You are on page 1of 26

RĂNG, BỘ RĂNG


HỆ THỐNG NHAI
Bài giảng cho sinh viên Y5 luân khoa

NGND, GS BS Hoàng Tử Hùng


tuhung.hoang@gmail.com
Website: www.hoangtuhung.com
www.hoangtuhung.com
MỤC TIÊU

1- Định nghĩa được cơ quan răng, bộ răng


2- Kể được tên và tuổi mọc của từng răng theo
ba nhóm của bộ răng sữa
3- kể được tên và tuổi mọc của từng răng theo
bốn nhóm của bộ răng vĩnh viễn
4- Sử dụng được hai phương pháp ký hiệu răng
thông dụng
5- Mô tả được một răng theo năm mặt, ba phần
6- kể được tên các thành phần của hệ thống nhai và
chức năng của hệ thống nhai
www.hoangtuhung.com
1- CƠ QUAN RĂNG
Men răng

Ngà răng
Răng
Tủy răng Nướu răng

Xê măng

Dây chằng nha chu Nha chu

Xương ổ răng

Cơ quan răng gồm răng và nha chu (quanh răng),


là đơn vị hình thái và chức năng của bộ răng
www.hoangtuhung.com
Răng là bộ phận trực tiếp nhai nghiền thức ăn,
Nha chu nâng đỡ và giữ răng trên xương hàm,
là bộ phận nhận cảm, tiếp nhận và dẫn truyền lực nhai.

www.hoangtuhung.com
CẤU TẠO CÁC THÀNH PHẦN
CỦA CƠ QUAN RĂNG

www.hoangtuhung.com
RĂNG
(gồm men răng, ngà răng và tủy răng)

1. Men răng: phủ mặt ngoài ngà thân răng


là sản phẩm khoáng hóa của biểu mô men, là mô cứng nhất
trong cơ thể, có tỉ lệ chất vô cơ cao (96%).
Hình dáng và bề dày của men được xác định từ trước khi
răng mọc ra, trong đời sống, men răng không có sự bồi đắp
thêm mà chỉ mòn dần theo tuổi.

2. Ngà răng: Là mô liên kết khoáng hóa, tỉ lệ chất vô cơ


75%). Trong ngà có nhiều ống ngà, chứa đuôi bào tương của
nguyên bào ngà.
Bề dày ngà răng thay đổi trong đời sống do hoạt động của
nguyên bào ngà. Ngà răng ngày càng dày theo hướng về
phía hốc tủy răng, làm hẹpwww.hoangtuhung.com
dần hốc tủy.
RĂNG (tiếp theo)
3. Tủy răng
Là mô liên kết mềm, nằm trong hốc tủy
gồm tủy chân và tủy thân.
Tủy răng trong buồng tủy gọi là tủy
thân, tuỷ buồng,
Tủy răng trong ống tủy gọi là tủy chân.
Các nguyên bào ngà nằm sát vách hốc
tủy.
Tủy răng có nhiệm vụ duy trì sự sống
của răng, cụ thể là sự sống của nguyên
bào ngà và tạo ngà thứ cấp, nhận cảm
giác của răng. Trong tủy răng có chứa
nhiều mạch máu, mạch bạch huyết và
đầu tận cùng thần kinh. www.hoangtuhung.com
NHA CHU (MÔ QUANH RĂNG)
(Gồm xương ổ răng, xê măng, dây chằng, nướu)

1. Xương ổ răng
Là mô xương xốp, Xương ổ răng tạo thành một huyệt, có
hình dáng và kích thước phù hợp với chân răng.
Bề mặt ổ răng, nơi đối diện với chân răng, là mô xương đặc
biệt gọi là xương ổ chính danh, hay lá sàng. Trên hình ảnh tia
X, phần xương ổ chính danh trông cản tia hơn, gọi là lá cứng.
Nền xương ổ liên tục với xương hàm. Chiều cao xương ổ
răng thay đổi theo tuổi và tùy theo sự lành mạnh hay bệnh lý
của mô nha chu.
Khi răng không còn trên xương hàm thì xương ổ răng và các
thành phần của nha chu cũng bị tiêu dần đi.

www.hoangtuhung.com
NHA CHU (MÔ QUANH RĂNG)
(Gồm xương ổ răng, xê măng, dây chằng, nướu)
2. Xê măng: Là mô khoáng hóa, hình thành cùng với sự hình
thành chân răng, phủ mặt ngoài ngà chân răng.
Xê măng được bồi đắp thêm ở phía chóp chủ yếu để bù trừ
sự mòn mặt nhai (hiện tượng mọc răng suốt đời).
3. Dây chằng nha chu: Là những bó sợi liên kết, dày khoảng
0,25 mm, một đầu bám vào xê măng, đầu kia bám vào xương ổ
chính danhmỗi răng có sự xê dịch nhẹ độc lập với nhau.
- Giữ răng gắn vào xương ổ răng,
- Chức năng làm vật đệm, truyền cảm giác áp lực và truyền
lực để tránh tác dụng có hại của lực nhai đối với răng và
nha chu.
4. Nướu răng: Là phần niêm mạc miệng phủ lên xương ổ răng
(nướu dính) và cổ răng (nướu rời).
www.hoangtuhung.com
BỘ RĂNG

www.hoangtuhung.com
2- BỘ RĂNG là một thể thống nhất thuộc hệ thống
nhai, tạo thành bởi sự sắp xếp có tổ chức của các cơ
quan răng

Bộ răng gồm:

Hai cung răng:


- cung răng trên
- cung răng dưới

Hai loạt răng:


- răng sữa (20 răng)
- răng vĩnh viễn (32 răng)

www.hoangtuhung.com
BỘ RĂNG SỮA
NHÓM RĂNG, TÊN RĂNG
Răng cửa giữa sữa
Nhóm răng cửa sữa
Răng cửa bên sữa
Răng nanh sữa Nhóm răng nanh sữa
Răng cối sữa thứ nhất
Nhóm răng cối sữa
Răng cối sữa thứ hai

TUỔI MỌC I- Răng cửa giữa sữa: 6 - 12 tháng


II- Răng cửa bên sữa: 9 – 16 tháng
IV- Răng cối sữa thứ nhất: 12 – 19 tháng
III- Răng nanh sữa: 15 – 24 tháng
V- Răng cối sữa thứ hai: 23 – 33 tháng

Trên cả hai bộ răng:- Răng trước: các răng cửa và răng nanh
www.hoangtuhung.com
- Răng sau: các răng cối
BỘ RĂNG VĨNH VIỄN
NHÓM RĂNG, TÊN RĂNG
Răng cửa giữa
Nhóm răng cửa
Răng cửa bên
Răng nanh Nhóm răng nanh
Răng cối nhỏ thứ I
Nhóm răng cối nhỏ
Răng cối nhỏ thứ II
Răng cối lớn thứ I

Răng cối lớn thứ II Nhóm răng cối lớn


Răng cối lớn thứ III

TUỔI MỌC 1-Răng cửa giữa: 6 - 7 tuổi


2- Răng cửa bên: 8 – 9 tuổi
3- Răng nanh: 9 – 11 tuổi
4- Răng cối nhỏ thứ I: 9 – 10 tuổi
5- Răng cối nhỏ thứ II: 10 – 11 tuổi
6- Răng cối lớn thứ I: 6 tuổi (răng 6 tuổi)
7- Răng cối lớn thứ II: 12 tuổi (răng 12 tuổi)
8- Răng cối lớn thứ III: 18 – 25 tuổi
www.hoangtuhung.com (răng khôn)
BỘ RĂNG HỖN HỢP

III 2 1
IV
V
6

• Răng cối lớn thứ I mọc lúc 6 tuổi, khi bộ răng sữa còn tồn tại,
• Từ 6 tuổi đến 11 – 12 tuổi, các răng vĩnh viễn từ số 1 đến số 5
lần lượt thay thế răng sữa,
• Trên miệng có cả răng sữa và răng vĩnh viễn, gọi là bộ răng
hỗn hợp www.hoangtuhung.com
MÔ TẢ RĂNG

CÁC THUẬT NGỮ ĐỊNH HƯỚNG

Đường giữa

Hướng về phía đường giữaPhía gần Đi ra xa đường giữa: Phía xa

www.hoangtuhung.com
CÁC THUẬT NGỮ ĐỊNH HƯỚNG

Phiá môi

Phía ngoài

Phía má

www.hoangtuhung.com
CÁC THUẬT NGỮ ĐỊNH HƯỚNG

palatal
Phía khẩu cái
đối với răng trên

Phía trong
Phía lưỡi

Phía lưỡi

www.hoangtuhung.com
BA PHẦN CỦA RĂNG

Thân răng

Cổ răng

Chân răng

www.hoangtuhung.com
THÂN RĂNG
Là phần răng thấy được trong miệng (thân răng lâm sàng)
Là phần răng được men răng che phủ (thân răng giải phẫu)

CÁC MẶT
Răng được mô tả theo năm mặt, ứng với các phía của
thuật ngữ định hướng:
• Mặt ngoài
• Mặt trong
• Mặt gần
Mặt bên
• Mặt xa
• Mặt chức năng (rìa cắn, mặt nhai)
www.hoangtuhung.com
CỔ RĂNG
• Nướu răng viền xung quanh cổ răng tạo thành một bờ,
gọi là cổ răng sinh lý.
• Phần răng thấy được trong miệng là thân răng lâm sàng.
Nướu răng có thể bị sưng hoặc trụt,
làm thân răng (lâm sàng) bị ngắn lại hoặc dài ra
• Tuổi càng cao thì nơi bám này càng có khuynh hướng
di chuyển dần về phía chóp răng.

Cổ răng sinh lý (viền nướu)


Cổ răng giải phẫu (đường nối men-xê măng)
www.hoangtuhung.com
CHÂN RĂNG
Chân răng là phần được xê măng che phủ
Thân chung chân răng
Chóp răng

RCN I trên RCL dưới RCL trên

Chân răng thường dài 1,5 lần thân răng, thiết diện oval,
Mỗi răng có 1 chân hoặc nhiều chân, tận hết ở chóp răng,
Răng nhiều chân có thân chung chân răng
– Răng cửa, nanh, cối nhỏ có 1 chân, trừ RC nhỏ I trên có 2 chân
– Răng cối lớn và cối sữa trên có 3 chân
www.hoangtuhung.com
– Răng cối lớn và cối sữa dưới có 2 chân
HỆ THỐNG NHAI
Hệ thống nhai là một tổng thể, một đơn vị chức năng, bao
gồm:
Răng & nha chu; xương hàm; khớp thái dương hàm;
cơ hàm; hệ thống môi-má-lưỡi; tuyến nước bọt;
hệ thống mạch máu và thần kinh nuôi dưỡng và chi phối
các cơ quan đó.
Hệ thống nhai có hai chức năng chính:
-Chức năng nguyên thủy: Nuốt, Bú, Nhai
-Chức năng xã hội: Giao tiếp và Biểu cảm
không chỉ đảm nhiệm chức năng nhai mà còn thực hiện
hoặc tham gia thực hiện nhiều chức năng khác hệ thống
nhai có tầm quan trọng đặc biệt đối với chất lượng cuộc sống,
hoạt động xã hội, sức khoẻ và hạnh phúc của con người.
www.hoangtuhung.com
SƠ ĐỒ RĂNG VÀ KÝ HIỆU
Một răng được gọi tên đầy đủ với tên răng, hàm trên hay
hàm dưới, bên phải hay bên trái
Thí dụ: Răng cối lớn 1 hàm trên bên phải,
Răng cối nhỏ 2 hàm dưới bên trái.
Răng cửa giữa sữa hàm trên bên phải.
Răng nanh sữa hàm dưới bên phải.

1. Sơ đồ răng
Là sơ đồ biểu diễn từng răng theo vị trí trên các phần tư hàm
của hai hàm. Sơ đồ răng cũng có thể là hình vẽ cung răng
hoặc các mặt răng đơn giản hóa dùng trong mô tả, chẩn đoán,
điều trị…
www.hoangtuhung.com
SƠ ĐỒ RĂNG VÀ KÝ HIỆU
2. Ký hiệu răng
Trong thực hành và trong các văn bản (bệnh án, các báo cáo
thống kê hoặc văn bản khoa học) để ghi răng, người ta thường
sử dụng hai hệ thống ký hiệu:

• Ký hiệu góc phần tư hàm và chữ số chỉ tên răng


• Ký hiệu gồm hai chữ số: gồm chữ số chỉ phần tư hàm và
chữ số chỉ tên răng.

Các phần tư hàm được đánh số từ 1 đến 4 đối với răng vĩnh viễn,
từ 5 đến 8 cho răng sữa (theo chiều kim đồng hồ từ góc trên phải ).

www.hoangtuhung.com
Bộ răng vĩnh viễn
Sơ đồ răng 1 2
8 7 6 5 4 3 2 1 1 2 3 4 5 6 7 8

8 7 6 5 4 3 2 1 1 2 3 4 5 6 7 8
Ký hiệu răng 4 3
Ký hiệu góc phần tư: 6 răng cối lớn thứ nhất hàm trên bên trái
3 răng nanh hàm dưới bên phải

Ký hiệu hai chữ số:


11: răng “một một”: răng cửa giữa hàm trên bên phải (không đọc “mười một”)
37: răng “ba bảy”: răng cối lớn 2 hàm dưới bên trái…

www.hoangtuhung.com
Bộ răng sữa
Răng cửa giữa sữa, răng số I, răng A
Răng cửa bên sữa, răng số II, răng B
Răng nanh sữa, răng số III, răng C
Răng cối sữa thứ I, răng số IV, răng D
Răng cối sữa thứ II, răng số V, răng E

Sơ đồ răng
5 6
V (E) IV (D) III (C) II (B) I (A) I (A) II (B) III (C) IV (D) V (E)

V (E) IV (D) III (C) II (B) I (A) I (A) II (B) III (C) IV (D) V (E)

Ký hiệu răng 8 7
1- Ký hiệu góc phần tư, thí dụ: III : răng nanh sữa hàm trên bên trái
IV : răng cối sữa I hàm dưới bên phải
2- Ký hiệu hai chữ số, thí dụ:
52: răng “năm hai”: răng cửa bên sữa hàm trên bên phải
www.hoangtuhung.com
71: răng “bảy một”: răng cửa giữa sữa hàm dưới bên trái

You might also like