

Đặc điểm răng sữa khác với răng vĩnh viễn là răng sữa thường trong quá trình tiêu
chân răng nên không có phần chóp răng và lỗ thắt chóp như răng vĩnh viền. Do đó
lỗ chóp răng sữa thường mở gây khó khăn trong việc xác định chiều dài làm việc
trong điều trị tủy răng sữa. Nếu ở giai đoạn 1, răng sữa có thể có cảm giác mút tay.

Ở giai đoạn 2 và 3, dấu hiệu nhận biết đã đến chop biểu hiện bằng cảm giác mềm
do đâm vào vùng quanh răng hoặc bệnh nhân có thể phản ứng do đau.

Có rất ít nghiên cứu về xác định chiều dài làm việc bằng sử dụng cảm giác tay
được công bố. Theo nghiên cứu Andréa Vaz Braga Pintor (2018): 70 chiếc răng
sữa đã nhổ được lựa chọn theo tiêu chuẩn không có biến chứng tiêu chân răng ở
giải phẫu ống tủy bên trong và chưa được lấy tủy răng trước đó. Các răng được đo
chiều dài làm việc bằng cách dùng K file 15 có nút chặn silicon đựa vào ống tủy
đến khi có cảm giác mút tay và đo lại bằng mm. Sau đó các răng được đo lại bằng
chế độ chụp ảnh phóng xạ từ xa và thước cặp kĩ thuật số.
Kết quả chỉ ra rằng chiều dài làm việc đo bằng cảm giác tay là 14,99 ± 2,19 mm,
trong khi trung bình chung của toàn bộ mẫu được đánh giá là 15,28 ± 2,18 mm.

Kết luận: phương pháp xác định chiều dài làm việc bằng cảm giác tay ở răng sữa
có thể hữu ích cho việc điều trị tủy răng sữa trên lâm sàng.

Kết quả trên rất giống với kết quả được báo cáo bởi Subramaniam (2005): 20
chiếc răng sữa được nhổ và được xác định chiều đài làm việc bằng 4 phương pháp:
xúc giác, định vị chop điện tử, xquang thông thường và xquang kĩ thuật số. Các chỉ
số trung bình thu được là 15,91 +/- 2,06 bằng phép đo xúc giác, 15,94 94 +/- 1,42
bằng máy định vị đỉnh, 16,06 +/- 1,73 bằng chụp X quang thông thường và 15,91
+/- 1,60 bằng chụp X quang kỹ thuật số. Kết luận: không có sự khác biệt mang ý
nghĩa thống kê giữa các phương pháp.

1.3. Sử dụng côn giấy

- Trước khi xác định chiều dài làm việc bằng côn giấy, ống tủy phải được lấy sạch
mô tủy và thấm khô trước.

- Đưa côn giấy vào ống tủy:

+ Nếu đầu côn giấy ướt thì sắp tới phần mở của răng sữa
+ Nếu có máu thì có khả năng đã quá phần mở của răng sữa

- Phương pháp này thường để kiểm tra chiều dài làm việc trước khi hàn tủy.

1.4. Sử dụng x-quang tại chỗ.

Loại phim được sử dụng là X-quang tại chỗ. Dựa vào phim chụp ban đầu để ước
lượng chiều dài làm việc ban đầu

Sau đó dùng cây trâm 10 hoặc 15 với chiều dài làm việc ban đầu để chụp phim X-
quang thứ 2 để xác định lại chính xác chiều dài làm việc.

Lưu ý: Do răng sữa tiêu chân răng và thường tiêu vát nên khi xác định chiều dài
làm việc sẽ lấy thành ngắn nhất của chân răng để làm chiều dài làm việc.

1.5. Sử dụng máy định vị chop.

Những bằng chứng gần đây ủng hộ việc sử dụng máy định vị chop để xác định
chiều dài làm việc ở răng sữa, nhất là trường hợp chân răng đã hình thành hết và ở
giai đoạn ổn định sẽ cho kết quả khá chính xác.

Máy định vị chop thế hệ 5 được cho là cho kết quả khá chính xác trong việc xác
định chiều dài ống tủy răng sữa.
Một nghiên cứu tổng quan hệ thống của IA Ahmad , SC Pani (2015) được thực
hiên với mục đích tiến hành phân tích tổng hợp về độ chính xác của thiết bị định vị
chóp điện tử (EALs) trong việc xác định chiều dài làm việc ở răng chính của con
người. Một cuộc tìm kiếm tài liệu điện tử được thực hiện bằng cách sử dụng kết
hợp các thuật ngữ 'primary teeth', 'root canal length' và 'electronic apex
locators”. 19 bài báo đủ tiêu chuẩn và được trích xuất dữ liệu. Kết luận: Máy định
vị chóp điện tử cung cấp một mức độ chính xác có thể chấp nhận được trong việc
đo chiều dài ống tủy ở răng sữa.

2. Những lưu ý về kiểm soát chiều dài làm viêc.


 Trong khi sửa soạn.
- Xác định đúng chiều dài làm việc. Chiều dài làm việc thường lấy bằng con
số đo được trừ đi 2mm để ngăn ngừa việc đi quá chop.
- Do răng sữa tiêu chân răng và thường tiêu vát nên khi xác định chiều dài làm
việc sẽ lấy thành ngắn nhất của chân răng để làm chiều dài làm việc.
 Trong quá trình hàn.
- Nếu hàn bằng lentulo, lentulo phải được cắt bằng chiều dài làm việc trừ đi
2mm để tránh hiện tượng đi ra ngoài chop.
- Nếu hàn bằng calcium hydroxide-iodoform paste, đầu bơm được đưa vào
với chiều dài ít hơn chiều dài làm việc 2mm với lực bơm vừa phải và rút dần
lên đến miệng ống tủy.
- Trên xquang xác định chiều dài làm việc của chân răng sữa là ngang với
mầm răng vĩnh viễn bên dưới, không hàn quá phần này kể cả chân răng có
dài hơn.

You might also like