You are on page 1of 30

Câu hỏi và đáp án Môn Giải phẫu răng

Câu 1: Trình bày cấu tạo chung của hàm răng vĩnh viễn và danh
pháp Quốc tế do Liên đoàn Nha khoa quốc tế công nhận
I. CẤU TẠO CHUNG
- Răng vĩnh viễn bắt đầu mọc dần để thay thế răng sữa khi trẻ được 6 tuổi. Khi
trẻ 12 tuổi thì 20 răng sữa sẽ được thay thế bằng răng vĩnh viễn.
 Gồm 32 chiếc, tuy nhiên không phải ở người nào số răng cũng đủ 32 cái, có thể
thừa hoặc thiếu. Ở mỗi phần tư hàm có 8 cái gồm có hai răng cửa (răng cửa giữa
và răng cửa bên), một răng nanh, các răng này thay thế cho các răng sữa cùng tên
tương ứng; hai răng hàm nhỏ (răng hàm nhỏ thứ nhất và răng hàm nhỏ thứ hai,
thay thế cho các răng hàm sữa) và ba răng hàm lớn (răng hàm lớn thứ nhất, răng
hàm lớn thứ hai và răng hàm lớn thứ ba; các răng này không thay thế cho răng sữa
nào cả, đặc biệt răng hàm lớn thứ nhất còn gọi là răng-sáu-tuổi mọc lên rất sớm,
cùng tồn tại với các răng sữa nên rất dễ nhầm với răng sữa và không chăm sóc
đúng mức, răng cối lớn 3 hay còn gọi là răng khôn, mọc ở độ tuổi 18-25).
 MỘT SỐ QUY TẮC CHUNG :
- Các quy luật về hình dáng và kích thước thân răng:
1. Nhìn từ phía ngoài hay phía trong, kích thước thân răng luôn luôn lớn ở phía mặt
nhai và nhỏ ở phía cổ răng
2. Nhìn từ phía bên (phía gần hoặc xa), kích thước thân răng luôn luôn lớn ở phía cổ
răng và nhỏ ở phía mặt nhai
3. Nhìn từ phía mặt nhai, mặt ngoài rộng hơn mặt trong, tuy nhiên có hai trường hợp
ngoại lệ là + Răng hàm lớn 1 hàm trên có mặt trong thường rộng hơn mặt ngoài +
Răng hàm nhỏ 2 hàm dưới, khi răng này có ba múi thì có thể mặt trong rộng hơn mặt
ngoài
4. Theo chiều nhai nướu, mặt xa thấp hơn mặt gần Theo chiều ngoài trong, mặt xa hẹp
hơn mặt gần ( ngoại trừ răng hàm nhỏ 1 dưới), mặt gần luôn luôn phẳng hơn mặt xa
5. Từ răng trước đến răng sau, chiều cao các múi ngoài giảm dần, chiều cao các múi
trong tăng dần.

 CÁC LOẠI RĂNG VÀ CHỨC NĂNG CỦA TỪNG LOẠI

Theo Hiệp hội Nha khoa Hoa Kỳ, răng con người được chia làm 4 nhóm khác nhau,
gồm: Nhóm răng cửa (các răng số 1 và số 2), nhóm răng nanh (răng số 3), nhóm răng
hàm nhỏ (răng số 4 và số 5) và cuối cùng là nhóm răng hàm lớn (răng số 6, 7 và 8).
Mỗi nhóm răng đều có chức năng và nhiệm vụ hoàn toàn khác nhau, cụ thể:
• Răng cửa (tổng cộng 8 chiếc)
Răng cửa là những chiếc răng nằm phía trước của cung hàm, dễ nhận thấy nhất mỗi
khi chúng ta cười nói. Răng cửa thường có hình dạng chiếc xẻng, có cạnh (gọi là rìa
cắn) rất sắc bén. Nhiệm vụ của những chiếc răng cửa này là cắn và xé thức ăn thành
những miếng nhỏ đưa vào miệng.
• Răng nanh (tổng cộng 4 chiếc)
Răng nanh nằm ở vị trí góc của cung hàm, sát ngay bên cạnh với răng cửa. Răng nanh
có hình dáng ngọn giáo, mũ răng dày, rất nhọn và sắt. Nhiệm vụ chủ yếu những chiếc
răng này là kẹp và xé thức ăn.
• Răng hàm nhỏ (tổng cộng 8 chiếc)
Khác với răng cửa và răng nanh, răng hàm nhỏ có mũ răng hình lập phương, mặt cắn
phẳng, trên mặt răng được chia thành 2 định đều và nhọn. Răng hàm nhỏ nằm giữa
răng hàm lớn và răng nanh, được dùng để xé và nghiền nát thức ăn.
• Răng hàm lớn (12 chiếc)
Đây là những chiếc răng lớn nhất của cung hàm. Mặt răng khá phẳng, có diện tích
rộng, nên răng to, hình dáng rất phức tạp. Nhiệm vụ chính của những chiếc răng hàm
lớn là nhai và nghiền nát thức ăn trước khi nuốt vào dạ dày.

II. CÁCH GỌI TÊN RĂNG THEO LIÊN ĐOÀN NHA KHOA QUỐC TẾ
(FDI)
10/1970

Để thống nhất trong cách gọi tên răng, người ta đánh ký hiệu số cho các phần hàm sẽ
đi từ bên phải hàm trên qua trái hàm trên, xuống dưới trái hàm dưới và sau cùng là
dưới phải.

– Góc phần tư thứ 1 (vùng 1) là tất cả các răng của hàm trên bên phải.
– Góc phần tư thứ 2 (vùng 2) là tất cả các răng của hàm trên bên trái
– Góc phần tư thứ 3 (vùng 3) là tất cả các răng của hàm dưới bên trái
– Góc phần tư thứ 4 (vùng 4) là tất cả các răng của hàm dưới bên phải
Do mỗi góc phần tư răng đều có số lượng răng như nhau, đánh số giống nhau nên rất
thuận tiện trong cách đọc răng trong khi thăm khám và điều trị răng.
– Răng cửa giữa: răng vĩnh viễn số 1
– Răng cửa bên: răng vĩnh viễn số 2
– Răng nanh: răng vĩnh viễn số 3
– Răng cối nhỏ thứ nhất: răng số 4
– Răng cối nhỏ thứ hai: răng số 5
– Răng cối lớn thứ nhất: răng số 6 (hay còn gọi là răng sáu tuổi)
– Răng cối lớn thứ hai: răng số 7 (hay còn gọi là răng mười hai tuổi)
– Răng cối lớn thứ ba: răng số 8 (hay còn gọi là răng khôn)
Kết hơp thêm với các góc phần tư được kí hiệu từ 1 đến 4 ta được công thức: tên
răng= tên góc phần tư+số thứ tự của răng
VD: răng cối lớn 1 hàm trên bên phải đươc kí hiệu 16( đọc là “ một sáu”, not “ mười
sáu”)
Răng cối nhỏ 2 hàm dưới bên trái đươc kí hiệu 35
.
Câu 2: Trình bày tuổi mọc răng của hàm răng vĩnh viễn

Vậy tóm lại:


- Răng hàm trên: Răng số 6 -1 -2-4-3-7 hoặc 6-1-2-4-5-( 3 và 7)
- Răng hàm dưới: Răng số (1 và 6)- 2-3-4-5-7
Trong suốt khoảng thời gian từ 6-12 răng vĩnh viễn lần lượt thay thế răng sữa vì vậy
thời kỳ này trẻ có răng hỗn hợp vừa răng sữa vừa răng vĩnh viễn. Răng cối lớn thứ
ba hay còn gọi là răng khôn sẽ mọc sau cùng. Khi mọc răng này sẽ gây sốt, hoặc có
nhiều biến chứng.
* Các yếu tố ảnh hưởng đến sự mọc răng
- Chiều cao và cân nặng
Trẻ cao và mập, răng mọc sớm hơn trẻ thấp và gầy.
- Giới tính
Nữ mọc sớm hơn nam.
- Kích thước xương hàm
Hàm rộng, răng mọc sớm và thưa, hàm hẹp,răng mọc chậm và chen chúc
- Răng sữa
Răng sữa rụng sớm hoặc chậm sẽ làm chậm mọc răng vĩnh viễn.
- Dinh dưỡng
Dinh dưỡng kém sẽ làm răng mọc chậm (bệnh còi xương)
- Viêm nhiễm xương hàm
Xương hàm bị viêm nhiễm trong thời kỳ mọc răng sẽ làm răng mọc sớm
- Yếu tố di truyền
- Yếu tố vi lượng:
+ Thiếu vitamin C: gây chảy máu do thành mạch yếu.

+ Thiếu vitamin D: gây rối loạn chuyển hóa xương.

+ Thiếu canxi, flour làm yếu cấu trúc Hydro Apatit hình thành răng làm răng yếu dễ bị
sâu răng. Cho trẻ súc miệng bằng Flour sẽ hình thành cấu trúc Flour Apatit cứng hơn từ 2
đến 5 lần, răng khó bị sâu hơn.

Câu 3: Trình bày các thành phần cấu tạo của răng
I. CÁC PHẦN CỦA RĂNG
- Răng chia làm 3 phần:
-Thân Răng: phần trên lợi nhìn thấy được
-Chân răng: Là phần được cắm vào xương ổ răng của xương hàm, được che phủ trên
cùng bởi lợi, bám ở cổ răng, tận cùng bằng chóp chân răng. Số lượng chân tùy loại răng
và vị trí của nó.
* Đối với răng vĩnh viễn
- Một chân: các răng cửa, răng nanh, các răng hàm (cối) nhỏ hàm dưới, răng hàm (cối)
nhỏ thứ
hai hàm trên.
- Hai chân: răng hàm (cối) nhỏ 1 hàm trên (gồm một chân ngoài và một chân trong), răng
hàm
(cối) lớn 1 và răng hàm (cối) lớn 2 hàm dưới (gồm một chân xa và một chân gần).
- Ba chân: răng hàm (cối) lớn thứ nhất và thứ hai hàm trên (gồm hai chân ngoài và một
chân
trong).
- Số chân bất thường: răng khôn và các trường hợp ngoại lệ ở các răng khác có số lượng
chân
thay đổi.
* Đối với răng sữa
- Một chân: các răng cửa, răng nanh.
- Hai chân: các răng hàm (cối) dưới (gồm một chân xa và một chân gần).
- Ba chân: các răng hàm (cối) trên (gồm hai chân ngoài và một chân trong).

-Cổ răng: Thân răng và chân răng, được phân cách bởi cổ răng giải phẫu (đường
men-ximăng).
* Răng chia làm các mặt:
Mặt trong: Tiếp xúc với lưỡi, còn gọi là mặt vòm miệng đối với các răng hàm
trên, mặt lưỡi đối với các răng
hàm dưới.
Mặt xa: kẽ răng về phía sau, mặt bên của răng nằm xa đường giữa
Mặt gần: kẽ răng về phía trước, mặt bên của răng nằm gần đường giữa
Mặt nhai: (đối với răng hàm) rìa cắn(đối với răng cửa): nghiền nhai, cắt thức ăn.
Mặt ngoài: Tiếp xúc với môi má, còn gọi là mặt má (hành lang) đối với răng hàm
(cối), mặt môi (tiền đình) đối
với răng trước cửa.

II. Thành phần cấu tạo răng:


-Phần cứng: men răng , ngà răng, xương chân răng không có mạch máu
-Phần mềm: Tủy răng
-Thành phần xung quanh răng và các mặt răng
1. Men răng
Bao phủ bề mặt thân răng có chỗ dày (2mm) có chỗ mỏng (1mm). Men là tổ chức cứng
nhất trong cơ thể gồm chủi yếu các chất vô cơ (canxiphosphat): 96%, rất ít chất hữ cơ:
2%, còn 2% là nước.
-Men răng: rất cứng và ròn nên khi ăn nhai phải đề phòng bị mẻ răng. Trong chữa răng,
phải khoan bằng mũi khoan cứng hơn men răng như mũi khoan kim cương hay Carbua
tungsten mới cắt được men.
-Tuy men răng nhiều chất vô cơ nhưng vẫn thường xuyên trao đổi chất với bên ngoài nhờ
nước bọt trong miệng. Khi men răng ngấm nhiều chất Flour Apatit làm cho men răng
cứng hơn và chống được sâu răng.
2. Ngà răng
Là thành phần chính của răng, không cứng bằng men gồm 30% hữu cơ, 70% vô cơ (canxi
phosphat) và nước, có màu vàng gồm các ống nhỏ xếp song song gọi là ống ngà, trong
ống có dây thần kinh nên dẫn truyền được cảm giác.nPhủ mặt ngoài ngà chân răng là
ximăng chân răng, được hình thành cùng với sự hình thành chân răng, là chỗ bám của dây
chằng nha chu.
3. Xương chân răng:
Gồm 50% hữu cơ, 50% vô cơ bao bọc chân răng rất nhạy cảm với nhiệt độ.
4. Tủy răng:
Là đơn vị sống chủ yếu của răng. Là một khối tổ chức liên kết mạch máu nằm trong một
cái hốc ở giữa răng gọi là hốc tủy răng. Hình thể của tủy răng nói chung tương tự như
hình thể ngoài của răng, nó gồm có tủy buồng và tủy chân, tủy buồng ythoong với tủy
chân và thông với mô liên kết quanh cuống bởi lỗ cuống răng (apex) làm nhiệm vụ nuôi
dưỡng răng.
5. Thành phần xung quanh răng
Chân răng không dính chặt vào xương hàm mà được giữ trong xương ổ răng bằng một hệ
thống dây chằng gọi là dây chằng quanh răng. Ngoài cùng là lợi che phủ
Câu 4: So sánh sự khác nhau về giải phẫu của hàm răng sữa và
hàm răng vĩnh viễn
5.1. Thân răng
- Thân răng sữa thấp hơn răng vĩnh viễn, kích thước gần-xa lớn hơn chiều cao.
- Mặt nhai thu hẹp nhiều
- Cổ răng thắt lại nhiều và thu hẹp hơn.
- Lớp men và ngà mỏng hơn
- Màu răng sáng hơn, thành phần vô cơ ít hơn.
- Răng cửa và răng nanh sữa nhỏ và không thanh như răng vĩnh viễn: chiều gần-xa nhỏ
hơn
nhưng chiều ngoài-trong phồng hơn.
- Răng hàm (cối) sữa lớn hơn răng hàm (cối) nhỏ vĩnh viễn, cần phân biệt kỹ với răng
hàm (cối)
lớn thứ nhất vĩnh viễn.
5.2. Tuỷ răng
- Tủy răng sữa lớn hơn nếu so theo tỉ lệ kích thước thân răng.
- Sừng tủy nằm gần đường nối men-ngà hơn.
- Có nhiều ống tủy phụ.
Vì vậy, khi điều trị sâu răng sữa, cần lưu ý không làm tổn thương tủy; khi viêm tủy thì
phản ứng rất nhanh và dễ bị hoại tử.
5.3. Chân răng
- Chân răng cửa và răng nanh sữa dài và mảnh hơn nếu so theo tỉ lệ với kích thước thân
răng.
- Chân răng hàm sữa tách nhau ở gần cổ răng hơn và càng về phía chóp thì càng tách xa
hơn.
Vì vậy, chân răng sữa dễ bị gãy khi nhổ răng.

Câu 5: Mô tả sự khác biệt về hình thể giữa răng sữa và răng vĩnh
viễn
• Răng sữa nhỏ hơn răng vĩnh viễn tương ứng cùng nhóm
• Răng cửa giữa sữa<Răng cửa giữa vĩnh viễn
• Răng cửa bên sữa <Răng cửa bên vĩnh viễn
• Răng nanh sữa <Răng nanh vĩnh viễn
• Răng cối sữa 2 <Răng cối lớn
• Răng cối sữa 1: thường không có răng vĩnh viễn nào có đặc điểm thân răng tương
ứng để so sánh
SỰ KHÁC BIỆT VỀ HÌNH THỂ GIỮA RĂNG SỮA VÀ RĂNG VĨNH VIỄN
* Thân răng
- Hình thể ngoài:
+ Thân răng sữa thấp hơn thân răng vĩnh viễn, kích thước theo chiều gần xa lớn hơn chiều
cao.
+ Mặt nhai thu hẹp nhiều.
+ Cổ răng thắt lại nhiều và thu hẹp hơn.
+Vùng tiếp xúc của răng hàm sữa rộng hơn (mặt phẳng tiếp xúc).
*Gờ cổ răng:
+ Gờ cổ răng của men răng ở 1/3 cổ răng nhô nhiều về phía ngoài và phía trong hơn.
Gờ này rõ ràng hơn ở mặt má các răng hàm sữa, nhất là ở răng hàm sữa thứ nhất trên
và dưới.
+ Mặt má và mặt lưỡi phía gờ cổ răng (về phía mặt nhai) ở răng hàm sữa phẳng hơn
so với răng vĩnh viễn và hội tụ nhiều về phía mặt nhai (thu hẹp mặt nhai), nhất là
răng hàm sữa thứ nhất. Vì vậy kích thước của thân răng tại mặt nhai nhỏ hơn tại cổ
răng.
* Chân răng
-Chân các răng trước dài và mảnh hơn (hẹp theo chiều gần-xa hơn so với chiều
ngoài-trong) và khi so theo tỉ lệ với kích thước chân răng.
-Chân răng sữa tách nhau ra ở gần cổ răng hơn và càng xa nhau khi đi về phía chóp
chân răng, tạo chỗ cho mầm răng vĩnh viễn bên dưới và sau đó cong tụm lại vào
nhau ở đỉnh chóp.
-Chân trong dài nhất, chân ngoài-xa ngắn nhất. Chân ngoài hẹp theo chiều gần-xa,
chân trong rộng theo chiều gần-xa.

- Cấu tạo :
+ Phần men răng ở răng hàm sữa mỏng hơn nhưng tương đối đồng đều hơn, có chiều
dày độ 1mm. Lớp men kết thúc bất ngờ khi đi về phía cổ răng nên tao một gờ rõ rệt.
Trong khi đó, ở răng vĩnh viễn, lớp men giảm dần chiều dày khi đi về phía cổ răng.
+ Trụ men ở phần cổ răng nghiêng về phía mặt nhai nếu tính từ đường nối men-ngà.
Trong khi ở răng vĩnh viễn, trụ men nghiêng ngược lại (theo hướng chóp chân răng).
+ Lớp ngà ở các rãnh mặt nhai có vẻ dày hơn so với răng vĩnh viễn (có tính tương
đối khi so sánh ở thân răng sữa).
-Màu sắc: Răng sữa có màu trắng như sữa. Răng vĩnh viễn có màu trắng hơi vàng.
-Thành phần chất khoáng gần tương tự răng vĩnh viễn (chất hữu cơ và nước nhiều
hơn, chất vô cơ ít hơn).
2. 2 Tủy răng
-Nếu so sánh theo tỉ lệ với kích thước thân răng thì tủy răng sữa lớn hơn.
-Sừng tủy nằm gần đường nối men-ngà hơn.
-Sừng tủy phía gần lên cao hơn sừng tủy phía xa.
-Buồng tủy răng hàm dưới lớn hơn buồng tủy răng hàm trên. Hình dáng buồng tủy
mô phỏng theo hình dáng bên ngoài của thân răng
- Có nhiều ống tuỷ phụ
-Về phương diện mô học, có rất ít sự khác biệt giữa mô tủy răng sữa và răng vĩnh
viễn mới mọc.
+ Kích thước buồng tủy và ống tủy răng sữa thay đổi rất đáng kể ở từng trẻ. Ngay
sau khi mọc lên, buồng tủy giảm dần kích thước theo tuổi và dưới ảnh hưởng của
chức năng, độ mòn mặt nhai hoặc bờ cắn răng sữa. Có nhiều ống tủy phụ đi từ sàn
buồng tủy đến vùng chẽ chân răng, nên khi tủy bị nhiễm trùng, thường có sang
thương vũng chẽ.
+ Thay vì mô tả chi tiết hình dáng của từng buồng tủy, bác sĩ điều trị nên quan sát kĩ
buồng tủy trên phim tia X trước khi chữa răng cho trẻ. Cũng như do sự khác biệt về
thời gian vôi hóa, thời gian mọc răng của trẻ, nên có sự khác biệt về hình dáng thân
răng và kích thước buồng tủy. Tuy nhiên, cần phải nhớ là phim tia X không xác
định hoàn toàn được mức độ đi sâu vào múi răng của từng sừng tủy. Cần lưu ý để
không làm lộ tủy khi tạo xoang hàn.

Khớp cắn
- Theo mặt phẳng - Các răng sữa trên và dưới gặp nhau theo - Các răng vĩnh viễn gặp nhau
đứng dọc đường thẳng. theo đường cong lồi xuống
dưới (đường cong Spee)
- 10 răng sữa ở một hàm tạo nên hình nửa - 16 răng vĩnh viễn ở một hàm
- Theo mặt phẳng vòng tròn. tạo nên một cung răng có
ngang chiều dài gần gấp đôi cung
răng sữa.
- Các răng sữa có trục gần như thẳng đứng - Các răng vĩnh viễn có trục
(theo cả chiều gần xa và ngoài trong). nghiêng về phía xa trong đối
- Theo mặt phẳng với răng hàm trên và phía xa
đứng ngang ngoài đối với răng hàm dưới,
nên trục răng trên và dưới hội
tụ về phía trên.

Câu 6: Mô tả hình thể ngoài Răng hàm sữa thứ nhất hàm trên
Răng hàm sữa thứ nhất hàm trên Là răng không tiêu biểu nhất trong số các răng hàm (sữa
lẫn vĩnh viễn), có hình dạng và sự phát triển trung gian giữa răng hàm lớn và răng hàm
nhỏ.
-Thân răng: Nhìn từ phía ngoài thân răng trông to thấp vì kích thước gần xa lớn hơn chiều
cao thân răng. Phần phía gần của thân răng cao hơn vì đường cổ răng của phần này cong
lồi nhiều về phía chóp. Cũng như các răng sữa khác, thân răng thắt lại rất nhiều ở đường
cổ răng.
Gờ cổ ngoài ở phần ba cổ của ngoài, lồi nhiều và bao giờ cũng lồi nhiều hơn răng hàm
sữa thứ hai.
Nhìn từ phía gần, rãnh gờ bên gần sắc và sâu, sau đó trở thành một chỗ lõm cạn và hẹp
khi đi về phía cổ răng
Nhìn từ phía nhai, thân răng có dạng hình thang, đáy lớn nằm ở phía ngoài, gờ bên gần và
gờ bên xa hơi hội tụ về phía trong. Phía trong hẹp và lồi rõ về phía trong. Mặt nhai có gờ
tam giác ngoài lồi nhiều, kết thúc ở trung tâm của mặt nhai, gờ tam giác múi trong nhỏ
hơn rõ rệt. Múi xa ngoài bị ngăn cách với múi gần ngoài bởi rãnh ngoài rất sâu, là ranh
giới phía xa của gờ tam giác của múi gần ngoài, cắt rãnh giữa tạo thành hố giữa. Giữa
rãnh ngoài và gờ bên ngoài là gờ ngang nhỏ, cũng đc gọi là gờ chéo (vị trí tương tự gờ
chéo của răng hàm vĩnh viễn)

-Chân răng: Có phần thân chung rất ít. Có 3 chân: ngoài-gần, ngoài-xa và trong. Chân
ngoài-xa ngắn nhất. 3 chân phân kì nhiều. Nhìn từ phía ngoài, chân trong ở vị trí ngay
giữa hai chân ngoài...
Nhìn từ phía bên, các chân ngoài khá thẳng, hơi chếch nhẹ về phía ngoài. Trái lại chân
trong có hình quả chuối, hướng về phía trong rõ rệt, nhưng uốn trở lại về phía ngoài ở một
phần ba chóp.

Câu 7: Mô tả hình thể ngoài Răng hàm sữa thứ nhất hàm dưới
3. 3. 2. Răng hàm sữa thứ nhất hàm dưới -Thân răng: thật sự có dạng răng hàm (chứ
không như răng hàm sữa thứ nhất hàm trên).
Nhìn từ phía ngoài, có sự khác biệt lớn về kích thước giữa hai phần gần và xa. Phần gần
nhô về phía nhai nhiều hơn và chiếm ít nhất 2/3 diện tích thân răng. Múi ngoài gần có gờ
gần ngắn, gờ xa dài hơn và dốc hơn. Múi xa ngoài cũng vậy, làm đường viền phía nhai có
dạng răng cưa. Đường viền phía gần gần như thẳng dứng, ít khi nhô ra khỏi đường viền
chân răng. Đường viền phía xa thì cong và hơi nhô ra khỏi đường viền chân răng. + Mặt
trong Mặt lưỡi bị rãnh lưỡi chia cách (rãnh lưới bắt đầu từ trũng giữa) và kết thúc của
rãnh giữa là một phần lõm gần cổ răng chia mặt trong làm 2 múi: trong-gần và trong-xa,
với múi trong-gần lớn hơn. + Mặt gần Gờ cổ ngoài nhô rất cao, từ nhô này đến đỉnh múi
ngoài là đoạn thẳng rất dốc nghiêng từ dưới lên trên, từ ngoài vào trong.
Đường viền phía nhai là một gờ ngang nối hai múi gần. Gờ bên gần rất lồi. Rãnh gờ bên
gần ngắn, gờ bên gần với múi gần trong. Đường cổ răng lồi về phía nhai và phía ngoài thì
thấp hơn.
+ Mặt xa: Thấy cả 4 múi và đường viền của chân gần. Đường viền phía ngoài của múi xa
không lồi. Gờ bên xa không cao và lồi như gờ bên gần. Đường cổ răng cao và nằm ngang.
+ Mặt nhai: Nếu không có gờ cổ ngoài thì đường viền thân răng có hình chữ nhật. Phần
phía gần rộng hơn phần phía xa. Mặt nhai có có 4 múi: gần-trong, gần-ngoài, xa- tronga
và xa- ngoài. Múi gần ngoài rộng nhất tiế theo là gần trong, xa ngoài và xa trong. Gờ tam
giác các múi gần ngoài và gần trong ít nhiều liên tục tạo thành gờ ngang.
Rãnh giữa chạy từ gần tới xa kết thúc ở hố gần. Từ hố gần có một rãnh phụ đi về phía góc
gần ngoài của mặt nhai. Một rãnh phụ khác cắt ngang điểm giữa của gờ bên
gần. Đầu phía xa của rãnh giữa là hố giữa. Rãnh ngoài và rãnh trong xuất phát từ hố này.
Còn có một hố xa của phía gần của gờ bên xa.
-Chân răng Có 2 chân: gần và xa, tương tự răng vĩnh viễn thứ nhât, nhưng mỏng hơn,
phân kì khi đi về phía chóp gốc răng và sau đó chụm lại phía chóp cho phép mầm răng
vĩnh viễn bên dưới phát triển. Chân gần hầu như luôn dài và to hơn
Hình 3.7. Răng hàm sữa thứ nhất hàm dưới

Câu 8 : Hãy tóm tắt các đặc điểm cung răng cối hàm nhỏ
Tóm tắt đặc điểm cung của răng cối hàm nhỏ?
• Chú thích: Răng cối nhỏ 1, 2 hàm trên tương ứng với răng 24, 25.
Răng cối nhỏ 1, 2 hàm dưới tương ứng với răng 34, 35.
• Các răng 24, 25 giống nhau nhiều hơn các răng 34, 35.
• Các răng 24, 25 có 2 múi lớn, nhô cao, kích thước tương đương nhau.
• Khi nhìn từ phía nhai, các răng 24, 25 có kích thước ngoài trong lớn hơn kích
thước gần xa rõ rệt; trái ngược với 34, 35 (kích thước của chúng
• tương đương nhau).
• Khi nhìn từ phía nhai, các răng 24, 25 có múi trong thấp hơn múi ngoài nhưng
không đáng kể, trái ngược với răng 34, 35, đặc điểm này được thể hiện rõ nét.
• Khi nhìn từ phía bên. tính từ điểm lồi tối đa ngoài đến đỉnh múi ngoài, các răng 24,
25 nghiêng trong ít hơn các răng 34, 35
• Khi nhìn từ phía bên, các răng 24, 25 có điểm lồi tối đa ở 1/3 giữa, trong khi đó,
các răng 34, 35 có điểm lồi tối đa ở 1/3 nhai.

Câu 9: Hãy nêu đặc điểm phân biệt giữa các răng hàm nhỏ trên
(đặc điểm riêng)
24 25
Phía ngoài - Lớn hơn 25. - Nhỏ hơn 24 (về chiều rộng và
- Góc gần, xa hợp bởi gờ múi & chiều cao).
đường viền mặt bên rất lồi. - Góc gần và xa kém lồi
- Lõm gần xuất hiện  ở 1/3 cổ phía -> Thân răng hẹp theo chiều gần xa.
gần đến giữa thân răng. - Lõm gần xuất hiện ở 1/3 cổ phía
- Có 2 thùy (gần và xa) ở 2 bên xa, khá mờ.
đỉnh múi và 2 lõm cạn (từ 2 gờ múi - Ít khi thấy rõ các thùy.
lên giữa thân răng). - Có 1 chân, dài hơn chân răng 24.
- Có 2 chân (khá giống chân răng
nanh) hình chóp, chia tách ở 1/3
chóp.
Phía trong - Do phía ngoài lớn hơn phía trong, - 2 phần ngoài và trong có kích
có thể thấy cả mặt ngoài. thước tương đương, ít thấy mặt
- Thấy 2 chóp chân răng. ngoài.
- Chỉ thấy lõm gần ở phần thân - Thấy 1 chóp chân răng.
răng. - Thấy 1 phần lõm gần phía gần
vùng chóp.

Phía gần - Múi ngoài cao hơn múi trong. - Múi ngoài và múi trong tương
- Gờ bên gần nhô cao, bị gián đoạn đương.
bởi rãnh gờ bên gần. - Gờ bên gần không bị gián đoạn
- 1/3 cổ: lõm gần trải dài theo thân bởi rãnh gờ bên gần.
răng, lan lên mặt chân răng tạo - Không có lõm gần, khá lồi.
thành rãnh liên chân răng gần. -Chỉ có 1 chân răng.
- 2 chân răng, chia nhau ở 1/3
chóp.

Phía xa -Múi ngoài lớn hơn múi trong. - 2 múi ngoài, trong tương đương.
- 2 chân chia nhau ở 1/3 chóp. - Chỉ thấy 1 chân.

Phía nhai -Đường viền ngoài thân răng hình - Đường viền ngoài thân răng hình
lục giác. bầu dục.
- Hai góc gần ngoài, xa ngoài khá - Hai góc gần ngoài, xa ngoài tròn
rõ. hơn.
- Đường viền gần, xa hội tụ về phía - Đường viền gần, xa song song/ít
lưỡi. hội tụ.
- Bản nhai hình thang. - Bản nhai hình chữ nhật.
- Gờ múi ngoài có hướng gần- - Không có dạng xoay.
trong từ đỉnh múi, làm thân răng có - 2 múi tương đương nhau.
dạng xoay. - Rãnh giữa ngắn.
- Múi ngoài lớn hơn múi trong. - Nhiều rãnh phụ.
- Rãnh giữa dài - Không có gờ ngoài & ít thấy 3
- Rất ít rãnh phụ. thùy.
- Có gờ ngoài & 3 thùy. - Các rãnh đặc trưng: rãnh giữa,
- Các rãnh đặc trưng: rãnh giữa, rãnh ngoài, rãnh gờ bên, 1-2 rãnh
rãnh ngoài, rãnh gờ bên gần. trong.

Câu 10: Hãy nêu đặc điểm phân biệt giữa các răng hàm nhỏ dưới
(đặc điểm riêng)

34 35
Phía ngoài - Múi ngoài tạo nên đường viền - Múi ngoài ít nhọn hơn.
phía nhai, dài và nhọn hơn. - Gờ múi xa dài hơn gờ múi gần
- Gờ múi gần dài hơn gờ múi xa. - Đường viền phía gần và phía xa
- Đường viền phía gần thẳng, phía lồi nhiều hơn.
xa lồi nhiều ở ½ phía nhai. - Chóp chân răng nhọn hơn.
- Chóp chân răng tương đối nhọn. - Chân răng dài hơn.
- Chân răng ngắn hơn. - Kích thước nhỏ hơn, đối xưng qua
- Kích thước lớn hơn, kém đối trục giữa hơn.
xứng qua trục giữa.

Phía trong - Thấy được toàn bộ đường viền -Gần như không thấy đường viền
mặt ngoài. mặt ngoài (do kích thước gần xa
- Thấy được gần như toàn bộ mặt xấp xỉ mặt ngoài).
nhai. -Chỉ thấy được 1 phần nhỏ mặt nhai
 h nó (do mặt nhai thẳng góc với trục
- Múi trong thấp hơn nhiều múi chân răng).
ngoài. -Múi trong thấp hơn múi ngoài 1 ít.

Phía gần - Có thể thấy mặt nhai. - Không thấy mặt nhai.
- Mặt nhai nghiêng trong. - Mặt nhai gần nằm ngang,
- Gờ ngang nối 2 múi ngoài & - Không có gờ ngang, đường viền
trong, tạo đường viền phía nhai. phía nhai được tạo bởi gờ tam giác
- Gờ bên gần nghiêng. gần trong & gần ngoài.
- Có rãnh gần trong (nơi gờ bên - Gờ bên gần nằm ngang.
gần gặp gờ múi trong tạo rãnh chữ - Không có rãnh gần trong.
V).
Phía xa - Gờ bên gần thấp hơn gờ bên xa. - Gờ bên gần cao hơn gờ bên xa.
- Thấy 1 múi trong. - Thấy 2 múi trong.
Phía nhai - Đường viền mặt nhai hình thoi. - Đường viền mặt nhai hình
- Thân răng không cân xứng. vuông/tròn.
- Cạnh gần và xa hội tụ phía trong. - Thân răng cân xứng.
- Bản nhai hình tam giác, nhỏ. - Cạnh gần và xa thẳng và song
- Múi ngoài gần gấp đôi múi trong. song.
- Gờ bên gần ngắn, ít nổi hơn. - Bản nhai hình vuông.
- Không có mẫu chữ Y, rãnh chính - Múi ngoài & trong tương đương.
kém rõ - Gờ bên gần tương đương về độ
- Không có hố giữa. lồi và độ dài.
- Luôn có rãnh gần trong. - Các rãnh chính tạo thành mẫu chữ
Y.
- Có trũng và hố giữa ở mặt nhai 3
múi.
- Không có rãnh gần trong.

Câu 11: Anh/ chị hãy trình bày đặc điểm giải phẫu hình thể ngoài răng
hàm lớn thứ nhất hàm trên?
Hình thể ngoài
Thường có 3 chân răng: 2 ngoài và một trong
mặt nhai: đường viền ngoài hình bình hành có 3 múi: gần trong <gần ngoài< xa ngoài
 Phía ngoài:
Hai múi gần ngoài(MBC) và xa ngoài(DBC) có chiều cao tương đương
Múi GN lớn hơn,múi XN nhọn hơn. Rãnh ngoài kết thúc ở giữa chiều cao thân răng .
Điểm lồi tối đa ở gần phía nhai( ¾ từ cổ răng đến gờ bên); điểm lồi tối đa xa ở xa phía
nhai ( 3/5 từ cổ răng đến gờ bên )
Đường cổ răng gồm 2 đoạn giao nhau tạo một đỉnh (CL) nhọn huớng về phía chóp răng
tại điểm giữa mặt ngoài
 Phía trong
Múi gần trong > Múi xa trong
Rãnh trong kết thúc ở khoảng giữa chiều cao thân răng
Đường cổ răng hơi cong lồi về phía chóp( gần như thẳng)
Rãnh trong chia mặt trong thành 2 phần: Phần gần có núm Carabelli
Thấy cả ba chân răng, chân trong rộng gần ở cổ răng, có lõm cạn dọc mặt trong, chóp
răng tù và thẳng hàng với đường giữa thân răng.
 Phía gần
Thân răng hình thang, múi gần trong cao hơn múi gần ngoài( đặc điểm riêng).
Điểm lồi tối đa ngoài ở 1/3 cổ; điểm lối tối đa trong ở khoảng giữa thân răng
Mặt gần lồi nhiều, điểm lồi tối đa ở điểm nối 1/3 giữa và 1/3 nhai, hơi thiên về phía
ngoài đường giữa mặt gần
Đường cổ răng lồi nhẹ về phía nhai.
Chân gần ngoài rộng; chân trong hẹp, hình quả chuối. Chiều ngoài trong tối đa từ chân
trong đến chân gần ngoài lớn hơn kích thước ngoài trong tối đa của thân răng
 Phía xa
Múi xa ngoài lớn hơn múi xa trong
Thấy được mặt ngoài do phần xa của thân răng thu hẹp
Đường cổ răng gần như thẳng
Chân xa ngoài ngắn và hẹp hơn, chạy thẳng theo chiều dọc
 Mặt nhai:
Đường viền ngoài có hình bình hành, góc gần ngoài và xa trong nhọn
3 múi: gần ngoài, xa ngoài và gần trong tạo thành một tam giác cân có các gờ múi
ngoài là đáy, gờ bên gần là cạnh gần, gờ chéo băng qua mặt nhai là canh xa và đỉnh
của tam giác là đỉnh múi gần trong
Kích thước các múi giảm dần theo thứ tự: Gần trong- gần ngoài- xa ngoài- xa trong.
Rãnh ngoài chạy giữa 2 múi ngoài, rãnh xa chạy theo hướng xa trong về phía gờ chéo,
rãnh giữa đi về phía gần
Hõm giữa rộng và sâu, ở trung tâm tam giác; hõm xa ở phía xa gờ chéo; hõm tam giác
gần ở sát điểm giữa gờ bền gần, hõm tam giác xa ở phía gần của điểm giữa gờ bên xa.

Câu 12: Anh/ chị hày trình bày đặc điểm giải phẫu hình thể ngoài răng
hàm lớn thứ nhất hàm dưới?
 Ngoài:
Múi gần ngoài lớn nhất, tiếp theo là múi xa ngoài rồi đến múi xa. Hai múi gần ngoài
và xa ngoài có chiều cao tương đương.
Có 2 rãnh ngăn cách 3 múi, rãnh gần ngoài chạy đến nửa thân răng thì chấm dứt ở hố
ngoài.
Hai chân gần và xa dang rất rộng sau khi chia từ một thân chung. Chân gần cong về
phía xa, chóp thẳng hang với đỉnh múi gần ngoài, chân xa ít cong , hướng thẳng về
phía xa. Có một lõm dọc ở đường giữa thân chung chân răng
 Trong:
Thấy được đường viền phía ngoài do kích thước gần xa lớn nhất ở phía ngoài
Hai múi trong lớn xấp xỉ nhau, được ngăn cách bở rãnh trong như một khuyết hình
chữ V. Các mũi trong cao hơn và nhọn hơn các múi ngoài
Rãnh trong trở thành một lõm cạn chia mặt trong 2 phần gần và xa. Thân răng chung
chân răng có một lõm cạn từ điểm giữa đường cổ răng đến chỗ chẽ đôi giống như ở
mặt ngoài
 Gần:
Múi gần trong hơi cao hơn múi gần ngoài. Rãnh gờ bên gần ở phía trong điểm giữa gờ
bên gần
Điểm lồi tối đa ngoài ở gần cổ răng, điểm lồi tối đa trong ở điểm nối 1/3 giữa và 1/3
mặt nhai
Mặt gần phẳng ở 1/3 cổ răng, lồi nhiều ở 2/3 còn lại
Chân gần có chiều ngoài trong rộng, chóp tù. Lõm chân răng gần cạn và rộng, chạy
dọc gần hết chiều dài chân răng
 Xa:
Chiều ngoài trong hẹp hơn mặt gần rất nhiều. Có thể trông thấy ít nhất một nửa ngoài
và rãnh xa ngoài chạy đến giữa chiều cao mặt ngoài
Gờ bên xa có khuyết hình chữ V, rãnh gờ bên xa đi qua
Giống như mặt gần, mặt xa phẳng ở 1/3 cổ, và lồi nhiều ở 2/3 còn lại
Đường cổ răng gần như thẳng từ ngoài vào trong
Chân xa hẹp hơn chân gần và lõm cạn ở mặt xa
 Mặt nhai:
Thân răng có hình ngũ giác. Đường viền ngoài lồi nhất ở múi xa ngoài
Mặt nhai có 5 múi: gần trong>xa trong>gần ngoài>xa ngoài >xa . Điểm giữa các
gờ bên có rãnh thoát
Hõm giữa sâu, rộng, ở trung tâm mặt nhai , hõm tam giác gần và hõm tam giác xa
cạn
Rãnh giữa băng qua mặt nhai ở cùng trung tâm, hai rãnh ngoài cùng với rãnh trong
tạo thành hình chữ Y ở phần trung tâm mặt nhai.

Câu 13: Anh/ chị hãy so sánh đặc điểm giải phẫu hình thể ngoài răng hàm
lớn thứ nhất hàm trên và răng hàm lớn thứ nhất hàm dưới nhìn từ phía
mặt nhai?

So sánh đặc điểm GP mặt nhai Răng 6 trên và Răng 6 dưới:


Răng 6 trên Răng 6 dưới

Đường viền ngoài hình bình hành Đường viền ngoài hình ngũ giác
Góc GN, XT nhọn Góc GN khá rõ
        XN, GT tù         XN tròn hơn
4 múi: GT > GN > XN > XT. 5 múi: GN > GT > XT > XN > Xa
 3 múi lớn liên kết với nhau thành 1 Hai múi trong có hình chóp, nhọn hơn các
tam giác ( Trigon): múi ngoài. 5 gờ tam giác chạy từ các đỉnh
múi về phía trung tâm mặt nhai. Các gờ tam
 Gờ múi ngoài là đáy. giác múi gần chạy thẳng chiều ngoài trong,
các múi còn lại nghiêng chéo về trung tâm
 Gờ bên gần: cạnh gần. bản nhai.
 Gờ chéo: cạnh xa
Nối các đỉnh múi GN, XN, GT ta đc tam giác
cân, đỉnh là đỉnh múi GT
 Phần còn lại là múi XT và gờ bên xa
( Talon).

 Múi GT và GN khá lớn, chiếm khoảng


2/3 diện tích.

 Mào gờ bên gần và gờ bên xa nhô,  Các gờ bên gần, xa hội tụ về phía
giới hạn 2 phía gần và xa của bản trong. Gờ bên gần có chiều N-T lớn
nhai. hơn và nhô hơn. Gờ bên xa ngắn hơn
và ít lồi hơn. Ở điểm giữa, các gờ bên
 Gờ bên gần dài và lồi hơn bị gián đoạn bởi các rãnh tỏa ra từ
 Gờ chéo ( đc tạo bởi 2 gờ tam giác mặt nhai -> tạo rãnh thoát.
GT và XN)

 Hõm giữa là một lõm rộng và sâu, ở Có 3 hõm:


ngay giữa phần tam giác, gồm:một hố  Hõm giữa: rộng, sâu, ở tt mặt nhai
giữa hõm, rãnh ngoài chạy giữa 2 múi
 Hõm tam giác gần: cạn, ở cạnh gờ
ngoài, rãnh xa chạy về gờ chéo,rãnh
bên gần
giữa đi từ hố về phía gần, kết thúc ở
hố gần.  Hõm tam giác xa: lõm nhẹ ở phía gần
gờ bên xa.
 Hõm xa ( song song, ở phía xa gờ
chéo), gồm: 1 hố xa, một rãnh xa chạy Rãnh giữa chạy theo chiều G – X, kết thúc ở
song song gờ chéo đến bờ trong và hố gần và hố xa.
tiếp tục tạo thành rãnh trong. Ở khoảng giữa mặt nhai ( hố giữa), rãnh giữa
gặp rãnh trong và rãnh gần ngoài:
 Ngoài ra còn có 2 hõm nhỏ  Rãnh trong ngăn cách 2 múi trong
  + hõm tam giác gần( ngay phía xa điểm giữa ( còn tiếp tục ở mặt trong).
gờ bên gần)
 Rãnh gần ngoài ngăn cách 2 múi
   + hõm tam giác xa ( ngay phía gần điểm
ngoài ( kéo dài ở mặt ngoài).
giữa gờ bên xa)
Rãnh xa ngoài ngăn cách múi XN vs múi Xa
và cắt rãnh trung tâm tại 1 điểm ở phía xa hố
giữa.
Hai rãnh ngoài( GN và XN) cùng vs rãnh
trong tạo thành chữ Y ở tt mặt nhai

Câu 14: Định nghĩa khớp cắn và kể thứ tự mọc răng vĩnh viễn
thông thường của hàm trên và hàm dưới giúp ít sai lệch khớp
cắn.
1.Khái niệm về khớp cắn
- Khớp cắn là danh từ thường được dùng để chỉ sự tiếp xúc giữa bề mặt
các răng của hàm trên và các răng của hàm dưới khi thực hiện các chức năng
sinh lý như ngậm, cắn hay không sinh lý như nghiến răng… [19],[20]. Khớp
cắn hiểu theo nghĩa rộng còn dùng để chỉ toàn bộ các yếu tố thuộc về cấu trúc
và chức năng của hệ thống nhai.
- Khớp cắn lý tưởng
Khớp cắn lý tưởng là khớp cắn c tương quan răng-răng đúng theo mô tả
lý thuyết, có quan hệ giải phẫu và chức năng hài hòa với những cấu trúc khác
của hệ thống nhai trong tình trạng lý tưởng.
Trước đây, khớp cắn thường được gọi là lý tưởng khi về giải phẫu, nó có
tương quan răng-răng, múi trũng đúng theo m tả lý tưởng. Nhưng như vậy,
mới ch dựa trên những quan niệm định hướng theo răng mà kh ng quan tâm
đến các thành phần khác của hệ thống nhai.
Về mặt thực hành lâm sàng, khớp cắn lý tưởng là mục tiêu mong muốn
đạt đến, kh ng tính đến khả năng điều trị thực tế.

III. Thứ tự mọc:


Thứ tự mọc răng vĩnh viễn :
 Hàm trên: Răng 6 – 1 – 2 – 4 – ( 3 – 7 )
 Hàm dưới: Răng ( 1 – 6 ) – 2 – 3 – 4 – 5 – 7  
🡪 Trình tự mọc răng vĩnh viễn có thể tổng quát thành các đợt sau :
                          (M1 I1) I2 (CP1 P2 M2) M3
với I: răng cửa; C: răng nanh; P: răng hàm nhỏ; M: răng hàm lớn

Câu 15: Mô tả đường cong cắn: Spee, Wilson và khối cầu Monson
1. Đường cong Spee:
Khi các Răng được sắp xếp tối ưu và các cung răng có mối liên hệ kết hợp nhau tốt thì đường nối
đỉnh múi ngoài các răng thuộc nhóm răng sau hàm dưới tạo thành đường cong lõm về phía trên theo
chiều trước sau (hay lồi xuống dưới).
- Bán kính đường cong Spee và đường cong chỏm lồi cầu bằng nhau và bằng khoảng 10,4cm
- Đưòng cong spee có ý nghĩa rất quan trọng trong chuyển động của xương hàm dưới. Nhờ đó mà
chuyển động của xương hàm dưới đảm bảo tiếp xúc giữa 2 hàm và sự ổn định của hàm răng
- Đường cong spee không có giá trị với hàm răng sữa hay hàm răng hỗn hợp.
- Đường cong spee có giá trị với phục hình hàm giả để đảm bảo vững chắc khi ăn nhai, cũng có giá
trị trong nắn hàm.

Đường cong Spee ở cung răng vĩnh viễn người trẻ là một đường cong

lõm hướng lên trên, đi qua đ nh răng nanh và đ nh núm ngoài của các răng

hàm nhỏ và lớn hàm dưới, với nơi thấp nhất nằm ở đ nh múi gần ngoài của

răng hàm lớn thứ nhất. Độ sâu trung bình của đường cong Spee ở người Việt

Nam được ghi nhận là [21]:

- Nam: 2,019 (mm).

- Nữ: 1,792 (mm).

- Chung cả hai giới: 1,912 (mm).

Đường cong Spee với độ nghiêng theo chiều trước sau của răng nanh
và những răng hàm là một yếu tố quan trọng để ổn định hai hàm.
Mô tả đường cong Spee: ( Theo mặt phẳng thẳng đứng đường cong spee là đường cong có bề
lõm quay lên trên từ đỉnh răng số 3 theo đỉnh núm ngoài răng hàm nhỏ, răng hàm lớn hàm dưới)
- Kẻ một đường thẳng giữa 2 răng cửa trên thì không chạm đường này (cao hơn)
- Đỉnh răng nanh chạm đường này
- Đỉnh núm ngoài răng hàm nhỏ 1 hơi thòng xuống dưới đường này.
- Đỉnh núm ngoài răng hàm nhỏ 2 thì thòng xuống dưới hơn so với răng hàm nhỏ 1
- Đỉnh núm ngoài gần răng 6 xuống quá đường này từ 1 - 1,5 mm. Đó là chỗ lồi nhất của đường
cong
- Đỉnh núm xa ngoài răng 7 chạm đường này (đường cong vòng lên)
- Răng 8 ở trên đường này có khi cách 2mm

Đường cong Wilson:

Là đường nối các đỉnh múi ngoài và trong của các răng hàm ở 2 bên hàm, là đường cong
lõm lên trên theo chiều ngang (hay lồi xuống dưới).
Đường cong Wilson là đường cong hướng lên trên, đi qua đ nh núm
ngoài và trong của các răng sau hàm dưới. Đường cong Wilson kết hợp với
độ cắn sâu ở những răng sau cho phép những núm ngoài răng dưới trượt hài
hòa trên sườn trong của núm ngoài răng trên khi đưa hàm sang bên.

- Vai trò:
+ Răng song song với hướng của cơ chân bướm trong, giúp có sức đề kháng tối ưu đối
với lực nhai.
+ Múi ngoài cao lên giúp tránh thức ăn vượt qua bản nhai
Khối cầu Monson:
- Là sự mở rộng của đường cong Wilson và Spee đến tất cả múi răng và rìa cắn răng
cửa
- Mặt cầu Monson = Đường cong Spee + Đường cong Wilson: Cung răng dưới ứng
với 1 mặt cong của khối cầu có bán kính 4 inches (khoảng 10,2 cm).
- 🡪 Các định nghĩa này là lý thuyết tiên đề để xây dựng khái niệm khớp cắn thăng
bằng.

Câu 16: Mô tả độ cắn chùm


1. Độ cắn chìa răng cửa
- Độ cắn chìa là khoảng cách theo chiều ngang giữa răng cửa giữa hàm trên và dưới được
đo song song với mặt phẳng nhai.
- Nó được đo từ cạnh cắn – ngoài của răng cửa giữa hàm trên với các răng trên và răng
dưới ở cắn khít trung tâm.
- Độ cắn chìa trung bình là 1 - 2mm. Ở người Việt Nam, độ
- cắn chìa trung bình: 2,79 mm.
- Đối đầu là zero, khi răng cửa dưới cắn phía trước răng cửa trên thì có giá trị âm.
- Đo độ cắn chìa có thể bị phức tạp do một số bất thường tại chỗ về vị trí của các răng
cửa giữa hàm trên và dưới. Ví dụ: một răng cửa trên có thể có vị trí ra trước nhiều hơn răng cửa
giữa hàm trên còn lại hoặc chen chúc răng cửa dưới có thể làm chúng ta khó chọn được một
điểm để đo ở cung hàm dưới. Không có định nghĩa cắn chìa nào có thể bao quát hết mọi tình
huống. Chúng có thể chọn dùng số đo lớn nhất được đo hoặc ở răng cửa giữa bên phải hoặc
răng cửa giữa bên trái. Nếu phương pháp này được dùng kiên định, thì phương pháp nào được
dùng là không quan trọng.
2. Độ cắn phủ răng cửa
- Độ cắn phủ là khoảng cách theo chiều đứng giữa đỉnh của răng cửa giữa hàm trên và
đỉnh của răng cửa giữa hàm dưới khi mặt phẳng nhai nằm ngang và các răng ở cắn khít
trung tâm.
- Bình thường răng cửa trên phủ 1/3 thân răng cửa dưới(khoảng 30% thân răng).
+ Răng trên phủ nhiều hơn 1/3 thân răng cửa dưới:cắn sâu.
+ Bờ cắn răng cửa trên chạm bờ cắn răng cửa dưới:cắn đối đầu.
+ Răng không chạm:cắn hở theo chiều đứng.
- Các yếu tố quyết định cường độ cắn phủ
+ Chiều dài thân răng
+ Hình dáng và kích thước của cingulum răng cửa
+ Góc giữa răng cửa trên và dưới (inter – incisal angle) - góc mà tại đó răng cửa trên và
dưới gặp nhau.
+ Cản trở mô mềm giữa các răng cửa.
- Độ cắn phủ thay đổi tùy theo dân tộc. Độ cắn phủ trung bình ở người Việt Nam:
2,89 (mm)

Câu 17+18+ 19: Trình bày đặc điểm giải phẫu hình thể ngoài của răng
cửa giữa vĩnh viễn hàm trên.
A. Hình thể ngoài
1. Thân răng

a, Mặt ngoài:

- Thân răng dạng hình thang, đáy lớn phía rìa cắn, đáy nhỏ ở cổ răng.
- Có 3 thùy răng được phân cách bởi hai rãnh, các rãnh phân thùy cạn dần và
mờ ở phần ba cổ răng. Ba thùy răng được gọi tên: Thùy gần, thùy giữa, thùy xa,
trong đó thùy gần và thùy xa xấp xỉ bằng nhau, lớn hơn thùy giữa.
- Điểm lồi tối đa gần ở phần ba cắn, điểm lồi tối đa xa ở chỗ nối phần ba cắn
và phần ba giữa.
- Góc cắn gần khá vuông, góc cắn xa tròn hơn
- Đường viền gần khá thẳng đường viền xa hơi cong
- Mặt ngoài lồi nhiều ở phần ba cổ răng, phần ba giữa và phần ba cắn khá
phẳng.
-
b, Mặt trong

- Đường viền giống như mặt ngoài lật ngược lại


- Gờ cao ở phía gần và phía xa được gọi là gờ bên gần và gờ bên xa, hai gờ
bên này thu gọn lại và hội tụ ở cingulum.
- Hõm lưỡi là cấu trúc gải phẫu lõm, có dạng hình cái xẻng, được giới hạn bởi
hai gờ bên và cingulum
- Hai gờ bên giảm dần độ cao từ phía cingulum đến rìa cắn.
- Trong hõm lưỡi giữa hai gờ bên có nhiều rãnh nhỏ chạy theo hướng song
song với gờ bên, tùy cá thể có thể nông hoặc sâu khác nhau. Tạo ra nhiều hố nhỏ
gọi là hố lưỡi.
- Cingulum nhô cao nhất ở phần ba cổ răng, có thể phân cách với hai gờ bên
bởi các rãnh cạn nông hoặc sâu (rãnh cingulum – gờ bên).

c, Mặt gần

- Đường viền thân răng có dạng hình tam giác với đáy ở phía cổ răng, đường
viền ngoài cong lồi đều đặn, đường viền trong hình chữ S.
- Điểm lồi tối đa ngoài và trong đều nằm ở phần ba cổ răng (điểm lồi tối đa
phía trong chính là cingulum.
- Điểm tiếp xúc bên gần ở phần ba cắn, phần còn lại khá phẳng thu hẹp dần về
phía cổ răng
- Do gờ bên gần ít nhô hơn nên có thể nhìn thấy một phần hõm lưỡi và gờ bên
xa từ phía gần.

Hình 6: Mặt gần răng cửa giữa hàm trên bên phải

d, Mặt xa

- Đường viền thân răng giống như mặt gần quay ngược lại, tuy nhiên
- Điểm tiếp xúc bên phía xa nằm ở điểm nối phần ba giữa và phần ba cắn.
- Do gờ bên xa lồi hơn và thiên về phía trong nên che khuất phần lớn mặt
trong và gờ bên gần.

Hình 7: Mặt xa răng cửa giữa hàm trên bên phải

e, Mặt cắn

- Đường viền thân răng có hình tam giác, đáy là mặt ngoài, đỉnh ở phía trong
là điểm lồi nhất của cingulum
- Mặt ngoài cong lồi khá đều đặn từ gần đến xa
- Đỉnh trên cingulum hơi nghiêng về phía xa, đường viền gần trong dài hơn
đường viền xa trong
- Mặt ngoài có thể thấy rõ 3 thùy và 2 rãnh cạn
- Mặt trong thấy rõ cingulum, gờ bên gần, gờ bên xa, hố lưỡi, các rãnh cạn nhỏ
khác, hõm lưỡi

Hình 8: Mặt cắn răng cửa giữa hàm trên bên phải

2. Chân răng
a, Mặt ngoài:
- Có 1 chân răng
- Chân răng hình chóp, đỉnh hơi tù, phần ba chóp nghiêng nhẹ về phía xa, đôi
khi thẳng trục với thân răng, nhưng không bao giờ nghiêng về phía gần.
b, Mặt trong
- Chân răng nhìn hẹp hơn so với từ mặt ngoài.
- Nếu lấy thiết diện ngang qua chân răng sẽ có dạng hình tam giác, đáy ở phía
ngoài, phía gần và phía xa hội tụ về phía trong
c, Mặt gần
- Chân răng nhìn hẹp hơn so với từ mặt ngoài.
- Nếu lấy thiết diện ngang qua chân răng sẽ có dạng hình tam giác, đáy ở phía
ngoài, phía gần và phía xa hội tụ về phía trong
d, Mặt xa
- Là hình ảnh mặt gần quay ngược lại
e, Mặt cắn
- Nhìn từ mặt cắn không thấy chân răng do bị thân răng che khuất.
3. Cổ răng
a, Mặt ngoài:
- Đường cổ răng cong lồi đều đặn về phía chóp.
b, Mặt trong
- Đường cổ răng cong lồi đều đặn về phía chóp nhưng với bán kính nhỏ hơn
mặt ngoài, đỉnh cổ răng hơi thiên về phía xa
c, Mặt gần
- Đường cổ răng cong lõm nhọn hướng về phía rìa cắn, độ cao của cung lớn
nhất trong số các răng vĩnh viễn đo được là 3-4 mm.
d, Mặt xa
- Đường cổ răng cong lõm nhưng không nhọn nhiều như phía gần.

Câu 20+ 21: Trình bày đặc điểm giải phẫu hình thể răng cửa giữa vĩnh
viễn hàm dưới
1. Thân răng
a, Mặt ngoài:
- Dạng hình thang, đáy lớn phía rìa cắn, nhưng thu hẹp rất nhiều so với răng
cửa giữa hàm trên
- Là răng duy nhất có thân răng đối xứng hai bên
- Góc cắn gần và góc cắn xa vuông, là răng trước duy nhất có góc cắn gần và
xa bằng nhau.
- Đường viền gần và xa khá phẳng, hội tu lại cổ răng
- Mặt ngoài lồi ít ở phần ba cổ răng, phần ba giữa và phần ba cắn khá phẳng.

b, Mặt trong
- Đường viền giống như mặt ngoài lật ngược lại
- Hõm lưỡi kém rõ hơn, không có hình ảnh cái xẻng
- Cingulum thường đều hơn, không có các rãnh và hố chia cắt

Hình 10: Mặt trong răng cửa giữa hàm dưới

c, Mặt gần

- Đường viền thân răng có dạng hình tam giác với đáy ở phía cổ răng, đường
viền ngoài cong lồi ở phần ba cổ răng còn lại phẳng cho đến rìa cắn, đường viền
trong hình chữ S .
- Điểm lồi tối đa ngoài và trong đều nằm ở phần ba cổ răng.
- Điểm tiếp xúc bên gần ở phần ba cắn lồi rõ, phần còn lại khá phẳng
- Rìa cắn lệch về phía trong so với đường nối đỉnh cổ răng và chóp chân răng

Hình 11: Mặt gần răng cửa giữa hàm dưới bên phải

d, Mặt xa
- Đường viền thân răng giống như mặt gần quay ngược lại

e, Mặt cắn

- Đối xứng gần như toàn bộ hai bên phải trái


- Mặt nhai hình cái quạt, với hình cung ở phía ngoài, đỉnh hội tụ tại cingulum
- Kích thước ngoài trong lớn hơn kích thước gần xa.

Hình 13: Mặt cắn răng cửa giữa hàm dưới bên phải
2. Chân răng
a, Mặt ngoài:
- Có 1 chân răng
- Chân răng hình chóp mảnh
- Đường viền gần và đường viền xa gần như phẳng và liên tục với đường viền
thân răng
- Ở phần ba chóp chân răng cong nhẹ về phía xa, đỉnh chóp chân răng nhọn
b, Mặt trong
- Là hình ảnh xoay ngược lại của mặt ngoài
c, Mặt gần
- Chân răng dày, phẳng, chỉ thuôn lại ở phần ba chóp
- Có 1 rãnh cạn nông chạy ở phần ba giữa chân răng
- Trên thiết đồ cắt ngang tại phần ba giữa, chân răng có dạng hình trứng với
trục lớn là chiều ngoài trong
d, Mặt xa
- Là mặt gần quay ngược lại, nhưng lõm dọc chân răng rõ hơn
e, Mặt cắn
- Nhìn từ mặt cắn không thấy chân răng do bị thân răng che khuất.
3. Cổ răng
a, Mặt ngoài:
- Đường cổ răng cong lồi đều đặn về phía chóp.
b, Mặt trong
- Đường cổ răng cong lồi đều đặn về phía chóp.
c, Mặt gần
- Đường cổ răng cong lõm về phía rìa cắn, độ cao cung là 3mm.
d, Mặt xa
- Đường cổ răng cong lõm về phía rìa cắn nhưng không nhiều như phía gần.
Câu 22+23+ 24: Trình bày đặc điểm giải phẫu hình thể ngoài răng nanh
vĩnh viễn hàm trên.
1. Thân răng
a, Mặt ngoài:
- 3 thùy răng được phân cách bởi hai rãnh rất nông, thùy giữa lớn nhất, sau đó
đến thùy xa, thùy gần nhỏ nhất
- Đường viền gần cong lồi, điểm lồi tối đa gần ở chỗ nối 1/3 cắn và 1/3 giữa
- Đường viền xa lồi nhiều hơn, điểm lồi tối đa xa ở 1/3 giữa thiên về phía cắn.
- Đường viền gần và xa thu hẹp nhiều tại cổ răng
- Góc cắn không rõ như các răng cửa, gần tròn, góc cắn xa tròn hơn góc căn gần
- Thùy giữa lồi nhiều hình thành gờ ngoài chạy từ đỉnh múi về phía cổ răng, gờ
này nghiêng về phía gần một chút, nửa gần nhìn chung lồi, nửa xa hơi lõm phía
cổ răng.
- Rìa cắn có 1 múi với đỉnh nhọn đặc trưng, chiếm 1/3 chiều cao toàn bộ thân
răng, gờ múi gần ngắn và ít xuôi, gờ múi xa dài hơn và xuôi hơn.

b, Mặt trong
- Thân răng thu hẹp lại nên đường viền mặt ngoài có thể thấy từ mặt trong,
mang hình ảnh mũi giáo với đỉnh là múi ngoài.
- Cingulum lớn, nhô cao ở 1/3 cổ răng, có một gờ lưỡi nối giữa đỉnh cingulum
đến đỉnh múi ngoài, có thể bị đứt đoạn
- Gờ bên gần và xa lồi rõ
- Có 2 hõm lưỡi nằm giữa 3 gờ trên, độ sâu thay đổi tùy theo độ lồi của các gờ.
- Hai gờ bên giảm dần độ cao từ phía cingulum đến rìa cắn.

c, Mặt gần
- Đường viền thân răng có dạng hình chêm, cạnh lớn nhất là cổ răng, đỉnh nhọn
là đỉnh múi ngoài
- Kích thước ngoài trong lớn nhất trong số các răng trước.
- Đường viền ngoài cong lồi, điểm lồi tối đa ở 1/3 cổ răng, từ điểm đó gần như
phẳng dốc xuống đỉnh múi
- Đường viền trong lồi nhiều nhất tại cingulum 1/3 cổ răng, có dạng chữ S cong
nhẹ
- Đường viền ngoài và trong tạo ra hình ảnh đỉnh múi khá dày
- Gờ bên gần rõ, không thấy gờ bên xa. Góc cắn gần tạo bởi gờ bên gần và gờ
cắn gần khá rõ

d, Mặt xa
- Trông gần giống phía gần quay ngược lại
- Gờ bên xa rõ nhưng do gờ múi xa xuôi nên góc cắn xa khó thấy rõ.

e, Mặt cắn
- Đường viền thân răng có dạng gần giống hình thoi, không đối xứng
- Kích thước ngòa trong lớn hơn gần xa
- Gờ ngoài và gờ lưỡi nối lại sẽ chia mặt cắn ra hai phần, phần gần hẹp hơn
nhưng dày hơn phần xa
- Đường viền ngoài cong lồi, hơi lõm ở phía xa
- Đường viền trong cong lồi nhiều hơn
- Ba thùy khá rõ chia bởi hai lõm dọc mặt ngoài, thùy giữa lớn nhất
- Hai gờ cắn nghiêng nhẹ từ đỉnh múi đến hòa nhập với gờ bên
- Gờ bên nổi rõ, hai hõm lưỡi khá rõ
2. Chân răng
a, Mặt ngoài:
- Có 1 chân răng
- Chân răng nhìn mảnh hơn so với thân răng, có dạng hình chóp đỉnh chóp khá
nhọn
- 1/3 chóp chân răng thường nghiêng xa
b, Mặt trong
- Chân răng nhìn hẹp hơn so với từ mặt ngoài.
- Có thể thấy 1 phần lõm dọc của hai mặt bên
c, Mặt gần
- Kích thước trong ngoài lớn hơn gần xa
- Đường viền ngoài và trong gần song song đến 1/3 giữa sau đó thuôn
dần về phía chóp, đỉnh chóp khá tròn
- Có 1 lõm dài chạy dọc theo chân răng
d, Mặt xa
- Là mặt gần quay ngược lại nhưng có lõm dọc chân răng rõ hơn
e, Mặt cắn
- Nhìn từ mặt cắn không thấy chân răng do bị thân răng che khuất.
3. Cổ răng
a, Mặt ngoài:
- Đường cổ răng cong lồi đều đặn về phía chóp.
b, Mặt trong
- Đường cổ răng vẫn cong lồi đều đặn như mặt ngoài nhưng bán kính
nhỏ hơn
c, Mặt gần
- Đường cổ răng cong lõm nhọn, độ cao khoảng 2,5 mm
d, Mặt xa
- Đường cổ răng cong lõm nhưng không nhọn nhiều như phía gần,
khoảng 2mm

Câu 25+26: Trình bày đặc điểm giải phẫu hình thể ngoài: mặt ngoài, mặt
trong, mặt gần, mặt xa và mặt cắn của thân răng nanh vĩnh viễn hàm
dưới
1. Thân răng
a, Mặt ngoài:
- Múi răng không nhọn như răng nanh trên nên gờ bên ít xuôi, gần ngang với
đỉnh múi
- Gờ múi xa xuôi hơn gờ múi gần tạo lên hình ảnh “lệch vai”
- Mặt cắn chỉ chiếm ¼ thân răng nên hình thân răng có vẻ dài và hẹp
- Mặt ngoài có 3 thùy ít rõ như răng nanh trên
- Đường viền gần khá phẳng, gần như liên tục với đường viền chân răng
- Đường viền xa lồi nhiều, nhô ra khỏi đường viền chân răng, có hướng gần
song song với đường viền gần
- Điểm lồi tối đa gần ở 1/3 cắn, ngay sát góc cắn gần
- Điểm lồi tối đa xa ở chỗ nối 1/3 cắn và 1/3 giữa
b, Mặt trong
- Đường viền giống như mặt ngoài lật ngược lại
- So với răng nanh trên thì:
- Gờ bên, gờ lưỡi, cingulum ít nhô hơn
- Hiếm thấy các hố rãnh ở mặt trong
c, Mặt gần
- Đường viền thân răng có dạng hình tam giác với đáy ở phía cổ răng, đường
viền ngoài cong lồi ở 1/3 cổ răng, cingulum nhô ít
- Gờ bên gần ít nhô nên khó phân biệt
- 1/3 phía cổ răng thu hẹp nhiều hơn răng nanh trên
d, Mặt xa
- Đường viền thân răng giống như mặt gần quay ngược lại nhưng góc cắn xa
thấp hơn góc cắn gần
e, Mặt cắn
- Đối xứng hơn răng nanh trên
- Đường viền trong và ngoài cong lồi đều đặn hơn răng nanh trên
- Kích thước ngoài trong lớn hơn kích thước gần xa.
- Gờ bên gần, xa và gờ lưỡi không nhô nhiều, ít khi thấy các hố rãnh.
- 3 thùy mặt ngoài ranh giới mờ nhạt hơn so với răng nanh trên

Câu 27: Trình bày chức năng và đặc điểm giải phẫu chung của nhóm răng
trước
I. Chức năng
1. Mang chức năng chung của bộ răng vĩnh viễn:
Ngoài chức năng chung của bộ răng vĩnh viễn, nhóm răng cửa có một số chức năng
đặc biệt cần lưu ý như sau:
2. Thẩm mỹ:
Là các răng luôn nhìn thấy khi nói, cười, ăn nhai. Răng cửa bị mất. bị thiếu, có
hình thái hoặc màu sắc bất thường rất dễ nhận thấy, gây cảm giác mặc cảm, ảnh
hưởng đến tâm lý con người nhất là khi giao tiếp.
3. Biểu lộ sắc thái tình cảm:
Răng cửa và răng nanh góp phần cung hệ thống cơ môi, má tạo ra các hình thái
biểu cảm đa dạng của khuôn mặt như vui, buồn, giận, dỗi… Riêng răng nanh đóng
vai trò quan trọng vì nằm ở bốn góc của cung hàm đóng vai trò định hình khuôn
mặt.
4. Phát âm:
Các âm yêu cầu đặt lưỡi sau răng trước như âm gió v, ph, s, th… Quan sát những
bệnh nhân mất một hay nhiều răng trước thấy việc phát âm bị ảnh hưởng rất nhiều,
mất càng nhiều răng ảnh hưởng đến phát âm càng lớn.
5. Ăn nhai:
Răng cửa và răng nanh có rìa cắn mỏng phù hợp với chức năng cắn và xé, chia nhỏ
thức ăn ra các phần trước khi được đưa tiếp vào phía răng sau để nghiền nhỏ thức
ăn, thuận lợi cho việc tiêu hóa.
6. Hướng dẫn vận động răng trượt ra trước và sang hai bên khi há ngậm miệng:
Khi hàm dưới vận động để thực hiện chức năng, khi muốn đưa hàm dưới ra trước
để cắn thức ăn buộc rìa cắn hàm dưới phải trượt trên rìa mặt trong hàm trên trước
khi đưa ra trước, giai đoạn đó yêu cầu sự hướng dẫn vị trí của nhóm răng cửa nên
còn được gọi là “hướng dẫn răng cửa”. Vận động hàm dưới đưa sang bên cần
hướng dẫn vị trí của các răng nanh, ở một số cá nhân việc trượt hàm sang bên chỉ
do “hướng dẫn răng nanh” tức là chỉ chạm hai hàm tại răng nanh trong khi toàn bộ
các răng phía sau không chạm khớp. Một số trường hợp khi đưa hàm dưới sang hai
bên, “hướng dẫn răng nanh” có thể được thay bằng “hướng dẫn nhóm” tuy nhiên
hướng dẫn răng nanh vẫn được coi là hướng dẫn chính.
II. Đặc điểm chung của nhóm răng trước:
Thân răng thu hẹp theo chiều trong ngoài phía cắn để tạo thành rìa cắn, rìa cắn
răng nanh dày hơn các răng cửa.
Mặt ngoài có nhiều các nụ nhỏ ở phía rìa cắn gọi là các thùy răng. Thường có 3
thùy răng chia cách bởi 2 rãnh nông, nhìn thấy rõ nhất khi răng vừa mới mọc lên.
Trong quá trình thực hiện chức năng, rìa cắn có thể bị mòn đi do đó, sự phân thùy
khó thấy.
Mặt trong thường có 1 thùy nhô cao gọi là cingulum hay gót răng. Như vậy các
răng trước có công thức, 3 thùy phía ngoài + 1 thùy phía trong = 4 thùy răng.

You might also like