You are on page 1of 6

TẠP CHÍ Y DƯỢC HỌC CẦN THƠ – SỐ 16/2018

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, X QUANG VÀ ĐÁNH GIÁ KẾT
QUẢ TÁI TẠO THÂN RĂNG TRÊN BỆNH NHÂN CÓ RĂNG CỐI SÂU VỠ
LỚN BẰNG CHỐT TẠI BỆNH VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN
THƠ TỪ 2017 ĐẾN 2018
Nguyễn Thụy Bảo Trân*, Trần Thị Phương Đan
Trường Đại Học Y Dược Cần Thơ
*Email: tran_8998@yahoo.com
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Chốt là 1 trong những phương pháp gia cố trong tái tạo răng sau điều trị tủy.
Chúng tôi tiến hành đề tài “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, X quang và đánh giá kết quả tái tạo
thân răng trên bệnh nhân có răng cối sâu vỡ lớn bằng chốt tại Bệnh Viện Trường Đại Học Y Dược
Cần Thơ từ 2017 đến 2018”. Mục tiêu: 1. Khảo sát lâm sàng, X quang ở bệnh nhân có răng cối
sâu vỡ lớn đã điều trị tủy, trước và sau tái tạo bằng chốt. 2. Đánh giá kết quả điều trị tái tạo thân
răng cối sâu vỡ lớn bằng chốt sợi và chốt kim loại vặn tại Bệnh Viện Đại Học Y Dược Cần Thơ
sau 3 tháng, 6 tháng, 9 tháng. Đối tượng và phương pháp: thử nghiệm lâm sàng có nhóm chứng
trám tái tạo thân răng trên 80 răng cối sâu vỡ lớn với chốt kim loại vặn và chốt sợi. Bệnh nhân
được theo dõi sau 3-6-9 tháng. Kết quả: 29 răng hàm trên, 51 răng hàm dưới: 60% răng có 3
thành, 40% răng có 4 thành, 16,3% chân răng mang chốt cong, 83,8% thẳng. Sau trám 85% đạt
thẩm mỹ, 100% đạt khít sát, Xquang quanh chóp: 95% miếng trám khít sát, chiều dài chốt 66,3%
đạt, chiều trục chốt 91,3% đạt. Sau 3 tháng: các kết quả không thay đổi so với ngay sau trám. Sau
6 tháng: mô răng miếng trám còn ở 90% chốt kim loại; chốt sợi 97,5%. Sau 9 tháng: mô răng
miếng trám còn ở 89,7% chốt kim loại, chốt sợi 97,3%. Kết luận: Độ bền mô răng và miếng trám
tái tạo với chốt sợi và miếng trám tái tạo với chốt kim loại vặn, sự khác biệt không có ý nghĩa
thống kê.
Từ khoá: chốt sợi tạo dạng ống tuỷ, chốt kim loại vặn

ABSTRACT
STUDY OF CLINICAL FEATURES, X-RAY AND EVALUATIONS
RESULT OF CROWN’S RESTORATION IN PATIENTS WITH LARGE-
CARIES MOLARS AT CANTHO MEDICAL – PHARMACY UNIVERSITY
HOSPITAL IN 2017- 2018
Nguyen Thuy Bao Tran*, Tran Thi Phuong Đan
Can Tho University of Medicine and Pharmacy
Background: Using post is one of the reinforced methods in tooth restoration after
endodontic reatment. That’s the reason we operate the topic “Study of clinical features, X-ray and
evaluations result of crown’s restoration in patients with large-caries molars at Cantho Medical –
Pharmacy University Hospital in 2017- 2018”. Objectives: 1. To surveys of clinical and X-ray
features in patients have large-caries molars which were endodontically treated, before and after
restoration reinforce with posts. 2. To evaluate results of large-caries molars’ restoration with
fiberglass and metal posts at Cantho University Hospital after 3 months, 6 months, 9 months
treatment. Materials and methods: Controlled clinical trials group of 80 large-caries molars
which were restored with metal posts and fiberglass posts. Patients were followed 3-6-9 months
1
TẠP CHÍ Y DƯỢC HỌC CẦN THƠ – SỐ 16/2018
after treatment. Results: In 29 maxilarry molars, 51 mandibular molars: 60% still have 3
surfaces, 40% have 4 surfaces; roots which were set the posts: 16.3% curve, 83.7% straight. After
filling, 85% fulfil the required of aesthetics, 100% tight fitting, X ray: 95% were tight-fitting,
66.3% fulfil post length, 91,3% good in pivot axial. The outcomes was in unchanged after 3-month
follow-up. Good restoration in 90% metal post cases and 97.5% fiberglass-posts after 6-month
treatment. Good restoration in 89.7% metal posts cases, and 97.3% of fiberglass-posts after 9-
month follow-up. Conclusions: The stability of teeth and restorations reinforce with fiberglass
posts or metal posts has no statistical significance.
Key words: root canal-shaped fiberglass posts, metal posts.
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Quá trình điều trị tủy răng nhằm loại hết mô bệnh lý và tạo đường vào ống tủy
thuận lợi đã gây mất chất mô răng. Các kĩ thuật tái tạo thân răng phần mất chất có thể đơn
giản như trám tái tạo bằng composite, xi măng nha khoa, hay phức tạp hơn như đặt chốt
tái tạo, inlay, onlay, đúc cùi giả, bọc mão....Điều trị với chốt được xem là một thủ thuật
tiền phục hồi cơ bản và làm nền tảng cho nhiều kế hoạch điều trị phục hồi răng.
Chốt chân răng bằng sợi thủy tinh phù hợp với giải phẫu chân răng, là giải pháp tốt
cho chân răng cong, hình oval, hoặc ống chân răng lớn. Chốt sợi dựa vào hình thái học của
ống chân răng để tạo tối đa bề mặt bám dính và tăng độ vững ổn của cấu trúc răng với độ
bền uốn cao, độ co giãn giống với ngà răng, bám dính vi cơ, kết dính với xi măng và
composite tái tạo, bảo vệ mô răng, chống nứt gãy chân răng vì sự chuẩn bị ống mang chốt
đơn giản, ít mài mô răng. Để biết được hiệu quả của chốt sợi và chốt kim loại vặn chúng
tôi tiến hành nghiên cứu với các mục tiêu:
- Khảo sát đặc điểm lâm sàng, X quang ở bệnh nhân có răng cối sâu vỡ lớn đã
được điều trị tủy, trước và sau tái tạo bằng chốt tại Bệnh viện Trường Đại học Y Dược
Cần Thơ từ 2017 đến 2018.
- Đánh giá kết quả điều trị tái tạo thân răng cối sâu vỡ lớn bằng chốt sợi và chốt
kim loại vặn tại Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ sau điều trị 3 tháng, 6 tháng,
9 tháng.
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng: Tất cả những bệnh nhân có răng cối sâu vỡ lớn đã điều trị tủy có chỉ
định tái tạo thân răng bằng chốt tại Bệnh Viện Trường Đại Học Y Dược Cần Thơ.
Tiêu chuẩn chọn mẫu
- Bệnh nhân 15 tuổi trở lên có răng cối lớn đã điều trị nội nha đạt yêu cầu.
- Thân răng còn ít nhất 3 thành, chiều cao mỗi thành 1mm trở lên tính từ bờ viền
nướu dính.
- Răng tái tạo không có bệnh lý nha chu, không tổn thương quanh chóp, không nội
tiêu, không ngoại tiêu.
- Vùng răng đối diện với răng được tái tạo là răng thật hoặc đã được phục hồi bằng
phục hình cố định.
- Nhai 2 bên.
Tiêu chuẩn loại trừ
- Bệnh nhân có thói quen nghiến răng.
- Răng số 8.
Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng có nhóm chứng.
Cỡ mẫu: tính theo công thức ước lượng sự khác biệt của hai tỷ lệ (P1=0,975), (P2=1) [4]

2
TẠP CHÍ Y DƯỢC HỌC CẦN THƠ – SỐ 16/2018
n = 37,4556
Nghiên cứu thực hiện 2 nhóm mẫu, mỗi nhóm 40 mẫu.Tổng số mẫu là 80 mẫu.
Nhóm A: trám tái tạo với chốt kim loại vặn và composite.
Nhóm B: trám tái tạo với chốt sợi và composite.
Phương pháp chọn mẫu: Chọn mẫu thuận tiện cho cả 2 nhóm cho đủ 80 trường
hợp. Chọn mẫu ngẫu nhiên cho từng nhóm 40 bệnh nhân.
Nội dung nghiên cứu: Khám và ghi nhận đặc điểm lâm sàng, X quang các răng
cối lớn đã điều trị tuỷ có chỉ định đặt chốt trám tái tạo thân răng, trám tái tạo bằng chốt
kim loại vặn và chốt sợi tạo dạng ống tuỷ, ghi nhận kết quả đặc điểm lâm sàng, X quang
sau trám. Tái khám và đánh giá kết quả ngay sau trám, 3-6-9 tháng sau điều trị.
Phương pháp xử lí số liệu: nhập liệu và xử lí bằng phần mềm SPSS 22.0
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1 Đặc điểm chung nhóm đối tượng
Bảng 1. Phân bố nhóm tuổi của đối tượng nghiên cứu
Nhóm tuổi Tần số (n) Tỷ lệ (%)
15 – 25 tuổi 50 62,5
26 – 35 tuổi 15 18,8
36 – 45 tuổi 10 12,5
> 45 tuổi 5 6,3
Tổng 80 100,0
Nhận xét: Nhóm 15-25 tuổi chiếm tỷ lệ cao (62,5%)trong mẫu nghiên cứu.
3.2. Đặc điểm lâm sàng, X quang răng cối sâu vỡ lớn đã được điều trị tủy trước và
ngay sau tái tạo
Bảng 2. Vị trí răng theo hàm – phân hàm trước khi tái tạo răng (n = 80)
Hàm trên Hàm dưới
Phải Trái Phải Trái
CL1 CL2 CL1 CL2 CL1 CL2 CL1 CL2
Tần số (n) 7 3 14 5 16 6 21 8
Tỷ lệ (%) 8,8 3,8 17,5 6,3 20,0 7,5 26,3 10,0
Nhận xét: tỷ lệ răng cối lớn 1 cao hơn răng cối lớn 2 ở tất cả các phân hàm.
Bảng 3. Hình dạng chân răng mang chốt trên phim X quang của đối tượng nghiên cứu
Hình dạng chân răng mang chốt Tần số (n) Tỷ lệ (%)
Chân cong 13 16,25
Chân thẳng 67 83,75
Tổng 80 100,0
Nhận xét: Chân răng mang chốt thẳng có tỷ lệ cao hơn chân cong.
Ngay sau trám 100% các miếng trám đều đạt khít sát mặt nhai, bờ nướu và tiếp xúc bên.
Thẩm mỹ đạt 85%, không đạt 15%, chức năng cắn khớp kiểm tra bằng giấy cắn,
100% đạt tiếp xúc khớp tốt.
X quang quanh chóp có 95% miếng trám đạt khít sát trong đó chốt kim loại 39
trường hợp chốt sợi 37 trường hợp, 5% không đạt khít sát ở thành trong miếng trám nhưng
vẫn khít sát ở bờ men, chốt kim loại 1 trường hợp chốt sợi 3 trường hợp.

3
TẠP CHÍ Y DƯỢC HỌC CẦN THƠ – SỐ 16/2018

Chiều dài chốt

Không
đạt dài
23… Đạt
53
Không đạt 6…
ngắn 4
5%

Biểu đồ 1. Đặc điểm về chiều dài chốt trên phim X quang quanh chóp
Nhận xét: Chiều dài chốt đạt 2/3 chân răng chiếm đa số.
Dùng thước thẳng kiểm tra chiều hướng của chốt và hình ảnh vật liệu bít ống tuỷ
chân răng trên phim X quang, trùng khớp: chiều trục chốt đạt (91,2%), không trùng khớp:
chiều trục chốt không đạt (8,8%)
3.3. Đặc điểm lâm sàng, X quang sau điều trị 3 tháng, 6 tháng, 9 tháng
Bảng 4. Độ bền miếng trám và mô răng của đối tượng nghiên cứu sau điều trị 3 tháng, 6
tháng, 9 tháng
3 tháng 6 tháng 9 tháng
Chốt Chốt Chốt Chốt Chốt Chốt
Đặc điểm Tổng Tổng Tổng
kim loại sợi kim loại sợi kim loại sợi
n % n % n % n % n % n % n % n % n %
MR, MT còn 40 100 40 100 80 100 36 90 39 97,5 75 93,75 35 89,7 37 97,4 72 93,5
MRcòn, vỡ MT - - - - - - 1 2,5 0 0,0 1 1,25 1 2,6 0 0,0 1 1,3
Vỡ MR, MT còn - - - - - - 3 7,5 1 2,5 4 5,0 3 7,7 1 2,6 4 5,2
Tổng 40 100 40 100 80 100 40 100 40 100 80 100 39 100 38 100 77 100
χ2 = 2,120; p = 0,279 χ2 = 2,043; p = 0,290
(Likelihood Ratio); (Likelihood Ratio);
MT: miếng trám MR: mô răng
Nhận xét: 3 tháng 100% mô răng miếng trám còn nguyên, tái khám 6 tháng mô răng
miếng trám còn nguyên 90%với chốt kim loại, mô răng miếng trám còn nguyên 97,5% với
chốt sợi. Tái khám 9 tháng các tái tạo không xuất hiện thêm trường hợp thất bại. Yêú tố
thẩm mỹ không thay đổi từ ngay sau điều trị đến các lần tái khám. Chức năng nhai đạt
100% qua các lần tái khám, không bị ảnh hưởng bởi sự mẻ miếng trám hay mô răng.
Nhồi nhét thức ăn không xảy ra ở tái khám 3 tháng, tái khám 6 tháng xảy ra 2
trường hợp, tất cả đều là chốt kim loại chiếm 5,7%, đây là 2 trường hợp trong 4 trường
hợp vỡ mô răng, miếng trám còn, tái khám 9 tháng không có thêm trường hợp nhồi nhét
thức ăn.
Ở tất cả các lần tái khám chốt và chân răng trên phim X quang đều không có sự
nứt gãy
IV. BÀN LUẬN
4.1. Đặc điểm mẫu nghiên cứu

4
TẠP CHÍ Y DƯỢC HỌC CẦN THƠ – SỐ 16/2018
Tuổi trung bình bệnh nhân là 27,4 tuổi. Bệnh nhân nhỏ tuổi nhất được theo dõi là
15 tuổi và bệnh nhân lớn tuổi nhất là 70 tuổi. Nhóm tuổi thanh niên chiếm tỷ lệ cao cho
thấy việc hư răng nhai xảy ra tương đối sớm ở nhóm tuổi có nhu cầu chức năng nhai cao,
vì thế sẽ ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của bệnh nhân nói riêng, cũng như giảm năng suất
lao động học tập nói chung nếu như không được điều trị kịp thời và đầy đủ.
4.2. Đặc điểm lâm sàng, X quang răng trước và ngay sau tái tạo
4.2.1. Đặc điểm lâm sàng, X quang răng trước tái tạo
Trong mẫu nghiên cứu các răng cối lớn 1 chiếm tỷ lệ cao hơn các răng cối lớn
xoang II 48 trường hợp (60%) xoang I 32 trường hợp (40%). Chiều cao mô răng còn lại
của các thành quyết định sự thành công hay thất bại của miếng trám tái tạo cũng như quyết
định phương pháp tái tạo, vật liệu tái tạo, chiều cao mô răng còn lại >2mm chiếm tỷ lệ cao
ở tất cả các thành răng, mô răng = 1mm chiếm tỷ lệ cao ở thành răng phía xa 13,8%, phía
gần 10%. thấp nhất là thành trong 1,3%, có thể thấy mất thành do sâu răng phía gần và xa
nhiều hơn thành răng ngoài trong. Nguyên nhân thường thấy do nhồi nhét thức ăn lâu
ngày gây sâu.
Chân răng mang chốt được chọn chân trong với răng hàm trên (29 răng), chân xa
với răng hàm dưới (51 răng), hình dạng lỗ ống mang chốt ảnh hưởng đến sự vững ổn của
chốt khi được đặt trong chân răng, ngoài sự đa dạng giải phẫu còn bị ảnh hưởng nhiều bởi
phương pháp điều trị tuỷ, tạo độ thuôn ống tuỷ và bít ống tuỷ, trong nghiên cứu này hình
tròn 80%.
Khảo sát X quang quanh chóp xác định chiều dài chốt. Tỷ lệ thân răng/ chân răng
mang chốt liên quan đến vững ổn của răng trong xương hàm chứ không ảnh hưởng đến
chiều dài chốt trong chân răng, thuận lợi hơn ở tỷ lệ dài và trung bình.
4.2.2. Đặc điểm lâm sàng, X quang răng ngay sau tái tạo
Kiểm tra bằng thám trâm và chiếu đèn Halogen, sự khít sát miếng trám mặt nhai,
bờ nướu, tiếp xúc bên đạt 100%.
Miếng trám Composite tái tạo lại phần mô răng mất do sâu có màu sắc và hình
dạng giống răng thật, đạt yêu cầu thẩm mỹ (85%), không đạt (15%) ở những bệnh nhân
lớn tuổi, răng mòn, đổi màu răng do thuốc hay do miếng trám Almangam cũ. 100% đạt
tiếp xúc khớp tốt giúp tái lập được chức năng nhai
Trên X quang 95% miếng trám khít sát, không có thấu quang giữa mô răng và
miếng trám. 5% không khít sát ở những vị trí đáy miếng trám, thành bên. Giải phẫu chân
răng bất thường, ống tuỷ hẹp…là những hạn chế của việc đặt chốt để đạt chiều dài và
chiều trục chốt. Ngoài ra việc ước lượng chiều dài chốt trên phim X quang cũng có thể
đưa ra chiều dài chốt không chính xác.
Chốt khi trùng với chiều trục chân răng giúp truyền lực dọc theo chân răng sinh lý
khi có lực tác động lên răng hệ thống dây chằng nha chu giúp phân tán lực hạn chế lực bất
thường gây chấn thương chân răng. Chiều trục chốt đạt 91,3%, không đạt 8,8%.
4.3. Đặc điểm lâm sàng, X quang sau trám tái tạo 3, 6, 9 tháng
Tình trạng lâm sàng và X quang của 80 mẫu không có sự thay đổi ngay sau trám
cho đến 3 tháng. Sau 6 tháng có 5 trường hợp thất bại. Trong đó chốt kim loại 4 trường
hợp (10%), chốt sợi 1 trường hợp (2,5%) Kết quả không có sự khác biệt về độ bền miếng
trám và mô răng giữa hai nhóm trám tái tạo với chốt kim loại và nhóm trám tái tạo với
chốt sợi với χ2 = 2,120; p = 0,279 > 5%, không có ý nghĩa thống kê. Tái khám 9 tháng
không có thêm trường hợp thất bại của miếng trám.

5
TẠP CHÍ Y DƯỢC HỌC CẦN THƠ – SỐ 16/2018
V. KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu trên 80 bệnh nhân có răng cối sâu vỡ lớn được trám tái tạo với
chốt rút ra kết luận như sau:
- Miếng trám tái tạo với chốt kim loại thành công là 89,7%, thất bại 7,7%; miếng trám
tái tạo với chốt sợi thành công 97,4%, thất bại 2,6%. χ2 = 2,043; p = 0,290 không có
sự khác biệt về độ bền mô răng miếng trám giữa chốt kim loại và chốt sợi.
- X quang qua các lần tái khám không có nứt gãy chân răng, chốt.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Thị Thanh Vân, Hoàng Tử Hùng (1998), “Tổng quan về các nghiên cứu vi kẽ
của các phục hồi trực tiếp bằng composite”, Cập nhật nha khoa, 2, pp. 89- 98.
2. Trịnh Thái Hà (2014), Chữa răng và nội nha, Tập 2. NXB giáo dục Việt Nam, tr. 67-78.
3. F. Zicari, J. De Munck, R. Scotti, I. Naert, B. Van Meerbeek (2012), “Factors affecting
the cement–post interface”, Dental materials 2, 8, pp. 287–297.
4. Gbadebo OS, Ajayi DM, Oyekunle OO, Shaba PO (2014), “Randomized clinical study
comparing metallic and glass fiber post in restoration of endodontically treated teeth”,
Indian J Dent Res, Vol. 25, pp. 58-63.
5. Georgios Maroulakos, MS,William W. Nagy, Elias D. Kontogiorgos (2015), “Fracture
resistance of compromised endodontically treated teeth restored with bonded post and
cores: An in vitro study”, The Journal of Prosthetic Dentistry, Vol 114, pp. 390-397.
6. Skupien JA, Cenci MS, Opdam NJ, Kreulen CM, Huysmans MC, Pereira-Cenci (2016),
“Crown Vs. Composite for Post-Retained Retorations: A Randomized Clinical Trial”, J
Dent, 48, pp. 34-43.
Zeliha Gencel, Bahadir Ersu and Dilek Pinar Senyilmaz (2015), “Influence of One-Piece
(Monoblock) Fibreglass Post Design on the Fracture Resistance of Extensively Damaged
Teeth: An Ex vivo Study”, British Journal of Medicine & Medical Research 8(1), pp. 22-29.
(Ngày nhận bài: 07/8/2018- Ngày duyệt đăng: 12/9/2018)

You might also like