You are on page 1of 37

1.

Nêu định nghĩa, mục tiêu và phân


loại được các loại phục hình răng cố
định
2. Trình bày được ưu-nhược điểm, chỉ
định và chống chỉ định của các loại
phục hình răng cố định.
Phục hình cố định là những mảnh bịt hoặc những răng
giả làm bằng kim loại, sứ hoặc nhựa, dùng để phục
hồi các răng tổn thương hoặc thay thế cho các răng
đã mất và được gắn lên trên các răng hoặc chân răng
còn lại.
Mục tiêu của phục hình cố định: Đáp ứng 5 tiêu chí:
- Chức năng ăn nhai.
- Phát âm.
- Thẩm mỹ.
- Phòng bệnh.
- Bền vững.
PHCĐ

Inlay, Chụp răng Răng chốt Cầu răng Veneers


onlay

Chụp từng Chụp toàn Trụ


Trụ Davis Trụ Web
phần phần Richmon
Là những mảnh bịt hay những bộ phận giả, nhỏ bằng kim loại, sứ
hoặc nhựa nằm sâu ở trong tổ chức cứng của răng để phục hồi lại
hình dáng của răng, có thể nằm ở mặt nhai, mặt bên, mặt ngoài
hoặc trong của răng.
Biến thể của Inlay:
- Onlay: Bao phủ mặt nhai và hai mặt bên gần - xa
- Pinlay: Có thêm chốt gắn vào ngà răng (vùng răng hàm).
- Pinledge: Có thêm bậc và chốt gắn vào ngà răng
Các vật liệu làm Inlay:
- Hợp kim quý: Vàng+bạc, vàng+bạc+đồng+platin
- Hợp kim thường: Crom+coban+titan
- Nhựa
- Sứ.
Chỉ định:
- Dùng phục hồi thân răng bị sâu thay cho miếng
hàn.
- Làm phần giữ cho cầu răng.
- Nên làm trên bệnh nhân có mô răng tốt, buồng tuỷ
nhỏ, hình thể răng bình thường về chiều cao và
chiều ngoài trong.
- Bệnh nhân vệ sinh răng miệng tốt.
- Nếu răng sống nên làm Inlay, nếu răng đã điều trị
tuỷ nên làm Onlay phủ mặt nhai hoặc chụp toàn
phần.
Chống chỉ định:
- Buồng tuỷ rộng.
- Mô răng yếu, dễ bị sâu.
- Thân răng quá ngắn.
- Răng xoay.
- Vệ sinh răng miệng kém.
Ưu điểm:
- Phục hình thể giải phẫu của răng tốt hơn miếng hàn
thông thường.
- Tiết kiệm mô răng hơn chụp răng.
- Bảo vệ bờ men tốt.
- Dễ kiểm soát tuỷ răng.
- Vệ sinh tốt, nhất là Inlay mặt bên.

Nhược điểm:
- Đòi hỏi kỹ thuật và độ chính xác cao.
- Inlay/onlay kim loại tốn nhiều mô răng hơn so với
cách hàn răng thông thường.
- Sức giữ kém nhất trong số các loại trụ cầu.
Là một vỏ bọc có hình dạng thân răng, nó phục hồi toàn bộ
hay gần toàn bộ thân răng và được gắn chặt vào phần thân
răng còn lại.
Các loại chụp răng:
* Chụp kim loại toàn phần

* Chụp kim loại từng phần


. Chụp 3/4.
. Chụp 4/5.
* Chụp hỗn hợp
- Chụp hợp kim cẩn nhựa hoặc sứ.
- Chụp hợp kim phủ nhựa hoặc sứ.

Chụp Jacket
. Chụp sứ toàn phần.
. Chụp nhựa toàn phần.
Chụp từng phần
Chỉ định:
- Cấu tạo mô răng và vệ sinh răng miệng tốt.
- Thân răng có sự phát triển đầy đủ về chiều cao và chiều ngang
để lưu chụp và tạo điều kiện thuận lợi trong việc tạo các rãnh
lưu, hố lưu.
- Tuỷ răng còn sống, mặt ngoài có men răng khoẻ mạnh.
- Răng có chiều hướng và vị trí bình thường.
- Vùng răng cửa, nếu thân răng hình vuông chữ điền là thuận lợi
nhất.
- Làm trụ cho cầu răng.
- Làm nẹp (splint) liên kết răng hoặc làm chụp riêng lẻ để phục
hồi các răng bị vỡ múi.
- Thường làm trên các răng cửa, răng nanh và răng hàm nhỏ.
Hạn chế làm trên các răng hàm lớn.
Chống chỉ định:
- Mô răng yếu, vệ sinh răng miệng kém.
- Thân răng ngắn, mảnh (CCĐ với inlay/onlay kim
loại).
- Thân răng có hình tam giác (CCĐ với
inlay/onlay kim loại).
- Không làm trụ cho cầu quá dài.
Ưu:
- Tiết kiệm mô răng.
- Vẫn giữ được màu răng tự nhiên.
- Dễ kiểm soát sự sát khít ở đường hoàn tất.
- Dễ kiểm soát tuỷ răng.
- ít kích thích mô nha chu.

Nhược điểm:
- Sức giữ tương đối kém.
- Kỹ thật mài răng khó ( đối với inlay/onlay kim loại).
- Đòi hỏi kỹ thuật và trang thiết bị rất cao ở lâm sàng
và labo.
- Rìa cắn và mặt nhai dễ lộ kim loại nhất là răng dưới.
Chụp kim loại toàn phần
Chỉ định:
* Răng đã được điều trị tuỷ.
* Răng vỡ lớn do sâu hoặc chấn thương, thành còn lại
mỏng hơn 2mm.
* Răng bị mẻ múi, không lưu được chất hàn.
* Mô răng yếu: Rạn nứt, thiểu sản men ngà.
* Phục hồi lại chiều cao của tầng mặt dưới.
* Tạo lại hình thể răng, giúp móc lưu giữ tốt.
* Làm trụ cho cầu răng.
* Tạo phương tiện mắc giữ cho hàm giả : Chụp lồng,
chụp có cựa, mộng, chốt....
Chống chỉ định:
* Răng bị sâu lớn hoặc vỡ quá 1/2 chiều cao thân răng.
* Răng mọc quá nghiêng.
* Răng bị bệnh quanh răng mà điều trị không kết quả.
* Các răng phía trước (vì thẩm mỹ).
* Răng đang trong giai đoạn phát triển hoặc ngấm vôi.
* Răng đang có bệnh của tuỷ, cuống răng hoặc sâu mà
chưa được điều trị.
Ưu-Nhược điểm:
Ưu điểm:
- Bền vững, ổn định.
- Mài ít mô răng.
- Hiệu quả nhai tốt.
- Là loại mố cầu bền vững nhất.

Nhược điểm:
- Không thẩm mỹ.
- Dễ dẫn nhiệt, dẫn điện.
- Khó kiểm soát răng bên dưới nếu bị sâu.
Chụp Jacket: Chụp Jacket là chụp toàn phần được làm
hoàn toàn bằng sứ, nhựa, composite để phục hồi riêng
rẽ cho từng răng và được gắn cố định vào thân răng
thật.
Chỉ định:
- Thân răng bị đổi màu không trám thẩm mỹ được.
- Thân răng vỡ nhiều, trám thẩm mỹ không bảo đảm.
- Thân răng có hình dáng bất thường.
- Răng bị thiểu sản men ngà.
- Răng mọc lệch lạc mà không điều trị chỉnh nha được.
- Làm trụ cho cầu răng.
Chống chỉ định:
* Buồng tuỷ rộng.
* Thân răng quá ngắn.
* Thân răng quá mảnh.
* Khớp cắn quá sâu (Với nhóm răng cửa trên).
* Răng có tổn thương tuỷ nhưng chưa được điều trị
tốt.
* Tổ chức nâng đỡ răng quá nhạy cảm.
Ưu nhược điểm:
- Ưu:
. Thẩm mỹ hoàn hảo.
. Bảo vệ tuỷ tốt do ít dẫn nhiệt, dẫn điện.
. An toàn nếu sau này bệnh nhân cần chụp cộng
hưởng từ.

- Nhược:
. Sức chịu lực nhai yếu.
. Độ bền vững kém.
. Phải mài nhiều tổ chức răng.
Chụp hỗn hợp
Chụp hỗn hợp là loại chụp toàn diện gồm 1 lớp kim loại bao bọc
thân răng, phía trên có 1 lớp nhựa hoặc sứ để bảo đảm thẩm mỹ
Chỉ định:
- Thân răng bị sâu nhiều có nguy cơ nứt vỡ.
- Thân răng bị mòn, vỡ sườn, vỡ múi, mẻ mà không hàn phục hồi
được.
- Thân răng bị nứt, rạn. đổi màu.
- Thân răng có hình dạng bất thường, răng xoay, lệch lạc.
- Làm phương tiện mắc giữ cho cầu răng.
- Làm cho răng cửa trên ở bệnh nhân có khớp cắn sâu hoặc đối
đầu.
- Nâng cao khớp cắn.
Chống chỉ định:
- Răng có buồng tuỷ lớn.
- Thân răng quá ngắn.
- Răng cửa có kích thước ngoài trong quá mảnh.
- Vùng cuống răng và tổ chức nâng đỡ răng không ổn định.
Ưu - nhược điểm:
Ưu điểm:
- Bền vững hơn chụp Jacket.
- Thẩm mỹ hơn chụp kim loại toàn phần.
- Chỉ định được mở rộng cho cả răng sau và răng trước.
- Tiết kiệm mô răng hơn chụp Jacket.
- Dễ dàng chỉnh sửa màu nếu chưa vừa ý.
- Dễ tháo bỏ và dễ tạo sự song song cho trụ cầu hơn răng
trụ.

Nhược điểm:
- Thẩm mỹ không bằng chụp Jacket.
- Kỹ thuật gia công ở labo phức tạp hơn chụp Jacket.
- Mặt nhựa bên ngoài dễ mẻ, bong, mòn hoặc chuyển màu.
- Không tiết kiệm mô răng bằng chụp kim loại toàn phần.
Là một loại răng giả cố định gồm một thân răng đặc
thay thế răng thật và có chốt kim loại nằm trong chân răng.
Răng trụ gồm 2 phần: Phần nằm trong chân răng là
trụ còn phần nằm ngoài chân răng là thân răng giả. Trụ được
làm bằng hợp kim cứng để không bị cong, gãy dưới tác dụng
của lực nhai và không có phản ứng hoá học trong môi
trường miệng. Thân răng được làm bằng nhựa, sứ,
composite toàn phần hoặc kết hợp với kim loại.
Các loại răng trụ:
. Trụ Davis
. Trụ Richmond
. Trụ Webb
Trụ Davis được gọi là trụ đơn giản, trụ Richmond
và trụ Webb gọi là trụ phức tạp.
Chỉ định:
* Thân răng bị tổn thương lớn do sâu không làm chụp
toàn phần được.
* Thân răng bị gãy quá 1/2.
* Răng bị thiểu sản men ngà hoặc mòn nhiều, không
trám thẩm mỹ hoặc làm chụp Jacket được.
* Răng quá lệch lạc không nắn chỉnh được.
Tuy nhiên chỉ tiến hành điều trị khi bệnh nhân có đủ
các điều kiện sau:
- Chân răng phát triển bình thường.
- Đã được điều trị tuỷ tốt, không tắc.
- Tổ chức nâng đỡ răng lành mạnh.
- Các răng phía sau tốt hoặc đã được phục hồi tốt.
- Khớp cắn thăng bằng.
Chống chỉ định:
* Ống tuỷ bị vôi hoá không nong được.
* Hình thể chân răng quá cong, quá ngắn, quá dẹp.
* Ống tuỷ quá rộng do sâu hay tự tiêu.
* Bề mặt chân răng nằm quá sâu dưới dãnh lợi.
* Tổ chức cứng của chân răng quá mềm yếu.
* Tuỷ chân răng và tổ chức nâng đỡ răng bị nhiễm
trùng.
* Mất răng phía sau chưa được phục hồi.
Cầu răng là những răng giả thay thế cho các răng đã mất
được gắn chắc lên cung răng nhờ các răng giới hạn khoảng
mất răng.
* Cấu tạo:
- Trụ cầu: Là những thân hoặc chân răng thật, nơi phần
giữ gắn vào.
- Phần giữ (Mố cầu): Là thành phần của cầu răng gắn lên
trụ cầu, phần giữ có thể là chụp, trụ răng hoặc inlay.
- Thân cầu (Nhịp cầu): Là thành phần của cầu răng thay
thế răng mất.
- Phần nối: Là thành phần của cầu răng nối thân cầu
với mố cầu, nó có thể cứng chắc hay không cứng chắc (Cầu
răng bán cố định).
Phân loại cầu răng
Theo cấu trúc:
. Cầu răng cố định thông thường
. Cầu đèo (cầu treo / cầu với)
. Cầu răng bán cố định (cầu răng ngắt lực)
. Cầu dán
Theo vật liệu:
. Cầu sứ, nhựa toàn phần.
. Cầu hỗn hợp.
. Cầu kim loại toàn phần.
Theo vị trí cầu răng:
. Cầu răng trước
. Cầu răng sau
. Cầu răng hỗn hợp
Theo tương quan giữa trụ cầu và thân cầu:
. Cầu thông thường
. Cầu với (Cầu đèo hay cầu treo)
CHỈ ĐỊNH
- Bệnh nhân có loại răng tương đối ít sâu răng.
- Khớp cắn thuận lợi, thăng bằng.
- Vị trí và số lượng các răng trụ phải tương xứng với các răng
mất ( Tổng số hệ số nhai các răng trụ phải lớn hơn hoặc bằng
tổng số hệ số nhai của các răng được phục hình).
- Răng trụ có tuỷ lành hoặc được chữa nội nha và tái tạo tốt.
Răng có nha chu lành mạnh.
- Ví trí và chiều hướng của răng trụ có thể trở nên song song
sau khi mài cùi răng, răng trụ không nghiêng quá 15o theo
chiều gần xa.
- Chân răng có hình dạng thuận lợi cho sự cứng chắc trong
xương hàm:
. Hình dạng chân răng: cong, dị thường hay các chân
răng phân kỳ.
. Tiết diện chân răng rộng, hình bầu dục thuận lợi hơn
hình tròn…
- Tỉ lệ thân/chân nhỏ hơn hoặc bằng 1.
CHỐNG CHỈ ĐỊNH
- Bệnh nhân bị đa sâu răng, chất lượng mô răng kém.
- Khớp cắn không thuận lợi, không có răng bên đối
diện.
- Khoảng mất răng quá dài mà không đủ số răng trụ.
- Cầu răng ở vùng cung răng cong (tay đòn dài) mà
không đủ răng trụ phía bên đối kháng cân bằng.
- Răng trụ có thân răng ngắn, nhỏ.
- Răng nghiêng nhiều.
- Răng chết tuỷ chưa được chữa nội nha hay chưa tái
tạo tốt.
- Răng có bệnh nha chu, lợi co nhiều, xương ổ răng
tiêu nhiều: tỉ lệ thân/chân >1, lộ vùng chẽ hai chân.
*Veneer là một lớp mỏng vật liệu phục hồi che
phủ bề mặt răng, dùng để cải thiện thẩm mỹ,
hoặc phục hồi bề mặt răng tổn thương.
*Vật liệu làm veneer có thể là composite hoặc
sứ.
*Một số trường hợp cần mài chỉnh răng trụ để có
chỗ cho veneer, một số trường hợp có thể làm
veneer mà không cần mài chỉnh răng trụ.

You might also like