You are on page 1of 36

ĐẠI HỌC Y DƯỢC HUẾ

SỰ HÌNH THÀNH KHỚP CẮN


RĂNG VĨNH VIỄN

Lớp RHM4B - Nhóm 6


Phần 1
• SỰ HÌNH THÀNH CỦA BỘ RĂNG VĨNH VIỄN VÀ THÀNH
LẬP KHỚP CẮN
Phần 2
• ĐẶC ĐIỂM SỰ ĂN KHỚP LÝ TƯỞNG CỦA BỘ RĂNG
VĨNH VIỄN
Phần 3
• NHỮNG THAY ĐỔI KHỚP CẮN CỦA BỘ RĂNG VĨNH
VIỄN
1. SỰ HÌNH THÀNH CỦA BỘ RĂNG VĨNH VIỄN
VÀ THÀNH LẬP KHỚP CẮN:
 Chia làm bốn giai đoạn:

GĐ1
• Mọc các RCL1 và các RCVV

GĐ2
• Mọc các RCBVV

GĐ3
• Mọc các Răng nanh, RCN và RCL2

GĐ4
• Mọc các RCL 3 (răng khôn)

 Giữa các giai đoạn là một thời kỳ “nghỉ”.


Hình ảnh: Trình tự mọc răng vĩnh viễn
1.1. MỌC CÁC RĂNG CỐI LỚN I VÀ RĂNG CỬA VĨNH VIỄN:
 Là giai đoạn mọc 4 RCL 1và thay thế các răng cửa sữa.
 Diễn ra trong khoảng từ 5,5 đến 8 tuổi.

1.1.1. ĐẶC ĐIỂM CỦA QUÁ TRÌNH MỌC RĂNG CỐI LỚN I.

• Tương quan của răng cối lớn 1 trong giai đoạn tiếp xúc đầu

tiên đóng vai trò quan trọng đối với tình trạng khớp cắn của

bộ răng vĩnh viễn trong tương lai.


1.1.1.1. MẶT TẬN CÙNG CỦA RĂNG CỐI SỮA VÀ
KHỚP CẮN BỘ RĂNG VĨNH VIỄN:
 Do khi mọc, RCL 1 được hướng dẫn bới mặt xa của RCS II nên tương quan của các RCL
1 khi đạt tiếp xúc đầu tiên phụ thuộc rất nhiều vào tương quan giữa mặt xa các RCS II trên
và dưới.

 Theo Carlsen và Meredith, có thể chia làm bốn loại:

Tương quan loại I Tương quan đối đỉnh Tương quan loại II Tương quan loại III


●múi GN của RCL 1 trên múi GN của RCL I

● ●
● múi GN RCL I trên ở múi gần ngoài răng cõi

liên hệ hoặc rất gần với trên và dưới gần như phía trước (phía gần) lớn 1 trên ở phía xa so
rãnh ngoài của RCL1 đối đầu nhau so với múi GN RCL1 với rãnh ngoài răng cối
dưới (khoảng 55%). (khoảng 25%). dưới (khoảng 19%). lớn dưới (khoảng 1%)
1.1.1.2. CƠ CHẾ NHỮNG THAY ĐỔI TƯƠNG
QUAN VÙNG RĂNG CỐI LỚN:
 Khoảng leeway: là hiệu số kích thước gần-xa R nanh sữa và RCS I,II với răng thay thế. Do
khoảng leeway hàm dưới (1,8mm) lớn hơn hàm trên (0,9mm), làm RCL 1 di gần nhiều hơn.
Đây là yếu tố lớn nhất liên quan đến sự chuyển đổi từ tương quan mặt tận cùng phẳng hoặc
bậc xuống gần thành tương quan loại 1.
 Sự tăng trưởng của hàm dưới:cả hàm trên và hàm dưới đều tăng trưởng xuống dưới và ra
trước nhưng hàm dưới nhiều hơn nên cung răng dưới được “đưa” về phía trước nhiều hơn.
Góp phần chuyển tương quan răng cối lớn 1 từ đối đỉnh (end-to-end) ở giai đoạn tiếp xúc đầu
tiên thành tương quan khớp cắn loại 1 ở giai đoạn trưởng thành.
 Những yếu tố khác:di truyền, dinh dưỡng, chức năng; một số bệnh lý vùng hàm mặt và tai
mũi họng...
Sơ đồ minh họa sự thành lập khớp cắn của răng cối I lớn.
1.1.2. ĐẶC ĐIỂM CỦA QUÁ TRÌNH MỌC CÁC RĂNG
CỬA VĨNH VIỄN:

 Mọc trong khoảng từ 6 đến 8 tuổi.

 Những răng này lớn hơn nhiều so với các răng sữa mà nó

thay thế.
=> Để đủ chỗ, có sự tăng trưởng theo chiều ngang của cung
xương ổ răng và sự nghiêng trục về phía môi nhiều hơn và
thường có các khe hở giữa các răng cửa sữa.
1.2. GIAI ĐOẠN 2: MỌC RĂNG NANH, RĂNG CỐI NHỎ
VÀ RĂNG CỐI LỚN 2:

 Bắt đầu từ 10 đến 12-13 tuổi.


 Diễn biến quan trọng nhất là sự di gần của các răng cối lớn 1 và khoảng
leeway.
 Sự di gần của răng cối lớn vĩnh viễn 1 vào khoảng leeway làm thu ngắn
chiều dài cung răng trong giai đoạn chuyển tiếp, góp phần cho sự chuyển
đổi bình thường từ bộ răng hỗn hợp có tương quan răng cối sữa theo mặt
phẳng sang khớp cắn loại I ở bộ răng vĩnh viễn; quá trình này cũng tùy
thuộc vào trình tự mọc răng ở hàm trên và hàm dưới.
 Cần chú ý là sự thay đổi về kích thược cung răng, đặc biệt
ở hàm dưới, sau khi mọc răng cối nhỏ, là có sự giảm thật sự
chu vi cung răng. Giảm trung bình khoảng 4mm (Moorrees,
1959). Sự giảm này diễn ra cùng lúc với sự tăng trưởng
xương hàm dưới và xương nền về phía sau nên có thể gây
nhầm lẫn.

 Do sự giảm chu vi cung răng và khuynh hướng di gần rõ


rệt của các răng cối lớn hàm dưới, tương quan khớp cắn
thay đổi liên tục trong suốt giai đoạn sau của bộ răng hỗn
hợp.
1.3. GIAI ĐOẠN 3: MỌC CÁC RĂNG CỐI LỚN 3
( RĂNG KHÔN):

 Các RCL 3 thường mọc trong những năm đầu của một người trưởng thành (18-25 tuổi) làm
hoàn tất quá trình thành lập khớp cắn của bộ răng vĩnh viễn.

 Ở vị trí bắt đầu mọc, RCL 3 trên thường nghiêng nhẹ về phía xa, RCL 3 dưới thường nghiêng
nhẹ về phía gần.

 Hai răng này mọc lên và ăn khớp nhau phụ thuộc vào vị trí và tương quan khớp cắn của các
RCL 1 và 2.
6 tuổi 8 tuổi

HÌNH ẢNH
THÀNH LẬP BỘ
RĂNG VĨNH VIỄN

9 tuổi 11 tuổi

12 tuổi 15 tuổi
Chụp toàn cảnh hàm răng hỗn hợp của một đứa trẻ 7 tuổi
Hộp sọ khô của một đứa trẻ 8 tuổi với hàm răng hỗn hợp
 
2. ĐẶC ĐIỂM SỰ ĂN KHỚP LÝ TƯỞNG CỦA
BỘ RĂNG VĨNH VIỄN:
 Liên hệ giữa các mặt nhai các răng trong tư thế lồng múi
• Phân loại các liên hệ giữa các thành phần chịu và thành phần hướng dẫn ở lồng múi tối
đa:

 Liên hệ múi chịu – gờ bên: Gờ múi của múi chịu đặt vào khoang mặt bên của hai gờ bên
răng đối diện.
 Liên hệ múi chịu – trũng giữa: Múi chịu đặt vào trũng giữa răng đối diện, tạo thành ba điểm:
o Ở múi: trên gờ tam giác của múi, và trên các gờ múi gần và xa.
o Ở trũng: trên 3 sườn nghiêng tạo nên trũng. Đối với RCL trên: 2 sườn nghiêng nội phần
của hai múi ngoài và nội phần của hai múi trong và nội phần của múi xa ngoài.

 Liên hệ múi chịu – trũng tam giác: Múi chịu đặt vào trũng tam giác, tạo thành hai hoặc ba
điểm.

 Liên hệ rìa cắn răng trước dưới – mặt trong răng trước trên: Rìa cắn răng cửa dưới (nhóm
“múi chịu 2”) liên hệ với các chi tiết ở mặt trong răng trước trên: Cingulum, gờ bên, các gờ
men từ vùng cổ răng (thuộc các mặt hướng dẫn nhóm 2).
Sơ đồ minh họa liên hệ giữa thành phần chịu và
thành phần hướng dẫn ở lồng múi tối đa.
a) Liên hệ rìa cắn răng trước dưới-mặt trong răng
trước trên
b) Liên hệ múi chịu-gờ bên
c) Liên hệ múi chịu-trũng giữa
d) Liên hệ múi chịu-trũng tam giác
2.3. ĐẶC ĐIỂM TIẾP XÚC CỦA CÁC NHÓM MÚI CHỊU:
2.3.1. Nhóm múi chịu 1 (răng cối lớn
và cối nhỏ dưới):
 Các múi xa ngoài răng cối lớn dưới
ăn khớp vào trũng giữa răng cùng
tên hàm trên, tạo thành ba điểm tiếp
xúc.
 Các múi gần ngoài răng cối lớn dưới và múi

ngoài răng cối nhỏ dưới ăn khớp với gờ bên

gần của răng cùng tên và răng phía gần của

răng cùng tên đó của hàm trên, tạo thành hai

điểm tiếp xúc.


2.3.2. NHÓM MÚI CHỊU 2 (CÁC RĂNG TRƯỚC DƯỚI)
 Răng nanh:
 Gờ múi xa liên hệ với gờ bến gần của răng nanh trên
 Gờ múi gần liên hệ với gờ bên xa răng cửa bên hàm trên (hai điểm tiếp xúc).
 Răng cửa bên:
• Liên hệ với gờ bên xa răng cửa giữa trên và với gờ bến gần răng cửa bên trên (hai điểm tiếp
xúc).
 Răng cửa giữa:
• Liên hệ với gờ bên gần và giữa mặt trong răng cửa giữa trên (hai điểm tiếp xúc).
2.3.3. NHÓM MÚI CHỊU 3 (RĂNG CỐI LỚN VÀ CỐI
NHỎ TRÊN):
 Các múi gần trong RCL trên ăn khớp với trũng giữa răng
cùng tên hàm dưới, tạo thành 3 điểm tiếp xúc.

 Các múi trong RCN trên ăn khớp với trũng tam giác xa của
răng cùng tên hàm dưới, tạo thành 2 đến 3 điểm tiếp xúc.

 Các múi xa trong RCL trên (trừ răng cối lớn 3) ăn khớp với
vùng gờ bên xa của răng cùng tên và gờ bến gần của răng ở
phía xa của răng cùng tên đó của hàm dưới, tạo thành 2
điểm tiếp xúc.
Sơ đồ minh họa đặc điểm
tiếp xúc của các múi chịu:

a) Nhóm múi chịu 1


b) Nhóm múi chịu 2
c) Nhóm múi chịu 3
3. NHỮNG THAY ĐỔI KHỚP CẮN CỦA BỘ RĂNG VĨNH VIỄN:
Khớp cắnvĩnh
Các răng
viễn mọc
răng
bộ
vĩnh viễn

Nguyên nhân: T
ha
y
- Gắn liền với quá trình đổ
i
phát triển, với chức Đầy tr
on
đủ
năng của các cơ, khớp g
su
thái dương hàm ốt
qu
á
- Các thói quen chức trì
nh
năng, cận chức năng
Khô
ng cố th
định
ực
- Môi trường, các bệnh hi
ện
lý của răng, nha chu và ch
ức
toàn cơ thể. nă
ng
3. NHỮNG THAY ĐỔI KHỚP CẮN CỦA BỘ RĂNG VĨNH
VIỄN:
 Tập trung ở thời kỳ bộ răng hỗn hợp, sau 12 tuổi.
 Sự thay đổi khớp cắn diễn ra với mức độ chậm hơn,
khó nhận thấy hơn.
r (ă 2n) g Svựà mh òi ện n
n ợg n vgà t hr ồi ệi n
(2 ) S ự mò n

mợặ nt g n th raồi i
mặt nh ai

( 4 )( 4 S) ự S nự g hn ig êh ni gê n g
d ầ nd ầ cn ủ ac ủ ta r ụt cr ụ c
r ă nr gă n lg à ml à m
t h at yh a y
đ ổ iđ ổ mi ặ mt ặ pt h ẳp nh gẳ n g
n h an ih a i
r ăt ư

khớp cắn của bộ răng vĩnh


Những thay đổi phổ biến ở

viễn

( g3 ầ) nS cự ủ da i
(3) Sự di
các răng
cg áầ cn rcăủnag
a in a n
t h te ho e to h tờ hi ờ gi i g
r ă nr ăg n cg ử ca ử da ư dớ ưi ớ i
c h cú hc ú cc ủ ca ủ a cácá c
( 1 () 1 S) ựS ự c h ce hn e n
3.1 SỰ CHEN CHÚC CỦA CÁC RĂNG CỬA DƯỚI:

- Trên các cộng đồng dân cư hiện


đại, sau khi bộ răng vĩnh viễn đã
GIẢ
mọc đầy đủ và khớp cắn đã được
THUYẾT
thiết lập, các răng cửa dưới bắt đầu
có khuynh hướng dần dần trở nên
chen chúc (17 – 25 tuổi).

(1)
(2)
Không còn mòn
Sự tăng trưởng (3)
răng tự nhiên do
kéo dài của hàm Áp lực từ RCL3
chế độ ăn hiện
dưới
đ ại
(1) Không còn “sự mòn răng tự nhiên” do chế độ ăn hiện đại

 Xuất phát từ nhận xét những cộng đồng cư dân cổ (tỷ lệ sai khớp cắn ít hơn
nhiều so với những cộng đồng cư dân hiện đại)

 Theo Begg: chế độ ăn thức ăn mềm, các răng sẽ bị chen chúc vì sự mòn
răng không diễn ra. Tuy nhiên, khi người Úc bản địa chuyển sang chế độ
ăn hiện đại (suốt thế kỷ XX), hiện tượng mòn mặt nhai và mặt bên của răng
không còn nhiều nhưng sự chen chúc của các răng cửa dưới vẫn hiếm gặp.
(2) Áp lực từ răng cối lớn 3
Thực tế, sự chen chúc
răng ở giai đoạn này vẫn
Chiều dài hàm không xảy ra ở những người
đủ không có RCL3

RCL3 bị thiếu chỗ


Áp
Đẩy
lực

Các răng chen chúc về


phía trước

*Lâm sàng khó phát hiện


(3) Sự tăng trưởng kéo dài của hàm dưới:

-Vào cuối giai đoạn tuổi vị thành niên, do sự tăng


trưởng về phía trước của hàm dưới > hàm trên

Các răng cửa dưới có khuynh hướng bị dời chỗ về


phía ngược lại (phía lưỡi)
Hình 1: Sự xoay của hàm
dưới và sự tái định vị răng
cửa dưới về phía lưỡi so với
hàm dưới
3.2. SỰ MÒN RĂNG VÀ HIỆN TƯỢNG TRỒI MẶT NHAI:

 Răng tham gia vào hoạt động chức năng sẽ mòn


dần theo thời gian.

 Tốc độ mòn mặt nhai (và mặt bên) phụ thuộc


chủ yếu vào tính chất thức ăn, tập quán của
cộng đồng và thói quen của cá nhân.

 Hiện tượng trồi mặt nhai diễn ra liên tục để bù


trừ cho sự mất men do mòn mặt nhai.

 Nhờ sự trồi mặt nhai, kích thước dọc cắn khớp


và chiều cao tầng dưới mặt được duy trì. Hình ảnh: Mòn răng quá mức do nghiến răng
3.3. SỰ DI GẦN SINH LÍ VÀ THAY ĐỔI ĐỘ NGHIÊNG CỦA TRỤC
RĂNG:

“Di gần” có nghĩa là các răng trên một cung hàm toàn vẹn di về
phía giữa cung răng, làm cho vị trí của các răng ngày càng về phía
gần hơn cùng với sự tích tuổi.
Những yếu tố được xem là đã dự phần trong sự di gần của răng:
 Độ nghiêng gần của các răng, và lực sinh lý trong quá trình
nhai.
 Tác động của một số cơ, đặc biệt là cơ mút, có xu hướng đẩy
các răng về phía trước.
Do tác động của các lực chức năng không hoàn toàn trùng với
trục răng, nên trục răng có sự thay đổi:
 Nghiêng gần đối với các răng của hai hàm.
 Nghiêng trong đối với răng cối dưới.
 Nghiêng ngoài đối với răng cối trên.
Hình ảnh: Hướng lực tác động khi các
răng sau ăn khớp nhau.
 Sự dịch chuyển răng như vậy
làm thay đổi tính chất ban
đầu của đường cong khớp
cắn: Đường cong Spee sẽ bớt
cong hơn.
Always keep your teeth healthy and strong

You might also like