You are on page 1of 20

SO SÁNH ƯU , NHƯỢC ĐIỂM VÀ CHỈ ĐỊNH CỦA CENTION-N, GIC, COMPOSTIE.

SO SÁNH ƯU , NHƯỢC ĐIỂM VÀ CHỈ ĐỊNH CỦA CENTION-N, GIC, COMPOSTIE.


CENTION-N GIC COMPOSITE

CHỈ ĐỊNH - Trám xoang loại I, II, III xoang vỡ lớn - Trám bít hố rãnh - Trám bít hố rãnh
- Trám xoang loại V - Kỹ thuật trám răng không sang chấn. - Răng sâu chịu lực nhai lớn
- Gắn cầu chụp. - Xoang loại I,II,III, IV, V
- Kỹ thuật trám sandwich : trám lót GIC làm nền - Tái tạo cùi, inlay, onlay,…
cho composite ( kiểm soát và phòng ngừa hiện - Trám thẩm mỹ cho các răng trước
tượng quá nhạy cảm). ( đóng kẻ hở răng trước)
- Sâu răng tiến triển hoặc những bệnh nhân có nguy - Nẹp răng ( chỉnh nha)
cơ cao. - Phục hình tạm, chuyển tiếp
- Trám tạm, trám các xoang sâu nhỏ - Tăng cường thẩm mỹ: veneer
- Trám tạm trong điều trị nội nha.

ƯU ĐIỂM - Độ bền cao >100Mpa - Dính - Thẩm mỹ, cản quang


- Thẩm mỹ ( độ trong mờ 11%) - Tính tương hợp sinh học tốt, tính kháng khuẩn. - Dính
- Giải phóng Fluor và ion Canxi - Thẩm mỹ - Đặc tính mòn có thể chấp nhận được.
- Trám những xoang nhỏ, nong không tạo - Giải phóng Fluor. - Loại bỏ được thủy ngân và lực tĩnh điện
được độ lưu cơ học ( dùng kết hợp với - Ít dẫn nhiệt.
etching và keo dán nhưng quy trình tram
composite)
-  thời gian làm việc nhanh hơn thì có thể
chiếu đèn

NHƯỢC - Thời gian đông cứng dài - Thời gian đông cứng nhanh - Gây nhạy cảm
ĐIỂM - Lực lưu kém (do lưu cơ học) - Giòn, dễ vỡ - Đòi hỏi cô lập nước bọt tốt
- Thẩm mỹ kém hơn Comp - Xu hướng xói mòn và mòn - Sâu răng thứ phát (do sự co trùng hợp)
- Không cản quang - Giá thành cao hơn, thời gian lam việc kéo dài
- Thẩm mỹ kém hơn comp.
Độ bền nén: GIC< CENTION-N< COMPOSITE Độ bền uốn: GIC< CENTION-N < COMPOSITE
Độ bền nén :
Tính thẩm mỹ:
Độ trong mờ
Khả năng đổi màu sau phục hồi giữa
Cention-N và Gic:
GLASS IONOMER
 CHỈ ĐỊNH :
GLASS IONOMER
 ĐẶC ĐIỂM CỦA GIC:
• Đặc điểm vật lý:
- Không dẫn điện, dẫn nhiệt kém.
- Thời gian đông cứng vừa nhanh, đòi hỏi thao tác nhanh trong quá trình trám
- Sự hòa tan dần với nước bọt do trộn bột chưa đúng kỹ thuật, sự mòn theo thời gian, sự gãy vỡ
→ trộn vật liệu theoe hdsd của nsx; bôi verni sau trám; mài chỉnh khớp cắn; mài nhẵn và đánh bóng
tốt
- Sự chịu mài mòn kém nên không trám ở vị trí chịu lực
- Hệ số giãn nở nhiệt giống như răng giúp cải thiện khả năng duy trì chất trám, duy trì tính toàn vẹn.
• Đặc điểm hóa học: sự bám dính hóa học.
• Đặc điểm sinh học:
- Thời điểm đầu, pH acid → bệnh nhân nhạy cảm sau khi trám ( ê buốt, sau 7-8h sẽ ổn định)
- Là acid yếu, ít kích thích tủy.
- Một số trường hợp gây thoái hóa tủy → chỉ trám khi lớp ngà trên tủy >0.5mm.
- Phóng thích fluor: giải phóng fluor dưới dạng ion, phòng sâu răng và kháng khuẩn.
→ tang khả năng tái khoáng hóa cho mô cứng, chống sâu răng tái phát.
• Đặc điểm thẩm mỹ:
- Không đạt độ thẩm mỹ như composite nên ít dung ở răng cửa.
- Hiện nay, loại GIC quang trùng hợp có tính thẩm mỹ cao hơn.
GLASS IONOMER
GLASS IONOMER
 Các loại G.I.C trám răng:
• Loại trám thẩm mỹ, chịu lực:
- Fuji IX của hãng GC (hộp màu xám) dùng cho kỹ thuật trám răng không sang chấn (ART).
- Fuji IX GP của hãng GC được cải tiến để chịu lực, có thể trám cho các răng cối vĩnh viễn và tái tạo cùi răng
trừ trám xoang II kép. Hiện nay có thêm Fuji IX GP FAST và Fuji IX GP EXTRA thời gian làm việc và hoàn tất
ngắn hơn Fuji IX GP.
- Vitremer tri-cure của hãng 3M trám cho các loại xoang và tái tạo cùi răng, trừ xoang II răng vĩnh viễn.
- ChemFlex của hãng Densply là loại có phối hợp với resine, độ chịu lực cao. Sử dụng trám lót, trám vĩnh viễn
và tái tạo cùi răng
• Loại trám cổ răng, răng trước:
- Fuji II LC quang trùng hợp, có phối hợp resine dùng cho xoang V và sâu chân răng, có thể trám các răng cối
vĩnh viễn trừ xoang II kép và tái tạo cùi răng, sắc trong và có nhiều màu. Có 2 hình thức: 1 lọ bột + 1 lọ chất
lỏng để trộn và loại trong con nhộng để bơm vào xoang.
- Fuji Filling LC
- Fuji VIII dùng trám xoang III và xoang V trong kỹ thuật ART.
GLASS IONOMER
 Các loại G.I.C trám răng:
• Loại trám lót (lót nền):
- Fuji Bond LC, quang trùng hợp, dùng để: Lót nền cho miếng trám composite, amalgam; Chống nhạy cảm, ê
buốt; Sử dụng như chất bonding đối với miếng trám composite.
- Fuji LiningTM LC Paste Pak, quang trùng hợp, hình thức gồm một hộp có 2 tupe bột nhão để trộn với nhau,
loại này cần phải có dụng cụ bơm đặc biệt riêng (Paste Pak Dispensing)
- Vitrebond của hãng 3M, quang trùng hợp.
• Loại tái tạo cùi:
GIC thường dùng để tái tạo cùi cho những răng sống, nếu răng chết tủy và mất các thành bên thì sử dụng
composite để tái tạo cùi tốt hơn, tuy nhiên nếu còn ít nhất 2 thành, sau khi đặt chốt tủy, có thể dùng GIC IX để
tái tạo cùi.
• Loại trám dự phòng:
- Fuji III
- Fuji VII, còn dùng để trám lót và trám bề mặt chân răng.
• Chất phủ bề mặt miếng trám:
- G – COAT PLUS dùng để phủ lên bề mặt miếng trám GIC hoặc Composite để gia tăng độ cứng chắc và thẩm
mỹ.
GLASS IONOMER
Những điều cần lưu ý khi trám glass ionomer:
1. Bước chuẩn bị dụng cụ và vật liệu:
- Trộn không đúng tỉ lệ bột/nước, nếu quá nhiều nước dẫn đến hỗn hợp quá acid sẽ tạo liên kết yếu, trộn quá nhiều bột thì sẽ không có
acid polyacrylic tự do làm hạn chế việc phóng thích ion từ răng tạo liên kết yếu
- Trộn bột còn non làm hòa tan GIC cần trộn vật liệu theo đúng hướng dẫn của nhà sản xuất
- Chọn băng, khuôn trám quá dày tạo điểm tiếp xúc không tốt nên chọn khuôn trám băng trám vừa phải, thử thao tác trước khi trám
2. Bước trám:
- Dùng Dentin Conditioner để chuẩn bị xoang trám, nếu xử lý ngà không đúng làm cho bề mặt răng còn lại lớp ngà bệnh, nước bọt, máu,
hoặc những chất bẩn khác...gây nên sự hiện diện của vi kẻ do không hình thành được liên kết ion giữa GIC và răng.
- Tạo khoảng trống do giữa những lần đặt chất trám  tạo bọng khí làm giảm khả năng chịu lực của GIC có thể gây ra rạn hoặc vỡ mối
trám  cần cẩn thận trong kỹ thuật đưa chất trám
- GIC dính bị kéo khỏi băng trám/ khuôn trám trong khi đặt chất trám ; sử dụng băng trám, khuôn trám không đúng, di chuyển trong khi
trám -> điểm tiếp xúc không tốt. Cần kiểm tra kỹ vật liệu đã đông cứng trước khi gỡ khuôn.
- Cô lập không tốt  sự lưu giữ miếng trám kém
- Tránh đưa nguyên khối GIC vào xoang vì có thể đẩy acid vào trong mô tủy làm tăng áp lực nước giữa lúc trám, vì vậy nên đưa từng
phần vật liệu và áp sát vào thành xoang nhằm giảm áp lực, đồng thời tránh bọt khí và bọng dưới đáy xoang, giúp tạo liên kết với răng
tối đa.
- Không nên thổi khô xoang quá vì phản ứng GIC cần nước để cân bằng, thiếu nước liên kết với răng sẽ yếu đi.
GLASS IONOMER

 Những điều cần lưu ý khi trám glass ionomer:


3. Bước hoàn tất:
- Trám quá cao, tiếp xúc sớm với răng đối diện  sự lưu giữ kém, rạn vỡ miếng trám  cần điều
chỉnh độ cắn khít đúng, dùng giấy kiểm tra khớp cắn, mài chỉnh và đánh bóng tốt.
- Bôi verni sau trám giúp giảm sự hòa tan của miếng trám, tránh cho bề mặt chất trám bị ngấm
nước, làm ổn định phản ứng định dạng GIC
4. Thận trọng khi sử dụng:
- Trường hợp tiếp xúc với da hoặc niêm mạc miệng, lấy ra ngay bằng gòn nhúng cồn và rửa sạch
bằng nước.
- Trường hợp tiếp xúc với mắt, rửa ngay với nước sạch và đến bác sĩ.
- Không được trộn bột hoặc dung dịch với các loại Glass Ionomer khác.
CENTION-N

Đặc điểm của Cention-N:


•  vật liệu hóa trùng hợp, có thể áp dụng kết hợp chiếu đèn bề mặt để tăng tốc độ trùng hợp
• Độ bền cao (>100 MPa): Tăng cường độ bền uốn thay thế Glass Ionomer Cement”GIC”. Cấu trúc
polymer liên kết ngang giúp tăng cường độ bên uốn và hoá trùng hợp nhanh
• Dễ sử dụng: Sản phẩm sử dụng mà KHÔNG cần dùng kèm với primer, verni hay đèn chiếu quang
trùng hợp. Chỉ cần 4 bước: Đong – Trộn – Trám – Hoàn tất.
• Tính thẩm mỹ cao: Tính thẩm mỹ cao hơn hẳn so với miếng trám Amalgam và GIC: Vật liệu trám
Cention N đạt độ trong mờ 11% nên có thể hoà với màu tự nhiên của răng.
• Màu sắc thẩm mỹ như miếng trám Composite với màu trong mờ tự nhiên hòa với men răng.
• Ngăn ngừa sâu răng: Vật liệu khi trùng hợp phóng thích lượng lớn Flour và Ion calcium giúp tái
tạo lớp khoáng cho men răng và ngăn ngừa sâu răng thứ phát
• Tính ứng dụng cao: Có thể trám những xoang nhỏ, nong không tạo được độ lưu cơ học bằng cách
kết hợp với etching và keo dán như quy trình trám bằng composite.
CENTION-N
CENTION-N
COMPOSTIE.
 CHỈ ĐỊNH:
- Trám bít hố rãnh
- Răng sâu chịu lực nhai lớn
- Xoang loại I,II,III, IV, V
- Tái tạo cùi, inlay, onlay,…
- Trám thẩm mỹ cho các răng trước
( đóng kẻ hở răng trước)
- Nẹp răng ( chỉnh nha)
- Phục hình tạm, chuyển tiếp
- Tăng cường thẩm mỹ: veneer
 CHỐNG CHỈ ĐỊNH:
- Không thể cô lập được.
- Khớp cắn mòn, gãy
- Phục hồi mở rộng trên mặt chân răng
- Kỹ năng của bác sĩ.
COMPOSTIE.
 ĐẶC ĐIỂM CỦA COMPOSITE:
• Phân loại:
- Theo kích thước hạt độn (độ lớn, tính chất,…): lớn, vi thể, lai.
- Theo cách trùng hợp: quang, hóa, lưỡng trùng hợp.
- Theo độ đặc: lỏng, dẻo, đặc.
• Đặc điểm vật lý:
- Màu ổn định
- Dễ thao tác; dẻo, không biến dạng khi nén chặt
- Chịu lực nén cao
- Ít giản nở
- Chống gãy vỡ tốt
- Cản quang: hầu hết cao hơn độ cản quang của ngà nhưng thấu quang hơn so với men.
- Dẫn truyền nhiệt: thấp hơn độ dẫn truyền của kim loại, tương đương với men, ngà → chất cách nhiệt tốt cho tủy.
- Hấp thu nước:
+ làm thay đổi màu sắc miếng trám → giảm chất lượng miếng trám.
+ khắc phục: cô lập nước bọt tốt ( đặt đê cao su,…)
• Tính thẩm mỹ: khá giống màu răng thật.
• Kết dính với mô cứng nhờ sự vi lưu cơ học.
COMPOSTIE.
• Sự co trùng hợp:
- Khi trùng hợp, các phân tử tiến lại gần nhau, làm toàn bộ miếng trám co lại và hở rìa. Sự trùng hợp này còn
tiếp diễn sau khi trám rất lau dẫn đến sâu răng thứ phát.
- Khắc phục:
+ chọn loại composite thích hợp
+ etching men, ngà, sử dụng chất dán
+ đặt và trùng hợp composite theo từng lớp
+ chiếu đèn trùng hợp từ nhiều phía
+ Inlay( composite), dán bằng cement composite có độ nhớt thấp
• Sự mài mòn: phụ thuộc vào kích thước, tỷ lệ thể tích, cách sắp xếp hạt độn.
- Lớp composite trên cùng có độ chống mài mòn rất thấp ( oxy ức chế sự trùng hợp)
- Khắc phục:
+ điều chỉnh khớp cắn, mài và đánh bóng vừa đủ
+ thời gian trùng hợp vừa đủ
+ mài bớt lớp composite ở trên cùng.
COMPOSTIE.
•Đặc điểm sinh học:
-Composite có độc tính trước và ngay sau khi được trùng hợp: phụ thuộc vào mức độ trùng hợp.
-Ảnh hưởng lên chuyển hóa tế bào:
+ phản ứng độc đối với tế bào.
+ phản ứng dị ứng
+ biến đổi genome (mutagenicity)
→ viêm tủy, viêm da tiếp xúc...
-Tác dụng kháng khuẩn: có thể làm phát triển Streptococcus mutans, S.sorrinus, Lactobacillus acidophilus.
-Phản ứng tủy:
+ tác dụng gây độc trực tiếp của chất trám.
+ tác dụng gây độc do độc tố của vi khuẩn.
→ tổn thương tủy.
- Khắc phục: Nên đặt lớp nền (base) bên dưới miếng trám composite:
+ xoang vừa & cạn: dùng chất dán để làm nền.Ngà khử khoáng cần được thấm hoàn toàn lớp primer resin.
+ xoang sâu: calcium hydroxyde + glass ionomer cement.
•Sự nhạy cảm sau trám:
- Khoảng trống giữa chất trám và phần ngà ở đáy xoang với các ống ngà mở → Sự dịch chuyển của dịch
trong ống ngà → nhạy cảm sau trám.
→ nên sử dụng chất dán thích hợp ngay cả khi không cần tác dụng lưu giữ của chất dán ở các xoang rất nhỏ ở
mặt nhai. 
COMPOSTIE.
 Các bước trám răng bằng composite:
- Chuẩn bị lỗ trám, rửa sạch xoang; so màu.
- Cô lập răng.
- Tạo lỗ trám, làm sạch, vát rìa men.
- Lót đáy, nếu cần.
- Xoi mòn lỗ trám bằng gel H3PO4 37%, bắt đầu ở
phần men sau đến phần ngà, để 10 giây. Sau đó rửa
sạch với nước từ 5-10 giây. Thấm khô vừa phải.
- Bôi keo dán lên toàn bộ xoang, để 10 giây, chiếu
đèn 10 giây.
- Đặt composite từng lớp mỏng < 2 mm và chiếu
đèn 20 giây cho mỗi lớp, cuối cùng chiếu đèn 40
giây (tuỳ theo nhà sản xuất).
- Tạo dạng lại cho răng và đánh bóng bằng mũi kim
cương,dĩa giấy nhám, đầu silicon và bột đánh
bóng.

You might also like