You are on page 1of 56

LÊN RĂNG

TS. BS Đặng Minh Huy


Khoa Răng Hàm Mặt- Trường Đại học Y Dược Huế
Mục tiêu
1. Mô tả được cách chọn răng đáp ứng được yêu cầu
thẩm mỹ và chức năng.
2. Áp dụng các kiến thức lên răng để lên răng đúng tư thế
và đúng khớp cắn.
3. Trình bày được các bước đánh giá trong quá trình thử
răng
1. CHỌN RĂNG
• Trả lại thẩm mỹ, khôi phục phát âm và diễn cảm trong
giao tiếp, đồng thời trả lại chức năng ăn nhai, tạo sự tự tin
trong công tác, sinh hoạt xã hội

• Chọn răng là xác định hình dáng, kích thước và màu sắc răng
phù hợp với bệnh nhân.

• Răng giả có hai phần: thân răng và phần lưu giữ trong nền
nhựa; tùy vật liệu chế tạo, răng giả được phân thành các loại
sau: Răng nhựa, răng composite, răng sứ
2. CHỌN RĂNG TRƯỚC
• Theo thẩm mỹ, hài hoà với hình thái mặt, tuổi tác, giới tính,
thể chất và cá tính của bệnh nhân.
2.1. Hình dáng răng:
- Trong một số trường hợp, việc chọn răng có thể thực hiện rất
sớm, lúc mới tiếp xúc lần đầu, bệnh nhân chưa nhổ răng còn
lại trên cung hàm. Nên lấy mẫu nghiên cứu để có được tư liệu
quí giá cho chỉ định về kích thước, hình dáng và vị trí của
răng.
- Khi không có dữ kiện răng trước khi nhổ, chọn hình dáng răng
trước dựa theo hình dáng khuôn mặt, hình dáng cung hàm, tuổi
tác, giới tính, thể chất, cá tính.
• Khi không có dữ kiện răng trước khi nhổ, chọn hình dáng răng
trước dựa theo hình dáng khuôn mặt, hình dáng cung hàm, tuổi
tác, giới tính, thể chất, cá tính.
• Tham khảo ảnh chân dung, phim răng trước khi nhổ, các đặc
điểm về thẩm mỹ của hàm giả bệnh nhân đang dùng, hình dáng
răng người thân.
2.1.1. Hình dáng khuôn mặt
- Hình dáng răng cửa giữa trong mặt phẳng đứng ngang liên hệ với
khuôn mặt. Trong mặt phẳng dọc, độ gồ ra của răng liên quan tới
độ nhô của mặt.
- Williams J.L. (1914) đã phân loại các dạng khuôn mặt theo các
hình vuông, tam giác, vuông tam giác và hình trứng.
Hình 13.1. Phân loại khuôn mặt theo Williams J.L. (1914)
• Sử dụng hai thước dẹt đặt tiếp xúc với mặt xương gò
má và bờ dưới xương hàm dưới. Nếu hai thước song song, ta
có khuôn mặt hình vuông; nếu chụm lại ở phía dưới, ta có
khuôn mặt hình tam giác; nếu xa nhau ở phía dưới, ta có khuôn
mặt hình trứng.
• Gần đây, phương pháp xác định khuôn mặt nhờ T.T.I.
(Trubyte Tooth Indicator) của hãng Dentsly. Đặt T.T.I. lên
mặt bệnh nhân sao cho mũi ở vị trí tam giác trung tâm và
đường giữa của dụng cụ trùng với đường giữa mặt.
• Ngoài hình dáng khuôn mặt, hình dáng răng cửa giữa trên
còn liên quan với hình dáng cung hàm, tạo nên bộ ba
Nelson.
• Lê Hồ Phương Trang nghiên cứu “Hình thái cung hàm mất
răng toàn bộ hàm trên” cho thấy, cung hàm dạng parabol chiếm
đa số (68,39%); kế đến là dạng hình vuông (25,81%), ít nhất
là dạng tam giác (5,81%).
2.1.2. Giới tính
Phụ nữ thường có khuôn mặt thanh và mềm mại, răng thon,
thanh tú và tròn cạnh, bờ tự do mảnh, các góc tròn; nam giới
thường có khuôn mặt thô khỏe hơn, răng hình khối tương đối rõ,
chắc, bờ tự do dày, các góc vuông hơn.
2.1.3. Tuổi tác
- Người trẻ có hình dáng răng rõ, ở người lớn tuổi, răng
thường bị biến dạng do sang chấn, mòn, lệch lạc, tụt lợi...
- Theo Mc Arthur, kích thước gần-xa của răng cửa giữa trên ở
người trẻ, người lớn và người đeo răng giả lần lượt là 8,87mm;
8,67mm và 8,36mm.
2.1.4. Cá tính
- Khuôn mặt thể hiện các nét chủ yếu của cá tính mỗi người.
- Hình dáng và vị trí của răng tạo nên tính cách đặc thù. Chẳng
hạn, một phụ nữ trẻ có bộ răng nhỏ nhắn là điều tự
nhiên; nhưng để có tính cách khỏe khoắn cần có bộ răng lớn
hơn.
- Người mạnh mẽ thì răng dễ thấy, rõ ràng; người dịu dàng
thì răng mảnh, mỏng, mờ.
- Theo Taddéi C., ngoài hình dạng của răng cửa giữa, tùy
theo vị trí răng cửa bên, răng nanh trong chiều trước-sau
sẽ làm giảm bớt hay mạnh lên cá tính của bệnh nhân.
2.2. Chọn kích thước răng
2.2.1. Răng cửa giữa trên
- Chọn chiều rộng của răng theo chỉ số Lee J. H. (1962)
• Chiều rộng của răng cửa giữa trên bằng 1/4 khoảng cách
hai chân cánh mũi (hoặc bằng khoảng cách hai chân cánh mũi
nhân với 0,25).
• Theo Nguyễn Văn Quan và Lê Hồ Phương Trang (2014)
nghiên cứu “tương quan chiều rộng răng cửa giữa hàm trên
và một số đo vùng mặt, chiều rộng nầy bằng khoảng cách
giữa hai chân cánh mũi nhân với 0,21

• Chọn chiều rộng của răng theo chỉ số Justi: bằng chiều
rộng nhân trung (đáy của tháp nhân trung).
• Theo kết quả nghiên cứu của Dhanraj Ganapathy và cộng sự
(2015), chiều rộng ước lượng của răng cửa giữa hàm trên bằng
chiều rộng tối đa của nhân trung trừ 6 mm.
• Các phương pháp khác: theo Berry (1906), Sears (1941), Pound
H., kích thước gần-xa răng cửa giữa hàm trên bằng 1/16
chiều rộng mặt (bi-zygomatic width; đo ở khoảng 1-1,5
inches sau góc mắt ngoài).

• Theo Mc Arthur, kích thước gần-xa của răng cửa giữa trên
còn phụ thuộc vào tuổi tác; ở người trẻ, người lớn và người đeo
răng giả lần lượt là 8,87mm; 8,67mm và 8,36mm.

• Yếu tố giới tính cũng ảnh hưởng đến việc chọn kích thước răng,
theo Taddéi C., răng cửa bên ở phụ nữ thường nhỏ hơn và hơi
thụt lên so với bờ cắn của răng cửa giữa. Ngược lại, ở nam
giới, răng cửa bên có thể lớn gần bằng răng cửa giữa và
bờ cắn nằm ngang mức của răng cửa giữa.
• Chọn chiều cao theo chỉ số Lee: bằng khoảng cách từ
mặt phẳng cắn đến đường cười.

• Abdullah (2002) đề nghị công thức: chiều rộng răng cửa


giữa trên bằng một nửa khoảng cách giữa hai góc trong
mắt nhân với 0.618 (FCIW = ICD/2 × 0.618 hoặc FCIW =
ICD × 0.31).

• Theo Nguyễn Văn Quan và Lê Hồ Phương Trang, chiều


rộng nầy bằng khoảng cách giữa hai góc trong mắt nhân với
0,24.
2.2.2. Nhóm răng trước
- Kích thước gần xa của 6 răng trước trên gần bằng 1/3 chiều rộng
mặt
- Tham khảo chỉ số Lee: khóe miệng là giới hạn xa của hai
răng nanh trên khi hai môi vừa chạm nhau; hai đường thẳng dọc
hạ từ chân cánh mũi sẽ đi qua hai đỉnh răng nanh trên.
- Chỉ số Justi: tổng kích thước ngang của 6 răng trước trên
bằng 5/4 tổng kích thước ngang của 6 răng trước dưới.
- Theo Indian Dental Academy, kích thước gần-xa trung bình
của các răng trước trên là 48-52mm. Mặt khác, vì răng trước xếp
theo hình cung nên chiều rộng liên răng nanh phải cộng thêm 3-
4mm.
- Phương pháp đo khoảng cách từ điểm liên răng cửa đến điểm
răng nanh, so với các bộ răng mẫu để chọn răng phù hợp về
kích thước và hình dáng.

Hình 13.14. Điểm răng nanh [3]


- Có thể xác định vị trí răng nanh nhờ ụ nanh (canine
eminences); hoặc vị trí gần của phanh má khi ụ nanh không
thấy rõ trên mẫu hàm.

- Vị trí bờ cắn các răng trước hàm trên so với bờ môi trên ở tư thế
nghỉ: Răng cửa giữa hàm trên lộ nhiều nhất (trung bình
2,87mm); kế đến răng cửa bên (trung bình 1,19mm); trong
khi răng nanh không lộ.

- Theo C. Taddéi, độ lộ của răng cửa giữa hàm trên từ 3-4mm.


- Tỉ lệ thẩm mỹ: Khi nhìn các răng trước, tỉ lệ chiều rộng giữa
răng cửa bên và răng cửa giữa hàm trên là 0,73 (73%);
giữa răng nanh và răng cửa bên hàm trên là 0,83-0,85 (83-
85%).
- Tỉ lệ giữa chiều rộng và chiều cao răng cửa giữa hàm trên là
0,86 (86%).
- Theo Lombardi và Levin, tỉ lệ vàng (Golden proportion) là
0,618; theo Snow, theo tỉ lệ lần lượt là 25; 15; 10.
2.3. Chọn màu răng
2.3.1. Tính chất của màu răng
- Sắc màu (hue): sắc đỏ, xanh, vàng hay nâu.
- Độ bão hòa (saturation / chroma): mức độ ít nhiều của sắc tố màu
- Độ sáng (brilliance)
- Độ mờ (translucency).
2.3.2. Các yểu tố liên quan đến màu răng
- Trong mất răng từng phần, chọn theo màu răng thật còn lại trên
cung hàm, răng cửa thường có màu giống răng cối nhỏ, răng nanh
hơi sẩm hơn.
- Theo Taddéi C., trong các yếu tố, màu răng có vai trò rất quan
trọng. Thường chọn màu răng, độ sáng theo tuổi tác, giới tính,
màu da, màu tóc, màu mắt. Phụ nữ có màu răng trong hơn
nam giới; người trẻ màu răng sáng, người lớn tuổi màu răng đậm
hơn.
2.3.3. Yêu cầu
Việc chọn màu răng cần được thực hiện trong các điều kiện sau:
- Bệnh nhân ở tư thế đầu thẳng, nha sĩ đối diện ở khoảng cách
6-8 feet (theo Bilmeyer và Salzman).
- Ánh sáng thường (ánh sáng trắng có bước sóng giữa 380 và 750
nm); đèn quá sáng gây chói, màu chọn không thật.
- Làm ướt răng giả so màu (giống nước bọt).
- Vệ sinh và làm láng răng thật còn lại trước khi so màu, lưu ý các
răng đã chữa tủy, các răng giả cố định.
- Lưu ý ảnh hưởng của màu sắc môi trường chung quanh.
- Thời gian nhanh (dưới vài giây), nhìn lâu mắt sẽ quen, mất chính
xác.
- Nên có người nhà quan sát, cần giải thích rõ ràng và thỏa thuận với
bệnh nhân
3. CHỌN RĂNG SAU
• Răng sau đảm nhận chức năng nhai nghiền thức ăn. Chọn
nhóm răng ph ù hợp dựa vào tuổi tác, độ tiêu xương, sự
điều hòa thần kinh-cơ và phối hợp các vận động hàm dưới.
3.1. Các nhóm răng sau
Có 3 nhóm răng đáp ứng nhu cầu phục hình, phân chia theo góc
múi: nhóm giải phẫu (30º), nhóm bán giải phẫu (20º) và nhóm
không giải phẫu (0º)
- Răng giải phẫu: các múi răng giống răng thật, thường sử dụng
cho bệnh nhân trẻ tuổi, sống hàm cao, chuyển động lồi cầu tốt.
- Răng bán giải phẫu: gần giống răng thật, các múi hơi tù,
thường sử dụng cho bệnh nhân có tuổi, sống hàm trung bình,
phối hợp cơ trung bình.
- Răng không giải phẫu: các múi mòn nhiều, gần như
phẳng; thường sử dụng cho bệnh nhân lớn tuổi, răng mòn
nhiều, sống hàm teo, phối hợp cơ kém.
3.2. Các căn cứ để chọn răng sau
3.2.1. Chọn răng sau dựa trên tình trạng phối hợp các vận
động há ngậm miệng
- Chuyển động của xương hàm dưới thẳng dọc, theo hình
lưỡi lê hoặc "zic-zăc“ khi há hoặc khi ngậm miệng.
- Khi há ngậm miệng theo đường thẳng dọc, phản ánh tình
trạng phối hợp các vận động há ngậm miệng tốt, chọn nhóm
răng giải phẫu.
- Khi há hoặc ngậm miệng theo hình lưỡi lê, phản ánh
tình trạng phối hợp các vận động há ngậm miệng chưa tốt,
chọn nhóm răng bán giải phẫu.
- Khi há ngậm miệng theo đường "zic-zăc", phản ánh tình
trạng phối hợp các vận động há ngậm miệng không tốt, chọn
nhóm răng không giải phẫu.
3.2.2. Theo kỹ thuật “điểm tựa trung tâm” (point d’appui
central)
• Dùng một chốt được cố định vào giữa bản nền tạm hàm
trên tiếp xúc với một tấm ghi gắn vào gối cắn hàm dưới.
• Khi chốt được điều chỉnh đúng chiều cao tầng mặt dưới cắn khít
và các gối cắn hai hàm không chạm nhau.
• Cho bệnh nhân thực hiện các động tác đưa hàm dưới ra trước, lui
sau và sang bên; quỹ đạo các vận động nầy được ghi trên tấm
hàm dưới nhờ bút phớt gắn ở đầu chốt.
• Nhờ phương pháp nầy, ta ghi được các cung gôtic (arcs
gothiques) phản ánh độ chính xác của sự phối hợp các cơ.
• Quỹ đạo rõ nét cho phép chọn răng có góc múi nhóm
giải phẫu vì nó phù hợp với sự ăn khớp ổn định và chính
xác của khớp cắn.
• Một quỹ đạo không rõ nét cần có khoảng tự do cắn khít thì
phải chọn răng có góc múi nhỏ hơn (nhóm bán giải phẫu)
thậm chí phẳng (nhóm không giải phẫu) nếu quỹ đạo không thể
đọc được.
3.3. Kích thước
- Dựa trên khoảng mất răng, khoảng liên sống hàm, độ tiêu xương,
kích thước và hoạt động của lưỡi, má.
- Chiều ngoài-trong: kích thước răng giả thường nhỏ hơn răng thật
để giảm bớt lực nén xuống niêm mạc và xương, mặt trong các
răng cối lớn không vượt quá đường chéo trong, không cản trở
hoạt động lưỡi.
- Chiều gần-xa: phụ thuộc kích thước từ mặt xa răng nanh đến lồi
cùng hàm trên hoặc bờ trước tam giác sau hàm hàm dưới.
- Chiều cao: phụ thuộc khoảng cách liên sống hàm, khoảng
cách từ sống hàm đến răng đối; thường chiều cao răng cối
nhỏi tương đương nhóm răng trước, chiều cao răng cối lớn bằng
nửa khoảng cách liên sống hàm và không vượt quá 2/3 tam giác sau
hàm hàm dưới.
Cách lên răng
• Trước khi lên răng cần mài gót các răng giả để tăng sự
liên kết giữa răng giả và lợi giả
• Mài bớt múi răng sao cho khớp cắn thật sát khít
• Khoét bớt sáp, băm mềm vùng định lên răng rồi đặt răng
dựa theo:
 Chiều gần-xa
 Chiều ngoài trong
 Chiều trên- dưới
• Nếu mất ít răng, lên các răng thay thế cần dựa vào các
răng thật còn lại, lên răng cần đối xứng theo cặp qua
đường giữa. Nếu mất nhiều rwang cần tuân thủ theo các
nguyên tắc sau:
Lên răng trước
• Chú ý về yếu tố thẩm mỹ
1. Lên răng trước hàm trên
• Trên gối sáp đã có các dữ kiện về độ nâng đỡ
của môi trên, vị trí điểm liên răng cửa, đường
cười, chiều rộng của răng cửa giữa trên, vị trí
đỉnh răng nanh, mặt phẳng cắn từ răng 13 đến
răng 23. Lên răng theo thẩm mỹ, phục hồi vẻ
mặt tự nhiên:
1.1. Răng cửa giữa
- Độ nhô: theo gối sáp, thường cách gai cửa 6-8 mm.
- Chiều gần-xa (G-X): trục răng nghiêng xa từ 0-5 º
- Chiều ngoài-trong (N-T): trục răng nghiêng trong khoảng 5 º
- Chiều cao (C): rìa cắn chạm mặt phẳng cắn.
1.2. Răng cửa bên
- G-X: trục răng nghiêng xa từ 5-10 º.
- N-T: trục răng nghiêng trong khoảng 10 º.
- C: rìa cắn cách mặt phẳng cắn 1 mm.
1.3. Răng nanh
- G-X: trục răng nghiêng xa từ 0-5 º
- N-T: trục răng hơi nghiêng trong khoảng 0-5 º, cổ răng
nghiêng ngoài nhất so với nhóm răng trước cửa trên.
- C: rìa cắn chạm hoặc hơi vượt mặt phẳng cắn.
Răng cửa giữa
0-5 º 0-5 º 5º 10 º
Răng nanh
5-10 º
0-5 º

Răng cửa bên


38%
62%
2. Lên răng trước hàm dưới
• Lên răng trên đỉnh sống hàm, cần tạo sự cân bằng
giữa độ cắn chìa và độ cắn phủ để khi đưa hàm
dưới ra trước, các rìa cắn tiếp xúc đầu chạm đầu
không bị cản trở.
• Các rìa xa răng nanh dưới đúng đỉnh răng nanh trên, lưu
ý lực môi, lưỡi.
• Rìa cắn các răng trước cửa dưới nằm trên một mặt
phẳng, vượt mặt phẳng cắn khoảng 1-2 mm (độ cắn phủ
răng trước cửa hàm trên)
2.1. Răng cửa giữa:
- Chiều gần-xa (G-X): trục răng thẳng ( 0 º).
- Chiều ngoài-trong (N-T): trục răng nghiêng trong khoảng
4 º.
2.2. Răng cửa bên:
- G-X: trục răng hơi nghiêng xa khoảng 2 º
- N-T: trục răng thẳng (0 º).
2.3. Răng nanh:
- G-X: trục răng nghiêng xa 5 º.
- N-T: trục răng hơi nghiêng ngoài khoảng 5 º.
- Khi lên xong 6 răng trước dưới, phải kiểm tra
các cử động đưa hàm dưới ra trước, sang bên
không bị vướng.
Răng cửa giữa Răng cửa bên
4º 0º


Răng nanh

5 º 2º 0º
Lên răng sau
• Chú ý hoạt động chức năng ăn nhai
• Cần lên răng đúng sống hàm và trục răng phải vuông góc với
sống hàm
• Thứ tự lên răng sau:
4 trên- 5 trên- 6 trên- 7 trên-6 dưới-7 dưới-5 dưới- 4 dưới
• Khi lên răng cần điều chỉnh theo mức độ tiêu xương của sống
hàm
 Sống hàm tiêu xương ít: rãnh răng hàm dưới nằm ngày đỉnh
sống hàm dưới
 Sống hàm tiêu xương nhiều: đỉnh múi ngoài răng dưới nằm
ngay trên đỉnh sống hàm dưới
 Tuân thủ nguyên tắc mặt phẳng nhai của các răng sau phải
vuông góc với trục của 2 sống hàm
3. Lên răng sau trên
• Chọn các răng sau phụ thuộc khoảng cách từ mặt xa răng nanh đến
bờ trước lồi cùng hàm trên hay lồi sau hàm hàm dưới; hình dáng
nhóm răng trước và góc núm răng sau. Lên răng sau theo chức
năng, tôn trọng trục liên sống hàm, đường cong bù trừ
3.1. Răng hàm nhỏ I
- Chiều gần-xa (G-X): trục răng nghiêng xa.
- Chiều ngoài-trong (N-T): trục răng thẳng.
- Chiều cao (C): núm ngoài chạm mặt phẳng cắn, núm trong
gần chạm.
3.2. Răng hàm nhỏ II
- G-X: trục răng nghiêng xa.
- N-T: trục răng hơi nghiêng trong.
- C: hai núm chạm mặt phẳng cắn.
3.3. Răng hàm lớn I:
- G-X: trục răng hơi nghiêng xa.
- N-T: trục răng nghiêng trong khoảng 5 º.
- C: núm gần-trong chạm mặt phẳng cắn, các núm khác cách
1 mm.
3.4. Răng hàm lớn II:
- G-X: trục răng hơi nghiêng gần.
- N-T: trục răng nghiêng trong khoảng 10 º.
- C: núm trong hơi chạm mặt phẳng cắn, các núm ngoài
cách 1,5 mm.
- So với mặt phẳng cắn, các núm răng sau tạo với
rìa cắn các răng trước cửa đường cong bù trừ Spee.
• Về mặt ngoài, mặt ngoài các răng nanh, hàm nhỏ và mặt
ngoài-gần răng hàm lớn I nằm trên một đường thẳng; núm ngoài-xa
răng hàm lớn I và các núm ngoài răng hàm lớn II nằm trên một
đường thẳng. Hai đường thẳng nầy tạo với nhau một góc 6º.


4. Lên các răng sau dưới
• Ăn khớp với răng trên, các răng sau dưới nghiêng
ngoài và đi trước răng trên nửa răng.
• Để lưỡi hoạt động dễ dàng trong ăn nhai và phát
âm, mặt trong các răng dưới không vượt quá đường
Pound nối từ mặt trong răng nanh đến mặt trong tam
giác sau hàm.
• Đường cong Wilson do độ nghiêng của mặt trong răng
dưới tăng dần từ trước ra sau.
• Răng hàm nhỏ và hàm lớn dưới: các răng hàm dưới luôn
đi trước răng hàm trên 1 múi răng, răng 6 là chìa khóa
của khớp cắn, vì vậy cần lên răng 6 trước khi lên các
răng khác.
• Khi lên răng xong, nếu nối cạnh cắn răng trước đỉnh múi
ngoài răng sau sẽ thấy 1 đường cong lồi ở phía trên và
lõm ở phía dưới
1. Khớp cắn bình thường: khi hai cung răng ở vị trí trung tâm, các răng có quan hệ theo ba chiều không
gian:
- Chiều trước sau:
+ Núm gần ngoài răng 6 hàm trên ở giữa hai núm gần ngoài và xa ngoài của răng 6 hàm dưới.
+ Sườn gần răng nanh trên tiếp xúc sườn xa răng nanh dưới.
+ Rìa cắn răng cửa trên tiếp xúc hoặc phủ ra trước rìa cắn răng cửa dưới từ 1- 2 mm.
- Chiều ngang:
+ Cung răng trên trùm ra ngoài cung răng dưới.
+ Đỉnh núm ngoài răng dưới tiếp xúc hố mặt nhai răng trên.
+ Hai phanh môi trên và dưới tạo thành đường thẳng, trùng đường dọc giữa cơ thể
- Chiều đứng:
+ Răng trên tiếp xúc răng dưới vừa khít ở vùng răng hàm nhỏ và răng hàm lớn.
+ Rìa cắn răng cửa trên tiếp xúc hoặc trùm sâu rìa cắn răng cửa dưới 1- 2 mm.
+ Cung hàm: phù hợp và tương đương với khuôn mặt.

Khớp cắn bình thường


Đường khớp cắn
- Đối với hàm trên: là đường nối múi ngoài của các răng sau và rìa cắn của các
răng trước.
- Đối với hàm dưới: là đường nối các rãnh răng phía sau và rìa cắn của các
răng phía trước.
- Đường khớp cắn là một đường cong đối xứng, đều đặn và liên tục.
Khi hai hàm cắn khít vào nhau thì đường khớp cắn của hàm trên và
dưới chồng khít lên nhau.
Điều chỉnh răng ở tư thế cắn khít trung tâm

You might also like