You are on page 1of 36

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÀ VINH

KHOA RĂNG HÀM MẶT

CHỦ ĐỀ NGHIÊN CỨU

MÒN RĂNG
Nhóm thực hiện: HỌ VÀ TÊN MSSV
Lương Quốc Nghi 116419037
Nguyễn Thị Thúy Ngân 116419069
Hồ Thị Thu Sương 116419044
Sơn Thị Phương Thanh 116419045
Trịnh Đức Mỹ Linh 116419029
Trần Lê Quan 116419067
Nguyễn Văn Quân 116419042
Kha Thành Phát 116419040
Dương Minh Trí 116419006
Trần Thái Bảo 116419003
Mục lục
Trang

I. ĐẠI CƯƠNG.............................................................................................................................2
II. PHÂN LOẠI..............................................................................................................................2
2.1. Mòn răng do nguyên nhân cơ học:......................................................................................2
2.1.1. Nhai mòn (bào mòn, cọ mòn):.....................................................................................2
2.1.2. Mài mòn.......................................................................................................................4
2.2. Mòn răng do nguyên nhân hóa học: Ăn mòn/xoi mòn (Erosion):......................................6
2.2.1. Nguyên nhân, và các yếu tố làm tăng nguy cơ ăn mòn...............................................6
2.2.2. Mức độ ăn mòn..........................................................................................................10
2.2.3. Phân biệt ăn mòn và sâu răng....................................................................................11
2.3. Mòn răng do nhiều nguyên nhân kết hợp:........................................................................14
III. PHƯƠNG PHÁP NGĂN CHẶN MÒN RĂNG...................................................................17
3.1. Phát hiện sớm, xác định loại mòn cùng nguyên nhân gây mòn và loại trừ nguyên nhân
gây mòn:.......................................................................................................................................17
3.2. Đánh giá múc độ mòn rǎng:..............................................................................................20
3.3. Xác định nhu cầu điều trị cấp cứu.....................................................................................21
3.4. Đánh giá được hiệu quà của các phương pháp điều trị.....................................................22
3.5. Hạn chế các yếu tố nguy cơ, giảm thiểu hành vi gây mòn răng, bảo vệ các bề mặt răng dễ
bị thương tổn và đưa ra các biện pháp bảo vệ răng miệng đúng cách.........................................22
IV. TIẾN TRIỂN BỆNH VÀ ĐIỀU TRỊ:...................................................................................26
4.1. Tiến triển bệnh:.................................................................................................................26
4.2. Điều trị:.............................................................................................................................27
4.2.1. Điều trị phòng ngừa:..................................................................................................27
4.2.2. Điều trị phục hồi:.......................................................................................................31

1
IĐẠI CƯƠNG
Mòn răng là sự mất chất mô cứng của răng (men, ngà, cement) do lực cơ học (sinh lý hay
bất thường) hay do các tác nhân hóa học, không liên quan đến vi khuẩn hoặc do kết hợp nhiều
nguyên nhân.
Về mặt sinh lí răng sẽ bị mòn dần với tốc độ chậm trong suốt cuộc đời người do quá trình
sử dụng. Tuy nhiên khi tốc độ mòn tăng lên một cách rõ rệt thì được xem như là mòn răng bệnh
lý, nguyên nhân do các yếu tố nội tại hay ngoại lai bất thường, gây quá cảm răng, ảnh hưởng đến
chức năng và thẩm mỹ. Mòn răng trầm trọng thường do kết hợp nhiều nguyên nhân và thay đổi.
Lực cắn tăng tỉ lệ thuận với mức độ mòn răng. Phân tích nước bọt cho thấy nếu khả năng
đệm thấp và tốc độ tiết nước bọt giảm có liên quan tới độ mòn cao (Johansson). Theo một số tác
giả nghiên cứu thì mòn răng do lực cơ học chiếm ưu thế ở người già và mòn răng do tác nhân
hóa học thường xảy ra ở người trẻ.
Hầu hết người bệnh không hề biết mình có mắc bệnh mòn răng hay không cho đến khi
bệnh đã nặng và gây ra nhiều cảm giác ê, buốt, cảm thấy chức năng nhai nuốt giảm đi rõ rệt. Chỉ
khi đến khám với các nha sĩ thì mới biết mình mòn răng hay không hay mòn răng ở mức độ nào.
Cũng như các bệnh nha chu và sâu răng thì mòn răng nặng có thể được ngăn chặn ở hầu
hết mọi người nếu như được phát hiện ở giai đoạn sớm. Ngay cả khi mòn răng tiến triển, cũng có
thể được kiểm soát. Để làm được điều này cần hiểu rõ tính chất phức tạp và nguyên nhân gây
mòn răng.

IIPHÂN LOẠI
2.1 Mòn răng do nguyên nhân cơ học:
2.1.1 Nhai mòn (bào mòn, cọ mòn):
a) Định nghĩa
Nhai mòn (bào mòn, cọ mòn)/ attrition có nguồn gốc từ tiếng Latin là attritum, nghĩa là cọ
sát. Đây là hiện tượng mất dần cấu trúc răng do tiếp xúc răng-răng (mặt nhai, mặt tiếp cận) trong
các điều kiện sinh lý như ăn, nhai. Nhai mòn còn được gọi là mòn răng sinh lý.

Hình 1. Răng khỏe mạnh và răng bị


nhai mòn
Nguồn:
https://www.goldenstatedentistry.com
/blog/what-is-dental-attrition

2
b)Dịch tễ học
Nhai mòn liên hệ đến tuổi tác, càng lớn tuổi răng càng mòn nhiều. Ở trẻ em, một số trường
hợp mòn răng trầm trọng cũng được ghi nhận khi trẻ có răng bị sinh men bất toàn, sinh ngà bất
toàn. Nam thường mòn răng nhiều hơn nữ cùng tuổi do lực nhai phái nam thường lớn hơn.
c) Lâm sàng
Trên lâm sàng, nhai mòn xuất hiện trước tiên như một diện mòn bóng láng ở đỉnh, triền
múi, ở gờ bên hay cạnh cắn. Nếu tiến triển, hậu quả là mòn cả mặt nhai hoặc cạnh cắn. Đối với
loại mòn này, các phục hồi có khuynh hướng mòn cùng tốc độ với cấu trúc răng. Các mặt mòn
có chu vi nhọn, rõ rệt, có thể khớp với hàm đối diện trên mẫu hàm chẩn đoán. Răng bị nhai mòn
ít khi lộ tủy nhờ sự thành lập ngà phản ứng để bảo vệ và đồng thời hốc tủy cũng thu hẹp lại, các
răng này thường không có triệu chứng, không nhạy cảm với nóng, lạnh, chua, ngọt,… cũng như
với các dụng cụ thăm khám. Khi nhai mòn nặng đưa đến lộ ngà, làm tăng tốc độ mòn răng, nó
được xem như là “bệnh lý” khi nó ảnh hưởng rõ rằng đến chức năng nhai và sự thoải mái.
Nhai mòn là quá trình mòn răng chậm, từ từ, liên tục diễn ra trong suốt thời gian răng còn
tồn tại trên cung răng. Tốc độ mòn mặt nhai chịu ảnh hưởng của chế độ ăn: càng ăn nhiều chất
xơ, tốc độ mòn răng càng cao. Thói quen nhai xương cũng làm tăng nguy cơ mòn răng. Ngoài ra
tật nghiến răng (bruxism) cũng là một nguyên nhân.
Có thể thấy được hiện tượng mòn răng ở mặt nhai, bờ cắn, mặt tiếp cận và mặt trong các
răng trước trên. Sự nhai mòn chỉ xuất hiện ở các mặt răng khác khi có liên quan đến khớp cắn ít
dùng (nhai một bên) hay có sự lệch lạc khớp cắn (răng trồi, răng nghiêng).

Hình 2. Răng hàm trên bị nhai mòn khớp với răng hàm dưới
Nguồn: https://www.keshavarzdentistry.com/dental-attrition/

3
d)Hậu quả
Hậu quả của sự nhai mòn: giảm chiều cao thân răng và làm điểm tiếp cận trở thành mặt tiếp
cận. Sự mất chất ở bờ cắn và mặt nhai làm giảm kích thước dọc đáng kể. Sự mất chất ở mặt tiếp
cận làm răng di chuyển và thu ngắn chiều dài cung răng do giảm kích thước gần-xa của răng.
2.1.2 Mài mòn
Mài mòn (abrasion) là hiện tượng mòn răng do tác động cửa lực cơ học bất thường và lặp
lại nhiều lần trên răng. Đây là hậu quả của sự bất hòa cơ học giữa các mặt của răng với bất kì vật
lạ.
Có 3 nguyên nhân chính
+ Thói quen không tốt: cắn chỉ, ngậm pipe, nhai cau, ngậm đinh hoặc kim…, kiểu mòn này
chủ yếu ở mặt nhai và cạnh cắn.

Hình 3. Mài mòn do ngậm cắn pipe


Nguồn: https://quizlet.com/506690601/abnormalities-of-teeth-images-flash-cards/

+ Thói quen vệ sinh răng miệng sai: mài mòn thường xảy ra ở hàm trên bên trái đối với
người thuận tay phải và ngược lại. Sử dụng bàn chải không đúng (đánh răng sai, chải răng quá
mạnh, dùng kem đánh răng có chứa chất mài mòn, …) gây nên mòn cổ răng, những kiểu mòn với
những khía hình chữ “V” hoặc những rãnh trên răng, răng nanh thường bị mài mòn nhiều hơn các
răng khác do độ nhô của chúng. Sử dụng chỉ nha khoa, tăm xỉa răng sai cũng có thể đưa đến mòn
mặt bên chân răng.

4
Hình 4. Răng bị mài mòn do đánh răng sai cách
Nguồn: https://www.courtneydental.com.au/news/tooth-brush-abrasion

+ Phục hình sứ thường gây ra mài mòn bờ cắn và mặt nhai của răng trên cung hàm đối diện.
Móc hàm giả tháo lắp cũng gây mòn răng mang móc.

Hình 5. Các răng cửa hàm dưới bị mài mòn do răng sứ hàm trên
Nguồn: https://www.aegisdentalnetwork.com/id/2011/08/diagnosis-and-management-of-
porcelain-induced-wear-with-compensatory-eruption
Trên lâm sang, mài mòn có thể xuất hiện dưới dạng lõm cạn, 1 rãnh sâu hay 1 sang thương
hình chêm và thường có bề mặt bóng láng. Thường thấy ở 1/3 cổ răng ở mặt ngoài của các răng
(răng trước và răng cối nhỏ), bờ cắn răng trước trên và dưới, mặt nhai các răng sau.

5
2.2 Mòn răng do nguyên nhân hóa học: Ăn mòn/xoi mòn (Erosion):
2.2.1 Nguyên nhân và các yếu tố làm tăng nguy cơ ăn mòn
a) Định nghĩa:
Ăn mòn (xoi mòn): Là sự phá hủy bề mặt răng làm mất chất mô cứng của răng do quá trình
điện phân hay hóa chất, không liên quan đến vi khuẩn.
Không tỉ lệ với tuổi bệnh nhân, thường là nguyên nhân chính chiếm 89% gây mòn răng,
khó kiểm soát.
b) Đặc điểm lâm sàng:
Sang thương khởi đầu thường nông, rộng, bóng láng, đáy phẳng và tiến triển thành các mặt
lõm trên mặt răng, gần đường tiếp giáp men-cement.
c) Hình dạng, vị trí :
Ăn mòn xảy ra ở cùng lúc nhiều răng, nhiều vị trí của răng tùy vào thói quen, cách thức
tiếp xúc với tác nhân acid.
Các răng dưới thường ít bị ăn mòn do được lưỡi và niêm mạc má bảo vệ. Ở các chân răng
khó phát hiện hiện tượng ăn mòn.

Nguyên nhân hóa học

Mòn răng sau nhiều hơn răng trước Mòn răng trước nhiều hơn răng sau
Mặt nhai răng Mặt nhai tất cả Mặt ngoài răng Mặt trong răng trước
Vị trí
cối lớn thứ nhất các răng sau trước trên trên
Hình chén hay miệng hình núi lửa, bờ
Hình dạng tròn đều, không ăn khớp với hàm đối Lõm hình muỗng Lõm nhẵn
diện
- Trào ngược acid dạ
Nhai trái cây dày thực quản
Tác nhân Súc soda thuộc họ cam Mút trái cây - Ợ mạn tính
quýt - Nghiện rượu mạn
tính

6
7
Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ:
*Nguyên nhân:
- Nguyên nhân do acid ngoại lai:
+ Chế độ ăn (gây xoi mòn nhiều nhất):
Trái cây họ cam, quýt, … nước ép trái cây nguyên chất, nước uống có gas hoặc các thức
uống có tính acid là những nguyên nhân thường thấy nhất gây mòn răng ở trẻ em.

Hình 6. Mòn răng hóa học do acid


trong quả chanh
Nguồn:
https://www.quora.com/Does-
lemon-juice-really-help-to-whiten-
your-teeth-or-does-it-make-your-
enamel-weaker

Giấm và thức ăn ngâm giấm (dưa cải, rau ngâm giấm, …) cũng có nồng độ acid cao, dùng
thường xuyên sẽ dẫn đến sự phá hủy mô răng.
Nước trái cây đông lạnh hoặc kem que, kem trái cây có thể là mối nguy hại lớn gây xoi mòn
răng do kem cây thường được mút chậm chạp và cần thời gian dài để trung hòa acid chứa trong
kem.
+ Thuốc: Sử dụng thường xuyên vitamin C dạng nhai, aspirin, liệu pháp thay thế acid
clohydric (HCL), acid acetyl salicylic, một số si rô ho, thuốc súc miệng kháng khuẩn có tác nhân
chelat hóa calcium hoặc thuốc bổ chứa sắt.
+ Nghề nghiệp: Người nếm rượu

Hình 7. Răng của bệnh nhân tiếp


xúc nhiều với rượu
Nguồn: https://dentista-italiano-a-
londra.co.uk/en/assets/upload/damage
d-teeth.jpg

8
Người tiếp xúc với hơi acid như xưởng sản xuất pin (tiếp xúc acid sulfuric), mạ điện (tiếp
xúc acid hydrochloric), xưởng chế tạo vũ khí, xưởng in, sản xuất thủy tinh, sản xuất men, chạm
khắc và trong phòng thí nghiệm. Mòn răng ở những người này thường dẫn đến tình trạng quá cảm
ngà, có khi kéo dài ảnh hưởng sức khỏe và công việc.
+ Thói quen sống, thể thao:
Bơi ở bể bơi khử trùng bằng clo không đúng (pH thấp) dẫn đến các răng đều bị ăn mòn.
Người hoạt động thể thao nặng như: đua ngựa, vận động viên bơi lội, võ sĩ quyền anh cũng
có nguy cơ mòn răng do mất nước, làm cho việc tiêu thụ nước tăng lên, nếu dùng nước uống có
tính acid có thể gây mòn mặt nhai trên diện rộng.
- Nguyên nhân do nội tại:
+ Sự gia tăng tính acid trong môi trường miệng do chất tiết dạ dày mà người bệnh
nôn ra không chú ý (trào ngược dạ dày - thực quản mạn tính)

Hình 8. Răng của bệnh nhân bị trào ngược dạ dày


Nguồn: https://www.carnazzadental.com/wp-content/uploads/2018/12/MG_8475-768x512.jpg
+ Nôn ói thường xuyên
+ Người bệnh cảm thấy có vị chua trong miệng, đặc biệt vào buổi sáng khi mới thức
dậy và cũng có hiện tượng răng quá cảm. Đôi khi sự xoi mòn mô răng có thể là dấu hiệu đầu tiên
của hiện tượng trào ngược. Trẻ suy yếu thần kinh như bị liệt não sẽ trào ngược dạ dày nhiều hơn
trẻ bình thường.

9
*Yếu tố nguy cơ:
+ Giảm pH trong môi trường miệng:
Thông thường, men bắt đầu bị hòa tan ở pH=5,5 (PH giới hạn) và nguy cơ ăn mòn tăng khi
pH<4. Bất kỳ một dung dịch có pH thấp nào cũng có thể ăn mòn răng, đặc biệt là khi răng tiếp
xúc trực tiếp và lâu dài với chất đó. Tuy nhiên, cần nhấn mạnh là một mình PH không phải là dấu
chứng cho thấy sẽ có sự ăn mòn. Mặc khác, khi pH cao nguy cơ mất dần calcium khỏi bề mặt răng
vẫn tăng khi có tác nhân chelat hóa như acid citric (là chất đặc biệt có hại đối với răng do khả
năng chelate hóa Ca2+ trong hydroxyapatite, tạo muối citrate dễ hòa tan).
+ Thiếu sự bảo vệ của nước bọt:
Phosphat, calcium và fluor trong nước bọt các tác dụng làm loãng, đệm, trung hòa acid và
giúp tái khoáng hóa. Do đó, cần xem xét chứng khô miệng trong khi đánh giá các yếu tố nguy cơ
gây mòn răng. Tình trạng mất nước liên quan đến làm việc hay chơi thể thao cũng có thể là các
yếu tố nguy cơ gây ăn mòn răng.

Hình 9. Răng của bệnh nhân mắc chứng khô miệng


Nguồn: https://www.bing.com/images/search?q=xerostomia&qs=n&form=QBIDMH&sp=-
1&pq=xerostomia&sc=10-
10&cvid=54CBC08D65694228B62BACB627A40E0B&ghsh=0&ghacc=0&first=1&tsc=ImageHoverTitle
+ Thiếu độ cứng chắc của bề mặt răng:

10
Sự xoi mòn răng còn phụ thuộc vào độ cứng chắc của bề mặt răng và tính thấm của men
khi tiếp xúc với acid. Các bất thường về cấu trúc răng (như sinh men bất toàn và sinh ngà bất
toàn) làm răng nhạy cảm hơn với xoi mòn.

Hình 10. ảnh men răng yếu


Nguồn: 2.2.2
https://discover.hubpages.com/healt
h/Does-Regenerate-Toothpaste-
Really-Work-to-Rebuild-Enamel-
and-Repair-Tooth-Enamel-Erosion

Mức độ ăn mòn
Tùy thuộc vào các yếu tố sau:
- Độ mạnh của acid và thời gian răng tiếp xúc với acid ( bao gồm acid nội tại và ngoại lai ).
- Hiệu quả của các cơ chế bảo vệ tự nhiên của môi trường miệng (các thành phần trong nước
bọt):
+ Ion cacbonat có khả năng đệm rất quan trọng, bảo vệ răng kháng lại các acid nội
tại và ngoại lai nhưng tác dụng này có thể bị lấn át bởi lượng acid quá mức. Nếu bị
khô miệng hay giảm khả năng tiết nước bọt sẽ nhạy cảm hơn so với người bình
thường.
+Ion calci, ion phospho giúp tái khoáng hóa lại được cấu trúc răng đã bị xoi mòn.
- Bề mặt răng nhạy cảm (hay thuận lợi) với sự xoi mòn của acid:
+Vùng răng ít nguy cơ với sự xoi mòn của acid: các mặt tiếp xúc, vùng cổ răng mặt
trong của răng hàm dưới vì có sự bảo vệ, che chở của lưỡi và niêm mạc má.
+Vùng răng nhạy cảm nhất với sự xoi mòn của acid (nhất là acid từ dịch vị): các mặt
trong của răng trước và răng cối nhỏ.

11
Hình 11. Mòn mặt trong răng trước
Nguồn: https://ancellsfarmdentalclinic.com/wp-content/uploads/2020/04/tooth-abrasion-fleet.jpg

Hình 12. Mòn mặt trong RCN 1,2


Nguồn: https://www.nobelbiocare.com/blog/wp-content/uploads/2019/04/Fig-17.png

Ngoài ra, hình dạng răng có thể bị xoi mòn bằng cách sử dụng các yếu tố gây xoi mòn
ngoại lai như uống nước giải khát bằng ống hút hay bằng chai, thuốc men,… sẽ có sự xoi mòn
khác nhau về vị trí cũng như mức độ mòn răng tùy vào cách sử dụng những chất có tính acid
như thế nào.
- Uống nước giải khát bằng ống hút:
+ Ưu điểm: các răng trước tránh được việc tiếp xúc trực tiếp với acid.
+ Nhược điểm: trường hợp uống từ từ từng ngụm kéo dài sẽ tăng nguy cơ mòn răng
hơn uống liền 1 ngụm trong 1 thời gian ngắn.
- Uống nước bằng miệng chai: mặt ngoài các răng trước tiếp xúc trực tiếp với acid nên tăng
nguy cơ xoi mòn.
- Thuốc men: sử dụng thường xuyên Vitamin C dạng nhai, ngậm, 1 số thuốc siro ho,…
2.2.3 Phân biệt ăn mòn và sâu răng
Giống nhau: đều là sự mất khoáng và tổn thương gây mất mô cứng của răng.

12
13
Khác nhau:
Ăn mòn Sâu răng
Sạch, nhẵn bóng, không có vi khuẩn

Dơ, nhiều mảng bám, nhiều vi khuẩn,


có những đốm đen

Đặc điểm
Hình 13. Mòn mặt nhai R4, 5, 6
Nguồn:https://drdimitrovi.com/upload/ Hình 14. Sâu mặt nhai R6
images/members/ Nguồn:https://
b130e93a02091d5e6aff486b662dd0aa.jp www.carltonhousedental.co.uk/wp-
g content/uploads/2019/09/tooth-
decay-blog.jpg

Vị trí Lớp dưới bề mặt men răng ( thường


Men Lớp bề mặt răng gặp), lớp bề mặt men, mặt chân răng
bị lộ
Mặt chân Chỉ phát hiện khi xoi mòn tiến triển, dai Tổn thương màu sậm dần do hoạt động
răng bị lộ dẳng kéo dài hay tái khoáng hóa theo sau của vi khuẩn tích tụ trong mảng bám
( không phân các tổn thương ăn mòn từ trước làm đổi không được vệ sinh kĩ hay do nhiễm
biệt được mòn màu răng. màu thực phẩm.
chân răng và
sâu chân răng
ở giai đoạn
sớm vì hiếm
khi có thay đổi
màu hay cấu
trúc bề mặt)
Hình 15. Xoi mòn kéo dài trên mặt chân
Hình 16. Sâu mặt chân răng bị lộ

14
răng bị lộ
Nguồn:
Nguồn:
https://www.clarencetam.co.nz/wp-
https://th.bing.com/th/id/OIP.m5J654d
content/uploads/2020/09/CPT8459.jpg VqK6g-hfffCh4dwHaFg?
pid=ImgDet&rs=1

Một vùng giới hạn bị mất khoáng (lớp


ngà bị mất khoáng làm lớp men yếu đi
Diễn tiến Bề mặt men mất khoáng
và bị vỡ ra, dẫn tới hình thành lỗ sâu
lớn)

Tuy nhiên, điều gây bối rối là xuất hiện sự mòn răng và sâu răng cùng lúc ở trường hợp mòn nhẹ
do:
- Nơi tiếp xúc lâu dài với các acid nhẹ, pH khoảng 4-4.5 (ví dụ: sâu răng trẻ em ở
giai đoạn sớm khi răng tiếp xúc lâu dài với nước ép trái cây, mặc dù có sự hiện diện của
nước bọt và mảng bám).
- Sự hiện diện của acid gastric ở phụ nữ mang thai thường gây sâu răng và mòn răng
cùng lúc.
Trường hợp sâu răng lan tràn, cần quan tâm yếu tố xoi mòn. Nếu có cần kiểm soát
nguyên nhân gây xoi mòn trước mới hy vọng có thể kiểm soát sâu răng lan tràn.

Hình 17. Sâu răng và mòn răng cùng lúc


Nguồn: https://media.sciencephoto.com/image/c0305527/800wm/C0305527-
Baby_Bottle_Tooth_Decay.jpg

15
2.3 Mòn răng do nhiều nguyên nhân kết hợp:
Mòn ngót cỗ răng:
a) Mòn do lực uốn
Thuyết uốn răng giải thích các tổn thương có liên quan đến lực và các tôn thương này
được gọi là abfraction (sang thương cổ răng không sâu răng)
Theo Grippo, abfraction xảy ra khi áp lực không cân đối xảy ra theo chu kỳ, tải lực
không đồng trục dẫn dến lực uốn cong và chỉ tập trung trong khu vực cổ răng.
Lực này tồn tại dưới dạng những stress” ở vùng cô răng: khi hết lực tác động từ bên
ngoài vào, lực bên trong mô răng vẫn còn tồn tại và giải phóng từ từ làm răng biến dạng
Sức căng do lực uốn dẫn tới các vi nức ở men cổ răng ở ngoài và trong, gây ra các tổn
thương vùng cổ răng
Tổn thương thường nằm ở vùng cổ răng (khu vực có áp lực lớn nhất), thường có hình
chêm, sâu và hẹp
Hiện tượng này xảy ra ở tất cả các răng có tiếp xúc chức năng, lực uốn nhiều nhất xảy
ra trên vùng răng cối nhỏ dưới, có lẽ là do kích thước ngoài trong của vùng cổ răng này nhỏ
hơn đối với răng trên và đội nghiên về phía trong của thân răng cũng nhiều hơn, do đó

Hình 18. Ảnh hưởng của lực uốn

kháng lực sẽ tập trung nhiều ở vùng cô răng cối nhỏ dưới.
Nói chung, những người có tật nghiến răng hoặc bị chắn thương khớp cắn sẽ gây ra
lực cắn mạnh hơn răng trên của họ. Nghiến răng gây mất chất bề mặt, liên quan đến thời
gian và lực của các hoạt động chức năng và thường gây mòn tăng dẫn về phía răng trước.
Thay đổi trong sự di chuyển hàm dưới có thể gây ra một khác biệt lớn về kiểu mòn ở bệnh
nhân nghiến răng. Có thể chân đoán xác định bằng cách cho cắn khớp mẫu hàm nghiên cứu
và quan sát sự ăn khớp các diện mòn. Những phát hiện khác trong miệng bao gồm bờ lưỡi
bị xoi rãnh, bằng chứng cắn má và những phục hồi sứ (nếu có) bị gãy. Khi men bị thủng,
mặt nhai có thể có hình chén hoặc miệng núi lửa.
Ngoài ra, các yếu tố về lực sinh ra khi nhai cũng ảnh hưởng tiêu cực miếng trám vùng
cổ răng (Harald O. Haymann, Toshifumi Kuroe).

16
Sự uốn răng liên quan đến 2 tác nhân:
- Lực ở khớp cắn lệch tâm làm biến dạng răng theo chiều ngang và vùng bờ miếng
trám
- Các lực ở khớp cắn trung tâm mạnh (nghiến răng, chấn thương khớp cắn) làm biến
dạng răng theo chiều dọc (hậu quả làm răng chùn lại) và tác động ép lên vùng cổ răng gây
nên sự uốn võng tại đây.
Các lực này có thể làm bong miếng trám ở cổ răng, đặc biệt là các miếng trám không
có hình thái lưu đại thể.

Hình 19. Mòn răng do lực uốn tạo ra những sang thương hình V ở cổ răn
b) Mòn do xoi mòn
Tuy nhiên theo Young (2002) thì cho rằng sang thương hình chêm không phải do lực stress ở
bờ cổ răng gây ra mà chủ yếu do xoi mòn. Đôi khi sang thương hình chêm là do xoi mòn kết hợp
với các nguyên nhân khác.
Vd: khi người bệnh có tật nghiến răng hay cổ răng bị xoi mòn hoặc chải răng sai cách gây ra
các vết vi nứt ở vùng cổ răng và gây mòn
Tóm lại, tổn thương vùng cổ răng là do đa nguyên nhân: mài mòn do chải răng, do lực uốn
gây ra stress cổ răng, các chất ăn mòn răng và các yếu tố tại chỗ.
Các tổn thương này đa dạng về hình dạng và kích thước. Có tổn thương chỉ là hình chữ V
hẹp ở vùng nối men-cement, một số mở rộng đến vùng ngà răng, nặng nhất có thể mở rộng đến
chóp răng.
Ngoài ra mòn răng còn do nguyên nhân bẩm sinh: sinh men bất toàn và sinh ngà bất toàn.
- Sinh men bất toàn (amenogenesis imperfecta): một loại loạn sản khu trú tại chỗ ảnh hưởng
đến số lượng men hoặc chất lượng calci hóa làm men răng mỏng và bở hơn.

17
Hình 20. Sinh men bất toàn
Nguồn: Facebook Functional and Esthetic Rehabilitation of a Patient with Amelogenesis Imperfecta | jcda

Hình 21. Mòn răng do sinh men bất toàn


Nguồn:
https://www.researchgate.net/figure/Clinical-
appearance-of-amelogenesis-imperfecta-Labial-
view-of-maxillary-and-
mandibular_fig1_51494024

- Sinh ngà bất toàn (dentinogenesis imperfecta): loạn sản di truyền ảnh hưởng đến cả hai hệ
răng sữa và vĩnh viễn, làm liên kết men - ngà yếu gây mất men sớm, mòn nhanh và dễ bị sâu hơn.

Hình 22. Sinh ngà bất toàn


Nguồn: [PDF] Dentinogenesis imperfecta : a challenge for root canal treatment-case report | Semantic
Scholar
Dentinogenesis imperfecta - Stock Image - C039/3035 - Science Photo Library

18
IIIPHƯƠNG PHÁP NGĂN CHẶN MÒN RĂNG
Giai đoạn đầu tiên trong việc điều trị là phát hiện mọi dấu hiệu sớm của mòn rǎng và xác
định loại mòn răng nào chiếm ưu thế.

Hình 23. Khám phát hiện và điều trị sớm


Nguồn: https://neemdentalclinic.co.uk/wp-content/uploads/2018/10/Dental-Hygiene-Cleaning.jpg
Điều này có vẻ khó vì ngay cả khi hai hay nhiều dạng mòn răng xảy ra cùng một lúc thì loại
này có thể làm hình thành và làm loại kia tiến triển. Do đó, sự phá hủy của loại sau trở nên
nghiêm trọng hơn nhiều. Chẳng hạn, xoi mòn thường làm tăng nguy cơ bào mòn nặng, trong khi
bản thân mức độ bào mòn có thể không nặng. Tương tự, xoi mòn làm tăng nguy cơ mài mòn. Cần
kiểm soát cả hai, nhưng cần hơn là kiểm soát xoi mòn trước để làm giảm thiểu tối đa hậu quả của
mài mòn như một dạng thứ phát gây mòn răng.
Để ngăn chặn mòn răng cần phối hợp 2 biện pháp: loại bỏ hay làm yếu các tác nhân gây mòn
và đồng thời làm tăng sức đề kháng của rǎng.
3.1 Phát hiện sớm, xác định loại mòn cùng nguyên nhân gây mòn và loại trừ nguyên nhân
gây mòn:
Như đã đề cập ở trên, để có thể ngăn chặn sớm mòn răng cần phải phát hiện tổn thương ở
giai đoạn sớm, xác định loại mòn và nguyên nhân gây mòn. Ngoài ra, cần phải phát hiện mòn răng
ở mọi lứa tuổi. Ngay cả ở giai đoạn mòn răng tiến triển, vẫn cần xác định bản chất và nguyên
nhân gây mòn để giúp bệnh nhân kiểm soát và ngǎn chặn bệnh. Ví dụ như bệnh nhân thường có
thói quen sử dụng thức ăn, thức uống có tính acid mạnh thì cần khuyên thay đổi, hạn chế hay từ
bỏ thói quen này nhằm ngăn chặn sự tiến triển của mòn răng hay tái phát sau khi điều trị (Đảo
composite, đảo amalgam ,..)

19
Hình 24. Nhai mòn ở bờ cắn răng cửa dưới
Nguồn: http://nhinguyendental.com/UserFile/ItemController/15142642-b6a4-4bb3-b352-
44bcecfc0697/2019-12/fullsizeoutput_3d9f.jpeg

Hình 25. Mài mòn do dung tăm xỉa răng sai - Mài mòn ở vùng cổ răng do chải răng ko đúng cách

Nguồn: https://encrypted-tbn0.gstatic.com/images?
q=tbn:ANd9GcQsMf8RhxMpHgEkM37h32AhGo2JTvHHnDvPFQ&usqp=CAU
https://cdn1.youmed.vn/tin-tuc/wpcontent/uploads/2020/04/fb917125a2a39ab2baf5a1d8a79338fa.jpg

Hình 26. Xoi mòn ở mặt ngoài răng do thói quen mút trái cây - Mòn răng do nhiều nguyên nhân
kết hợp

20
Nguồn: http://yersinclinic.com/uploads/attachments/xuan/Mon%20rang/Yersin%20-%20Mon%20rang
%206.PNG
https://encrypted-tbn0.gstatic.com/images?
q=tbn:ANd9GcRtGKyO8tV7QVX9HarSIHXDFqZpQ83fFn5e45bdlfmfxqfChUm_gU4vZT9GRXtDXAtsfn8
&usqp=CAU

Hình 27. Không loại trừ được nguyên nhân: Xoi mòn vẫn tiếp tục tiến triển sau khi trám (Đảo
amalgam)
Nguồn: https://www.edendental.vn/upload/images/sa%CC%82u%20ta%CC%81i%20pha%CC%81t
%20mie%CC%82%CC%81ng%20tra%CC%81m.jpg
Cần chú ý kỹ các dạng bất thường về giải phẫu và sự thô nhám của bề mặt răng để phát hiện
mòn răng. Tiếp theo lưu ý đến vùng mòn răng và dạng mòn để phân loại mòn răng. Bệnh sử về
răng miệng, y khoa và xã hội cũng như thói quen sống (công việc, chơi thể thao gây mất nước), tật
nghiến răng, thói quen ăn uống, điều kiện sống, tình trạng tiết nước bọt và loại thuốc đang sử
dụng đều rất hữu ích để đưa đến chần đoán chính xác.

Hình 28. Bất thường về mặt giải phẫu


Nguồn:
https://cdn.nhakhoadangluu.com.vn/assets
/rang-bi-mon-men.jpg

Hình 29. Bất thường về sự thô nhám của bề


mặt răng
http://nhakhoaocare.com/UserFile/
ItemController/2a5bccff-0f69-4f9e-ad76-
30478ecde44e/2018-11/58dtramlo.jpg

Rất khó phân biệt, về mặt lâm sàng, giữa mòn rǎng do hóa học vói mòn rǎng do các yếu tố
khác. Quá trình mòn răng do hóa học có thể tăng thêm do tật nghiến răng, ăn thức ǎn có tính mài
mòn hay đánh rǎng và ngược lại. Mặc dù, vị trí mòn răng có thể giúp liên hệ đến các nguyên nhân

21
gây mòn nhưng điều này xem ra cũng không chắc chắn lắm, vì có thể có nhiều nguyên nhân cùng
hiện diện một lúc.
3.2 Đánh giá mức độ mòn rǎng:
Một khi đã phát hiện mòn răng, xác định bản chất và nguyên nhân gây ra tổn thương. Điều
quan trọng là cần đánh giá mức độ bị mòn, đặc biệt là ở bệnh nhân trẻ.
Tùy theo mục đích khảo sát, có thể đánh giá tình trạng mòn rǎng trực tiếp trong miệng bệnh
nhân theo các chỉ số hay gián tiếp qua mẫu hàm (lấy dấu bằng silicone). Có nhiều chỉ số đánh giá
mòn rǎng:
- Chỉ số Brothwell (1965), Molnar (1971): thường dùng để đánh giá mòn răng mặt nhai trong
khảo cổ học.
- Chỉ số Olio (1987), Ekfeldt (1990), Johannson (1994): cũng để đánh giá mòn rǎng mặt
nhai.
- Chỉ số Eccles (1974), Ganss (2001): đánh giá mức độ xoi mòn (ăn mòn).
- Chỉ số Woda (1987): đánh giá mức độ mài mòn.
- Chỉ số Smith và Knight (chi so TWI, 1984): thường được sử dụng trong các nghiên cứu
khảo sát đặc điểm dịch tễ về mòn răng; đánh giá mòn các mặt răng và vùng cổ rǎng theo 5 mức độ
(từ 0 đến 4):

Điểm Mặt răng Tiêu chuẩn


0 B/ L/ O/ I Không mất đặc trưng bề mặt men
C Không mất bề mặt ngoài
1 B/ L/ O/ I Mất đặc trưng bề mặt men
C Mất tối thiểu bề mặt ngoài
2 B/ L/ O Mất men lộ ngà không quá 1/3 mặt răng
I Mất men vừa lộ ngà
C Sang thương sâu dưới 1mm
3 B/ L/ O Mất men lộ ngà hơn 1/3 mặt răng
I Mất men và ngà nhiều nhưng chưa lộ tỷ hay lộ ngà thứ cấp
C Sang thương sâu 1mm-2mm
4 B/ L/ O Mất men trên toàn bộ mặt răng
I Lộ tủy hay lộ ngà thứ cấp
C Sang thương sâu hơn 2mm

22
Hình 30. Mức độ mòn các mặt răng và vùng cổ răng
Nguồn: https://trungtamnhakhoa3t.vn/wp-content/uploads/2022/06/mon_co_rang-2.jpg
Trong thực hành nha khoa nói chung, phương pháp có ích để theo dõi mòn răng gồm đánh
giá ban đầu bao gồm việc xem xét kỹ lưỡng tiền sử sức khỏe bệnh nhân, đánh giá tiền sử mòn,
thảo luận chế độ ăn của bệnh nhân, đánh giá các yếu tố và/hoặc các thói quen nghề nghiệp.
Khám lâm sàng nên bao gồm việc đánh giá tình trạng răng của bệnh nhân, quan sát kiểu mòn
và xác định tốc độ mất cấu trúc răng (nếu có thể). Thường khó đánh giá được mức độ mòn răng
trong thời gian ngắn. Về lâu dài, cần các mẫu hàm nghiên cứu mỗi năm vì chỉ có thể phát hiện
được dạng mòn răng tiến triển sau một thời gian dài qua so sánh trực tiếp sự thay đổi theo thời
gian của các chi tiết giải phẫu. Có thể dùng thêm kính phóng đại để thấy rõ hơn những thay đổi
xung quanh bờ các miếng trám. Ngoài ra, phim cắn cánh tuần tự (hoặc các phim tia X khác) của
các nǎm trước có thể cung cấp bằng chứng khách quan của tốc độ mất cấu trúc răng.
Quan sát hình dạng mặt của bệnh nhân cung cấp các thông tin như giảm rõ răng kích thước
dọc. Khi răng cắn lại, bệnh nhân có chu vi mặt giảm, môi mỏng với bờ môi đỏ hẹp và mép trễ.
Khoảng hở cắn khớp thường quá lớn ở tư thế nghỉ.
3.3 Xác định nhu cầu điều trị cấp cứu.
Điều trị mòn răng phụ thuộc vào nguyên nhân gây mòn, mức độ nặng nhẹ, sự lan rộng của
tổn thương, độ tuổi, sự hợp tác của người bệnh và tính nhạy cảm của răng. Do đó, cần xác định
được yếu tố nguyên nhân (xoi mòn, bào mòn, mài mòn), vị trí (khu trú, răng trước/răng sau, hoặc
toàn bộ), mức độ nghiêm trọng (chỉ giới hạn ở men, hay đã vào đến ngà, hay ảnh hưởng một cách
nghiêm trọng bao gồm tủy răng) của tình trạng này cũng như thói quen sống (công việc, chơi thể
thao gây mất nước), tật nghiến răng, thói quen ăn uống, điều kiện sống, tình trạng tiết nước bọt và
loại thuốc đang sử dụng đều rất hữu ích để đưa ra phương pháp điều trị chính xác.

23
3.4 Đánh giá được hiệu quả của các phương pháp điều trị.
Trước tiên cần phải xác định mức độ tổn thương cấu trúc răng và nhu cầu điều trị cấp cứu.
Tiếp theo, khi đã nghĩ đến các phương pháp điều trị thì cần phải đánh giá được hiệu quả của các
phương pháp đó vì việc chọn lựa các phương pháp điều trị không nên vội vàng, mà phải tùy thuộc
vào từng trường hợp cụ thể, tùy theo nhu cầu và mối quan tâm của bệnh nhân nhằm tối ưu được
hiệu quả sau khi điều trị, giúp giảm được chi phí thông qua việc tối ưu hóa các chi phí bỏ ra về cả
thời gian, nỗ lực, tài chính…
3.5 Hạn chế các yếu tố nguy cơ, giảm thiểu hành vi gây mòn răng, bảo vệ các bề mặt răng dễ
bị thương tổn và đưa ra các biện pháp bảo vệ răng miệng đúng cách.
Bệnh nhân nên được tư vấn để hạn chế sự tiêu thụ thực phẩm/đồ uống có tính acid trong bữa
ǎn và khi sử dụng đồ uống có tính acid ta nên sử dụng ống hút để tránh đồ uống tiếp xúc răng
miệng sẽ giúp giảm tỷ lệ mòn răng hóa học.
Viêc tiêu thụ các sản phẩm từ bò sữa, bao gồm phô mai hoặc nhai kẹo cao su sau khi ǎn các
chất có tính acid, là có lợi trong việc thúc đẩy quá trình tái cấu trúc men rǎng, kích thích dòng
chảy nước bọt và tǎng pH nước bọt, giảm tác động của nguồn ǎn mòn.

Hình 31
Nguồn: https://photo2.tinhte.vn/data/attachment-files/2021/06/5526746_image.jpg
Thời gian khám răng định kỳ phụ thuộc rất lớn vào chất lượng răng, sức khỏe cũng như chế
độ chăm sóc răng miệng của người khám. Với người mắc các bệnh mãn tính có liên quan với tình
trạng răng miệng, khoảng cách giữa các lần khám có thể ngắn hơn với người bình thường. Tuy
nhiên thời gian khám răng định kỳ thường được khuyến nghị là 6 tháng/lần. Đây cũng là khoảng
thời gian thích hợp để cập nhật tình trạng cũng như phát hiện sớm các bệnh về răng miệng.

24
Hình 32. Khám răng định kỳ 6 tháng/lần
Nguồn:
https://2doctor.org/wp-content/uploads/2020/05/phong-kham-nha-khoa-tot-nhat-tai-ha-
noi.jpg
https://suckhoedoisong.qltns.mediacdn.vn/324455921873985536/2021/8/16/kham-rang-
1629112557199768507695.png
Hướng dẫn chải rǎng đúng cách và tránh thói quen xấu sẽ có lợi cho bênh nhân, bao gồm
việc tránh chải rǎng quá mạnh và sử dụng các loại kem đánh rǎng ít mài mòn để làm trắng răng.
Nên tránh chải răng ngay sau khi tiếp xúc với acid (thường được thực hiện sau nôn hoặc sau uống
nước cam quýt vào buổi sáng). Hơn nữa, bôi Flo cũng có thể hỗ trợ trong việc ngǎn ngừa triệu
chứng nhạy cảm. Kem đánh rǎng chứa K (potassium) và Tooth Mousse ACP (GC) cũng được
xem là thích hợp để kiểm soát nhạy cảm ngà.

Hình 33. Chảy răng đúng cách


Nguồn:
http://nhakhoathutrang.com/wp-
content/uploads/2020/01/nguy
%C3%AAn-nh%C3%A2n-men-r
%C4%83ng-b%E1%BB%8B-m
%C3%B2n.jpg

Việc khuyên bệnh nhân thay đổi các thói quen, như cắn bút, cắn móng tay hoặc giữ các vật
bằng rǎng như nắp chai, kẹp tóc, kim khâu, tẩu thuốc, cũng sẽ giúp ngǎn ngừa mòn rǎng tiến triển.

25
Hình 34. Loại bỏ các thói quen xấu
Nguồn: https://kenh14cdn.com/thumb_w/660/203336854389633024/2020/12/29/photo-4-
16092348597161614946329.jpg
Trong các trường hợp mòn rǎng, liệu pháp đeo máng là có lợi ích để chống lại mất cấu trúc
rǎng từ việc mài mòn do tiếp xúc rang-rǎng. Viêc sử dụng máng bảo vệ vào buổi tối được khuyến
cáo cho những người nghiến rǎng vào ban đêm.

Hình 35. Máng bảo vệ


Nguồn: https://hidental.vn/wp-content/uploads/2019/04/dau-khop-mang-nhai-nha-khoa-
hidental-720.jpg
Điều quan trọng là cần lưu ý khi bệnh nhân có yếu tố mòn rǎng hóa học là một trong các
nguyên nhân gây mòn rǎng, đặc biệt nếu trào ngược về đêm là một yếu tố nguyên nhân vì các chất
có tính acid có thể tích tụ trong máng và làm trầm trọng hơn mức độ mòn rǎng. Do đó cần vệ sinh
máng thật sạch và cần phải duy trì việc này thường xuyên. Máng có thể được dùng để bảo vệ rǎng
trong các đợt nôn, cho bệnh nhân mắc chứng cuồng ǎn, chỉ được đeo trong giai đọan nôn và sau
khi nôn nên được lấy ra và làm sạch.

Hình 36

26
Nguồn: https://nhakhoatre.com/wp-content/uploads/2021/06/mang-chong-nghien-rang-la-
gi-1.jpg
Tránh sử dụng thuốc, nước súc miệng có tính acid hoặc thuốc gây khô miệng. Cần cho bệnh
nhân dùng những chất chống acid không có đường để tránh gây sâu răng hoặc làm sâu răng lan
nhanh. Nên sử dụng các chất súc miệng có tính kiềm hoặc trung tính.

Hình 37. Nước súc miệng có tính kiềm hoặc trung tính
Nguồn: https://suckhoehangngay.mediacdn.vn/thumb_w/650/2019/1/7/photo-1-
1546827770767691358630.jpg
Đôi khi chỉ cần khuyên thay đổi cách ăn. Ví dụ: Nếu nho là món ăn yêu thích buổi sáng (dù
nó gây ǎn mòn nặng) thì cắt nho thành từng mảnh nhỏ để nuốt nhanh, giảm thời gian tiếp xúc với
mô răng. Nếu thích uống nước ngọt có gas hoặc nước trái cây thì nên uống với ống hút, thay vì
uống từng hớp nhỏ. Khuyên sử dụng vitamin C bằng cách nuốt thay vì nhai hay ngậm.

Hình 38
Nguồn: https://suckhoedoisong.qltns.mediacdn.vn/2015/1-d-1427275265607-
1427353729306.jpg
Nghề nấu rượu là một ngoại lệ, vì nghề nghiệp đòi hỏi phải nếm rượu thường xuyên; trong
trường hợp này, nên khuyên giảm bớt các hành vi làm mòn răng như:

27
+ Không nên chải răng trước khi nếm rượu vào buổi sáng (mảng bám rǎng sē là yêu tố kháng
acid gây mòn răng tốt nhất, vì có chứa các ion Ca++, PO4---, F).
+ Không nên chải rǎng ngay sau khi nếm rượu, chờ ít nhất 1 giờ sau để sửa chữa. Ngược lai,
nên súc miệng ngay với dung dịch fluor trung tính.
+Đặt gel fluor tại chổ, nên sử dụng APF (Acidulated phosphated flouride) vào buổi tối trước
ngày nếm rượu (chú ý khi sử dụng APF trong miệng phải không có miếng trám ceramic).
+Trám sealants hay dán ngà cho các mặt răng dễ bị thương tổn do nếm rượu lâu dài.
IV. TIẾN TRIỂN BỆNH VÀ ĐIỀU TRỊ
4.1 Tiến triển bệnh:

Hình 39. Mòn răng sinh lí và mòn răng bệnh lí


Nguồn: https://shordental.com/treatment-of-tooth-wear/

Mòn răng sinh lý thường tiến triển chậm và liên hệ đến tuổi tác, càng lớn tuổi thì
bào mòn càng rõ. Sự bào mòn đưa đến mất cấu trúc răng và ngà phản ứng được thành lập
để bảo vệ tủy. Thường thì sự lắng đọng của ngà phản ứng đủ để bảo vệ tủy và khoang tủy
đồng thời thu hẹp lại nên tủy không bị lộ, do vậy bào mòn thường không ảnh hưởng đến
chức năng và bệnh nhân thường không than phiền hay yêu cầu điều trị.
Ngược lại, các tổn thương do mài mòn và ăn mòn lại thường tiến triển nhanh, làm lộ
ngà và gây ê buốt khó chịu. Cảm giác này có thể tự khỏi sau vài tuần khi có sự thành lập
ngà phản ứng. Khi ngà phản ứng thành lập không kịp và đủ để bù trừ hoặc không kiểm
soát được bệnh để loại trừ nguyên nhân, bệnh tiến triển nặng có thể đưa đến lộ tủy, gãy
một phần hay toàn bộ thân răng.

28
4.2 Điều trị:
Điều trị mòn răng phụ thuộc vào nguyên nhân gây mòn, mức độ nặng nhẹ, sự lan rộng của
tổn thương, tuổi và sự hợp tác của người bệnh và tính nhạy cảm của răng.
* Việc điều trị bao gồm:
+ Chẩn đoán được nguyên nhân mòn răng
+ Điều trị và kiểm soát theo hướng phòng ngừa, mục tiêu là bảo tổn mô răng
+ Phục hồi nếu cần thiết
+ Kiểm tra và tái khám thường xuyên để bảo đảm tính ổn định và cải thiện tình trạng theo
thời gian
* 2 phương pháp điều trị mòn răng:
- Điều trị phòng ngừa: Tìm được nguyên nhân gây bệnh => loại bỏ nguyên nhân gây
bệnh.
- Điều trị phục hồi: Phục hồi vùng mất chất tùy theo mức độ và nguyên nhân tổn
thương mà lựa chọn phương pháp thích hợp.
Khi tủy bị lộ, có thể cân nhắc giữa che tủy, lấy tủy buồng hoặc lấy tủy toàn phần và
sau đó thực hiện phục hồi.
4.2.1 Điều trị phòng ngừa:
- Nhai mòn:

Hình 40. Nhai mòn do nghiến răng


Nguồn: https://shordental.com/treatment-of-tooth-wear/
Thường không phải điều trị nhai mòn vì sự thành lập ngà thứ cấp và quá trình mọc
răng giữ cân bằng quá trình mòn răng. Khi nhai mòn là yếu tố gây mòn răng nguyên phát
và mức độ nặng của nhai mòn theo tuổi tác, thì cần cho bệnh nhân đeo máng nhai ban

29
đêm. Điều này sẽ bảo vệ được răng khi có vấn đề nghiến răng. Trường hợp mất nâng đỡ
phía sau, có thể chỉ định liệu pháp chỉnh khớp nẹp để duy trì sự sắp xếp răng. Cũng có
thể cần thêm liệu pháp thư giãn hay sự trợ giúp của y khoa. Cần phải theo dõi, kiểm tra
thường xuyên để chắc rằng tình trạng mòn răng đang được kiểm soát và tình trạng nghiến
răng (nếu có) đã giảm bớt.
- Mài mòn:

Hình 41. Sự mài mòn ở bệnh nhân hút thuốc lá lâu năm
Nguồn: https://shordental.com/treatment-of-tooth-wear/

Mài mòn do chải răng thường dễ kiểm soát, hầu hết bệnh nhân sẵn lòng thay đổi
phương pháp chải răng.
Mài mòn do các thói quen xấu (cắn chỉ, ngậm đinh…) cũng cần được theo dõi và
bệnh nhân phải bỏ được các thói quen này. Nếu mài mòn kết hợp với ăn mòn nặng và
khó kiểm soát ăn mòn, rất cần miếng trám để giảm nguy cơ phá hủy nhiều hơn. Trong
trường hợp này, mặc dù đã can thiệp, nếu quá cảm ở cổ răng vẫn còn thì có nghĩa là vẫn
chưa kiểm soát được yếu tố nguyên phát.
Mài mòn mặt nhai thường là thứ phát của nhai mòn nặng, vì thế, cần kiểm soát yếu
tố nguyên phát. Mặt khác, một khi ngà lộ, răng sẽ tiếp tục mòn ngay cả khi nhai bình
thường và do đó thường cần miếng trám bảo vệ.
- Ăn mòn:

30
Hình 42. Ăn mòn do tiếp xúc thời gian dài với axit dạ dày
Nguồn: https://shordental.com/treatment-of-tooth-wear/
Việc tìm hiểu tiền sử bệnh rất quan trọng trong điều trị ăn mòn. Tiền sử y khoa có
thể cho các bằng chứng về hiện tượng trào ngược dịch vị thường xuyên hay một số các
vấn đề khác có thể gây ăn mòn. Tiền sử về ăn uống có thể cho thấy nguy cơ cao của ăn
mòn do việc sử dụng thường xuyên các loại nước uống có acid. Ngoài ra, thiếu nước bọt
cũng có thể làm tăng nguy cơ ăn mòn.
Điều trị phòng ngừa bao gồm việc trung hòa tác động của acid và tăng sức đề
kháng của răng đối với sự tấn công của acid. Các can thiệp nhằm làm giảm sự quá cảm
răng và tạo điều kiện cho quá trình tái khoáng hóa. Nên thường xuyên đi khám kiểm tra
sự tái khoáng hóa của mô răng 3 tháng một lần.
* Ăn mòn do yếu tố ngoại lai:
Khi ăn mòn là nguyên nhân khởi phát và do yếu tố ngoại lai, bệnh nhân thường sẵn
lòng thay đổi thói quen ăn uống gây ra bệnh, bao gồm:
+ Hạn chế sử dụng thường xuyên thức ăn, thức uống có tính acid.
+ Tránh ăn uống thực phẩm có tính acid vào ban đêm, trước khi ngủ.
+ Tránh chải răng ngay sau khi ăn uống thực phẩm có tính acid.
+ Nên sử dụng các chất súc miệng có tính kiềm hoặc trung tính.
+ Ăn một miếng phô-mai nhỏ hoặc uống sữa (là thực phẩm có chứa nhiều calcium,
phosphat sẽ làm giảm sự mất khoáng của men và ngà) hay nhai kẹo cao su không đường
sau mỗi bữa ăn (giúp kích thích sự tiết nước bọt và làm gia tăng khả năng đệm) là việc
làm có lợi để tránh mòn răng.
* Ăn mòn do yếu tố nội tại:

31
Ăn mòn do yếu tố nội tại là dạng mòn khó kiểm soát nhất, vì nguyên nhân liên quan
với các vấn đề y khoa hay tâm lý. Khi hậu quả ăn mòn quá nặng, nên nhờ sự giúp đỡ của
y khoa. Vai trò của Bác sĩ RĂNG HÀM MẶT là khuyên bệnh nhân giảm bớt các hành vi
gây ăn mòn, đặt sealants bảo vệ (có thể sử dụng các tác nhân dán ngà) hoặc trám các bề
mặt bị ăn mòn.
Việc giảm bớt hành vi gây ăn mòn bao gồm:
+ Khi phát hiện có vị chua của dịch vị trong miệng hay sau khi bị ói cần súc miệng
ngay với dung dịch fluor để hỗ trợ sự tái khoáng hóa hay dùng dung dịch kháng acid và
chỉ chải răng ít nhất một giờ sau khi súc miệng.
+ Khi giai đoạn trào ngược dạ dày hoạt động, nên cho người bệnh đeo máng nhai
vào những thời điểm có nguy cơ cao để giảm tổn thương răng. Thêm vào đó, cho vào
máng nhai một chất kiềm, như magnesium hydroxide hay sodium bicarbonate để trung
hòa tác động của acid dạ dày hoặc đặt gel fluor để bảo vệ vào buổi tối trước khi đi ngủ.
Như vậy: Cần kiểm tra thường xuyên để đánh giá:
+ Mức độ tiến triển của mòn răng.
+ Kết quả can thiệp của y khoa (nếu có).
+ Việc giảm thiểu hành vi gây ăn mòn (thành công hay trở ngại).
+ Tình trạng nhạy cảm ngà và còn vùng nào khác cần được bảo vệ?
4.2.2 Điều trị phục hồi:

Hình 43. Trước và sau khi điều trị mòn mặt nhai
Nguồn: http://nhakhoavietgiao.com.vn/en/service/tooth-cervical-abrasion

32
Phục hồi vùng mất chất:
Nếu chẩn đoán sớm và kiểm soát được nguyên nhân thì việc phục hồi có thể không
cần thiết. Khi cần thực hiện phục hồi (như lộ ngà, răng có nguy cơ gãy vỡ…) cũng cần
lưu ý phải kiểm soát được yếu tố bệnh căn. Ngoài nhu cầu thẩm mỹ, việc trám lại các
vùng bị thương tổn giúp bảo tồn cấu trúc mô răng còn lại cũng như tăng cường cho cấu
trúc răng và ổn định khớp cắn.
Nếu mài mòn có liên quan tới ăn mòn nặng và khó kiểm soát cũng nên trám lại để
giảm tối đa nguy cơ gây ra các tổn thương khác. Trong trường hợp này, dù đã cố gắng
kiểm soát nhưng nhạy cảm ngà ở vùng cổ răng vẫn còn thì đây có thể là một dấu hiệu cho
thấy chưa kiểm soát được nguyên nhân khởi phát gây mòn răng. Mài mòn mặt nhai
thường là thứ phát của nhai mòn nặng và cũng cần kiểm soát yếu tố khởi phát. Tuy
nhiên, một khi ngà đã lộ thì dù với hoạt động nhai bình thường, hiện tượng mòn vẫn tiến
triển và do đó luôn cần phải phục hồi để bảo vệ răng.
Việc chọn lựa những điều trị phục hồi không nên vội vàng, mà phải tùy thuộc vào
từng trường hợp cụ thể, tùy theo nhu cầu và mối quan tâm của bệnh nhân. Những điều trị
phục hồi đầu tiên nên là điều trị bảo tồn, đặc biệt ở người trẻ tuổi. Có thể dùng các vật
liệu dán để bảo vệ các mặt răng dễ mòn và phục hồi đầy đủ hình dạng chức năng của
răng như composite. Ngoài ra có thể dùng các vật liệu dán bằng nhựa, kim loại hoặc sứ
để phục hồi khi mòn nhiều ở các mặt của răng dưới dạng chụp răng.Trường hợp bào mòn
nặng, răng bị mòn tới đường viền nướu, cần phục hồi tăng kích thước dọc của khớp cắn,
để cải thiện chức năng và thẩm mỹ. Phải có kế hoạch điều trị rất cẩn thận và xem xét khả
năng làm mòn răng đối diện do vật liệu gây ra. Các bề mặt mão sứ có thể bị phá hủy do
gel fluoride có tính acid.
Cần thực hiện các điều trị: nội nha, nha chu, phẫu thuật làm dài thân răng, làm cùi
giả…, trước khi thực hiện mão và các phục hình khác. Trong những trường hợp mất mô
răng quá nhiều, cách điều trị ít tốn kém nhất là thực hiện một hàm phủ. Trừ khi loại bỏ
nguyên nhân gây ăn mòn răng, không nên dùng các phục hình có tính mài mòn răng đối
kháng như phục hình sứ. Bôi vẹcni fluoride tại chỗ để giảm tình trạng quá cảm của răng
và tạo điều kiện cho quá trình tái khoáng hóa.
 TÓM TẮT:

33
Mòn răng là một trong các nguyên nhân chính gây tổn thương cho răng miệng và
hậu quả sẽ càng gia tăng theo thời gian, rất khó điều trị. Cần phát hiện các dấu hiệu và
triệu chứng sớm khi bệnh nhân còn trẻ, giúp bệnh nhân hạn chế các yếu tố nguy cơ và đưa
ra các biện pháp bảo vệ đúng đắn cho các răng dễ bị tổn thương. Để phát hiện mòn răng
sớm, trên lâm sang cần phải chú ý đến các yếu tố giải phẫu và cấu trúc bề mặt răng, nhân
diện các chìa khóa liên quan khi hỏi bệnh sử, thói quen sống.

34
Tài liệu tham khảo:
Sách bệnh học răng đại học y dược thành phố Hồ Chính Minh - Nguyễn Thị Thanh
Vân – Đinh Thị Thanh Vân - Phạm Văn Khoa - Huỳnh Hữu Thục Hiền 2011
Christine Frank-Amelogenesis Imperfecta-2017
Ken Hemmings, Angharad Truman, Sachin Shah, Ravi Chauhan-Tooth wear
guidelines for the bsrd-2018
Amelogenesis Imperfecta: Treatment, Radiograph, and More (healthline.com)

35

You might also like