You are on page 1of 43

CÁC TƯ THẾ KHI THAO TÁC

VỚI DỤNG CỤ BẰNG TAY


Ths. Bs. PHƯƠNG THẢO
Mặt ngoài vùng lục phân I
● Vị trí Bs: 9h
● Chiếu sáng: trực tiếp
● Tầm nhìn: trực tiếp (gián
tiếp nếu mặt xa răng sau)
● Banh môi: gương hoặc ngón
trỏ tay trái
● Điểm tựa: ngoài mặt, lòng
bàn tay ngữa, ngón IV và
ngón V ở mặt bên xương
hàm dưới
Mặt trong vùng lục phân I

● Vị trí Bs: 9h
● Chiếu sáng: trực tiếp hoặc gián
tiếp
● Tầm nhìn: trực tiếp hoặc gián tiếp
● Banh môi: không
● Điểm tựa: ngoài mặt, lòng bàn tay
ngữa, phần bên ngón III và ngón
IV ở mặt bên xương hàm dưới
Mặt ngoài vùng lục phân II-hướng xa bác sĩ

● Vị trí Bs: 12h


● Chiếu sáng: trực tiếp
● Tầm nhìn: trực tiếp
● Banh môi: ngón trỏ tay trái
● Điểm tựa: trong miệng, lòng
bàn tay ngữa, ngón IV tựa lên
rìa cắn của răng bên
Mặt ngoài vùng lục phân II-hướng gần bác sĩ

● Vị trí Bs: 8h
● Chiếu sáng: trực tiếp
● Tầm nhìn: trực tiếp
● Banh môi: ngón trỏ tay trái
● Điểm tựa: trong miệng, lòng
bàn tay ngữa, ngón IV tựa lên
rìa cắn của răng bên

30/10/08
Mặt trong vùng lục phân II-hướng xa bác sĩ

● Vị trí Bs: 12h


● Chiếu sáng: gián tiếp
● Tầm nhìn: gián tiếp
● Banh môi: không
● Điểm tựa: trong miệng, lòng bàn tay
ngữa, ngón IV tựa lên rìa cắn của
răng bên

(hướng gần Bs ngồi ở tư thế 8h)

30/10/08
Mặt ngoài vùng lục phân III

● Vị trí Bs: 9h
● Chiếu sáng: trực tiếp hoặc
gián tiếp
● Tầm nhìn: trực tiếp hoặc
gián tiếp
● Banh môi: gương
● Điểm tựa: trong miệng, lòng
bàn tay ngữa, ngón IV tựa
rìa cắn hoặc mặt nhai răng
bên cạnh
Mặt trong vùng lục phân III

● Vị trí Bs: 9h
● Chiếu sáng: trực tiếp
● Tầm nhìn: trực tiếp
● Banh môi: ko
● Điểm tựa: trong miệng, lòng
bàn tay ngữa, ngón IV ở mặt
nhai răng bên cạnh
Mặt ngoài vùng lục phân IV

● Vị trí Bs: 9h
● Chiếu sáng: trực tiếp
● Tầm nhìn: trực tiếp hoặc gián tiếp
● Banh môi: gương hoặc ngón trỏ tay
trái
● Điểm tựa: trong miệng, lòng bàn tay
úp, ngón IV ở rìa cắn hoặc mặt nhai
răng bên cạnh
Mặt trong vùng lục phần IV

● Vị trí Bs: 9h
● Chiếu sáng: trực tiếp hoặc gián
tiếp
● Tầm nhìn: trực tiếp
● Banh lưỡi: gương
● Điểm tựa: trong miệng, lòng
bàn tay úp, ngón IV ở rìa cắn
hoặc mặt nhai răng bên cạnh
Mặt ngoài vùng lục phân V – hướng gần Bs

● Vị trí Bs: 8h
● Chiếu sáng: trực tiếp
● Tầm nhìn: trực tiếp
● Banh môi: ngón trỏ tay trái
● Điểm tựa: trong miệng, lòng
bàn tay úp, ngón IV ở rìa
cắn hoặc mặt nhai răng bên
cạnh
Mặt ngoài vùng lục phân V-hướng xa Bs
● Vị trí Bs: 12h
● Chiếu sáng: trực tiếp
● Tầm nhìn: trực tiếp
● Banh môi: ngón trỏ hoặc ngón giữa
tay trái
● Điểm tựa: trong miệng, lòng bàn
tay úp, ngón IV ở rìa cắn hoặc mặt
nhai răng bên cạnh
Mặt trong vùng lục phân V – mặt hướng xa Bs
● Vị trí Bs: 12h
● Chiếu sáng: trực tiếp hoặc
gián tiếp
● Tầm nhìn: trực tiếp hoặc gián
tiếp
● Banh lưỡi: gương
● Điểm tựa: trong miệng, lòng
bàn tay úp, ngón IV ở rìa cắn
hoặc mặt nhai răng bên cạnh
Mặt trong vùng lục phân V-mặt hướng gần Bs

● Vị trí Bs: 8h
● Chiếu sáng: trực tiếp hoặc gián tiếp
● Tầm nhìn: trực tiếp hoặc gián tiếp
● Banh lưỡi: gương
● Điểm tựa: trong miệng, lòng bàn tay
úp, ngón IV ở rìa cắn hoặc mặt nhai
răng bên cạnh
Mặt ngoài vùng lục phân VI
● Vị trí Bs: 9h
● Chiếu sáng: trực tiếp
● Tầm nhìn: trực tiếp
● Banh môi: gương hoặc ngón trỏ
tay trái
● Điểm tựa: trong miệng, lòng bàn
tay úp, ngón IV ở rìa cắn hoặc
mặt nhai răng bên cạnh
Mặt trong vùng lục phân VI

● Vị trí Bs: 9h
● Chiếu sáng: trực tiếp hoặc gián
tiếp
● Tầm nhìn: trực tiếp hoặc gián
tiếp
● Banh lưỡi: gương
● Điểm tựa: trong miệng, lòng bàn
tay úp, ngón IV ở rìa cắn hoặc
mặt nhai răng bên cạnh hoặc
răng gần đó
NHỮNG THAY ĐỔI QUAN ĐIỂM TRONG
ĐIỀU TRỊ NHA CHU
QUAN ĐIỂM CŨ (SRP – Cạo cao và QUAN ĐIỂM MỚI (RSD – Xử lý mảng bám)
xử lý bề mặt chân răng )
Cao răng được coi là yếu tố bệnh căn Bệnh nha chu là kết quả của sự tương tác phức tạp giữa mag vi khuẩn và phản ứng
của bệnh nha chu và do đó, cần phải cố viêm miễn dịch của vật chủ. Cao răng không gây bệnh (mặc dù nó có tính lưu giữ
gắng hết sức để loại bỏ nó. mảng bám).

Và: Và:
Nghiên cứu dường như cho thấy rằng Nội độc tố chỉ gắn kết lỏng lẻo với cement răng; do đó không cần cố gắng loại bỏ
nội độc tố đã thâm nhập vào xi măng cement răng. Hơn nữa, việc loại bỏ cement răng gây tổn hại đến bề mặt chân răng và
răng, do đó, các lớp xi măng bề mặt dẫn đến các vấn đề về đau và nhạy cảm (đặc biệt nếu thực hiện lặp đi lặp lại trong
cũng nên được loại bỏ. nhiều năm).

Kết quả: Kết quả:


Nhấn mạnh vào việc sử dụng các dụng Dụng cụ siêu âm được chỉ định để xử lý bề mặt chân răng, nghĩa là phá vỡ và loại bỏ
cụ sắc bén để cố gắng loại bỏ cao răng, màng sinh học đồng thời loại bỏ cao răng, nhưng không loại bỏ cement răng có chủ ý.
cement và làm láng bề mặt chân răng.
Đây là một hình thức điều trị nhẹ nhàng hơn, ít phá hủy hơn, đạt được kết quả lâm
sàng tương tự, nhưng không gây tổn thương mô. Nó cũng hiệu quả hơn về mặt thời
gian và thích hợp để sử dụng hàng năm cho bệnh nhân điều trị nha chu điển hình.
Mục tiêu điều trị nha chu – xử lý mảng bám (periodontal
debridement)

 Sự phá vỡ và loại bỏ màng sinh học dưới nướu


 Loại bỏ các yếu tố lưu giữ mảng bám như cao răng
 Bảo tồn cấu trúc răng
 Tạo ra bề mặt chân răng có khả năng tương hợp/ chấp nhận sinh học
 Giải quyết tình trạng viêm nhiễm
Sự phá vỡ và loại bỏ màng sinh học dưới nướu

Màng sinh học dưới nướu làm khởi phát và duy trì phản ứng viêm mạn tính
trong mô nha chu. Chính phản ứng của vật chủ chống lại vi khuẩn là nguyên
nhân gây ra phần lớn sự phá hủy mô nha chu.

Điều trị nên hướng tới phá vỡ và loại bỏ càng nhiều màng sinh học càng tốt
(đồng thời chấp nhận rằng không thể loại bỏ hết vi khuẩn).
Loại bỏ các yếu tố lưu giữ mảng bám như cao răng
Cao răng không gây bệnh nha chu. Tuy nhiên, nó ảnh hưởng thẩm mỹ và dễ
lưu giữ mảng bám, do đó cần được loại bỏ.

Không thể loại bỏ tất cả cao răng và việc loại bỏ hoàn toàn không nên là mục
đích điều trị.
 
Bảo tồn cấu trúc răng
Việc loại bỏ cấu trúc răng quá mức có thể dẫn đến nhạy cảm, và các lỗ
hổng trên bề mặt chân răng tạo ra do sử dụng dụng cụ nha chu có thể gây
lưu giữ mảng bám.

Do đó, kỹ thuật lấy cao hiện đại cần giảm việc gây tổn thương bề mặt
chân răng và bảo tồn cấu trúc răng. Điều này đặc biệt quan trọng vì chúng
tôi biết rằng chăm sóc sức khỏe nha chu là công việc suốt đời và bệnh
nhân bị viêm nha chu có thể trải qua nhiều đợt điều trị trong suốt cuộc
đời.
Tạo ra bề mặt chân răng có khả năng tương hợp/ chấp nhận
sinh học
Điều này khá khó định nghĩa, nhưng về cơ bản có nghĩa là sau khi xử lí, bề mặt
chân răng không được cản trở quá trình giải quyết viêm nhiễm. Ví dụ, nó phải
nhẵn và không được lưu giữ mảng bám (chẳng hạn như các mảng cao răng).

Chúng ta không cần phải tập trung vào việc cố gắng loại bỏ nội độc tố (như
hiện nay chúng ta biết rằng nó được loại bỏ khỏi bề mặt chân răng rất dễ dàng) vì
nó là sản phẩm phụ và được loại bỏ hầu hết thông qua các kỹ thuật hiện đại, góp
phần thêm vào khái niệm tạo ra bề mặt chân răng chấp nhận sinh học (biologically
acceptable root surface).
Giải quyết tình trạng viêm nhiễm

Mục đích tổng quát của việc điều trị nha chu (periodontal
debridement) là giải quyết tình trạng viêm nhiễm, và điều đó đạt
được nhờ các mục tiêu nêu trên, cùng với việc kiểm soát mảng bám
tối ưu của bệnh nhân.
NHỮNG CÂU HỎI HỮU ÍCH ĐỂ HỎI MỘT
BỆNH NHÂN MỚI VỀ TÌNH TRẠNG NHA
CHU
Bạn đến gặp bác sĩ về tình trạng nướu của mình: bạn
đã gặp phải những vấn đề gì?
 
Bệnh nhân có thể mô tả nhiều vấn đề khác nhau: khó nhai một số loại
thức ăn, thay đổi giọng nói, khó đeo hàm giả, chảy máu nướu, lo lắng về
răng lung lay, thẩm mỹ bị ảnh hưởng.

Ngoài ra, họ có thể không có bất kỳ triệu chứng hoặc mối quan tâm
cụ thể nào, ngoài việc biết rằng họ có vấn đề về nướu răng.
 
 
Bạn có phát hiện chảy máu từ nướu răng, chẳng hạn như
khi đánh răng, khi thức dậy hoặc khi ăn không?

Bạn có để ý xem có răng nào của bạn bị lung lay không?


 
Bạn đã từng bị đau hay ê buốt răng nào chưa?

 
 
Bạn đã từng điều trị các vấn đề về nướu răng trước
đây chưa?
 
Nếu bệnh nhân đã điều trị, hãy hỏi thêm: điều trị khi nào, bao
nhiêu lần hẹn, thời gian điều trị kéo dài bao lâu?
Bạn có hút thuốc không?
Nếu câu trả lời là có, hãy đặt câu hỏi thêm: họ đã hút bao nhiêu
năm, và bao nhiêu điếu mỗi ngày? Nếu bệnh nhân là người đã từng
hút thuốc, hãy hỏi họ đã hút bao nhiêu năm, bao nhiêu điếu mỗi
ngày, và họ đã bỏ thuốc khi nào?
 
Bạn đã từng cảm giác ăn không ngon hay bị hôi
miệng chưa?

Bạn có nhận thấy nướu bị sưng không?


Bạn dùng dụng cụ gì để làm sạch/ chải răng?
 
Tìm hiểu xem bệnh nhân có sử dụng bàn chải bằng tay hay bàn
chải điện, hoặc bất kỳ dụng cụ vệ sinh nào khác như chỉ nha khoa
hoặc bàn chải kẽ.

Họ sử dụng chúng thường xuyên như thế nào, chẳng hạn, hàng
ngày? Họ dành bao lâu cho các việc vệ sinh răng miệng?
 
 
Bạn hiểu gì về nguyên nhân gây ra các vấn đề về nướu của
bạn ?

Đây là một câu hỏi thực sự hữu ích, vì nó sẽ cung cấp thông tin về
kiến ​thức của bệnh nhân, về nguyên nhân các vấn đề nha chu và sẽ
giúp bạn định hình các cuộc thảo luận về bệnh nha chu và cách điều
trị có ý nghĩa đối với bệnh nhân.
Bạn mong muốn gì sau khi điều trị?
 
Điều này sẽ liên hệ với các than phiền chính của họ. Ví dụ, cải thiện thẩm
mỹ có thể là kết quả mong muốn, hoặc loại bỏ hôi miệng, hoặc giảm chảy máu.
Điều quan trọng là xem xét kỳ vọng của bệnh nhân và phải trung thực về
những gì có thể đạt được trên thực tế nhờ liệu pháp nha chu.
 
Nếu điều trị nha chu không phẫu thuật là giai đoạn đầu tiên của một kế
hoạch điều trị phức tạp, có thể liên quan đến, ví dụ, phục hình hoặc chỉnh hình
răng, hoặc phẫu thuật nha chu, điều quan trọng là bệnh nhân phải biết rằng
việc thực hiện các thủ thuật phức tạp đó phụ thuộc nhiều vào kết quả của liệu
pháp nha chu ban đầu, đáp ứng với điều trị và khả năng duy trì tiêu chuẩn
kiểm soát mảng bám cao của họ.
KHAI THÁC TIỀN SỬ CỦA BỆNH NHÂN
Tình trạng hút thuốc
Cần thiết phải ghi nhận đầy đủ về tiền sử hút thuốc của bệnh
nhân. Bao gồm hút bao nhiêu điếu thuốc mỗi ngày và số năm hút
thuốc.
Trong trường hợp bệnh nhân là người từng hút thuốc, ghi nhận
bệnh nhân đã từng hút bao nhiêu điếu thuốc mỗi ngày, đã hút trong
bao nhiêu năm, và thời điểm bỏ thuốc.

Tất cả những người đang hút thuốc cần được dặn dò về tác hại
của thuốc lá đối với sức khỏe nha chu, và cần được khuyến khích để
bỏ hút thuốc.
Đái tháo đường
Đái tháo đường, nếu không được kiểm soát tốt, sẽ làm
tăng nguy cơ mắc bệnh nha chu. Hỏi bệnh nhân về mức
độ kiểm soát glycaemic, và chỉ số HbA1c đo được gần
đây nhất.
Tình trạng sức khỏe

Các bệnh lý như tim mạch, rối loạn huyết học, vết thương
chảy máu, ung thư, bệnh lý gan, rối loạn nội tiết, vấn đề thần
kinh, và bệnh truyền nhiễm có thể ảnh hưởng đến hướng điều
trị dành cho bệnh nhân.

Việc liên lạc với bác sĩ chuyên khoa của bệnh nhân đôi khi
rất cần thiết để thu nhận thêm thông tin, giúp cho bác sĩ RHM
lập kế hoạch điều trị
Thuốc
Một số thuốc làm triển dưỡng nướu, ví dụ như chẹn kênh calci
(nifedipine), phenytoin và cyclosporin.

Trị liệu Bisphosphonate (đặc biệt qua tĩnh mạch) tăng nguy cơ
hoại tử xương hàm.

Thuốc chống đông kéo dài thời gian chảy máu, và sẽ ảnh
hưởng đến quyết định điều trị nha chu.

Corticosteroids (đặc biệt với liều cao) sẽ ảnh hưởng đến phản
ứng miễn dịch và quá trình viêm.
Dị ứng

Cần hỏi các câu liên quan về thuốc, các sản phẩm nha khoa
(ví dụ, chlorhexidine, eugenol, và cao su latex) và dị ứng môi
trường như phấn hoa.
 Tiền sử gia đình về bệnh nha chu
Vấn đề này liên quan đặc biệt với bệnh nhân trẻ có nghi ngờ
mắc viêm nha chu tấn công, với dấu chứng là viêm nha chu tiến
triển (liên hệ với tuổi) trên nền bệnh nhân có sức khỏe toàn thân
tốt, và có người nhà có tiền sử mắc bệnh nha chu.
Bệnh u xơ nướu di truyền
THE END

You might also like