You are on page 1of 23

QUY TRÌNH VÀ KỸ THUẬT MÃO SSC - PHỤC HỒI LÂU BỀN CHO RĂNG

SỮA
I. SỐ PHẬN MIẾNG TRÁM.

II. TUỔI THỌ CỦA CÁC LOẠI PHỤC HÌNH.

III. GIẢI PHÁP.


Các giải pháp được đưa ra đối với những trường hợp có miệng trám trên răng sữa
bị bể vỡ, bị rơi,.. bảo gồm:
1. Trám lại.
2. Đổi vật liệu hoặc phương pháp phục hồi.
3. Giải thích.
IV. MÃO KIM LOẠI.
1. Định nghĩa.
Mão SSC là một miếng kim loại có hình dạng giải phẫu răng đặt lên toàn bộ thân
răng.
2. Lịch sử.
1993 – Beemer đề nghị đặt bộ giữ khoảng khâu – vòng dây quanh mão làm sẵn.
2002 – Kuietzky: đặt đê bằng kỹ thuật trượt.

2010 – Hansen JP và Fisher JP giới thiệu mão Zirconia làm sẵn.


3.Phân loại.
*Theo hình dạng.
Chưa cắt, đã cắt và đã tạo đường viền.

*Theo thành phần: Théo không rỉ, Nickel, bạc - thiếc – Nhôm.
*Thương hiệu.
*Kích thước.
4. Thành phần.
Thành phần bao gồm:
- Chrome: 17 – 20%.
- Nickel: 8 – 12%.
- Carbon: 0.15%.
- Sắt: 0.08 – 0.12%.
5. Chỉ định và chống chỉ định.
5.1. Chỉ định:
* Sâu răng: Sâu nhiều mặt, sâu mặt láng, Trám thất bại.

*Sâu điều trị tuỷ, kém khoáng hoá men răng, mòn răng, thực hiện bộ giữ khoảng.

5.2. Chống chỉ định.


Mão SSC được chống chỉ định trong các trường hợp: răng không đủ lưu giữ, răng sắp
tới tuổi thay, bệnh nhân dị ứng với thành phần của mão.

Đánh giá thời điểm mọc răng dựa vào mầm răng vĩnh viễn, nếu chân răng phát triển
được:
- 1/4 : 3 năm.
- ½: 2 năm.
- ¾: 1 năm.

6. Quy trình thực hiện.


Tóm tắt quy trình mão SSC truyền thống:
6.1. Sửa soạn.
Quy trình sửa soạn mục đích chuẩn bị không gian cho mão răng, loại bỏ mô răng
sâu, giữ lại phần răng có giá trị nâng đỡ.

*Sửa soạn mặt nhai.


- Sử dụng mũi khoan trụ thuôn kích thước 1mm.
- Sửa soạn mặt nhai: 1 – 1.5mm.
- Loại bỏ mô răng sâu, có thể cần lấy tuỷ buồng/điều trị tuỷ nếu cần trước khi
sửa soạn răng cho mão SSC.

*Sửa soạn mặt bên.


- Sử dụng mũi khoan đuôi chuột chiều dài 8mm.
- Sửa soạn mặt bên cách mặt bên răng đối diện khoảng 1mm với đường hoàn tất
bờ xuôi.

*Sửa soạn mặt ngoài – trong.


Thử mão trước khi sửa soạn mặt ngoài và trong (Duggal và Curzon).
- Không sửa soạn (Mink và Bennet 1968).
- Chỉ sửa soạn tối thiểu (0.5 – 1mm) ở răng cối sữa thứ nhất khi mặt ngoài quá
lớn (Mathewson 1974, Andlaw và Rock 1984).
Sửa soạn mặt ngoài – trong bằng mũi đuôi chuột với đường hoàn tất bờ xuôi.
*Sửa soạn hàon tất.

6.2. Chọn mão.


Chọn mão SSC dựa vào mẫu thống kê, thử sai, đo chiều gần – xa.

6.3. Thử - điều chỉnh.


Gắn mão từ phía trong ra.
Thử mão sao cho mão không đè vào nướu nhiều.

Điều chỉnh viền mão theo đường viền nướu.

Dùng bút đánh dấu vị trí ngang đường viền nướu, sau đó dùng kéo hoặc mũi khoan cắt
mão SSC dưới đường đánh dấu 1mm, đảm bảo bờ mão dưới đường viền nướu 1mm.
Đường viền nướu mặt ngoài:

Đường viền nướu - mặt trong:

Đường viền nướu mặt bên:


6.3. Thử - điều chỉnh.
Bao gồm:
*Điều chỉnh hình dạng.
Điều chỉnh hình dạng của mão bằng kèm Johnson contour plier.

*Điều chỉnh viền mão.


Điều chỉnh viền mão bằng kềm Crimping plier.
Điều chỉnh SSC sao cho đường viền mão ôm sát bề mặt thân răng.

*Đánh bóng đường viền mão.


Sau khi điều chỉnh, đường viền mão cần được đánh bóng bằng mũi đánh bóng.
Mục đích của việc đánh bóng đường viền là để tránh tích tụ mạng bám.

6.4. Chụp phim kiểm tra.


6.5. Tiêu chuẩn của mãi SSC.
1. Bờ mão ôm sát răng.
2. Gờ bên ngang mức răng kế cận.
3. Bờ mão dưới viền nướu 1mm, không làm trắng nướu.
4. Không xoay, không vướng cộm, không cản trở răng thay thế kế cận mọc.

6.6. Gắn xi măng.


Có thể dùng GIC 9, GIC 1, U200. Tuy nhiên, không có loại xi măng nào khít sát
hoàn toàn. Tuy nhiên, ưu tiên sử dụng GIC, lý do:
- Trẻ khó hợp tác.
- Không thể kiểm soát độ ẩm môi trường miệng.
- Cần thao tác nhanh chóng.
- Nguy cơ sâu răng cao.
Trộn xi măng theo đúng hướng dẫn của nhà sản xuất, bỏ xi măng đầy lòng mão,
không được tràn và cần chú ý tới vị trí bờ mão.
Sau đó, gắn mão SSC lên miệng bệnh nhân, dùng ngón tay đè chặt hoặc cho bệnh
nhân cắn với gòn cuộn hoặc bằng dụng cụ gắn band. Sau đó loại bỏ xi măng dư, chú ý
loại bỏ xi mang dư trước khi xi măng đông cứng hoàn toàn.
7. Dặn dò.
*Màu sắc:
Mão SSC sẽ làm cho nướu có màu xám ánh kim.
*Viêm nướu.
Có thể có tình trạng viêm nướu quanh mão do vệ sinh răng miệng không tốt.

*Rớt mão.
Nguyên nhân gây rớt mão có thể do: hở bờ mão, răng kế cận mọc,…
*Thủng mão.
Trong quá trình ăn nhai, mão SSC có thể bị thủ do bị mài mòn, trường hợp mão
SSC bị thủng, có thể trám lại bằng composite hoặc thay mão mới.
*Thay răng.
*Dị ứng.
Một sô trường hợp có thể bị dị ứng với thành phần có trong mão SSC, trường hợp
bị dị ứng với mão SSC, chúng ta cần loại bỏ mão SSC.
8. Ưu và nhược điểm.
8.1. Ưu điểm.
*Phòng ngừa.
Phòng ngừa sâu răng thứ phát.

Phòng ngừa gãy vỡ mô răng ở những răng có miếng trám lớn hoặc ở những răng sữa
đã được điều trị tuỷ.

V/đ chỉnh nha.

*Chức năng. Đảm bảo chức năng ăn nhai.


*Mài ít mô răng, kháng mòn.
8.2. Nhược điểm.
Phải sửa soạn răng, phải loại bỏ mô răng sâu. Những răng có phản ứng tuỷ răng thì
phải điều trị tuỷ và có thể cần phải gây tê.

9. Biến chứng.
*Dị ứng với thành phần Nickel có trong mão SSC.
*Rớt vào đường thở.
10. Dụng cụ - vật liệu.
II. HALL TECHNIQUE.
Kỹ thuật Hall technique do Dr Norna Hall giới thiệu.
2.1. Triết lý điều trị.
Không cần lấy bỏ mô răng sâu.

2.2. Chỉ định.

2.3. Chống chỉ định.


Chống chỉ định trong các trường hợp: mô thân răng còn lại không đủ để lưu giữ mão
SSC, răng sữa sắp thay, bệnh nhân dị ứng với Nickel.
Răng có bệnh lý tuỷ: Không có ranh giới rõ ràng giữa mô sâu và tuỷ răng trên phim
quanh chóp, răng có tiền sử đau, Sâu lộ tuỷ, viêm tuỷ triển dưỡng, sang thương thấu
quang quanh chóp, răng bị abces hoặc lung lay bất thường.

2.4. Qui trình thực hiện.


*Đặt thun tách kẽ.

Khi đặt thun tách kẽ, bệnh nhân sẽ:


- Có cảm giác vướng cộm nhiều.
- Tránh đồ dai cứng.
- Không dùng tăm/chỉ nha khoa tại vùng đặt thun.
- Động viên trẻ.
Thời gian đặt thun tách kẽ từ 3 – 5 ngày.

*Chọn mão.
- Không ấn mạnh khi thử.
- Kích thước nhỏ nhất.
- Cảm giác “nhún ngược lại”.
*Gắn xi măng.
Trong quá trình gắn xi măng, chúng ta sẽ thấy được:
- Nướu trắng ra.
- Tăng kích thước dọc 1 – 2 mm.
Vấn đề liên quan đến việc răng kích thước dọc sau khi gắn mão SSC:
- Kích thước dọc trở về bình thường sau 15 – 30 ngày.
- Trẻ không cảm thấy khó chịu (Innes và Evan, 2007).
- Không dẫn đến các vấn đề trên khớp thái dương hàm (Luther 2007).

*Dặn dò.
- Vướng cộm.
- Hơi kích thích tại viền nướu.
- Tránh ăn đồ dai, dính.
- Động viên trẻ.
2.5. Kỹ thuật biến đổi.
Kỹ thuật Hall biến đổi thực hiện trong một lần hẹn. Điểm khác nhau giữa kỹ thuật
Hall truyền thống với kỹ thuật Hall biến đổi là:
2.6. Tiêu chí đánh giá.
Tiêu chí
Thành công - Mão ổn định.
- Không có triệu chứng của bệnh lý tuỷ.
Thất bại nhỏ - Sâu răng mới quanh viền mão.
- Có triệu chứng viêm tuỷ hồi phục (không cần lấy tuỷ hoặc
nhổ).
- Rớt mão nhưng thân răng vẫn phục hồi được.
Thất bại hoàn - Viêm tuỷ không hồi phục hoặc abces, cần lấy tuỷ hoặc nhổ.
toàn - Rớt mão, thân răng vỡ lớn không phục hồi được.

Kỹ thuật Hall (Hall Technique):


1. Không sửa soạn, không lấy mô sâu, không gây tê.
2. Còn một lớp ngà giữa mô sâu và buồng tuỷ.
3. Tách kẽ - chọn mão – gắn.
4. Khớp cắn phục hồi kích thước dọc 15 – 30 ngày.
5. Không đặt 2 răng đối diện trong cùng một lần hẹn.
2.7. Giữa trám và mão SSC nên chọn cách nào.
Giữa trám và mão SSC, cần đánh gía các tiêu chí sau:

Mài mô sâu, ê Kỹ thuật thực hiện Mài tiếp xúc bên, không ê
Độ phức tạp + Sự hợp tác Thời gian điều trị 10 – 15 phút
6 tháng – 1 năm Thời gian tồn tại Tới khi thay răng
Có Răng có sâu nữa không Không.
Nhiều lần, mỗi khi miếng trám Số lần hẹn 1 lần
rớt Chi phí Cao
Thấp (x nhiều lần = cao). Thẩm mỹ Kém
Chấp nhận được

III. ĐẶT MÃO CHO TRƯỜNG HỢP SÂU MẤT KHOẢNG.

Đối với những trường hợp sâu mất khoảng, chiều gần – xa bị thu hẹp. Do đó chúng
ta cần điều chỉnh hình dạng mặt bên.
Hoặc chúng ta có thể thay đổi vị trí mão.

Hoặc chọn mão của các răng khác.


IV. MÃO THẨM MỸ CHO TRẺ EM.
Một số lựa chọn mão thẩm mỹ cho răng trẻ em:
1. Mão kim loại mở mặt ngoài.
2. Mão kim loại mặt veneer.
3. Mão zirconia.
4. Strip crown: khuyến cáo dùng.
*Strip Crown.

You might also like