You are on page 1of 6

CẦU RĂNG VÓI

ThS. Nguyễn Vũ Vân Anh


Bộ môn Kỹ thuật phục hình răng – Khoa Răng Hàm Mặt
MỤC TIÊU

 Trình bày được phân loại cầu răng vói.

 Thực hiện được cầu răng vói trong labo.


I/ Định nghĩa
 Là cầu răng cố định có nhịp cầu vói ra ngoài răng trụ.

 Được thực hiện khi muốn tiết kiệm răng trụ và nhịp cầu vói chỉ có
tác dụng thẩm mỹ, ổn định cung răng hơn là chức năng nhai.
II/ Điều kiện và chỉ định
 Khoảng mất răng nhỏ hay bình thường.
 Bệnh nhân trẻ hay trung niên.
 Khớp cắn thăng bằng.
 Đối diện nhịp cầu vói là hàm giả tháo lắp nhựa.
 Răng trụ có thân răng cao, chân răng phát triển tốt, vị trí và chiều hướng
bình thường.
 Răng trụ sống hoặc được cải tạo tốt.
 Mô nha chu lành mạnh, không tiêu xương ổ răng.
 Đối với răng trước, nhịp cầu vói ở phía gần hay xa.
 Đối với răng trong, nhịp cầu với ở phía gần tốt hơn, nhưng cũng có thể đặt
ở phía xa.
 Nhịp cầu vói phải giảm nhiều kích thước ngoài trong.
III/ Phân loại
1. Cầu vói một trụ một nhịp:

 Trụ R3, nhịp R2.

 Trụ R1, nhịp R2.

 Trụ R4, nhịp R3.

 Trụ R5, nhịp R4.

 Trụ R6, nhịp R5.

 Trụ R7, nhịp R6 (khoảng cách thu hẹp nhiều).


2. Cầu vói hai trụ liên tiếp một nhịp:
 Trụ R4 và R5, nhịp R3.
 Trụ R6 và R5, nhịp R4.
 Trụ R1 và R2, nhịp R1 bên kia.
 Trụ 2 R1, nhịp R2.

3. Cầu vói hai trụ liên tiếp hai nhịp:


 Trụ 2 R1, nhịp 2 R2 hai bên.
 Trụ R3 và R4, nhịp R2 và R5 (khoảng R5 nhỏ).

4. Cầu vói răng trong có nhịp cầu phía xa:


 Trường hợp đặc biệt, không có R8 và hoàn toàn còn răng, không thể làm hàm
tháo lắp để phục hình răng 7 đã mất. Để giữ cho cung răng ổn định, răng đối diện
không trồi, có thể làm cầu vói với hai răng trụ 5 và 6, vói phía xa là R7 (thu hẹp
R7).

You might also like