You are on page 1of 7

MÃO RĂNG, CẦU RĂNG VÀ IMPLANT NHA KHOA

I. Giải pháp phục hồi răng mất


Tại sao cần phải phục hồi răng mất:
- Tránh tình trạng tiêu xương hàm ở vùng mất răng (Khi răng bị mất, do không còn sự tương tác
qua lại giữa răng và nướu dẫn đến xương hàm bị tiêu biến đi. Lúc này các khối cơ không còn nơi
nâng đỡ hay làm đầy, theo cơ chế tự nhiên sẽ chùng xuống dẫn đến hiện tượng hóp má, khuôn
mặt lão hóa sớm).
– Để phục hồi khoảng mất răng, cải thiện thẩm mỹ.
– Để cải thiện chức năng ăn nhai và phát âm.
- Tránh các răng trên cung hàm sẽ nghiêng lệch về khoảng mất răng (răng đối trồi, các răng bên
cạnh nghiêng lệch) theo thời gian, gây cản trở đến khớp cắn.
– Sự xáo trộn về khớp cắn sẽ dẫn đến những vấn đề nghiêm trọng và ảnh hưởng xấu nhất là gây
rối loạn khớp thái dương hàm (TMJ).

Các giải pháp phục hồi răng mất:


- Phục hình tháo lắp: Hàm giả tháo lắp
- Phục hình cố định: Mão răng, cầu răng, Implant nha khoa.

Hàm giả tháo lắp:


Ưu điểm: không phải mài răng trụ, chi phí rẻ
Nhược điểm: Răng trụ phải chịu các lực tác động không mong muốn, có thể làm lung lay răng
trụ theo thời gian, bệnh nhân có thể thấy không thoải mái khi phải tháo lắp hàm giả nhiều lần.
II. Mão răng:
Mão răng là một loại phục hình răng cố định dùng để bao phủ toàn bộ thân răng, thực
hiện chức năng của thân răng hay làm một phần giữ cho cầu răng.
Các loại mão răng sứ thẩm mỹ được làm từ các loại vật liệu như:
• Mão kim loại toàn diện (mão kim loại thường & mão kim loại quý (mão vàng)).
• Mão kim loại phủ sứ (PFM).
• Mão toàn sứ (All ceramic/ Zirconia).

Mão kim loại phủ sứ (PFM).


Mão toàn sứ (All ceramic/ Zirconia).
Trường hợp nào cần làm mão cho răng?
Mão răng là sự lựa chọn lý tưởng để phục hồi những trường hợp sau:
• Những răng bị nứt gãy vỡ (cần tái tạo thân răng lại trước khi bọc mão).
• Răng bị thiểu sản men, nhiễm màu tetracyclin gây mất thẩm mỹ.
• Răng đã điều trị tủy có miếng trám lớn (vì mô trong quá trình điều trị tủy đã loại
bỏ nhiều mô răng và thay thế bằng chất trám nên khó có thể chịu các tác động
mạnh của lực nhai).
• Thực hiện trên phục hình implant.
• Răng bị đổi màu sang màu tối sau khi đã điều trị tủy.
• Răng mọc lệch lạc (cần cân nhắc phương án bọc mão).

Răng nhiễm màu Tetracyclin


Những ưu điểm mão răng:
• Cải thiện về hình dáng, màu sắc và sự sắp xếp của răng.
• Làm tăng khả năng chịu lực của răng. Bảo vệ răng không bị vỡ dưới lực nhai.
III. Cầu răng:
Cầu răng là một loại phục hình răng cố định dùng để phục hồi một hay nhiều răng mất
bằng cách dùng các răng kế cận răng mất làm trụ để mang và nâng đỡ các răng giả thay
thế cho răng mất. Nó sẽ được gắn chặt bằng cement và bệnh nhân không thể tự ý tháo ra
được.
Một cầu răng đơn giản có 3 thành phần chính:
• Trụ cầu: thân răng thật dùng để nâng đỡ cầu răng
• Nhịp cầu: phần thay thể cho răng mất ở khoảng mất răng
• Phần giữ: phần liên kết giữa trụ cầu và nhịp cầu

Trường hợp nào có thể thực hiện cầu răng?


• Khi bệnh nhân bị mất một hay nhiều răng nhưng còn răng thật ở hai đầu mà không
có điều kiện để làm Implant.
• Bệnh nhân không muốn mang hàm giả tháo lắp (nếu còn đủ điều kiện làm cầu
răng).
• Răng ở hai đầu phải lành mạnh, không sâu, không lung lay.

Đặc điểm của cầu răng:


• Phục hồi thẩm mỹ và chức năng của các răng mất.
• Chi phí thấp hơn so với cấy ghép Implant, cao hơn so với răng giả tháo lắp.
• Là một điều trị không hoàn nguyên: mô răng đã mài không thể tái tạo lại nên cần
cân nhắc kỹ trước khi thực hiện.
• Ảnh hưởng đến các răng trụ lành mạnh: phải mài mô răng ở các răng trụ đang lành
mạnh, các răng trụ cầu phải chịu lực
Quy trình thực hiện mão răng/ cầu răng:
• Việc làm mão răng (hay còn gọi là bọc mão răng/ mài cùi răng) và làm cầu
răng được thực hiện trong 2-3 cuộc hẹn (5-7 ngày làm việc).
• Buổi hẹn đầu tiên: Bác sĩ sẽ tư vấn, kiểm tra tổng quát, chụp X-quang để quan sát
phần tủy bên dưới. Tiến hành chữa tủy (nếu cần). Bác sĩ sẽ mài nhỏ răng (mài các
mặt gần, xa, gần, trong, nhai) để đạt được hình thể phủ hợp . Phần thân răng sau
khi sửa soạn được gọi là cùi răng. Sau đó bác sĩ sẽ lấy dấu răng và gửi cho labo để
chế tác mão răng cầu răng.

• Buổi hẹn thứ hai: Thử phục hình. Nếu bệnh nhân thấy hài lòng, không có điểm
vướng cộm khi ăn nhai thì gắn phục hình chính thức và kết thúc điều trị.
IV. Implant Nha khoa:
Cấy ghép Implant là kỹ thuật đặt trụ Implant Nha khoa vững chắc vào xương hàm để thay
thế chân răng đã mất. Khi các tế bào xương tự bám vào bề mặt Implant (hiện tượng tích
hợp xương xảy ra), Bác sĩ sẽ tiến hành phục hình mão răng, cầu răng hoặc hàm giả lên
trên Implant.
Implant gồm 3 thành phần:
1. Trụ Implant: được làm từ titanium, dạng hình trụ thuôn dần, có chức năng như một
chân răng, với bề mặt nhám hoặc mịn, tích hợp xương nhanh chóng.
2. Abutment: còn gọi là vít lành thương, được tạo nên từ hợp chất kim loại hoặc sứ, giữ
vai trò như cùi răng. kết nối trụ Implant ở bên trong xương hàm và mão răng sứ bên trên
thành một thể thống nhất. Abutment chỉ được gắn cố định khi đã có sự tích hợp chắc chắn
giữa xương hàm và bề mặt ngoài của trụ Implant.
3. Thân răng sứ: là mão răng được thiết kế để úp vừa khít vào Abutment đã gắn chặt với
trụ Implant bên dưới xương hàm. Trong Implant nha khoa có các loại răng sứ phổ biến
như: răng toàn sứ, răng sứ titan, răng sứ kim loại.
Đặc điểm của Implant nha khoa
- Là giải pháp phục hình răng tiên tiến với tỷ lệ thành công và độ bền cao.
- Với phương pháp này, sẽ không phải lấy tủy răng, không phải mài răng gây ảnh hưởng
đến mô của răng thật.
- Những phiền toái của các phương pháp truyền thống như hàm giả tháo lắp, vướng víu,
răng dễ bị rơi, không cố định… cũng không hề xảy ra.
- Không chỉ có tính thẩm mĩ cao, giúp bạn có một hàm răng đẹp, nụ cười tự tin, việc
trồng răng Implant còn đảm bảo chức năng nhai tốt và không hề gây ảnh hưởng đến khả
năng phát âm.
- Ngăn ngừa tình trạng sự tiêu xương do mất răng lâu ngày.
- Chi phí cao.
3. Quy trình cấy ghép Implant: gồm 6 bước
Bước 1: Khám tổng quát, đánh giá sức khỏe toàn thân và lập kế hoạch điều trị, chụp phim
X quang.
Bước 2: Thực hiện đặt trụ Implant với máng hướng dẫn phẫu thuật theo kế hoạch điều trị
Bước 3: Tái khám và cắt chỉ sau 7 – 10 ngày
Bước 4: Tái khám kiểm tra và lấy dấu răng sứ trên Implant sau 3 – 6 tháng
Bước 5: Gắn Abutment & gắn răng sứ trên Implant sau 3 ngày.
Bước 6: Gắn mão sứ chính thức trên Implant sau 3-5 ngày.

You might also like