You are on page 1of 30

LIÊN QUAN GIỮA MỸ HỌC VÀ HÌNH THÁI RĂNG

I. MỤC TIÊU:
1. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến thẩm mỹ nhóm răng trước.
2. Phân tích các ứng dụng giải phẫu học vào phục hình nhóm răng trước.
II. NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THẨM MỸ NHÓM RĂNG TRƯỚC
Hầu hết các bệnh nhân đến khám vì phục hình cũ không đảm bảo tính thẩm
mỹ, thường do kém tương thích về mặt sinh học và chức năng. Nhà lâm sàng nên
ghi chép lại một cách có hệ thống trên bảng kê về các điều trị phục hồi trước đây,
đồng thời ghi lại các răng mất và bất kỳ răng nào bị mòn, đổi màu và/hoặc được
điều trị tủy. Trong quá trình lên kế hoạch phục hình, những ghi chép này sẽ giúp nhà
lâm sàng chọn phương pháp và vật liệu một cách chính xác để dùng trong mỗi
trường hợp bệnh. Trong phần này, chúng ta sẽ nghiên cứu đến một vài đặc điểm
chung của răng hàm trên và răng hàm dưới, như sự sắp xếp răng ở hai bên đường
giữa, hình dạng răng, màu sắc và bề mặt.
1. Đường giữa cung răng hàm trên và hàm dưới
Khoảng 70% dân số cho thấy có sự trùng khớp giữa đường giữa mặt và
đường giữa cung răng hàm trên. Tuy nhiên, sự trùng khớp giữa đường giữa cung
răng trên và dưới ít gặp hơn nhiều, chỉ vào khoảng 25% dân số.
Những lưu ý về thẩm mỹ và ứng dụng:
Một sự chênh lệch nhẹ về đường giữa cung răng trên và dưới hiếm khi được
phát hiện, vì vậy nó không phải là trở ngại chính trong việc đạt được hiệu quả thẩm
mỹ; trên thực tế, nó làm cho nụ cười trở nên tự nhiên hơn. Tuy nhiên, một vài bệnh
nhân yêu cầu sự trùng khớp hoàn toàn giữa hai đường giữa cung răng. Do vậy, đôi
khi, bác sĩ và kỹ thuật viên thường cố gắng để sắp xếp lại cung răng trên và dưới
bằng cách điều chỉnh độ nghiêng của trục răng. Tuy nhiên, Kokich và cộng sự đã
cho thấy rằng, sự thay đổi về độ nghiêng trục răng, dù chỉ rất nhẹ, cũng làm mất đi

1
tính thẩm mỹ. Vì vậy cần phải duy trì trục răng đúng và giữ cho đường giữa cung
răng thẳng đứng, thậm chí phải hy sinh sự trùng khớp của chúng hơn là cố gắng để
duy trì sự trùng khớp bằng mọi giá.

Hình 2.1: a. Sự trùng khớp hoàn hảo giữa 2 đường giữa cung răng là rất hiếm.
b. Sự di lệch sang phải hoặc trái thường được thấy hơn, và đôi khi khá rõ.

Hình 2.2: Bệnh nhân này đang điều trị ở một nơi khác đến khám vì không hài lòng
với màu sắc của phục hình tạm đang mang, răng cửa giữa trên nhỏ và sự không
trùng khớp của 2 đường giữa cung răng.

Hình 2.3: Điều cần chú ý là khi muốn đạt được sự trùng khớp của hai đường giữa,
mặc dù việc thay đổi trục răng là cho phép, những đường này phải luôn được giữ
thẳng đứng. Nếu không được giữ thẳng đứng thì sẽ tạo nên sự mất thẩm mỹ lớn hơn
cho bệnh nhân.

2
2. Hình dạng răng
Răng của bệnh nhân có thể được phân thành các kiểu cơ bản: hình tam giác,
hình vuông và hình trứng. Nhìn chung, có mối tương quan giữa hình dạng môi và
kích thước răng cũng như sự sắp xếp các răng.
Theo một vài tác giả, hình dạng răng có thể liên quan đến giới tính hoặc tính
cách và tuổi tác. Một vài tác giả cho rằng hình dạng răng tròn cho thấy tính cách linh
hoạt, tốt bụng và thích nghi tốt trong khi các răng góc cạnh cho thấy sự mạnh mẽ và
tính cách hoạt bát. Theo một số tác giả khác, không có sự liên hệ rõ ràng giữa hình
dạng răng và giới tính. Mặc dầu vậy, một vài nghiên cứu chỉ ra rằng răng hình trứng
được chấp nhận nhiều nhất, đặc biệt là đối với phụ nữ. Những nghiên cứu khác lại
cho thấy răng hình tam giác được bệnh nhân cho là ít hấp dẫn nhất.

a b
Hình 2.4: a. Răng hình trứng và răng hình tròn thường hay gặp ở phụ nữ.
b. Răng hình vuông có mòn ở rìa cắn thường thấy ở nam giới.

3
Hình 2.5: Ở bộ răng thật, thường không có sự phân biệt rõ ràng như vậy. Thực tế,
nam giới cũng có thể có những răng thanh mảnh và nữ giới với răng dạng hình
vuông.

Mặc dù không có bằng chứng nào cho thấy không có sự liên quan giữa hình
dạng răng và giới tính, bệnh nhân có khuynh hướng chọn các hình dạng răng phổ
biến. Bên cạnh đó, những nghiên cứu khác đã nghiên cứu mối quan hệ có thể có
giữa hình dạng mặt và hình dạng răng. Williams cho rằng có sự liên quan chặt chẽ
giữa hình dạng mặt và hình dáng răng cửa giữa hàm trên. Hiện nay, chỉ dẫn này vẫn
được sử dụng. Mặc dầu một vài nghiên cứu khẳng định rằng có một vài tương quan
giữa các đặc điểm giải phẫu của khuôn mặt và hình dạng răng, những đặc điểm này
không thể trở thành tiêu chuẩn để chọn lựa răng.
Lưu ý về phục hình và áp dụng:
Khi thực hiện các công việc phục hình, cần phải thăm khám các khía cạnh
khác nhau, từ đó đưa ra các thông tin hữu ích cho việc lựa chọn hình dạng răng phù
hợp nhất. Đầu tiên, phải dựa vào răng tự nhiên bên cạnh răng cần phục hồi hoặc là
dựa vào các răng ở hàm đối. Khi thực hiện các trường hợp phục hình răng mất răng
mà không có bất kỳ chỉ dẫn giải phẫu tự nhiên nào, những bức ảnh cũ hoặc những

4
mẫu hàm cũ của bệnh nhân là rất cần thiết cho việc quyết định hình dạng ban đầu
của răng. Cuối cùng, trong các trường hợp mà những chỉ dẫn trên không có, hình
dạng mô nướu và kiểu mô nha chu có thể cung cấp các chỉ dẫn như về hình dạng
răng thích hợp nhất cho việc phục hình.

Hình 2.6: Cách dễ dàng nhất để khôi phục lại đúng hình dạng và đường viền răng
là mô phỏng răng bên cạnh. Răng cửa trên bên trái của bệnh nhân bị gãy sau tai
nạn, được tái tạo lại bằng composite dựa trên các đặc điểm giải phẫu của răng cửa
trên bên phải. Điều này giúp tạo ra sự đối xứng ở hai răng cửa giữa hàm trên.

a b c d e
Hình 2.7: a,b,c. Hiện tượng mòn các răng cửa làm mất men ở rìa cắn, răng bị sậm
màu, mất kết cấu bề mặt và có sự biến đổi rõ rệt ở vùng tiếp xúc. Ảnh được cung cấp
bởi bệnh nhân cho thấy rằng răng trước kia của bệnh nhân có dạng hình vuông; d,
e. Sáu veneer sứ được tạo ra mô phỏng lại hình dáng thật của răng với chiều dài rìa
cắn và kết cấu bề mặt thích hợp.

5
3. Màu sắc
Khi quan sát bộ răng tự nhiên, một sự khác biệt rõ về màu sắc có thể được
nhìn thấy giữa các răng của hai cung hàm. Ví dụ, dễ dàng nhận thấy là răng cửa giữa
hàm trên là răng có màu sáng nhất trong miệng và vì vậy cho thấy thành phần răng
không chỉ bao gồm kích thước răng mà gồm cả độ sáng. Ở hầu hết các cá thể, răng
cửa bên có cùng tông màu (hue) như răng cửa giữa hàm trên nhưng mỏng hơn, vì
vậy trông ít sáng hơn.
Răng nanh, cả hàm trên và hàm dưới, thường có độ bão hòa (chroma) đậm
hơn, vì vậy tối màu hơn (vàng hơn) so với răng bên cạnh chúng. Hơn thế nữa, có thể
dễ dàng thấy rằng răng tiền cối có cùng màu sắc với răng cửa bên vì vậy dễ dàng
phân biệt chúng với răng nanh. Màu sắc mà mắt chúng ta cảm nhận là kết quả của
hiện tượng khúc xạ và hiện tượng phản xạ ánh sáng lên bề mặt răng, làm cho răng
có màu sắc phụ thuộc vào độ dày của men răng và mức độ tập trung của ngà răng.
Độ dày của men răng ở răng cửa giữa trên thay đổi từ 0.3mm ở vùng cổ răng tới xấp
xỉ 1mm ở rìa cắn. Ở vùng cổ răng, độ dày men răng mỏng làm cho màu sắc của ngà
răng rõ ràng hơn, tạo ra đậm độ bão hòa lớn hơn. Ngược lại, men răng dày hơn sẽ
tạo ra độ trong mờ rõ ở phần ba cắn, khi đó hiện tượng huỳnh quang và cản quang
phối hợp với những hiện tượng phản xạ ánh sáng toàn phần tạo ra bởi độ nghiêng
của rìa cắn.
Lưu ý phục hình và ứng dụng:
Khi bảo tồn răng trước, cần phải tái tạo lại màu sắc răng một cách tự nhiên.
Điều này tương đương với việc tái tạo lại răng nanh của bệnh nhân với màu đậm
hơn, tuy nhiên quan niệm này ít được chấp nhận. Thực tế, đa số bệnh nhân đều thích
răng sáng màu, vì vậy họ thường yêu cầu tẩy trắng trước khi điều trị phục hình. Bên
cạnh đó, để làm cho nụ cười trở nên đẹp hơn, màu sắc sau khi tẩy trắng sẽ dùng để
so màu răng cho phục hình.

6
Hình 2.8: Mặt trước của răng tự nhiên cho thấy sự tăng dần về độ bão hòa của màu
răng từ răng cửa giữa đến răng nanh. Như một quy luật, răng cối nhỏ có màu giống
răng cửa bên.

a b c

d e
Hình 2.9: a, b, c. Bệnh nhân đến vì muốn phục hồi răng cửa bên hàm trên bên trái.
Do nhu cầu muốn làm răng trắng hơn, việc tẩy trắng tại nhà được thực hiện trước
khi điều trị phục hình. So sánh giữa hình ảnh ban đầu (a) và kết quả của điều trị tẩy
trắng ở hàm trên (b), và ở cả 2 hàm (c) cho thấy những cải thiện đáng kể về thẩm
mỹ; d. Nhìn từ phía bên, dễ dàng nhận thấy khoảng hở giữa răng cửa bên trái và
các răng bên cạnh; e. Phục hồi có đậm độ phù hợp khi nhìn.

7
- Đối với răng người trẻ tuổi: Khi thực hiện phục hồi thẩm mỹ ở các bệnh nhân trẻ
tuổi, cần phải tái tạo lại độ trong mờ điển hình ở phần ba cắn như của một răng khỏe
mạnh chưa bị mài mòn trên phục hình. Cũng rất quan trọng để thiết lập độ sáng tối
(value) cao, bởi vì màu sắc sáng của ngà răng bên dưới và cho sự bảo tồn men răng.
- Đối với răng người lớn tuổi: trong tự nhiên, hiện tượng mài mòn làm giảm dần
kích thước men răng, không chỉ ở rìa cắn mà còn ở mặt ngoài, vì vậy cũng làm cho
răng nhỏ dần. Điều này xảy ra do hoạt động của cơ môi và hiện tượng mòn răng tự
nhiên mà răng phải chịu hằng ngày bao gồm thói quen chải răng. Khi tiến hành phục
hình cho bệnh nhân không còn trẻ, bác sĩ cần phải vừa cân nhắc nhu cầu của họ
đồng thời giải thích cho bệnh nhân về sự thay đổi màu sắc xảy ra theo tuổi tác. Sự
gia tăng về đậm độ và giảm độ sáng tối là kết quả của sự giảm độ dày men răng.
Điều này dẫn đến sự nổi bật ngày càng rõ của màu ngà, để rồi nó hòa lẫn các chất
màu càng làm cho răng trở nên sẫm màu hơn. Tuy nhiên, ngày nay, cần phải quan
tâm nhiều đến kỳ vọng của bệnh nhân, cũng như tính cách và lối sống của họ để đạt
được sự phục hồi thẩm mỹ phù hợp với khung thẩm mỹ chung.

Hình 2.10: Phục hình trực tiếp và gián tiếp cho răng cửa trên tạo ra màu sắc như
thật. Mặc dù có độ sáng tối cao, chúng vẫn còn men răng dày, là đặc điểm điển hình
ở người trẻ, đặc biệt ở rìa cắn.

8
Hình 2.11: Phục hình được thực hiện trên bệnh nhân bị bệnh nha chu bao gồm việc
làm tăng đậm độ phục hình trên răng tự nhiên và implant, đặc biệt ở vùng cổ răng,
phù hợp với tuổi và tình trạng mô nha chu bệnh nhân.

a b c d
Hình 2.12: Bệnh nhân có nhu cầu làm lại phục hình đã được làm cách đây 15 năm.
Ở lần điều trị trước, bệnh nhân yêu cầu màu sắc răng rất trắng. Mặc dầu bệnh nhân
không còn trẻ nữa, bệnh nhân có yêu cầu đặc biệt muốn làm trẻ nụ cười của mình.
(b) Trên phục hình mới, mặc dù răng rất trắng nhưng vẫn tự nhiên vì độ trong mờ
phù hợp; c,d. Hình ảnh chụp cận cảnh cho thấy hình dáng răng và quan trọng hơn
là màu sắc răng điển hình của người trẻ tuổi phù hợp với kỳ vọng của bệnh nhân.

4. Ảo giác
Ảo giác về sự thay đổi kích thước thông qua sự thay đổi màu sắc. Màu sắc
của phục hồi được chọn bởi bệnh nhân trở thành thước đo quan trọng nhất cho nhà
lâm sàng. Trên thực tế, sự thay đổi màu sắc được cân nhắc sau khi lựa chọn hình
dáng, đường viền và tỷ lệ răng. Dù sao đi nữa, tông màu, độ bão hòa, độ sáng tối, độ
trong mờ và đặc điểm bề mặt đều đóng vai trò quan trọng trong phục hình thẩm mỹ
và ảnh hưởng rõ rệt lên ảo giác về sự thay đổi kích thước răng.

9
Lưu ý phục hình và ứng dụng:
- Tông màu và độ bão hòa (Hue và chroma)
Hue là màu sắc chủ đạo của răng, trong khi chroma là sự bão hòa của nó.
Trong tự nhiên, tông màu của răng cửa giữa và cửa bên thường rất giống nhau. Tuy
nhiên, khi phục hình của bốn răng cửa có cùng màu sắc như trong thuyết của Chiche
và Pinault, sẽ cho thấy rõ sự giả tạo của phục hình. Thông thường, răng nanh có độ
bão hòa cao hơn so với răng cửa. Để tránh sự tương phản rõ ràng giữa màu sắc răng
nanh và răng cửa bên, Geller đề nghị tạo ra sự chuyển dần về độ bão hòa từ răng cửa
giữa đến răng nanh. Đối với hai răng cùng hue, răng càng nằm gần má hơn sẽ trông
sáng hơn, nếu hai răng có kích cỡ khác nhau (ví dụ, răng cửa giữa trên so với cửa
bên), răng lớn hơn sẽ trông trắng hơn bởi vì diện tích bề mặt lớn hơn (do ảo giác).
Việc áp dụng những nguyên tắc này sẽ làm nổi bật răng cửa giữa, góp phần quan
trọng vào việc tạo ra một nụ cười dễ nhìn.

Hình 2.13: Khi phục hình vùng răng cửa, nhà lâm sàng phải cố gắng tái tạo lại sự
chuyển tiếp độ bão hòa giống như ở bộ răng thật, răng nanh phải có độ bão hòa cao
hơn so với răng cửa bên và răng cửa giữa.

10
Hình 2.14: Bởi vì nằm ở gần má hơn, nên răng cửa giữa nhìn sáng hơn so với răng
cửa bên mặc dù cùng màu.

- Độ sáng tối (Value)


Value là thước đo dùng đánh giá lượng màu xám có ở trong răng, dựa trên
thang đo bắt đầu từ màu trắng (value cao) và kết thúc bởi màu đen (value thấp).
Value cao sẽ cho phép nhà lâm sàng làm cho phục hình được nổi bật, nhấn mạnh
vào những răng mà vì hình dạng và kích thước tự nhiên của chúng, phải được làm
dễ nhìn hơn. Ngược lại, độ value thấp sẽ làm cho chúng ít nổi bật hơn.

Hình 2.15: Với hai răng cùng kích cỡ nhưng khác nhau về value, răng có value cao
hơn (trắng hơn) trông có vẻ to hơn so với răng có value thấp (đen hơn).

- Độ trong mờ/độ đục


Sự hiện diện của sứ trong mờ ở vùng tiếp xúc tạo ra ảo giác của việc giảm
kích thước gần xa. Ngược lại, đắp thêm lớp sứ đục ở vùng này làm gia tăng kích

11
thước răng theo chiều rộng. Chiều cao thân răng quá mức theo chiều cắn cổ đối với
bệnh nhân nha chu hoặc cắm ghép implant có thể được giảm bớt bởi làm tăng độ
trong mờ ở phần ba cắn.

a b
Hình 2.17: a. Việc đắp sứ trong mờ ở vùng tiếp xúc làm cho răng có cảm giác hẹp
hơn, hoặc khi dùng ở rìa cắn sẽ làm giảm chiều cao thân răng; b. Vì vậy, phục hình
một khi được gắn trong miệng sẽ tạo ra ảo giác về kích thước.

- Đặc điểm bề mặt


Việc sử dụng màu sắc trên bề mặt để tạo ra các đặc điểm bề mặt có thể là
công cụ hữu ích trong việc tạo ra ảo giác về sự thay đổi kích thước khi sử dụng màu
sắc theo những cách khác nhau. Việc tạo ra đường nối men cement, với sự hiện diện
của chân răng giả có thể đặc biệt hữu ích trong việc làm giảm cảm giác về chiều dài
quá mức ở các ca cắm ghép implant hay nha chu.
Ở những người già, các đường sọc đứng màu nâu được đắp thêm vào ở phía
trong của phục hình hoặc được đắp vào bề mặt tạo nên ảo giác của sự gia tăng chiều
cao thân răng. Việc tạo ra các đường ngang có màu, mỏng có thể mô phỏng sự mất
khoáng ở mặt ngoài tạo ra ảo giác răng to hơn. Việc dùng đến các màu sắc bề mặt
thường là cơ hội cuối cùng cho việc cố gắng để cải thiện độ bão hòa của phục hồi; vì
lý do này, phương pháp này bị lạm dụng và sử dụng thường xuyên. Tuy nhiên, cần
phải lưu ý rằng màu sắc ở bề mặt được tạo ra bởi oxide kim loại và việc sử dụng
không cần thiết có thể làm gia tăng độ đục của phục hình.

12
Hình 2.16: Kích thước răng quá dài có thể được che đậy bằng cách tạo lại vùng cổ
răng bằng cách vẽ thêm chân răng giả và tạo thêm đường nối men xê-măng..

5. Kết cấu bề mặt


Ở các răng tự nhiên, có những đặc điểm giải phẫu bề mặt được biết như là kết
cấu bề mặt vi thể và đại thể. Kết cấu vi thể bao gồm các rãnh nhỏ, hầu hết là các
đường ngang, hay gặp ở người trẻ tuổi. Những yếu tố này giảm dần hoặc biến mất ở
các bệnh nhân lớn hơn 40-50 tuổi. Kết cấu đại thể bao gồm các thùy chia mặt ngoài
của răng thành các vùng lõm và lồi. Những đặc điểm này thường rõ ràng ở người trẻ
nhưng có thể biến mất hoặc giảm rõ rệt theo tuổi, do hoạt động của cơ xung quanh
miệng (má và môi) tạo ra sự mài mòn bề , kết quả là giảm kích thước răng.
Lưu ý phục hình và ứng dụng:
Khi làm phục hình, cả kỹ thuật viên và nhà lâm sàng phải nhớ rằng sự hiện
diện đồng thời của hai dạng kết cấu sẽ làm cho phục hình có được đặc tính dẫn
truyền ánh sáng hoàn hảo, đạt được cả sự phản xạ và khúc xạ. Tất cả những điều
này, cùng với hình dạng răng đúng và đường viền đều đặn cũng đóng góp đáng kể
cho việc tạo nên ảo giác về sự thay đổi kích thước răng mà thật sự không xảy ra. Bất
cứ khi nào có thể, những đặc điểm bề mặt của răng nên được tham khảo từ răng bên
cạnh. Trong trường hợp không có răng tham khảo, tuổi tác bệnh nhân và sở thích
của bệnh nhân nên được cân nhắc để có được mức và kiểu kết cấu phù hợp trong khi
làm phục hình.

13
Hình 2.18: Nhu cầu thẩm mỹ ở răng cửa giữa hàm trên bên trái đòi hỏi phải tạo ra
giải phẫu bề mặt giống răng cửa giữa hàm trên phải trên miếng trám composite.

Hình 2.19: Răng cửa giữa hàm trên bên trái chết tủy, có miếng trám composite lớn,
hở bờ. Bệnh nhân được đề nghị làm phục hình toàn sứ.

III. NHÓM RĂNG TRƯỚC HÀM TRÊN


1. RĂNG CỬA GIỮA HÀM TRÊN
Cũng giống như miệng và mắt cùng nhau tạo thành điểm trọng tâm của
khuôn mặt, răng cửa giữa hàm trên được xem là yếu tố thẩm mỹ quan trọng nhất của
nụ cười. Về mặt chức năng, răng cửa giữa hàm trên có hai chức năng đó là cắn và
cắt thức ăn. Về cấu trúc răng, răng cửa giữa hàm trên mang tính đại diện nhất, về cả
vị trí và kích thước, và nên có tỷ lệ phù hợp để đảm bảo sự nổi bật cần thiết. Mặc dù
hình thái giải phẫu có thể khác nhau trong tự nhiên, nhưng một vài đặc điểm cơ bản
của nhóm răng trước cần phải được định nghĩa.
1.1. Hình dạng và đường viền
- Hình tam giác: Khi nhìn từ mặt ngoài, hai đường viền bên phân kỳ về phía
cắn và hội tụ nhiều về phía cổ răng. Điều này tạo nên đường cổ răng tương đối hẹp.

14
- Hình oval: Hai đường viền bên cong và tròn hơn cả về phía cắn và phía cổ
răng cùng với sự thu hẹp dần phía cổ răng và phía rìa cắn.
- Hình vuông: Hai đường viền bên thẳng và song song hơn tạo ra vùng cổ
răng và rìa cắn rộng.

Hình 3.1: Các dạng hình răng cửa khác nhau ở các cá thể khác nhau, nhưng nhìn
chung được chia thành 3 dạng: tam giác, hình oval, hình vuông.

1.2. Kích thước


Khi tiến hành nghiên cứu trên răng khô, một vài tác giả cho thấy chiều rộng
của răng cửa giữa trên nằm trong khoảng từ 8,3 đến 9,3 mm, và chiều cao thân răng
nằm trong khoảng từ 10.4 đến 11.2 mm. Trong khi chiều rộng thân răng giữ nguyên
không đổi, thì chiều cao thay đổi nhiều cùng với tuổi tác. Ví dụ, ở những người trẻ
tuổi, mặc dù rìa cắn thường có các nụ rõ ràng và không bị mòn, răng vẫn nhìn có vẻ
ngắn hơn về mặt tổng thể do đường viền nướu nằm gần rìa cắn hơn so với đường nối
men cement (thân răng mọc lên không đủ). Do một phần thân răng bị che phủ bởi
mô nướu ở phần cổ răng nên làm cho thân răng lâm sàng bị ngắn lại. Ở người lớn
tuổi, rìa cắn thường bị mòn dẫn đến sự thay đổi về đường cong rìa cắn và có xu
hướng ngày càng phẳng hơn. Ở một vài trường hợp, giảm chiều cao thân răng được
bù trừ một phần bởi sự tụt nướu gây ra bởi hiện tượng giảm dần sự nâng đỡ của mô
nha chu. Sự duy trì chiều cao thân răng theo cách này sẽ kèm theo sự mòn dần rìa
cắn về phía chóp và giảm việc bộc lộ răng cả ở tư thế nghỉ và khi cười.
1.3. Tỷ lệ
Hầu như tất cả các nghiên cứu đều kết luận rằng chiều rộng thân răng cửa
giữa bằng khoảng 80% chiều cao. Theo nghiên cứu của Brisman, tỷ lệ này được

15
chấp nhận bởi đa số bệnh nhân, tuy nhiên nhiều nhà lâm sàng bị ảnh hưởng bởi răng
nhựa có sẵn của hàm tháo lắp thì thích răng dài và hẹp hơn. Chiche và Pinault cho
rằng tỷ lệ từ 75% đến 80% là lý tưởng. Người ta cũng nhận thấy rằng nam giới có
răng cửa lớn hơn so với nữ giới, cũng như người da đen có răng lớn hơn so với
người da trắng. Peck và Peck đồng ý với nhận định này, đồng thời chỉ ra rằng răng
cửa giữa ở nữ giới có thân răng lâm sàng ngắn hơn và cũng có đường cười cao hơn.

Hình 3.2: Ở bộ răng tự nhiên, chiều rộng của răng cửa giữa trên từ 8.3mm đến
9.3mm, trong khi chiều dài dao động từ 10.4 đến 11.2mm, vì vậy tỉ lệ rộng/cao là
80%.

1.4. Sự đối xứng


Một trong những yếu tố quyết định đến thẩm mỹ là tính đối xứng và sự nổi
bật của răng cửa giữa, bao gồm sự tương đồng về hình dạng, kích cỡ và giống hệt
nhau. Tuy nhiên trong tự nhiên, rất khó để tìm thấy hai răng cửa trên giống y hệt
nhau. Theo một nghiên cứu cho thấy tần số này chỉ khoảng 14%. Ở bộ răng tự
nhiên, sự bất đối xứng tối thiểu về kích thước được nhận thấy ở cả chiều rộng và
chiều cao. Thông thường, sự khác biệt về chiều rộng nhỏ hơn 0,3 mm sẽ không bị
phát hiện. Nếu sự sai khác này lớn hơn 0,3 mm thì ngay cả một người bình thường
cũng dễ dàng phát hiện ra. Sự khác biệt nhỏ về chiều cao cũng được tìm thấy ở hai
răng cửa giữa. Sự khác biệt nhỏ thường không được chú ý nhưng nếu quá 0.3 đến
0.4mm thì sẽ dễ nhận biết sự mất đối xứng giữa hai răng.

16
Hình 3.3: Sự đối xứng hoàn hảo của răng cửa giữa không phải luôn có ở bộ răng
thật. Sự khác biệt lớn hơn 0.3mm có thể bị chú ý, trong trường hợp này là chênh
lệch 0.5mm.

Hình 3.4: Sự khác biệt nhỏ về chiều cao thân răng, khi môi ở tư thế nghỉ, là chấp
nhận được nếu có đường cười cao, được sữa chữa bởi sự khác biệt tương ứng về
chiều cao đường viền nướu, làm cân bằng lại chiều cao tổng thể.

Hình 3.5: Chiều cao thân răng có vẻ bằng nhau khi môi ở tư thế nghỉ, khi đường
cười cao sẽ nhận thấy sự chênh lệch ở đường viền nướu ở hai răng cửa giữa;vì vậy,
sự đối xứng và tương đồng có thể bị ảnh hưởng.

17
Lưu ý về phục hình và ứng dụng:
Bất cứ sự điều chỉnh nào với mục đích khôi phục chiều cao và chiều rộng với
một tỷ lệ đúng cũng như đạt được sự đối xứng và tương đồng cũng nên được đánh
giá trong khi cân nhắc các yếu tố quan trọng khác. Bên cạnh thẩm mỹ, những biến
đổi này cũng cần phải đảm bảo cho bệnh nhân thực hiện chức năng khi trượt ra
trước và mở khớp với các răng hàm. Sự phù hợp của chiều cao thân răng mới cần
được kiểm tra bởi test phát âm bao gồm âm f/v, m, e. Trước khi thay đổi kích thước
thân răng, cần phải thăm khám đường cười của bệnh nhân. Trong trường hợp đường
cười thấp, bất cứ sự bất đối xứng nào ở mức đường viền nướu do các răng cửa có
chiều cao khác nhau sẽ không được chú ý bởi bệnh nhân và người đối diện. Nếu
bệnh nhân không có than phiền gì, sự điều chỉnh ở rìa cắn là đủ. Nếu ngược lại, răng
được bộc lộ hoàn toàn khi cười, việc khôi phục lại sự đối xứng và tương đồng của
răng cửa giữa trên sẽ là yếu tố quyết định cho sự thành công của phục hình.

Hình 3.6: Răng cửa giữa trên trái của bệnh nhân này bị bệnh nha chu, có chỉ định
định nhổ răng, đã được thay thế bằng một mão răng trên trụ implant. Khi hoàn tất
phục hình, hình ảnh chụp phía trước của các răng cửa giữa cho thấy một khe hở ở
phía nướu giữa răng thật và răng phục hình. Răng bên trái dài hơn so với răng bên
phải do tụt nướu sau nhổ răng, tuy nhiên sự chênh lệch này khó nhìn thấy, ngay cả
khi cười tối đa.

18
Hình 3.7: Đối với bệnh nhân có đường cười cao, sự sắp xếp đúng đường viền nướu
và rìa cắn là yếu tố quyết định để đảm bảo tính đối xứng của răng cửa giữa hàm
trên. Kích thước và tỷ lệ không phù hợp được sửa chữa bởi tạo ra hai veneer sứ nổi
bật, đối xứng và tương đồng.

1.5. Rìa cắn


Ở người trưởng thành, rìa cắn khi nhìn từ phía trước có các nụ và chúng
thường biến mất đi khi còn trẻ. Rìa cắn cong theo chiều ngoài trong cùng với hiện
tượng phản chiếu ánh sáng toàn phần sẽ tạo thành các dải opaque mỏng điển hình
cho răng cửa trên. Mặt ngoài của răng cửa giữa có thể chia thành 3 phần có độ
nghiêng khác nhau: phần ba cổ, phần ba giữa, phần ba cắn. Ba phần này quyết định
độ lồi của mặt răng mà có thể dễ dàng nhận thấy khi nhìn từ mặt bên.
Lưu ý phục hình và ứng dụng:
Độ dày của răng cửa trên ở chỗ nối giữa phần ba giữa và phần ba cắn thay đổi
từ 2.5 mm (ở răng mỏng) đến 3.3 mm (ở răng dày). Một phục hình có độ dày không
vượt quá 3.5 mm được xem là chấp nhận được mặc dù giá trị này lớn hơn với giá trị
thường được thấy trên bộ răng thật. Một cách lý tưởng, trong quá trình mài răng,
răng trụ nên được mài ở cả mặt ngoài và mặt trong cho đến khi đạt được độ dày của
vật liệu phục hồi. Trước khi bắt đầu thủ thuật, cần thiết phải cân nhắc trước độ dày
của phục hồi bằng cách sử dụng dấu silicone lấy từ mẫu sáp; như vậy sẽ cho phép

19
xác định chính xác vị trí rìa cắn của cùi răng. Một trong những lỗi hay gặp phải khi
phục hồi vùng răng trước là làm cho mặt ngoài lồi quá mức do mài quá ít ở phần ba
cắn. Theo Chiche và Pinault, việc mài thiếu mặt ngoài có thể phát hiện được bằng
cách đo chiều dày của phục hình ở nơi giao giữa phần ba cắn và phần ba giữa; ngoài
ra có thể được xác định khi khám thấy rìa cắn vượt quá đường viền môi đỏ, dẫn đến
các vấn đề về phát âm khi phát âm f.

Hình 3.8: Độ cong rìa cắn răng cửa giữa trên tạo nên các dải opaque giúp phân
biệt được rìa cắn trước khi hiện tượng mài mòn xảy ra. Thăm khám răng nhìn
nghiêng cho thấy độ dày răng ở chỗ nối phần ba giữa và phần ba cắn nằm trong
khoảng từ 2.5 đến 3.3 mm.

Hình 3.9: Ở phục hình răng cửa, độ dày của cùi răng nên được giảm ở cả mặt
ngoài và mặt trong với mục đích đảm bảo mão răng có kích thước không vượt quá
3.5mm.

20
2. RĂNG CỬA BÊN HÀM TRÊN
Răng cửa bên trên có hình dạng và đường viền tương tự như răng cửa giữa
trên, tuy nhiên nhỏ hơn nhiều so với răng cửa giữa. Sự khác biệt về vị trí và kích
thước của chúng rất rõ, từ cá thể này đến cá thể khác, hoặc trên cùng một người. Ở
một vài người, những khác biệt giải phẫu đặc trưng có thể tìm thấy trên một hoặc ở
cả hai răng cửa bên, thường được gọi là răng cửa bên hình hạt gạo (peg-shaped
lateral) do hình dạng kỳ lạ của chúng.
Lưu ý phục hình và ứng dụng:
Sự đa dạng về kích thước răng cửa bên cho phép thực hiện những thay đổi về
chiều rộng và chiều cao, nếu cần thiết. Nếu chỗ trên cung hàm không đủ, để tránh sự
xoay của các răng cửa bên mà không phải khi nào cũng được sự chấp thuận của
bệnh nhân, chiều rộng của một hoặc cả hai răng cửa bên có thể được gia giảm. Sự
thay đổi về kích thước sẽ không dễ bị phát hiện bởi vì trong tự nhiên điều này xảy ra
thường xuyên. Ngược lại, khoảng trống quá mức giữa các răng có thể dễ dàng được
đóng lại bằng cách tăng kích thước của các răng này.

Hình 3.10: Ở bộ răng thật, hình dạng của răng cửa bên thường giống hình dạng
của răng cửa giữa, mặc dù nhỏ hơn nhiều về kích thước.

21
Hình 3.11: Bệnh nhân này không hài lòng với tình trạng răng cửa bên bị đổi màu
và có hình dạng bất thường. Sau khi được bọc mão thì thẩm mỹ của bệnh nhân được
cải thiện đáng kể.

a b c d
Hình 3.12: a, b. Để duy trì sự sắp xếp các răng đúng vị trí, kích thước gần xa của
răng cửa bên có thể bị giảm đi một phần mà không làm ảnh hưởng đến thẩm mỹ của
toàn bộ phục hình; c, d. Ngược lại, khi có quá nhiều khoảng trống, tăng chiều rộng
của răng cửa bên là yếu tố quyết định đến thẩm mỹ phục hình.

3. RĂNG NANH HÀM TRÊN


Những răng này rất nổi bật, đặc biệt về phía cổ răng và có múi nhọn hình chữ
V và ngày càng tù hơn theo tuổi do sự mài mòn của múi răng. Đặc điểm nổi bật bao
gồm cingulum nổi rõ và chiều dày ngoài trong cho phép chúng chịu được các lực
không theo trục răng. Vì vậy trong tự nhiên, chúng đóng vai trò mở khớp ở vùng
răng sau trong vận động sang bên. Răng nanh thường có độ bão hòa cao hơn so với
răng cửa giữa và cửa bên. Đỉnh viền nướu cũng giống như đỉnh múi không hoàn
toàn nằm trên mặt phẳng ngang bởi vì độ nghiêng của mặt phẳng cắn thường được

22
thấy trên bộ răng thật. Độ nghiêng theo chiều ngoài trong thường không đối xứng vì
vậy tạo nên sự mất cân bằng về sự gia tăng của góc cắn trong.

Hình 3.13: Răng nanh cũng có nhiều biến thể về mặt giải phẫu. Thỉnh thoảng nó có
đỉnh múi nhọn tạo cảm giác rất mạnh mẽ, nhưng đôi khi nó lại tròn và mềm mại.

Hình 3.14: Răng nanh hàm trên bên phải lồi ít, ảnh hưởng đến nụ cười của bệnh
nhân. Khi phục hình, răng này được làm dài ra và nhô về phía má thêm khoảng
1mm. Sự thay đổi này cho phép làm răng nanh lấy lại vai trò của nó là phân chia
vùng răng trước và vùng răng sau, làm cho nụ cười phù hợp với cá tính của bệnh
nhân.
Lưu ý phục hình và ứng dụng:
Hình dạng và vị trí răng nanh trên đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm
soát độ rộng của nụ cười, ảnh hưởng rõ rệt lên kích thước hành lang môi. Khi phục

23
hình không đúng làm cho những răng này kém lồi do bị nghiêng trong nhiều, sẽ ảnh
hưởng đến thẩm mỹ nụ cười do răng nanh là nơi chuyển tiếp giữa vùng răng trước
và vùng răng sau. Ngược lại, khi một phục hình răng nanh bị làm nhô quá ở mặt
ngoài sẽ dẫn đến sự thu hẹp quá mức của hành lang má, làm ảnh hưởng đến nụ cười.

4.TÓM TẮT NHÓM RĂNG TRƯỚC HÀM TRÊN


4.1. Răng cửa giữa trên
- Mặt ngoài có ba thùy và hai rãnh nông.
- Vùng cổ răng có dạng hình tam giác với đỉnh
nghiêng xa hơn so với trục răng.
- Đường viền gần tương đối thẳng hoặc chỉ cong
nhẹ với vùng tiếp xúc rộng ở phần ba cắn.
- Đường viền xa lồi, với vùng tiếp xúc nằm gần về phía chóp hơn.
- Rìa cắn lồi nhẹ ở thanh niên, thẳng và nghiêng theo chiều ngoài trong ở người
trưởng thành.
- Góc cắn gần vuông hoặc hơi tròn. Góc cắn xa tròn.

4.2. Răng cửa bên trên

- Hình dạng thay đổi.


- Đường viền giống răng cửa giữa trên nhưng nhỏ hơn.
- Vùng tiếp xúc xa nằm về phía chóp hơn so với gần.
- Lồi hơn và tròn hơn so với răng cửa giữa.
- Góc cắn xa tròn rõ.

24
4.3. Răng nanh trên
- Thùy giữa lồi nhiều.
- Vùng cổ răng lõm ở phía gần và phía xa.
- Góc cắn xa lồi rõ.
- Có thể bất đối xứng qua đường giữa.
- Có thể không đối xứng ở mức đường viền nướu ở hai răng
nanh do độ nghiêng ngoài trong khác nhau.
- Đỉnh múi thường bị mòn.

IV. RĂNG CỬA VÀ RĂNG NANH HÀM DƯỚI


Việc mất dần đi trương lực của môi và sự giảm về độ đàn hồi của da do quá
trình lão hóa dần dẫn đến sự bộc lộ răng dưới nhiều hơn so với răng trên, đặc biệt là
khi phát âm.
1. Đường viền và tỷ lệ
Ở cung răng dưới, không có sự khác biệt về kích thước răng cửa như ở cung
răng trên. Thoạt nhìn, dễ nhầm tưởng rằng bốn răng cửa hàm dưới hoàn toàn giống
nhau và đối xứng nhau, nhưng nếu phân tích kỹ thì răng cửa giữa có đường viền gần
và xa giống nhau trong khi răng cửa bên có đường viền xa lồi hơn làm chúng lớn
hơn về kích thước. Theo phân tích của Reynolds, chiều rộng trung bình của răng cửa
giữa là 5.0mm và răng cửa bên là 5.5mm. Mặt ngoài của bốn răng cửa hàm dưới
phẳng ở phần ba giữa và phần ba cắn và lồi hơn ở phần ba cổ. Răng nanh có thùy
giữa nổi rõ và lồi ngay phía trên đường viền nướu.
Lưu ý phục hình và ứng dụng:
Không phải khi nào cũng có đủ chỗ để sắp xếp các răng hàm dưới một cách
đều đặn. Việc giảm kích thước gần xa của các phục hình răng cửa hàm dưới nhằm
mục đích sắp xếp đều đặn các răng này sẽ tạo nên sự giả tạo do sự biến đổi về hình
dáng và đuờng viền răng. Khi làm phục hình, bên cạnh việc cân nhắc những thay đổi

25
có thể tìm thấy ở bộ thật liên quan đến sự sắp xếp răng, những khác biệt về giải phẫu
ở các răng cửa hàm dưới cũng phải được tính đến. Kích thước thật phải được tái tạo,
và sự khác biệt về đường viền của răng cửa bên ở phía xa so với răng cửa giữa phải
được tạo lại.

Hình 4.1: Ở hàm dưới, răng cửa bên có đường viền xa lồi rõ. Điều này làm cho
chúng rộng hơn so với răng cửa giữa 0.5mm.

Hình 4.2: Khi làm phục hình ở hàm dưới, cần chú ý đến sự khác biệt về mặt giải
phẫu giữa răng cửa giữa và răng cửa bên để mang lại sự tự nhiên cuả phục hình.

2. Sự sắp xếp
Khi quan sát trên phần lớn bệnh nhân, người ta nhận thấy rằng các răng hàm
dưới hiếm khi sắp xếp đều đặn. Sự lệch lạc ở vùng này phổ biến đến nỗi nó không
gây nên bất cứ sự khó chịu nào cho bệnh nhân và người đối diện. Sự sắp xếp răng
sai lệch tạo nên đường cong bất thường của rìa cắn do sự xoay và lệch ngoài hay
lệch trong thường được tìm thấy ở răng dưới.

26
Lưu ý phục hình và ứng dụng:
Khi thiết kế một kế hoạch điều trị, nhà lâm sàng phải lưu tâm đến nhu cầu
của bệnh nhân khi muốn sự sắp xếp lại bốn răng cửa hàm dưới, tuy nhiên phải tránh
hy sinh hình dạng và đường viền của các răng này chỉ để làm hài lòng ước muốn của
bệnh nhân. Kết quả này có thể đạt được tối ưu bằng chỉnh nha tiền phục hình, tuy
nhiên cần phải làm cầu răng trong trường hợp này để tránh tái phát. Điều này sẽ gây
khó khăn trong việc vệ sinh răng miệng cũng như tạo ra nhiều nguy cơ khác. Để
thuận tiện cho việc vệ sinh răng miệng, trong trường hợp có đủ mô nha chu nâng đỡ,
có thể làm mão rời. Trong những trường hợp không thể thỏa mãn hoàn toàn ước
muốn của bệnh nhân, bác sĩ phải làm cho bệnh nhân hiểu rằng phục hình tuy không
được sắp xếp một cách hoàn hảo nhưng đúng về mặt giải phẫu sẽ vẫn thẩm mỹ hơn
so với việc sắp xếp đều đặn nhưng có hình dạng không đúng.

Hình 4.3: Ở bộ răng thật, hiện tượng xoay và chồng lấp lên nhau rất thường gặp.

Hình 4.4: Thỉnh thoảng nó còn kết hợp với sự thay đổi độ nghiêng trục răng theo
hướng trái hoặc phải.

27
Hình 4.5: Trong tự nhiên, hiếm khi các răng cửa dưới sắp xếp ngay ngắn. Trong
trường hợp này, để các răng đươc sắp xếp ngay ngắn, nhà lâm sàng đã mài bỏ kích
thước gần xa một cách không phù hợp làm thay đổi hình dạng, đường viền và tỷ lệ,
làm cho phần răng cửa trở nên không tự nhiên.

Hình 4.6: Để làm cho phục hình răng cửa trông tự nhiên nhất, mặc dù có đủ chỗ để
sắp xếp các răng một cách đều đặn, răng cửa giữa dưới trái được làm xoay nhẹ và
chồng lên mặt ngoài của răng bên cạnh.

Hình 4.7: Trong trường hợp phục hình với implant, việc tạo ra sự xoay và chồng
nhau ở vùng răng cửa hàm dưới cũng giúp giải quyết vấn đề thẩm mỹ khi có sự
thiếu chỗ và đường kính implant nhỏ hơn cần thiết.

3. Rìa cắn
Ở tuổi thanh thiếu niên, rìa cắn của các răng cửa hàm dưới có các nụ sau này
sẽ biến mất do hiện tượng mài mòn. Cùng với thời gian rìa cắn các răng cửa dưới bị

28
mài mòn do tiếp xúc cắn khớp với răng cửa trên đặc biệt trong vận động đưa hàm ra
trước. Rìa cắn răng nanh và răng cửa hàm dưới rất quan trọng về mặt chức năng, bởi
vì chúng chịu trách nhiệm ổn định khớp cắn ở vùng răng trước. Trong các chuyển
động sang bên, răng nanh đóng vai trò nhả khớp. Răng cửa dưới trong tương quan
với răng cửa trên thông qua hõm lưỡi cho phép sự hướng dẫn ra trước, giúp nhả
khớp vùng răng sau.

Hình 4.8: Theo thời gian, rìa cắn có những thay đổi rõ rệt, các nụ được nhìn thấy ở
tuổi thiếu niên biến mất khi trưởng thành, rìa cắn bị mòn nhiều và trở nên rõ ràng
hơn cùng với tuổi tác.

a b c
Hình 4.9: a, b. Để phục hồi răng trước, cần phải chú ý đến việc phục hồi rìa cắn với
phía lưỡi rìa cắn cao hơn so với phía má. Rìa cắn răng cửa giữa phải và răng cửa
bên trái được tái tạo bằng composite; c, d. Răng cửa giữa bên trái được phục hình
và rìa cắn được làm sao cho bị mài mòn chức năng ở phía xa để khớp với hõm lưỡi
của răng cửa giữa trên.

Lưu ý phục hình và ứng dụng:


Một lỗi thường xuyên gặp khi phục hình răng dưới, theo Dawson, đó là tạo ra
các góc cắn tròn thay vì góc cắn vuông ở vùng này. Ngoài việc tạo ra hình dạng

29
không tự nhiên, việc này còn ảnh hưởng lên sự tiếp xúc với răng cửa trên tạo ra sự
bất ổn về khớp cắn. Để tiếp khớp đúng với hõm lưỡi răng cửa trên, nhằm tạo ra hiệu
quả mặt thẩm mỹ và chức năng, đường viền mặt trong của rìa cắn phải hơi cao hơn
so với đường viền mặt ngoài. Ở nhóm răng nanh, hiện tượng mài mòn do vận động
động sang bên vừa làm cho đỉnh múi lệch về phía gần hơn đồng thời làm cho rìa cắn
cũng nghiêng theo chiều ngoài trong giống răng cửa.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


Fradeani M (2004), Esthetic rehaibilitation in fixed prosthodontics, Quintessence,
pp. 138-216.

30

You might also like