You are on page 1of 26

ĐỀ TÀI: ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, X QUANG, VÀ ĐÁNH GIÁ KẾT

QUẢ ĐIỀU TRỊ NỘI NHA NHÓM RĂNG HÀM LỚN CÓ SỬ DỤNG
TRÂM XOAY WARE ONE
NGƯỜI THỰC HIỆN: BS.CKI NGUYỄN THỊ HƯƠNG THẢO
ĐẶT VẤN ĐỀ

Viêm tuỷ răng là bệnh lý răng miệng thường gặp, bệnh ảnh
hưởng rất lớn đến sức khoẻ cũng như chất lượng cuộc sống của
người bệnh. Viêm tuỷ răng nếu không điều trị hoặc điều trị
không đảm bảo sẽ dẫn đến viêm quanh cuống răng. Điều trị tuỷ
răng (điều trị nội nha) nhằm bảo tồn, phục hồi chức năng ăn
nhai của răng. Nó luôn được xem là hết sức phức tạp, đòi hỏi
nhiều thời gian, trang thiết bị cùng với sự hiểu biết sâu sắc về
nội nha cũng như kỹ năng và kinh nghiệm lâm sàng của bác sĩ.
ĐẶT VẤN ĐỀ
 Trải qua hơn một thế kỷ, đã có những quan điểm mới trong
điều trị nội nha, nhưng một trong những yếu tố then chốt để
thành công trong điều trị nội nha vẫn là việc làm sạch và tạo
hình ống tuỷ. Việc làm sạch và tạo hình hệ thống ống tủy sẽ gặp
rất nhiều khó khăn, đặc biệt là những ống tủy cong và hẹp ở các
răng hàm lớn đòi hỏi phải có dụng cụ chuyên biệt.
 Đó là lý do tại sao những phương pháp, vật liệu, máy móc và
dụng cụ điều trị nội nha không ngừng được cải tiến.
 Tuy nhiên, việc làm thông, và tạo loe hệ thống ống tủy để tạo
điều kiện cho việc tạo hình ống tủy nhanh, hiệu quả và an toàn
bằng các hệ thống trâm kể trên là rất cần thiết, đặc biệt là các
ống tủy nhỏ, tắc, cong ở nhóm răng hàm.
ĐẶT VẤN ĐỀ

Vì vậy, để góp phần hiểu biết thêm về hình thái, cấu trúc tủy răng
ở nhóm răng hàm lớn hàm dưới, và nâng cao hiệu quả điều trị nội
nha các răng hàm vĩnh viễn, đặc biệt là nhóm răng hàm lớn hàm
dưới, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:
“ Đặc điểm lâm sàng, X quang, và đánh giá kết quả điều trị nội
nha nhóm răng hàm lớn có sử dụng trâm xoay Ware One ”
Mô tả đặc điểm lâm sàng, X-quang của nhóm răng hàm lớn có chỉ định
điều trị nội nha có sử dụng trâm xoay Ware One

Mục tiêu

Đánh giá kết quả điều trị nội nha nhóm răng trên
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. ĐẶC ĐIỂM GIẢI PHẪU VÀ SINH LÝ CỦA TỦY RĂNG


1.1.1. ĐẶC ĐIỂM HÌNH THỂ NGOÀI
RĂNG ĐƯỢC CHIA THÀNH 3 PHẦN

Thân răng

Cấu tạo
Cổ răng

Chân răng
1.1.1. ĐẶC ĐIỂM HÌNH THỂ NGOÀI

Cấu trúc giải phẫu răng


1.1.3 ĐẶC ĐIỂM MÔ HỌC CỦA TỦY RĂNG

Gồm 2 đặc điểm

Đặc điểm mô Đặc điểm mô


học liên quan học liên quan
đến bệnh viêm đến quá trình
tủy điều trị tủy
1.1.3 CHỨC NĂNG SINH LÝ CỦA TỦY RĂNG

Chức năng tạo ngà


Tủy
răng
Chức năng dinh dưỡng

4 Chức năng thần kinh
chức
năng Chức năng bảo vệ
1.3. BỆNH LÝ TỦY VÀ VÙNG CUỐNG RĂNG
1.3.1. NGUYÊN NHÂN CỦA BỆNH TUỶ RĂNG

Vi khuẩn

Gồm có
3 nhóm Yếu tố kích thích hóa học
chính
Yếu tố kích thích cơ học
1.4. KỸ THUẬT ĐIỀU TRỊ TUỶ RĂNG
1.4.1. NGUYÊN TẮC ĐIỀU TRỊ TUỶ RĂNG
Nguyên tắc đó là “Tam thức nội nha” của Shilder bao gồm 3 yếu tố
 Vô trùng trong các bước điều trị nội nha.
 Làm sạch và tạo hình hệ thống ống tuỷ.
 Hàn kín ống tuỷ theo 3 chiều không gian cho đến ranh giới ngà
xương răng của cuống răng.
1.4.2. DỤNG CỤ VÀ VẬT LIỆU DÙNG CHO KỸ THUẬT ĐIỀU
TRỊ TUỶ
1.4.2.1. CÁC DUNG DỊCH LÀM SẠCH HỆ THỐNG ỐNG TUỶ

 Oxy già (H2O2)


 Hypochlorid natri (NaOCl
 Các chất tạo chelat EDTA (ethylenediamin Tetraacetat.
 Các chất làm trơn: Gồm RC-prep và Glyoxitde.
1.4.2.2. DỤNG CỤ TẠO HÌNH
 Dụng cụ cầm tay

Bộ cây lèn ABCD Thước nội nha

 Dụng cụ máy
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu là các bệnh nhân có răng hàm lớn hàm dưới có chỉ định điều trị nội nha lần đầu.

 Tiêu chuẩn lựa chọn: Bệnh nhân có các răng hàm lớn hàm dưới có chỉ định điều trị nội nha

 Răng bị viêm tủy không hồi phục

 Tủy hoại tử

 Bệnh lý cuống răng không cần điều trị phẫu thuật.

 Tiêu chuẩn loại trừ:

 Răng lung lay độ 3,4

 Răng tổn thương nứt dọc, gãy chân răng hoặc tiêu chân răng

 Răng đã được điều trị tủy trước đây.

 Răng chưa đóng kín cuống

 Răng bị dị dạng, Răng số 8

 Răng VQC có tổn thương ở vùng chẽ, u hạt, hoặc nang chân răng lớn cần kết hợp điều trị nội nha với phẫu thuật.

 Bệnh nhân không đồng ý tham gia nghiên cứu hoặc không có khả năng theo dõi trong quá trình điều trị.
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

 Thời gian nghiên cứu


Nghiên cứu thực hiện trong thời gian từ tháng 02/2018 - 10/2018
 Địa điểm nghiên cứu
Nghiên cứu được thực hiện tại Khoa Răng Miệng bệnh viện Đa
khoa tỉnh Hải Dương.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
 Thiết kế nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng, không đối chứng.
 Phương pháp xác định cỡ mẫu và chọn mẫu
 Nghiên cứu sử dụng phương pháp chọn mẫu có chủ đích
 Cỡ mẫu nghiên cứu được ước tính dựa trên công thức
KỸ THUẬT THU THẬP THÔNG TIN

 Phỏng vấn: Phỏng vấn trực tiếp bệnh nhân theo bệnh án
nghiên cứu
 Quan sát: Khám lâm sàng, chụp X quang để chẩn đoán
và đánh giá kết quả điều trị.
CÔNG CỤ THU THẬP THÔNG TIN

Bệnh án nghiên cứu

Dụng cụ thông thường


Gồm
5 công Dụng cụ mở tủy
cụ
Dụng cụ và vật liệu sửa soạn
ống tủy

Dụng cụ và vật liệu trám bít


XỬ LÝ SỐ LIỆU

Tất cả các số liệu thu thập được xử lý theo thuật toán thống kê
Y học trên máy tính bằng phần mềm SPSS 16.0.

BIỆN PHÁP KHỐNG CHẾ SAI SỐ


 Chúng tôi sử dụng mẫu bệnh án thống nhất để thu thập thông
tin.
 Tất cả các số liệu đều được chính chúng tôi thu thập.
 Các thông tin lâm sàng, X- quang để chẩn đoán phải thống
nhất, rõ ràng.
 Chuẩn hóa kỹ thuật chụp phim.
ĐẠO ĐỨC TRONG NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu tuân thủ các vấn đề đạo đức trong nghiên cứu y học
nhằm đảm bảo tính khoa học và tính khả thi của đề tài.
 Bệnh nhân được giải thích rõ mục đích của nghiên cứu, biết đầy
đủ thông tin về bệnh lý tuỷ răng, các biến chứng của nó và lợi ích
của điều trị nội nha.
 Bệnh nhân đồng ý tham gia nghiên cứu.
 Số liệu thu thập có tính khách quan, trung tực.
 Các thông tin thu thập của bệnh nhân được giữ bí mật tuyệt đối
và chỉ với mục đích nghiên cứu. Nghiên cứu chỉ nhằm vào việc
bảo vệ và nâng cao sức khỏe cho bệnh nhân, không nhằm mục
đích nào khác.
DỰ KIẾN KẾT QUẢ
 Đặc điểm chung của mẫu nghiên cứu theo giới và tuổi: Bảng 3.1 Phân bố bệnh
nhân theo giới và tuổi)
 Đặc điểm lâm sàng và X – quang
 Phân bố lý do đến khám theo tuổi
1. Bảng 3.2 Phân bố lý do đến khám theo tuổi
2. Bảng 3.2.2. Phân bố bệnh lý răng theo răng được điều trị
 Phân bố bệnh lý răng được điều trị
1. Bảng 3.2.3 Phân bố vị trí lỗ sâu trên răng nghiên cứu
2. Bảng 3.2.4 Phân bố tình trạng cuống răng theo bệnh lý trên phim X-quang
 Đánh giá hiệu quả sửa soạn ống tuỷ
1. Bảng 3.10. Tai biến trong quá trình sửa soạn ống tuỷ
DỰ KIẾN KẾT QUẢ
 Đánh giá kết quả điều trị
1. Bảng 3.11. Kết quả sau trám bít OT trên phim X-quang
2. Bảng 3.12. Đánh giá kết quả lâm sàng sau trám bít OT 1 tuần
3. Bảng 3.13. Đánh giá kết quả điều trị 1 tuần theo giới
4. Bảng 3.14. Đánh giá kết quả điều trị sau trám bít OT 1 tuần theo tuổi
5. Bảng 3.15. Đánh giá kết quả điều trị sau trám bít OT 1 tuần theo nhóm bệnh lý
6. Bảng 3.16. Kết quả điều trị sau 1- 3 tháng
7. Bảng 3.17. Kết quả điều trị sau 3 - 6 tháng theo tuổi
8. Bảng 3.18. Kết quả điều trị sau 3 - 6 tháng theo giới
9. Bảng 3.19. Kết quả điều trị sau1- 3 tháng theo nhóm bệnh lý
10. Bảng 3.20. Kết quả điều trị qua thời gian theo dõi khác nhau
DỰ KIẾN BÀN LUẬN
 4.1. Bàn luận về đặc điểm chung của mẫu nghiên cứu

 4.1.1. Bàn luận về giới

 4.1.2. Bàn luận về tuổi

 4.2. Bàn luận về đặc điểm lâm sàng, X- quang

 Bệnh lý tuỷ, cuống răng

 Vị trí tổn thương

 4.3. Bàn luận về hiệu quả sửa soạn ống tuỷ có sử dụng hệ thống file one way làm loe và thông ống tủy

Tai biến trong quá trình sửa soạn ống tuỷ

 4.4. Bàn luận về kết quả điều trị

 4.4.1. Bàn luận về kết quả X-quang ngay sau trám bít ống tuỷ

 4.4.2. Bàn luận về kết quả điều trị sau trám bít OT 1 tuần

 4.4.3. Bàn luận về kết quả điều trị sau trám bít OT 1- 3 tháng
DỰ KIẾN KẾT LUẬN

Kết luận theo mục tiêu nghiên cứu


 Đặc điểm lâm sàng, X- quang nhóm răng hàm lớn có chỉ định điều trị nội
nha có sử dụng hệ thống file one way.
 Kết quả điều trị nội nha nhóm răng trên.
DỰ KIẾN KIẾN NGHỊ
XIN TRÂN TRỌNG CẢM ƠN

You might also like