You are on page 1of 43

XƯƠNG Ổ RĂNG – ALVEOLAR BONE

SỰ HÌNH THÀNH, CẤU TRÚC VÀ


CHỨC NĂNG CỦA XƯƠNG Ổ RĂNG

Tiến sĩ-Bác sĩ Nguyễn Quốc Trưởng


Khoa Răng Hàm Mặt
KHÁI NIỆM
• Mỏm xương ổ răng (Alveolar Process) : Những phần xương
hàm trên và hàm hàm dưới, nơi có các chân răng. (Hay còn
được gọi là xương ổ răng – Alveolar bone)
• Xương ổ chính danh (Alveolar bone proper) : Là bản (lá)
xương trong của mỏm xương ổ với nhiều lỗ thủng (lá sàng) tạo
nên “thành ổ răng”.
=> Cả 2 đều là các cấu trúc phụ thuộc răng, tức là chúng phát
triển cùng với sự hình thành răng và tiêu biến sau khi mất răng.
• Xương nền (Basal bone) : Là phần xương hàm đến ngang
mức chân răng.
Thành phần xương ổ răng
• Xương nâng đỡ: bao gồm cả phần xương xốp và xương đặc,
có chức năng nâng đỡ cho xương ổ chính danh. Vỏ xương của
XHT và XHD tạo nên phần xương đặc của phần xương nâng
đỡ này.
• Xương ổ chính danh (Alveolar bone proper) : là lá xương
đặc lợp mặt trong của ổ răng, đây là nơi các sợi dây chằng nha
chu được đính vào. Trên phim X-quang thể hiện là một đường
cản quang và được gọi là lá cứng.
Sự hình thành
I. Sự hình thành các cấu trúc xương nâng đỡ răng
• Sự hình thành xương bắt đầu từ tuần thứ 6 (đã bắt
đầu thấy được các mầm răng)
• Cả xương hàm trên và xương hàm dưới đều được
hình thành nhờ quá trình cốt hoá mô liên kết – cốt
hoá nội mạc (Intramembranous)
• Vào lúc ra đời các hốc xương nguyên thuỷ chứa các
răng sữa đang phát triển chiếm phần lớn thân xương
hàm trên và hàm dưới. Lúc này chưa có xương ổ
răng thật sự.
Khác nhau

Hàm trên Hàm dưới


• Trung tâm khởi điểm quá • Trung tâm khởi điểm quá
trình hình thành xương trình hình thành xương ở
nằm ở bên so với vỏ sụn phía bên sụn Meckel.
mũi, ở phía dưới và phía • Trung tâm khởi điểm cốt
bên so với TK dưới ổ hoá xương hàm dưới
mắt. nằm ở phía bên so với
• Ở người không có trung TK ổ răng dưới và sụn
tâm cốt hoá riêng biệt Meckel gần nơi phân
của xương hàm trên. nhánh TK cằm (lỗ cằm
tương lai).
Giống nhau

• Được tạo thành từ trung mô có nguồn gốc mào thần kinh


• Khi mới hình thành có dạng 1 máng mở về phía hốc miệng để tạo
điều kiện hình thành các mầm răng sữa.
• Khi các mầm răng ở giai đoạn chuông (tuần 14 – tuần 20) và bắt
đầu tạo mô cứng, có sự xuất hiện của các vách xương mỏng ngăn
cách mầm răng với nhau. Đây chính là các vách xương ngăn cách
các răng sữa sau này – xương vách.
Giống nhau

• Mỗi mầm răng (bao gồm các răng sữa và răng cối vĩnh viễn thứ 1)
được 1 buồng xương bao quanh, buồng này mở về phía mặt nhai,
nơi chỉ có niêm mạc miệng che phủ.
• Các mầm răng cối lớn vĩnh viên (trừ răng cối thứ 1) hầu như được
xương bao bọc hoàn toàn ngay từ đầu.
• Các mầm răng thay thế thoạt đầu nằm trong các buồng xương của
các răng sữa tương ứng (không có buồng xương riêng biệt), cho
đến khi hình thành mô cứng thân răng (lúc này răng sữa đã bắt
đầu mọc)
II. Sự hình thành xương ổ răng

• Trong quá trình hình thành chân răng và mọc, các


thành phần của bao răng sẽ chuyển hoá thành
cement, dây chằng nha chu và quá trình tạo xương ổ
chính danh sẽ phỏng theo hình dạng và kích thước
của chân răng đang phát triển.
=> Nguồn gốc của xương ổ chính danh là lớp tế bào
ngoài cùng của bao răng (The outermost layer of the
Dental Follicle)
II. Sự hình thành xương ổ răng
• Do khả năng hướng dẫn sự hình thành xương của
bao răng, các thành xương ổ (xương ổ chính danh)
và mỏm xương ổ luôn được tạo nên sao cho khít
sát với hình dạng và kích thước của các răng.
• Đối với răng sữa và răng cối vĩnh viễn quá trình
này diễn ra trước khi hình thành chân răng và mọc
răng. (a)
• Đối với các răng thay thế quá trình này diễn ra
cùng lúc với việc hình thành chân răng và mọc
răng. (b)
1. Răng sữa và răng cối vĩnh viễn
• (a) => Sau khi sinh, sự hình thành chân răng bắt đầu
từng bước ở các mầm răng, khi đó mỏm xương ổ răng
đã phát triển vượt qua mặt phẳng nhai của mầm răng. Vì
vậy các răng sữa hoàn toàn nằm trong mỏm xương
ổ răng đã phát triển.
• Tốc độ phát triển của mỏm xương ổ răng cũng có nhịp
độ gần như tương tự với mức kéo dài của chân răng
sau này.
• Khi răng mọc và mỏm xương ổ răng có sự thích ứng với
các răng sữa => Xương ổ chính danh xuất hiện cùng
với hệ thống dây chằng nha chu và cement.
2. Răng thay thế
• Ban đầu, các mầm răng thay thế xuất hiện
trong hốc xương của các răng sữa tương
ứng, cho đến khi răng sữa mọc thì các
răng thay thế mới có được buồng răng
riêng, gần như kín hoàn toàn.
• Các mầm răng thay thế thường nằm trong
phần xương nền của xương hàm trên và
hàm dưới.
2. Răng thay thế
• (b) => Khi các chân răng thay thế bắt đầu hình thành và thân
răng dịch chuyển về phía nhai, các chân của răng sữa tiêu
dần đi kèm với sự tiêu xương, quá trình này lan rộng làm
mất hầu hết xường của thành hốc xương (răng thay thế),
xương ổ, và 1 phần mào xương ổ (răng sữa).
• Ngay khi các răng sữa rụng, răng thay thế đang trong quá
trình mọc sẽ di chuyển vào chỗ trống.
• Khi đó, xương hàm có sự hình thành xương mới để thay thế
cho các khối xương bị tiêu, tạo ổ răng mới và phần xương ổ
chính danh có kích thước và hình dáng phụ hợp với răng
thay thế, đi kèm với sự bồi đắp của mỏm xương ổ và xương
nền hàm.
2. Răng thay thế
• Như vậy trong quá trình mọc, mỗi răng thay thế sẽ được
bao bọc bởi một mỏm ổ răng và xương ổ chính danh hoàn
toàn mới.
• Đồng thời ở đây, một lần nữa, có sự hiệp đồng về thời
gian và không gian với quá trình hình thành chân răng và
dây chằng nha chu
• “Trong quá trình thay răng, hình thể của mỏm xương ổ
răng thay đổi sao cho cung ổ răng sau cùng được thấy là
1 cấu trúc hoàn toàn mới, phù hợp với bộ răng vĩnh
viễn.” (Tondury, G.,1969)
Cấu trúc và chức năng
I. Chức năng của xương ổ răng
• Xương ổ răng ,
dây chằng nha
chu và Cement
chân răng phối
hợp cùng tạo ra 1
đơn vị cấu trúc
và chức năng
kết hợp với mô
nướu tạo thành
hệ thống bám
dính của răng
với các chức
năng :
I. Chức năng của xương ổ răng
1. Neo giữ răng trong xương ổ
2. Liên kết các răng trên 1 cung răng
3. Tự thích nghi đối với các thay đổi về hình thái và chức năng
4. Tạo ra sự thay đổi về vị trí của răng trong 1 chừng mực nhất
định
5. Tham gia sửa chữa các tổn thương do sang chấn
6. Duy trì sự che phủ liên tục của biểu mô miệng quanh cổ răng
=> thiết lập hàng rào bảo vệ ngoại vi chống nhiễm trùng
7. Hấp thu và phân phối lực nhai (khi kết hợp với mỏm ổ răng
vùng xương nền)
II. Cấu trúc và các tính chất của xương ổ răng:
1. Phân loại xương
• Có 2 phương pháp phân loại (Classification) xương:
a. Phân loại theo phương thức tạo xương
(Developmentally)
b. Phân loại theo cấu trúc mô học (Histologically)
a. Phân loại theo phương thức tạo xương
• Tạo xương từ sụn (Endochondral bone) :
Xuất phát từ 1 mô hình sụn sau đó được
chuyển thành xương bởi quá trình cốt hoá
trong sụn (endochondral ossification)
• Tạo xương từ mô liên kết kiểu màng
(Intramembranous bone) :
Đây là kiểu cốt hoá của xương hàm trên và
hàm dưới bao gồm cả mỏm xương ổ và xương
nền hàm.
b. Phân loại theo cấu trúc mô học
• Phân loại cơ bản:
1. Xương vỏ, xương đặc (Cortical/Compact bone): Không có
hốc, có các lá xương tạo thành những cấu trúc đặc biệt gọi là
hệ thống Havers. Mỗi hệ thống có dạng hình trụ, gồm những lá
xương xếp vòng đồng tâm, ở chính giữa khối trụ đó là ống
Havers chứa mạch máu và mô liên kết.
2. Xương xốp (Trabecular/Cancellous/Spongy bone): Có lá
xương tạo thành 1 hệ thống vách mỏng không đều được gọi là
bè xương (Trabeculae), xếp theo nhiều hướng khác nhau và có
thể nối với nhau. Giữa các bè xương có các hốc chứa tuỷ
xương
2. Cấu trúc đại thể
 Mỏm xương ổ hàm trên và hàm dưới được cấu tạo
gồm:
• Bản xương ổ trong (Inner alveolar plate)
• Bản xương ổ ngoài (Outer alveolar plate)
• Phần xương xốp nằm ở giữa 2 bản xương trên.
=> Cấu trúc như vậy giúp xương đạt được sức bền tối
đa và khối lượng tối thiểu
2. Cấu trúc đại thể
 Bản xương ổ trong còn được gọi là xương ổ
chính danh (Alveolar bone proper) => Có
nguồn gốc từ túi răng.
 Bản xương ổ ngoài cùng với phần xương xốp
được gọi là xương nâng đỡ (Supporting bone)
=> Được tạo thành từ trung mô có nguồn gốc
mào thần kinh.
Bản xương ổ trong (Alveolar bone proper)
• Ngoài cái tên “Xương ổ chính danh” thường được biết đến với
các tên gọi sau:
- Lá sàng (cribriform plate): Vì có cấu trúc tương tự 1 mặt sàng
(cái rây) với nhiều lỗ nhỏ được tạo ra bởi các kênh mạch máu
(Volkmann’s canals) chạy từ xương ổ chính danh ra ngoài dây
chằng nha chu.
- Xương bó (Bundle bone): Vì có 1 số lượng lớn các sợi Collagen
ngoại sinh (Sharpey’s fiber) đâm vào từ vùng dây chằng nha chu.
- Phiến cứng – Lamina dura: Vì trên phim chụp X-ray, xương ổ
chính danh thể hiện là 1 đường cản quang rõ rệt khác biệt với
vùng xương xốp lân cận.
• “Hiện tượng phản
quang này của lamina
dura xảy ra do tương
quan về hướng của các
bản xương ổ răng phía
gần và phía xa với
đường đi của chum tia
X, tạo ra hiệu quả
chập làm hình ảnh của
lá sàng trở nên đậm
đặc hơn. Tuy nhiên
thực tế thì nó có cùng
mức độ khoáng hoá
như phần xương xung
quanh.” – (Goldman,
M.H.,1957; Manson,
J.D., 1963)
Xương xốp và bản xương ổ ngoài
(Supporting bone)
• Có sự khác nhau về đặc điểm giữa 2 hàm vì mỗi hàm có 1 tính
năng cơ sinh học riêng biệt.
- Hàm trên: Chức năng của hàm trên là phân phối lực nhai và
bảo vệ các cấu trúc phần sọ mặt và sọ não. Mọi tác dụng lực
lên phần xương hàm trên đều được truyền qua cung gò má và
xương khẩu cái hướng ra khỏi hốc mắt và hộp sọ. Vì vậy ở đây
phần xương xốp có dạng mịn và bản xương ngoài mỏng.
- Hàm dưới: Với chức năng chủ yếu là hấp thu lực từ việc ăn
nhai nên phần xương xốp có dạng thô ráp và bản xương
ngoài dày và đặc hơn ở hàm trên.
3. Cấu trúc vi thể
• Về cơ bản xương là 1 loại mô liên kết được khoáng
hoá
• Thành phần hoá học chung của xương tính theo phần
trăm khối lượng là : 60% chất vô cơ, 25% chất hữu
cơ và 15% nước.
• Khi xét về cấu trúc vi thể của xương ta có thể chia
làm 2 loại chính:
a. Chất nền xương (Matrix of bone)
b. Các tế bào xương (Bone cells)
a. Chất nền xương
• Bao gồm 2 thành phần là:
 Khoáng chất vô cơ :
- 60% : Là các tinh thể hydroxyapatite – Ca10(PO4)6(OH)2.
Các tinh thể này bao quanh các sợi Collagen giúp gia tăng
độ vững chắc và khả năng kháng nén của chúng.
- 40% : Canxi Photsphate– Ca3(PO4)2 không định hình.
a. Chất nền xương
 Chất nền hữu cơ :
- 90% : là các sợi Collagen tuýp 1 cung cấp độ bền và tính co
giãn cho xương. Phần lớn các sợi Collagen này là sợi nội sinh
(Intrinsic fibre) tuy nhiên cũng có 1 phần là các sợi ngoại sinh
(Extrinsic fibre – Sharpey’s fibre) được tạo bởi các nguyên
bào sợi (Fibroblast) đâm vào xương ổ chính danh từ vùng dây
chằng nha chu.
- 10% : các hỗn hợp Protein phức tạp bao gồm : Các yếu tố
tăng trưởng (Growth factors), Osteocalcin, Osteonectin,
Osteopontin và Glycoproteins. Những protein này đều được
tạo ra bởi tạo cốt bào (Osteoblast) cùng với Collagen týp 1
b. Các tế bào xương
 Mô xương có 3 loại tế bào:
• Tạo cốt bào (Osteoblast): TB của xương đang hình
thành.
• Cốt bào (Osteocyte) : TB của xương đã hình thành.
• Huỷ cốt bào (Osteoclast) : TB có khả năng huỷ
xương mạnh.
Tạo cốt bào
• Nguồn gốc: 1 loại TB trung mô chưa biệt hoá gọi là
TB sinh xương.
• Định nghĩa: Là TB sản xuất lá xương về sau tự nằm
trong ổ xương khi đã tạo ra chất nền xung quanh nó
và trở thành cốt bào.
• Đặc điểm: Có hình vuông, bầu dục, tháp; bào tương
ái kiềm do chứa nhiều lưới nội bào hạt, nhuộm màu
hơi tím; nhân tròn lợt màu, có hạt nhân rõ và thường
nằm ở phía đối diện với giá đỡ (phía không tạo
xương).
Tạo cốt bào
• Chức năng:
- Sản xuất thành phần hữu cơ của chất nền xương.
- Ức chế sự canxi hoá bằng cách chế tiết enzyme.
- Tham gia quá trình canxi hoá.
- Điều hoà huỷ xương: Giảm huỷ xường bằng cách tiết ra
Prostagladin ức chế hoạt động huỷ cốt bào. Tăng huỷ xương
bằng cách tiết ra 1 yếu tố hoạt hoá huỷ cốt bào.
- Phụ thuộc vào các yếu tố : PTH, Calcitonin, GH, Vitamin C,…
Cốt bào
• Nguồn gốc: Tạo cốt bào
• Định nghĩa: Là những TB xương nằm vùi hoàn toàn trong
chất nền xương, chiếm khoảng 10% trong lượng chung của
mô xương.
• Đặc điểm: Thân hình bầu dục, có nhánh bào tương mảnh
kéo dài, nằm trong 1 hốc nhỏ của chất nền ngoại bào gọi là
ổ xương (lacunae), còn các nhánh bào tương nằm trong các
khe nhỏ gọi là vi quản xương (canaliculi). Các vi quản
xương có thể nối với nhau chứa 1 chất lỏng giàu
glycoprotein, tạo thuận lợi cho việc vận chuyển các chất
dinh dưỡng đến các TB xương. Bào quan kém phát triển và
không có trung thể.
Cốt bào
• Chức năng: Mặc dù bị giam hãm trong ổ xương
nhưng cố bào vẫn hoạt động mạnh (Điểm khác biệt
giữa cốt bào và Cement bào) và có 2 chức năng trái
ngược nhau:
- Tiếp tục sản xuất chất hữu cơ rồi Canxi hoá nó để duy
trì chất nền xương.
- Tiêu huỷ xương nhờ hệ thống Enzyme tiêu thể chứa
trong bào tương.
- Phụ thuộc vào : PTH, TH,...
Huỷ cốt bào
• Nguồn gốc: Từ 1 dòng mono bào đặc biệt trong tuỷ xương.
• Định nghĩa: Là TB huỷ xương và huỷ sụn nhiễm Canxi với
cường độ cao, đóng vai trò quyết định trong việc tu sửa xương.
• Đặc điểm: TB khổng lồ chứa nhiều nhân (3 đến vài chục
nhân), kích thước lớn, bào tương ưa base nhẹ, đôi khi ưa acid.
Chụp lên vách xương như 1 giác hút. Trong bào tương chứa
nhiều ti thể, các bào quan khác kém phát triển. Tại nơi sát vách
xương, bào tương lợt màu do chứa nhiều không bào; còn các
nhân thì ở phía đối diện.
Huỷ cốt bào
• Chức năng:
- Tiêu huỷ xương và sụn nhiễm canxi ở cường độ cao.
- Tham gia vào việc duy trì hàm lượng bình thường của
Canxi và Photpho trong huyết tương.
- Phụ thuộc vào : TH, PTH,...
THANK YOU SO MUCH FOR
YOUR ATTENTION

You might also like