You are on page 1of 31

MỤC LỤC

ĐẶT VẤN ĐỀ
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.Cơ sở lý luận
1.1. Khái niệm
1.2. Nguyên nhân gây ra KHM-VM
1.3.Phân loại KHM-VM
1.4.Ảnh hưởng của KHM- VM đến sức khỏe toàn thân
1.5.Điều trị
1.5.1. Lập hồ sơ quản lý theo dõi
1.5.2. Tư vấn
1.5.3. Nguyên tắc điều trị
1.5.4.Thời gian điều trị
1.5.5. Chăm sóc sau mổ
2. Cơ sở thực tiễn
2.1 Tình hình nghiên cứu về KHM-VM trên thế giới
2.2. Tình hình nghiên cứu về KHM-VM ở Việt nam
2.3. Tình hình công tác và chăm sóc bệnh nhi KHM-VM tại khoa
RHM- Bệnh viện Nhi Trung Ương
CHƯƠNG 2. LIÊN HỆ VỐI THỰC TẾ
1.Đặc điểm bệnh viện Nhi- Khoa RHM
1.1. Nguồn nhân lực
1.2. Cơ sở vật chất
2. Phối hợp với chuyên khoa khác để điều trị bệnh nhi KHM-VM
3. Thực tế quá trình điều trị và chăm sóc bệnh nhi KHM-VM tại
khoa RHM-BVNTW
3.1 Ca bệnh 1
3.1.1. Chăm sóc bệnh nhi KHM toàn bộ 2 bên ngày thứ 1
3.1.2. Chăm sóc bệnh nhi KHM toàn bộ 2 bên ngày thứ 2
3.1.3. Chăm sóc bệnh nhi KHM toàn bộ 2 bên ngày thứ 3
3.2. Ca bệnh 2:
3.2.1. Chăm sóc bệnh nhi KHM toàn bộ 2 bên ngày thứ 1
3.2.2. Chăm sóc bệnh nhi KHM toàn bộ 2 bên ngày thứ 2
3.2.3. Chăm sóc bệnh nhi KHM toàn bộ 2 bên ngày thứ 3
4. Các ưu điểm và tồn tại
4.1.Ưu điểm
4.2. Tồn tại
CHƯƠNG III: CÁC ĐỀ XUẤT VÀ GIẢI PHÁP
1. Đối với khoa
2. Đối vơi Điều dưỡng viên
KẾT LUẬN
ĐẶT VẤN ĐỀ

Dị tật bẩm sinh vùng hàm mặt chiếm tỷ lệ 1/10 các dị tật toàn thân, bao
gồm các khe hở và lỗ rò chột. Trong đó, khe hở môi và khe hở vòm miệng
chiếm đa phần của các khe hở vùng mặt [1]. Những khiếm khuyết về giải
phẫu này gây tổn thương nặng nề về chức năng, thẩm mỹ và tâm lý của trẻ
[2]. Việc điều trị cho trẻ cần sự phối hợp của nhiều chuyên khoa: Nhi khoa,
phẫu thuật, tai mũi họng, thính học và ngôn ngữ, chỉnh hình răng mặt, tâm lý
và phải được tiến hành theo một quy trình từ khi trẻ mới ra đời, đến khi
trưởng thành [1], [3].
Tỷ lệ khe hở môi và khe hở vòm miệng trên thế giới thay đổi từ 1/2000
– 1/600 tùy theo vị trí địa lý và chủng tộc [4], [5]. Ở Việt Nam, tỷ lệ khe hở
môi và vòm miệng là 1/1000, trung bình mỗi năm có hơn 2000 trẻ sinh ra mắc
dị tật này [1].
Tại Khoa Răng Hàm Mặt – Bệnh viện Nhi Trung ương, trung bình mỗi
tháng chúng tôi khám, phẫu thuật và điều trị cho khoảng 60 – 80 trẻ bị dị tật
khe hở môi và khe hở vòm miệng. Tuy nhiên, kết quả điều trị vẫn hạn chế bởi
còn nhiều cha mẹ chưa biết cách chăm sóc con, không nắm được các mốc thời
gian cần đưa con đến khám và điều trị, cũng như gặp khó khăn trong việc hỗ
trợ tâm lý cho trẻ hòa nhập cộng đồng. Nhằm mang lại những hiểu biết đầy đủ
và giúp các cha mẹ có con bị dị tật khe hở môi và khe hở vòm miệng, chúng
tôi thực hiện chuyên đề “Thực trạng kiến thức của cha mẹ có con bị dị tật
khe hở môi - vòm miệng về vấn đề chăm sóc toàn diện, từ giai đoạn sơ
sinh đến tuổi trưởng thành tại khoa Răng Hàm Mặt- Bệnh viện Nhi
Trung ương năm 2020”, nhằm hai mục tiêu sau:
1. Đánh giá kiến thức của cha mẹ
2. Đề xuất một số giải pháp nâng cao kiến thức chăm sóc trẻ dị tật khe
hở môi - vòm miệng từ giai đoạn sơ sinh đến tuổi trưởng thành của cha, mẹ
có con điều trị tại khoa Răng Hàm Mặt, Bệnh viện Nhi Trung ương.

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

1. Cơ sở lý luận
1.1.Khái niệm:
Khe hở môi - vòm miệng (KHM-VM) là dị tật bẩm sinh tại môi, cung
hàm và vòm miệng, xuất hiện trong thời kỳ phát triển của thai nhi. Đây là một
trong những dị tật bẩm sinh thường gặp. Khiếm khuyết liên quan đến khoang
miệng với các cấu trúc liên quan (môi, cung hàm, vòm miệng). Nó có thể xảy
ra đơn lẻ, phối hợp với nhau hay nằm trong các hội chứng với vị trí và mức
độ khác nhau [1], [4].
1.2. Nguyên nhân gây ra KHM-VM
Người ta thấy có 2 nhóm nguyên nhân gây ra KHM-VM:
* Yếu tố ngoại lai: Là những yếu tố bên ngoài tác động vào quá trình
mang thai như:
- Yếu tố vật lý: Phóng xạ, Tia X, cơ học, nhiệt độ…
- Yếu tố hóa học: Thuốc trừ sâu, Digoxin, Chì, Carbon…
- Yếu tố sinh vật: Nhiễm khuẩn vi khuẩn, xoắn khuẩn, nhiễm virus
- Yếu tố thần kinh: Stress
* Yếu tố nội tại: bao gồm:
- Di truyền
- Khiếm khuyết của nhiễm sắc thể,
- Ảnh hưởng của tuổi và giống nòi
Ở Việt Nam: Theo nghiên cứu 255 bệnh án về sức khỏe của người mẹ
của khoa Răng Hàm Mặt, Bệnh viện Việt Đức phát hiện [1]:
- 28,6% người mẹ mang thai có vấn đề về sức khỏe như ốm, cúm,v.v…
- 38/255 bệnh án có di truyền trong đó:
+ 3 bệnh án cả bố và mẹ bị khe hở môi
+ 30 bệnh án anh chị em ruột bị khe hở môi
+ 4 bệnh án ông, bà,chú, bác ruột bị khe hở môi
1.3. Phân loại KHM-VM
Dựa theo quá trình hình thành phôi thai, KHM-VM được chia thành 3
nhóm [1]:
* Khe hở tiên phát: Hình thành vào tuần thứ 3 của thời kỳ bào thai. Khe hở
nằm trước lỗ răng ccửa và hướng từ trước ra sau gồm: Khe hở môi, khe hở
cung hàm.
- KHM: Tùy theo mức độ, được tính từ làn môi đỏ đến nền mũi, có thể
gặp:
- KHM một bên, KHM hai bên.
- KHM không toàn bộ, KHM toàn bộ.
- Khe hở cung hàm (KHCH): có thể gặp các mức độ:
- Thể nhẹ: Khuyết 1 phần trước cung hàm.
- Thể vừa: Khuyết đến huyệt ổ răng.
- Thể nặng: Cung hàm tách đôi từ trước ra sau đến lỗ răng cửa.
* Khe hở thứ phát: Xảy ra ở tuần thứ 8 của thời kỳ bào thai, khe hở nằm sau
lỗ răng cửa, hướng từ sau ra trước, có hai loại:
- KHVM không toàn bộ: Tính từ sau ra trước, tùy mức độ khe hở từ lưỡi
gà, vòm miệng đến vòm miệng cứng, nhưng chưa đến lỗ răng cửa. khe
hở gây thông miệng với hốc mũi. KHVM không toàn bộ thường đi kèm
với KHM không toàn bộ.
- KHVM toàn bộ: Có thể một bên khi hốc miệng thông với hốc mũi hai
bên. KHVM toàn bộ thường phối hợp với KHM toàn bộ.
* Khe hở tiên phát kết hợp với khe hở thứ phát: Có hai thể
- KHM không toàn bộ phối hợp với KHVM không toàn bộ.
- KHM toàn bộ phối hợp với KHVM toàn bộ.
- Đặc biệt là KHM toàn bộ hai bên phối hợp với KHVM toàn bộ hai bên,
đây là khe hở gây ảnh hưởng trầm trọng dến chức năng và khó khăn
trong phẫu thuật.
Hình 1: Phân loại khe hở tiên phát (a-b), khe hở thứ phát (c) và phối hợp
khe hở tiên phát – thứ phát (d-e) [2]

* Khe hở hiếm và khe trong hội chứng:


KHM-VM có thể là dị tật đơn độc hoặc kết hợp với các hội chứng khác
như: Hội chứng Vander Woude, Hội chứng Pierre Robin.
Ngoài các loại khe hở hiếm thường gặp trên, vùng hàm mặt có thể gặp
một số khe hở hiếm gặp như: khe hở ngang mặt, khe hở chéo mặt, khe hở
đường giữa, khe hở màng và một số khe hở nằm trong hội chứng.
1.4. Ảnh hưởng của KHM-VM đến sức khỏe toàn thân
 Chức năng:
Ăn uống: Trẻ bị KHCH toàn bộ hoặc KHVM sẽ:
- Không bú được do không tạo được áp lực âm ở trong hốc miệng vì có
sự thông thương trong hốc miệng và hốc mũi.
- Ăn uống bị sặc: Khi trẻ ăn hoặc uống, thức ăn sặc lên mũi. Khi trẻ lớn
lên sẽ ít bị sặc hơn do trẻ đã thích nghi vơi tổn thương.
Phát âm:
- Trẻ bị phát âm sai hoặc rối loạn phát âm vì không giữ được áp lực hơi
trong hốc miệng. Mức độ phát âm sai tùy thuộc vào mức độ KHM hay
KHVM. Chức năng phát âm bị rối loạn trầm trọng và phục hồi chức
năng nhất và thời gian kéo dài.
- Các rối loạn phát âm có thể là:
+ Giọng môi hở.
+ Giọng mũi hở.
+ Giọng mũi hẹp.
+ Lắp âm thể hàm ếch: Đây là sự rối loạn cấu tạo âm, do không khí
thoát qua mũi nên sự phát âm cần thiết khi cấu tạo âm vào môi, răng và
phần đầu lưỡi không đạt được. Do đó, khi phát âm có các âm phụ: T và
đ, g và k cũng phát ra ở gốc lưỡi và thanh quản.
- Rối loạn vẻ mặt: Do bệnh nhi cố gắng phát âm nên cơ mặt cử động
không tự nhiên.
* Sức khoẻ toàn thân:
* Dị dạng phối hợp:
- Tổn thương ở não.
- Tổn thương ở tai: Điếc
- Tim: Còn ống động mạch, thông liên thất, thông liên nhĩ.
- Chi: Thừa, thiếu ngón.
* Tâm lý:
Những trẻ bị KHM vừa ảnh hưởng đến thẩm mỹ vừa ảnh hưởng đến
chức năng, tạo nên tâm lý không tốt cho gia đình và đứa trẻ. Đặc biệt, khi lớn
lên với khuôn mặt dị dạng và phát âm không rõ tiếng làm cho trẻ tự ti và mặc
cảm.
* Nhiễm trùng đường hô hấp trên:
Trẻ bị KHM-VM, khi thở luồng không khí qua mũi vừa qua hốc miệng,
vì vậy dễ gây viêm VA, amydal, viêm họng. Đây là nhiễm trùng thường gặp
nhất.Thậm chí từ viêm amydal, VA sẽ dẫn đến viêm tai giữa hoặc viêm phế
quản.
* Suy dinh dưỡng:
Suy dinh dưỡng ở trẻ bị KHM-VM rất hay gặp, có nhiều nguyên nhân
như:
- Do trẻ không dược nuôi dưỡng bằng sữa mẹ.
- Do sự kém hiểu biết về chế độ dinh dưỡng của gia đình.
- Do có các bệnh phối hợp.
- Răng sâu nhiều, lệnh lạc cũng ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai.
- Do yếu tố kinh tế gia đình.
* Rối loạn mọc răng, biến dạng cung hàm:
- Rối loạn mọc răng gặp ở những trẻ có KHCH. Các răng ở bên có khe
hở thường mọc xoay, lệch trục dẫn đến lệch lạc ở nhóm răng cửa. Trẻ
bị khe hở thường mọc răng muộn do suy dinh dưỡng.
- Biến dạng cung hàm hay xảy ra ở trẻ bị KHCH, KHVM họăc cả hai.
Biến dạng cung hàm như hình bậc thang kéo theo răng lệch lạc dẫn đến
khớp cắn biến dạng. Đặc biệt sau phẫu thuật cung hàm, phẫu thuật khe
hở vòm miệng xảy ra hiện tượng lép cung hàm phía trước, hẹp hàm trên
dẫn đến khớp cắn ngược hoặc khớp cắn yên ngựa.
- Rối loạn mọc răng và biến dạng cung hàm là tổn thương nặng, điều trị
khó khăn và tốn kém.
1.5. Điều trị:
1.5.1. Lập hồ sơ quản lý theo dõi:
Trẻ sinh ra bị dị tật KHM-VM thường đi kèm các vấn đề sức khỏe phức
tạp. Việc điều trị và chăm sóc toàn diện cho trẻ cần sự phối hợp của các bác
sỹ cũng như chuyên gia nhiều ngành khác nhau. Cần phải lập hồ sơ theo dõi.

1.5.2. Tư vấn:
Tư vấn là việc quan trọng để giải quyết tâm lý cho người nhà bệnh nhi
và trẻ lớn.
 Nội dung tư vấn:
 Các nguyên nhân.
 Tình hình dịch tễ:
 Tỉ lệ mắc bệnh.
 Số lượng trẻ mắc trên tổng số sinh: Tại Việt Nam khoảng
1/1000 đến 1/600.
 Kết quả sau điều trị.
 Chăm sóc và dinh dưỡng:
 Chế độ dinh dưỡng đầy đủ.
 Cách cho ăn:
 Tư thế nửa nằm nửa ngồi.
 Cho trẻ bú bình có núm cao su đục 2 lỗ kích thước to dần. Đặt
núm tại ngách tiền đình hàm dưới chống sặc.
 Phòng các biến chứng:
 Viêm đường hô hấp trên:
 Vệ sinh cá nhân tốt.
 Điều kiện sống phải thoáng mát.
 Khi trẻ mắc bệnh phải đến các cơ sở y tế điều trị kịp thời như
viêm VA, AMYDAL...
 Suy dinh dưỡng:
 Đảm bảo chế độ ăn hợp lý.
 Đầy đủ chất dinh dưỡng.
 Thời gian điều trị và cơ sở điều trị: tư vấn cho gia đình đầy đủ
về thời gian, cơ sở, phương pháp điều trị.
1.5.3. Nguyên tắc điều trị:
- Phối hợp nhiều chuyên khoa.
- Điều trị KHM-VM là một quá trình từ khi trẻ mới sinh cho đến tuổi
thanh thiếu niên.
1.5.4. Thời gian điều trị:
 Khi trẻ sinh ra: Lập hồ sơ theo dõi và quản lý.
 Trẻ 2-4 tuần tuổi:
 Mục tiêu: Đảm bảo chức năng dinh dưỡng. Chống khe hở phát
triển gây khó khăn trong phẫu thuật tạo hình sau này.
 Các phương pháp:
 Bịt, nắn chỉnh thu hẹp khe hở.
 Nắn mấu tiền hàm bằng băng chun với áp lực nhẹ quanh đầu.
 Dùng máng nắn chỉnh trước phẫu thuật.
 Trẻ 3-6 tháng tuổi: Phẫu thuật tạo hình môi
 Mục tiêu: Đảm bảo thẩm mỹ và chức năng tốt.
 Nguyên tắc: Càng sớm càng tốt.
 Mỹ: Vài ngày sau sinh, tránh ảnh hưởng tâm lý đến người mẹ.
 Anh: Khi trẻ đạt các tiêu chuẩn luật 10: >10 tuần; >10 pound,
>10g Hb/dl; bạch cầu >10000/mm3.
 Việt Nam: Do có hiện tượng vàng da sinh lý trong tuần đầu tiên
sau sinh, nên các tiêu chuẩn gồm: trẻ 3-6 tháng, cân nặng 6kg, Hb
10g/dl và không mắc các bệnh khác.
 Phương pháp tạo hình môi: Tùy thuộc vào đặc điểm lâm sàng
của khe hở mà phẫu thuật viên sẽ lựa chọn phương pháp tạo hình phù
hợp để mang lại thẩm mỹ cho bệnh nhi
 Trẻ 12-18 tháng: Phẫu thuật tạo hình vòm miệng:
 Mục tiêu: Đảm bảo chức năng, quan trọng nhất là phát âm. Phải
tạo được 1 bộ phận cơ tròn mũi hầu có khả năng tốt. Chú ý mổ sớm
chắc chắn gây hẹp hàm.
 Yêu cầu:
o Đóng kín khe hở.
o Đẩy lùi vòm miệng mềm ra sau.
o Thu hẹp họng miệng.
o Phương pháp: langenback và V_Y push-back.
 2 - 4 tuần sau mổ dạy phát âm, kiểm tra kết quả.
 Trẻ 6-8 tuổi tiến hành gép xương ổ răng.
 8-18 tuổi tiến hành nắn hàm và phẫu thuật sữa chữa.
 Mục tiêu: Phục hồi chức năng thẩm mỹ.
 Đây là giai đoạn mọc răng vĩnh viễn. Tạo hình tốt giúp răng và
các thành phần khác phát triển bình thường.
 Nắn hàm là cần thiết do:
 Các cơ bị xẻ đôi tạo tác động không đều trên xương.
 Có xu hướng kéo lại gây hẹp.
 Hở xương.
 Nắn hàm:
 Nong hàm.
 Không làm lung lay răng.
 Nếu hàm dưới vẩu: Phẫu thuật đưa XHT ra trước theo lefort I
hoặc lùi XHD ra sau.
 Phẫu thuật thẫm mỹ:
 Hoàn thành tiếp của thì 1 và 2 trước đó.
 Sửa sẹo to, khuyết làn môi đỏ.
 Nâng sụn cánh mũi, gép sụn tai.
1.5.6. Chăm sóc sau mổ:
- Theo dõi chảy máu, tinh thần,mạch, nhiệt độ. Nếu dịch tiết màu hồng
nhạt là bình thường, dịch tiết màu đỏ tươi là chảy máu cần báo cho
nhân viên y tế.
- Theo dõi tình trạng nôn vì tác dụng phụ của thuốc mê.
- Theo dõi tăng tiết đờm rãi (Nếu nhiều đờm cho hút đờm rãi).
 Chế độ dinh dưỡng hợp lí.
o - Cho người bệnh uống sữa sau khi tỉnh hoàn toàn.
o - Ăn lỏng trong 1-12 ngày sau mổ, cho ăn bằng thìa.
 Chăm sóc:
o - Theo dõi người bệnh có sốt không, khó thở không.
o - Bơm rửa, súc miệng sau ăn bằng nước muối sinh lý, nước sôi
nguội.
o - Xoa nắn vết mổ 2 tuần sau mổ để vết mổ nhanh trở lại bình
thường.
o Chế độ ăn sau 2 tuần; Trẻ bắt đầu ăn cháo đặc có đủ dinh dưỡng
như thịt , cá, trứng, rau củ quả nghiền nát.
o Sau một tháng phục hồi tốt cho ăn uống bình thường theo chế độ
tuổi
 Chú ý: Không cho trẻ ngậm hoặc chơi sắc nhọn, vật cứng tránh làm tổn
thương hoặc chảy máu vết mổ. Trong tuần này có thể dùng nẹp cánh tay
hỗ trợ đẻ tránh cho tay vào miệng.
 Đối với bệnh nhi mổ môi bế mặt con hướng ra phía trước tránh va đập
vết mổ.
 Phải vệ sinh mũi miệng sạch cho trẻ bằng nước muối sinh lý.
 Theo dõi các biến chứng sau mổ:
o Nhiễm trùng vết mổ.
o Chảy máu.
o Theo dõi biến chứng tại các cơ quan khác.

2. Cơ sở thực tiễn:
2.1. Tình hình nghiên cứu về KHM-VM trên thế giới:
Tỷ lệ khe hở môi – vòm miệng trên tổng số trẻ sơ sinh theo thống kê
trên thế giới như sau [1]:
- Trước Chiến tranh Thế giới thứ hai:
+ Năm 1931, nước Đức = 1/1000.
+ Năm 1934, Hà Lan = 1/954.
+ Năm 1934 Đan Mạch = 1/665.
- Sau chiến tranh thế giới thứ hai, ở Mỹ tỷ lệ này vào năm 1964 là 1/700.
Tỷ lệ khe hở môi - vòm miệng/dân số theo Michel Melnick năm 1990
[1]:
- Đan Mạch : 1,1‰ 0,47‰;
- Thụy Điển : 1,2‰ 0,51‰;
- Nhật Bản : 1,7‰ 0,36‰;
- Trung Quốc: 1,3‰ 0,36‰.
2.2. Tình hình nghiên cứu về KHM- VM ở Việt Nam:
Tại Việt Nam tỷ lệ trẻ mắc khe hở môi – vòm miệng từ 0,1- 0,2%,
trong tổng số trẻ sơ sinh. Theo điều tra năm 1996 của tác giả Nguyễn Huy
Cận, Viện Bảo vệ Bà mẹ và Trẻ em, tỷ lệ mắc xấp xỉ 1/1000 [1].
Như chúng ta đã biết, điều trị cho trẻ KHM, KHVM là một quá trình
toàn diện, kéo dài từ thời kỳ sơ sinh đến trưởng thành với sự tham gia của
nhiều chuyên khoa, nhằm mang đạt được mục tiêu cả về chức năng, thẩm mỹ
cũng như hòa nhập xã hội. Tuy vậy, ở Việt Nam, việc điều trị chủ yếu dừng
lại ở mục tiêu phục hồi giải phẫu – thẩm mỹ do đa số bệnh nhân chỉ được
quan tâm tới việc phẫu thuật đóng kín khe hở mà chưa chú trọng việc phục
hồi chức năng và tâm lý. Có rất nhiều cơ sở thực hiện phẫu thuật tạo hình cho
các trẻ dị tật KHM-VM, bao gồm các bệnh viện lớn ở khắp ba miền như Bệnh
viện Răng Hàm Mặt trung ương Hà Nội, Bệnh viện Nhi trung ương, Bệnh
viện trung ương Huế, Bệnh viện Răng Hàm Mặt trung ương Thành phố Hồ
Chí Minh, Bệnh viện Răng Hàm Mặt Thành phố Hồ Chí Minh, Bệnh viện Nhi
đồng 1,… cùng với các tổ chức nhân đạo vẫn thường xuyên tổ chức phẫu
thuật miễn phí như Smile Train, Oscar,… Nhưng chỉ có duy nhất một Trung
tâm điều trị toàn diện được thành lập vào năm 2018 – Trung tâm điều trị toàn
diện KHM-VM thuộc Bệnh viện Răng Hàm Mặt trung ương Thành phố Hồ
Chí Minh. Đây là trung tâm đầu tiên và duy nhất ở thời điểm hiện tại được
thiết kế chuyên nghiệp cho việc khám và điều trị toàn diện các dị tật bẩm sinh
hàm mặt, ngang tầm với các nước phát triển trên thế giới.
2.3. Tình hình về công tác điều trị chăm sóc KHM-VM tại Khoa Răng
Hàm Mặt – Bệnh viện Nhi trung ương
Tại khoa Răng Hàm Mặt, Bệnh viện Nhi Trung ương trung bình mỗi
tháng chúng tôi thực hiện công tác khám, điều trị và phẫu thuật cho 50 đến 60
trẻ bị dị tật KHM-VM, ở nhiều lứa tuổi khác nhau.
Chúng tôi nhận thấy ngày nay đa phần các cha mẹ bệnh nhi đã có tìm
hiểu về dị tật của trẻ trước khi đưa con đến khám. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều
cha mẹ chưa có hiểu biết đầy đủ về tình trạng của con bị dị tật KHM-VM. Kết
quả điều trị còn nhiều hạn chế do cha mẹ chưa biết cách chăm sóc con, không
nắm được các mốc thời điểm cần phải đưa con đến thăm khám và điều trị,
cũng như gặp khó khăn trong việc hỗ trợ tâm lý cho trẻ mang dị tật hòa nhập
cộng đồng. Nhằm mang lại kết quả điều trị toàn diện và giúp cho cha mẹ có
con bị dị tật này, ngoài những điều trị về chuyên môn, bác sỹ và điều dưỡng
Răng Hàm Mặt – là một trong những người có cơ hội khám, tiếp xúc với bệnh
nhi và gia đình từ những ngày đầu mới chào đời – còn cần thực hiện công tác
truyền thông, cung cấp kiến thức cho cha mẹ bệnh nhi; từ đó, biết cách chăm
sóc, theo dõi và đưa con đến khám điều trị theo kế hoạch một cách toàn diện.

Chương 2: LIÊN HỆ VỚI THỰC TẾ


1. Đặc điểm bệnh viện Nhi Trung ương - Khoa Răng Hàm Mặt
Bệnh viện Nhi Trung Ương tiền thân là Viện bảo vệ sức khỏe Trẻ em , được
thành lập năm 1969. Qua nhiều thập kỷ không ngừng phấn đấu đến nay bệnh
viện Nhi đã trở thành đơn vị đầu ngành của chuyên ngành Nhi trong cả nước.
Từ ngày đầu thành lập bệnh viện, chuyên khoa Răng Hàm Mặt chỉ là một
chuyên khoa thuộc khoa khám bệnh chỉ khám và điều trị ngoại trú. Từ
1/1/2016 khoa Răng Hàm Mặt được thành lập thành một đơn vị độc lập.
Mô hình tổ chức của khoa Răng Hàm Mặt hiện tại:
- Cơ sở vật chất: Khoa gồm 1 khu điều trị nội trú với quy mô 25 giường bệnh
và khu điều trị ngoại trú với 5 ghế máy nha khoa.
1.1. Nguồn nhân lực
Bác sỹ: Hiện tại trong khoa có 9 Bác sỹ (trong đó: 2 bác sỹ chuyên
khoa II, 5 bác sỹ trình độ thạc sỹ, và 2 bác sỹ đang học thạc sỹ).
Điều dưỡng: Có 7 Điều dưỡng (2 Điều dưỡng Đại học, 5 Điều dưỡng
đang học liên thông đại hoc).
Các Bác sỹ được đào tạo về chuyên ngành Răng Hàm Mặt, được
chuyên môn hóa, đào tạo ở nước ngoài, hợp tác trao đổi chuyên môn quốc tế.
Ứng dụng công nghệ, kỹ thuật mới phục vụ cho khám chữa bệnh Răng Hàm
Mặt trẻ em.

1.2.Cơ sở vật chất


* Gồm đơn vị điều trị nội trú và ngoại trú
Những điều trị, phẫu thuật, thủ thuật được tiến hành tại Khoa:
- Nắn chỉnh trước phẫu thuật.
- Phẫu thuật tạo hình môi, vòm miệng, ghép xương ổ răng, sửa sẹo.
- Chăm sóc bệnh lý răng miệng.
- Nắn chỉnh răng.
2. Phối hợp với các chuyên khoa khác trong điều trị toàn diện cho trẻ
KHM-VM
Cùng với đội ngũ nhân viên Khoa Răng Hàm Mặt thực hiện công tác
điều trị và phẫu thuật cho bệnh nhi KHM-VM, Bệnh viện Nhi trung ương còn
có đầy đủ các chuyên khoa phối hợp chăm sóc toàn diện cho trẻ mang dị tật
này:
- Trung tâm Sơ sinh: Khám và điều trị cho những trẻ KHM-VM cần sự
chăm sóc đặc biệt, trẻ có hội chứng kết hợp hoặc có dị tật/ bệnh kèm
theo như tim bẩm sinh, suy hô hấp.
- Các chuyên khoa Nội nhi và Ngoại nhi: Phối hợp điều trị các bệnh lý
nội khoa và ngoại khoa khi trẻ có bệnh kèm theo.
- Khoa Tai Mũi Họng: Khám và điều trị cho các bệnh lý về tai, mũi,
họng cho trẻ KHM-VM nói riêng và bệnh nhi khác nói chung; kết hợp
đặt ống thông khí cho trẻ KHM-VM.
- Trung tâm ngôn ngữ và thính học: Khám, chẩn đoán và điều trị các bất
thường về thính giác và rối loạn ngôn ngữ và phát âm cho trẻ KHM-
VM.
- Tư vấn tâm lý
- Tư vấn di truyền: Cho các gia đình đã từng có người bị KHM, KHVM
hoặc các cha mẹ đã từng sinh con bị KHM- VM
- Cùng với đó là sự hỗ trợ của Phòng công tác xã hội để giúp đỡ cho các
bệnh nhi KHM-VM mà gia đình có hoàn cảnh khó khăn; đồng thời
nhận được sự tài trợ về cả vật chất và chuyên môn từ các tổ chức nhân
đạo quốc tế: Smile Train, Noordhoof Craniofacial Foundation.
3. Thực tế quá trình điều trị và chăm sóc bệnh nhi KHM-VM tại Khoa
Răng Hàm Mặt – Bệnh viện Nhi Trung ương
3.1 Ca bệnh 1
- Bệnh nhi : Ngô Gia Bảo. Đến khám lúc 7 ngày tuổi
- Quê Quán: Xã Tô Hiệu- Huyện Thường Tín – Hà Nội
- Chẩn đoán: KHM-VM toàn bộ 2 bên.
*Quá trình bệnh lý: Trẻ đẻ ra khóc to, không khó thở,thở đều,
mạch,nhiệt độ, huyết áp bình thường. Có dị tật vùng mặt- Khe hở môi-
vòm miệng toàn bộ 2 bên
- Tiền sử bệnh:Trẻ con thứ 1, đẻ mổ,đủ tháng, thai 39 tuần. Cân nặng
lúc sinh 3,2 kg.
* Toàn thân: Da niêm mạc hồng, không phù, không xuất huyết dưới da
- Tuần hoàn: Nhịp tim đều, không có tiếng bất thường
- Hô hấp: Lồng ngực 2 bên cân đối,di động đều theo nhịp thở, không
có ral
- Tiêu hóa: Bụng mềm không chướng, gan lách không to. Đi ngoài
phân vàng hơi nhão.
- Tiết niệu: Nước tiểu trong chưa phát hiện gì bất thường
- Cơ xương khớp: Các vận động trong giới hạn
* Bệnh nhi đã được khám, tư vấn về quy trình điều trị, chăm sóc toàn
diện.
- Trẻ được đeo hàm nắn chỉnh trước phẫu thuât lúc 9 ngày tuổi.
- Sau đeo hàm, trẻ ăn tốt với bình sữa chuyên dụng. Tăng cân tốt và đạt
6kg vào thời điểm phẫu thuật tạo hình môi lúc 3 tháng tuổi.
3.1.1. Chăm sóc bệnh nhân mổ KHM toàn bộ hai bên ngày thứ
nhất:
A. Chẩn đoán chăm sóc
+ Bệnh nhân đau vết mổ do tổn thương mạch máu thần kinh
+ Chăm sóc vết mổ tránh nhiễm trùng
+ Hướng dẫn người nhà không cho bệnh nhân cào vào vết mổ
+ Bố mẹ lo lắng do thiếu hiểu biết về bệnh
B. Lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch chăm sóc
+ Giảm đau cho bệnh nhi
- 10h 30 đến giường bệnh giải thích động viên để bố mẹ hiểu hơn về
bệnh và an tâm điều trị. Lấy dấu hiệu sinh tồn đo mach, nhiệt độ,
+ 11h Thực hiện y lệnh thuốc:
- Cefoxitin 1g x 500 mg Tiêm tĩnh mạch
- Truyền dịch: RingerGluco 5% x 300 ml
- Efferalgan 80 mg x 1viên ( đặt hậu môn)
+ 15h Tiếp tục thực hiện y lênh thuốc
- Cefoxitin 1g x 500 mg Tiêm tĩnh mạch
- Efferalgan 80 mg x 1viên ( đặt hậu môn)
+ Hút đờm giãi
+ Thay băng rửa vết thương
- Vết mổ khô , sưng nề , đau
+ Chế độ ăn uống:
- Bệnh nhân ăn được 90 ml sữa đổ thìa
- Vệ sinh miệng sạch sau ăn bằng nước muối sinh lý 9%
+ Hướng dẫn bố mẹ bệnh nhân vệ sinh, thay quần áo sạch sẽ
- Giải thích để người nhà yên tâm điều trị
3.1.2. Chăm sóc bệnh nhân mổ KHM toàn bộ hai bên ngày thứ 2:
+ Nhận định;
- Bệnh nhân đỡ quấy khóc
- Chế độ đinh dưỡng cho người bệnh
- Không cho bệnh nhân cho tay lên vết mổ
+ Lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch chăm sóc
+ 8h Thực hiện y lệnh thuốc:
- Cefoxitin 1g x 500 mg Tiêm tĩnh mạch
- Efferalgan 80 mg x 1viên ( đặt hậu môn)
+ 15h thực hiện y lênh thuốc
- Cefoxitin 1g x 500 mg Tiêm tĩnh mạch
- Efferalgan 80 mg x 1viên ( đặt hậu môn)
+ Hút đờm giãi
+ Thay băng rửa vết thương
- Vết mổ khô,có ít dịch thấm băng, đỡ sưng đau
+ Chế độ ăn uống:
- Bệnh nhân ăn được 120 ml sữa đổ thìa
- Vệ sinh miệng sạch sau ăn bằng nước muối sinh lý 9%
+ Hướng dẫn bố mẹ bệnh nhân vệ sinh, thay quần áo sạch sẽ
- Cho ăn nhiều lần hơn
+ Giáo dục sức khỏe
- Hướng dẫn bố mẹ bênh nhi không để vết mổ ướt( Dính mũi hoặc sữa,
nước) làm nhiễm trùng vết mổ. Nếu ướt phải báo nhân viên y tế thay
băng.
3.1.3. Chăm sóc bệnh nhân mổ khe hở KHM hai bên ngày thứ 3:
+ Nhận định;
- Bệnh nhân chơi ngoan
- Chế độ đinh dưỡng cho người bệnh
- Không cho bệnh nhân cho tay lên vết mổ
+ Lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch chăm sóc
+ 8h Thực hiện y lệnh thuốc:
- Cefoxitin 1g x 500 mg Tiêm tĩnh mạch
- Efferalgan 80 mg x 1viên ( đặt hậu môn)
+ 15h Tiếp tục thực hiện y lênh thuốc
- Cefoxitin 1g x 500 mg Tiêm tĩnh mạch
- Efferalgan 80 mg x 1viên ( đặt hậu môn)
+ Thay băng rửa vết thương
- Vết mổ khô, nề nhẹ
+Chế độ ăn uống:
- Bệnh nhân ăn được 120 ml sữa đổ thìa, ngày ăn 8 bữa
- Vệ sinh miệng sạch sau ăn bằng nước muối sinh lý 9%
+ Hướng dẫn bố mẹ bệnh nhân vệ sinh, thay quần áo sạch sẽ
+ Giáo dục sức khỏe
- Hướng dẫn bố mẹ bênh nhi không để vết mổ ướt( Dính mũi hoặc sữa,
nước) làm nhiễm trùng vết mổ. Nếu ướt phải báo nhân viên y tế thay
băng.
Hình 2: Bệnh nhi lúc 7 ngày tuổi (Trái) và lúc 3 tháng tuổi ngay trước
phẫu thuật (Giữa) và ngay sau phẫu thuật (Phải)
Bệnh nhi này tiếp tục được ghi hồ sơ theo dõi và thực hiện các bước
tiếp theo trong quy trình điều trị toàn diện cho trẻ KHM-VM.
3.2. Ca bệnh 2
- Bệnh nhi nữ: Lò A Phóng- 14 tháng tuổi
- Quê quán: Bát xát – Lào Cai
- Chẩn đoán: Khe hở môi – vòm miệng toàn bộ 2 bên
Đến khám lúc 14 tháng tuổi - xin phẫu thuật môi.
- Bệnh nhi người dân tộc H’mông. Gia đình bệnh nhi khó khăn, ở
miền núi phía Bắc, không có điều kiện tìm hiểu về y tế nên đưa con
đến phẫu thuật lúc 14 tháng tuổi, 8kg.
- Khi này, trẻ tuy lớn, cân nặng và tuổi đều nhiều hơn mức quy định.
- Bệnh nhi này không được tư vấn chăm sóc và điều trị, không đeo
khí cụ hàm Nam
Tuy nhiên, do biến dạng nặng lâu ngày gây khó khăn cho phẫu thuật
viên, kết quả thẩm mỹ kém, trẻ đau nhiều sau mổ.
3.2.1. Chăm sóc bệnh nhân mổ KHM toàn bộ hai bên ngày thứ nhất:
A. Chẩn đoán chăm sóc
+ Bệnh nhân đau vết mổ do tổn thương mạch máu thần kinh
+ Chăm sóc vết mổ tránh nhiễm trùng
+ Hướng dẫn người nhà không cho bệnh nhân cào vào vết mổ
+ Bố mẹ lo lắng do thiếu hiểu biết về bệnh
B. Lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch chăm sóc
+ Giảm đau cho bệnh nhi
- 10h 30 đến giường bệnh giải thích động viên để bố mẹ hiểu hơn về
bệnh và an tâm điều trị. Lấy dấu hiệu sinh tồn đo mach, nhiệt độ,
+ 11h Thực hiện y lệnh thuốc:
- Cefoxitin 1g x 500 mg Tiêm tĩnh mạch
- Truyền dịch: RingerGluco 5% x 300 ml
- Efferalgan 80 mg x 1viên ( đặt hậu môn)
+ 15h Tiếp tục thực hiện y lênh thuốc
- Cefoxitin 1g x 500 mg Tiêm tĩnh mạch
- Efferalgan 80 mg x 1viên ( đặt hậu môn)
+ Hút đờm giãi
+ Thay băng rửa vết thương
- Vết mổ khô , sưng nề , đau
+ Chế độ ăn uống:
- Bệnh nhân ăn được 90 ml sữa đổ thìa
- Vệ sinh miệng sạch sau ăn bằng nước muối sinh lý 9%
+ Hướng dẫn bố mẹ bệnh nhân vệ sinh, thay quần áo sạch sẽ
- Giải thích để người nhà yên tâm điều trị
3.2.2. Chăm sóc bệnh nhân mổ KHM toàn bộ hai bên ngày thứ 2:
+ Nhận định;
- Bệnh nhân quấy khóc nhiều
- Chế độ đinh dưỡng cho người bệnh
- Không cho bệnh nhân cho tay lên vết mổ
- Bố mẹ bệnh nhi kém hiểu biết, không biết cách chăm sóc cho con
+ Lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch chăm sóc
+ 8h Thực hiện y lệnh thuốc:
- Cefoxitin 1g x 500 mg Tiêm tĩnh mạch
- Efferalgan 80 mg x 1viên ( đặt hậu môn) cách 4 đến 6h /1 lần
+ 15h thực hiện y lênh thuốc
- Cefoxitin 1g x 500 mg Tiêm tĩnh mạch
- Efferalgan 80 mg x 1viên ( đặt hậu môn) cách 4 đến 6h /1 lần
+ Hút đờm giãi
+ Thay băng rửa vết thương
- Vết mổ khô,có ít dịch thấm băng, sưng đau nhiều
+ Chế độ ăn uống:
- Bệnh nhân ăn được 120 ml sữa đổ thìa
- Vệ sinh miệng sạch sau ăn bằng nước muối sinh lý 9%
+ Hướng dẫn bố mẹ bệnh nhân vệ sinh, thay quần áo sạch sẽ
- Cho ăn nhiều lần hơn
+ Giáo dục sức khỏe
- Hướng dẫn bố mẹ bênh nhi không để vết mổ ướt( Dính mũi hoặc sữa,
nước) làm nhiễm trùng vết mổ. Nếu ướt phải báo nhân viên y tế thay
băng.
3.2.3. Chăm sóc bệnh nhân mổ KHM toàn bộ 2 bên ngày thứ 3:
+ Nhận định;
- Bệnh nhân quấy khóc
- Vết mổ còn sưng đau nhiều
- Chế độ đinh dưỡng cho người bệnh
- Không cho bệnh nhân cho tay lên vết mổ
+ Lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch chăm sóc
+ 8h Thực hiện y lệnh thuốc:
- Cefoxitin 1g x 500 mg Tiêm tĩnh mạch
- Efferalgan 80 mg x 1viên ( đặt hậu môn)
+ 15h Tiếp tục thực hiện y lênh thuốc
- Cefoxitin 1g x 500 mg Tiêm tĩnh mạch
- Efferalgan 80 mg x 1viên ( đặt hậu môn)
+ Thay băng rửa vết thương
- Vết mổ khô, sưng đau
+Chế độ ăn uống:
- Bệnh nhân ăn được 120 ml sữa đổ thìa, ngày ăn 8 bữa
- Vệ sinh miệng sạch sau ăn bằng nước muối sinh lý 9%
+ Hướng dẫn bố mẹ bệnh nhân vệ sinh, thay quần áo sạch sẽ
+ Giáo dục sức khỏe
- Hướng dẫn bố mẹ bênh nhi không để vết mổ ướt( Dính mũi hoặc sữa,
nước) làm nhiễm trùng vết mổ. Nếu ướt phải báo nhân viên y tế thay
băng.

Hình 3: Bệnh nhi khe hở môi 2 bên phẫu thuật lúc 14 tháng tuổi trước
mổ (Trên) và sau mổ (Dưới)
So sánh hai trường hợp nêu trên, chúng tôi nhận thấy một số vấn đề
trong thực tiễn điều trị và chăm sóc như sau:
Vấn đề Ca bệnh 1 Ca bệnh 2
Hoàn cảnh Gia đình bệnh nhi có điều Gia đình bệnh nhi là người dân
và việc tìm kiện tìm hiểu, tiếp cận thông tộc, không có điều kiện tiếp cận
hiểu, tiếp tin về tình trạng của trẻ từ với công tác chăm sóc y tế
cận thông trước sinh, đã tham khảo, và chuyên khoa từ khi sinh ra trẻ
tin lựa chọn cơ sở khám – điều có dị tật, chỉ đi điều trị khi trẻ
trị lâu dài cho con đã lớn, do cơ sở tuyến dưới
không đủ khả năng chuyên môn
Chăm sóc Trẻ được đeo khí cụ nắn Trẻ không được khám và hướng
trước phẫu chỉnh trước phẫu thuật, dẫn chăm sóc, tự cho ăn ở nhà
thuật hướng dẫn cho ăn bằng bình bằng thìa. Tại thời điểm phẫu
sữa chuyên dụng, đạt 6kg lúc thuật lúc 14 tháng, trẻ đạt 8kg
3 tháng tuổi
Phẫu thuật Việc phẫu thuật thuận lợi do Trẻ tuy lớn hơn, tổ chức phát
tạo hình môi các biến dạng đã được điều triển hơn nhưng biến dạng lại
chỉnh trước phẫu thuật, đưa rất nặng khiến công tác phẫu
về gần với giải phẫu tự nhiên thuật gặp khó khăn trong việc
của trẻ. Sau phẫu thuật đạt đặt lại các mốc giải phẫu. Sau
được thẩm mỹ gần như bình mổ tổ chức bị co kéo nhiều để
thường bù trừ
Chăm sóc Trẻ cũng ít quấy khóc hơn Vết mổ căng do biến dạng lớn
hậu phẫu do vết mổ không bị căng đau làm trẻ đau và quấy khóc nhiều
hơn
Trẻ hồi phục tại chỗ nhanh Can thiệp phẫu thuật rộng làm
do phẫu thuật thuận lợi. trẻ cần nhiều thời gian phục hồi
Công tác chăm sóc vết Đòi hỏi chăm sóc tại chỗ cẩn
thương thuận lợi do vết thận, vết thương sưng nề và
thương ít sưng nề, chảy máu chảy máu hơn
Thời gian nằm viện và điều Thời gian nằm viện và điều trị
trị ngắn kéo dài hơn

4. Các ưu điểm và những tồn tại


4.1. Ưu điểm
- Ở ca bệnh 1, trẻ đến khám ở giai đoạn sơ sinh đã được khám, chẩn
đoán, tư vấn và thực hiện điều trị trước phẫu thuật và phẫu thuật khi trẻ
được 3 tháng tuổi đủ cân nặng và chăm sóc hậu phẫu. Trong việc chăm
sóc sau mổ , bố mẹ có kiến thức, hiểu biết hơn. Trẻ được chăm sóc từ
giai đoạn mới sơ sinh, được đeo khí cụ hàm Nam. Được cho bú băng
bình chuyên dụng chống sặc . Trẻ phát triển tốt, phẫu thuật tạo hình dễ
dàng hơn, vết thương nhanh liền sẹo. Dù chỉ là những bước khởi đầu
trong toàn bộ quá trình điều trị nhưng kết quả đạt được là rất tốt cả về
thẩm mỹ, chức năng và sự hài lòng của gia đình người bệnh.
- Ở ca bệnh 2, trẻ đến khám khi đã 14 tháng tuổi, chúng tôi thực hiện
phẫu thuật tạo hình môi khi trẻ đã quá tuổi, biến dạng nặng. Khắc phục
những khó khăn gặp phải trong phẫu thuật cũng như chăm sóc hậu
phẫu khó khăn hơn, vết thương nặng sưng nề và ngày nằm điều trị kéo
dài hơn. Nhưng cũng đã phục hồi lại được giải phẫu và chức năng cho
trẻ.
4.2. Tồn tại:
Bên cạnh một số ưu điểm còn tồn tại nhược điểm trong chăm sóc và tư vấn
giáo dục sức khỏe cho bệnh nhi dị tật KHM- VM
Khoa Răng Hàm Mặt đã thành lập và hoạt động được gần 5 năm trong
điều kiện bệnh viện đang sửa chữa, khoa đang ở vị trí nhà cửa phòng bệnh nhi
chật hẹp đồng thời nhân lực cũng thiếu. Nên chúng tôi cũng đã nhận thấy việc
hướng dẫn chăm sóc và giáo dục sức khỏe cho người nhà bệnh nhi chưa được
đầy đủ. Đặc biệt là các bệnh nhi có dị tật KHM-VM.Từ 2 ca bệnh trên cho ta
thấy: Việc hướng dẫn tư vấn giáo dục sức khỏe chưa tốt hoặc người bệnh ở
vùng sâu vùng xa, kém hiểu biết thì sẽ dẫn đến điều trị và chăm sóc cho con
không hiệu quả.
- Điều dưỡng chưa hiểu hết tầm quan trọng của việc tư vấn giáo dục
sức khỏe
- Kỹ năng tư vấn , giải thích cho gia đình bệnh nhi còn hạn chế
- Điều dưỡng tuổi còn trẻ chưa có kinh nghiệm về tư vấn GDSK
- Nhân lực điều dưỡng còn thiếu mà bệnh nhân đông.
- - Đối tượng người bệnh là bệnh nhi hay quấy khóc, điều dưỡng cũng
khó có thời gian để tư vấn kỹ.
CHƯƠNG III. ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP
1. Đối với khoa:
Các biện pháp tuyên truyền, giáo dục sức khỏe gián tiếp: chung cho tất cả các
nhóm:
- Qua tranh ảnh, tờ rơi, áp phích
- Qua các phương tiện thông tin: sách, báo, đài, facebook, trang web của
khoa
- Cụ thể đối với từng bệnh nhân: Lập hồ sơ theo dõi
- Mỗi nhân viên đều có trách nhiệm tư vấn qua điện thoại những bố mẹ
bệnh nhi còn chưa hiểu về dị tật KHM-VM
- Điện thoại nhắc nhở đối với những bệnh nhi đến lịch can thiệp điều trị
tiếp theo.
- Lập hồ sơ theo dõi đối với mỗi một bệnh nhi và cử 1 nhân viên theo dõi
quá trình điều trị của bệnh nhi .

2. Đối với Điều dưỡng viên:


- Một trong những chức năng nhiệm vụ của Điều dưỡng là Nâng cao tư
vấn, Giáo dục sức khỏe cho bệnh nhi.” Đây là mục tiêu hướng đến sự hài lòng
của người bệnh”.
-Tham gia đầy đủ các lớp đào tạo, GDSK cập nhật kiến thức các quy trình
quy định của khoa phòng, bệnh viện.
- Hàng tuần khoa có 1 buổi hội chẩn thông qua mổ, ĐDT sẽ tư vấn-
GDSK cho các bênh nhân có dị tật KHM-VM
- Chia 2 nhóm: 1 Điều dưỡng viên hướng dẫn thực hành chăm sóc trẻ:
hướng dẫn cho trẻ bị KHM-VM ăn trước phẫu thuật,
- 1 Điều dưỡng viên hướng dẫn cho ăn sau phẫu thuật, hướng dẫn chăm
sóc vết thương, hướng dẫn phát hiện các bất thường của trẻ KHM-VM
tại nhà.
- Khi bệnh nhi ra viện dặn dò chu đáo những việc cần làm tiếp theo cho
người nhà bệnh nhi
- Phải nâng cao ý thức tự giác, lòng yêu nghề, đạo đức nghề nghiệp có
tinh thần trách nhiệm trong việc thực hiện chăm sóc người bệnh toàn
diện
-
 Các công cụ cần có:
o Công cụ giảng dạy: trực tiếp, gián tiếp (tranh ảnh, tờ rơi,
áp phích,...
o Công cụ đánh giá hiệu quả tuyên truyền: bộ câu hỏi
- Khi bệnh nhi ra viện dặn dò chu đáo những việc cần làm tiếp theo cho
người nhà bệnh nhi.
KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu và viết chuyên đề “Thực trạng kiến thức của cha mẹ có
con bị dị tật khe hở môi - vòm miệng về vấn đề chăm sóc toàn diện, từ
giai đoạn sơ sinh đến tuổi trưởng thành tại khoa Răng Hàm Mặt-
Bệnh viện Nhi Trung ương năm 2020” chúng tôi đưa ra một số kết luận
như sau: Dị tật KHM-VM là dị tật phổ biến,ảnh hưởng đến nhiều hoạt
động của trẻ. Tuy nhiên hiện nay việc điều trị đã có nhiều tiến bộ, có thể
đem lại cho trẻ sự khôi phục về mặt thẩm mỹ và chức năng. Từ đó giúp trẻ
tự tin hơn trong cuộc sống và hoàn toàn có thể phát triển bình thường như
bao trẻ khác. Việc quan trọng nhất là trẻ cần có sự quan tâm chăm sóc của
cha mẹ.
Thực trạng kiến thức của các cha mẹ có con bị dị tật KHM-VM là họ chỉ
hiểu đóng kín khe hở mà chưa hiểu rõ tầm quan trọng của các chức năng
khác. Muốn vậy thì mỗi điều dưỡng chúng ta giúp họ hiểu về vấn đề này.
Phải nâng cao ý thức tự giác, lòng yêu nghề, đạo đức nghề nghiệp có tinh
thần trách nhiệm trong việc thực hiện chăm sóc người bệnh toàn diện . Trong
đó vấn đề tư vấn giáo dục sức khỏe là góp phần rất quan trọng trong chuyên
đè chúng tôi đã nghiên cứu này.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Nghiêm Chi Phương (2013). Khe hở môi – vòm miệng, Bệnh lý
và phẫu thuật hàm mặt; Tập 1, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, tr 115
– 138.
2. Betzkowitz S, Rumsey N, Stock NM (2013). Living with a Cleft:
Psychological Challenges, Support and Intervention, Cleft Lip Palate
3rd edition, Springer, pp 68, 907 – 916.
3. Zreaquat MH et al (2017). Cleft Lip and Palate Management
from Birth to Adulthood: An Overview, Insights into Various Aspects of
Oral Health.
4. Vyas, et al (2020). Cleft of lip and palate, Journal of Family
Medicine and Primary care, 9:2621-5.
5. Allam E, Stone C (2014). Cleft Lip and Palate: Etiology,
Epidemiology, Preventive and Intervention Strategies. Anat Physiol 4:
150. doi: 10.4172/2161-0940.1000150

You might also like