You are on page 1of 2

CÁC PHẦN CỦA RĂNG

Thân răng: men, ngà, tủy


Chân răng: nướu, xê măng, dây chằng nha chu, xương ổ răng
Giữa chân răng và thân răng: là đường cong, gọi là đường cổ răng/ cổ giải phẫu/ đường nối men
xê măng *cố định
Cổ răng sinh lý: bờ viền nướu xung quanh cổ răng * thay đổi tùy sinh lý và bệnh lý
Thân răng lâm sàng: phần răng thấy được trong miệng
Cổ răng sinh lý thay đổi tùy theo nơi bám và bờ của nướu viền
Khi tuổi càng cao thì nơi bám này có khuynh hướng di chuyển về phía chóp răng ( chóp răng là vị
trí cuối cùng của chân răng)
CẤU TẠO CỦA RĂNG
Men, ngà (mô cứng), tủy (mô mềm)
Men:
Nguồn gốc ngoại bì, mô cứng nhất cơ thể, vô cơ chiếm 96%.
Hình dáng và bề dày được xác định từ trước khi răng mọc, không bồi đắp thêm mà chỉ mòn dần,
có sự tđ VLHH với môi trường miệng.
Ngà:
Nguồn gốc trung bì, vô cơ chiếm 75%.
Trong có nhiều ống ngà, chứa đuôi bào tương của nb ngà.
Bề dày ngà thay đổi do hoạt động nguyên bào ngà.
Ngà ngày càng dày theo hướng hốc tủy, làm hẹp hốc tuỷ.
Tủy:
Mô lk mềm, nằm trong hốc tủy gồm tủy chân và tủy thân.
Tủy trong buồng tủy là tủy thân/ tủy buồng. Tủy trong ống tủy là tủy chân. Nguyên bào ngà nằm
sát vách ống tủy.
Tủy có nhiệm vụ duy trì sự sống của răng, cụ thể là sự sống của nguyên bào ngà và tạo ngà thứ
cấp, nhận cảm giác của rằn. Trong tủy chứa nhiều mạch máu, mạch bh và đầu tận cùng tk.
BỘ PHẬN NÂNG ĐỠ RĂNG
Nướu, xê măng, dây chằng nha chu, xương ổ răng
Nướu:
Phần niêm mạc phủ lên xương ổ rằng (nướu dính) và cổ răng (nướu rời)
Xê măng:
Mô cứng, hình thanh chung chân răng, phủ mặt ngoài chân răng
Hiện tượng mọc răng suốt đời: xê măng được bồi đắp thêm ở phía chóp chủ yếu để bù trừ sự mòn
mặt nhai. Cũng có thể tiêu/ quá sản trong TH bất thường/ bệnh lý.
Dây chằng nha chu:
Bó sợi lk, dày 0,25mm, 1 đầu bám xê măng, 1 đầu bám xương ổ chính danh
Nhiệm vụ là giúp giữ răng gắn vào xương ổ răng; làm vật đệm, làm cho mỗi răng có sự xê dịch
nhẹ, độc lập với nhau trong khi nhai; giúp lưu thông máu truyền cảm giác áp lực và truyền lực để
tránh tác hại của lực nhai đối với răng và nha chu.
Xương ổ răng;
Mô xương xốp, bên ngoài bọc bởi màng xương, nơi nướu răng bám vào. Tạo thành một huyệt có
hình dáng và kích thước phù hợp chân răng.
Xương ổ chính danh/ lá sàng: giống mặt sàng, nhiều lổ nhỏ, đính vào bè xương, lổ thủng để mạch
máu và dây tk từ xương xuyên qua để nuôi dây chằng nha chu. X quang thấy 1 đường cản tia rõ
rệt, gọi là lá cứng.
Nền xương ổ không phân biệt được với xương hàm
Chiều cao thay đổi theo tuổi và tùy vào sự lành mạnh của mô nha chu. Khi răng không còn trên
xương hàm thì xương ổ răng và các thành phần của nha chu cũng bị tiêu dần đi.

Cả xê măng, dây chằng nha chu, xương ổ răng đều có nguồn gốc từ túi răng chính danh.
Hệ thống nhai
Là một hệ thống gồm nhiều thành phần: răng, nha chu, x.hàm, khớp TD hàm, cơ hàm, hệ thống
mô má lưỡi, TNB, hệ thống mạch máu và thần kinh nuôi dưỡng và chi phối các cơ quan đó; đảm
nhận đa chức năng: chức năng nguyên thủy (nhai, bú, nuốt) và chức năng xã hội (giao tiếp, thẫm
mỹ, biểu cảm..); có tâm quan trọng đặc biệt đối với chất lượng cuộc sống, hđ xh, sk và hp con
người,

You might also like