You are on page 1of 14

CÙI GIẢ - RĂNG CHỐT

ThS. Nguyễn Vũ Vân Anh


Bộ môn Kỹ thuật phục hình răng – Khoa Răng Hàm Mặt
MỤC TIÊU

 Thực hiện được cùi giả và răng chốt trong labo


 Trình bày được phân loại răng chốt.
I/ Răng chốt
 Là một phục hình cố định có chốt bên trong chân răng để phục hình
thân răng đã mất, chỉ còn lại chân răng.

 Răng chốt gồm một phần nằm trong chân răng là cái chốt và một
phần nằm ngoài chân răng là răng giả.

 Chốt phải được làm bằng hợp kim cứng chắc để không bị cong vẹo
hoặc gãy dưới tác dụng của lực nhai.

 Thân răng bên ngoài có thể được làm bằng sứ, nhựa, composite kết
hợp với kim loại.
Phân loại
2 loại chính:

1. Răng chốt dính: là răng chốt có chụp và chốt dính nhau được đúc một
lần. Sau đó, thực hiện phần mặt ngoài thân răng cho thẩm mỹ bằng
nhựa, composite hay sứ.

a. Ưu điểm: nhanh vì đúc một lần, chắc chắn.

b. Khuyết điểm:

 Hướng lắp của chốt không trùng hợp với hướng lắp của mão răng trong
trường hợp chốt được làm một trụ của cầu răng.

 Khó thay thế khi cần làm lại phần thân răng.
2. Răng chốt rời: là răng chốt có chụp và chốt rời nhau (mão rời với
chốt được gắn liền bằng ciment gắn).

Chốt mang phần thân răng tái tạo, phần thân răng này có hình trụ như
một cùi răng đã mài hoàn chỉnh gọi là cùi giả.
Phương pháp thực hiện trong labo
1. Răng chốt dính (Răng chốt Richmond): có chụp và chốt dính nhau,
phần dính này có thể làm sáp đúc một lần hoặc cũng có thể đúc rời
và hàn lại với nhau.

 Thoa chất cách ly vào ống chốt hoặc ngâm nước mẫu hàm.

 Thêm sáp vào trong ống chốt.

 Dùng que kim loại nóng làm chảy đều sáp.

 Cho chốt nhựa vào ngay để sáp chảy dính vào chốt nhựa.
 Đem chốt nhựa ra quan sát, sáp bám đều không bọt là tốt. Dùng dấu sau
cùng để đối chứng.

 Điêu khắc đầy đủ phần thân răng.

 Cạo bỏ hoàn toàn sáp mặt ngoài để chuẩn bị phần này cho nhựa, sứ hay
composite.

 Cắm cây đúc, vô bột đúc và đúc kim loại.

 Thực hiện các bước tiếp theo cho phần kim loại.

 Đem ép nhựa, đắp sứ hoặc composite.


2. Răng chốt rời:

 Thực hiện cùi giả trước, giao phần này cho lâm sàng gắn vào bệnh nhân
và lấy dấu lại.

 Đổ mẫu dấu này, thực hiện phần mão theo chỉ định.
II/ Cùi giả

 Là phần thân răng tái tạo quanh chốt để sẵn sàng nâng đỡ
một phục hình cố định bên trên.
Quy trình thực hiện
1. Thoa chất cách ly vào ống chốt hoặc
ngâm nước mẫu hàm.
2. Thêm sáp vào trong ống chốt.
3. Dùng que kim loại nóng làm chảy đều
sáp.
4. Cho chốt nhựa vào ngay để sáp chảy
dính vào chốt nhựa.
5. Đem chốt nhựa ra quan sát, sáp bám đều
không bọt là tốt. Dùng dấu sau cùng để
đối chứng.
6. Điêu khắc phần cùi giả phía trên.
7. Cùi giả được vô bột đúc và đúc
kim loại.

8. Gỡ ống đúc.

9. Cắt kim đúc và mài vật đúc cho


đúng hình dạng ban đầu.
Thiết kế cùi giả
 Phải được thiết kế theo đúng kiểu mài cùi từ răng thật.

 Cùi giả có chiều dài bằng 2/3 chiều dài nguyên thủy của mão với
các góc được bo tròn nhẹ để tạo sự lưu giữ cho phục hình bên trên.

 Xung quanh mặt chân răng tạo bờ vai dày đều.

 Mặt bên hầu như song song với mặt phẳng đứng và nghiêng về phía
vòm miệng trong mặt phẳng ngang.

 Vùng cingulum nên gần song song với mặt ngoài.

 Phần ba cắn mặt ngoài nên cong về phía lưỡi.

You might also like