You are on page 1of 10

Câu hỏi ôn tập vật liệu thiết bị nha khoa

Câu 1: Trình bày về chỉ tự tiêu và chỉ không tiêu trong phẫu thuật trong
miệng.
● Định nghĩa: Chỉ khâu là vật liệu dạng sợi dùng để buộc mạch máu hoặc khâu mô
lại với nhau và giữ cho chúng đến khi vết thương lành hẳn. Lựa chọn chỉ khâu
trong phẫu thuật thẩm mỹ phải dựa trên các đặc tính vật lý và sinh học của vật liệu
làm chỉ và đặc điểm của tổ chức được khâu, các mối chỉ khâu cũng là các dị vật có
khả năng làm giảm chống viêm nhiễm, chống khuẩn khi phẫu thuật. Khi phẫu
thuật, các bác sĩ sẽ chọn loại chỉ khâu nhỏ nhất, có độ bền thích hợp với tổ chức
cần khâu.
● Phân loại: Các loại chỉ khâu dùng trong y khoa có vai trò là đóng kín miệng vết
thương hay vết mổ phẫu thuật. Chúng được phân loại theo nhiều cách, dựa trên
cấu trúc sợi chỉ, thành phần, vật liệu,...; trong đó, phân loại phổ biến nhất là chỉ tự
tiêu và chỉ không tiêu.
● Chỉ không tiêu là loại chỉ không có khả năng tự tiêu và không được cơ thể
hấp thụ, chính vì vậy những loại chỉ này cần trải qua giai đoạn cắt chỉ, khi
khâu vùi trong mô sẽ được bao bọc vĩnh viễn.
● Chỉ không tiêu có các loại thông dụng:
+ Chỉ tơ: là loại chỉ protein lấy từ con tằm, có độ dai cao, dễ điều khiển và
tạo nút buộc rất tốt.
+ Chỉ polyester: là loại chỉ đa sợi xoắn Nylon, có độ bền cao và ít gây kích
ứng mô.
● Trái ngược với chỉ không tiêu, chỉ tự tiêu có một đặc điểm nổi bật là sẽ
được các enzyme trong tổ chức mô của cơ thể phân giải một cách tự nhiên
sau một khoảng thời gian nhất định, khi vết thương đã tương đối ổn định.
● Về vật liệu, chỉ tự tiêu là một loại chỉ khâu mà các nhà sản xuất thực hiện
bằng cách sử dụng các vật liệu đặc biệt, chẳng hạn như protein có nguồn
gốc từ động vật hoặc polymer tổng hợp mà các men sinh lý trong cơ thể có
thể phá vỡ chúng và hấp thụ.
● Chỉ tự tiêu có 5 loại chỉ thông dụng:
+ Chỉ catgut: Đây là vật liệu hoàn toàn từ tự nhiên, điều chế từ các chất
collagen trong ruột và huyết thanh của động vật. Chỉ thường trình bày dưới
dạng đơn sợi và được sử dụng để sửa chữa các vết thương, vết rách nằm sâu
bên trong mô mềm, nhất là các loại phẫu thuật trong phụ khoa. Tuy nhiên,
loại chỉ này không được sử dụng trong phẫu thuật tim mạch hoặc thần kinh.
Nếu cơ thể có phản ứng mạnh với chỉ khâu simple catgut thì bề mặt vết
thương sẽ có nguy cơ để lại sẹo. thời gian tự tiêu khoảng 10 ngày.
+ Chỉ polyglycolic acid: là loại chỉ bện tự tiêu tổng hợp, thời gian tự tiêu
sau mổ khoảng 60 đến 90 ngày.
+ Chỉ polyglyconate: là loại chỉ tiêu đơn sợi, có độ an toàn và độ dai tốt
nhất.
+ Polyglactin (Vicryl): Đây cũng là chỉ khâu tổng hợp, dùng để khép miệng
các vết rách ở tay hoặc trên mặt, không dùng trong phẫu thuật tim mạch
hoặc thần kinh.
+Poliglecaprone (MONOCRYL): Tương tự như chỉ khâu polydioxanone,
đây cũng là chỉ khâu đơn sợi tổng hợp và sử dụng trong các sửa chữa mô
mềm nói chung nhưng không nên được sử dụng cho các thủ tục tim mạch
hoặc thần kinh. Tuy nhiên, vết thương có chỉ định dùng loại chỉ này thường
là vết thương, vết mổ ngoài da, không dùng trong phẫu thuật tim mạch hoặc
thần kinh.
+ Chỉ polygractic acid: là loại chỉ bện tổng hợp nhưng độ dai kém hơn chỉ
polyglycolic acid. Thời gian tự tiêu sau 60 ngày.
+ Chỉ polydioxanone: là loại chỉ đơn sợi có độ dai cao, thời gian tự tiêu lâu.
Đây cũng là chỉ khâu đơn sợi nhưng có vật liệu tổng hợp. Ứng dụng của
chúng cũng dùng trong các dạng vết thương mô mềm như đóng từng tầng
của thành bụng. Ngoài ra, không như chỉ simple catgut, chỉ khâu
polydioxanone lại có thể dùng trong các phẫu thuật tim ở bệnh nhi.

Câu 2: Trình bày cấu trúc, phân loại, cơ chế tác động, liều tối đa của thuốc tê
trong nha khoa.
● Cấu trúc thuốc tê:
- Gồm 3 nhóm cấu thành: Nhóm ưa nước, nhóm trung gian và nhóm ưa
lipid
● Cơ chế tác dụng:
- Khi tiếp xúc với dây thần kinh hay ngọn các thần kinh phó giao cảm,
thuốc tê làm mất cảm ứng của các ngọn thần kinh đó và ngăn cản sự truyền
đạt xung tác theo các dây thần kinh ấy lên thần kinh trung ương
(theo sách dược lý thì thuốc tê sẽ làm chặn kênh Na nên ko còn dẫn truyền
cảm giác nữa) - mình đang học vật liệu nha mà :)))
-  Ba phương pháp gây tê:
   + Gây tê bề mặt - Dùng thuốc tê bôi trên niêm mạc - tác dụng trực tiếp
trên ngọn các dây thần kinh
   + Gây tê bằng cách tiêm thuốc vào niêm mạc, dây chằng, hay dưới màng
xương - Tác dụng ngăn cản sự dẫn truyền của thần kinh ngoại biên
   + Gây tê vùng - Đưa thuốc tê tiếp xúc với dây thần kinh - Làm ngừng dẫn
truyền ở đấy và làm mất cảm ứng cả vùng thần kinh đó chi phối

Câu 3: Hãy trình bày tác dụng của thuốc co mạch trong thuốc tê nha khoa,
các loại thuốc co mạch thường dùng.
 Tác dụng của thuốc co mạch
- Giảm tốc độ hấp thu của thuốc tê vào mạch máu -> giảm độc tính.
- Giảm lượng thuốc tê sử dụng.
- Tăng thời gian tê.
- Giảm chảy máu.
Các thuốc co mạch đều tác dụng lên cả receptor ⍺ và β nhiều hoặc tùy từng loại
● Tác dụng lên ⍺: co cơ trơn ở mạch ngoại biên, co cơ tử cung, tăng chuyển hóa gluco ở
gan
● Tác dụng lên β: giãn các cơ trơn ở mạch máu và phế quản, tăng nhịp tim và tăng trương
lực cơ tim, tăng chuyển hóa gluco ở cơ, giãn cơ tử cung
Các thuốc co mạch thường dùng:
● Adrenalin: là những cathecholamin nội sinh, tác dụng lên receptor ⍺(50%) và β(50%).
Liều thông thường: 1/100.000 có nghĩa là 0,01mg/ml tương đương với 0,018mg trong
một ống thuốc tê (=1,8ml), liều tối đa là 0,2mg tương đương với 20ml. Quá liều làm tăng
nhịp tim, rối loạn nhịp và nhức đầu.
● Noradrenalin: chủ yếu tác dụng lên β(90%), ít tăng nhịp tim và chuyển hóa cơ bản.
● Corbadrine: ít dùng hơn, là loại tổng hợp, có cấu trúc tương tự adrenalin, tác động lên
⍺(75%) và β(25%)

Câu 4: Hãy trình bày về các thuốc cầm máu toàn thân: Tên thuốc, tác dụng,
liều lượng.
● Dicynone (Etamsylate)
Chồng chảy máu và củng cố thành mạch, tái lập lại khả năng kết dính của tiểu cầu nếu bị
rối loạn, tái lập sức chịu đựng của thành mạch nếu bị giảm, phòng ngừa và điều trị xuất
huyết
Thuốc viên 250mg, viên 500mg, ống tiêm 250mg
Liều lượng: - 3 viên 500mg/24h x 3 ngày
● 2 ống tiêm bắp 1 giờ trước khi can thiệp. Nếu chảy máu hậu phẫu 2-3 ống
tiêm bắp/ngày.
● Vitamin K1 (phytomenadione)
Là thuốc chống chảy máu, tiền thân của prothrombine và nhiều yếu tố khác được gan
tổng hợp. Dùng để đề phòng và điều trị các trường hợp xuất huyết do thiếu prothrombine máu và
ở bệnh nhân đang dùng thuốc chống đông máu.
Thuốc viên 6mg, thuốc giọt trong chai 5ml và 10ml, ống tiêm 50mg
Liều lượng: 4-6 viên/24h trong 3-7 ngày hoặc 20-30 giọt/ngày.
● Acid tranexamic (Transamin): Dùng thời gian ngắn để phòng và điều trị ở người bệnh
có nguy cơ cao chảy máu, giúp cầm máu tại chỗ trong và sau phẫu thuật miệng, nhổ răng.
Cơ chế: Acid tranexamic có tác dụng ức chế hệ phân hủy fibrin bằng cách ức chế hoạt
hóa plasminogen thành plasmin, do đó plasmin không được tạo ra.
Thuốc viên 500 mg, ống tiêm 250mg/5ml
Đường uống: Liều thông thường: Người lớn: liều hàng ngày 1000-1500mg, chia làm 3-4
lần
Đối với trường hợp nhổ răng trên người ưa chảy máu: 25mg/kg, 3-4 lần/ ngày
Đường tiêm tĩnh mạch: 10mg/kg, 3-4 lần/ngày.
Câu 5: Hãy kể tên các thành phần của Hệ thống máy nha khoa.
● Ghế cho bệnh nhân
● Ghế cho người điều trị 
● Hệ thống đèn chiếu sáng
● Bảng điều khiển của nha sĩ
● Bàn dụng cụ
● Mâm tay khoan có 6 vị trí dụng cụ: 2 cho tay khoan siêu tốc, 1 cho tay khoan tốc độ
chậm, 1 cho tay lấy cao răng siêu âm, 1 cho tay xịt nước/hơi.
● Hệ thống tay khoan
● Hộp máy chứa đường dẫn hơi, nước, các hệ thống điện, nước của ghế máy
● Bảng điều khiển cửa trợ thủ (vòi xịt + ống hút thường/phẫu thuật)
● Tay xịt hơi, nước
● Hệ thống vòi nước và bồn nhổ
● Hệ thống phân phối hơi và nước 
● Bàn đạp điều khiển ghế
● Có thể có đèn đọc phim X quang cỡ nhỏ hoặc cỡ lớn.
● Ngoài ra có thể kèm theo máy chụp phim nha khoa, đèn trám quang trùng hợp, máy thử
tủy răng, đầu lấy cao răng siêu âm.

Câu 6: Trình bày cấu tạo, phân loại theo chất liệu và hình dạng nơi đầu tác
dụng của mũi khoan dùng trong chữa răng.
● Phân loại
- Theo chất liệu mũi khoan 
● Mũi khoan bằng thép: thép pha vs Wolfram - Vanadium
● Mũi kim cương: dùng để mài bề mặt mô răng
● Mũi tungsten carbide
            - Theo mục đích sử dụng: 
● Sửa soạn răng: Mũi kim cương, mũi tungsten, mũi khoan tạo lỗ
● Cắt và phẫu thuật: Mũi trụ, 
● Bộ chuyên gia
● Đánh bóng:
- Theo độ mịn (từ xanh lá ⇒ vàng: Độ nhám giảm - Độ mịn tăng)
● Xanh lá cây
● Xanh dương
● Đỏ
● Vàng 
- Theo hình dạng
● Tròn: dùng để cắt, lấy mô tổn thương
● Football: mài mặt răng 
● chóp ngược: tạo đáy xoang 
● Trụ thuôn: Tạo thành xoang
● Mũi đuôi chuột: đánh bóng

● Chức năng 
● Theo hình dạng để gắn với chức năng và theo từng loại tay khoan
● Xét mũi khoan cho tay khoan nhanh trước:
▪ Tròn: dùng để cắt, lấy mô tổn thương
▪ Football: mài mặt răng 
▪ chóp ngược: tạo đáy xoang 
▪ Trụ thuôn: Tạo thành xoang
▪ Mũi đuôi chuột: đánh bóng
● Tay khoan chậm: 

Câu 7: Anh (chị)  hãy trình bày khái niệm đại cương , cách phân loại theo
kích thước hạt độn và các bước thực hiện kỹ thuật hàn răng bằng composite?

Vật liệu composite là vật liệu tổng hợp từ hai hay nhiều vật liệu khác nhau tạo nên
vật liệu mới có tính năng hơn hẳn các vật liệu ban đầu khi chúng làm việc riêng rẽ 

Hạt độn là thành phần cơ bản của composite, hạt độn được sử dụng trong thành
phần để nhằm những tính chất sau: chống mòn, tăng tính chịu lực, thẩm mĩ, chống
xước
Các hạt độn vô cơ có thể bao gồm các thành phần: Hạt SiO2,thạch anh (squartz),
hạt thủy tinh (Ba,Sr,Zr)
Cách phân loại theo kích thước hạt độn: Hạt càng nhỏ khả năng tạo sự nhẵn bóng
càng lớn:
● Loại có kích thước <0,001mm có khả năng làm siêu nhẵn
● Loại có kích thước >0,001mm không thể làm nhẵn bóng
*Các bước thực hiện hàn răng bằng composite:
1.Làm sạch và so màu răng
2.Cách ly răng bằng đam cao
3.Tạo lỗ hàn
4.Che tủy hoặc hàn lót bảo vệ tủy bằng GIC
5.Etching men và ngà với acid phosphoric 37% và rửa sạch, làm khô.
6.Bonding và chiếu đèn
7.Đắp tạo hình composite và chiếu đèn
8.Tháo đam cao su
9.Kiểm tra và điều chỉnh khớp cắn
10.Hoàn thiện và đánh bóng
Câu 8: Anh (chị) hãy trình bày định nghĩa và các bước thực hiện hản răng
bằng GIC. (Đang nhầm với các bước trong quy trình điều trị tủy chứ không
phải hàn răng phục hồi)
● Bước 1: Khám sơ bộ, chụp phim x quang nếu cần
● Bước 2: Cách ly răng bằng đam cao su
● Bước 3: Mở khoang tủy (bằng mũi khoan tròn và mũi khoan trụ hoặc endo
Z) 
● Bước 4: Làm sạch hệ thống ống tủy (Kết hợp nong rộng)
● Bước 5: Đặt thuốc để diệt tủy, diệt vi khuẩn trong hệ thống ống tủy (MTA,
CPC, Azodan,...)
● Bước 6: Hàn khoang buồng tủy bằng Ca(OH)2 nếu có tổn thương sàn tủy
● Bước 7: Hàn hệ thống ống tủy bằng Gutta Percha và chất hàn tủy
(Cortisomol, AH26, Paste Eugenol) 
● Bước 8: Hàn răng bằng GIC hoặc Composite (lưu ý lót tủy = ⅓ lỗ hàn =
Eugenol hoặc GIC) 
Định nghĩa
GIC là một loại xi măng lai giữa xi măng silicate và xi măng polycarboxylate. Để có được các
tính chất của xi măng silicate (độ trong & sự phóng thích Fluoride) và xi măng polycarboxylate
(tương hợp sinh học với tủy & liên kết hóa học với cấu trúc R)
Các bước thực hiện hàn răng bằng GIC
Bước 1: Cách ly răng (tốt nhất là đặt đam cao su)
Bước 2: Tạo lỗ hàn
Bước 3: Dùng khuôn trám, chêm gỗ cho lỗ hàn mặt bên
Bước 4: Che tủy bằng CaOH2 (khi tạo lỗ hàn nếu đáy của lỗ hàn cách trần buồng tủy
dưới hoặc bằng 0,5mm)
Bước 5: Xử lý ngà bằng acid nhẹ loãng (Gồm chất xử lý ngà hoặc dung dịch acid
polyacrylic 10%) trong vòng 20s, sau đó rửa sạch, thổi khô.
Bước 6 : Trộn bột nước theo đúng tỷ lệ trong thời gian 30s để có hỗn hợp tốt nhất.
Bước 7 : Dùng que đưa chất hàn đặt nhanh và hơi dư một chút lượng GIC, dùng cây điêu
khắc tạo hình lỗ hàn, cố gắng làm trơn nhẵn bề mặt miếng hàn bằng dụng cụ cầm tay.
Bước 8: Tháo đam cao su
Bước 9: Điều chỉnh khớp cắn và tạo hình mối hàn bằng mũi khoan kim cương mịn không
phun nước
Bước 10: Hoàn thiện mối hàn bằng đĩa đàn hồi có dầu trơn và chũm cao su
Bước 11: Bôi vecni mối hàn

Câu 9:  Anh (chị) hãy trình bày tên gọi, màu sắc, kích thước đường kính đầu
type tận cùng của hệ thống  File dùng trong điều trị tủy.
● Màu sắc: hồng - xám - tím - trắng - vàng - đỏ - xanh dương - xanh lá - đen
● Quy ước quốc tế: 0,06 - 0,08 - 0,1- 0,15 - 0,2 - 0,25 - 0.3 -0,35 -0,4
● Độ thuôn
● Ý nghĩa: Độ tăng size theo mm. Ví dụ:2% nghĩa là đường kính 0,015
ở tip thì cứ 1mm sẽ tăng 2%
Câu 10: Hãy nêu yêu cầu chung đối với vật liệu lấy dấu trong phục hình cố
định.
1. Dễ bảo quản và bền ở nhiệt độ phòng làm việc 20C-25C, giữ được ít nhất 3 năm.
2. Không độc, mùi dễ chịu, không kích thích niêm mạc miệng
3. Khi đông không tỏa nhiệt làm nóng bỏng niêm mạc
4. Dùng với ít trang bị nhất, đơn giản 
5. Thời gian làm việc (set time) đủ để bác sỹ lấy khuôn (từ 1-3 phút). Có loại thời gian
đông trung bình (regular set) và loại nhanh đông (fast set)
6. Về tính đàn hồi: một chất lấy dấu tốt đòi hỏi biến dạng đàn hồi lớn, biến dạng vĩnh viễn
nhỏ, độ kéo dãn đứt cao
7. Khả năng ghi khuôn và ổn định kích thước sau khi lấy khuôn trong 24 giờ
8. Màu dễ quan sát
9. Tương hợp với vật liệu đổ mẫu
10.  Giả cả phù hợp

Câu 11: Hãy nêu những tiêu chí của hợp kim đúc trong nha khoa.
● Có tính tương hợp sinh học, không tạo ra độc chất gây nguy hiểm hoặc gây
dị ứng đối với bệnh nhân
● Có tính chống ăn mòn và không bị thay đổi trong môi trường miệng
● Có đặc tính lý học và cơ học, như tính dẫn nhiệt , nhiệt độ nóng chảy, hệ số
giãn nở nhiệt, độ bền,... cần được đáp ứng
● Các kim loại, hợp kim và vật liệu đi kèm phải đầy đủ, không quá đắt
● Trong labo, cần dễ nấu chảy, dễ đúc, dễ hàn, dễ đánh bóng, ít co, không
phản ứng với vật liệu làm khuôn đúc

Câu 12: Hãy nêu tên 4 loại và thành phần chất xúc tác nếu có trong vật liệu
lấy dấu cao su.
4 loại vật liệu lấy dấu cao su là :
1. Cao su polysulfure: Chất căn bản là polysulfre, oxit kẽm, canxi sulfate; chất phản ứng là
peroxid chì, lưu huỳnh và dầu thầu dầu
2. Cao su polysiloxane: Chất căn bản là polydimethyl siloxane, orthoralkyl silicate, chất
độn vô cơ; chất phản ứng là octoate thiếc và dầu
3. Cao su polyvinyle: Chất căn bản là vinyl polyxiloxane và hydrogen siloxane; chất phản
ứng là platine- hữu cơ
4. Cao su polyether: Chất căn bản là tetramethyl glycol có các nhóm ethylene amine ở tận
cùng; chất phản ứng là ester của acid sulfonique với chất độn

Câu 13: Trình bày các ưu điểm và nhược điểm của vật liệu sứ trong phục hình
cố định.
● Ưu điểm
- Tính thẩm mỹ cao
- Đáp ứng được chức năng ăn nhai sinh lý
- Tiện lợi (không phải tháo lắp)
- Khả năng chịu lực tốt 
● Nhược điểm
- Tốn công sức và thời gian đắp nhiều lần (do sứ co lại khi nung)

1. Ưu điểm:
● Dung nạp với các mô mềm
● Là chất cách nhiệt tốt
● Bền vững trong môi trường miệng
● Không biến dạng dưới sức nén khi nhai
● Dễ rửa sạch
● Không bị đổi màu, có màu giống răng thật
1. Nhược điểm:
● Bị co khi nung 
● Nghe tiếng vang khi nhai

Câu 14: Hãy sơ lược quy trình phục hình cố định của 1 răng sứ cho bệnh
nhân.

Câu 15: Trình bày cấu tạo chung và cách phân loại cơ bản của các dụng cụ
cầm tay trong điều trị bệnh lý nha chu.

Câu 16: Trình bày khái niệm và phân loại các dụng cụ điều trị nha chu
(không kể dụng cụ khám).

Câu 17: Trình bày đặc điểm về thiết kế của bộ cây nạo Gracey và một số thiết
kế cải tiến từ bộ cây nạo Gracey hiện nay. Kể tên các cây nạo trong bộ cây nạo
Gracey bản đầy đủ và nêu vị trí làm việc của chúng.

Câu 18: Định nghĩa mắc cài.

● Mắc cài là một dụng cụ được sử dụng trong chỉnh nha, được hàn vào khâu hoặc
gắn trực tiếp lên răng, giúp cho việc di chuyển răng.
● Rãnh mắc cài hiện đại có hình chữ nhật để giữ dây cung hình vuông hoặc hình chữ
nhật. Tạo ra độ xoay cho phép răng di chuyển

Câu 19: Vẽ và mô tả cấu tạo mắc cài.


\
Cấu tạo mắc cài gồm 6 phần:
● Móc: là phần nhô cao lên của mắc cài, để có thể móc chun kéo, móc thường chỉ có
ở mắc cài răng nanh và răng hàm, không có ở mắc cài răng cửa.
● Điểm đánh dấu: giúp cho việc định hướng khi gắn mắc cài. Điểm đánh dấu mắc
cài luôn nằm về phía xa và về phía lợi của răng được gắn
● Khe mắc cài: để cho dây cung vào, khe mắc cài có 2 kích thước: 0.018x0.025 inch
và 0.022x0.028 inch
● Đường định vị: để giúp định vị mắc cài theo trục của răng khi gắn
● Cánh mắc cài: để giúp cho việc buộc giữ dây cung vào mắc cài
● Đế mắc cài: để các thành phần phía trên gắn vào, mặt đế quay về phía răng được
làm nhám giúp cho bám giữ vào răng được tốt
Câu 20: Định nghĩa khâu.

● Khâu là 1 dụng cụ bằng đai kim loại ôm lấy thân răng để giúp di chuyển răng
● Có hình dáng đường chu vi tương tự như thân răng cần đặt
● Nhằm đảm bảo sự bám dính vào thân răng giống như là mắc cài hay ống cài
● Hiện nay thường được dùng để đặt vào răng hàm
● Trước đây khâu làm lấy: bằng thép hoặc vàng và làm theo từng răng
● Ngày nay khâu làm sẵn: có nhiều kích thước với đầy đủ các bộ phận

Câu 21: Tác dụng của dây cung.


● Sợi dây cung bị biến dạng sẽ tạo ra lực nếu nó vẫn nằm trong giới hạn đàn hồi
● Lực của dây cung tác dụng lên răng thông qua mắc cài
● Lực tác động lên hệ dây chằng quanh răng làm răng di chuyển
● Bằng cách sử dụng hệ thống lực có khả năng tạo ra quá trình làm mới xương và di
chuyển răng với phương tiện là dây cung chỉnh nha
● Các sợi dây này có khả năng bị biến dạng nhưng không bị biến dạng vĩnh viễn
bằng khả năng quay trở lại hình dáng ban đầu bằng đặc tính đàn hồi của sợi dây
cung
● Tạo ra một lực đủ mạnh để làm di chuyển răng nhưng vẫn tôn trọng tính toàn vẹn
của răng và tổ chức nâng đỡ của chúng bằng lý thuyết về lực nhẹ.

You might also like