You are on page 1of 28

TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH

BỘ MÔN: NGHIÊN CỨU KHOA HỌC ĐIỀU DƯỠNG

ĐỀ TÀI

THỰC TRẠNG BẠO LỰC BỆNH VIỆN ĐỐI VỚI


ĐIỀU DƯỠNG VIÊN VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG
TẠI BỆNH VIỆN NHI TRUNG ƯƠNG NĂM 2017
NHÓM 2 NGUYỄN THỊ LOAN
PHẠM THỊ VŨ NGA
NGUYỄN THỊ NGA
PHẠM THỊ MINH NGUYỆT
VŨ THỊ MINH NGUYỆT
PHẠM THỊ NHÀI
PHẠM THỊ NHUNG
TÓM TẮT NGHIÊN CỨU
 Hiện nay bạo lực bệnh viện đang có xu hướng ngày càng gia tăng cả về số lượng cũng
như mức độ nghiêm trọng của sự việc. Bạo lực bệnh viện có thể gây ra thương tổn về
mặt tinh thần, thể chất và gây tổn thất về kinh tế cho người bị bạo lực và các tổ chức sử
dụng lao động
 Nghiên cứu được tiến hành từ tháng 04/2017 đến tháng 07/2017 trên 300 điều dưỡng làm
việc tại Bệnh viện Nhi trung ương bằng phương pháp nghiên cứu cắt ngang có phân tích,
kết hợp giữa định lượng và định tính
 Thực trạng bạo lực bệnh viện đối với điều dưỡng viên:72,7% điều dưỡng bị bạo lực
trong 12 tháng qua. Trong số 65,3% bị bạo lực bằng lời nói thì chửi bới: 57,67%; lăng
mạ, xúc phạm và đe dọa: 30%, các hành vi khác chiếm 6,7%. 30,7% điều dưỡng bị bạo
lực thể chất cụ thể đánh đập, xô đẩy: 17,33%, phá đồ đạc: 8% cấu cắn: 6%; dùng vũ khí:
3%.
ĐẶT VẤN ĐỀ
 Theo Ủy Ban Châu Âu thì bạo lực bệnh viện là những rủi ro mà nhân viên làm việc bị lạm
dụng, đe dọa hoặc bị tấn công trong những hoàn cảnh liên quan đến nghề nghiệp của họ,
xuất phát hoặc tác động đến công việc, bao gồm một nguy cơ rõ ràng hay tiềm tàng tới sự
an toàn của họ, sự hạnh phúc hoặc sức khỏe
 Bạo lực bệnh viện có thể gây ra stress nghề nghiệp

 Bạo lực bệnh viện xảy ra ở điều dưỡng viên với tần suất ngày càng tăng ở các quốc gia
trên thế giớI. Trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, điều dưỡng viên là nghề có nguy cơ bị
bạo lực bệnh viện cao nhất
 Ở Việt Nam, hiện chưa có nghiên cứu nào đánh giá về bạo lực bệnh viện ở điều dưỡng
viên
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

1. Mô tả thực trạng bạo lực bệnh viện đối với điều dưỡng viên do bệnh
nhân/ người nhà bệnh nhân gây ra tại bệnh viện Nhi Trung ương năm
2017.
2. Xác định một số yếu tố ảnh hưởng đến bạo lực bệnh viện đối với điều
dưỡng viên tại bệnh viện Nhi Trung ương năm 2017.
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

 Khái niệm, phân loại bạo lực và bạo lực bệnh viện.
 Khái niệm bạo lực: Theo định nghĩa của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO): “Bạo lực là hành vi
cố ý sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực hoặc quyền lực để tự hủy hoại mình, chống lại
người khác hoặc một nhóm người, một tập thể cộng đồng làm họ bị tổn thương hoặc có nguy
cơ bị tổn thương hoặc tử vong hoặc bị sang chấn tâm thần, ảnh hưởng đến sự phát triển của
họ hoặc gây ra các ảnh hưởng khác”
 Phân loại bạo lực: Theo WHO (2002), bạo lực được phân loại theo phạm vi bạo lực hoặc loại
hành vi bạo lực.
 Khái niệm bạo lực nơi làm việc
 Khái niệm bạo lực nơi làm việc: Bạo lực nơi làm việc: Là những rủi ro mà nhân viên làm
việc bị lạm dụng, đe dọa hoặc bị tấn công trong những hoàn cảnh liên quan đến nghề nghiệp
của họ, nó xuất phát hoặc tác động đến công việc, bao gồm một nguy cơ rõ ràng hay tiềm
tàng tới sự an toàn của họ, sự hạnh phúc hoặc sức khỏe
 Bạo lực bệnh viện: Trong giới hạn của nghiên cứu này, bạo lực bệnh viện là bạo lực nơi làm
việc xảy ra tại bệnh viện
KHÁI NIỆM, CHỨC TRÁCH, NHIỆM VỤ CỦA ĐIỀU DƯỠNG
 Khái niệm về điều dưỡng: Điều đưỡng là một nghề nghiệp trong hệ thống y tế nhằm bảo vệ, nâng cao, tối ưu về sức
khỏe và các khả năng; dự phòng bệnh và sang thương; xoa dịu nỗi đau qua chẩn đoán và điều trị đáp ứng con người;
tăng cường chăm sóc các cá nhân, gia đình, cộng đồng và xã hội.
 Chức năng nhiệm vụ của điều dưỡng :
 Chức năng của điều dưỡng 
 Chức năng chủ động (chức năng độc lập)
 Chức năng phối hợp
 Chức năng phụ thuộc.
 Nhiệm vụ của điều dưỡng
 Chăm sóc những người bị ốm đau, bệnh tật hoặc những ai cần được chăm sóc sức khoẻ, đáp ứng nhu cầu cần thiết của
từng cá nhân về thể chất, tình cảm, về xã hội tại bệnh viện và trong cộng đồng.
 Hướng dẫn, khuyên nhủ bệnh nhân và người nhà bệnh nhân về chăm sóc sức khoẻ.
 Theo dõi, thăm khám, đánh giá tình trạng bệnh nhân. Phát hiện các triệu chứng lâm sàng, tác dụng phụ của thuốc, báo
cáo tình trạng bệnh nhân cho bác sỹ điều trị.
 Huấn luyện cho nhân viên y tế khác trong chăm sóc bệnh nhân và trong chăm sóc sức khoẻ ban đầu.
 Cộng tác với các nhân viên y tế khác trong việc nâng cao chất lượng điều dưỡng hoặc quản lý tốt sức khoẻ cộng đồng.
THỰC TRẠNG BẠO LỰC BỆNH VIỆN ĐỐI VỚI NHÂN VIÊN Y TẾ

1.Thực trạng bạo lực bệnh viện đối với nhân viên y tế trên thế giới
 Hiện nay xã hội rất quan tâm đến các loại bạo lực có thể xảy ra đối với con người như bạo lực gia đình, bạo lực
học đường, bạo lực xảy ra tại nơi làm việc trong đó có bạo lực xảy ra tại các bệnh viện, cơ sở chăm sóc sức khỏe
 Theo các nghiên cứu đã thực hiện cho thấy tỷ lệ bị bạo lực bệnh viện đối với nhân viên y tế tùy thuộc vào từng
nghiên cứu nhưng đều nằm trong khoảng từ 40% - 70%
 Bạo lực thể chất phổ biến nhất ở các khoa cấp cứu, lão khoa, và cơ sở tâm thần

2. Thực trạng bạo lực với nhân viên y tế tại Việt Nam
Hiện nay tình trạng bạo lực trong ngành Y tế đang có xu hướng gia tăng tại Việt Nam cả về số lượng cũng như
tính chất của sự việc. Những vụ việc này ảnh hưởng nghiêm trọng đến công tác khám chữa bệnh. Hiện nay
chúng tôi chưa tìm thấy các nghiên cứu về tình trạng bạo lực bệnh viện đối với nhân viên y tế nói chung và điều
dưỡng viên nói riêng tại Việt Nam
YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN BẠO LỰC BỆNH VIỆN CỦA NVYT

 Về môi trường làm việc:


 Tính chất công việc
 Thời gian chờ đợi lâu, kỳ vọng của bệnh nhân và gia đình
vượt quá khả năng của bệnh viện
KHUNG LÝ THUYẾT NGHIÊN CỨU
Yếu tố bệnh của bệnh nhân:
 Mức độ
 Tính chất bệnh

Yếu tố cá nhân của ĐDV:


• Tuổi, giới
• Trình độ, kinh nghiệm
• Kỹ năng xử lý tình huống, kỹ năng giao tiếp

Yếu tố bảo vệ:


 Pháp luật
 Nhân viên bảo vệ, giám sát
• Nội quy, quy định bệnh viện

Đặc điểm công việc:


 Khoa phòng làm việc
 Thời gian làm việc
• Quá tải
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

 Đối tượng nghiên cứu


 Điều dưỡng viên :
Tiêu chuẩn lựa chọn:
o Điều dưỡng viên làm việc tại các khoa lâm sàng của bệnh viện
o Đồng ý tham gia nghiên cứu
o Những điều dưỡng làm việc tại các khoa lâm sàng của bệnh viện Nhi trên 6 tháng tính đến thời điểm
nghiên cứu.
Tiêu chuẩn loại trừ:
o Vắng mặt tại thời điểm tiến hành nghiên cứu.
o Không đồng ý tham gia nghiên cứu
 Cán bộ quản lý:
o Đại diện BGĐ, trưởng phòng tổ chức cán bộ, trưởng phòng Điều dưỡng, điều dưỡng trưởng khoa khám
bệnh, điều dưỡng trưởng khoa cấp cứu
 Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 04/2017 đến tháng 07/2017
 Địa điểm nghiên cứu: Bệnh viện Nhi Trung ương. 18/879 Đê La Thành- Đống Đa- Hà Nội.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
 Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu cắt ngang có phân tích, kết hợp nghiên cứu định lượng và định tính.
 Cỡ mẫu
 Nghiên cứu định lượng
 Sử dụng công thức tính cỡ mẫu cho một tỷ lệ:
Trong đó:
Z (1 ) p (1  p)
n 2
n: Cỡ mẫu nghiên cứu
d2
Z: Hệ số tin cậy, ứng với độ tin cậy 95%, tra bảng có = 1,96
p = 0,75 (lấy theo tỷ lệ điều dưỡng đã bị bạo lực trong nghiên cứu của và Ucmak 74,5%)[21].
d: Sai số tuyệt đối cho phép, lấy d= 0,06 (sai số cho phép 6%).
Thay số vào ta được kết quả n = 288 mẫu. Dự phòng 10% đối tượng nghiên cứu bỏ cuộc hoặc điền
thiếu thông tin nên cỡ mẫu sẽ là 317 mẫu.

 Cỡ mẫu nghiên cứu định tính


o Phỏng vấn sâu: 05 người
o Thảo luận nhóm: 2 cuộc
PHƯƠNG PHÁP CHỌN MẪU

 Định lượng:
Hiện tại Bệnh viện Nhi có 761 điều dưỡng làm việc tại các khoa lâm sàng. Căn cứ vào tiêu
chuẩn chọn mẫu thì chỉ có 641 điều dưỡng đủ điều kiện đưa vào nghiên cứu. Như vậy cứ 2 điều
dưỡng chọn 1 người đưa vào nghiên cứu. Nghiên cứu viên bốc thăm chọn điều dưỡng tham gia
nghiên cứu của từng khoa một cách ngẫu nhiên
 Định tính:
 Phỏng vấn sâu: 05 cuộc (đại diện BGĐ, trưởng phòng tổ chức cán bộ, trưởng phòng Điều dưỡng,
điều dưỡng trưởng khoa khám bệnh, điều dưỡng trưởng khoa cấp cứu)
 Thảo luận nhóm: 2 cuộc:
o Nhóm 1 (5 cán bộ đã từng bị bạo lực)
o Nhóm 2 (5 cán bộ chưa bị bạo lực)
NỘI DUNG VÀ CÁC BIẾN SỐ NGHIÊN CỨU
 Bộ câu hỏi đánh giá bạo lực nghề nghiệp của điều dưỡng viên
 Biến số nghiên cứu
 Chủ đề nghiên cứu định tính
o Thực trạng bạo lực bệnh viện đối với điều dưỡng viên do bệnh nhân/người nhà bệnh nhân gây ra tại
bệnh viện Nhi Trung ương.
o Các yếu tố ảnh hưởng tới bạo lực bệnh viện đối với điều dưỡng viên do bệnh nhân/người nhà bệnh
nhân gây ra tại bệnh viện Nhi Trung ương.
o Các yếu tố làm giảm tình trạng bạo lực bệnh viện đối với điều dưỡng viên do bệnh nhân/người nhà
bệnh nhân gây ra tại bệnh viện Nhi Trung ương.
o Những khó khăn, thách thức trong việc phòng chống bạo lực bệnh viện cho điều dưỡng viên.
PHƯƠNG PHÁP THU THẬP SỐ LIỆU

Thử nghiệm phiếu điều tra: tiến hành thử nghiệm 30 phiếu chia làm 3 khu vực (cấp cứu, phòng khám
và nội trú) mỗi khu vực phỏng vấn khoảng 10 cán bộ ĐDV tại các khoa nhằm kiểm tra các sai sót, các từ
ngữ hoặc cách đặt câu hỏi chưa phù hợp, chưa đúng với phương pháp điều tra. 
 Thu thập số liệu định lượng:
Điều dưỡng tham gia nghiên cứu trả lời câu hỏi theo phương pháp phát vấn
Thu thập số liệu định tính:
o Nghiên cứu viên phỏng vấn sâu 05 cuộc (đại diện BGĐ, trưởng phòng tổ chức cán bộ, trưởng phòng
Điều dưỡng, điều dưỡng trưởng khoa khám bệnh, điều dưỡng trưởng khoa cấp cứu).
o Thảo luận nhóm: 2 cuộc: Nhóm 1 (5 cán bộ đã từng bị bạo lực); Nhóm 2 (5 cán bộ chưa bị bạo lực).
Dữ liệu được thu thập bằng ghi âm biên bản phỏng vấn sâu và thảo luận nhóm.
Phân tích số liệu:
o Số liệu sau khi thu thập được làm sạch và nhập liệu bằng phần mềm Epidata 3.1, phân tích bằng phần
mềm SPSS 20.0 để cho các thông tin mô tả và phân tích thống kê.
o Tính tỷ suất chênh OR để tìm hiểu các mối liên quan
ĐẠO ĐỨC NGHIÊN CỨU

Nghiên cứu được Hội đồng đạo đức của Trường Đại học Y tế công cộng thông qua theo Quyết
định số 220/2017/YTCC-HĐ3 ngày 30 tháng 3 năm 2017.Nghiên cứu được thực hiện với sự đồng ý
của Bệnh viện Nhi Trung ương. Các đối tượng nghiên cứu được thông báo rõ về mục đích nghiên
cứu và đều đồng ý tham gia nghiên cứu. Nghiên cứu không gây ảnh hưởng tiêu cực tới đối tượng
tham gia nghiên cứu. Các thông tin cá nhân về đối tượng được giữ bí mật bằng cách mã hóa. Thông
tin thu thập được chỉ phục vụ cho nghiên cứu và không sử dụng vào mục đích nào khác.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Đặc điểm chung về đối tượng nghiên cứu


Bảng 1: Đặc điểm nhân khẩu học đối tượng nghiên cứu

Đặc điểm Số lượng (n=300) Tỷ lệ (%)

Tuổi    

≤ 30 tuổi 147 49,0

>30 tuổi 153 51,0

Giới tính    

Nam 32 10,7

Nữ 268 89,3

Trình độ học vấn    

Sau đại học 5 1,7

Đại học 126 42,0

Cao đẳng 38 12,7

Trung cấp 131 43,7


KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Bảng 2: Đặc điểm công việc đối tượng nghiên cứu

Nội dung Số lượng (n=300) Tỷ lệ (%)

Vị trí công việc    

CSBN 248 82,7

Khác 52 17,3

Khu vực công tác    


Khám bệnh 43 14,3

Nội trú 237 79,0

Cấp cứu 20 6,7

Thâm niên làm việc

≤ 10 năm 216 72,0

>10 năm 84 28,0

Tần suất trực đêm hoặc làm ca đêm

>4 buổi/ tháng 272 90,7

≤ 4 buổi/ tháng 28 9,3


KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Bảng 3: Tính chất công việc đối tượng nghiên cứu

Nội dung Số lượng (n=300) Tỷ lệ (%)

Thường xuyên tiếp xúc bệnh nhân/người nhà bệnh nhân

Có 298 99,3

Không 2 0,7

ĐDV thực hiện các thủ thuật trên người bệnh

Có 289 96,3

Không 11 3,7
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

 Biểu đồ 1: Thực trạng BLBV đối với ĐDV do bệnh nhân/ người nhà
bệnh nhân gây ra tại bệnh viện nhi trung ương.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Bảng 4: Phân loại bạo lực


Loại bạo lực Số lượng Tỷ lệ %

Bạo lực lời nói    

Lời nói chửi bới, xấc lược 173 57,67

Lăng mạ, xúc phạm 88 29,33

Đe dọa 87 29,00

Nhóm khác 20 6,67

Bạo lực thể chất    

Đánh đập, xô đẩy 52 17,33

Cào, cấu, cắn 18 6,00

Phá đồ vật cá nhân 23 7,67

Dùng dao/ súng/ các vật khác 8 2,67


KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

 Biểu đồ 2: Vị trí điều dưỡng gặp tình trạng bạo lực bệnh viện
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

 Biểu đồ 3: Đối tượng gây nên BLBV đối với ĐDV


KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Bảng 6: Đánh giá của điều dưỡng về các yếu tố chủ quan có thể ảnh hưởng
tới tình trạng bạo lực bệnh viện
Nội dung Số lượng (n=300) Tỷ lệ (%)
Minh bạch trong cung cấp dịch vụ
Tăng khả năng bị bạo lực 50 16,7
Giảm khả năng bị bạo lực 231 77,0
Không ảnh hưởng gì 19 6,3
Thiếu hướng dẫn/chỉ dẫn trong bệnh viện
Tăng khả năng bị bạo lực 279 93,0
Giảm khả năng bị bạo lực 15 5,0
Không ảnh hưởng gì 6 2,0
Hành vi không phù hợp của ĐDV
Tăng khả năng bị bạo lực 285 95,0
Giảm khả năng bị bạo lực 5 1,7
Không ảnh hưởng gì 10 3,3
Thiếu thông tin của bệnh nhân/người nhà bệnh nhân
Tăng khả năng bị bạo lực 261 87,0
Giảm khả năng bị bạo lực 5 1,7
Không ảnh hưởng gì 34 11,3
Sử dụng chất kích thích của bệnh nhân/người nhà bênh nhân
Tăng khả năng bị bạo lực 287 95,7
Giảm khả năng bị bạo lực 2 0,7
Không ảnh hưởng gì 11 3,7
ĐDV thiếu kỹ năng ứng phó với bạo lực
Tăng khả năng bị bạo lực 291 97,0
Giảm khả năng bị bạo lực 4 1,3
Không ảnh hưởng gì 5 1,7
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Bảng 7. Một số yếu tố ảnh hưởng đến bạo lực bệnh viện ở điều dưỡng
viên tại bệnh viện Nhi Trung ương
OR
Yếu tố Có Không p
(CI95%)
Tuổi        
≤30 101 46 0,67
0,131
>30 117 36 (0,41 – 1,13)
Giới tính        
Nam 25 7 1,39
0,464
Nữ 193 75 (0,58 – 3,34)
Thâm niên công tác        
≤ 10 năm 158 58 1,08
0,443
>10 năm 60 24 (0,51 – 2,83)
Trình độ chuyên môn        
Sau đại học, Đại học 102 29 1,61
0,075
Cao đẳng, Trung cấp 116 53 (0,95 – 2,72)
Khoa/phòng làm việc        
Khám,Cấp cứu 52 11 2,02
0,048
Nội trú 166 71 (1,03 – 4,10)
Làm việc theo ca        
Có 84 33 0,93
0,786
Không 134 49 (0,55 – 1,56)
Tần suất trực đêm        
> 4 buổi 200 72 1,54
0,296
≤4 buổi 18 10 (0,68– 3,50)
Mối quan hệ của ĐDV và BN/NNBN  
Chưa thân thiện 165 47 2,32
0,02
BÀN LUẬN

Kết quả khảo sát của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) cho thấy, tình trạng bạo lực tại nơi làm
việc đang gia tăng trên thế giới và ở một số nước, vấn nạn này phổ biến đến mức như một loại
bệnh dịch. Theo ILO, tình trạng bạo lực tại nơi làm việc phổ biến là đe dọa, đánh đập, quấy rối
tình dục, hãm hiếp và các hành động gây tổn thương cho tinh thần người lao động...
Tại Việt Nam những năm qua tình trạng bạo lực xảy ra tại các cơ sở y tế cũng không nằm
ngoài xu hướng trên. Bệnh viện Nhi trung ương là bệnh viện chuyên khoa tuyến cuối về nhi
khoa của cả nước thường xuyên quá tải dẫn đến tình trạng bệnh nhân phải chờ đợi lâu cộng
với bệnh nhân là trẻ nhỏ nên một bệnh nhân thường có vài người nhà đi kèm; chưa kể tình
trạng bệnh nhân nặng mà phải chờ đợi lâu sẽ dẫn đến tình trạng bức xúc, chửi bới, đe dọa
thậm chí hành hung nhân viên y tế trong đó có đối tượng là điều dưỡng.
Nghiên cứu này được thực hiện nhằm đánh giá thực trạng bạo lực bệnh viện của điều dưỡng
viên qua đó đề xuất các giải pháp làm giảm tình trạng trên.
KẾT LUẬN
1. Thực trạng bạo lực bệnh viện đối với điều dưỡng viên do bệnh nhân/ người nhà bệnh
nhân gây ra tại bệnh viện Nhi Trung ương:
Tỷ lệ bạo lực bệnh viện của điều dưỡng viên tại bệnh viện Nhi Trung ương khá cao:
Trên 3/4 điều dưỡng viên bị bạo lực bệnh viện trong đó chủ yếu là bạo lực lời nói như:
Chửi bới, lăng mạ, xúc phạm và đe dọa; gẩn 1/4 số điều dưỡng bị bạo lực thể chất cụ thể
như đánh đập, xô đẩy; phá đồ đạc; cấu cắn; một tỷ lệ nhỏ sử dụng vũ khí.
2.Một số yếu tố ảnh hưởng đến bạo lực bệnh viện đối với điều dưỡng viên: 
Điều dưỡng viên làm việc tại khu vực cấp cứu, khám bệnh có nguy cơ bị bạo lực lời
nói cao hơn 1,92 lần và bạo lực chung cao hơn 3,02 lần so với điều dưỡng viên làm việc tại
khu vực cấp cứu. Những điều dưỡng có mối quan hệ không tốt với bệnh nhân/ người nhà
bệnh nhân có nguy cơ bị bạo lực lời nói, bạo lực chung cao hơn 2 lần so với nhóm còn lại.
KHUYẾN NGHỊ

 1. Tăng cường công tác đào tạo, tập huấn kỹ năng cho cán bộ điều dưỡng, đặc
biệt là kỹ năng giao tiếp với người nhà bệnh nhân nhằm hạn chế những mối quan
hệ không tốt với bệnh nhân và người nhà bệnh nhân qua đó hạn chế các tình
huống xảy ra bạo lực tại bệnh viện.
 2. Tăng cường các biện pháp an ninh, an toàn tại các điểm nóng như khu vực hồi
sức, cấp cứu, phòng khám.

You might also like