You are on page 1of 9

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC


---♦---♦---♦---

BÁO CÁO TIỂU LUẬN

HỌC PHẦN CHỮA RĂNG NỘI NHA – NHA CHU- PHỤC HÌNH

CHUYỂN ĐỘNG CỦA RĂNG TRỤ TRONG PHỤC HÌNH RĂNG


CỐ ĐỊNH VÀ THẤT BẠI TRONG PHỤC HÌNH CỐ ĐỊNH
Họ tên học viên: TĂNG VĂN NGỌC
Lớp: CHK1 RHM
Mã học viên: 21105032
Ngày sinh: 21/01/1994
Nơi sinh: DIỄN HẠNH –DIỄN CHÂU- NGHỆ AN
Cầu răng là một phương pháp được dùng để thay thế những chiếc răng bị
mất. Đây là một loại phục hình răng cố định. Phương pháp được sử dụng
đó là dùng các răng kế cận răng mất làm trụ. Để giúp mang và nâng đỡ các
răng giả. Mục đích là giúp thay thế những chiếc răng bị mất. Đồng thời cầu
răng sẽ được gắn chặt bằng cement và bạn sẽ không được tự ý tháo nó ra
được.
- Sinh lý bình thưởng chuyển động mỗi răng sẽ là riêng lẻ, với biên độ,
hướng chuyển động khả năng thích nghi khác nhau. Khi chúng ta liên
kết các răng lại bằng phục hình cố định như cầu răng thì sẽ phát sinh
những chuyển động của cầu răng từ đó gây nên những chuyển động
tại trụ răng làm cầu.

Các lực theo hướng thẳng đứng được coi là lực chức năng vì lực này tạo
được sự đáp ứng thuận lợi của các dây chằng nha chu và xương ổ răng.
Các dây chằng quanh răng bj căng ra các đây chằng vùng chẽ và chóp
răng sẽ bị nén lại.
Các lực nghiêng hay lực ngang tác động vào răng sẽ làm răng xoay
quanh một tâm xoay ở phía gần chóp chân răng( đối với răng 1 chân) và
trong xương ổ răng giữa mào xương chẽ và chóp chân răng đối với răng
nhiều chân.. các lực này gây nên lực căng ép dây chằng nha chu nếu lực
này kéo dài hoặc gây tiêu xương nếu quá mạnh .
Khi có lực tác động mỗi răng có thể di chuyển theo các hướng lên xuống,
ngoài trong và gần xa.
Khi một răng trở thành trụ răng cho một cầu cố định, do được nối liên kết
với các răng khác bằng mối nối, nó sẽ chịu tác động bởi những lực phát
sinh từ những lực nhai và các răng trụ sẽ bị chuyển động. Vì vậy chuyển
động trụ răng sẽ ảnh hưởng gián tiếp lên các trụ trăng khác.
Các chuyển động của cầu và răng trụ trong phục hình cố định gồm có:
-Chuyển động lên xuống
-Chuyển động ngoài trong
-Chuyển động xa gần
-Chuyển động xoắn
-Chuyển động uốn cong
1.1 Chuyển động lên xuống
Chuyển động sinh ra do có điểm chạm sớm, do nhai thức ăn cứng hay dính
ở 1 răng trụ trên cầu.
Hậu quả là một răng trụ bị lún xuống và một răng trụ kia bị trồi lên. Nếu
phần giữ không chắc trên các cùi răng thì chuyển động này sẽ làm bật 1
phân giữ khi lực tác động lên phần giữ bên kia.
1.2.Chuyển động ngoài trong
Chuyển động này sinh ra do điểm vướng khi hàm dưới chuyển động bên.
Điểm vướng có thể gặp ở răng trụ hay nhịp cầu.
Trong trường hợp phần giữ dính chắc, các răng trụ sẽ chuyển động theo
chiều trong-ngoài và có thể dẫn đến tiêu xương ổ răng. Nếu phần giữ là các
inlay có hố nông hoặc vách quá thoát, phần giữ sẽ dễ bị bật.
1.3. Chuyển động xa gần
Chuyển động sinh ra do hướng sắp xếp các răng trên cung hàm và cử động
nhai tạo ra hợp lực hướng về phía trước, nên chuyển động này hay xảy ra
hơn.
Khi chịu lực tác động theo hướng xa-gần, các răng trụ có thể nghiêng về
phía gần và xoay quanh tâm xoay. Nếu cầu răng có điểm tiếp giáp với răng
kế cận tốt và cung răng sắp xếp tốt, chuyển động này sẽ không xảy ra.
Trong trường hợp phần giữ cầu răng là các inlay, lực xa-gần làm cho răng
trụ nghiêng gần, làm cho các bờ vật giữ phía xa bị hở gây sâu răng. Nếu
các vách của hốc inlay quá thoát, cầu răng có thể bị bong ra khỏi răng trụ.
1.4.Chuyển động xoắn
Thường sinh ra trong trường hợp cầu răng với trên răng trụ một chân khi có
một lực ngang tác động vào nhịp cầu điển hình là cầu ở răng trước. Hậu
quả của chuyển động này sẽ làm răng trụ bị xoay nếu răng trụ không đủ
chắc hay phần giữ bị lỏng
5.Chuyển động uốn cong
Phát sinh khi lực tác động lên giữa các nhịp của cầu răng làm bằng vật liệu,
kích thước không đủ độ cứng hoặc cầu răng có nhịp cầu dài
Nhịp cầu bị biến dạng cong xuống tạo nên lực kéo 2 răng trụ nghiêng vào
nhau. Nếu các phần giữ không vững chắc thì sẽ bị bật lên làm cầu giảm hay
mất lưu giữ.

- Với các chuyển động không sinh lý, hoặc theo thời gian cầu răng có
thể xuất hiện những vấn đề dẫn đến thất bại trong phục hình cố định.
việc khám định kỳ để phát hiện và can thiệp sớm sẽ giúp phục hình
ổn định được lâu dài hay có biện pháp thay thế thích hợp.
Các thất bại thường gặp trong phục hình cố định là
- Lỗi phục hình do cầu răng giảm hay mất lưu giữ.
- Do sâu răng tái phát.
- Do tiêu xương ổ răng.
- Do tủy răng thoái hóa.
- Do gãy các thành phần của cầu răng.
- Hỏng mặt nhựa hay mặt sứ (bong, gãy, vỡ, đổi màu…).
- Gãy cùi răng hoặc chân răng.
- Viêm mô mềm.
2.1.Lỗi phục hình do cầu răng giảm hay mất lưu giữ
Nguyên nhân: cầu răng có thể bị giảm hoặc mất lưu giữ do phần giữ bị
bong. Thông thường cầu răng bong 1 phần lưu giữ ra khỏi cầu răng.
Nguyên nhân giảm hay mất lưu giữ cầu răng có thể.
- Sự tan rã xi măng do hở rìa chụp, phần giữ bị biến dạng, chụp bị
thủng
- Gắn xi măng không đảm bảo kí thuật như răng trụ lúc gắn không đảm
bảo khô và sạch, xi măng trộng không đủ không đều không đúng kĩ
thuật
- Sâu răng khi các cầu răng không còn sát khít
- Cùi răng không đủ lưu giữ như mài quá thuôn, cùi răng ngắn, số
lượng răng trụ không đủ.
- Vật đúc không khít, lỏng phần chất gắn dày khi gắn chụp.
- Thiếu sự che chở của km loại trên mặt nhai
- Ngẫu lực xoắn do chạm sớm hay cản trở cắn làm tan rã xi măng và
một phần lưu giữ hỏng.
-Khi cầu răng bong phần giữ ở 1 răng trụ, thường tháo bỏ và làm lại.
-Một số trường hợp bong phần giữ ở 1 răng trụ, có thể cắt bỏ một phần giữ
biến thành cầu nối nếu các trụ còn lại vẫn đảm bảo chức năng
-Khi cầu răng bị bong hoàn toàn, đánh giá lại cầu răng và xác định nguyên
nhân bong. Nếu cầu răng còn đảm bảo kĩ thuật, các răng trụ còn đủ chức
năng và nguyên nhân bong cầu có thể khắc phục, có thể gắn lại cầu răng.
2.Do sâu răng tái phát
Cầu răng thường xẩy ra dắt thức ăn với các răng kế cận hay thức ăn ở dưới
nhịp cầu. Việc bệnh nhân không vệ sinh sạch được các vị trí này thường sẽ
gây sâu răng nhiều trường hợp phát hiện khi có biến chứng khác kèm theo.
Các xử trí thường phải tháo cầu ra, hàn lỗ sâu và làm lại phục hình.
3.Do tiêu xương ổ răng.
Cầu răng quá tải lực là nguyên nhân chính dẫn đến quá trình tiêu xương ổ
răng. Quá tải lực do nhịp cầu quá dài, sử dụng ít răng trụ, kích thước răng
trụ quá lớn. Ngoài ra còn các nguyên nhân khác như hình dáng khe hở tiếp
xúc không đúng, hình dáng ngoài của phần giữ không đúng. Mài đường
hoàn tất quá sâu do dây chằng tròn bị tổn thương.
Sự tiêu xương có thể tránh được nếu chẩn đoán và lập kế hoạch phục hình
đúng. Nếu khoảng mất răng quá dài hoặc không đủ răng thích hợp làm răng
trụ thì không nên làm phục hình cố định. Có thể làm chậm lại hoặc loại trừ
hẳn quá trình tiêu xương bằng cách điều trị nha chu, kiểm soát thăng bằng
của khớp cắn.
Một hiện tượng tiêu xương tự nhiên tại các vùng mất răng khi vùng xương
đó không phải chiụ lực ăn nhai theo thời gian sẽ tiêu đi. Chúng ta cần đánh
giá tuổi bệnh nhân, tình trạng các răng trụ, khoảng mất răng để lựa chọn
phương án phù hợp hơn ngay từ đầu.

-Nếu tiêu xương nhiều, răng trụ không còn đủ chức năng, phục hình cần
được làm lại bằng các hình thức phục hình khác.
4.Do tủy răng thoái hóa
Biến chứng có thể xẩy ra ngay từ khi chúng ta mài chỉnh răng ban đầu để
tạo trụ cầu, hoặc do những sang chân khớp cắn, lực quá tải hay các chuyển
động không sinh lý gây nên. Có thể hạn chế việc thoái hóa tủy răng bằng
kiểm soát phương pháp mài răng, bảo vệ cùi răng trong suốt quá trinh làm
phục hình và thăm khám kiểm tra định kì để mài chỉnh khớp cắn phù hợp
cho bệnh nhân.
Nhiều trường hợp chúng ta phát hiện qua chụp phim, răng mang chụp cầu
có thể xuất hiện tổn thương trên xquang mà trên miệng hay triệu chứng lâm
sàng chúng ta không phát hiện được.
Đa số các trường hợp có thể chữa tủy mà không cần tháo cầu ra, tuy nhiên
một số loại phục hình và 1 số răng khi chúng ta để lại chụp và điều trị có
nguy cơ thất bại cao hay khó khăn trong quá trình điều trị như làm sạch hay
xác định chiều dài làm việc chúng ta cần đánh giá từ đầu và tháo bỏ phục
hình trước điều trị.

5.Do gãy các thành phần của cầu răng.


Sường của cầu răng có thể gãy do sai sót trong quá trình đúc, khiếm khuyết
nơi mối hàn hợp kim phải chịu lực nén quá mức với nhịp cầu dài phần nối
quá nhỏ làm trung tâm chỗ nối bị rạn nứt đưa đến gãy vỡ phục hình.
Chúng ta cần đánh giá lại nguyên nhân gây gãy vỡ nứt phục hình là do đâu
đối với cầu quá dài, vật liệu làm cầu răng, các thói quan cận chức năng như
nghiến răng...
Trường hợp này phải làm lại phục hình, loại bỏ các nguyên nhân và có kế
hoạch kiểm tra định kỳ.
6.Hỏng mặt nhựa hay mặt sứ (bong, gãy, vỡ, đổi màu…)
- Mặt nhựa, sứ có thể bị bong ra hay gãy, vỡ và đổi màu, nguyên nhân:
- Thiếu kim loại che chở cho nhai hay rìa cắn, lực từ răng đối diện sẽ bong
hay vỡ mặt nhựa hoặc sứ này.
- Biến dagj hợp kim
- Khớp cắn không hài hòa.
- Sai sót trong kĩ thuật nướng sứ.
Phụ thuộc vào vị trí bị vỡ chúng ta đánh giá sự ảnh hưởng của chỗ vỡ đối
vơ chức năng, giải phẫu và thẩm mỹ. Tùy thuộc vào vị trí như đối với cavs vị
trí chịu lực ăn nhai nhiều hay chỉ ở vị trí hướng dẫn mà chúng ta có những
phương án xử trí khác nhau.
-Dùng composite sửa chữa sứ để đắp vào những chỗ sứ, nhựa bị vỡ, mẻ
-Thăng bằng khớp cắn, giảm lực tác động vào mặt sứ, nhựa
-Trong trường hợp không sửa được, phải làm lại
7. Gãy cùi răng hoặc chân răng.
Cùi răng hoặc chân răng có thể bị gãy do sang chấn, lực tác động quá lớn,
hoặc kết hợp với cùi răng không được khỏe, các chấn thương tai nạn.Thông
thường, phải tháo cầu răng xử lý cùi răng hoặc chân răng, và làm lại phục
hình. Những trường hợp phải nhổ bỏ trụ cầu càu răng dự kiến quá dài có
thể sẽ phải làm phục hình khác.
8. Viêm mô mềm
Nguyên nhân thường do nhịp cầu
-Lợi , niêm mạc không còn lành mạnh vì bị ép , hay khó chải rửa vùng cầu
do kiểu nhịp cầu làm không đúng.
-Không có khoảng hở tiếp cận
-Hình dạng phía ngoài quá lồi hoặc quá phẳng
-bệnh nhân vệ sinh răng miệng không tốt
- Dị ứng với vật liệu.
Thông thường phải tháo cầu răng để làm lại trong các trường hợp làm sai
kỹ thuật những lựa chọn khác bao gồm kiểm soát cao răng mảng bám và vệ
sinh răng miệng định kỳ.
Như chúng ta đã biết, cầu răng có những ưu nhược điểm nên cho đến nay
phục hình răng mất bằng cầu răng vẫn sẽ là một trong những phương pháp
phục hình răng đã mất phổ biến và có thể áp dụng rộng rãi. Các quy trình kỹ
thuật, vật liệu phục hình ngày càng đảm bảo chất lượng về độ bền, giải
phẫu, chức năng và thẩm mỹ. Các loại vật liệu gắn liên tục được nghiên cứu
và phát triển nhằm đảm bảo phục hình ổn định và bền vững lâu dài. Để
tranh tối đa những thất bại trong phục hình cầu răng cố định, bác sỹ phải là
người nắm rõ quy trình, hiểu rõ tình trạng bệnh lý răng miệng của bệnh
nhân từ đó đưa ra những lựa chọn chính xác thực hiện phục hình tránh tối
đa nguy cơ thất bại sau này.
Tài liệu tham khảo:
1. Nguyễn Phú Hòa(2015)chuyển động cầu răng trong phục hình cố
định,phục hình răng cố định,127, Hà Nội, nhà xuất bản giáo dục.
2. Nguyễn Thị Thu Hương (2015) những thất bại trong phục hình cố định
cách sửa chữa, phục hình răng cố định, 203, Hà Nội, nhà xuất bản
giáo dục.

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI


TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC
---♦---♦---♦---

Họ tên học viên: TĂNG VĂN NGỌC


Lớp: CHK1 RHM
Mã học viên: 21105032
Ngày sinh: 21/01/1994
Nơi sinh: DIỄN HẠNH –DIỄN CHÂU- NGHỆ AN

Năm 2021

You might also like