You are on page 1of 7

Nền Tạm Gối Sáp – Lên Giá Khớp

1.Nền tạm gối sáp:

1.1 Định nghĩa: NTGS là sự kết hợp giữa nền tạm chính xác với mẫu hàm và cung gối sáp
chiếm lấy khoảng không gian trước đó được chiếm bởi bộ răng tự nhiên của bệnh nhân.

1.2 Mục đích của NTGS:

1.2.1 Giúp nha sĩ chọn lựa và xác định vị trí của hàm giả tương lai. Nha sĩ điều chỉnh kích thước
dọc của gối sáp để chỉ ra chiều dài của R cửa. Một vài nha sĩ còn khắc những vết hằn lên trên gối
sáp để trợ giúp trong việc lựa chọn và xác định vị trí của R giả. Những vết khắc này thường được
khắc ở hàm trên, trong một vài trường hợp nó có thể kéo dài xuống gối sáp hàm dưới. Các vết
hằn đó tượng trưng cho các dâu móc sau:

- Đường cao môi: được khắc ở gối sáp hàm trên, đường này chỉ ra vị trí mà môi trên nâng lên khi
bệnh nhân cười.

- Đường răng nanh: được khắc ở bên trái và bên phải của gối sáp, cho biết vị trí ước lượng của
trục dài răng nanh. Khoảng cách giữa hai đường này được dùng để lựa chọn tồng chiều ngang
gần xa của 6 răng trước.

+ W = Wi + 8mm.

W: tổng chiều ngang gần xa của 6 răng trước.

Wi: khoảng cách từ răng nanh phải sang răng nanh trái.

8mm: khoảng cách từ trục dài R nanh đến phía xa của răng nanh ấy X 2 ( tính trên cả hai răng ).

+ Ngoài ra, chiều gần xa của răng sau ở ¼ cung hàm còn được ước lượng bằng cách tính toán
giữa đường răng nanh cho đến phía gần của lồi cùng hay gối hậu nha cùng bên với răng nanh đó.

1.2.2 Giúp nha sĩ trong việc xác định kích thước dọc của bệnh nhân:

- Gối sáp được đặt vào miệng bệnh nhân, hướng dẫn bệnh nhân đưa hàm sang bên và đánh dấu 1
điểm tại vị trí này. Động tách này có thể làm cho bệnh nhân nói lắp âm “S” và gối sáp se va vào
nhau khi bệnh nhân cố gắng phát âm.

- Đo kích thước dọc nghỉ và giảm chiều cao gối sáp cho phù hợp.

- Tiếp tục điều chỉnh chiều cao gối sáp và kiểm tra khả năng nói của bệnh nhân.

- Đạt được kích thước dọc đúng khi bệnh nhân phát âm âm “S” rõ ràng và hai gối sáp vừa chạm
nhau khi phát âm.

1
1.2.3 Giúp nha sĩ kết hợp kích thước dọc và tương quan trung tâm. Đó là tình trạng hàm dưới
trong mối liên hệ với hàm trên khi gối sáp hai hàm được khóa với nhau ở tương quan trung t6am
với kích thước dọc đúng. Nha sĩ sẽ:

-Xác định kích thước dọc đúng như đã mô tả ở trên.

- Định vị hàm dưới ở tương quan trung tâm.

- Tạo dấu khóa giữa gối sáp hàm trên và hàm dưới, gắn chặt chúng lại với nhau, nha sĩ sẽ lấy
nguyên khối này ra và chuyển cho labo.

1.2.4 Kỹ thuật viên dùng NTGS đã được xác định kích thước dọc và tương quan trung tâm để lên
giá khớp.

1.2.5 NTGS tạo nền tản cho việc sắp răng sau này.

1.2.6 Kỹ thuật viên sẽ thực hiện một hàm sáp hoàn chỉnh trên nền tạm trước khi hoàn thành hàm
giả bằng nhựa. Nha sĩ sẽ kiểm tra độ chính xác, tương quan hàm và các cảm giác của bệnh nhân
phải chính xác.

1.3 Nền tạm:

1.3.1 Yêu cầu của một nền tạm: nền tạm phải có những đặc trưng cấu trức chắc chắn. Nền tạm
được làm chính xác như hàm giả sau này.

-Vùng chịu:

+ Hàm trên: sống hàm, vòm miệng cứng.

+ Hàm dưới: sống hàm, gối hậu nha, đáy hành lang phía má.

- Bờ xung quanh :
+ Hàm trên: rãnh chân bướm hàm, đáy hành lang phía môi, má.
+ Hàm dưới: đáy hành lang phía môi, má, hõm lưỡi, đường chéo trong, mở rộng phía xa của gối
hậu nha.

-Sự khít sát của nền tạm với mẫu hàm là rất quan trọng. Nền tạm phải khít sát 1 cách chính xác
với mẫu hàm. Nó bảo vệ bờ xung quanh mẫu hàm không bị bể.

- Nền tạm phải rõ ràng, sạch sẽ, trơn nhẵn để không gây khó chịu cho bệnh nhân.

1.3.2 Phương pháp thực hiện một nền tạm:

- Sau khi lấy dấu sau cùng bằng khay cá nhân, nha sĩ sẽ chuyển dấu vào labo để đổ mẫu sau
cùng.

- Kỹ thuật viên sẽ thực hiện nền tạm gối sáp trên mẫu sau cùng.

2
- Xác định đường giới hạn nền tạm: sát đáy hành lang, tránh thắng và dây chằng. Phía sau đi qua
trũng khẩu cái và rãnh chân bướm hàm. Đối với nền tạm hàm dưới, để bảo đảm tính vững ổn và
sức dính của nền tạm, ta cần mở rộng diện tích nền hàm ở vùng gối hậu nha, đường chéo ngoài,
đường chéo trong, vùng dưới lưỡi cho đến thắng lưỡi.

- Nền tạm có thể được là bẳng nhựa tự cứng hay tấm nền Shellac. Do đặc trưng về tính vững ổn
và độ cứng chắc nên nhựa tự cứng được ưa chuộng hơn. Do nền tạm hàm dưới có diên tích hẹp
hơn nên để gia tăng độ cứng chắc người ta có thể gia cố thêm bằng một thanh kim loại hình chữ
U, đặt ở vùng hõm lưỡi từng răng nanh phải sang trái.

1.3.2.1 Nền tạm bằng tấm nền Shellac:

- Ngâm mẫu hàm trong dung dịch SDS bão hòa để cách ly, sau đó đắp lẹm bằng sáp.

 Hàm trên:
- Chọn tấm nền Shellac và đặt nó lên trên mẫu hàm.
- Làm cứng tấm nền Shellac với đèn Bunsen hay đèn cồn.Cung cấp đủ nhiệt để bảo đảm nền tạm
giữ được hình dạng của nó trên mẫu hàm. Mặt khác, đừng đốt cháy vật liệu. Để an toàn, thoải
mái, có thể làm ẩm tay bằng nước khi thao tác với tầm nền Shellac nóng. Kỹ thuật viên thường
bắt đầu tạo hình phần vòm miệng trước, sau đó kéo dài đến đáy hành lang mặt má và mặt môi.
Tránh tác dụng lực quá mạnh lên vật liệu, dùng một dụng cụ đầu tròn miết cho tấm nền ôm sát
mẫu hàm.
- Cắt bỏ phần vật liệu dư bằng kéo, chừa một rìa nhựa khoảng 6mm từ đường giới hạn, sau đó
gấp phần nhựa này lên tạo thành 1 bờ tròn.
- Sau đó thêm nhựa ở những vị trí cần thiết.
- Dùng mũi mài làm tròn những rìa bén nhọn.
 Hàm dưới: Đặt tấm nền Shellac lên trên mẫu hàm với cùng phương pháp như hàm trên. Gia
cố độ cứng chắc bằng thanh kim loại.

1.3.2.2 Nền tạm bằng nhựa tự cứng: có 2 phương pháp.

 Phương pháp rắc nhựa:


 Đắp lẹm bằng sáp.
 Cách ly bằng giấy chì tinfoil.
 Dùng 1 dụng cụ hình muỗng hay 1 cái rât để rắc bột nhựa cho đến khi nó bao phủ toàn bộ
bề mặt mẫu hàm.
 Đầu tiên rắc nhựa ở vùng đáy hành lang phía môi, má. Tiếp theo là vùng vòm miệng và
mặt lưỡi, cuối cùng là sống hàm.
 Dùng ống nhỏ giọt làm ẩm lớp nhựa vừa mới rắc lên. Đừng cho nước nhựa quá nhiề, nếu
không sẽ tạo thành 1 hỗn hợp chảy không kiểm soát được.
 Quá trình được tiếp tục cho đến khi nhựa bao phủ toàn bộ bề mặt mẫu hàm và có độ dày
như ý.
 Đặt mẫu hàm vào nồi ép hơi trong khoảng 15 phút.

3
 Lấy ra mẫu hàm ra khỏi nồi ép hơi, lấy nền tạm ra mài theo đường giới hạn, và làm tròn
các rìa bén nhọn.
 Phương pháp trộn nhựa:
 Trộn bột và nước nhựa theo tỉ lệ 3:1 ( rắc bột vào nước ), chờ nhựa bước sang giai đoạn
dẻo.
 Cho khối nhựa vào khuôn và cán nhựa thành 1 lớp mỏng có bề dày đồng đều khoảng
2mm.
 Đặt nhựa lên mẫu hàm và làm tương tự phương pháp với tấm nền Shellac. Cắt bỏ nhựa
dư và đặt mẫu hàm vào nồi ép hơi trong khoảng 15 phút.
 Lấy mẫu hàm ra, tách nền tạm ra và dùng mũi mài làm tròn những rìa bén nhọn và những
phần nhựa dư.

1.4 Gối sáp:

- Sáp bản nền là loại vật liệu thường được sử dụng nhất để làm gối sáp.
- Gối sáp tái tạo lại khoảng không gian trước đó được chiếm bởi bộ răng tự nhiên của bệnh
nhân.
- KTV làm gối sáp theo tiêu chuẩn trung bình, sau đó gắn lên trê sống hàm. Trong quá trình
khám nha sĩ sẽ điều chỉnh hình dạng, chiều cao và độ dày cho phù hợp với yêu cầu tẩm mĩ và
chức năng của bệnh nhân.

1.4.1 Yêu cầu của gối sáp:

- Đủ vững ổn không bị biến dạng dưới sức cắn hay sức nóng.
- Có thể làm bằng sáp, nhựa tự cứng hay hợp chất nhiệt dẻo.
- Vuông thành sắc cạnh.
- Hàm trên chiều cao Trước: 22mm.

Sau: 18mm.

Chiều rộng Trước: 8mm.

Sau: 10mm.

- Hàm dưới Chiều cao Trước: 18mm.

Sau: 2/3 gối hậu nha.

Chiều rộng Trước: 8mm.

Sau: 10mm.

- Chiều cao được tính từ đáy hành lang.


- Gối sáp ngiêng về phía trước khoảng 5o-10o.

4
1.4.2 Phương pháp làm gối sáp bằng sáp:

- Gối sáp có thể làm bằng khuôn hay bằng tay.

- Làm bằng khuôn: cho sáp lỏng vào khuôn và chờ đông đặc.

- Làm bằng tay: hơ nóng lá sáp và cuộn lại thành hình thanh, uốn cong thanh sáp theo hình dạng
sóng hàm.

- Đặt cung sáp lên trên đỉnh sống hàm và gắn dính vào nền tạm bằng sáp lỏng.

- Điều chỉnh hình dạng và kích thước như ý.

- Dùng 1 cái bay có bề mặt phẳng, đủ rộng với cung hàm và bay qua bề mặt cung gối sáp tạo
thành 1 mặt phẳng.

2. Lên giá khớp:

- Giá khớp Hannau hay giá khớp bán điều chỉnh thường được sử dụng để làm hàm giả tháo lắp.
- Mục đích của việc lên giá khớp:
 Yếu tố lồi cầu của giá khớp tương tự với tương quan của hàm trên của bệnh nhân với
khớp thái dương hàm.
 Tái tạo lại kích thước dọc và khớp cắn trung tâm của bệnh nhân.
- Có hai cách lên giá khớp, tùy từng trường hợp mà nha sĩ sẽ chỉ định: lên giá khớp tự ý và lên
giá khớp dựa vào cách đo đạc cụ thể trên từng bệnh nhân bằng cách sử dụng cung mặt.
2.1 Phương pháp lên giá khớp tự ý:
- Dự đoán vị trí của mẫu hàm trên.
- Hạn chế: Tương quan tiếp xúc khi bệnh nhân đưa hàm sang bên có thể không đúng với trên
miệng bệnh nhân. Do đó khi nha sĩ thử hàm sáp trên miệng bệnh nhân, có thể phát hiện ra kích
thước dọc bị sai, phải lấy lại kích thước dọc và phải sắp răng lại.
- Quy trình:
 Nha sĩ sẽ đưa cho KTV gối sáp hai hàm đc khóa lại ở kích thước dọc của bệnh nhân trong
tư thế cắn khớp trung tâm.
 Khắc dấu khóa mẫu hàm, cho phép tìm lại vị trí gần chính xác của mẫu hàm trên giá
khớp khi cần thiết.
 Gắn tấm lên mẫu hàm lên giá khớp. Cách ly để bảo vệ tấm lên mẫu hàm không bị mòn
trong quá trình sử dụng.
 Khóa ốc trung tâm để cố định hai lồi cầu.
 Chuẩn hóa giá khớp:
 Cây răng cửa chạm mâm răng cửa.
 Điều chỉnh độ nghiêng của khe hướng dẫn lồi cầu về 00.
 Góc Bennet 00.
 Mâm răng cửa và 2 cánh của nó khóa ở 00.

5
 Chuẩn bị mẫu hàm và toàn bộ khối tương qua hàm ( do nha sĩ xác định và khóa 2 gối sáp
lại với nhau ). Đặt mẫu hàm trên lên nền tạm và dán lại bằng sáp. Tương tự với hàm dưới.
Đảm bảo là gối sáp luôn đặt đúng vị trí, hàm trên tiếp xúc với hàm dưới, và không có bất
kì sự lung lay nào trong các bộ phận hợp thành của khối tương quan này. Chỉ thoa chất
cách ly vào dấu khóa.
 Điều chỉnh rìa cắn răng cửa ngang bằng với vạch chuẩn trên cây răng cửa.
 Dùng đất sét để định vị mẫu hàm trên và dưới với tấm lên mẫu hàm hàm trên và tấm lên
mẫu hàm hàm dưới.
 Làm ướt mặt đế của mẫu hàm hàm trên, sau đó gắn mẫu hàm vào tấm lên mẫu hàm bằng
hỗn hợp sệt thạch cao nhanh đông. Chú ý không trộn thạch cao quá lỏng, sẽ khó điều
chỉnh.
 Chờ cho thạch cao đông đặc, ta lật ngược giá khớp lại và lên giá khớp hàm dưới tương tự
như với hàm trên.
 Chờ thạch cao đông đặc hoàn toàn, làm sạch giá khớp và mẫu hàm.

2.2 Phương pháp lên giá khớp sử dụng cung mặt:

- Cung mặt tương tự như 1 com-pa ngoài. Với cung mặt, hàm trên có thể đc định vị trên
giá khớp tương tự như tương quan của hàm trên và khớp TDH. Lên giá khớp hàm trên k
còn phụ thuộc vào dự đoán nữa, ta có thể dựa vào những số đó thực tế của bệnh nhân.
- Với cung mặt, tiếp xúc răng giữa hàm trên và hàm dưới sẽ biểu thị như khi bệnh nhân
đưa hàm dưới sang bên trên miệng. Nếu nha sĩ phát hiện ra kích thước dọc trước đó đã
sai thì không cần phải lấy lại kích thước dọc và tương quan tâm mới. Khi lên giá khớp
với cung mặt, ta có thể điều chỉnh 1 ít kích thước dọc, tăng hay giảm kích thước dọc trên
giá khớp ( khoảng 2mm ) mà không cần phải có 1 tương quan hàm mới từ nha sĩ. Hàm
giả sẽ được điều chỉnh cho phù hợp với kích thước dọc của bệnh nhân.
- Cung mặt bao gồm các bộ phận sau:
 Cung chữ U.
 ốc hãm nĩa cắn.
 ốc nâng đỡ cung mặt.
 thước đo và ốc khóa thước đo.
 Nĩa cắn.
 Cây chỉ điểm dưới ổ mắt.
- Quá trình sử dụng cung mặt:
 Nha sĩ làm nóng nĩa cắn và ghim nó vào gối sáp hàm trên sao cho mặp phẳng của nĩa
cắn song song với mặt phẳng của gối sáp hàm trên.
 Nha sĩ sẽ định vị lồi cầu của bệnh nhân, vị trí của nó sẽ in trên da. Ta sẽ đánh dấu vị
trí này bằng viết chì vẽ da. Đặt phần kết thúc của thước đo vào điểm đã đánh dấu.
 Nĩa cắn được khóa lại bằng ốc hãm nĩa cắn. Toàn bộ khối này được lấy ra khỏi miệng
bệnh nhân.
 Chuẩn hóa giá khớp theo các tiêu chuẩn đã nêu ở phần 2.1

6
 Đặt hai trục bản lề của cung mặt vào các đầu trục bản lề của giá khớp. điều chỉnh
khoảng cách thước đo cho đối xứng hai bên sau đó khóa thước đo lại.
 Điều chỉnh ốc nâng cung mặt sao cho rìa cắn răng cửa hàm trên nằm giữa hai vạch
chuẩn trên cây răng cửa, khóa ốc hãm nĩa cắn lại.
 Dùng đất sét để định vị mẫu hàm trên lên mẫu hàm hàm trên.
 Làm ướt mặt đế của mẫu hàm hàm trên, sau đó gắn mẫu hàm vào tấm lên mẫu hàm
bằng hỗn hợp sệt thạch cao nhanh đông. Chú ý không trộn thạch cao quá lỏng, sẽ khó
điều chỉnh.
 Chờ thạch cao đông đặc, làm sạch và gửi lại cho nha sĩ.
 Nha sĩ sẽ lấy tương quan tâm và chuyển lại cho labo.
 Labo sẽ tiến hành lên giá khớp hàm dưới
 Lật ngược giá khớp lại, đặt nền tạm HT-HD đã được khóa lại ở KTD và TQT đúng
lên trên mẫu hàm trên ( lúc này đã được cố định bằng thạch co ở càng trên giá khớp ),
sau đó đặt mẫu hàm hàm dưới vào nền tạm hàm dưới. Làm ướt phần đế mẫu hàm, sau
đó gắn mẫu hàm vào tấm lên mẫu hàm bằng hỗn hợp sệt thạch cao nhanh đông. Chú ý
không trộn thạch cao quá lỏng, sẽ khó điều chỉnh.
 Chờ thạch cao đông đặc, làm sạch giá khớp.
Chú ý : trong quá trình lên GK, ở bất kì phương pháp nào, chúng ta cũng phải đảm
bảo đã chuẩn hóa gia khớp theo đúng tiêu chuẩn, cây răng cửa luốn tiếp xúc với
mâm răng cửa trước và sau khi lên giá khớp. Nền tạm khít sát với mẫu hàm, gối sáp
hàm trên-HD luôn đc khóa ở tương quan đúng.

You might also like